Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kế hoạch quản lý rác tàu biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RÁC

1


CÁC THÔNG SỐ TÀU
Tên tàu:
Loại tàu:
Treo cờ:

Việt Nam

Cảng đăng ký:
Số IMO:
Dung tích toàn phần:

GT

Chiều dài lớn nhất:
Chiều rộng:
Số lượng thuyền viên:
Chủ tàu:
Người Quản lý:

2


NỘI DUNG
Các thông số tàu
Phần 1:


Người chịu trách nhiệm và huấn luyện
1. Mục đích
2. Chính sách huấn luyện trên tàu
3. Nguời được bổ nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch
4. Vai trò của trưởng các bộ phận
5. Vai trò của sĩ quan an toàn trên tàu

Phần 2:

Các quy trình quản lý rác
1. Các quy trình thu gom rác
2. Phân loại rác
3. Các loại rác
4. Các quy trình thải rác
5. Thải rác khi tàu trên đà
6. Các điểm thu gom, lưu trữ rác trên tàu

Phần 3:

Bảng quy định đổ rác

3


PHẦN I : NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM VÀ HUẤN LUYỆN
1. Mục đích
Hướng dẫn Kế hoạch Quản lý Rác này mong muốn đáp ứng được các yêu
cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển
của tàu (số hiệu: QCVN 26: 2018/BGTVT) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên
soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

ban hành theo Thông tư số 09/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 3 năm 2019 dựa
theo quy định 10 phụ lục V MARPOL 73/78 và phù hợp với mục tiêu chính sách
sức khoẻ, an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của TÀU.
Rác là tất cả các loại thức ăn thừa, chất thải sinh hoạt và khai thác, nhựa,
cặn hàng, dầu ăn, thiết bị đánh bắt cá và xác súc vật chết phát sinh trong quá
trình hoạt động bình thường của tàu và thải ra liên tục hoặc định kỳ trừ các chất
được định rõ hoặc liệt kê trong phụ lục khác của MARPOL 73/78.
QCVN 26: 2018/BGTVT thay thế QCVN 26: 2016/BGTVT (Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu).
2. Chính sách huấn luyện trên tàu
Ngay sau khi nhập tàu trong một thời gian nhất định, thuyền viên sẽ được
làm quen với quy trình xử lý rác trên tàu: vị trí các điểm thu gom, việc phân loại
và quy trình thải rác như đã nêu trong kế hoạch này. Thuyền viên sẽ được huấn
luyện cách nhận biết các loại rác khác nhau và khuyến khích các hoạt động tuân
thủ Kế hoạch Quản lý Rác.
Thuyền viên sẽ được yêu cầu tham gia vào hệ thống quản lý rác như đã chỉ
rõ trong kế hoạch này.Tất cả thuyền viên mới nhập tàu sẽ được hướng dẫn làm
quen với các thiết bị trên tàu, kể cả việc quản lý rác.
3. Người được bổ nhiệm chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch
Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện Kế Hoạch
Quản Lý Rác trên tàu. Về mặt này, trưởng các bộ phận sau phải hỗ trợ thuyền
trưởng:
- Bộ phận boong

– Đại phó

- Bộ phận máy

– Máy trưởng


 Trách nhiệm của người được bổ nhiệm bao gồm:
- Đảm bảo các bảng hướng dẫn được yết thị phù hợp với các quy định;
4


- Đảm bảo thuyền viên tuân thủ Kế hoạch Quản lý Rác đã vạch ra;
- Hàng ngày liên hệ với trưởng các bộ phận về các vấn đề liên quan đã gặp
trong việc quản lý rác;
- Xem xét lại việc quản lý rác trên tàu và sửa đổi Kế hoạch Quản lý Rác khi
cần thiết;
4. Vai trò của người đứng đầu bộ phận
Để hỗ trợ thuyền trưởng, trưởng các bộ phận phải đảm bảo tốt việc thu
gom, phân loại và xử lý rác trong bộ phận của mình và các quy trình thực hiện
phù hợp với Kế hoạch Quản lý Rác.
5. Vai trò của sĩ quan an toàn (An toàn vệ sinh viên) trên tàu
- Duy trì các bảng hướng dẫn như yêu cầu của kế hoạch này;
- Ghi sổ các vấn đề về việc thực hiện thu gom, phần loại và xử lý rác hàng
tuần.

.
5


PHẦN 2 : CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ RÁC
1. Các quy trình thu gom rác
Các quy trình đối với việc thu gom rác được xây dựng nhằm hỗ trợ việc
phân loại, xử lý và thải rác bằng việc chia tách rác ngay từ ban đầu. Các điểm
thu gom rác được liệt kê trong Phụ lục 1.
Quy định tại Chương 3 – Phần 9 – mục II Quy định kỹ thuật của Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (số hiệu:

QCVN 26: 2018/BGTVT) nêu rõ:
Thiết bị chứa rác phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Thiết bị chứa rác phải bao gồm tối thiểu 3 thiết bị chứa để chứa các loại rác
theo phân loại phù hợp với Kế hoạch Quản lý Rác của tàu và phải được đánh
dấu phân loại rõ ràng để nhận biết loại rác dự định tiếp nhận, thông thường được
phân loại theo chất thải thực phẩm, chất dẻo và chất thải sinh hoạt. Ngoài ra cần
quan tâm đến thiết bị chứa dầu ăn để thải lên phương tiện tiếp nhận trên bờ, trừ
trường hợp có phương tiện chứa phù hợp được trang bị trong phòng bếp hoặc
tương tự và thiết bị để chứa các loại rác có thể gây nguy hiểm cho tàu và con
người như các giẻ nhiễm dầu, bóng đèn, axit, ắc quy, các hóa chất …
- Thiết bị chứa rác trong trạm thu gom rác phải được chế tạo bằng các vật
liệu không cháy, phải kín và có nắp đậy để ngăn ngừa việc thải rác vô tình.
- Dung tích chứa tối thiểu của các thiết bị chứa rác được tính dựa theo tiêu
chuẩn là 0,1 m3 đối với tàu có Tổng dung tích: GT < 400 với ≤ 10 người (theo
Bảng 9.1 Dung tích tối thiểu của các thiết bị chứa rác - QCVN 26:
2018/BGTVT)
Tổng dung tích (GT) và số
người trên tàu

Dung tích tối thiểu các của
thiết bị chứa rác (m3)

GT < 400 với ≤ 10 người

0,1

GT < 400 với ≤ 50 người

0,5


400 ≤ GT< 1600

0,4

1600 ≤ GT< 4000

1,2

4000 ≤ GT< 10000

2,5

10000 ≤ GT

5,0

Tàu chở nhiều hơn 50 người

1,0 m3 cho 100 người/ngày

6


Các thùng chứa rác được bố trí bên trong các điểm thu gom rác tại các khu
vực công cộng/khu vực chung tuân theo quy định này phải đảm bảo có nắp đậy và
được đặt ở những nơi cần thiết trừ các thùng đựng rác trong khu vực phòng ở
thuyền viên. Chính sách liên quan đến các thùng đựng rác đặt tại các khu vực bên
ngoài phòng ở của thuyền viên cũng như yêu cầu của QCVN 26: 2018/BGTVT
như đã đề cập ở trên là không áp dụng ở những nơi bên ngoài và các thùng rác
phải có đầy đủ, hiệu quả và an toàn cho việc sử dụng. Tuy nhiên khi thay thế các

thùng chứa rác cần phải cân nhắc đến tính tiện ích và kích thước các thùng chứa
rác cho phù hợp.
Tất cả thùng rác phải được đánh dấu một cách rõ ràng (sử dụng sơn/băng
hoặc màu) theo qui định sau tương ứng với từng loại rác.
2. Phân loại rác:

Thùng rác màu Đỏ

Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng
và cũng không thể tái chế được, chỉ có thể xử lý
bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như xỉ
than, nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch vỡ hoặc không còn
giá trị sử dụng. Các loại vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc, Ly,
chén, cốc, bình thủy tinh vỡ, đồ cao su, đồng hồ
hỏng,, sành sứ, gỗ đá, gạch, chén, đồ nhựa, đồ sắt,
thủy tinh, đồ da,, băng đĩa nhạc, radio… tất cả phế
liệu không thể sử dụng.

Thùng rác màu Xanh lá

Rác hữu cơ là các loại rác cũng dễ phân huỷ như
thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây, bã trà, cà phê, cỏ,
lá cây, rơm…Các loại rau, củ, quả đã bị hư, thối…
Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ, hoa rụng…Thức ăn thừa
như Cơm/ canh và những thực phẩm đã bị thiu….
Các loại bã chè, bã cafe, bã mía. ….giấy.

Thùng rác màu Vàng

Rác tái chế: Những loại rác có thế tái chế như

thùng carton, giấy báo, vỏ hộp sữa, vỏ chai, bì thư,
bưu thiếp, hộp giấy, lon, sắt thép, vỏ lon nước ngọt,
vỏ hộp trà, lon bia, ghế nhựa, thau/ chậu hay vật
dụng bằng nhựa

Thùng rác màu Đen

Rác thải nguy hại: là chất thải có chứa các chất
hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy
hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác),
hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người.
Thông thường là: Dầu ăn, dầu bẩn, giẻ dính dầu
mỡ, bóng đèn, bình acquy…
7


Số lượng và chủng loại thùng rác bố trí ở mỗi điểm thu gom rác phải phù
hợp với nhu cầu ở mỗi khu vực. Đảm bảo thuyền viên nắm vững được việc sử
dụng các thùng rác.
3. Các quy trình lưu trữ rác
Thuyền viên được chỉ định sẽ chuyển rác từ các điểm thu gom xung quanh
tàu đến các thùng rác theo quy định. Rác được lưu trữ theo từng loại, ví dụ:
- Rác thải hữu cơ
- Rác thải vô cơ
- Rác thải tái sinh
- Rác thải nguy hại
Nếu có dấu hiệu rác không được phân loại ngay từ đầu theo như yêu cầu
của Kế hoạch Quản lý rác này thì Thuyền trưởng và trưởng các bộ phận phải

giải quyết vấn đề này một cách thoả đáng.
Nếu rác để lâu sẽ tạo lên rủi ro hay mối nguy hại cho sức khoẻ thì Thuyền
trưởng phải đưa vấn đề này ra cho Chuyên viên quản lý tàu xem xét.
Biện pháp khử trùng và kiểm soát nguy cơ gây bệnh phải được thực hiện
thường xuyên tại những khu vực chứa rác.
4. Các quy trình thải rác
Phương pháp thải đối với tất cả các loại rác là:
- Thải lên thiết bị tiếp nhận rác trên bờ: Rác sau khi được thu gom, phân
loại tại các thùng chứa rác trên tàu sẽ được vận chuyển lên cầu cảng để gom vào
các thùng chứa rác của Công ty.
Việc thải rác lên bờ phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo việc phân loại rác đúng
theo quy định của Công ty.
Không được phép thải bất kỳ loại rác nào xuống biển mà không được sự
cho phép của sĩ quan trực ca.
Các Bảng hướng dẫn Quản lý Rác phải được yết thị và trưởng các bộ phận
phải đảm bảo rằng các bảng hướng dẫn được yết thị trong bộ phận của mình phù
hợp với các quy định của QCVN 26: 2018/BGTVT.
Trưởng các bộ phận cũng chịu trách nhiệm đảm bảo tất cả các thành viên
trong bộ phận của mình nắm được các phương pháp thải rác và được làm quen
với Bảng Quản lý Rác đã yết thị.
5. Thải rác trong quá trình lên đà
Khi tàu nẳm trên đà hay các trường hợp sửa chữa tương tự, Kế hoạch Quản
lý Rác vẫn còn hiệu lực đối với việc chia tách và lưu giữ rác để đảm bảo việc
quản lý rác trên tàu vẫn được duy trì. Cách tốt nhất là các loại rác cần để đúng
8


nơi quy định phù hợp với các điều kiện của hợp đồng dịch vụ hay thoả thuận với
đà, việc sử dụng các thiết bị để thực hiện cho mục đích này.
6. Các điểm thu gom, lưu trữ rác trên tàu

Vị trí được quy định để thu gom và lưu trư rác là:
 Trên boong tàu, phía sau lái, có 4 thùng rác được phân loại theo:
- Màu xanh: rác hữu cơ.
- Màu vàng: rác vô cơ.
- Màu đỏ: rác tái chế.
- Màu đen: rác thải nguy hại.
 Vị trí bếp, có 2 thùng rác được phân loại theo:
- Màu xanh: rác hữu cơ.
- Màu vàng: rác vô cơ.

PHẦN 3 BẢNG QUY ĐỊNH ĐỔ RÁC

9


Để tuân theo những quy định, mọi tàu phải dán các bảng hướng dẫn để
thông báo cho thuyền viên biết các yêu cầu thải rác. Bảng hướng dẫn có kích
thước ít nhất 12.5cm x 20cm, làm bằng vật liệu bền và gắn cố định ở nơi dễ thấy
trong bếp, buồng lái và ít nhất một vị trí nữa ở khu vực lối đi lại của thuyền
viên.
Các bảng hướng dẫn sẽ được thay đổi khi có yêu cầu.
Biển thông báo đối với các tàu chỉ hoạt động tuyến nội địa
Không được thải tất cả các loại rác ra biển
trừ các trường hợp được quy định khác dưới đây
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL) và luật
của quốc gia quy định không được thải hầu hết các loại rác từ tàu ra biển. Chỉ
các loại rác sau đây được phép thải trong các điều kiện nhất định.
1. Chất thải thực phẩm được xay hoặc nghiền (có khả năng đi qua lưới có mắt
lưới không lớn hơn 25 mm) có thể được thải cách bờ gần nhất từ 3 hải lý trở
lên.

2. Các loại chất thải thực phẩm khác có thể được thải cách bờ gần nhất từ 12 hải
lý trở lên.
3. Cặn hàng được phân loại không có hại cho môi trường biển có thể được thải
cách bờ gần nhất từ 12 hải lý trở lên.
4. Chất tẩy rửa và chất phụ gia trong nước rửa khoang hàng, boong và các bề
mặt bên ngoài có thể được thải chỉ khi chúng không có hại cho môi trường
biển.
5. Trừ trường hợp thải chất tẩy rửa và chất phụ gia trong nước rửa khoang hàng,
boong và các bề mặt bên ngoài mà không có hại cho môi trường biển, tàu chỉ
được thải khi đang hành trình và cách bờ gần nhất càng xa càng tốt.

BẢNG PHÂN LOẠI RÁC
10


CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU

Thùng rác màu Đỏ

Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng
và cũng không thể tái chế được, chỉ có thể xử lý
bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như xỉ
than, nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch vỡ hoặc không còn
giá trị sử dụng. Các loại vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc, Ly,
chén, cốc, bình thủy tinh vỡ, đồ cao su, đồng hồ
hỏng,, sành sứ, gỗ đá, gạch, chén, đồ nhựa, đồ sắt,
thủy tinh, đồ da,, băng đĩa nhạc, radio… tất cả phế
liệu không thể sử dụng.

Thùng rác màu Xanh lá


Rác hữu cơ là các loại rác cũng dễ phân huỷ như
thức ăn thừa, rau củ quả, trái cây, bã trà, cà phê, cỏ,
lá cây, rơm…Các loại rau, củ, quả đã bị hư, thối…
Cỏ cây bị xén/ chặt bỏ, hoa rụng…Thức ăn thừa
như Cơm/ canh và những thực phẩm đã bị thiu….
Các loại bã chè, bã cafe, bã mía. ….giấy.

Thùng rác màu Vàng

Rác tái chế: Những loại rác có thế tái chế như
thùng carton, giấy báo, vỏ hộp sữa, vỏ chai, bì thư,
bưu thiếp, hộp giấy, lon, sắt thép, vỏ lon nước ngọt,
vỏ hộp trà, lon bia, ghế nhựa, thau/ chậu hay vật
dụng bằng nhựa

Thùng rác màu Đen

Rác thải nguy hại: là chất thải có chứa các chất
hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy
hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác),
hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người.
Thông thường là: Dầu ăn, dầu bẩn, giẻ dính dầu
mỡ, bóng đèn, bình acquy…

11




×