Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC bán hạ BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG TRONG điều TRỊ ĐAU nửa đầu MIGRAINE THỂ đàm THẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

PHẠM QUANG YÊN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC BÁN HẠ
BẠCH TRUẬT THIÊN MA THANG TRONG ĐIỀU TRỊ
ĐAU NỬA ĐẦU MIGRAINE THỂ ĐÀM THẤP

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số

: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Tâm Thuận

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khoá học và hoàn tất luận văn này tôi xin bày tỏ
sự kính trọng và lòng biết ơn đến:
Ban giám đốc - Phòng sau đại học Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền
Việt Nam
GS. Trương Việt Bình – Giám Đốc Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền


Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần - Phó Giám Đốc Học Viện Y Dược Học
Cổ Truyền Việt Nam, TS. Phạm Quốc Bình - Phó Giám Đốc Học Viện Y
Dược Học Cổ Truyền Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô giáo đã cho tôi
những kiến thức mới mẻ và bổ ích trong thời gian tôi học tập tại trường.
PGS.TS Lê Thị Tuyết, PGS.TS Nguyễn Bá Quang, PGS.TS Phạm
Thúc Hạnh, TS Nguyễn Công Danh đã cho tôi những ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Ban giám đốc, các khoa phòng của Bệnh viện YDCT & PHCN tỉnh
Gia Lai đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu
tại Bệnh viện.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tâm Thuận – phó
phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện YHCT trung ương đã là người trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp, những người thân trong
gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong suốt quá
trình học tập và thực hiện luận văn này!
Hà Nội ngày 4 tháng 09 năm 2015


PHẠM QUANG YÊN

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Bạch cầu

BN

Bệnh nhân




Cổ điển

CSD

Cortical Spreading Depression (Ức chế vỏ não lan rộng)

CT

Cholesterol

HATB

Huyết áp trung bình

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

HC

Hồng cầu

HCT


Hematocrit

HGB

Hemoglobin

IHS

International headache Society (Hiệp hội đau đầu quốc tế)

MG

Migraine

N1

Ngày đầu tiên khi vào viện

N30

Ngày thứ 30 của đợt điều trị

Nxb

Nhà xuất bản

TC

Tiểu cầu


TT

Thông thường

TG

Triglycerid

YHCT

Y học cổ truyền

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Sơ lược lịch sử, tình hình nghiên cứu đau đầu MG................................3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đau đầu MG trên thế giới..............................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đau đầu MG ở Việt Nam...............................4
1.2. Quan niệm y học hiện đại về đau đầu MG..............................................6
1.2.1. Đại cương về đau đầu MG..................................................................6
1.2.2. Phân loại đau đầu MG........................................................................6
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán.........................................................................8

1.2.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố kích hoạt của đau đầu MG.....11
1.2.5. Điều trị.............................................................................................15
1.3. Quan điểm của YHCT về đau nửa đầu.................................................16
1.3.1. Nguyên nhân sinh bệnh.....................................................................16
1.3.2. Thể lâm sàng....................................................................................16
1.4. Các chứng của y học cổ truyền liên quan tới đầu thống.......................18
1.4.1. Chứng mất ngủ.................................................................................18
1.4.2. Chứng hay quên...............................................................................19
1.4.3. Chứng hồi hộp, đánh trống ngực.......................................................19
1.5. Tổng quan về bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang....................19
1.5.1. Xuất xứ của bài thuốc.......................................................................19
1.5.2. Thành phần của bài thuốc.................................................................20
1.5.3. Công hiệu.........................................................................................20
1.5.4. Chủ trị..............................................................................................20
1.5.5. Tên thuốc, bộ phận dùng làm thuốc, tính vị qui kinh, thành phần hóa
học, công năng, chủ trị, tác dụng dược lý của các vị thuốc trong bài thuốc...20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........26
2.1. Chất liệu nghiên cứu.............................................................................26
2.1.1. Thuốc nghiên cứu.............................................................................26
2.1.2. Đặc điểm nguyên phụ liệu................................................................26
2.1.3. Dạng bào chế....................................................................................27


2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................27
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...............................................................27
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân...........................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................28
2.3.1. Loại thiết kế nghiên cứu....................................................................28
2.3.2. Các chỉ số nghiên cứu.......................................................................28
2.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả..........................................................31

2.4. Xử lý số liệu..........................................................................................34
2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................34
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài................................................................34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................35
3.1. Đặc điểm lâm sàng................................................................................35
3.2. Kết quả điều trị của bài thuốc bạch truật thiên ma thang......................39
3.2.1. Tác dụng của bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang trên lâm sàng.. 39
3.2.2. Tác dụng của bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang trên một số
chỉ số cận lâm sàng....................................................................................47
3.3. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng..........................................50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................51
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu...................................................51
4.2. Kết quả điều trị.....................................................................................52
4.2.1. Kết quả điều trị lâm sàng..................................................................52
4.2.2. Kết quả điều trị trên một số chỉ số cận lâm sàng.................................58
4.3. Tác dụng không mong muốn của thuốc................................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................63
KIẾN NGHỊ...................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Đánh giá khả năng nhìn nhớ....................................................33

Bảng 2.2.

Đánh giá khả năng tập chung di chuyển và chú ý..................33


Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.........................................35

Bảng 3.2.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.................................36

Bảng 3.3.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề nghiệp........36

Bảng 3.4.

Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.........................37

Bảng 3.5.

Phân bố bệnh nhân theo loại MG thông thường và MG cổ điển
.....................................................................................................38

Bảng 3.6.

Tác dụng của bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang
trên các triệu chứng lâm sàng đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi...39

Bảng 3.7.

Tác dụng của bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang

trên các triệu chứng lâm sàng chóng mặt, nôn và buồn nôn.41

Bảng 3.8.

Tác dụng của bài thuốc tới đặc điểm của cơn đau đầu MG..42

Bảng 3.9.

Sự cải thiện về chỉ số sử dụng thuốc trước và sau điều trị đau đầu
MG..............................................................................................42

Bảng 3.10. Tác dụng của bài thuốc tới trí nhớ của bệnh nhân theo
phương pháp của Wechsler......................................................42
Bảng 3.11. Tác dụng của bài thuốc tới trí nhớ của bệnh nhân theo
phương pháp của Schulter.......................................................43
Bảng 3.12. Kết quả chung về trắc nghiệm tâm lý ở các bệnh nhân trước
và sau điều trị............................................................................44
Bảng 3.13 Đánh giá chung về kết quả điều trị lâm sàng..........................45
Bảng 3.14. Sự cải thiện một số triệu chứng theo y học cổ truyền ở các
bệnh nhân trước và sau điều trị...............................................46
Bảng 3.15. Tần số mạch, huyết áp trước và sau điều trị..........................47
Bảng 3.16. Biến đổi các thông số trên lưu huyết não 2 bên bán cầu.......47
Bảng 3.17. Thay đổi về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trước và sau điều trị
.....................................................................................................49
Bảng 3.18. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị


.....................................................................................................49
B¶ng 3.19. ..................................Tác dụng kh«ng mong muèn trên lâm sàng
.....................................................................................................50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.................................................35
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính.........................................36
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp...................................37
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.......................38
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo 2 thể đau đầu MG.........................38
Biểu đồ 3.6. Trí nhớ của bệnh nhân trước và sau điều trị.......................43
Biểu đồ 3.7. Độ tập trung và chú ý của bệnh nhân trước và sau điều trị
..................................................................................................44
Biểu đồ 3.8. Đánh giá chung về kết quả điều trị lâm sàng............................45


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1:

Máy rheoscreen compact model 4.6...........................................30

Hình 3.1a: Lưu huyết đồ của bệnh nhân Hoàng Thị H. trước khi điều trị....48
Hình 3.1b: Lưu huyết đồ của bệnh nhân Hoàng Thị H. sau khi điều trị.......48


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau đầu là một bệnh phổ biến trong lâm sàng, ảnh hưởng tới sức khỏe
mọi người ở bất kỳ một giai đoạn nào trong cuộc sống. Đau đầu ảnh hưởng
trực tiếp tới khả năng học tâp, lao động, sinh hoạt của mọi người. Chứng bệnh

này liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo ước tính của tổ
chức Y tế thế giới có khoảng 400 triệu người bị mắc chứng đau đầu [24],[28].
Trong các chứng đau đầu mạn tính thì đau nửa đầu hay còn gọi là đau
đầu Migraine là loại bệnh đau đầu rất phổ biến thường gặp trên lâm sàng [6],
[14],[30]. Đau đầu Migraine được sắp xếp theo mã số G43 trong bảng phân
loại quốc tế về bệnh tật ICD 10 [3]. Đa số tác giả cho rằng khoảng 18,5% dân
số thế giới mắc bệnh đau đầu MG và các chứng liên quan tới MG. Nữ giới
thường chiểm tỷ lệ cao so với nam giới, cứ 3 người nữ mắc bệnh thì có 1 người
nam. Lứa tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 15 – 30 tuổi [14],[16],[27].
Đau đầu MG có các cơn đau đầu trầm trọng thường bắt đầu một bên
đầu (thường ở phía sau mắt) và lan ra khắp đầu. Cơn đau đầu kéo dài từ hai
giờ tới vài ngày. Bệnh thường không gây nguy hiểm tới tính mạng song làm
giảm khả năng lao động, giảm hiệu suất công tác cũng như chất lượng sống
của người bệnh [19],[33]. Do tính chất phổ biến và gây nhiều ảnh hưởng tiêu
cực tới người bệnh cũng như toàn xã hội nên việc điều trị bệnh ngày càng
được chú ý. Nếu tiến hành điều trị sớm, dự phòng tốt chứng đau đầu có thể ít
bị tái diễn.
Hiện nay, Y học thế giới đang chú trọng điều trị kết hợp nhiều biện
pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để kiểm soát tốt bệnh đau đầu
Migraine tránh tình trạng lạm dụng và dẫn tới tình trạng đau đầu do lệ thuộc
vào thuốc. Trong đó, Y học cổ truyền với kết hợp giữa phương pháp điều trị
không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, dưỡng sinh thư giãn...[11],[29]
và sử dụng các bài thuốc YHCT cũng đang được thể hiện được vai trò quan


2
trọng trong việc giảm và kiểm soát các cơn đau đầu nhưng chưa được nghiên
cứu đánh giá cụ thể.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng của
bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang trong điều trị đau nửa đầu

Migraine thể đàm thấp” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc bán hạ bạch truật thiên ma thang trong
điều trị đau đầu Migraine thể đàm thấp trên lâm sàng và một số chỉ số
cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc bán hạ bạch truật
thiên ma thang.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược lịch sử, tình hình nghiên cứu đau đầu MG
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về đau đầu MG trên thế giới.
Theo một nghiên cứu về dịch tễ học lớn trên phạm vi châu Âu của
Stovner LJ, Zwart JA và cộng sự (2006) [35] trong từng năm thì số người mắc
bệnh đau đầu ở người lớn là 51% trong đó đau đầu MG chiếm 14% và thường
gặp ở lứa tuổi từ 20-50 tuổi. Khoảng 15% người trưởng thành phải nghỉ việc
làm của mình trong suốt một năm do ảnh hưởng của bệnh đau đầu.
Ngoài việc là nguyên nhân chính gây đau và khó chịu, theo nghiên cứu
của Patrix Andlin- Sobocki, Bengt Jonsson (2005) [33] đau nửa đầu mãn tính
cũng làm tốn nhiều chi phí y tế và ảnh hưởng đến sức lao động. Nó là rối loạn
thần kinh tốn kém nhất ở châu Âu, hơn 27 tỉ Euro một năm.
Phương pháp điều trị truyền thống tập trung vào 3 điểm: tránh yếu tố
kích hoạt, điều trị triệu chứng và các loại thuốc dự phòng. Bệnh nhân đau nửa
đầu thường thấy các loại thuốc dự phòng thường không đạt được hiệu quả cao
hoặc đôi khi không có tác dụng gì. Theo Kaniecki R, Lucas S [27] trong chẩn
đoán và điều trị đau đầu MG các loại thuốc được coi là hiệu quả nếu nó có thể
làm giảm 50% tần số hoặc mức độ cơn đau.
Năm 2000, tác giả Lipton RB, Baggish JS, Stewart WF, Codispoti JR,

Fu M [41] đánh giá tỷ lệ đáp ứng giảm đau đầu 2 giờ sau khi dùng thuốc
thuộc nhóm acetaminophen là 57,8% và ở nhóm dùng giả dược là 38,7%. Sự
khác biệt cường độ đau trung bình sau khi dùng thuốc là 1,08 ở nhóm
acetaminophen và 0,73 ở nhóm dùng giả dược. Các triệu chứng đi kèm như chóng
mặt, triệu chứng về thị giác giảm rõ với p =0.002 so với nhóm dùng giả dược.


4
Năm 2007, một thử nghiệm lâm sàng có đối chứng của Brandes JL,
Kudrow D, Stark SR [40] cho thấy có sự kết hợp tốt của thuốc giảm đau loại I
như naproxen với sumatriptan so với sumatriptan đơn trị liệu, tác dụng giảm
đau sau 2h của viên kết hợp sumatriptan-naproxen 65% so với 28% của giả
dược, tác dụng phòng ngừa cơn đau từ 2-24h của viên kết hợp sumatriptannaproxen 25% so với 14% của sumatriptan và 10% của naproxen. Tác dụng
cầm nôn và buồn nôn của viên kết hợp là 71% so với 65% của giả dược.
Năm 2009 tác giả Linde K1, Allais G, Brinkhaus B, Manheimer
E, Vickers A, White AR [29] đã tiến hành hơn 20 cuộc thử nghiệm sử dụng
châm cứu dự phòng đau nửa đầu MG trong đó có 4419 người tham gia thì
thấy có 6 cuộc thử nghiệm sau 3 tháng chứng minh bệnh nhân có đau đầu ít
hơn và khả năng dự phòng tốt hơn không dung thuốc, 4 cuộc thử nghiệm cho
thấy châm cứu có khả năng phòng bệnh tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn nhóm
dùng thuốc.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đau đầu MG ở Việt Nam.
Đau đầu MG chiếm tỉ lệ đa số trong các nhóm đau đầu mãn tính (thời
gian đau hơn 4 giờ/ngày và hơn 15 ngày/tháng). Theo nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng của Cao Phi Long (2013) đau đầu Migraine mạn tính chiểm tỉ lệ
34% trong 5 loại đau đầu thường gặp nhất. Các triệu chứng thường gặp như
đau đầu một bên (61,9%), đau theo kiểu mạch đập (60,3%), đau kịch phát và
mức độ dữ dội (61%), buồn nôn (65,8%), đau thành cơn (62,7%). Trong đau
đầu migraine mạn có thể thấy dạng đau kèm co thắt và mạch đập 25,3% [6].
Theo Nguyễn Văn Chương [16] các triệu chứng trong cơn hay gặp là:

đau theo nhịp mạch, sợ ánh sáng sợ tiếng động, buồn nôn, nôn, đau đầu một
bên và ít gặp các triệu chứng là đau tăng khi vận động cơ thể, chóng mặt nhiều.
Đa số các tác giả cho rằng đau đầu MG và các loại đau đầu khác là
triệu chứng rất thường gặp không chỉ trong các chuyên khoa thần kinh, tâm


5
thần mà còn trong hầu hết các bệnh nội và ngoại khoa. Những người mắc
bệnh này ngoài yếu tố gia đình ra thì các yếu tố nguy cơ thường gặp là những
người có rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, gặp stress trong công viêc, những người
không có việc làm ổn định, gặp chuyện buồn bực xung đột trong gia đình và
trong các mối quan hệ xã hội. Theo Nguyễn Văn Chương ảnh hưởng của thời
tiết với bệnh đau đầu MG có mối liên quan thuận chặt chẽ với nhiệt độ và liên
quan nghịch ở mức độ ít ỏi với áp suất của khí quyển hàng tháng [17].
Đã có một số công trình nghiên cứu điều trị đau đầu MG cũng như các
loại đau đầu mãn tính khác về các phương pháp chữa bệnh dùng thuốc và
không dùng thuốc.
Năm 1997, Lương Văn Chất điều trị cho 40 BN đau đầu MG [12] có
biểu hiện tăng hưng phấn vỏ não bệnh nhân đau đầu MG chủ yếu ở lứa tuổi
trẻ dưới 45 tuổi, có biểu hiện lưu huyết não giảm thấp ở động mạch cảnh và
động mạch sống - nền) biểu hiện biên độ lưu huyết não. Điều trị kết hợp với
thuốc chống động kinh và thuốc cải thiện tuần hoàn não có hiệu quả tốt hơn.
Năm 2000, Nguyễn Văn Chương [16] phương pháp dùng thuốc áp lạnh
động mạch thái dương, thắt động mạch thái dương có kết quả tương đương
nhau có thể sử dụng kết hợp chung với nhau. Các triệu chứng giảm ở các mức
độ rất tốt 50%, tốt 18,75%, vừa 18,75%, kém 12,5%.
Năm 1998, Bùi Minh Sang [4] nghiên cứu tác dụng của thuốc trung
thanh hoàn trên bệnh nhân đau đầu với kết quả: rất tốt 20,93%, tốt 51,16%, đỡ
ít 20,93%, không kết quả 6,98%
Năm 2003, Đặng Thị Hoàng Tuyên [8] nghiên cứu tác dụng điều trị

chứng đau đầu bằng điện nhĩ châm với kết quả rất tốt 43,1%, tốt 43,1%, đỡ ít
13,8%, không có trường hợp nào là không kết quả.


6
1.2. Quan niệm y học hiện đại về đau đầu MG
1.2.1. Đại cương về đau đầu MG
Đau đầu MG thuộc nhóm nhức đầu mạn tính có nguồn gốc rối loạn
nguyên phát ở não, mang tính chất gia đình, thường khu trú ở nửa bên đầu,
diễn biến có chu kỳ với bảng lâm sàng đa dạng và phức tạp. Bệnh không nguy
hiểm đến tính mạng ngoại trừ các thể đặc biệt như Migraine có biến chứng
thần kinh [14],[19],[34]. Đau đầu MG là loại đau đầu thường có cảm giác
mạch đập, kèm theo nôn và buồn nôn (ít ra trong một số cơn). Bệnh có thể
khởi phát từ tuổi thơ ấu, tuổi thanh niên hoặc tuổi trưởng thành và tái phát vói
khuynh hướng tần số giảm dần ở tuổi cao.
1.2.2. Phân loại đau đầu MG
Hiên nay, đau đầu MG được đa số các tác giả phân ra làm 7 loại chính
[14],[19],[24],[27]. Theo IHS 2004:
1- MG không có tiền triệu (MG thông thường) là thể MG hay gặp nhất.
Tiền triệu thường xảy ra trước cơn MG một ngày và bao gồm các triệu chứng
như:Thay đổi về tâm trạng (cảm giác người khỏe mạnh tràn đầy sinh lực), đói
hoặc chán ăn, buồn ngủ ngáp rất nhiều.Cơn MG xảy ra có các đặc điểm như:
Đau một bên đầu, có nhịp đập, tăng đau khi vận động, cường độ đau tăng dần
2-4h và có thể tồn tại từ 4-72h nếu không được điều trị
2- MG có aura (MG cổ điển) Aura là những triệu chứng thần kinh cục bộ
lâm thời, hình thành dần trong vài phút thường tồn tại dưới 60 phút và tiếp
theo là cơn đau đầu MG.Gồm các loại:
- MG loạn thị giác trước cơn MG có các rối loạn về thị giác sau:
Các chớp sáng trắng hoặc nhiều màu sắc được mô tả là hoa mắt hoặc
lóe mắt. Những vệt sáng bao quanh một đám đen (ám điểm mù) khu trú ở

một bên của thị trường. Đường gờ sáng gấp khúc hình chữ chi gọi là đường
châu mai.
- Migraine liệt nửa người gia đình có aura bại nửa người, bệnh di truyền
theo kiểu nhiễm sắc thể trội, gen chịu trách nhiệm nằm trên nhiễm sắc thể 19.


7
- Migraine động mạch nền hay còn gọi là MG ngất thường xảy ra ở các
phụ nữ trể có tiền sử gia đình MG. Bệnh khởi phát với các rối loạn thị giác ở cả
hai thị trường có thể mù vỏ não tạm thời. Thường kèm với chóng mặt loạng
choạng các chi, loạn vận ngôn cảm giác nhói ở tứ chi và đôi khi ở quanh
miệng. Sau 10-30 phút xảy ra cơn đau đầu. Một số trường hợp ngất đi trước khi
chuyển sang đau đầu, một số trở nên lẫn hoặc sững sờ trong vài tiếng.
- Migraine có aura không đau đầu trên lâm sàng chỉ có aura thị giác,
cảm giác hoặc vận động, tiếp sau đó không có cơn đau đầu.
3- MG liệt vận nhãn: Trên lâm sàng thường thấy liệt dây thần kinh số III
với sa mi, kèm theo hoặc không kèm theo dãn đồng tử và ít khi có tổn thương
dây thần kinh VI.
4- MG võng mạc Trong cơn MG thường xuất hiện thiếu máu cục bộ ở
võng mạc và phần trước của dây thần kinh thị giác hoặc có co nhỏ các tiểu
động mạch võng mạc, đôi khi chảy máu võng mạc.
5- Các hội chứng chu kỳ ở trẻ em có thể là tiền báo hoặc kèm theo Migraine
- Nôn ói theo chu kỳ
- Migraine bụng
- Chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em
- Cơn đau ngực hông và các đầu chi
- Cơn sốt ngắn có chu kỳ
- Cơn loạn khí sắc tạm thời
- Cơn liệt nửa người luân phiên ở thời thơ ấu
6- Các biến chứng của migraine



Migraine mạn tính



Trạng thái migraine



Tiền triệu kéo dài không có nhồi máu



Migraine gây khởi phát co giật

7- Migraine không đáp ứng tiêu chuẩn trên


8
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Đau đầu MG là loại đau đầu nguyên phát có căn nguyên mạch máu
[20],[28]. Đặc điểm lâm sàng là những cơn đau đầu dữ dội kéo dài từ 4 đến
72 giờ, kèm theo các triệu chứng về tiêu hóa (buồn nôn, nôn...), triệu chứng
về giác quan (sợ ánh sáng, sợ tiếng động...) cũng như các triệu chứng về thần
kinh khác. Việc chẩn đoán cơ bản là dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà
chưa có phương pháp chẩn đoán nào đặc hiệu cho MG [14],[23]. Theo IHS
(2004) có phổ biến tiêu chuẩn chẩn đoán của một số thể đau đầu trong đó hay
gặp là MG không có aura và MG có aura
1.2.3.1. MG không có aura

(Tên gọi cũ: MG thông thường, đau 1/2 đầu giản đơn)
A- Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn sau (B-C-D).
B- Đau đầu kéo dài 4- 72 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị
không có kết quả).
C- Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau:
- Đau 1 bên
- Đau theo nhịp mạch
- Cường độ vừa hoặc nặng (bứt dứt khó chịu, hoặc mất khả năng làm
các công việc thường ngày).
- Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng.
D - Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau:
- Buồn nôn và/ hoặc nôn
- Sợ ánh sáng và sợ tiếng động.
E - Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân đau đầu khác.


9
- Nếu bênh sử hoặc khám cơ thể hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên
nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm
bổ trợ thích hợp.
- Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên
không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.
1.2.3.2. Migraine có aura
(Tên gọi cũ: MG cổ điển, MG mắt, MG dị cảm 1/2 người, MG liệt nửa
người hoặc MG rối loạn ngôn ngữ)
A- Có ít nhất 2 cơn MG đáp ứng tiêu chuẩn B
B- Có ít nhất 3 trong số đặc điểm sau:
- 1 hoặc nhiều triệu chứng tiền triệu (tự phục hồi hoàn toàn) biểu hiện

rối loạn chức năng khu trú vỏ não hoặc thân não.
- Có ít nhất 1 tiền triệu gần phát triển dần trong hơn 5 phút hoặc 2 triệu
chứng tiền triệu xuất hiện kế tiếp nhau.
- Không có triệu chứng tiền triệu kéo dài hơn 60 phút, nếu có nhiều hơn
là 1 triệu chứng aura thì thời gian kéo dài tăng lên tương ứng.
- Đau đầu xuất hiện sau tiền triệu trước 1 giờ (cũng có thể xuất hiên
trước hoặc cùng với triệu chứng tiền triệu).
C- Có ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên
nhân đau đầu khác.
- Nếu bênh sử hoặc khám cơ thể hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên
nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm
bổ trợ.
- Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên
không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.
* Migraine có aura điển hình (thời gian < 60 phút)


10
Aura thị giác là thường gặp nhất là đường châu mai, ám điểm nhấp nhánh
hoặc các chớp sáng. Ít nhất có một triệu chứng aura của các tiếp dưới đây :
- Rối loạn thị giác cùng tên
- Dị cảm hoặc tê một bên
- Yếu một bên
- Mất ngôn ngữ hoặc nói khó chưa xếp loại được
* Migraine có aura dài (MG biến chứng, MG liệt nửa người)
Có một hoặc hơn các triệu chứng aura tồn tại trên 60 phút nhưng dưới 7
ngày
* Migraine liệt nủa người gia đình
Aura bại nửa người, có thể kéo dài và có ít nhất một trong số họ hàng

cấp 1 cũng có những cơn tương tự.
* Migraine nền:
Có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng dưới đay của thân não hoặc của
cả hai thùy thái dương
Các triệu chứng thị giác ở cả hai nủa thị trường ở cả hai mắt
Loạn vận ngôn
Chóng mặt
Ủ tai
Nghe giảm
Nhìn đôi
Mất điều vận
Dị cảm hai bên
Bại hai bên
Giảm mức độ của ý thức
* Migraine có aura không đau đầu
Trường hợp khỏi phát khi tuổi đã lớn, sự phân biệt với các cơn thiếu
máu cục bộ huyết khối thường khó đòi hỏi các thăm dò chức năng
* Migraine có aura cấp tính


11
Aura phát triển đầy đủ trong một số phút hoặc ít hơn
1.2.3.3. Migraine liệt mắt
Thường liệt dây III (đồng tử bình thường), tuy nhiên có thể liệt dây IV
hoặc dây VI. Liệt mắt thường kéo dài hơn cơn MG. Chẩn đoán loại trừ sau
khi đã loại phình mạch, tiểu đường, hoặc các nguyên nhân gây liệt mắt khác.
1.2.3.4. Migraine võng mạc.
1.2.3.5. Các hội chứng chu kỳ ở trẻ em có thể là tiền báo hoặc kèm theo Migraine
- Nôn ói theo chu kỳ
- Migraine bụng

- Chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em
- Cơn đau ngực hông và các đầu chi
- Cơn sốt ngắn có chu kỳ
- Cơn loạn khí sắc tạm thời
- Cơn liệt nửa người luân phiên ở thời thơ ấu
1.2.3.6. Các biến chứng của migraine
- Trạng thái migraine
Có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán của MG (có hoặc không có aura)
và thời gian lớn hơn 72 tiếng (có hoặc không có điều trị) và cơn liên tục hoặc
xen kẽ các khoảng không có đau đầu < 4 tiếng
- Nhồi máu Migraine
Có đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán MG có aura và thiếu sót không hồi
phục hoàn toàn trong vong 7 ngày hoặc có các bằng chứng nhồi máu trên
chẩn đoán hình ảnh.
1.2.3.7. Rối loạn MG, không phân loại được
1.2.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố kích hoạt của đau đầu MG
1.2.4.1 Nguyên nhân gây bệnh của Migraine.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, thông qua các quan sát thực tế,
nhiều tác giả đã cho rằng bệnh Migraine có tính chất gia đình, Những người


12
thân trực hệ của các đối tượng này có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu thông
thường cao gấp 1,9 lần và nguy cơ mắc đau nửa đầu có thoáng báo cao gấp
1,4 lần so với những người bình thường khác [31],[32].
Ngày nay người ta đã chứng minh được rằng một trong các thể của
Migraine, đó là Migraine liệt nửa người có gen di truyền nằm ở tay ngắn của
cặp nhiễm thể thứ 19, di truyền theo kiểu trội và là nguyên nhân làm não bệnh
nhân nhạy cảm hơn với CSD [5],[14],[31].
1.2.4.2. Bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh của đau đầu MG còn chưa rõ ràng hiện nay có 2
thuyết chính để giải thích về nguồn gốc phát sinh ra bệnh [5],[14],[31].
- Thuyết mạch máu - thể dịch (vascular Hypothese) do Wolff đề xướng.
- Thuyết neuron thần kinh (Neuronal Hypothese).
* Thuyết mạch máu - thể dịch:
“Cơn MG do cả 2 quá trình co và giãn mạch gây nên, đó là 2 pha nối
tiếp nhau.
Pha co mạch xảy ra ở đầu cơn. Trong giai đoạn này Serotonin được giải
phóng ồ ạt từ các tiểu cầu gây co mạch của vỏ não và các tổ chức ngoài sọ.
Hiện tượng này không gây đau đầu mà gây các triệu chứng khu trú thoảng
qua trên lâm sàng. Đồng thời serotonin làm tăng tính thấm thành mạch tạo
điều kiện cho các Plasmakinin thoát ra ngoài gây mẫn cảm các thụ cảm thể
đau quanh mạch. Tổ chức quanh mạch bị phù nề, viêm vô khuẩn. Sau đó
Serotonin bị phân huỷ bởi các men Monoaminooxydaza. Sự phân huỷ
Serotonin kể trên làm cho nồng độ Serotonin trong máu giảm đột ngột dẫn tới
mất trương lực thành mạch và gây nên pha thứ 2- pha dãn mạch. Trong pha
này các động mạch, tiểu động mạch, tĩnh mạch, tiểu tĩnh mạch (đặc biệt ở
vùng động mạch thái dương, động mạch chẩm và động mạch màng não giữa)
bị dãn, biên độ mạch của các động mạch đó tăng dẫn đến triệu chứng đau đầu
trên lâm sàng.


13
Hiện tượng này còn liên quan đến quá trình mở bất thường các Shunt
động - tĩnh mạch trong tuần hoàn sọ não”.
Các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin giải thích các triệu chứng
kết hợp như trầm cảm, hồi hộp, lo âu của bệnh nhân.
* Thuyết Neuron thần kinh
- Giả thuyết mạch không phản ánh thoả mãn sự phát triển tuần tự của
các triệu chứng tiền triệu trong cơn Migraine, mà chỉ có những rối loạn đầu

tiên và trước hết của bản thân tổ chức não mới phản ánh hợp lý quá trình đó.
Thuyết neuron thần kinh giải thích dựa vào CSD (Cortical Spreading
Depression - ức chế vỏ não lan rộng): Ở giai đoạn ngoài cơn dòng máu vỏ não
khu vực không thay đổi. Trong cơn rCBF giảm khu trú ở một vùng nhỏ của
vỏ não (thường là não sau). Từ đây hiện tượng giảm dòng máu vỏ não khu
vực này lan rộng ra trước với tốc độ hằng định 2-3 mm/phút theo kiểu đồng
tâm và không phụ thuộc vào các vùng phân bố của các động mạch não. Cơn
MG được khởi đầu bằng CSD xuất phát từ khu vực sau của vỏ não, tiểu não,
hồi hải mã sau đó lan tới rãnh trung tâm và rãnh Sylvius. Calcium trong nội
bào tăng và lán sóng calcium lan rộng ở các tế bào thần kinh đệm ảnh hưởng
tới hoạt động các mạch máu. Khi làn sóng the khử cực lan rộng trên vỏ não,
oxit nitric (NO), arachidonic acid, proton (H+) và potassium (K+) phóng thích
ra ngoại bào.
Matrix metalloproteinase (MMPs) (có chức năng thoái hoá tất cả
protein nền ngoại bào) được hoạt hoá ảnh hưởng tới hàng rào máu não, hoạt
hoá các cảm thụ thể màng não, phản xạ thần kinh V mạch máu và làm mất hạt
tế bào lớn (tế bào mast). Dây thần kinh phóng thích calcitonin gen-related
peptide (CGRP), chất P (SP) và neurokinin A (NKA). Mạch máu giãn, viêm
nhiễm, protein thoát mạch xảy ra (viêm vô trùng làm thần kinh). Thông qua
kết nối với SSN, phản xạ dây V - phó giao cảm xảy ra, các sợi phó giao cảm
mạch máu màng cứng phóng thích acetylcholine, NO và đa peptide kích mạch


14
trong ruột (Polypeptide ruột vận mạch). Lâm sàng bệnh nhân có thể co đồng
tử, mắt đỏ, nghẹt mũi hay chảy nước mũi, chảy nước mắt. Gia tăng CGRP
được tìm thấy ở tĩnh mạch cảnh trong cơn đau nửa đầu. Nếu điều trị giai trong
đoạn sớm khi chỉ có sự nhạy cảm ngoại biên, ta sẽ cắt cơn đau nửa đầu hoàn
toàn, nếu kéo dài hoạt hóa đoạn dây V- đồi thị và đoạn đồi thị - vỏ não gây
nhạy cảm trung tâm liên quan tới glutame và NO. Lâm sàng biểu hiện nhạy

cảm trung tâm là loạn cảm da (dị giác), người bệnh khai nhạy cảm vùng da
đầu, mặt và cổ, đau đầu tự phát xảy ra khi có kích thích nhẹ, tóc cũng có thể
bị tổn thương [5].
1.2.4.3. Yếu tố kích hoạt của đau đầu MG [14],[32]
Cơn đau nửa đầu có thể bị kích hoạt bởi:
+ Dị ứng
+ Ánh sáng mạnh, âm thanh lớn, hoặc một số loại mùi hoặc nước hoa
+ Stress về thể chất hoặc tinh thần
+ Thay đổi về giấc ngủ
+ Hút thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá
+ Bỏ bữa
+ Sử dụng đồ uống có cồn
+ Thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai, thay đổi
hoóc môn trong thời kỳ tiền mãn kinh
+ Đau đầu căng thẳng, các xung đột, các phản ứng trầm cảm, lo âu.
+ Sử dụng thức ăn có chứa tyramine (rượu vang đỏ, pho mát lâu ngày,
cá xông khói, gan gà, quả vả, và một số loại đậu), Natri glutamat (MSG) hoặc
muối nitrat (như trong thịt muối, xúc xích hoặc xúc xích salami)
+ Các loại thức ăn khác như sô cô la, các loại hạt, bơ lạc, quả bơ,
chuối, các loại quả họ cam quýt, hành, các sản phẩm từ sữa, thức ăn muối
hoặc lên men.


15
1.2.5. Điều trị
Điều trị đặc hiệu MG gồm điều trị cơn và điều trị dự phòng (hay điều
trị nền) [11],[14],[24],[27],[28].
1.2.5.1. Điều trị cơn: Nhằm rút ngắn thời gian cơn
- Nghỉ ngơi cơ thể và tinh thần.
- Thuốc giảm đau thông thường, thuốc có hiệu quả trong nhiều trường

hợp đau đầu nhưng không nên dùng liên tục trong thời gian dài, về cách chọn
thuốc, nên sử dụng lần lượt các thuốc tuần tự từ bậc 1 đến bậc 3 trong bậc
thang thuốc chống đau.
- Dùng thuốc đặc hiệu:
+ Ergotamin tartrat: viên 1mg, ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện
tiền triệu. Sau 30 phút nếu không có kết quả ngậm tiếp viên thứ 2. Lưu ý
chống chỉ định của thuốc và không dùng quá 6 mg 1 ngày và không qúa 10
mg 1 tuần. Hoặc dihydroergotamin (Diergo spray) 1 lần xịt vào một bên mũi
tối đa 4 lần xịt/ngày.
+ Nhóm triptan (Sumatriptan, Rizatriptan và Zolmitriptan):
Sumatriptan (Imigrane) là đồng vận đặc hiệu của thụ cảm thể 5- HT1d,
thuốc tiêm ống 6mg, thuốc uống viên 100 mg, có tác dụng cắt cơn rất tốt.
Zolmitriptan (dạng viên tên thơng phẩm là Zolmig hàm lượng 2,5 mg
và dạng xịt (spray) đờng mũi một lần duy nhất. Thuốc có tác dụng nhanh và
mạnh nhất trong nhóm triptan.
Naratriptan (Naramig) 1 viên (2,5mg) uống ngay từ đầu khi bắt đầu
cơn có thể nhắc lại sau 4 tiếng nếu các triệu chứng tái xuất hiện. Naratriptan
là triptan duy nhất có thể kết hợp với thuốc chống trầm cảm ba vòng.
- Ngoài ra có thể dùng các - Thuốc kết hợp: Primperan (chống nôn),
Seduxen (an tĩnh).v.v….
- Vật lý trị liệu, chườm đá có tác dụng trong một số trường hợp
- Nằm nghỉ ngơi trên giường trong buồng tối yên tĩnh.


16
1.2.5.2. Điều trị dự phòng:
Đặt ra khi bệnh nhân có 2-3 cơn mỗi tuần nặng hoặc tiền triệu kéo dài.
- Dùng Dihydroergotamin (Tamik, Dihydroergotamin) viên 3 mg, uống
mỗi ngày 2 viên trong thời gian 10- 12 tuần.
- Các nhóm thuốc khác như thuốc chẹn β (Propranolol), chẹn canxi

(Flunaricin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng v.v…cũng có thể sử dụng trong điều trị.
1.2.5.3. Điều chỉnh các yếu tố phát động bệnh:
Điều chỉnh các yếu tố tâm lý, ăn uống (như sôcôla, pho mát, giác quan,
tiếng động, ánh sáng), khí hậu, giấc ngủ dài, thuốc lá, gắng sức mạnh
Trường hợp MG kinh nguyệt 17 estradiol (oestrogel) qua da 1lần/ngày từ
ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 kỳ kinh. Một số trường hợp cần chẹn chu kỳ kinh.
1.3. Quan điểm của YHCT về đau nửa đầu
Đau đầu MG hay đau nửa đầu được mô tả cụ thể trong chứng bán đầu
thống trong YHCT [1][21].
1.3.1. Nguyên nhân sinh bệnh
YHCT cho là do ngoại tà xâm nhập vào kinh lạc, đưa lên đầu, khí thanh
dương bị ngăn trở hoặc do công năng của các tạng phủ bị mất điều hòa, khí
huyết hư tổn làm cho não bị hư yếu, thường liên quan đến can, thận, tỳ. Cũng có
thể do té ngã, chấn thương hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí trệ, huyết ứ gây nên.
Trên lâm sàng, cần căn cứ vào vị trí đau để liên hệ với các kinh lạc,
tạng phủ gây ra đau đầu [1],[22].
1.3.2. Thể lâm sàng
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau: Đau đầu do ngoại cảm và do nội
thương [9],[22]
Do Ngoại cảm: Gồm 3 thể
Thể phong hàn:
- Triệu chứng: Thường đau sau khi cảm phải gió lạnh, đau cả lưng gáy,
không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.


×