Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

TỶ lệ mắc TĂNG HUYẾT áp và mối TƯƠNG QUAN với sự THAY đổi một số CHỈ số NHÂN TRẮC và HÀNH VI ở NGƯỜI dân tại từ LIÊM, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.65 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI

TỶ LỆ MẮC TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỐI TƯƠNG
QUAN VỚI SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN
TRẮC VÀ HÀNH VI Ở NGƯỜI DÂN TẠI TỪ LIÊM,
HÀ NỘI NĂM 2018
Ngành đào tạo : Y học dự phòng
Mã ngành

: 52720103

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2014 - 2020
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trần Thị Thanh Hương

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, phòng đào
tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô của bộ môn Y
đức và Tâm lý học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị


Thanh Hương, Trưởng bộ môn Y đức và Tâm lý học đã luôn tận tình chỉ dạy,
động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho em rất
nhiều từ bước hình thành ý tưởng cho đến khi khóa luận hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể thầy cô bộ môn Y
đức và Tâm lý học đã luôn hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Để thực hiện khóa luận này, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
trong quá trình thu thập số liệu từ Dự án phát triển trung tâm chuyên sâu đào
tạo, nghiên cứu trong khu vực về kiểm soát ung thư và bệnh không lây nhiễm.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và những
người thân trong gia đình cùng toàn thể bạn bè đã động viên, tạo điều kiện
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

năm 2020

Nguyễn Thị Hồng Hải

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:


- Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Bộ môn Y đức và Tâm lý học
- Hội đồng chấm thi khóa luận tốt nghiệp

Em xin cam đoan công trình nghiên cứu “Tỷ lệ mắc tăng huyết áp và mối
tương quan với sự thay đổi một số chỉ số nhân trắc và hành vi ở người dân
tại Từ Liêm, Hà Nội năm 2018” này là do em thực hiện. Các kết quả, số liệu
trong khóa luận đều có thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày

tháng
Sinh viên

năm 2020

Nguyễn Thị Hồng Hải


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

: Chỉ số khối cơ thể

(Body Mass Index)

DASH

: Chế độ ăn Địa Trung Hải

(Mediterranean)

ĐLC


: Độ lệch chuẩn

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

HA

: Huyết áp

HATB

: Huyết áp trung bình

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

THA

: Tăng huyết áp

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


(World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Một số định nghĩa....................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa chỉ số nhân trắc học........................................................3
1.1.2. Định nghĩa huyết áp..........................................................................3
1.1.3. Định nghĩa THA................................................................................4
1.2. Phân loại tăng huyết áp...........................................................................4
1.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tăng huyết áp............................6
1.3.1. Các yếu tố không thay đổi được........................................................6
1.3.2. Các yếu tố có thể thay đổi được........................................................6
1.4. Gánh nặng bệnh tật..................................................................................9
1.5. Tình hình nghiên cứu..............................................................................9
1.5.1. Trên thế giới......................................................................................9
1.5.2. Tại Việt Nam...................................................................................10
1.5.3. Mối liên quan giữa THA và chỉ số nhân trắc..................................12
1.6. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu................................................13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............15
2.1. Thời gian nghiên cứu............................................................................15
2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................15
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu....................................................................16
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu.................................................................16
2.6. Quy trình thu thập số liệu......................................................................19
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu..................................................................19
2.6.2. Quy trình thu thập số liệu................................................................19



2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................20
2.7.1. Xử lý số liệu....................................................................................20
2.7.2. Phân tích số liệu..............................................................................20
2.8. Sai số, cách khắc phục và hạn chế nghiên cứu......................................20
2.8.1. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................20
2.8.2. Sai số và cách khắc phục sai số.......................................................20
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................22
3.2. Tỷ lệ mắc THA và đặc điểm chung của các bệnh nhân có THA..........23
3.3. Đặc điểm và sự thay đổi, một số chỉ số nhân trắc và hành vi...............27
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................39
4.1. Một số đặc điểm chính của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu.......39
4.2. Tỷ lệ mắc THA và đặc điểm chung của các bệnh nhân có THA..........41
4.3. Đặc điểm và sự thay đổi một số chỉ số nhân trắc và hành vi của đối
tượng nghiên cứu..........................................................................................45
4.4. Điểm mạnh và những hạn chế của nghiên cứu......................................52
KẾT LUẬN....................................................................................................53
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII................................................4
Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay với HA đo tại phòng
khám..................................................................................................5
Bảng 1.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI ở người châu Á.............7

Bảng 2.1. Mô tả biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................16
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.......................22
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học theo huyết áp của đối tượng nghiên cứu 25
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa giới tính với THA............................................26
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với THA.........................................27
Bảng 3.5. Đặc điểm hành vi liên quan đến THA theo giới của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................27
Bảng 3.6. Đặc điểm hành vi liên quan đến THA theo huyết áp của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................28
Bảng 3.7. Mối liên quan về hành vi sử dụng đồ uống có cồn với THA..........29
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân trắc học theo huyết áp của đối tượng nghiên cứu. .29
Bảng 3.9. Đặc điểm thể trạng theo huyết áp của đối tượng nghiên cứu..........30
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa BMI với THA................................................31
Bảng 3.11. Đặc điểm sự thay đổi cân nặng theo giới của đối tượng nghiên cứu.32
Bảng 3.12. Đặc điểm sự thay đổi cân nặng theo huyết áp của đối tượng nghiên
cứu...................................................................................................33
Bảng 3.13. Mối tương quan giữa thay đổi cân nặng và số đo huyết áp..........35
Bảng 3.14. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến THA...........................36
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa BMI và sự thay đổi cân nặng với tăng huyết áp......37


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 40 đến 70 tuổi tại Từ Liêm
năm 2018.....................................................................................24
Biểu đồ 3.2. Phân loại huyết áp của đối tượng nghiên cứu.............................24
Biểu đồ 3.3. Thực trạng sử dụng rượu bia, thuốc lá trong 6 tháng qua...........28
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm thể trạng theo huyết áp của đối tượng nghiên cứu.....30
Biểu đồ 3.5. Đặc điểm sự thay đổi cân nặng theo phân loại huyết áp của đối
tượng nghiên cứu........................................................................34
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan của thay đổi cân nặng và HATT.......................34

Biểu đồ 3.7. Mối tương quan của thay đổi cân nặng và HATTr......................35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi trên toàn cầu về tình
hình sức khỏe, mô hình bệnh tật ở Việt Nam cũng đã có sự chuyển đổi, từ
nhóm các bệnh truyền nhiễm sang nhóm các bệnh không lây nhiễm. Đặc biệt,
trong nhóm các bệnh không lây nhiễm, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ rất cao.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1 tỷ người tăng huyết áp và dự kiến sẽ
tăng lên 1,5 tỷ người vào năm 2025. Được gọi với cái tên "Kẻ giết người
thầm lặng" tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với
khoảng 10 triệu người năm 2015, trong đó có 4,9 triệu người do bệnh
mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. THA cũng là yếu tố nguy cơ
chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy
giảm chức năng nhận thức,…[1].
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA tăng lên nhanh chóng, chỉ từ 11,5% người
trưởng thành năm 1990 lên đến 25,1% năm 2008, hiện nay có khoảng 13 triệu
người ở Việt nam bị tăng huyết áp [2]. Đặc biệt tỷ lệ mắc THA của nhóm đối
tượng trên 40 tuổi có sự thay đổi rất rõ rệt, nhóm tuổi từ 40 – 59 tuổi là
29,1%, cao hơn hẳn so với 6,7% của nhóm tuổi từ 20 – 39 [5]. Với tình tình
già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta như hiện nay, gánh nặng
bệnh tật và tử vong do THA gây nên là rất lớn [2].
Mặc dù nguy hiểm, nhưng tăng huyết áp và các bệnh chuyển hóa nói
chung vẫn có thể được dự phòng và kiểm soát tốt, đặc biệt chỉ nhờ vào những
thói quen sinh hoạt hàng ngày. Các khuyến cáo về điều trị tăng huyết áp
can thiệp không thuốc như duy trì chỉ số BMI 20 – 25 kg/m 2, vòng eo <
94cm ở nam và < 80cm ở nữ [3]. Chế độ ăn DASH, sử dụng thực phẩm
giàu Kali, hạn chế ăn mặn < 5g muối/ngày có những ảnh hưởng tích cực

đến việc kiểm soát huyết áp [4].


2

Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng thừa cân, béo phì là yếu tố
nguy cơ của bệnh tăng huyết áp [3]. Song, mối liên quan cụ thể hơn trong
thay đổi các chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, BMI ở người châu Á,
và đặc biệt là ở Việt Nam còn chưa đầy đủ và rõ ràng.
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan, tuy nhiên chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nghiên cứu riêng về
sự thay đổi một số chỉ số nhân trắc và hành vi. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ mắc tăng huyết áp và mối tương quan với sự
thay đổi một số chỉ số nhân trắc và hành vi ở người dân tại Từ Liêm, Hà
Nội năm 2018” Với hai mục tiêu sau:
1.

Mô tả tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp của người dân 40-70 tuổi tại Từ
Liêm, Hà Nội năm 2018.

2.

Phân tích mối tương quan giữa tăng huyết áp và sự thay đổi một số
chỉ số nhân trắc và hành vi của nhóm đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số định nghĩa
1.1.1. Định nghĩa chỉ số nhân trắc học
Chỉ số nhân trắc học là các số đo về con người thể hiện qua kích thước,
đặc điểm cơ học của cơ thể, đặc điểm hoạt động của não bộ và chức năng hệ
thần kinh trung ương các đặc điểm tâm sinh lý và hành vi con người [5].
Các chỉ số nhân trắc học về kích thước con người như: chiều cao, chiều
cao ngồi, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, vòng cổ, vòng eo, vòng mông,
chiều rộng vai, chỉ số Pignet, chỉ số BMI, chỉ số WHR, tỷ lệ giữa các bộ phận
trên cơ thể…
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào sự thay đổi của một số
chỉ số nhân trắc như cân nặng, chí số BMI, hành vi sử dụng thuốc lá và đồ
uống có cồn. Đây là những chỉ số và hành vi có liên quan chặt chẽ đến một số
bệnh chuyển hóa trong đó có bệnh THA [5].
1.1.2. Định nghĩa huyết áp
Là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể [6].
Các thông số huyết áp thường được ứng dụng:


4

Huyết áp tâm thu (HATT) là giới hạn cao nhất của những giao động có
chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim.
Huyết áp tâm trương (HATTr) là giới hạn thấp nhất của những giao
động có chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức cản của mạch.
Huyết áp trung bình (HATB) là áp suất tạo ra với dòng máu chảy liên
tục và có lưu lượng bằng với cung lượng tim [6].
1.1.3. Định nghĩa THA
Theo tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành ≥ 18 tuổi được gọi
THA khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc

huyết áp tối thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều
trị thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chuẩn đoán là
THA. Mỗi lần khám huyết áp được đo ít nhất 2 lần [1], [6].
1.2. Phân loại tăng huyết áp
Phân loại THA theo JNC VII (năm 2003) chia THA như sau:
Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) [7]
HA tâm thu

HA tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

Phân độ THA
Bình thường

< 120

Tiền THA

120 – 139

THA độ 1

140 – 159


hoặ
c

hoặ

< 80
80 – 89
90 – 99


5

c
THA độ 2

> 160

hoặ
c

> 100

Hiện nay, đang có sự thay đổi trong một số định nghĩa và phân loại THA:
Theo Hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA) năm
2017, định nghĩa tăng huyết áp khi có HATT ≥ 130mmHg và/hoặc HATTr ≥
80mmHg [8].
Tại Việt Nam, Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam vẫn
dùng định nghĩa và phân loại THA phòng khám của khuyến cáo WHO,
ACC/AHA 2015 và JNC7 [9].


6


Bảng 1.2. Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay với HA đo
tại phòng khám (mmHg)*[10]
Phân độ theo WHO

HATT

HATTr

HA tối ưu

< 120



< 80

HA bình thường**

< 130

và/hoặc

< 85

HA bình thường cao**

130 – 139

và/hoặc


85 – 89

THA độ 1 (nhẹ)

140 – 159

và/hoặc

90 – 99

THA độ 2 (vừa)

160 – 179

và/hoặc

100 – 109

THA độ 3 (nặng)

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140




< 90

*Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn
hơn.
THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT
**Tiền tăng huyết áp: khi HATT > 120 – 139mmHg và HATTr > 80 –
89mmHg
Việc phân nhóm tiền THA rất có ý nghĩa, dựa trên nhiều bằng chứng
nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tử vong do bệnh lý mạch vành trong nhóm đối


7

tượng có tiền THA cao hơn so với mức huyết áp bình thường. Những người
tiền THA nếu không đưa được huyết áp về bình thường sẽ tiến triển thành
THA thực sự. Nhóm đối tượng này được khuyến cáo cải thiện tình trạng huyết
áp thông qua thay đổi lối sống [7, 9].
Phân loại THA theo nguyên nhân
THA nguyên phát: khoảng 90 – 95% trường hợp không biết nguyên nhân
(Thường gặp ở người cao tuổi và cần được điều trị suốt đời).
THA thứ phát: khoảng 5 – 10%, THA xuất hiện sau một bệnh lý khác, đã
biết nguyên nhân cụ thể:
– THA do thuốc: Các hormone ngừa thai, cam thảo, ACTH, corticoid,
ciclosporin, các chất gây chán ăn, các IMAO.
– Do bệnh tim mạch: hẹp eo động mạch chủ, hẹp nơi xuất phát động
mạch thận, hở van động mạch chủ.
– Do thận: Bệnh thận do ĐTĐ, bệnh thận đa nang, bệnh cầu thận, thận ứ
nước.

– Do nội tiết: liên quan đến các bệnh nội tiết như hội chứng Cushing,
hội chứng Conn hay u thượng thận nội tiết nhiều Aldosteron, u tủy thượng
thận, bệnh to đầu chi, cường chức năng tuyến giáp, cường chức năng tuyến
cận giáp…
– Các nguyên nhân khác: nhiễm độc thai nghén,…[13].
1.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tăng huyết áp
1.3.1. Các yếu tố không thay đổi được


8

- Tuổi: thông thường ở người trưởng thành tuổi càng cao, trị số HA
càng cao, THA xuất hiện thường xuyên hơn ở nhóm nam ≥ 55 và nữ
≥ 65 tuổi.
- Giới: Nam giới thường có tỷ lệ mắc THA cao hơn nữ. Riêng với nữ
trong độ tuổi đã mãn kinh cũng có tỷ lệ mắc THA cao.
- Chủng tộc: Người châu Mỹ gốc Phi hoặc người Phi gốc châu Mỹ có
nguy cơ mắc THA cao hơn so với người gốc châu Âu.
- Tiền sử gia đình: Nhưng người có người có cùng huyết thống trong
gia đình bị THA thì cũng có nguy cơ mắc THA cao hơn [14].
1.3.2. Các yếu tố có thể thay đổi được
Các yếu tố có thể thay đổi được bao gồm: hút thuốc lá, uống rượu bia,
béo phì (BMI ≥ 23), ít vận động thể lực, chế độ ăn nhiều muối, ít rau quả, sử
dụng dầu mỡ không hợp lý, rối loạn lipid máu, đái tháo đường,…[14]
Tình trạng thừa cân, béo phì: Với sự phát triển của kinh tế, tình trạng
dinh dưỡng ngày càng được cải thiện, sự thay đổi thói quen ăn uống và lối
sống ít vận động khiến cho tình trạng thừa cân, béo phì đang ngày càng gia
tăng. Chỉ số khối cơ thể (BMI), được tính bằng cân nặng (kg)/chiều cao (m) 2
thường được sử dụng để phân loại tình trạng dinh dưỡng. Theo Tổ chức y tế
thế giới, ngưỡng chẩn đoán béo phì ở người châu Á là BMI từ 23 trở lên [15]

Bảng 1.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI ở người châu Á
Tình trạng dinh dưỡng
Thiếu năng lượng trường diễn (Gầy)
Bình thường
Thừa cân
Tiền béo phì
Béo phì độ I
Béo phì độ II

Chỉ số BMI
BMI < 18,5
18,5 ≤ BMI < 23
BMI ≥ 23
23 ≤ BMI < 25
25 ≤ BMI < 30
BMI ≥ 30

Một số nghiên cứu nhận thất béo phì có mối liên quan với các mức HA,
nguy cơ THA ở người thừa cân, béo phì, chỉ số BMI càng lớn mức độ THA
càng cao [16]. Ngoài ra, trên các đối tượng béo phì có sự thay đổi bất lợi về


9

các chỉ số sinh hóa như tăng lipid máu toàn phần, tăng cholesterol đều có ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe và trị số huyết áp [17].
Hút thuốc lá: Theo một số kết quả nghiên cứu, hút thuốc lá có liên quan
tới mức độ THA. Thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 4 lần, đột tử
lên 5 lần, nguy cơ bệnh THA cao gấp 1,45 lần so với những người không hút
thuốc. Trong thuốc lá có chứa tới hơn 4000 chất với khoảng 200 chất độc hại

trong đó quan trọng nhất là Nicotin có tác dụng co mạch ngoại biên, tăng
nồng độ serotonin ở não và tuyến thượng thận gây THA [17].
Lạm dụng rượu, bia: Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống
trung bình trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị
chuẩn đối với nam được coi là lạm dụng rượu bia. Theo Trần Phi Hùng
nghiên cứu trên người từ 25 – 64 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
năm 2012, kết quả nghiên cứu có 28,4% người có uống rượu bị THA và
24,4% người không có uống rượu bị THA. Mối liên quan giữa thói quen uống
rượu bia với THA là có ý nghĩa thống kê, những người uống rượi bia bị THA
cao hơn 1,5 lần so với những người không uống rượu bia với p = 0,024 [18].
Ăn nhiều muối: Nhiều nghiên cứu dịch tễ và thử nghiệm lâm sàng cho
thấy có mối liên quan giữa chế độ ăn giảm muối và con số huyết áp. Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người bình thường chỉ nên tiêu thụ
dưới 5g muối/người/ngày [19].
Ăn ít rau quả: Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau xanh
gây ra thì bệnh tim mạch chiếm 85%, ung thư 15%. WHO khuyến nghị ăn ít
nhất 400g rau, quả/ngày, dung môi hòa tan vitamin (A, D, E, K), tạo năng


10

lượng… Sử dụng nhiều chất béo gây thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, hội
chứng chuyển hóa. Một nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang, Trần Thị Thanh
Hương và cộng sự trên 2433 người trưởng thành tại Việt Nam cho thấy có
một mối liên quan tích cực bất ngờ giữa điểm DASH đối với lượng trái cây và
huyết áp ở người trưởng thành Việt Nam [4]. Chế độ ăn nhiều rau quả, trái
cây, sử dụng dầu và mỡ hợp lý mang lại sức khỏe cho tim mạch qua đó làm
giảm nguy cơ THA.
Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế
phát triển, cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người dễ

sa vào lối sống ít vận động thể lực, bên cạnh đó một chế độ ăn uống không
hợp lý (quá nhiều calo, nhiều mỡ động vật, nhiều chất ngọt...), lối sống luôn
căng thẳng nhất là ở các thành phố lớn tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát
triển, trong đó THA chiếm một tỷ lệ không nhỏ [13].
Một số yếu tố nguy cơ thuộc tiền sử các bệnh không lây nhiễm như tim
mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch máu ngoại biên là những
nguy cơ gây THA thứ phát.
1.4. Gánh nặng bệnh tật
Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), THA là yếu tố
nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây
ra khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật. Cứ 10 người lớn
trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người THA, và ước tính 9 trong số 10 người lớn
sống đến 80 tuổi sẽ bị THA. Hai phần ba số người bị THA là ở các nước đang
phát triển [20, 21]. Tại Việt Nam, theo thông báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về


11

công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, các BKLN đã chiếm đến 66%
tổng gánh nặng bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm. Có đến 60%
người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân
THA được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định, có một tỷ lệ lớn
về THA được phát hiện tình cờ qua các cuộc điều tra [22].
Diễn đàn kinh tế Thế giới dự báo, đến năm 2025, gần ba phần tư người
bị THA sẽ sống ở các nước đang phát triển. Các bệnh không lây nhiễm (NCD)
là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển kinh tế. NCD có thể sẽ gây mất mát
tích lũy trong sản lượng kinh tế toàn cầu khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội
vào năm 2020 (khoảng 47 nghìn tỷ USD ). Đây là một thách thức rất lớn, đặc
biệt với các quốc gia chậm hoặc đang phát triển, THA và các bệnh không lây
nhiễm nói chung, cùng với những bệnh truyền nhiễm có thể trở thành một nguy

cơ kép, một thách thức cho sự phát triển [20].
1.5. Tình hình nghiên cứu
1.5.1. Trên thế giới
Tỷ lệ mắc THA có xu hướng tăng lên ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới, tuy nhiên ở các nước có thu nhập cao có xu hướng tăng chậm. Theo Tổ
chức y tế thế giới năm 2008, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trên 25 tuổi toàn cầu
khoảng 40%, cao nhất ở khu vực châu Phi và thấp nhất ở châu Mỹ với 35%,
tỷ lệ mắc THA ở nam cao hơn nữ. Tại châu Phi, THA là một trong những
gánh nặng bệnh tật lớn nhất, theo nghiên cứu của Tej K. Khalsa, Norm R.C.
Campbell và cộng sự (2015), tỷ lệ hiện mắc THA ở người lớn trên 25 tuổi là
46% [23]. Thống kê của CDC cũng cho biết tăng huyết áp là một trong bốn
loại bệnh tật luôn có tỷ lệ mắc cao tại tại Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 19992000, khoảng 29,6% người Mỹ trên 25 tuổi bị THA, tuy nhiên 10 năm sau đó


12

(từ năm 2007-2011), tỷ lệ mắc THA ở người Mỹ trên 18 tuổi vẫn khoảng 30%
[20]. Tỷ lệ người Đức tăng huyết áp trong nhóm từ 20-79 tuổi là 15,9% và ở
Anh là 10,4%, ở nhóm tuổi 40-49 sấp xỉ 20% và nhóm từ trên 60 tuổi là 4045% (năm 2010) [24]. Tại khu vực châu Á, tỷ lệ THA tăng liên tục qua các
năm. Tại Trung Quốc, năm 2013, 2014, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn được
công bố từ 26,6% - 41% [25, 26]. Điều tra tại Malaysia cho thấy tỷ lệ tăng
huyết áp không ngừng tăng lên từ suốt năm 1998, năm 2013 tỷ lệ người trên
25 tuổi mắc tăng huyết áp xấp xỉ 33% [27]. THA có mối liên quan chặt với
tuổi nên tăng huyết áp luôn đồng hành với các quá trình già hóa dân số, vì
vậy, tỷ lệ mắc tăng huyết áp có xu hướng gia tăng nhanh ở khu vực Châu Á
trong đó có Việt Nam [20].
1.5.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy
cơ tim mạch (2001 - 2009) của tác giả Nguyễn Lân Việt thực hiện trên tổng số
9832 tại 8 tỉnh thành có tuổi từ 25 – 74, tỷ lệ THA là 25,1%, ở nam là 28,3%

và 23,1% ở nữ, trong đó có khoảng 51,6% người không biết về tình trạng
THA của mình. Tăng huyết áp ở thành thị 32,7%, cao hơn đáng kể so với
nông thôn 17,3% (p < 0,001) Trong số những người đã biết bị THA, có 61,1%
đã điều trị và trong số các bệnh tăng huyết áp được điều trị có 36,3% đã kiểm
soát tốt [28]. Nghiên cứu trên 1.200 đối tượng trung niên (40-59 tuổi) thuộc 4
xã thuần nông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Đỗ Thái Hòa,
TrươngViệt Dũng và cộng sự (2014), cho thấy, tỷ lệ THA là 19,7% [29]. Như
vậy, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam [28, 29].
Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh và cộng sự, nghiên cứu về: Tăng
huyết áp ở người dân 40 – 79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái


13

Nguyên và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA của nhóm
ĐTNC là 5,7%, tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ là 1,53 lần [30]. Nghiên cứu
về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại tại phường
Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, năm 2008, kết quả cho thấy 37,6% người
cao tuổi bị THA [31]. Nghiên cứu tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2011, người
cao tuổi có tỷ lệ THA là 45% [32]. Nghiên cứu của Do HT, Geleijnse JM
(2014) cho biết tỷ lệ THA ở người Việt Nam từ 25 – 64 tuổi là 20,7 % (CI
95% = 19,4-22,1). Nghiên cứu cũng đã so sánh và cho biết tỷ lệ này thấp
hơn so với trung bình của khu vực Đông Nam Á (31%) và Trung Quốc
(26,6%). Bên cạnh đó, người Việt Nam trong nhóm tuổi 18 – 65 có tỷ lệ
mắc tương đương với tỷ lệ chung của người ≥ 25 tuổi toàn cầu cho thấy
tuổi mắc tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa [25, 33].
Những nghiên cứu trên cho thấy, tăng huyết áp là bệnh không lây
nhiễm có tính phổ biến nhất trên toàn thế giới và tại Việt Nam, đây là một
vấn đề sức khỏe cần được quan tâm hàng đầu. Mặc dù có sự khác biệt giữa
tỷ lệ THA ở từng khu vực, nhưng đây là vấn về hiện có trên toàn thế giới

với tỷ lệ mắc trung bình trên người lớn khoảng 40% và tăng lên theo tuổi.
Vì vậy tăng huyết áp đứng đầu trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng và có
sức ảnh hưởng rộng lớn, nhất là với nước ta, khi tốc độ già hóa dân số đang
diễn ra rất nhanh [22, 23, 34].
1.5.3. Mối liên quan giữa THA và chỉ số nhân trắc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa cân
nặng cơ thể và huyết áp động mạch. Với những người có cân nặng cao, nếu
giảm bớt cân nặng, huyết áp động mạch cũng giảm. Nghiên cứu của Đỗ Thái


14

Hòa năm 2014 tại huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cho thấy nhóm thừa cân, béo
phì (BMI ≥ 23) có nguy cơ THA cao gấp 2,09 lần so với nhóm có thể trạng
bình thường [29]. Nghiên cứu dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ
tim mạch tại Việt Nam (2001 - 2009) của tác giả Nguyễn Lân Việt cho thấy,
những người có BMI từ 23 trở lên có nguy cơ THA cao hơn so với người có
BMI < 18,5 (chuẩn) là 1,61 lần, người có BMI ≥ 30 có nguy cơ THA hơn
chuẩn là 5,2 lần. Mặt khác, các yếu tố nguy cơ tim mạch chính khá phổ biến
trong cộng đồng người trưởng thành ở Việt Nam, đa số các yếu tố nguy cơ
này là đi với nhau thành chùm. Do đó, việc kiểm soát từng yếu tố nguy cơ
riêng rẽ sẽ thu được lợi ích không nhiều so với việc can thiệp tác động đồng
thời lên nhiều yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có mối tương
quan “kiểu chữ U” giữa số huyết áp và BMI, điều này cho thấy gánh nặng
THA khá nổi cộm ngay cả trên người gầy, đối tượng thường bị xem nhẹ trong
các chương trình bệnh lý tim mạch [28].
Nghiên cứu thuần tập của K Ishikawa-Takata ở nam giới trưởng thành tại
Nhât Bản năm 2011, tăng cân (hơn 2 kg) có liên quan mạnh mẽ đến việc tăng
nguy cơ tăng huyết áp. Tuy nhiên, giảm cân không làm giảm nguy cơ mắc
tiểu đường và tăng huyết áp [35]. Cũng tại Nhật Bản, nghiên cứu của Itoh

Hidetaka và cộng sự năm 2019, dựa trên chỉ số BMI lý tưởng theo hướng dẫn
của Hiệp hội Nghiên cứu Béo phì Nhật Bản, đã chọn các đối tượng có BMI
22 kg/m2 và kiểm tra sức khỏe tự nguyện, đối tượng không dùng bất kỳ loại
thuốc điều trị huyết áp nào. Sau khoảng 3,5 năm, trên 1170 đối tượng tham gia,
15% đã giảm cân, trong khi đó 11% đối tượng có tăng cân. Đối tượng giảm cân
đã giảm HATT và HATTr và giảm tỷ lệ mắc tăng huyết áp giai đoạn 2. Ngược
lại, các đối tượng tăng cân cơ thể đã tăng HATT và HATTr và có liên quan đến
sự xuất hiện cao của tăng huyết áp giai đoạn 2 [36]. Theo nghiên cứu thuần tập
của Zhiping Huang tại Mỹ từ năm 1976 đến năm 1997 trên 82 473 nữ giới từ
18-50 tuổi, trong 2 năm, kết quả nghiên cứu cho thấy giảm cân không làm


15

giảm nguy co THA song tăng cân làm tăng đáng kể nguy cơ tăng huyết áp (so
với thay đổi dưới 2kg cân nặng). Tỷ lệ THA cao gấp 1,74 lần khi tăng từ 5
đến 9,9 kg và cao gấp 5,21 lần khi tăng từ 25kg trở lên [37].
1.6. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
Từ Liêm là một huyện cũ của Hà Nội, trước khi Hà Tây được sáp nhập
vào Hà Nội, huyện Từ Liêm nằm về phía Tây của thủ đô, nhưng hiện hay khu
vực Từ Liêm nằm gần hơn về phía trung tâm của Hà Nội mở rộng.
Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban
hành Nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để
thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm bao gồm 23 phường
thuộc thành phố Hà Nội: Bắc Từ Liêm 13 phường, Nam Từ Liêm 10 phường.
Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà
Nội. Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận
Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ,
thương mại của thủ đô Hà Nội. Quận Nam Từ Liêm có diện tích khoảng
32,27km², dân số là 236.700 người (12/2017); mật độ 7.334 người/km².

Về địa giới hành chính, quận Nam Từ Liêm: Phía Đông giáp quận Thanh
Xuân và Cầu Giấy; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp quận Hà
Đông; Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm.
Quận Bắc Từ Liêm nằm dọc phía bờ Nam của sông Hồng. Phía Đông giáp
các quận Cầu Giấy và Tây Hồ; phía Tây giáp các huyện Hoài Đức và Đan
Phượng; phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm; phía Bắc giáp huyện Đông Anh.


16

Quận Bắc Từ Liêm có diện tích khoảng 43,35 km²; dân số: 333.300
người (12/2017); mật độ: 7.688 người/km².[38]
Trên thực tế, số liệu của nghiên cứu được trích một phần từ nghiên cứu,
sử dụng phần số liệu tại quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đến nay, cả 2 quận Bắc và Nam Từ Liêm đang trong quá trình đẩy phát
triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ. Sự thay đổi
nhanh chóng trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt các vấn đề sức
khỏe cũng thay đổi mạnh mẽ trong thời gian qua. Vấn đề sức khỏe đô thị, đặc
biệt sự gia tăng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm, trong đó có THA ngày càng
nổi cộm, đặt ra những thách thức không nhỏ trong chăm sóc y tế.


17

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng số liệu sẵn

có từ “Dự án phát triển trung tâm chuyên sâu đào tạo, nghiên cứu trong khu
vực về kiểm soát ung thư và bệnh không lây nhiễm” trong nghiên cứu về “Đái
tháo đường và một số yếu tố nguy cơ tại Từ Liêm, Hà Nội năm 2018”.
- Phương pháp thu thập số liệu: Sơ đồ dưới đây mô tả quy trình trong
thu thập số liệu:
Các bước

Bước 1

Phương pháp

Thu thập thông tin về các yếu tố
nguy cơ:
- Các thông tin chung về cá nhân
và địa dư
- Thói quen hút thuốc, uống rượu
- Dinh dưỡng
- Hoạt động thể lực
Thu thập mẫu sinh học cho mục
đích phân tích mẫu sinh học

Công cụ

Bộ câu hỏi, phần
mềm RedCap
Mobile App


×