Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tác dụng hỗ trợ điều trị của hợp phương bổ dương hoàn ngũ thang và đạo đàm thang trong phục hồi chức năng vận động bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.85 KB, 69 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều thập kỷ nay tai biến mạch máu não (TBMMN) vẫn đang là một vấn
đề mang tính thời sự cấp bách không chỉ đối với y học mà còn tác động không nhỏ
đối với các nước phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới, là một tai biến rất
thường gặp của hệ thống mạch máu não, chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh lý
thuộc hệ thần kinh trung ương, TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ
3 sau các bệnh lý tim mạch và ung thư [1].
TBMMN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, sắc tộc, tôn giáo, xã
hội. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không
được cấp cứu kịp thời hoặc để lại di chứng nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần, đặc
biệt là di chứng về vận động, có thể gây tàn phế suốt đời. Đó là gánh nặng không hề
nhỏ đối với không chỉ người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng và
xã hội.
Tại Hoa Kỳ (2001) hàng năm có khoảng 700.000 - 750.000 người mới mắc, tử
vong 130.000 người. Số sống sót chỉ 10 tỷ lệ % khỏi hoàn toàn, 25 tỷ lệ % có di
chứng nhẹ, 40 tỷ lệ % di chứng vừa và nặng cần trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn
[2]. Dự báo TBMMN vẫn có xu hướng tăng : năm 1995 có 12,8 tỷ lệ % người Mỹ
trên 65 tuổi bị TBMMN và tới năm 2025 sẽ có khoảng 18,7 tỷ lệ % [3], [4].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (2005), mỗi năm có hơn 5,7
triệu người tử vong do TBMNN. Riêng ở Châu Á hàng năm tử vong do TBMMN là
2,1 triệu người[3], [5]. Trong đó 1,3 triệu người ở Trung Quốc, 448.000 người ở Ấn
Độ, 390.000 người ở những nước khác trừ Nhật Bản[3].
Ở Việt Nam hiện nay, TBMMN có xu hướng gia tăng. Theo Nguyễn Văn Đăng
(2000), thống kê tại Khoa Thần kinh bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991 đến năm 1993,
có 631 bệnh nhân, tăng gấp 2,5 lần so với từ năm 1986 đến năm 1989 [6].
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc chẩn
đoán xác định TBMMN trở nên dễ dàng hơn với các phương tiện như CT scanner,
MRI…và có những phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó



2

TBMMN còn liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ (YTNC) như: Tăng huyết
áp, rối loạn chuyển hóa lipid, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các bệnh rối loạn
chuyển hóa, rối loạn các yếu tố đông máu…. Điều trị các YTNC trong cộng đồng có
thể giảm tới 80% TBMMN [7], [8]. Do vậy hiện nay thường kết hợp điều trị phục
hồi chức năng và điều trị các YTNC trong điều trị TBMMN.
Tuy nhiên, sau giai đoạn cấp bệnh nhân TBMMN để lại nhiều di chứng về vận
động, tâm trí và nhân cách, đặc biệt là di chứng về vận động. Chính vì vậy phục hồi
chức năng vận động là một vấn đề cấp bách nhằm giảm bớt tối đa các di chứng và
giúp bệnh nhân sớm trở lại hòa nhập với gia đình và xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về thực trạng
bệnh nhân TBMMN. Tại Bệnh viện YHCT Vĩnh phúc tỉ lệ bệnh nhân khám và điều
trị bệnh TBMMN hàng năm khá cao, theo thống kê, từ 01/2012 đến hết 03/2015 có
1.336 bệnh nhân TBNNM ở các giai đoạn cấp, phục hồi và di chứng đến khám và
điều trị chiếm 12,15 tỷ lệ % tổng số bệnh nhân đến viện[9]. Tại Bệnh viện có một
vài nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN.
Nhằm đa dạng hóa phương thức điều trị, nghiên cứu: “Tác dụng hỗ trợ điều trị của
hợp phương Bổ dương hoàn ngũ thang và Đạo đàm thang trong phục hồi chức
năng vận động bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN sau giai đoạn cấp” đã được
đặt ra nhằm mục tiêu:

1. Đánh giá tác dụng của hợp phương “Bổ dương hoàn ngũ thang” và “ Đạo đàm
thang” trong điều trị phục hồi chức năng vận động do TBMMN sau giai đoạn
cấp tại Bệnh viện YHCT Vĩnh phúc từ 9/2017 – 9/2018.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của hợp phương này trên lâm sàng và cận
lâm sàng.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình TBMMN trên thế giới
Trên thế giới (1998): Tỷ lệ hiện mắc trên 100.000 dân: ở Rochster, Mỹ là 556,
Xứ Wales, Anh:336, Nhật Bản:569, Bangkok:690, Ấn Độ: 596, Đài loan: 1.642. Tỷ
lệ mắc mới hàng năm trên 100.000 dân: Phần Lan:150, Canada:109, Hà Lan:99,
Nhật Bản;303. Tỷ lệ tử vong do TBMMN trên 100.000 dân: Trung Quốc:77,54,
Nhật Bản:196,7, Malaysia:15,9. Thái Lan:11,8. Singapore 35. Hồng Kong 45,8 [10].
Ở Châu Phi, Conncor (2004), tỷ lệ hiên mắc ở nông thôn 300/100.000 dân. Số
người bị đột quỵ trên 50 tuổi chiếm tới 81,3 tỷ lệ % [10].
Nghiên cứu dịch tễ học đột quỵ não ở Trung Quốc đầu tiên được tiến hành rất
sớm từ những năm 1980. Nhóm tác giả Li, Zhang Z và cộng sự [11], đã tổng hợp 14
nghiên cứu trên toàn Trung Quốc từ 1983 đến 1993,kết quả như sau: Tỷ lệ hiện mắc
trên 100.000 dân có sự khác nhau giữa các vùng: Bắc Kinh 1,285, Hà Bắc 1,249, Vân
Nam 824, Thượng Hải 615. Tỷ lệ mắc mới trên 100.000 dân hàng năm cũng có sự khác
nhau: Bắc Kinh 370, Hà Bắc 441, Thượng Hải 151, Quảng Châu 162. Tỷ lệ tử vong do
TBMMN trên 100.000 dân: Bắc Kinh 281, Hà Bắc 272, Thượng hải 104. Tỷ lệ các loại
TBMMN: Ở Bắc Kinh NMN 52,5 tỷ lệ %, XHN 39,6 tỷ lệ %, XHDN 2,2 tỷ lệ %. Ở
Hải Nam XHN 27,8 tỷ lệ %, NMN 58,3 tỷ lệ % [12].
1.1.2. Tình hình TBMMN ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dich tễ chỉ được quan tâm nhiều từ những năm
1990 trở lại đây:
- Theo Nguyễn Văn Đăng (1994) nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội,
Thanh Hóa, Thái Bình cho thấy tỷ lệ hiện mắc trung binh là 115,92/100.000 dân, tỷ
lệ mắc mới là 28,25/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 20,55/100.000 dân[13].



4

- Ở Miền Nam, Lê Văn Thành và cộng sự (2003) nghiên cứu dịch tễ ở Thành
phố Hồ Chí Minh và Kiên Giang thấy: Tỷ lệ mắc mới hàng năm 152/100.000 dân,
tỷ lệ hiện mắc 606/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 36,06 tỷ lệ %[14].
- Tại miền Trung, theo nghiên cứu của Hoàng Khánh và cộng sự thời kỳ 19891993 cho thấy tỷ lệ mắc mới có xu hướng tăng dần 16,3/100.000 dân năm 1989 lên
47,5/100.000 dân năm 1993[14]
- Theo Đặng Quang Tâm (2005) nghiên cứu ở Cần Thơ cho thấy: tỷ lệ mắc
mới hàng năm 29,4/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc 129/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là
33,53/100.000 dân[15].
- Nghiên cứu của Trần Văn Tuấn (2007) tại Thái Nguyên cho thấy: tỷ lệ mắc
mới hàng năm 8,5/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc 100,4/100.000 dân và tỷ lệ tử vong
là 5/100.000 dân[15].
- Dương Đình Chỉnh nghiên cứu tại Nghệ An năm 2007 – 2008 cho thấy: tỷ lệ
mắc mới hàng năm 104,7/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc 355,9/100.000 dân và tỷ lệ tử
vong là 65,1/100.000 dân[16].
1.2. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO YHHĐ.
TBMMN được định nghĩa là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra
đột ngột do nguyên nhân mạch máu não (thường tắc hay vỡ động mạch não). Các
tổn thương thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ, hoặc diễn
biến nặng có thể tử vong trong vòng 24 giờ [17].
Trên lâm sàng được chia thành 2 thể chính là: nhồi máu não hay thiếu máu
não cục bộ (chiếm 80 tỷ lệ %) và chảy máu não (xuất huyết não) [17], [18].
1.2.1. Xuất huyết não.
Chảy máu não là hiện tượng chảy máu vào trong nhu mô não đột ngột và cấp
tính. Chảy máu não có tỷ lệ 10-30 tỷ lệ % của TBMMN chung và là nguyên nhân
đưa đến tàn phế hay tử vong trong vòng 6 tháng với tỷ lệ 30-50 tỷ lệ % [19].
- Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não [20]:
Chảy máu não tự phát thường xuất hiện ưu thế tại các phần sâu của bán cầu
đại não, vị trí chảy máu tại nhân đậu chiếm khoảng 35-50 tỷ lệ % các trường hợp.



5

Chảy máu não gần như hầu hết bắt nguồn từ những phình mạch, các phình mạch
này chủ yếu thấy tại các động mạch xuyên, chúng là tận cùng của các động mạch
nền não, thân não, tiểu não sau dưới và tiểu não trước trên. Thành mạch suy yếu tạo
nên những phình mạch. Tăng huyết áp là yếu tố thuận lợi cho sự vỡ thành động
mạch, và hậu quả là máu tràn vào tổ chức não.
1.2.2. Nhồi máu não.
Thiếu máu não cục bộ là hậu quả của sự giảm lưu lượng máu hoặc đình chỉ sự
lưu thông của một hoặc nhiều động mạch mà chúng tưới máu, nuôi dưỡng vùng nào
đó của não, nói cách khác là nhồi máu não [20].
1.2.2.1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân tại mạch máu não như xơ vữa thành mạch, làm hẹp động mạch,
viêm động mạch nhất là động mạch nhỏ.
Nguyên nhân từ nơi khác như một mảng xơ vữa, một huyết khối di chuyển tới
một nhánh động mạch có đường kính bằng đường kính cục huyết khối và làm mạch
bị lấp [21].
1.2.2.2 Cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não:
Lưu lượng máu não bình thường 55ml /100g não/ phút. Khi bị tai biến thiếu
máu cục bộ ổ nhồi máu phân biệt hai vùng rõ ràng :
+ Vùng trung tâm lưu lượng máu 10 – 15ml /100g não /phút. Các tế bào vùng
này chết không cứu vãn được gọi là vùng hoại tử.
+ Vùng ngoại vi, lưu lượng máu 23 – 30ml /100g não /phút, các tế bào não
không chết nhưng không hoạt động gọi là vùng tranh tối tranh sáng [22]
Vùng tranh tối tranh sáng còn được gọi là vùng nửa tối. Vùng này nếu được
tưới bù do tuần hoàn bằng hệ mạch hoặc nhờ thuốc giúp hấp thụ oxy, sẽ hồi phục, vì
vậy gọi là vùng điều trị. Thời gian tồn tại vùng nửa tối gọi là cửa sổ điều trị, thường
là 3 – 72 giờ, quá thời gian đó các tế bào chuyển sang hoại tử, vì vậy phải điều trị

càng sớm càng tốt, “thời gian là não – time is brain”. Vùng nửa tối tồn tại được nhờ
các yếu tố tăng trưởng thần kinh (FGF, TGF, IGF). Nhiều khuyến cáo khuyên nên
dùng các yếu tố tăng trưởng thần kinh ngay giờ phút đầu tại nhà hoặc trên xe cấp


6

cứu với hy vọng ké dài cửa sổ điều trị chờ điều kiện thuận lợi để tế bào não hồi
phục [23].
1.2.3. Những yếu tố nguy cơ của TBMMN.
Các yếu tố nguy cơ được chia thành hai nhóm: Nhóm không thay đổi được và
nhóm có thể thay đổi được [24], [25].
1.2.3.1. Nhóm không thay đổi được:
Tuổi, giới, chủng tộc, di truyền, địa lý. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đều
đưa đến kết luận TBMMN tăng theo tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở đi. Nam giới
bị TBMMN nhiều hơn nữ từ 1,5 đến 2 lần [24].
1.2.3.2 Nhóm có thể thay đổi được:
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh
của TBMMN. Tăng huyết áp tâm thu, tâm trương hay cả tâm thu lẫn tâm trương là
YTNC độc lập gây ra tất cả các loại TBMMN.Khi huyết áp tâm thu (Hatt) từ
160mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương (Hattr) từ 95mmHg trở lên, tỷ lệ
TBMN ở người tăng huyết áp so với những người huyết áp bình thường sẽ tăng từ
2,9 lần (đối với nữ) đến 3,1 lần (đối với nam) [24], [26].
Rối loạn lipid máu: Lipid trong huyết tương tồn tại dưới dạng kết hợp với
apoprotein và được chia làm ba loại: lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL –
Cholesterol) chiếm 40 đến 50 tỷ lệ % các loại lipoprotein tham gia vào cơ chế gây
dày lớp áo trong của thành mạch; lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL –
Cholesterol) chiếm 17 đến 23 tỷ lệ % các loại lipoprotein có tác dụng bảo vệ thành
mạch; triglycerid chiếm 8 đến 12 tỷ lệ % các lipoprotein và cũng tham gia vào cơ
chế tạo mảng xơ vữa mạch. Mức độ HDL thấp (dưới 0,9mmol/l), mức độ cao của

Triglycerid (trên 2,3mmol/l) cộng với sự tăng huyết áp sẽ gia tăng gấp đôi nguy cơ
TBMMN [24].
Béo phì: là một yếu tố không trực tiếp gây TBMMN mà thông qua các bệnh
tim mạch. Có sự liên quan rất rõ rệt giữa béo phì, tăng huyết áp và sự đề kháng
Insulin.


7

Các bệnh lý tim: Rung nhĩ không có bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim cấp,
phì đại thất trái, bệnh tim do thấp, các tai biến do van tim giả là nguyên nhân chủ
yếu gây tắc mạch não từ tim [24], [27].
Đái tháo đường: là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể TBMMN [20].
Hút thuốc lá: Nguy cơ tương đối của TBMMN ở người hút thuốc lá nhiều
(trên 40 điếu/ ngày) gấp hai lần ở người hút thuốc lá ít (dưới 10 điếu/ ngày) [24].
Rượu: Lạm dụng rượu (56 đến 70g rượu hàng ngày hoặc say quá chén) sẽ
làm tăng áp lực máu, tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông máu, tăng mức triglycerid, cơn
rung nhĩ kịch phát, bệnh cơ tim và liên quan đến sự gia tăng của nguy cơ TBMMN
(đặc biệt là thể chảy máu não) [24].
Tiền sử bị tai biến thoáng qua: Nguy cơ xảy ra TBMMN sau cơn thiếu
máu thoáng qua là 10 tỷ lệ % trong năm đầu tiên; sau đó trong năm năm tiếp
theo, mỗi năm có tỷ lệ 5 tỷ lệ % [24].
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác cũng được xếp vào nhóm này như tình trạng
kháng insulin, sử dụng thuốc ngừa thai, lạm dụng thuốc và dùng thuốc gây nghiện,
ít vận động thể lực, bệnh tế bào hình liềm, tăng acid uric máu, nhiễm khuẩn, yếu tố
tâm lý, tăng homocystein máu, các yếu tố đông máu, hẹp động mạch cảnh chưa có
triệu chứng [24], [25], [26].
1.2.4. Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
1.2.4.1. Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu [18].

- Sinh hóa máu: định lượng glucose, ure, creatinin, điện giải đồ, cholesterol,
triglycerid, cholesterol – LDL, cholesterol – HDL, đông máu cơ bản nhằm xác định
yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm theo [18], [26].
1.2.4.2. Chẩn đoán hình ảnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não giúp phân biệt chính xác NMN và XHN,
vị trí và độ lớn của tổn thương [26],[25]. Trên thực tế chụp CLVT sọ não cho kết
quả âm tính xấp xỉ một phần ba số trường hợp TBMMN đã được chẩn đoán lâm
sàng [21], [9].


8

- Chụp cộng hưởng từ sọ não có độ nhạy cao hơn chụp CLVT sọ não. Hình
ảnh xuất huyết não là hình ảnh tăng tín hiệu thì T1, hình ảnh NMN là tăng tín hiệu
thuần nhất trên T2 và giảm tín hiệu trên T1 [10], [17], [21].
- Chụp X quang tim phổi tìm các bệnh lý ở phổi kèm theo khi có chỉ định [17].
- Ghi điện tim, xét nghiệm men tim và siêu âm tim mạch: Phát hiện bệnh
lý van tim, cơ tim, huyết khối buồng tim, rối loạn nhịp tim [17], [22].
- Siêu âm ổ bụng tổng quát.
• Một số xét nghiệm khác:
- Chọc dò dịch não - tuỷ: Giúp chẩn đoán phân biệt nhồi máu não và chảy
máu trong sọ, Dịch não tủy sẽ thấy có máu đỏ không đông trong ống nghiệm trong
xuất huyết não [28].
- Ghi điện não: thường thấy hoạt động điện não giảm, nhưng thay đổi này
không đặc hiệu [21].
- Chụp động mạch não số hoá xoá nền cho hình ảnh động mạch não rõ nét,
phát hiện được tắc, hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch, co thắt mạch não
[29], [32].
- Siêu âm Doppler: để phát hiện tắc, hẹp hệ động mạch cảnh trong và ngoài sọ [21].
1.2.5. Chẩn đoán TBMMN.

1.2.5.1. Nhồi máu não:
+ Tiền sử: Thiếu máu não thoáng qua, các yếu tố nguy cơ (tăng huyết áp, rối
loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch). Thường gặp ở người trên 50 tuổi
[23], [30].
+ Tính chất xuất hiện: các triệu chứng, dấu hiệu thần kinh khu trú xuất hiện
đột ngột từ vài phút, vài giờ, tối đa có thể vài ngày. Các triệu chứng có thể tăng dần
đến ngày thứ 3-4 sau đó giảm dần.
+ Triệu chứng thần kinh khu trú: biểu hiện thiếu sót chức năng vùng não bị
tổn thương. Liệt nửa người, có thể kèm theo rối loạn cảm giác, thất ngôn, bán manh,
chóng mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, hội chứng giao bên…


9

+ Rối loạn ý thức: thường không có hoặc nhẹ, rối loạn ý thức nặng nếu tổn
thương diện rộng, có thể kèm rối loạn tâm thần trong những ngày đầu, đặc biệt ở
bệnh nhân trên 65 tuổi.
+ Cơn động kinh: cục bộ hoặc toàn thể (5 tỷ lệ % các trường hợp)
+ Chụp cắt lớp vi tính: Hình ảnh vùng giảm tỷ trọng ở nhu mô não thuộc khu
vực động mạch bị tổn thương chi phối [17].
+ Chụp công hưởng từ: Hình ảnh tăng tín hiệu thuần nhất trên T2 và giảm tín
hiệu trên T1 [29].
1.2.5.2. Xuất huyết não:
+ Tiền sử: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu….
+ Khởi phát: Thường đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn, rối loạn ý thức (có thể
hôn mê).
+ Các triệu chứng thần kinh khu trú: Xuất hiện nhanh, rầm rộ như liệt nửa
người, liệt dây thần kinh sọ não,…
+ Cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể (chiếm 10-20 tỷ lệ % các trường hợp)
+ Hội chứng màng não: Có thể có nếu kèm xuất huyết màng não.

+ Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Nếu ổ xuất huyết lớn.
+ Chụp cắt lớp vi tính: Hình ảnh ổ tăng tỷ trọng ở nhu mô não thuộc khu vực
của động mạch bị tổn thương chi phối [17].
+ Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh tăng tín hiệu thì T1[29].
1.2.6. Phân chia giai đoạn TBMMN.
TBMMN để lại di chứng thường gặp nhất là liệt nửa người với các mức độ
khác nhau. Liệt nửa người có thể diễn biến qua các giai đoạn: cấp tính, hồi phục và
giai đoạn di chứng [31].
1.2.7. Điều trị TBMMN.
1.2.7.1. Điều trị giai đoạn cấp
Điều trị TBMMN phải đạt được mục đích “ Hạn chế tàn phế mà không tăng
tỷ lệ tử vong” theo phương châm phát hiện sớm các YTNC, điều trị dự phòng là căn
bản [31].


10

a) Nguyên tắc điều trị:
Điều trị TBMMN nhằm mục đích phòng các biến chứng, khôi phục tổn
thương cấp tính của nhu mô não và phòng đột quỵ tái phát [22]:
- Phòng biến chứng: chống phù não; kiểm soát huyết áp động mạch; phòng
huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc động mạch phổi; phòng viêm phổi do sặc hoặc trào
ngược; kiểm soát đường máu; kiểm soát thân nhiệt; theo dõi và chăm sóc; phẫu
thuật mở hộp sọ hoặc dẫn lưu não thất giảm áp lực nội sọ (khi cần); điều trị nguyên
nhân và yếu tố nguy cơ.
- Khôi phục các tổn thương nhu mô não cấp tính: các thuốc tiêu sợi huyết;
thuốc chống đông heparin; thuốc chống ngưng tập tiểu cầu aspirin; thuốc bảo vệ tế
bào thần kinh.
- Phòng tái phát TBMMN: là kiểm soát tốt các yếu tô nguy cơ.
b) Một số thuốc điều trị

- Thuốc giãn mạch: Thường dùng: Nimodipin (Nimotop), Flunarizin
(Sibelium), Naftidrofuryl (Praxilen), Buflomedil (Fonzylan) [25].
- Thuốc làm tiêu Fibrin và tan huyết khối t-PA,chế phẩm của t-PA là Alteplase
(t-PA tái tổ hợp – recombinant t-PA) [33].
- Thuốc chống đông máu(Lovenox).
- Thuốc chống kết dính tiểu cầu: Aspirin, Clopidogrel (Plavix)
- Thuốc bảo vệ thần kinh: Citicolin (Cytidin 5’-diphosphocholin hay CDPcholin), Cerebrolysin
- Yếu tố phát triển
- Phục hồi và tái tạo vùng não tổn thương:Vinpocetin (Cavinton), Piracetam
(Nootropyl)
1.2.7.2. Điều trị giai đoạn phục hồi và di chứng.
- Duy trì sức khỏe ổn định, tạo điều kiện cho luyện tập vận động.
- kiểm soát mẫu co cứng, bán trật khớp vai, hội chứng vai tay.
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liêt.
- Tạo thuận lợi và khuyến khích tối đa cho hoạt động chức năng.


11

- Phục hồi chức năng tri giác, nhận thức, ngôn ngữ.
- Phòng và điều trị các thương tật thứ cấp.
- Giáo dục và hướng dẫn cho gia đình tham gia phục hồi chứ năng cho bệnh nhân.
1.3. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO YHCT.
Trong YHCT không có bệnh danh TBMMN nói chung hay xuất huyết não,
nhồi máu não nói riêng. Với triệu chứng lâm sàng và tính chất xuất hiện đột ngột
trong giai đoạn cấp theo YHHĐ, YHCT xếp TBMMN vào chứng trúng phong. Sau
giai đoạn cấp với triệu chứng liệt nửa người nổi bật, bệnh được YHCT xếp vào
chứng bán thân bất toại [34].
1.3.1. Một số quan niệm về trúng phong và nguyên nhân trúng phong.
Trúng phong còn gọi là thốt trúng, vì bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng,

triệu chứng thường nhiều biến hóa, phù hợp với tính thiện hành đa biến của phong. Bệnh
nhân đột nhiên ngã ra bất tỉnh hoặc vẫn còn tỉnh, bán thân bất toại hoặc tứ chi không cử
động được, miệng méo, mắt lệch, nói khó [34].
- Sách Kim Quỹ cho rằng: “Mạch lạc hư không, phong tà thừa cơ xâm nhập
gây chứng trúng phong, tùy theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh lạc
hay tạng phủ” [35].
- Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) đã nói: “Trúng phong là đầu mối các bệnh,
biến hoá lạ thường và phát bệnh khác biệt. Triệu chứng là thình lình ngã ra, hôn mê
bất tỉnh, miệng méo mắt lệch, sùi bọt mép, bán thân bất toại, nói năng ú ớ, chân tay
cứng đờ không co duỗi được. Các chứng trạng như thế đều là trúng phong cả” [36].
- Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) mô tả chứng
trúng phong như sau: “Trúng phong là bỗng nhiên ngã vật ra, người mắc bệnh này
bảy đến tám phần do âm hư, còn do dương hư chỉ một hai phần, bệnh phần nhiều do
hư yếu bên trong mà sinh ra phong, thỉnh thoảng mới có ngoại phong…” [37].
Ngày nay, đúc kết kinh nghiệm của các danh y đi trước và kinh nghiệm
thực tiễn, các thầy thuốc YHCT cho rằng nguyên nhân của trúng phong là do:


12

+ Nội thương hao tổn: tố chất cơ thể âm huyết suy, dương thịnh hoả vượng,
phong hoả dễ tích hoặc do cơ thể già yếu can thận âm hư, can dương thiên
thịnh, khí huyết thượng nghịch lên che mờ nguyên thần, đột nhiên mà phát
bệnh [35].
+ Ẩm thực bất điều: do ăn uống không điều độ, ảnh hưởng đến công năng tỳ
vị, thấp nội sinh tích tụ sinh đàm, đàm thấp sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong, phong
kết hợp với đàm phạm vào mạch lạc, đi lên trên làm tắc thanh khiếu gây bệnh [35].
+ Tình chí thương tổn: uất nộ thương can, can khí bất hoà, khí uất hoá hoả,
can dương bạo cang, thận thủy hư không chế ước được tâm hoả, khí huyết thượng
xung lên não mà gây bệnh [35].

+ Khí huyết hư tà trúng vào kinh lạc: do khí huyết không đủ, mạch lạc hư
rỗng nên phong tà nhân chỗ hư trúng vào kinh lạc làm khí huyết tắc trở. Hoặc
người béo khí suy, đàm thấp thịnh, ngoại phong dẫn động đàm thấp bế tắc kinh
lạc gây nên bệnh [35].
- Như vậy nguyên nhân của trúng phong theo YHCT là do ngoại phong và nội
phong nhưng chủ yếu do nội phong là chính.
+ Ngoại phong: do ảnh hưởng của khí hậu, phong tà nhân chính khí cơ thể
suy giảm, tấu lý sơ hở, mạch lạc trống rỗng mà xâm nhập vào.
+ Nội phong: phong do bên trong cơ thể sinh ra, do âm dương mất cân bằng,
chính khí cơ thể suy kém làm hao tổn chân âm, ảnh hưởng đến can thận. Can là tạng
thuộc phong, nếu can âm suy kém sẽ dẫn đến can hoả vượng, nhiệt hoá hoả, hoả
thịnh thì phong động, che lấp các khiếu, rối loạn thần minh gây nên chứng trúng
phong. Nếu nhẹ là trúng phong kinh lạc, nặng là trúng phong tạng phủ, chữa không
kịp thời sẽ tử vong hoặc để lại di chứng bán thân bất toại.
1.3.2. Phân loại chứng trúng phong:
Chứng trúng phong chia làm hai thể lớn:
- Trúng phong kinh lạc (TPKL) nói chung không có sự thay đổi về thần chí,
bệnh nhẹ. Triệu chứng chính là chân tay tê dại, yếu nửa người, nói khó, rêu lưỡi
trắng, mạch phù sác.


13

- Trúng phong tạng phủ (TPTP) bệnh xuất hiện đột ngột, liệt nửa người
có hôn mê, có hai chứng:
+ Chứng bế: bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm chặt,
da mặt đỏ, chân tay ấm, không có rối loạn cơ tròn, mạch huyền hữu lực.
+ Chứng thoát: bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay duỗi, chân tay lạnh, có rối
loạn cơ tròn, mạch trầm huyền vô lực [38].
Trúng phong được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn cấp tính, giai đoạn hồi

phục, giai đoạn di chứng [39]. Trong phạm vi đề tài chúng tôi chủ yếu đề cập đến
giai đoạn hồi phục.
1.3.3. Tổng quan chứng bán thân bất toại.
Bán thân bất toại (nửa người vận động không theo ý muốn) là hậu quả của
chứng trúng phong, biểu hiện của thượng hạ chi một bên phải hoặc trái tê dại,
không cử động, có thể còn cảm giác biết đau, biết nóng, lạnh, tay không cầm nắm
được, chân không đi lại được. YHCT kết hợp dùng thuốc và châm cứu, xoa bóp
bấm huyệt phục hồi di chứng rất hiệu quả [40].
 Các thể lâm sàng
Theo Bài giảng “Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền” Trường Đại học Y Hà
Nội năm 2012, chứng bán thân bất toại chia thành 3 thể [40].
a) Thể can thận âm hư
Thường gặp ở những bệnh nhân tăng huyết áp, xơ vữa mạch, người trẻ tuổi.
- triệu chứng: Liệt nửa người, nửa mặt dưới cùng bên, tay chân bên liệt tê
dại, hay hoa mắt chóng mặt, mạch huyền tế sác.
- Pháp điều trị: Tư âm tiềm dương, trấn hỏa tức phong.
- Bài thuốc: Đại định phong châu (xuất xứ Ôn bệnh điều biện) hoặc Chân châu
mẫu hoàn (xuất xứ Trương thị Y Thông Q.14) hoặc Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm
(xuất xứ Tiểu nhi dược chứng chân quyết).
- Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Kiên ngung, khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại
quan, Dương trì, Hợp cốc, Bát tà, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Huyền chung,


14

Côn lôn, Giải khê bên liệt, Giáp tích C7 – D1, TL4 – TL5, Châm thêm: Thái khê,
Tam âm giao, Thái xung, Nội quan 2 bên.
Miệng méo châm: Địa thương, Giáp xa, Thừa tương bên liệt.
Nói ngọng châm: Liêm tuyền, Thượng liêm tuyền, Giản sử, Thông lý.
- Thủy châm: Vitamin B1, B6, B12, Cerebrolysin vào một số huyệt.

- Xoa bóp bấm huyệ: Bóp day ấn huyệt, vận động bên liệt.
- Hướng dẫn, động viên bệnh nhân tự tập luyện, vận động.
- Cấy chỉ vào một số huyệt.
b) Thể phong đàm
Thương gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, béo phì, Cholesterol cao.
- Triệu chứng: Liệt nửa người kèm theo liệt nửa mặt dưới cùng bên, tay chân
tê dại, nặng nề, lưỡi cử động khó, có nói ngọng hoặc không, rêu lưỡi trắng dày nhớt,
mạch phù hoạt hoặc huyền hoạt.
- Pháp điều trị: Trừ đàm thông lạc, thanh can giáng hỏa.
- Bài thuốc: Đạo đàm thang ( xuất xứ Tế sinh phương) hoặc Thiên ma câu
đằng ẩm ( xuất xứ Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa).
- Châm cứu: Châm các huyệt nửa người bên liệt, méo miệng, nói ngọng
giống như thể Can thận âm hư.
Thêm Túc tam lý, Phong long 2 bên.
- Thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, thuốc và các động tác tập luyện
như thể Can thận âm hư.
c) Thể khí trệ huyết ứ
- Triệu chứng: liệt nửa người, liệt mặt cùng bên, có nói ngọng hoặc
không, triệu chứng liệt khởi đầu từ từ, giai đoạn toàn phát có hôn mê hoặc
không, mạch sáp.
- Pháp điều trị: Ích khí hoạt huyết, khu phong hóa đàm.
- Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang (xuất xứ Y lâm cải thác).
- Châm cứu: Châm các huyệt nửa người bên liệt, méo miệng, nói ngọng giống
như thể Can thận âm hư.


15

Thêm Huyết hải, Thái uyên 2 bên để hoạt huyết tiêu ứ.
- Thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, thuốc và các động tác tập luyện

như thể Can thận âm hư.
1.3.4. Tổng quan bài thuốc nghiên cứu
Bổ dương hoàn ngũ thang trích trong “Y lâm cải thác” của tác giả Vương
Thanh Nhậm [41]. Bao gồm các vị thuốc: Sinh hoàng kỳ 120g, Quy vĩ 12g, Xích
thược 12g, Hồng hoa 8g, Địa long 6g, Đào nhân 8g, Xuyên khung 8g.(Phụ lục 3)
- Công dụng: Bổ khí – hoạt huyết, khứ ứ thông lạc.
- Chỉ định: Bán thân bất toại, miệng méo mắt lệch, nói khó, hoặc nửa người
mềm yếu, đại tiện táo, tiểu ít, ăn uống kém. Tương đương với YHHĐ là TBMMN
giai đoạn hồi phục.
Đạo đàm thang trích trong “ Tế sinh phương” của tác giả Ngiêm Dụng Hoàn
[42]. Bao gồm các vị thuốc: Bán hạ 8g, Trần bì 8g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g, Chỉ
thực 6g, Thiên nam tinh 6g, Sinh khương 6g. (Phụ lục 3)
- Công dụng: Ích khí, trừ đàm hóa trọc.
- Chỉ định: Chứng trúng phong, đàm mê tâm khiếu, lưỡi cứng không nói
được. Tương đương với YHHĐ là TBMMN do tăng Cholesteron máu, béo phì.
- Tác dụng chung của hợp phương điều trị chứng bán thân bất toại chủ yếu
thể khí trệ huyết ứ và thể phong đàm.
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
ĐIỀU TRỊ TBMMN SAU GIAI ĐOẠN CẤP
1.4.1. Một số nghiên cứu ở Trung Quốc
- Khúc Hải Nguyên (1985) – Bệnh viện Trung y Cát Lâm, dùng “Địa long
đan sâm thang” bao gồm các vị: Địa long 20g, Đan sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng
hoa 15g, Sinh địa 20g, Một dược 10g. Kết quả: tốt 4 trường hợp, khá 27 trường hợp,
không kết quả 1 trường hợp, tỷ lệ đạt 96 tỷ lệ % [43].
- Trương Văn Học (1987) – Học viện Trung y Thiểm Tây, dùng “Thông mạch
sơ lạc phương” gồm các vị: Hoàng kỳ 30g, Đan sâm 30g, Quế chi 10g, Sơn tra 30g,
Ngưu tất 15g, Địa long 15g, Xuyên khung 10g. Điều trị 110 trường hợp nhũn não.


16


Kết quả: loại tốt 47,3 tỷ lệ %, khá 32,7 tỷ lệ %, trung bình 18,2 tỷ lệ %, không kết
quả 1,8 tỷ lệ %. Tỷ lệ có kết quả là 92 tỷ lệ % [43].
1.4.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam
- Năm 2005, Nguyễn Đức Vượng dùng “Kiện não hoàn” điều trị nhồi máu
não sau giai đoạn cấp. Kết quả theo thang điểm Rankin: 50 tỷ lệ % bệnh nhân
phục hồi độ 1; 36,7 tỷ lệ % còn lại di chứng nhẹ; 10 tỷ lệ % di chứng vừa; 3,3
tỷ lệ % liệt độ 4 [44].
- Trần Thị Quyên (2005) “Đánh giá điều trị phục hồi chức năng vận động
do NMN sau giai đoạn cấp bằng viên nén Bổ dương hoàn ngũ kết hợp với điện
châm”, trên 30 bệnh nhân tại Bệnh viện YHCT Bộ công an và Bệnh viện Châm
cứu trung ương. Kết quả: 100% bệnh nhân cải thiện độ liệt, loại tốt 66,7 tỷ lệ
%, khá 20,0 tỷ lệ % [45].
- Năm 2005, Nguyễn Văn Vụ điều trị 103 bệnh nhân bị NMN sau giai
đoạn cấp bằng Kỷ cúc địa hoàng hoàn và Tứ vật đào hồng. Kết quả: 88,35 tỷ lệ
% giảm độ liệt trong đó 11,7 tỷ lệ % hồi phục hoàn toàn; 18,3 tỷ lệ % đỡ nhiều
và 58,3 tỷ lệ % đỡ ít [56].
- Ngô Quỳnh Hoa (2013) “Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc
“Thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp”, Điều trị
cho 45 bệnh nhân tại Khoa YHCT Bệnh viên Sanh - Pôn. Kết quả: có 51,11 tỷ lệ %
dịch chuyển được 1 độ và 40 tỷ lệ % dịch chuyển được 2 độ theo thang điểm
Barthel, Điểm trung bình Barthel tăng được 34,22±11,28 điểm [47]


17

Chương 2
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Hợp phương nghiên cứu

2.1.1.1. Thành phần bài thuốc
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc
Stt
Tên thuốc
1
Sinh hoàng kỳ

Tên khoa học
Radix Astragali

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Radix Angelia sinensis
Radix Paconaerubrae
Flos Carthami
Pheretima asiatica
Simen Persicae
RhizomaLigustici Wallichii

Rhizoma Pinelliae
Pericarpium Citri reticulatae
Poria cocos Wolf
Radix Glycyrrhizae
Fructus Aurantii immaturus
Rhizoma Arisaematis
Rhizoma Zingiberis

Quy vĩ
Xích thược
Hồng hoa
Địa long
Đào nhân
Xuyên khung
Bán hạ chế
Trần bì
Bạch linh
Cam thảo
Chỉ thực
Nam tinh
Sinh khương

Liều
120
g
12g
12g
8g
6g
8g

8g
8g
8g
12g
4g
6g
6g
6g

Tác dụng
Đại bổ nguyên khí
Bổ huyết – hoạt huyết,
Hoạt huyết, nhuận táo,
Phá ứ, sinh huyết mới
Thanh nhiệt, trấn kinh,
Phá huyết, hành ứ,
Hoạt huyết, giảm đau
Táo thấp hóa đàm
Bổ khí, trừ đàm
Bổ khí, thẩm thấp
Bổ khí hòa trung
Hạ khí hóa đàm
Khu phong khứ đàm
Ôn trung tán hàn

Các vị thuốc được kiểm định theo tiêu chuẩn dược điển IV [48].
2.1.1.2. Dạng bào chế, cách dùng, liệu trình điều trị
- Dạng bào chế: Thuốc được sắc bằng máy sắc thuốc tự động Hàn Quốc, nhập
khẩu bởi công ty CP TM – SX Thiết bị kỹ thuật y tế Medtech, đóng gói tự động
150ml/gói tại khoa Dược bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc.

- Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.
- Liệu trình: Uống 2 gói/ ngày x 30 ngày, chia 2 lần/ ngày, uống nguội xa bữa ăn.


18

2.1.2. Máy điện châm: Hai tần số bổ - tả.
2.1.3. Kim châm cứu: Loại 6 – 20 cm, dùng riêng cho từng bệnh nhân, vô khuẩn.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân được chẩn đoán là TBMMN sau giai đoạn cấp, không
phân biệt giới tính, nghề nghiệp, đến khám và điều trị tại bệnh viện YHCT Vĩnh
Phúc từ 9/2017 – 9/2018.
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.2.2.1. Theo YHHĐ
- Là các bệnh nhân có liệt nửa người ở các mức độ khác nhau do TBMMN do
cả XHN và NMN theo YHHĐ.
- Bệnh nhân có mức độ liệt theo Rankin, Barthel, Orgogozo
+ Theo độ Rankin: Bệnh nhân có liệt đến độ IV [49].
+ Theo chỉ số Barthel: Bệnh nhân có điểm < 75 đ [50].
+ Theo chỉ số Orgogozo: Bệnh nhâncó điểm < 89đ [51].
- Tuổi từ 30 – 70 tuổi, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp.
- Thời gian mắc bệnh trên 1 tháng đến dưới 6 tháng.
- Các chỉ số sinh tồn tương đối ổn định về: Mạch, nhiệt độ, nhịp thở.
- Huyết áp tâm thu ≤ 160 mmHg, huyết áp tâm trương ≤ 100 mmHg.
- Nếu có rối loạn lipid máu thì ở mức: Cholesteron ≤ 6,2 mmol/l, Triglycerid
≤ 4,5 mmol/l, LDL-C ≤ 4,1 mmol/l.
- Được điều trị tại các khoa lâm sàng Bệnh viện YHCT Vĩnh phúc từ tháng
9/2017 đến tháng 9/2018.
- Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.2.2.2. Theo YHCT
Bệnh nhân TBMMN sau giai đoạn cấp đã được lựa chọn theo tiêu chuẩn của
YHHĐ, sau đó tiếp tục được phân loại bằng YHCT thông qua tứ chẩn chọn những bệnh
nhân có chứng bán thân bất toại. Nghiên cứu này tập chung vào hai thể khí trệ huyết ứ
( KTHƯ) và phong đàm (PĐ) [40].


19

Bảng 2.2. Thể bệnh nghiên cứu
Tứ chẩn
Vọng
Văn
Vấn
Thiết

Thể khí trệ huyết ứ
Chất lưỡi đỏ hoặc tím
Nói ngọng hoặc không
Triệu chứng liệt khởi đầu từ từ, giai
đoạn toàn phát có hôn mê hoặc không.
Mạch sáp

Thể phong đàm
Rêu lưỡi trắng dày nhớt
Nói ngọng hoặc không
Tay chân tê dại, nặng nề,
lưỡi cử động khó
Mạch phù hoạt hoặc
huyền hoạt


2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ: Loại trừ các bệnh nhân:
• Có một số bệnh lý kèm theo: Lao, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch
chưa được kiểm soát, HIV/AIDS, rối loạn tâm thần.
• Bệnh nhân liệt nửa người do các nguyên nhân :
- Chấn thương sọ não.
- Rối loạn các yếu tố đông máu.
- Bệnh lý về máu.
- Tắc mạch não do khí.
- U não.
- Viêm não – màng não.
- Bệnh nhân TBMMN lần thứ 2 trở lên.
- Dị ứng với bất cứ một thành phần nào của hợp phương nghiên cứu.
• Bệnh nhân không thực hiện đúng yêu cầu nghiên cứu:
- Trong thời gian điều trị, mắc các bệnh khác ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu.
- Không tuân thủ phác đồ điều trị: Uống thuốc không đủ liều, bỏ thuốc trong vòng
ba ngày liên tục, không làm đủ các xét nghiệm theo yêu cầu nghiên cứu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp can thiệp, thử nghiệm lâm
sàng mở, so sánh trước và sau điều trị và có đối chứng.
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn 60 bệnh nhân theo mẫu thuận tiện.


20

- Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30
bệnh nhân: Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, tương đồng về tuổi, giới, mức độ liệt
và thời gian bị bệnh.
2.3.2. Quy trình nghiên cứu

2.3.2.1. Tuyển chọn và thu thập thông tin bệnh nhân
60 bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng, làm bệnh án, làm các xét
nghiệm cận lâm sàng và điền đầy đủ các mục của bệnh án nghiên cứu được xây
dựng theo mẫu thống nhất.(Phụ lục 1).
2.3.2.2. Phương pháp tiến hành
Sau khi chọn được bệnh nhân đủ tiêu chuẩn, tiến hành điều trị trong 30 ngày
như sau:
- Nhóm nghiên cứu: 30 bệnh nhân điều trị bằng hợp phương và phác đồ nền.
- Nhóm chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ nền.
Phác đồ nền được áp dụng thống nhất như sau:
a) YHHĐ: Sử dụng các thuốc do công ty Dược phẩm Vĩnh phúc (VIPHACO) sản xuất:
- Thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh: Vinphacetam (Piracetam) 400 mg,
ngày 4 viên, uống sáng – chiều.
- Thuốc hạ áp: Ebitac(Enanapril) 25mg, liều lượng tùy theo mức độ tăng
huyết áp.
- Thuốc hạ mỡ máu: Atovastatin 10mg, ngày 1 viên, uống 20h tối.
- Thuốc chống ngưng tấp tiểu cầu: Aspirin 100mg, ngày 1 gói, uống sau ăn no.
b) YHCT
• Điện châm:
- Công thức huyệt theo phác đồ của Bộ Y tế năm 2008(Số: 26/2008/QĐBYT :(Phụ lục 4a) [52].
• Xoa bóp bấm huyệt
Trong YHCT, xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân TBMMN nhằm mục đích
tăng cường dinh dưỡng, chống teo cơ, cứng khớp, giúp nhanh chóng phục hồi vận
động nửa người bên liệt [53]. Xoa bóp bấm huyệt có công dụng thúc đẩy khí huyết


21

vận hành, điều hòa kinh mạch và công năng tạng phủ rất có lợi cho phục hồi chức
năng của chi và bộ phận cơ thể bị liệt. Các bộ phận cần xoa bóp là vùng đầu mặt

lưng và các chi, trọng tâm là bên liệt.
Cách tiến hành: Theo Quy trình xoa bóp bấm huyệt của Bộ Y tế năm 2013
(số:792/QĐ – BYT ngày 12/3/2013). (Phụ lục 4b) [54].
2.3.2.3. Quy trình theo dõi và đánh giá
a) Các chỉ số theo dõi:
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu khi vào viện N 0: Tuổi, giới, thời gian bị
bệnh, mức độ bệnh.
- Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Rankin, Barthel và Ogogozo
vào thời điểm trước N0 và sau điều trị N30.
- Ảnh hưởng của hợp phương nghiên cứu lên huyết áp trước N0 và sau điều trị N30.
- Ảnh hưởng của hợp phương nghiên cứu lên Lipid máu, Glucose máu trước
diều trị N0, sau 15 ngày N15 và sau điều trị N30 bằng xét nghiệm Sinh hóa máu
(Glucose, Cholesterol, Triglycerid, LDL – C, HDL – C).
- Mối liên quan giữa khả năng phục hồi vận động qua 3 thang điểm trên với
các thể bệnh YHCT.
- Tác dụng không mong muốn của hợp phương nghiên cứu như:
+ Lâm sàng: Buồn nôn, đại tiện lỏng, mề đay mẩn ngứa, nhức đầu, chóng mặt ....
+ Cận lâm sàng:
Xét nghiệm huyết học: Công thức máu
Xét nghiệm sinh hóa máu: Ure, Creatinin, ALT, AST.
b) Kỹ thuật đánh giá các chỉ số:
• Huyết áp
Theo dõi chỉ số huyết áp: HAtt, HAttr, HAtb. Huyết áp được đo hàng ngày
vào buổi sáng, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi trước đó ít nhất 15 phút, đo bằng
huyết áp kế đồng hồ ALP K2 của Nhật bản.

ΗΑtt − ΗΑttr
3
Huyết áp trung bình =
+ HAttr



22

Đánh giá phân loại huyết áp theo JNC - VI (1997) [56].
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá huyết áp: Theo phân loại JNC – VI (1997) [55]
Phân loại huyết áp

Huyết áp tâm thu (mmHg)

Tối ưu
Bình thường
Bình thường cao
Độ 1
Tăng
Độ 2
huyết áp
Độ 3

Huyết áp tâm trương

< 120
120 – 129
130 – 139
140 – 159
160 – 179
≥ 180

(mmHg)
< 80

80 – 84
85 – 89
90 – 99
100 – 109
≥ 110

• Các thang điểm đánh giá khả năng vận động:
- Thang điểm Rankin [49]
Thang điểm này được Rankin đề xuất từ năm 1957 nhằm lượng giá mức độ
tổn thiệt (handicap) của bệnh nhân sau các trường hợp chấn thương, bệnh lý mạch
máu, phẫu thuật, các bệnh tật khác.
Nội dung và cách đánh giá như sau (Phụ lục 2a)
+ Độ 1: Phục hồi hoàn toàn.
+ Độ 2: Di chứng nhẹ, tự sinh hoạt được.
+ Độ 3: Di chứng vừa, sinh hoạt cần người giúp đỡ.
+ Độ 4: Di chứng nặng, sinh hoạt cần phục vụ hoàn toàn.
+ Độ 5: Di chứng rất nặng, có nhiều biến chứng.
- Chỉ số Barthel [50]: Chỉ số này được đề xướng sử dụng trong lâm sàng
từ 1965
Bảng chỉ số Barthel có tổng số mười tiêu chí nhận định về chức năng sinh
hoạt hàng ngày của bệnh nhân với tổng số điểm là 100 (Phụ lục 2b).
Cách đánh giá: Dựa trên kết quả cho điểm theo bảng chỉ số Barthel, bệnh
nhân được phân làm bốn độ như sau:
+ Độc lập hoàn toàn: 76 đến 100 điểm (Độ I).
+ Phụ thuộc một phần: 51 đến 75 điểm (Độ II).
+ Phụ thuộc phần lớn: 26 đến 50 điểm (Độ III).
+ Phụ thuộc hoàn toàn: 0 đến 25 điểm (Độ IV).


23


- Thang điểm Orgogozo [51].
Bảng thang điểm Orgogozo có tổng số mười tiêu chí nhận định về chức năng
thần kinh, kiểm tra dựa trên quan sát và thăm khám chức năng cơ bản về ý thức,
giao tiếp và vận động tứ chi với tổng số điểm là 100 (Phụ lục 2c).
Cách đánh giá: dựa trên kết quả cho điểm theo thang điểm Orgogozo, bệnh
nhân được phân làm bốn độ như sau:
+ Độ I (Tốt): 90 - 100 điểm.
+ Độ II (Khá): 70 - 89 điểm.
+ Độ III (Trung bình): 50 - 69 điểm.
+ Độ IV (Kém): < 50 điểm.
2.3.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả:
So sánh trước N0 và sau điều trị N30 ở mỗi nhóm và so sánh giữa hai nhóm.
- Đánh giá kết quả điều trị theo YHHĐ:
+ Đánh giá phục hồi vận động theo thang điểm Rankin, đánh giá mức độ liệt và
sự phục hồi qua chỉ số Barthel và thang điểm Orgogozo.
+ Đánh giá sự thay đổi các chỉ số lipid máu, Glucose máu ở nhóm sử dụng
hợp phương.
- Đánh giá kết quả điều trị theo YHCT:Sự phục hồi vận động theo thang điểm
Rankin, Barthel và Orgogozo của hai nhóm Khí trệ huyết ứ và Phong đàm.
- Tác dụng không mong muốn của hợp phương:
• Trên lâm sàng
+ Các chỉ tiêu theo dõi: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nổi
mề đay, các triệu chứng không mong muốn khác.
+ Cách theo dõi: thống kê các loại và thời gian xuất hiện của các tác dụng
không mong muốn.
• Cận lâm sàng: Sự biến đổi các chỉ số huyết học và chức năng Gan, Thận
được đo lường vào thời điểm N1, N30 của quá trình điều trị tại Khoa Xét nghiệm
Bệnh viện YHCT Vĩnh phúc.



24

- Thời điểm đánh giá: Các bệnh nhân được theo dõi hàng ngày và được đánh
giá đầy đủ về các chỉ tiêu nghiên cứu tại ba thời điểm: Trước điều trị (N0), sau 15
ngày điều trị (N15), sau 30 ngày điều trị (N30).
- Cách đánh giá:
+ Đánh giá tiến triển độ liệt của bệnh nhân trên từng thang điểm Rankin (dựa vào
sự dịch chuyển độ liệt) sau điều trị.
Loại tốt: chuyển được hai độ liệt trở lên.
Loại khá: chuyển lên một độ liệt.
Loại kém: không chuyển độ liệt hoặc nặng lên.
+ Giá trị trung bình chỉ số Barthel và Orgogozo trước và sau điều trị.
+ Giá trị trung bình các chỉ số lipid máu, glucose máu của các BN nhóm nghiên cứu.
+ Đánh giá tần suất xuất hiện các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
của hợp phương nghiên cứu và so sánh giá trị trung bình của công thức máu, sinh
hóa máu ( chức năng Gan, Thận) trước N0 và sau điều trị N30.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu thu được trong nghiên cứu được phân tích, xử lý bằng phần mềm
Thống kê sinh học SPSS 16.0 với các thuật toán:

- Tính tỷ lệ phần trăm (tỷ lệ %).
-

Tính số trung bình ( X ).

-

Tính độ lệch chuẩn (SD).


-

Student - T test: so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình.

-

Kiểm định χ2: so sánh sự khác nhau giữa các tỷ lệ (tỷ lệ %).

-

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
2.3.4. Thời gian và địa điềm nghien cứu

- Thời gian thực hiện đề tài từ: tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.
- Địa điểm nghiên cứu: các khoa lâm sàng Bệnh viện YHCT Vĩnh Phúc


25

- Địa chỉ : Đường Nguyễn Tất Thành – Định Trung – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
2.3.5. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự cho phép của Hội đồng đề cương
Thạc sỹ Khoa YHCT, Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội và được
sự đồng ý của Ban Giám đốc Bệnh viện YHCT tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích nâng cao chất lượng
phục vụ bệnh nhân, giúp các nhà quản lý, lãnh đạo bệnh viện có giải pháp cho việc
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, ngoài ra không có mục đích riêng nào khác.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu được tôn trọng và đảm bảo an toàn về sức
khỏe lên trên mục đích nghiên cứu:

- Đối tượng và gia đình được giải thích rõ về tác dụng của phương pháp trước
khi quyết định tự nguyện tham gia nghiên cứu và có thể rút khỏi nghiên cứu bất kỳ
lúc nào.
- Nếu kết quả điều trị kém sẽ được chuyển phương pháp điều trị.
- Mọi thông tin về đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giữ bí mật.
- Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích một cách chính xác, tin cậy đảm
bảo tính xác thực của kết quả nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu được công bố cho mọi người.


×