Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG mẫu xét NGHIỆM KHÔNG đạt TIÊU CHUẨN tại TRUNG tâm HUYẾT học – TRUYỀN máu BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.94 KB, 40 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH BCH HP

THựC TRạNG MẫU XéT NGHIệM KHÔNG ĐạT TIÊU
CHUẩN
TạI TRUNG TÂM HUYếT HọC TRUYềN MáU
BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH THANH HóA

TIU LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2017 - 2019


H Ni 2020
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH BCH HP

THựC TRạNG MẫU XéT NGHIệM KHÔNG ĐạT TIÊU
CHUẩN
TạI TRUNG TÂM HUYếT HọC TRUYềN MáU
BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH THANH HóA
Ngnh o to : C nhõn iu dng


Mó ngnh

: 7720301

TIU LUN TT NGHIP C NHN Y KHOA
KHểA 2017 - 2019
Ngi hng dn khoa hc:
Ths. HONG TH HNG
BSCKII. NGUYN HUY THCH


Hà Nội – 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám Hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội.
Phòng Đào Tạo Đại Học Trường Đại Học Y Hà Nội.
Bộ Môn huyết học và truyền máu Trường Đại Học Y Hà Nội.
Ban Giám đốc BVĐK tỉnh Thanh Hóa.
Trung tâm huyết học và truyền máu BVĐK tỉnh Thanh Hóa.
Đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hoàng
Thị Hồng, Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Huy Thạch - những người thầy
mẫu mực đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các điều dưỡng viên các
khoa trong BVĐK tỉnh Thanh Hóa đã tham gia và nhiệt tình hợp tác với tôi để
xây dựng đề tài này.

Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, anh chị em và người thân trong gia đình đã
luôn động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè đã luôn ở
bên tôi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua.
Người viết khóa luận

Trần Thị Bích Hợp

4


LỜI CAM ĐOÀN
Tên tôi là Trần Thị Bích Hợp sinh viên lớp Đại học Điều dưỡng K16
Trường Đại học Y Hà Nội, Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa xin
cam đoan.
1. Đây là tiểu luận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.S Hoàng Thị Hồng, BSCKII Nguyễn Huy Thạch.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trước Pháp luật về những cảm kết này.
Người viết khóa luận

Trần Thị Bích Họp

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế

BV

: Bệnh viện

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

CSVC

: Cơ sở vật chất

CSYT

: Cơ sở y tế

CTM

: Công thức máu

DVYT


: Dịch vụ y tế

HBV

: Viêm gan B

HCV

: Viên gan C

KCB

: Khám chữa bệnh

NVYT

: Nhân viên y tế

PCR

: Phản ứng khuếch đại gen

TTBYT

: Trang thiết bị y tế

XN

: Xét nghiệm


6


MỤC LỤC
Tran

ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Các giai đoạn đảm bảo chất lượng xét nghiệm.......................................3
1.1.1. Giai đoạn trước xét nghiệm .............................................................3
1.1.2. Giai đoạn xét nghiệm .......................................................................4
1.1.3. Giai đoạn sau xét nghiệm .................................................................5
1.2. Một số yêu cầu chung với mẫu xét nghiệm............................................6
1.2.1. Bệnh phẩm máu................................................................................6
1.2.2. Bệnh phẩm dịch não tủy...................................................................8
1.2.3. Bệnh phẩm dịch ...............................................................................9
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................11
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................11
2.3. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................11
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.......................................................11
2.5. Các biến số nghiên cứu.........................................................................12
2.6. Tiêu chuẩn nhận và từ chối mẫu xét nghiệm.........................................13
2.6.1. Tiêu chuẩn nhận mẫu......................................................................13
2.6.2. Quy trình từ chối mẫu.....................................................................13
2.6.3. Tiêu chuẩn từ chối mẫu...................................................................14
2.7. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................16
3.1. Mô tả đặc điểm mẫu bệnh phẩm trong nghiên cứu...............................16


7


3.2. Khảo sát thực trạng mẫu xét nghiệm không đủ tiêu chuẩn tại TT Huyết
học – Truyền máu.........................................................................................18
3.3. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm không đủ tiêu chuẩn theo khoa phòng tại TT
Huyết học – Truyền máu theo các khoa.......................................................19
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................22
4.1. Đặc điểm mẫu bệnh phẩm trong nghiên cứu........................................22
4.2. Thực trạng mẫu xét nghiệm không đủ tiêu chuẩn tại TT Huyết học –
Truyền máu..................................................................................................22
4.3. Tỷ lệ mẫu xét nghiệm không đủ tiêu chuẩn theo khoa phòng tại TT
Huyết học – Truyền máu theo các khoa.......................................................24
4.4. Đánh giá tuân thủ tiến trình trước xét nghiệm tại TT Huyết học –
Truyền máu theo các khoa...........................................................................26
KẾT LUẬN.....................................................................................................28
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

8


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Phân bố xét nghiệm theo khoa lâm sàng.........................................16
Bảng 3.2: Tỷ lệ mẫu xét nghiệm đạt, không đạt và thủ tục hành chính..........18
Bảng 3.3. Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm không đạt do chất lượng bệnh phẩm...........19
Bảng 3.4: Tỷ lệ không đạt do chất lượng bệnh phẩm......................................20
Bảng 3.5: Tỷ lệ không đạt về chất lượng bệnh phẩm theo khoa phòng..........21
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về loại xét nghiệm......................................................17

Biểu đồ 3.2. Loại xét nghiệm..........................................................................17

9


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong công tác dự phòng và điều trị bệnh. Trong những thành tích chung đó,
lĩnh vực xét nghiệm (XN) y học đã phát triển không ngừng, đóng góp những
thành tích không nhỏ. Xét nghiệm y học là một trong những lĩnh vực không thể
thiếu nhằm giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, xác định căn nguyên để
quyết định phương pháp điều trị, đánh giá hiệu quả cũng như tiên lượng. Với
sự tiến bộ của y học, việc thực hiện các xét nghiệm như sinh hóa, huyết học,
xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm vi sinh trở thành yếu tố mang tính quyết
định cho phác đồ điều trị của các bác sĩ. Hiện nay, việc làm này đã trở thành
thường quy trong các chỉ định khám cận lâm sàng. Mặt khác, với nhu cầu về
sức khỏe, xét nghiệm giúp người bệnh có thể phát hiện sớm bệnh tật để có
phương án phòng bệnh tốt hơn…
Hiện nay đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, nền y
học nói chung và lĩnh vực xét nghiệm nói riêng phải không ngừng cải tiến
nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Thủ
tướng Chính phủ đã ra quyết định số 316/QĐ- TTg ngày 27/02/2016: Phê
duyệt đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y
học giai đoạn 2016- 2025 [1]. Thông tư số 01/2013/TT-BYT của Bộ Y tế:
hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh [3].
Cùng với sự quan tâm và đầu tư của lãnh đạo bệnh viện (BV) về cơ sở
vật chất và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện cũng đồng thời áp dụng nhiều
giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng của xét nghiệm và chất lượng hoạt
động của Trung tâm huyết học và Truyền máu. Chất lượng của xét nghiệm

phụ thuộc vào việc đảm bảo ở cả 3 giai đoạn: giai đoạn trước xét nghiệm, giai

1


đoạn xét nghiệm và giai đoạn sau xét nghiệm. Đặc biệt ở giai đoạn trước xét
nghiệm, nguy cơ sai số ở giai đoạn này là cao nhất mà lý do chính là do cách
lấy và bảo quản bệnh phẩm xét nghiệm.
Trung tâm Huyết học - Truyền máu gồm 03 đơn nguyên: Huyết học Lâm
sàng, Huyết học tế bào và Huyết học truyền máu. Được sự quan tâm của lãnh
đạo Bệnh viện, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng xét
nghiệm nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu
của lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng
mẫu xét nghiệm khi bàn giao cho trung tâm thường không đảm bảo và nhiều
mẫu trung tâm phải từ chối.Vậy tỷ lệ mẫu xét nghiệm không đảm bảo yêu cầu
và bị từ chối là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến từ chối mẫu xét nghiệm?
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa”. Nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn tại TT Huyết học Truyền máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2019.
2. Thống kê một số nguyên nhân mẫu xét nghiệm không đạt tiêu
chuẩntại TT Huyết học - Truyền máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm
2019.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các giai đoạn đảm bảo chất lượng xét nghiệm
1.1.1. Giai đoạn trước xét nghiệm (Fre-Testing)

Giai đoạn trước xét nghiệm bao gồm các công việc sau:
- Chỉ định xét nghiệm
Đây là bước đầu tiên. Việc chỉ định xét nghiệm thường do bác sĩ lâm
sàng thực hiện căn cứ trên chẩn đoán tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Tuy
nhiên chỉ định thế nào cho đúng cũng là vấn đề không hề nhỏ.Chỉ định phải
sát với tình trạng của bệnh nhân mới có khả năng phát hiện và chẩn đoán
đúng bệnh.Chỉ định phải đúng thời điểm.Ví dụ không thể chỉ định làm xét
nghiệm công thức máu khi mà bệnh nhân đang thực hiện truyền dịch, hoặc
làm các xét nghiệm về đường máu, mỡ máu sau khi bệnh nhân đã ăn...[6]
- Lấy mẫu
Việc lấy mẫu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.Mẫu ở đây
có thể là mẫu máu, mẫu nước tiểu, mẫu dịch… Mỗi loại mẫu đều có các
quy định riêng nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Ví dụ với mẫu
máu bạn phải lấy đủ số lượng, đúng loại chất chống đông, mẫu không bị vỡ
hồng cầu...[6]
- Vận chuyển mẫu
Vận chuyển mẫu ở đây có thể từ khoa phòng lấy mẫu đến phòng xét
nghiệm hoặc từ phòng xét nghiệm này đến phòng xét nghiệm khác. Theo quy
định thì mẫu phải đảm bảo được tính nguyên vẹn. Tức là thành phần các chất
trong mẫu phân tích không bị biến đổi so với ban đầu. Để đáp ứng yêu cầu
này thì mẫu cần phải chuyển đến phòng xét nghiệm sớm nhất, có thể dùng
thêm các chất bảo quản.Ví dụ với mẫu máu dùng để định lượng các chất
3


thành phần trong huyết tương/ huyết thanh thì bạn nên ly tâm tách huyết tương/
huyết thanh và gửi đi chứ không gửi máu toàn phần.Các mẫu phải được bảo
quản cần thận tránh đổ vỡ, lây nhiễm từ môi trường bên ngoài vào [6],[4].
- Nhận mẫu
Phải có cán bộ chuyên trách cho việc nhận mẫu. Khi nhận mẫu phải đánh

giá xem mẫu có đạt không? Các thông tin có trùng khớp? Mẫu có đủ số lượng
không? Có bảo quản đúng cách.Trong trường hợp người nhận mẫu đánh giá
thấy mẫu không đạt và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm thì
có quyền từ chối nhận mẫu [6],[4].
- Xử lý mẫu
Ngay sau khi nhận mẫu, cán bộ phòng xét nghiệm sẽ tiến hành xử lý
mẫu sơ bộ như ly tâm, để rã đông… Cần lưu ý là mẫu cần dược bảo đảm
tránh hư hại hoặc mất mát.
1.1.2. Giai đoạn xét nghiệm (Testing)
Đây là giai đoạn tác động trực tiếp đến kết quả. Giai đoạn này gồm 2
phần là xét nghiệm và kiểm soát chất lượng. 2 quá trình này luôn luôn được
làm song song với nhau. Xét nghiệm chính là việc sử dụng các thuốc thử
với phương pháp đã xây dựng trên các trang thiết bị để cho ra kết quả. Tuy
nhiên muốn biết được kết quả này đúng hay sai phải cần có quá trình kiểm
soát chất lượng [2].
- Quá trình xét nghiệm
Phòng xét nghiệm phải xây dựng quy trình xét nghiệm và thực hiện tuân
thủ đúng theo quy trình đã xây dựng. Quy trình xét nghiệm phải được xác
định giá trị sử dụng. Các cán bộ thực hiện xét nghiệm phải được đào tạo đúng
chuyên ngành.Phải hiểu, nắm chắc và thực hiện thành thạo các quy trình xét

4


nghiệm này. Cán bộ xét nghiệm phải tuyệt đối tuân thủ quy trình xét nghiệm
đã được ban hành. Không được tự ý thay đổi, thêm bớt các bước. Không được
thay đổi lượng hóa chất, bệnh phẩm đã được quy định trong quy trình [2].
- Quá trình kiểm soát chất lượng
Quá trình kiểm soát chất lượng phải làm thường xuyên và liên tục. Quá
trình này được thực hiện bằng các biện pháp như sử dụng mẫu kiểm tra chất

lượng (QC), thực hiện so sánh liên phòng (ngoại kiểm) hoặc so sánh với
phòng xét nghiệm tham chiếu.Trong đó đặc biệt chú ý tới mẫu QC. Việc QC
phải được thực hiện hàng ngày và kết quả mẫu QC không được vi phạm các
quy tắc. Phải nhớ không được trả kết quả cho bệnh nhân nếu kết quả QC
không phù hợp [2],[5].
1.1.3. Giai đoạn sau xét nghiệm (Post-Testing)
Giai đoạn sau xét nghiệm gồm 2 quá trình là báo cáo kết quả và lưu
giữ hồ sơ.
- Báo cáo kết quả
Kết quả phải được báo cáo chính xác và rõ ràng. Trong đó đặc biệt chú ý
tới việc truyền dữ liệu từ kết quả máy chạy ra đến phiếu kết quả của bệnh
nhân. Ngày nay với sự phát triển của vông nghệ thông tin việc truyền dữ liệu
này có thể được thực hiện tự động và chính xác. Tuy nhiên các phòng xét
nghiệm vẫn cần phải xây dựng quy trình hướng dẫn truyền dữ liệu để đảm
bảo tính chính xác của của việc sao chép kết quả xét nghiệm [2].
- Lưu giữ hồ sơ
Phòng xét nghiệm phải xây dựng một hệ thống lưu trữ hồ sơ, kết quả
xét nghiệm của bệnh nhân để có thể truy xuất, sử dụng trong tương lai.
Việc lưu giữ hồ sơ có thể sử dụng trên hệ thống điện tử hoặc bằng phương

5


pháp thủ công. Dù quản lý trên hệ thống nào cũng cần đảm bảo nguyên tắc
bảo mật nhưng cũng cần dễ dàng truy xuất. Đồng thời phải có phương án
dự phòng trong các trường hợp sự cố vẫn có thể truy xuất được. Do đó các
phòng xét nghiệm nên áp dụng cả 2 phương pháp điện tử và thủ công để
lưu giữ hồ sơ [2].
1.2. Một số yêu cầu chung với mẫu xét nghiệm
1.2.1. Bệnh phẩm máu

1.2.1.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
- Bệnh phẩm máu được chỉ định làm các xét nghiệm hóa sinh và huyết
học lâm sàng cần được lấy máu vào buổi sáng sớm khi bệnh nhân chưa ăn
uống gì.
- Bệnh nhân nhịn đói và không dùng các chất kích thích như cà phê,
thuốc lá, rượu, bia... 12 giờ trước khi lấy máu (trừ những chỉ định đặc biệt thì
thời gian nhịn đói có thể ngắn hơn ví dụ như bệnh nhân cấp cứu hoặc làm một
số xét nghiệm có yêu cầu của bác sỹ) [3].
- Bệnh nhân ngừng các hình thức tập luyện 24-48 h, ngủ ít nhất 7h và
không dùng bất cứ thuốc gì trước khi lấy máu (kể cả vitamin và thuốc tránh
thai) [3].
1.2.1.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm máu
- Thông thường lấy máu tĩnh mạch, một số xét nghiệm thì có thể phải lấy
máu mao mạch hoặc lấy máu đông mạch. Và tất cả các kỹ thuật lấy máu đều
phải bằng phương pháp vô trùng (sát trùng da bằng cồn 70o hoặc cồn iod).
Máu được đựng vào vào các tube khác nhau nhằm thu được huyết thanh,
huyết tương hoặc máu toàn phần [3].

6


- Huyết thanh: thu được bằng cách để máu đông tự nhiên trong khoảng
thời gian từ 30 phút đến 1 giờ, ly tâm ở khoảng 3.000 vòng/phút trong 10
phút, phần dịch nổi (supernatant) phía trên là huyết thanh.
- Huyết tương: thu được khi ức chế tạm thời hoặc ức chế vĩnh viễn ion
Ca2+ trong máu bằng cách thêm vào máu chất chống đông là citrat hoặc các chất
tạo phức (chelators) để tạo phức với ion Ca2+ như EDTA, oxalat hoặc heparinat.
+ EDTA-K2 và EDTA-K3 (tuýp nắp màu xanh hoặc tím) với nồng độ
1,5-2 mg/mL máu được sử dụng cho các xét nghiệm huyết học thông thường.
+ Heparin (dưới dạng các muối như amon, Li, Na, K – tuýp nắp màu

đen) được sử dụng theo tỷ lệ 25U/mL máu, hay 0,01-0,1 mL heparin/mL máu
thường dùng cho các xét nghiệm hóa sinh thông thường.
+ Fluorid (muối Na) được sử dụng với nồng độ 2 mg/mL máu (tuýp
màu xám).Fluorid có tác dụng ức chế cả sự đông máu và cả sự đường phân
(glycolysis) nên thường được sử dụng để định lượng glucose máu.
+ Dung dịch Natri citrat (tuýp màu xanh lá cây) nồng độ 3,8% hoặc
0,11 mol/L được sử dụng cho các xét nghiệm đông máu với tỷ lệ 1 thể tích
Natri citrat và 9 thể tích máu toàn phần hoặc được sử dụng để xét nghiệm tốc
độ máu lắng với tỷ lệ 1 phần Na citrat và 4 thể tích máu toàn phần.
- Máu toàn phần: máu toàn phần có thể thu được bằng cách sử dụng các
chất chống đông như đã nêu trên (không ly tâm).
- Lấy máu làm xét nghiệm theo đúng thứ tự được khuyến cáo như sau:
1. Bình cấy máu
2. Ống không chống đông
3. Ống Natri citrate
4. Ống có chứa Gel (lấy huyết thanh)

7


5. Ống Heparin
6. Ống EDTA (xét nghiệm huyết học)
7. Ống Oxalat.
- Đối với các xét nghiệm sinh học phân tử hoặc di truyền: tiến hành
phản ứng PCR, Realtime PCR mà khuyến cáo lấy ống chống đông EDTA thì
đề nghị lấy máu theo thứ tự sau:
1. Bình cấy máu
2. Ống không chống đông
3. Ống Natri citrate
4. Ống EDTA (xét nghiệm PCR, Realtime PCR )

5. Ống có chứa Gel (lấy huyết thanh)
6. Ống Heparin
7. Ống EDTA (xét nghiệm huyết học)
8. Ống Oxalat
1.2.2. Bệnh phẩm dịch não tủy
1.2.2.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
- Bệnh phẩm dịch não tủy là một trong những bệnh phẩm cần thời gian
xét nghiệm nhanh để trả kết quả cho bệnh nhân. Vì vậy khi bệnh nhân có triệu
chứng nghi ngờ viêm màng não nên được chỉ định chọc dịch não tủy làm xét
nghiệm càng sớm càng tốt.
- Lưu ý không nên chỉ định với những bệnh nhân có dấu hiệu gia tăng áp
lực nội sọ. Dấu hiệu này được đánh giá qua soi đáy mắt thấy gai thị bị phù nề.
Chỉ định cấy dịch não tủy nên được đưa ra càng sớm càng tốt ngay sau khi có
chẩn đoán lâm sàng và trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân [2].

8


1.2.2.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm dịch não tủy
- Bệnh phẩm dịch não tủy phải do bác sỹ chuyên khoa trực tiếp chọc dò
trong điều kiện vô trùng.
- Thể tích dịch não tủy chọc dò tốt nhất là từ 5-10ml và được chia vào 2
tube thủy tinh vô trùng có nút bông chống thấm nước, hoặc 2 lọ vô trùng có
nắp chặt rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm. Một tube làm xét nghiệm vi
sinh, tube còn lại làm xét nghiệm hóa sinh và xét nghiệm tế bào.
- Khi nhận bệnh phẩm dịch não tủy, ngoài thể tích bệnh phẩm, người kỹ
thuật viên phải chú ý quan sát màu sắc dịch. Nếu dịch bị lẫn ít máu là do quá
trình chọc dò bị chạm vào mạch máu. Trừ trường hợp lẫn nhiều máu làm dịch
có màu đỏ là do bệnh lý của bệnh nhân (xuất huyết não...).
- Dịch não tuỷ để phân tích hoá sinh lâm sàng phải được sử lý với EDTA

để ngăn ngừa sự hình thành cục đông fibrin, tránh cho việc làm sai lạc số
lượng tế bào đếm được [2].
1.2.3. Bệnh phẩm dịch (dịch rửa phế quản, dịch màng phổi, dịch màng
bụng...)
1.2.3.1. Thời điểm lấy bệnh phẩm
- Khi bệnh nhân sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, có triệu chứng nhiễm
trùng hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc (kiểm tra công thức máu có bạch cầu
tăng cao...) và thăm khám thấy có dịch ở khoang màng phổi, khoang màng
bụng... [2].
- Chọc hút dịch trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh toàn thân [2].

9


1.2.3.2. Yêu cầu đối với bệnh phẩm dịch (dịch rửa phế quản, dịch màng
phổi, dịch màng bụng)
- Bệnh phẩm dịch phải do bác sỹ chuyên khoa trực tiếp chọc dò trong
điều kiện vô trùng.
- Thể tích dịch chọc dò tốt nhất là từ 3-5ml và được cho vào tube thủy
tinh vô trùng có nút bông chống thấm nước, hoặc lọ vô trùng có nắp chặt, ghi
rõ loại dịch rồi gửi ngay đến phòng xét nghiệm.

10


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các mẫu bệnh phẩm và phiếu xét nghiệm thuộc chuyên khoa huyết
học từ các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến Trung tâm huyết học
- truyền máu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019.
- Địa điểm: Trung tâm huyết học - truyền máu nhà A15, Bệnh viện đa
khoa tỉnh Thanh Hóa
2.3. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Mẫu định lượng:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên theo phần mềm tính cỡ mẫu của Tổ chức Y tế thế
giới (Simple size) theo công thức:
Z12 / 2 . p (1  p )
n
d2

Trong đó:
- N là cỡ mẫu nghiên cứu - p = 0,18 lấy theo tỷ lệ không đảm bảo chất
lượng các chỉ số xét nghiệm tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2015 [8]
- Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z)
- d = 0,05 là sai số tuyệt đối cho phép.
Thay các giá trị trên vào công thức ta được n = 228 mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
+ Phiếu xét nghiệm được thống kê từ các khoa HSTC, Trung tâm cấp
cứu, Nội tiêu hóa, Nội thần kinh, nội Hô hấp, Nội tim mạch, Ngoại tổng hợp,
ngoại chấn thương, và Huyết học lâm sàng. Tổng số: 228 mẫu (Số liệu thu
trực tiếp bằng bảng kiểm có quan sát)

11


2.5. Các biến số nghiên cứu

TT

Biến số

Chỉ số

Phân loại

Thủ tục hành chính
1 Thông tin về Thông tin về người bệnh đầy
người bệnh
2

Phương
pháp thu
thập
Bảng kiểm,

đủ, chính xác
Định danh
Phiếu chỉ định xét nghiệm Định danh

quan sát
Bảng kiểm,

Phiếu chỉ định hoàn thành đầy đủ thông tin và

quan sát

3


xét nghiệm
chính xác
Nhãn mẫu xét Nhãn mẫu xét nghiệm thông Định danh

Bảng kiểm,

4

nghiệm
Mẫu xét nghiệm

tin đầy đủ, chính xác
Mẫu xét nghiệm bảo quản và Định danh

quan sát
Bảng kiểm,

Tiếp nhận phiếu

vận chuyển đúng quy định
Là kiểm tra thông tin trên Định danh

quan sát
Bảng kiểm,

CĐ và mẫu xét

phiếu và đối chiếu mẫu xét


quan sát

nghiệm
Không thực hiện

nghiệm
Không thực hiện xét nghiệm Định danh

Bảng kiểm,

xét nghiệm

với các mẫu bệnh phẩm không

quan sát

5

6

1

đủ thông tin
Chất lượng mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm thiếu Là kiểm tra mẫu bệnh phẩm Định danh

Bảng kiểm,

2


về thể tích
không đủ thể tích (2ml)
Bệnh phẩm Thừa Là kiểm tra mẫu bệnh phẩm Định danh

quan sát
Bảng kiểm,

3

về thể tích
thừa về thể tích (2ml)
Bệnh phẩm bị vỡ Dựa trên quan sát

Định danh

quan sát
Bảng kiểm,

4

hồng cầu
Bệnh phẩm bị Dựa trên quan sát

Định danh

quan sát
Bảng kiểm,

đông dây
2.6. Tiêu chuẩn nhận và từ chối mẫu xét nghiệm

2.6.1. Tiêu chuẩn nhận mẫu
a. Những quy định chung

12

quan sát


- Nhân viên nhận mẫu: Kiểm tra phiếu yêu cầu xét nghiệm về các thông
tin liên quan đến bệnh nhân và yêu cầu xét nghiệm, nhập sổ nhận mẫu và ghi
nhận các thông tin về cách thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
- Phiếu yêu cầu xét nghiệm: Điền đầy đủ các thông tin trên phiếu xét
nghiệm như thông tin cá nhân, địa chỉ bệnh nhân, thời gian lấy mẫu, loại mẫu
và vị trí lấy mẫu trong cơ thể, yêu cầu xét nghiệm…
b. Quy định cụ thể
+ Ống bệnh phẩm được chống đông bằng EDTA
+ Số lượng 2ml
+ Không vỡ hồng cầu, không đông dây
+ Xét nghiệm đông máu cơ bản: ống bệnh phẩm chống đông bằng
NatriCitrat 3.8%, số lượng đủ 2ml, không vỡ hồng cầu, không đông dây.
Lưu ý: Bệnh phẩm sau khi lấy xong cần vận chuyển ngay đến phòng xét
nghiệm càng sớm càng tốt, chậm nhất không quá 4 giờ.
2.6.2. Quy trình từ chối mẫu
Nhân viên nhận mẫu phải kiểm tra kỹ các nội dung sau, nếu thiếu bất kỳ
thông tin nào liên quan đến mẫu và phiếu xét nghiệm thì được quyền từ chối
mẫu và ghi rõ lý do từ chối mẫu vào sổ theo dõi và yêu cầu người giao bệnh
phẩm ký xác nhận vào số giao nhận bệnh phẩm.
- Thiếu hoặc sai các thông tin ghi trên phiếu xét nghiệm
- Phiếu xét nghiệm và bệnh phẩm không phù hợp
- Bệnh phẩm không ghi nhãn

- Tuýp chống đông không phải EDTA
- Số lượng quá ít (< 0.5ml) hoặc quá nhiều (> 2ml)
- Máu bị vỡ hồng cầu, bị đông dây
- Mẫu bệnh phẩm để quá 4 giờ

13


* Đối với xét nghiệm đông máu:
- Tuýp chống đông không phải NatriCitrat 3,8%
- Số lượng ít hoặc nhiều hơn 2ml
- Máu bị vỡ hồng cầu, bị đông dây
- Mẫu bệnh phẩm để quá 4 giờ
* * Đối với các dịch
- Các loại dịch khác: (dịch não tủy, màng tim, khớp…) lấy nhiều nhất có
thể (ít nhất 2ml), không lẫn máu.
2.6.3. Tiêu chuẩn từ chối mẫu
- Đối với phiếu xét nghiệm:
+ Không đủ thông tin bệnh nhân
+ Chỉ định xét nghiệm không phù hợp với danh mục xét nghiệm
+ Không đủ thông tin về mẫu bệnh phẩm: giờ lấy mẫu, ngày lấy mẫu,
loại bệnh phẩm.
+ Không có chữ ký của Bác sỹ chỉ định
+ Phiếu xét nghiệm nhàu nát, rách mờ, nhòe chữ
- Đối với dụng cụ đựng bệnh phẩm:
+ Không đủ thông tin bệnh trên
+ Thông tin không phù hợp với phiếu xét nghiệm
+ Bị nứt vỡ, bệnh phẩm rò rỉ
+ Dụng cụ đựng bệnh phẩm không phù hợp với yêu cầu xét nghiệm
+ Không có bệnh phẩm trong dụng cụ

- Đối với bệnh phẩm:
+ Bệnh phẩm không đủ số lượng
+ Chất lượng bệnh phẩm không đạt yêu cầu

14


2.7. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, làm sạch được xử lý và phân
tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
Áp dụng các phương pháp phân tích mô tả: tần số, tỷ lệ phần trăm.

15


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô tả đặc điểm mẫu bệnh phẩm trong nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố xét nghiệm theo khoa lâm sàng
Khoa lâm sàng

Số lượng (n=228)

Tỷ lệ (%)

Khoa Hô Hấp

18

8,1


Khoa Tim Mạch

11

4,8

Khoa Thần kinh

15

7,2

Khoa tiêu hóa

27

11,4

Khoa HSTC

22

9,6

Trung tâm cấp cứu

52

22,8


Khoa chấn thương

29

13,2

Khoa Ngoại Tổng hợp

38

16,6

Huyết học lâm sàng

11

5,5

Nhận xét: Từ bảng 3.1 cho thấy phân bố mẫu xét nghiệm chiếm tỷ lệ
cao nhất là Khoa HSTC 2 với 22,8%, tiếp theo là khoa ngoại tổng hợp, ngoại
chấn thương, và nội tiêu hóa lượt là 16,6%, 13,2% và 11,4%. Chiếm tỷ lệ thấp
nhất là khoa Tim mạch 4,8%.

16


×