Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

báo cáo thực tâp tổng hợp khoa khách sạn du lịch tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.04 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
1
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
THANH HÓA
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hóa
1.1.1. Thông tin chung về bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Tên bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Thanh Hóa
Địa chỉ: 181 Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa
Điện thoại: 037.3951467/ 0966.901.212
Email:
Fax: 037.3950325
Giám đốc bệnh viện: Trần Văn Lượng
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hoá được thành lập năm 1899. Từ khi thành
lập đến nay Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hoá không ngừng phát triển về quy mô,
tốc độ và chất lượng điều trị. Hiện nay bệnh viện được Bộ y tế xác nhận là Bệnh Viên
Đa Khoa Hạng 2. Tính chất hoàn chỉnh cao không chỉ được xác định ở quy mô lớn mà
còn thể hiện qua hệ thống tổ chức chặt chẽ, qua khả năng chuyên môn và chất lượng
công tác của các khoa, phòng trong bệnh viện.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc bệnh viện, tập thể y bác sỹ, cán bộ
công nhân viên trong cơ quan đã đoàn kết nhất trí với lương tâm thầy thuốc có trách
nhiệm cao, tập trung phục vụ bệnh nhân và đã cứu chữa được nhiều ca bệnh hiểm
nghèo được nhân dân tin cậy và mến phục. Kết quả khám chữa bệnh năm sau cao hơn
năm trước và liên tiếp trong 3 năm liên tiếp (1997 - 1999) Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hoá được Bộ y tế công nhận xếp loại Bệnh viên khá toàn ngành.
Cùng với quá trình đào tạo qua trường lớp là quá trình tự tu dưỡng của mối người thầy
thuốc. Từ thầy thuốc tốt nghiệp ở trường đại học đến thầy thuốc trên thực tế giường
bệnh đều có khả năng nắm bắt những thành tựu mới của y học hiện đại để phục vụ
người bệnh.


2
1.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
1.2.1. Mô hình tổ chức bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa)
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
• Ưu điểm:
- Mô hình xây dựng dựa trên nguyên tắc thống nhất chỉ huy, từ trên xuống
dưới, từ ban lãnh đạo đến các phòng, ban
- Ban giám đốc ra quyết định, các trưởng phòng, ban thực hiện nhiệm vụ được
giao và quản lý phòng mình
• Nhược điểm:
- Chưa có thể hiện được sự liên kết giữa các phòng ban
Ban Giám đốc
Phòng kế
hoạch
tổng hợp
Phòng
Tài chính
Kế toán
Phòng Hành
chính quản
trị
Phòng
điều
dưỡng
Phòng
Vật tư kỹ
thuật
Khoa hồi
sức cấp cứu

Khoa Tim thận
khớp
Khoa
Thần kinh
Khoa truyền
nhiễm
Khoa da liễu
Khoa giải
phẫu bệnh
\
Khoa răng
hàm mặt
Khoa tai
mũi họng
Khoa Thăm
dò chức năng
Khoa dinh
dưỡng
Khoa Sản
Khoa mắt
Khoa chẩn
đoán hình ảnh
Khoa khám
bệnh
Khoa ngoại
chung
Khoa Y học
Cổ truyền
Khoa ung
bướu

Khoa Vi
sinh
Khoa Nhi
Khoa
dược
Khoa Xét
nghiệm
Khoa huyết học
truyền máu
Phòng
chỉ đạo
tuyến
Khoa Hóa
sinh
Khoa nội
Tiêu hóa
Khoa nội A
Khoa ngoại
tiết niệu
3
- Chưa có sự phân biệt rõ rang giữa phòng ban chức năng, các khoa lâm sàng
và cận lâm sàng
- Đòi hỏi nhà quản trị phải thực hiện liên kết và phối hợp các phòng, ban
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh
Hóa
• Giám đốc Trần Văn Lượng điều hành mọi hoạt động củ bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thanh Hóa theo quy định của Sở Y tế và bệnh viện, có nhiệm vụ quyết định các
vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của bệnh viện, xây dựng kế hoạch hoạt
động hằng năm, tổ chức thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân
viên.

• Phó giám đốc: 4 Phó Giám đốc Đỗ Văn Liêm, Tô Hoài Phương, Lê Văn Sỹ,
Nguyễn Văn Chung là những người giúp Giám đốc điều hành hoạt động của bệnh
viện. Ngoài việc thực hiện cong việc do Giám đốc ủy quyền, Phó giám đốc còn phải
trực tiếp điều hành hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.
• Phòng chức năng:
- Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng chỉ tiêu,
kế hoạch hằng năm của bệnh viện và các phòng, ban khác cũng như giám sát việc thực
hiện nội quy, quy chế bệnh viện.
- Phòng Tổ chức Hành chính Quản trị: Tham mưu cho Ban Giám đốc và tổ
chức triển khai thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác hành chính quản trị, phục
vụ công tác chuyên môn bảo đảm điều kiện sinh hoạt, làm việc của cán bộ viên chức
toàn bệnh viện cũng như việc sinh hoạt của nhân dân khi đến khám và điều trị tại bệnh
viện.
- Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiên công tác tài chính của bệnh viện, lập dự
toán ngân sách, kế hoạch thu chi, bảo quản lưu trữ chứng từ tài chính, đảm bảo chế độ
chính sách cho cán bộ công nhân viên chức và bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh
viện.
- Phòng Chỉ đạo tuyến: Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình giám đốc bệnh
viện phê duyệt để tổ chức thực hiện. Phối hợp với các chuyên khoa của Bệnh viện tổ
chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, thực hiện chuyển giao kỹ thuật
và đồng thời hỗ trợ tuyến dưới thực hiện công tác nghiên cứu khoa học
- Phòng Điều dưỡng: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám Đốc bệnh viện
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức, điều hành giám sát công tác chăm sóc
người bệnh toàn diện.
4
- Phòng Vật tư kỹ thuật: Phối hợp, hỗ trợ các phòng ban khác công việc liên
quan đến kỹ thuật, lên kế hoạt nhập vật tư trình ban giám đốc, quản lý vật tư kỹ thuật
toàn bệnh viện.
• Khoa lâm sàng:
- Khoa khám bệnh: Thực hiện việc đăng ký, nhận phiếu thứ tự khám, chẩn

đoán sơ bộ và hướng dẫn khám tại các phòng khám chuyên khoa
- Khoa Thần kinh: được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại giúp việc chẩn
đoán bệnh chính xác, đông thời phát hiện ra nhiều bệnh hiểm nghèo, điều trị các bệnh
như tai biến mạch máu não, liệt nửa người, tỷ lệ bệnh nhân được điều trị hồi phục
chiếm từ 70-80%
- Khoa HSCC: Khoa hoàn thành nhiệm vụ và thu dung bệnh nhân vượt mức kế
hoạch được giao. Khoa đã thu nhận tất cả những bệnh nhân nặng, nguy kịch: như ngộ
độc các loại, suy hô hấp, tuần hoàn, nhiễm trùng máu…
- Khoa Nội tiêu hóa: được tách ra từ khoa nội chung (AD) từ tháng 2 năm
2001. Nhiệm vụ của khoa là điều trị nội khoa cho tất cả các bệnh nhân có bệnh về tiêu
hóa và các bệnh về máu.
- Khoa Tim Thận Khớp: được thành lập vào đầu năm 2001 trên cơ sở khoa nội
B. Điều trị cấp cứu thành công nhiều trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch, áp dụng
điều trị các rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp có hoặc không có biến chứng, suy
tim nặng, hen phế quản nặng và nguy kịch…
- Khoa Nội A: đối tượng bệnh nhân chủ yếu là cán bộ chủ chốt của các ban,
ngành trong tỉnh, những người có công với nước. Đây là khu vực được coi là đơn vị
trọng yếu của bệnh viện, được ưu tiên đặc biệt về mọi mặt như cơ sở vật chất, thuốc
men và nhân viên phục vụ, người lãnh đạo khoa bao giờ cũng là Đảng ủy viên.
- Khoa Ngoại chung: thực hiện điều trị cho các bệnh nhân mà từ trước đến nay
phải chuyển lên tuyến trên như: mổ lấy sổi tụy nối tụy ruột, mổ nối tụy ruột trong điều
trị bệnh asciti tụy, mổ nối mật ruột để điều trị bệnh nhân mổ sỏi mật tái phát, cắt dạ
dày toàn bộ để điều trị những bệnh phải cắt theo yêu cầu….
- Khoa Ngoại tiết niệu: là khoa được tách ra từ Khoa Ngoại, hoạt động chuyên
môn là điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu, thực hiện mổ nội soi…
- Khoa Nhi: Là một khoa đặc thù, đối tượng người bệnh là trẻ nhỏ, vì vậy việc
kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và nghiêm cứu khoa học là điều kiện đảm bảo cho công
tác chữa trị một cách thành công.
- Khoa Truyền nhiễm: tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị các bệnh
truyền nhiễm như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, lao, tả dịch hạch, sốt rét, sốt xuất

huyết, viêm não….
5
- Khoa Mắt: điều trị các bệnh về mắt như: viêm loét giác mạc do nấm, do vi-
rút, Herpes, đục thủy tinh thể…Khoa thường xuyên tổ chức trao đổi chuyên môn để
rút kinh nghiệm và chẩn đoán điều trị, cung cấp tài liệu và một số thuốc chuyên khoa
cho các Trung tâm y tế, huyện, thị đạt kết quả tốt.
- Khoa Sản: thực hiện đỡ đẻ, khám cấp cứu và điều trị ngoại khoa các bệnh về
phụ sản, bằng các thủ thuật phẫu thuật, khám thai định kỳ, khám phụ sản…
- Khoa Da liễu: Khoa điều trị các bệnh liên quan đến da liễu.
- Khoa RHM: ngoài những hoạt động chuyên môn tại khoa, khoa đã phát triển
mạng lưới chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trể em tại cộng đồng, phẫu thuật khe hở
bẩm sinh môi, vòm miệng cho các cháu có dị tật, khe hở môi vòm miệng.
- Khoa Ung bướu: có chức năng là phòng bệnh ban đầu phát hiện sớm, điều trị
có hiệu quả và chống đau chăm sóc giai đoạn cuối các bệnh liên quan đến ung bướu.
- Khoa TMH: Khoa đã triển khai thành công một số phẫu thuật và phương
pháp điều trị mới, triển khai phương pháp nội soi vi phẫu thuật thanh quản, dung nội
soi ánh sáng lạnh để soi chẩn đoán và lấy di vật thanh phế quản cho trẻ em. Khoa có
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và tổng kết lâm sàng…
- Khoa Y học cổ truyền: nghiên cứu, kế thừa, phát huy, phát triển nền y học cổ
truyền của cha ông, từng bước củng cố, xây dựng và hoàn thiện.
• Khoa cận lâm sàng
- Khoa Xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm kỹ thuật về huyết học, sinh hóa,
vi sinh, ký sinh trùng, sinh học phân tử, miễn dịch…phục vụ cho việc chẩn đoán, xác
định nguyên nhân gây bệnh, theo dõi diễn tiến của bệnh nhân trong quá trình điều trị.
- Khoa Chẩn đoán Hình ảnh: Thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học bằng các
thiết bị X-quang, siêu âm, cắt lớp, cộng hưởng từ…và thực hiện các kỹ thuật nội soi,
thăm dò chức năng. Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn đúng chỉ định của bác sĩ lâm
sàng, trả kết quả đúng thời gian quy định, thực hiện lưu trữ, ghi chép sổ sách thống kê,
báo cáo theo quy định của bệnh viện và Bộ Y tế.
- Khoa Dược: Cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y

tế tiêu hao phục vụ điều trị nội, ngoại trú, phòng chống dịch và chi viện cho tuyến
dưới theo yêu cầu của Bộ Y tế. Giám sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc hợp lý an toàn
theo quy chế dược chính của Bộ Y tế.
- Khoa Dinh dưỡng: tổ chức, thực hiện công tác dinh dưỡng, tiết chế trong
bệnh viện theo đúng các quy định của Bộ Y tế. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
việc tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.
6
- Khoa Giải phẫu bệnh: thực hiện các xét nghiệm về chẩn đoán tế bào học,
thực hiện sinh thiết tức thì bằng phương pháp cắt lạnh cho phép chẩn đoán nhanh, tạo
điều kiện tối đa cho các Bác sĩ và bệnh nhân trong cuộc mổ.
- Khoa Huyết học- truyền máu: là một khoa cận lâm sàng chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện triển khai các nhiệm vụ của huyết học và truyền máu
phục vụ cho công tác khám – chữa bệnh của bệnh viện, nghiên cứu khoa học về ngành
Huyết học- truyền máu.
- Khoa Vi sinh: có chức năng thực hiện các loại xét nghiệm vi khuẩn, vi rút và
ký sinh trùng.
- Khoa Hóa sinh: Khoa có chức năng làm các xét nghiệm để phục vụ cho công
tác khám và chữa bệnh của bệnh viện.
- Khoa Thăm dò chức năng: có chức năng thông qua các hệ thống kỹ thuật
thực hiện các loại xét nghiệm đê phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nhận xét:
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện đi đầu trong công tác khám
chữa bệnh của tỉnh Thanh Hóa với 17 khoa lâm sàng và 9 khoa cận lâm sàng và các.
Các khoa có sự phân hóa và điều trị chuyên sâu các bệnh nội khoa và ngoại khoa.
1.3. Lĩnh vực hoạt động của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
1.3.1. Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh
- Tiếp nhận tất cả các bệnh nhân từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác
chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, điều trị nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của nhà nước.
- Có trách nhiệm khám chữa bệnh cho hầu hết nhân dân trong tỉnh.

- Tổ chức giám định sức khoẻ, giám định pháp y nhận từ tuyến dưới chuyển
lên.
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên
1.3.2. Đào tạo cán bộ
Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hoá là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế
chuyên khoa ở bậc trung học đồng thời tham gia giảng dạy ở bậc trung học.ngoài ra
còn đào tạo các chuyên khoa tại các khoa cho các bệnh viện trong tỉnh.
1.3.3. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo hoạt động ở các cơ sở y tế
- Kết hợp y tế, thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân
1.3.4. Quản lý kinh tế:
- Có kế hoạch sử dụng cao ngân sách nhà nước cấp
7
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu chi ngân sách của
bệnh viện, từng bước hạch toán chi phí chữa bệnh.
- Tận thu các nguồn thu khác nhằm hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho bệnh
viện
1.3.5. Phòng bệnh
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác phòng
bệnh, phòng dịch, an toàn thực phẩm.
8
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
THANH HÓA
2.1. Sản phẩm, đối tượng khách hàng chủ yếu của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh
Hóa
2.1.1. Sản phẩm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
* Dịch vụ khám bệnh
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa gồm 17 khoa lâm sàng và 9 khoa cận lâm
sàng, các khoa có chức năng cụ thể như:
- Khoa Khám bệnh: khám nội, ngoại, khám chấn thương, khám sản phụ, khám

nhi, khám lây, khám thần kinh, khám mắt, khám tai mũi họng, răng hàm mặt.
- Khoa Thần kinh: chụp city các lớp…
- Khoa Y học cổ truyền: bắt mạch, xoa bóp bấm huyệt…
- Khoa Ung bướu: chụp city các lớp phát hiện khối u\
- Khoa Da liễu: khám và xét nghiệm phát hiện các bệnh da liễu
- Khoa RHM: chiếu chụp phát hiện vấn đề về răng hàm mặt
- Khoa Sản: sử dụng máy phân tích, xét nghiệm nước tiểu, máy siêu âm, nội
soi các bệnh về sản khoa
- Khoa TMH: nội soi, chiếu chụp bằng nhiều thiết bị tiên tiến
- Khoa Mắt: sử dụng máy siêu âm mắt, máy soi đáy mắt…để khám các bẹnh
về mắt
Trong năm 2014 bệnh viện đã thực hiện khám cho 134.465 lượt người, đạt
105% kế hoạch, tăng 1.34% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, dịch vụ khám
bệnh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đáp ứng được nhu cầu khám bệnh của
nhân dân.
* Dịch vụ chữa bệnh
Bệnh viện thực hiện chữa bệnh cả nội trú và ngoại trú. Giường bệnh luôn trong
tình trạng quá tải và ở công suất rất cao 175,6%, cao hơn nhiều hiệu suất trên cả nước
và khu vực Bắc Trung Bộ. Bệnh nhân chủ yếu điều trị các bệnh liên quan đến: ung
bướu, chấn thương các loại, tim mạch, ngoại chấn thương, sản, nhi.
* Các sản phẩm khác
- Dịch vụ lưu viện: đây là dịch vụ cho các bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh
viện.Bình quân có 5 người đến khám trong năm thì có 1 người điều trị nội trú. Bệnh
viện tiếp nhận 34,3% tổng lượt điều trị nội trú của toàn tỉnh. Nhu cầu điều trị nội trú có
xu hướng tăng, mỗi năm tăng khoảng 14,2%.
- Giảng dạy: hằng năm bệnh viện tiếp nhận hàng trăm sinh viên thực tập từ các
trường đại học, cao đẳng và trung cấp y dược cũng như sinh viên các khối chuyên
9
ngành khác. Bệnh viện luôn tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên học tập và nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh

nghiệm.
- Nghiên cứu khoa học: Ngoài công tác khám chữa bệnh, bệnh viện còn tạo
điều kiện cho cán bộ, nhân viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học y học, có ý
nghĩa thực tiễn cho công tác tại bệnh viện.
Nhận xét:
• Điểm mạnh: Sản phẩm chính của bệnh viện vẫn là dịch vụ khám, chữa bệnh.
Có sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác khám chữa bệnh,
thường xuyên lên kế hoạch triển khai bổ sung thêm giường bệnh để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đội ngũ y bác sĩ luôn trau dồi, học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
• Điểm yếu: Vẫn còn diễn ra tình trạng quá tải cao tại một số chuyên khoa
như: ung bướu, chấn thương các loại, tim mạch, sản, nhi…do đó vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu của nhân dân. Công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng,
khuyến khích nhiều.
2.1.2. Đối tượng khách hàng của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Bệnh viên thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân thuộc tuyến bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện trong tỉnh Thanh
Hóa và các tỉnh thành lân cận.
Đối tượng khám chữa bệnh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là tất cả
người dân trong khu vực thuộc mọi tầng lóp, độ tuổi, trình độ, quốc tịch, thường là
những người có thu nhập khá, trung bình và thấp. Khách hàng chủ yếu là những bệnh
nhân có thẻ BHYT khám và điều trị các bệnh: chấn thương các loại, ung bướu, tim
mạch, viêm đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, sản, nhi.
Nhận xét:
Đối tượng khách chủ yếu của bệnh viện là nhân dân trong địa bàn tỉnh Thanh
Hóa. Việc dân số gia tăng nhanh chóng, kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng
cao, đòi hỏi bệnh viện phải có những phương pháp thích hợp và thiết thực đáp ứng nhu
cầu của nhân dân, tránh tình trạng quá tải, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
khám chữa bệnh.
2.2. Tình hình nhân lực và tiền lương của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

2.2.1. Tình hình nhân lực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Tình hình nhân lực và cơ cấu nhân lực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
được thể hiện trong bảng 2.2.
10
Bảng 2.2. Tình hình nhân lực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm
2013-2014
Năm Khoa, phòng Giới tính Trình độ chuyên môn
Tuổi
trung
Nam Nữ Trên
ĐH
ĐH CĐ TC SC
2013 Giám đốc 1 0 1 0 0 0 0 53
Phó Giám đốc 4 0 1 3 0 0 0 42
Phòng Kế hoạch tổng hợp 5 7 0 8 4 0 0 35
Phòng Tài chính Kế toán 3 15 0 14 2 1 0 33
Phòng Chỉ đạo tuyến 5 1 0 4 2 0 0 35
Phòng Hành chính quản trị 13 50 10 18 25 10 0 32
Phòng Điều dưỡng 2 6 0 2 4 2 0 29
Phòng Vật tư kỹ thuật 6 4 0 3 7 0 0 30
Khoa HSCC 12 13 0 7 9 9 0 28
Khoa Truyền nhiễm 11 11 2 7 8 5 0 30
Khoa Mắt 10 8 3 5 7 3 0 34
Khoa RHM 11 12 6 7 8 2 0 35
Khoa Nội tiêu hóa 16 20 7 18 6 5 0 30
Khoa Tim thận khớp 15 10 2 4 15 4 0 31
Khoa Nội A 7 6 1 4 5 4 0 30
Khoa Da liễu 6 7 1 6 4 2 0 35
Khoa Sản 5 10 0 5 4 6 0 33
Khoa Ngoại chung 20 25 10 17 8 10 0 34

Khoa Ngoại tiết niệu 13 10 5 5 8 5 0 35
Khoa Khám bệnh 10 10 3 10 3 4 0 31
Khoa Y học cổ truyền 7 9 0 6 7 3 0 37
Khoa TMH 7 8 0 2 3 10 0 36
Khoa Nhi 17 20 3 9 10 15 0 33
Khoa Ung bướu 7 5 4 2 2 4 0 37
Khoa Tâm thần 7 3 2 4 2 1 0 33
Khoa Vi sinh 7 5 0 2 0 9 0 30
Khoa Hóa sinh 7 7 1 7 5 1 0 30
Khoa Dinh dưỡng 10 8 0 2 5 11 0 29
Khoa Chẩn đoán hình ảnh 13 7 0 5 8 7 0 29
Khoa Dược 5 10 0 2 7 6 0 31
Khoa Thăm dò chức năng 7 8 1 4 5 5 0 29
Khoa Xét nghiệm 15 5 1 13 4 2 0 31
Khoa Giải phẫu bệnh 6 7 0 6 4 3 0 32
Khoa Huyết học Truyền máu 12 13 1 11 7 6 0 35
Tổng 302 340 65 222 198 157 0 33
Tỷ trọng (%) 47 53 10,1 34,6 30,8 24,5 _ _
2014 Giám đốc 1 0 1 0 0 0 0 54
Phó Giám đốc 4 0 1 3 0 0 0 42
Phòng Kế hoạch tổng hợp 5 7 0 8 4 0 0 35
Phòng Tài chính Kế toán 3 15 0 14 2 1 0 33
11
Phòng Chỉ đạo tuyến 5 1 0 4 2 0 0 35
Phòng Hành chính quản trị 13 50 10 18 25 10 0 32
Phòng Điều dưỡng 2 6 0 2 4 2 0 29
Phòng Vật tư kỹ thuật 6 4 0 3 7 0 0 30
Khoa HSCC 12 13 1 6 9 9 0 30
Khoa Truyền nhiễm 11 11 3 6 9 4 0 30
Khoa Mắt 11 9 4 6 7 3 0 33

Khoa RHM 11 12 6 10 6 1 0 35
Khoa Nội tiêu hóa 16 23 7 18 6 8 0 31
Khoa Tim thận khớp 17 10 2 6 15 4 0 30
Khoa Nội A 7 8 1 4 7 3 0 32
Khoa Da liễu 7 7 2 6 4 2 0 36
Khoa Sản 8 10 2 5 5 6 0 35
Khoa Ngoại chung 20 25 10 17 8 10 0 32
Khoa Ngoại tiết niệu 13 10 5 7 7 4 0 34
Khoa Khám bệnh 13 10 4 10 5 4 0 32
Khoa Y học cổ truyền 10 9 1 6 7 5 0 38
Khoa TMH 8 10 2 3 3 10 0 35
Khoa Nhi 17 20 5 9 10 13 0 34
Khoa Ung bướu 10 5 4 2 5 4 0 35
Khoa Tâm thần 7 6 2 4 2 4 0 32
Khoa Vi sinh 8 5 0 2 1 9 0 31
Khoa Hóa sinh 7 6 1 7 5 0 0 31
Khoa Dinh dưỡng 10 8 0 3 5 10 0 29
Khoa Chẩn đoán hình ảnh 13 7 0 5 7 8 0 30
Khoa Dược 7 10 0 2 7 8 0 32
Khoa Thăm dò chức năng 7 8 1 4 4 6 0 31
Khoa Xét nghiệm 15 5 1 13 4 2 0 30
Khoa Giải phẫu bệnh 6 7 0 6 4 3 0 31
Khoa Huyết học Truyền máu 12 12 1 11 7 5 0 35
Tổng 322 349 77 230 203 161 0 33
Tỷ trọng (%) 48 52 11,5 34,3 30,3 23,9 _ _
Chênh
lệch
+/- 20 9 12 8 5 4 _ _
Tỷ trọng (%) 6,2 2,6 1,4 -0,3 -5,7 -0,6 _ _
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa)

Nhận xét :
Qua bảng 2.2 ta thấy :
Tổng số nhân lực của bệnh viên năm 2013 là 642, trong đó 450 cán bộ có biên
chế và 192 cán bộ hợp đồng. Tổng số nhân lực năm 2014 là 671, trong đó 465 cán bộ
có biên chế và 206 cán bộ hợp đồng. Như vậy số nhân lực năm 2014 tăng 29 người,
tương ứng 4,3%
12
Bệnh viện có độ tuổi lao động trung bình trong khoảng 30-35 tuổi, có kinh
nghiệm lâu năm trong nghề, phù hợp với đặc thù của lao động ngành.
Số nhân viên y tế có trình độ cao chiếm khoảng 70,1%
Lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013, tỷ lệ lao động nữ là 53%, tỷ lệ lao
động nam là 47%, năm 2014 tỷ lệ lao động nữ giảm cụ thể là 52%, tỷ lệ lao động nam
tăng, cụ thể là 48%.
Xét trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
năm 2014 so với năm 2013: Thạc sĩ tăng 12 người (tỷ trọng tăng 1,4%), đại học tăng 8
người (tỷ trọng giảm 0,3%), cao đẳng tăng 5 người ( tỷ trọng giảm 5,7%), trung cấp
tăng 4 người (tỷ trọng giảm 0,6%).
Nhìn chung trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn trong bệnh viện.
2.2.2. Tình hình tiền lương của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.3. Tiền lương của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2013-2014
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
+/- %
1 Tổng lao động Người 642 671 29 4,3
2 Tổng quỹ lương Trđ 3.540 3.860 320 8,3
3 Mức lương bình quân Trđ/tháng 5,423 5,652 0,229 4,1
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa)
Nhận xét :
Qua bảng 2.3 ta thấy :
Tổng lao động của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 29 người,
tương ứng 4,3%

Tổng quỹ lương năm 2014 tăng so với năm 2013 là 320 triệu đồng, tương ứng
8,3%
Mức lương bình quân năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,229 triệu đồng,
tương ứng 4,1%
Nhìn chung tiền lương của cán bộ nhân viên bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
năm 2014 tăng so với năm 2013 do bệnh viện có các chính sách điều chỉnh mức lương,
thưởng, phụ cấp hợp lý cho nhân viên.
2.3. Tình hình tài chính của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Tình hình tài chính của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thể hiện qua
bảng 2.4
13
Bảng 2.4. Tình hình tài chính của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2013-
2014
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
+/- %
1 Tổng thu Nghìn đồng 105.108.055 107.245.000 2.136.945 1,99
Viện phí Nghìn đồng 26.750.000 28.634.415 1.884.415 6,58
Tỷ trọng % 25,45 26,7 1,25 _
BHYT Nghìn đồng 63.853.143 67.028.125 3.174.982 4,74
Tỷ trọng % 60,75 62,5 1,75
Quầy thuốc Nghìn đồng 1.261.297 1.286.940 25.643 1,99
Tỷ trọng % 1,2 1,2 _ _
Ngân sách Nghìn đồng 13.243.615 10.295.520 -2.948.095 28,6
Tỷ trọng % 12,6 11.08 1,52 _
2 Tổng chi Nghìn đồng 46.043.025 50.755.465 4.712.440 9,28
Chi thanh toán
cá nhân
Nghìn đồng 17.892.320 19.642.365 1.750.045 8,91
Tỷ trọng % 38,86 38,7 -0,16 _
Chi hàng hóa

dịch vụ
Nghìn đồng 27.971.137,68 30.737.510 2.766.372,32 9,0
Tỷ trọng % 60,75 60,56 -0,19 _
Chi khác Nghìn đồng 179.567,02 379.590 200.022,98 52,7
Tỷ trọng % 0,39 0,74 0,35 _
3 Các khoản nộp
và trích lập quỹ
Nghìn đồng 59.065.030 56.489.535 -2.575.495 4,6
Nộp ngân sách
nhà nước
Nghìn đồng 57.623.843 54.659.274 -2.064.569 5,42
Tỷ trọng % 97,56 96,76 -0,89 _
Trích lập quỹ Nghìn đồng 1.441.187 1.830.288 389.101 21,3
Tỷ trọng % 2,44 3,24 0,8 _
(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa)
Nhận xét:
• Tổng thu: tổng thu của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là
2.136.945
triệu đồng, tương ứng tăng 1,99%, trong đó:
14
- Thu từ viện phí của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 1.884.415
triệu đồng, tương ứng tăng 6,58 %, tỷ trọng thu từ viện phí tăng 1,25 %
- Thu từ BHYT của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 3.174.982
triệu đồng, tương ứng tăng 4,74%, tỷ trọng thu từ BHYT tăng 1,75%
- Thu từ quẩy thuốc của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 25.643
triệu đồng, tương ứng tăng 1,99%, tỷ trọng thu từ quầy thuốc không tăng
- Thu từ ngân sách cấp của bệnh viện năm 2014 giảm so với năm 2013 là
2.948.095 triệu đồng, tương ứng giảm 28,6%, tỷ trọng thu từ ngân sách tăng 1,52 %
• Tổng chi của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 4.712.440 triệu
đồng, tương ứng tăng 9,28 %, trong đó:

- Chi thanh toán cá nhân của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là
1.750.045 triệu đồng, tương ứng tăng 8,91 %, tỷ trọng chi thanh toán cá nhân cho bệnh
viện giảm 0,16%
- Chi hàng hóa, dịch vụ của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là
2.766.372,32 triệu đồng, tương ứng tăng 9%, tỷ trọng chi cho hàng hóa, dịch vụ của
bệnh viện tăng 0,19%
- Chi khác của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 200.022,98 triệu
đồng, tương ứng tăng 52,7%, tỷ trọng chi khác tăng 0,35%
• Tổng các khoản nộp và trích lập quỹ: Tổng các khoản nộp vả trích lập quỹ
của bệnh viện năm 2014 giảm so với năm 2013 là 2.575.495 triệu đồng, tương ứng
giảm 4,6 %, trong đó:
- Nộp ngân sách nhà nước năm 2014 tăng so với năm 2013 là 2.064.569 triệu
đồng, tương ứng giảm 5,42 %, tỷ trọng nộp ngân sách nhà nước tăng 0,89%
- Trích lập quỹ của bệnh viện năm 2014 tăng so với năm 2013 là 389.101 triệu
đồng, tương ứng tăng 21,3%, tỷ trọng trích lập quỹ tăng 0,8%
Nhìn chung các khoản thu của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm
2013-2014 vẫn chủ yếu từ BHYT, các khoản chi chủ yếu nộp ngân sách nhà nước.
PHẦN 3: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ TỪ THỰC TẾ VÀ ĐÊ XUẤT VẤN ĐỀ
CẦN NGHIÊN CỨU
3.1. Phát hiện vấn đề từ thực tế hoạt động của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Từ thực tế tìm hiểu và tham gia thực tập tại viện viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa,
em nhận thấy bên cạnh những thành tích mà bệnh viện đã đạt được như: cơ sở hạ tầng,
15
trang thiết bị ngày càng được bổ sung nâng cao, hiện đại hóa, trình độ cán bộ nhân
viên ngày càng được cải thiện, quy trình phục vụ ngày càng được hoàn thiện thì bệnh
viện còn gặp phải những vấn đề sau:
Bệnh viện chú trọng các dịch vụ khám chữa bệnh mà chưa quan tâm phát triển
thêm các sản phẩm mới nhằm đa dạng các sản phẩm dịch vụ của bệnh viện. Hiện nay,
công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đang dẫn đầu toàn
tỉnh và có vị trí cao ở khu vực và cả nước. Tuy nhiên, do nhu cầu chăm sóc sức khỏe

của nhân dân ngày càng cao và đa dạng, các dịch vụ tại bệnh viện không nên chỉ dừng
lại ở công tác khám, chữa bệnh mà cần đa dạng thêm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ mới
như thẩm mỹ, spa, chăm sóc sức khỏe…để đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Quản trị nghiệp vụ tại bộ phận đón tiếp còn hạn chế: thiếu nhân viên đón tiếp,
nhân viên chưa thực hiện đúng quy trình đón tiếp bệnh nhân, nhiều nhân viên có thái
độ chưa niềm nở, thiếu kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết về bệnh viện, không
có sự liên kết với các khoa, phòng ban khác, nhất là khi bệnh viện xảy ra tình trạng
quá tải, lượng bệnh nhân đông vào đầu tuần và cuối tuần.
Công tác quản trị nhân lực còn nhiều hạn chế như: bố trí nhân lực chưa hợp lý,
thiếu y bác sĩ khi xảy ra tình trạng quá tải làm cho người bệnh phải chờ đợi, chia ca,
kíp trực chưa có tính khoa học, công bằng, gây bức xúc cho cán bộ nhân viên, chưa
xây dựng được quy chế tuyển dụng nhân sự, dẫn đến nguồn nhân lực nhiều khi chưa
đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cho công tác khám chữa bệnh, chuẩn
bị phục vụ đón tiếp khách không kỹ càng, do đó phục vụ có nhiều sai sót, không chú
trọng tạo động lực cho người lao động gây chán nản cho người lao động, năng suất lao
động không cao, dẫn đến dịch vụ phục vụ chưa tốt.
3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu về bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Từ những vấn đề còn tồn tại ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kể trên, nhận
thấy đó đều là những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện. Vì
vậy, những vấn đề trên cần được quan tâm một cách đúng đắn để hoàn thiện quá trình
khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Từ những vấn đề còn tồn tại trên, em xin đề xuất các
đề tài sau:
Hướng đề xuất 1: Giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ mới của bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa
Hướng đề xuất 2: Quản trị nghiệp vụ phục vụ tại bộ phận đón tiếp tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Hướng đề xuất 3: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa
16
17

KẾT LUẬN
Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hoá là một bệnh viện lớn, có khả năng ngày
càng phát triển mạnh hơn. Trong quá trình tìm hiểu tại đơn vị em nhận thấy rằng chỉ
dựa trên kiến thức đã học thì chưa đủ mà còn phải có kiến thức thực tế, phải nắm vững
những vấn đề đang diễn ra. Đây là thời gian thử nghiệm những kiến thức đã được học
của mình vào công tác thực tế, nó giúp em nắm chắc những kiến thức mình đã có.
Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi, thời gian thực tập tìm hiểu
còn chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp
đỡ, góp ý của toàn thể cán bộ nhân viên khoa hạch toán, của thầy cô giáo, làm cho bản
chuyên đề của em được phong phú về lý luận và sát với thực tiễn của đơn vị.
Thanh Hóa, ngày 2 tháng 2 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Thiều Thị Ngọc

×