Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Giải pháp quản lý quy trình lập chương trình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

BÙI THỊ DIỄM THẮM

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY TRÌNH LẬP CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÙI THỊ DIỄM THẮM

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY TRÌNH LẬP CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản lý xây dựng
60580302


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn cao học “Giải pháp quản lý Quy trình lập Chƣơng trình
phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng …. năm 2018
Tác giả

BÙI THỊ DIỄM THẮM

i


LỜI CÁM ƠN
Trong công tác hiện tại của một kỹ sƣ quy hoạch đô thị tham gia tƣ vấn thiết kế quy
hoạch xây dựng, lập các chƣơng trình phát triển đô thị, đề án nâng loại đô thị, đề án
mở rộng địa giới hành chính trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ của mình. Tác giả đã
nhận ra một số vấn đề cần đƣợc chú trọng, quan tâm trong công tác quản lý xây dựng
ngay từ bƣớc chuẩn bị đầu tƣ để các dự án đƣợc triển khai một cách thuận lợi và hiệu
quả theo kế hoạch, chƣơng trình hành động đã vạch ra dƣới sự chấp thuận của các cơ
quan quản lý nhà nƣớc.
Nội dung nghiên cứu của luận văn là kết quả từ những kiến thức tiếp thu từ khóa cao

học của trƣờng, từ trải nghiệm thực tế công tác và đặc biệt là đƣợc sự động viên, giúp
đỡ, hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Văn Hùng.
Tác giả cám ơn sự hỗ trợ có hiệu quả của lãnh đạo Công ty tƣ vấn kiến trúc và xây
dựng thành phố (tên cũ: Viện thiết kế thành phố) và tập thể các cán bộ thiết kế xí
nghiệp Quy hoạch Kiến trúc xây dựng đã tạo điều kiện tiếp cận về tƣ liệu và kinh
nghiệm liên quan đến đề tài.
Tác giả kính trọng và biết ơn thầy cô giáo trong và ngoài Trƣờng Đại học Thủy Lợi và
mong rằng những kết quả đạt đƣợc trong quá trình nghiên cứu của luận văn thay cho
lòng biết ơn sâu sắc nhất của tác giả.
Trân trọng cảm ơn./.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỘT SỐ THUẬT NGỮ .............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI MIỀN TÂY
NAM BỘ - VIỆT NAM ..................................................................................................5
1.1

Tổng quan về phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ .......................................5

1.1.1

Tình hình phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ (TNB) ...........................5


1.1.2

Các định hƣớng phát triển hệ thống đô thị tại miền Tây Nam Bộ ..............9

1.2

Khái quát tình hình công tác lập CTPTĐT tại miền Tây Nam Bộ ..................13

1.2.1

Các khái niệm liên quan đến việc triển khai Chƣơng trình phát triển đô thị
...................................................................................................................13

1.2.2

Tình hình lập CTPTĐT miền Tây Nam Bộ ..............................................15

1.3

Những khó khăn và thách thức đối với công tác lập CTPTĐT .......................18

1.3.1

Xác định các cơ sở lập CTPTĐT ..............................................................18

1.3.2

Xác định quy trình lập CTPTĐT ...............................................................22


Kết luận chƣơng 1 .....................................................................................................23
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ LẬP CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BẾN TRE ..............................................................25
2.1

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................25

2.1.1

Các phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................25

2.1.2

Trình tự thực hiện nghiên cứu ...................................................................25

2.2

Cơ sở pháp lý ...................................................................................................26

2.2.1 Các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến công tác lập QHXD,
CTPTĐT ................................................................................................................26
2.2.2
2.3

Các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến nâng loại đô thị ...............33

Cơ sở lý luận ....................................................................................................36

2.3.1


Các định hƣớng phát triển đô thị cấp quốc gia .........................................36

2.3.2
Tre

Các định hƣớng Quy hoạch liên quan đến công tác lập CTPTĐT tại Bến
...................................................................................................................42

iii


2.4

Kết luận Chƣơng 2 ...........................................................................................50

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUY TRÌNH LẬP CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CỦA TỈNH BẾN TRE ............................................................51
3.1

Tình hình PTĐT và thực trạng công tác lập CTPTĐT tại Bến Tre .................51

3.1.1

Tổng quan tình hình phát triển đô thị tại tỉnh Bến Tre .............................51

3.1.2

Thực trạng lập Quy hoạch, lập Đề án công nhận loại đô thị ở Bến Tre ...60


3.1.3

Thực trạng công tác lập CTPTĐT tại tỉnh Bến Tre ..................................61

3.1.4

Đánh giá chung .........................................................................................63

3.2

Xác định Quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị ....................................64

3.2.1

Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ ...................................................64

3.2.2

Trình tự và thời gian thực hiện CTPTĐT toàn tỉnh ..................................66

3.2.3

Trình tự và thời gian thực hiện CTPTĐT từng đô thị ...............................71

3.2.4

Vai trò của Chƣơng trình phát triển đô thị trong công tác nâng loại đô thị ..
...................................................................................................................75


3.3

Giải pháp quản lý quy trình lập CTPTĐT của tỉnh Bến Tre............................77

3.3.1

Lộ trình, kế hoạch thực hiện .....................................................................77

3.3.2

Quy trình khảo sát hiện trƣờng, thu thập, phân tích số liệu ......................85

3.3.3

Quy trình tác nghiệp với địa phƣơng, các cơ quan liên quan ...................86

Kết luận chƣơng 3 .....................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................91
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..............................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................97
PHỤ LỤC ....................................................................................................................100

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vị trí miền Tây Nam Bộ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long)...........................7
Hình 1.2 Vị trí các tỉnh miền Tây Nam Bộ .....................................................................7
Hình 1.3 Sơ đồ mối liên hệ giữa vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ................................10
Hình 2.1 Kịch bản biến đổi khí hậu ở Vùng ĐBSCL ....................................................42

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống đô thị đến năm 2030 của tỉnh Bến Tre theo định hƣớng QHV
tỉnh Bến Tre ...................................................................................................................44
Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống đô thị đến năm 2020 của tỉnh Bến Tre theo Quyết định phê
duyệt CTPTĐT toàn tỉnh Bến Tre .................................................................................48
Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống đô thị đến năm 2030 của tỉnh Bến Tre theo Quyết định phê
duyệt CTPTĐT toàn tỉnh Bến Tre .................................................................................49
Hình 3.1 Hệ thống văn bản quản lý đô thị Việt Nam ....................................................65
Hình 3.2 Mô hình tổ chức quản lý đô thị Việt Nam ......................................................66
Hình 3.3 Sơ đồ hóa trình tự thực hiện Chƣơng trình phát triển đô thị toàn tỉnh ...........70
Hình 3.4 Sơ đồ hóa trình tự thực hiện Chƣơng trình phát triển đô thị từng đô thị........74
Hình 3.5 Mô hình tác nghiệp giữa tƣ vấn và cơ quan quản lý Nhà nƣớc......................88

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tóm tắt danh mục nâng loại đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2020 ..................11
Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá điểm phân loại đô thị .........................................................35
Bảng 2.2 Danh mục nâng loại đô thị tỉnh Bến Tre (GĐ 2012 - 2015 và 2016 – 2020) 40
Bảng 2.3 Lộ trình nâng loại hệ thống đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2030 .....................46
Bảng 3.1 Đề xuất lộ trình phát triển đô thị của CTPTĐT toàn tỉnh ..............................57
Bảng 3.2 Thống kê mức độ phát triển các đô thị hiện hữu và dự kiến trên địa bàn tỉnh
Bến Tre ..........................................................................................................................58
Bảng 3.3 Lộ trình, kế hoạch thực hiện nâng loại đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre .......80
Bảng 3.4 Tiến độ và kế hoạch triển khai nâng loại đô thị TP. Bến Tre (GĐ2018 –
2020) ..............................................................................................................................81
Bảng 3.5 Tiến độ và kế hoạch triển khai nâng loại đô thị Mỏ Cày (GĐ2018-2020) ....81
Bảng 3.6 Tiến độ và kế hoạch triển khai nâng loại đô thị Chợ Lách (GĐ2025-2029) .82
Bảng 3.7 Tiến độ và kế hoạch triển khai Lập Chƣơng trình phát triển đô thị - từng đô
thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre ..........................................................................................83


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP

Thành phố

ĐT

Đô thị

ĐTVN

Đô thị Việt Nam

QHXD

Quy hoạch xây dựng

PTĐT

Phát triển đô thị

CTPTĐT

Chƣơng trình phát triên đô thị

CTPTĐT QG


Chƣơng trình phát triên đô thị Quốc gia

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

HTĐT

Hệ thống đô thị

TNB

Tây Nam Bộ

HCM

Hồ Chí Minh

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

BXD

Bộ Xây dựng


BNV

Bộ Nội vụ

ĐTXD

Đầu tƣ xây dựng

vii


MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1. Đô thị hóa (Urbanization) là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình
thành nhanh chóng các điểm dân cƣ đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời
sống. Khái niệm về đô thị hóa rát đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện
tƣợng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học xem xét
và quan sát hiện tƣợng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau.
2. Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đát nƣớc. Vì vậy cũng có ngƣời
cho rằng đô thị hóa là ngƣời bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá trình đô thị
hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ
cấu tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cáu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ
dạng nông thôn sang thành thị.
3. Mức độ đô thị hóa đƣợc tính bằng tỉ lệ phần trăm số dân đô thị so với tổng dân số
toàn quốc hay vùng. Tỉ lệ dân số đô thị đƣợc coi nhƣ thƣớc đo về đô thị hóa để so
sánh mức độ đô thị hóa giữa các nƣớc với nhau hoặc các vùng khác nhau trong
một nƣớc.
4. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức
năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập
môi trƣờng thích hợp cho ngƣời dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp

hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí
hậu. Quy hoạch xây dựng đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm
sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
5. Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức
năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới
hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

viii


6. Đề cương chương trình phát triển đô thị: là tài liệu nêu yêu cầu, nội dung, dự toán
chi phí xây dựng Chƣơng trình phát triển đô thị toàn tỉnh hoặc Chƣơng trình phát
triển từng đô thị.
7. Chỉ tiêu phát triển đô thị: là hệ thống các chỉ tiêu chính về tỷ lệ đô thị hóa, chất lƣợng
đô thị đƣợc quy định tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 20122020.
8. Hệ thống hạ tầng khung: gồm hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội khung và hạ
tầng kinh tế.
9. Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị,
bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lƣợng, tuyến truyền dẫn cấp
nƣớc, tuyến cống thoát nƣớc, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối
kỹ thuật…
10. Hạ tầng xã hội khung: là hệ thống các công trình hạ tầng xã hội chính cấp đô thị
bao gồm các công trình giáo dục, y tế, cây xanh, thể dục thể thao, văn hóa, thƣơng
mại dịch vụ... và các công trình hành chính-công cộng cấp đô thị khác.
11. Hạ tầng kinh tế: là hệ thống các công trình sản xuất công nghiệp và dịch vụ, du
lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đô thị.
12. Phát triển bền vững: Theo Hội đồng Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển

(WCED) “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại khả năng của thế hệ tƣơng lai trong đáp ứng nhu cầu của
họ”.
13. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí
hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể
đến các nguyên nhân.

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là vấn đề luôn đƣợc xã hội quan tâm, đặc biệt là các cấp chính quyền địa
phƣơng… phải làm sao để tốc độ phát triển hạ tầng đô thị bắt kịp với sự đô thị hóa quá
nhanh tại nƣớc ta… Đấy là vấn đề thách thức chính quyền và các nhà quy hoạch nhằm
tìm ra các giải pháp phù hợp để phát triển và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời
dân đô thị.
Qua đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh định hƣớng Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo
Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 [1]. Nhằm phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam có hoạch định, chiến lƣợc cụ thể và rõ ràng hơn, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã
phê duyệt Chƣơng trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn năm 2012-2020 theo
Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 [2] để làm cơ sở lập những chương
trình hành động cụ thể nhƣ Chƣơng trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị
nhằm phát triển đô thị dựa trên các chỉ tiêu quốc gia đã duyệt. Từ đó, CTPTĐT đƣa ra
các lộ trình, kế hoạch nâng loại và phát triển hình thành đô thị mới, mở rộng không
gian đô thị theo định hƣớng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch chung xây dựng
đô thị,…
“Chƣơng trình phát triển đô thị” là chƣơng trình hành động vẫn còn mới mẻ đối với
các chính quyền địa phƣơng, đã đƣợc Bộ Xây dựng ban hành Thông tƣ số 12/TT-BXD

ngày 25/8/2014 [3] về việc hƣớng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Chƣơng trình phát
triển đô thị dựa trên Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 [4] của Chính phủ
về quản lý đầu tƣ phát triển đô thị. Tuy nhiên, về quy trình thực hiện lập chƣơng trình
phát triển đô thị theo Thông tƣ trên, hiện nay vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể và chi tiết
trình tự thực hiện và thời gian thực hiện các bƣớc nhƣ thế nào?! Ví dụ nhƣ đối với
công tác lập quy hoạch xây dựng, pháp lý đã có hƣớng dẫn cụ thể về trình tự và thời
gian thực hiện nhƣ trình tự, thời gian lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án; trình
tự và thời gian tối thiểu lấy ý kiến cộng đồng dân cƣ, lấy ý kiến đóng góp của các cơ
1


quan liên quan về nhiệm vụ và đồ án,… và đối với đồ án nào phải thông qua HĐND
các cấp và đối với đồ án nào chỉ thông qua UBND các cấp có thẩm quyền, đồ án nào
trƣớc khi phê duyệt phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng.
Hiện nay, Thông tƣ hƣớng dẫn hiện hành chỉ quy định chung về mốc thời gian phải lập
Chƣơng trình phát triển đô thị nhƣ đối với toàn tỉnh thực hiện sau khi đồ án quy hoạch
xây dựng vùng tỉnh đƣợc phê duyệt. Đối với từng đô thị, Chƣơng trình phát triển đô thị
thực hiện sau khi quy hoạch chung xây dựng đô thị đƣợc duyệt (đã được Bộ Xây dựng
công nhận là đô thị loại IV trở lên). Thời hạn lập chƣơng trình không quá 12 tháng sau
khi đồ án quy hoạch đƣợc duyệt để đảm bảo tính khả thi khi triển khai đầu tƣ xây dựng
phát triển đô thị dựa trên hoạch định của các nhà quy hoạch, đáp ứng mong muốn và
nhu cầu cấp thiết hạ tầng đô thị của ngƣời dân cũng nhƣ các cấp chính quyền kịp thời.
Nhƣ vậy, “Giải pháp quản lý quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị của tỉnh Bến
Tre” là vấn đề bức thiết trƣớc tình hình thực tế hiện nay, rất cần đƣợc quan tâm khi
chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể, tập huấn rộng rãi đến địa phƣơng các tỉnh thành trên
cả nƣớc về quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị một cách hiệu quả, chặt chẽ.
Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện, chính quyền phấn đấu
phát triển đô thị trên địa bàn theo định hƣớng quy hoạch xây dựng đã đƣợc duyệt;
quản lý và kiểm soát quá trình đầu tƣ xây dựng đô thị trên địa bàn; hiểu rõ quy trình và
các bƣớc thực hiện các công tác có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng

bộ giữa các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp phù hợp với quy định hiện hành.
Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập phân tích các tài liệu và qua chƣơng trình phát triển đô
thị toàn tỉnh Bến Tre đã đƣợc phê duyệt cũng nhƣ Chƣơng trình phát triển đô thị toàn
tỉnh và từng đô thị tại các tỉnh khác thuộc Tây Nam Bộ. Tác giả hệ thống hóa quy trình
lập Chƣơng trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quy định pháp lý có
lồng ghép thực tiễn qua việc nghiên cứu của tác giả về đề tài này. Từ đó, tác giả đƣa ra
giải pháp quản lý quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre cụ thể
về đề xuất lộ trình nâng loại, phát triển đô thị, hƣớng dẫn các công tác liên quan đến
lập hồ sơ nhƣ công tác khảo sát hiện trƣờng, thu thập, phân tích số liệu, lấy ý kiến, đến
báo cáo thông qua các cấp, thẩm định, phê duyệt,… đảm bảo tuân thủ các quy định
hiện hành và đạt hiệu quả cao, khả thi ngay từ bƣớc chuẩn bị đầu tƣ.
2


2. Mục đích của đề tài
Xác định quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị theo quy
định pháp luật hiện hành để vận dụng đƣa ra giải pháp quản lý quy trình lập Chƣơng
trình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre đến năm 2030.
3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Dựa trên các định hƣớng QHXD đã đƣợc phê duyệt, cụ thể: Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Quy hoạch chung
xây dựng đô thị; Quyết định công nhận loại đô thị của Bộ Xây dựng (từ loại IV trở
lên). Đảm bảo tuân thủ Luật, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn và Nghị quyết, cụ thể:
 Các quy định về đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị trong Luật Quy hoạch đô
thị; Luật Xây dựng.
 Dựa theo các quy định pháp lý hiện hành quy định về nội dung lập CTPTĐT.
Cụ thể nhƣ:
+ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội về phân loại đô thị [5];
+ Thông tƣ số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng

hƣớng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Chƣơng trình phát triển đô thị [3];
+ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về
quản lý đầu tƣ phát triển đô thị [4];
+ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về phân
loại đô thị [6].
 Các Quyết định, văn bản khác có liên quan.

3


Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp thu thập thông tin, điều tra, quan sát và dự báo;
- Phƣơng pháp bản đồ; Phƣơng pháp phân tích tổng hợp;
- Phƣơng pháp chuyên gia và phƣơng pháp kiểm chứng thực tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chƣơng trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu: Quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị của tỉnh Bến Tre
nói riêng và áp dụng cho các đô thị nói chung.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Sản phẩm nghiên cứu của luận văn có thể vận dụng thực
tế cho công tác giảng dạy, tƣ vấn cho các nhà quản lý chuyên ngành xây dựng… liên
quan đến lĩnh vực đô thị.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Giải pháp quản lý quy trình lập Chƣơng trình sẽ giúp
cho công tác lập CTPTĐT đƣợc chặt chẽ hơn, đảm bảo tính khả thi từ bƣớc chuẩn bị
đầu tƣ giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc, các nhà đầu tƣ vào các dự án phát triển đô thị
đạt hiệu quả hơn…
6. Kết quả dự kiến đạt đƣợc
 Hệ thống quy định mang tính pháp lý làm cơ sở cho công tác lập CTPTĐT;
 Xác định quy trình lập CTPTĐT nói chung theo quy định pháp lý.
Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp quản lý quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị,

cụ thể tại tỉnh Bến Tre (trong đó đƣa ra quy trình lập Chƣơng trình phát triển đô thị
từng đô thị - đối với đô thị loại IV trở lên với các bƣớc thực hiện, tác nghiệp với các
cơ quan liên quan từ giai đoạn nhận thầu đến nghiệm thu…) để đảm bảo chất lƣợng
sản phẩm mang tính định hƣớng khả thi cao cho bƣớc chuẩn bị đầu tƣ.

4


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TẠI
MIỀN TÂY NAM BỘ - VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ
1.1.1 Tình hình phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ (TNB)
1.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về miền Tây Nam Bộ
Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung Ƣơng và 12 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Vĩnh
Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Kiên Giang và Cà Mau). Với diện tích tự nhiên khoảng 40.604,7km2, đƣờng biên giới
với Campuchia khoảng 330 km, đƣờng bờ biển dài trên 700 km. Trong đó, có khoảng
360.000 km2 khu vực đặc quyền kinh tế. ĐBSCL có tiếp giáp 4 phía nhƣ sau: [7]
-

Phía Đông Bắc giáp vùng Thành phố Hồ Chí Minh;

-

Phía Đông Nam giáp biển Đông;

-

Phía Tây Nam giáp biển Tây;


-

Phía Tây Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia.

Nhằm phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của Vùng theo mô hình đa cực tập trung
kết hợp các hành lang kinh tế đô thị, với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân và trung
tâm của vùng; Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn Vùng, liên kết, hỗ trợ giữa các vùng
đô thị trung tâm và các trục hành lang kinh tế đô thị; Phát triển cân bằng, hài hòa giữa
đô thị và nông thôn,… Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (1581/QĐ-TTg
ngày 09/10/2009) [7]
Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình phát triển thực tế tại địa phƣơng, Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012) [8] và Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
5


Long đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 (245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014) [9]
với quan điểm phát triển đồng bộ hệ thống các đô thị, khu dân cƣ và hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng sinh thái gắn với
đồng ruộng, miệt vƣờn, sông nƣớc và biển đảo. Đến nay, vùng ĐBSCL đã có 165 đô
thị, trong đó có 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng, 17 đô thị loại II và III, 22 đô thị
loại IV. Từ năm 2009 đến nay đã có 5 đô thị đƣợc thẩm định, nâng loại lên đô thị loại
II, 3 đô thị nâng lên loại III và 22 đô thị nâng lên loại IV. Phân bố đô thị tƣơng đối
đồng đều gắn với các hành lang giao thông thủy, bộ. Tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt
26,4%. Tốc độ tăng dân số hàng năm tại các đô thị vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL
cao hơn tốc độ tăng dân số bình quân của các đô thị trong vùng và cao hơn bình quân
chung của cả nƣớc.

Dƣới sự quan tâm của chính quyền, các đô thị đƣợc phát triển theo định hƣớng hệ
thống đô thị của tỉnh miền Tây Nam Bộ thông qua Quy hoạch vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (quy hoạch chung xây dựng đô thị đối với
Thành phố Cần Thơ – trực thuộc Trung ương) và các quy hoạch xây dựng khác có liên
quan. Tuy nhiên, mạng lƣới đô thị của Vùng đang hình thành theo định hƣớng không
gian đô thị toàn vùng nhƣng liên kết giữa các đô thị chƣa đồng đều và chặt chẽ. Việc
liên kết này chỉ mới thể hiện qua công tác quy hoạch, chƣa có phƣơng án thực sự khả
thi. Từ đó, nhiều vùng, khu vực chƣa đƣợc tập trung đầu tƣ đúng mức. Các dự án công
trình đầu mối hạ tầng khung của Vùng chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, dẫn đến tính hiệu
quả liên kết vùng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu… Do đó, để phát triển đô thị có trọng
tâm, các dự án ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng khung đƣợc đầu tƣ đồng bộ, việc lập Chƣơng
trình phát triển đô thị là rất quan trọng và hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay,
đang đƣợc chính quyền đặc biệt quan tâm. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan liên quan
phối hợp thực hiện, chính quyền phấn đấu phát triển đô thị trên địa bàn theo định
hƣớng quy hoạch xây dựng đã đƣợc duyệt; quản lý và kiểm soát quá trình đầu tƣ xây
dựng đô thị trên địa bàn. Hình 1.2.

6


Hình 1.1 Vị trí miền Tây Nam Bộ (vùng Đồng bằng sông Cửu Long)

Hình 1.2 Vị trí các tỉnh miền Tây Nam Bộ
7


1.1.1.2 Quá trình phát triển đô thị tại miền Tây Nam Bộ
Phần lớn các đô thị trên vùng ĐBSCL đều là loại đô thị chỉnh trang mở rộng, hay nâng
cấp từ một thị trấn cũ. Nhiều đô thị chƣa tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế địa phƣơng
một cách rõ nét. Có lẽ do chúng ta chƣa đầu tƣ đúng mức hoặc khi quy hoạch đô thị ta

đƣa ra mục tiêu công năng chƣa phù hợp hay do để bắt kịp với tốc độ đô thị hóa đã
đƣợc định hƣớng trƣớc, do đó chƣa nâng tầm vị trí kinh tế của đô thị, để trở thành đòn
bẩy thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng [10].
Bên cạnh đó, khi xây dựng một đô thị mới chúng ta chƣa chọn đƣợc địa điểm có nhiều
yếu tố thuận lợi nhất, điều kiện phát triển bị hạn chế do một vài yếu tố thay đổi khách
quan từ các cấp chính quyền. Trong trƣờng hợp địa điểm đã chọn đúng, nhƣng điều
kiện giao thông chƣa tiện lợi, đầu tƣ chƣa đủ tầm, công năng của một đô thị bị hạn
chế. Do đó, điều quan trọng nhất là hệ thống hạ tầng đô thị cần phải đƣợc quan tâm
đầu tƣ một cách đúng đắn. Cụ thể, giao thông nối liền đô thị mới đó với vùng chung
quanh hay nối đến các trung tâm kinh tế lớn của khu vực hiện nay còn kém làm cho
một vài đô thị bị cô lập (ở vùng sâu vùng xa) [10].
Trƣớc năm 2014, trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, Nhà nƣớc ta chỉ chủ yếu tập
trung vào Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2014,
Nhà nƣớc ta quan tâm nhiều đến việc đầu tƣ xây dựng phát triển đô thị thông qua việc
triển khai Chƣơng trình phát triển đô thị quốc gia. Bộ Xây dựng đã kết hợp với các Bộ,
Ngành, địa phƣơng thực hiện một số kết quả nhƣ hoàn thiện bổ sung hệ thống pháp
luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng trong đó tác động đến đầu tƣ phát triển đô thị. Bên
cạnh đó, tăng cƣờng quản lý đô thị, tăng cƣờng kiểm soát công tác nâng loại và nâng
cấp đô thị [5].
Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh nên nhiều năm qua các đô thị phát
triển không gian đô thị không đồng bộ với hệ thống HTKT. Bên cạnh đó, năng lực và
trình độ chuyên môn về quy hoạch, quản lý đô thị chƣa theo kịp dẫn đến không thể
đáp ứng nhu cầu thực tế tại các địa phƣơng làm tiến độ thực hiện bị chậm hơn so với
quy định mặc dù các tác nghiệp của các cán bộ theo đúng trình tự, quy trình của pháp
luật hiện hành.

8


1.1.2 Các định hướng phát triển hệ thống đô thị tại miền Tây Nam Bộ

Theo [8] về quy hoạch ĐBSCL đến 2020 và tầm nhìn 2050, phát triển mạng lƣới đô
thị gắn với phát triển các khu công nghiệp, các trung thƣơng mại, dịch vụ; tạo mạng
lƣới liên kết chặt chẽ với vùng Đông Nam bộ, khu vực biển Đông, biển Tây, khu vực
biên giới thông qua hệ thống giao thông thuận lợi. Vùng ĐBSCL đƣợc chia làm 03
vùng chính: Vùng đô thị trung tâm; Vùng đô thị Đông Bắc; Vùng đô thị Tây Nam. Bên
cạnh đó, quy hoạch này còn đƣa ra các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
và phát triển bền vững. [8]
Theo [7], quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050,
mạng lưới đô thị được phân bố theo tính chất và chức năng như sau:
-

Chức năng đô thị tổng hợp và trung tâm Vùng: thành phố Cần Thơ.

-

Chức năng đô thị tỉnh lỵ: thị xã Tân An, thành phố Mỹ Tho, thành phố Bến Tre,
thành phố Cao Lãnh, thành phố Vĩnh Long, thị xã Trà Vinh, thành phố Long
Xuyên, thành phố Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu, thị xã Vị Thanh, thành phố Cà
Mau và thành phố Rạch Giá.

-

Chức năng đô thị chuyên ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng của
tỉnh là các thị xã: Gò Công (Tiền Giang), Bến Lức, Đức Hòa (Long An), Sa
Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Kiên Lƣơng và Hà Tiên (Kiên
Giang), Gành Hào (Bạc Liêu), Năm Căn (Cà Mau).

-

Các đô thị chuyên ngành lớn: đô thị đào tạo Cần Thơ, Vĩnh Long, đô thị du lịch

Rạch Giá, đô thị dịch vụ - công nghiệp Tân An, Cà Mau, đô thị dịch vụ - du lịch
Hà Tiên, đô thị đánh bắt hải sản nhƣ Sông Đốc, Năm Căn, Châu Đốc, Tri Tôn
có quy mô và hình thái phát triển theo chức năng phân vùng.

-

Các đô thị trung tâm huyện lỵ: có 198 thị trấn huyện lỵ gắn với hoạt động hành
chính và dịch vụ nông – ngƣ nghiệp của các vùng huyện.

-

Đô thị đảo Phú Quốc (Kiên Giang): phát triển kinh tế, thƣơng mại – du lịch,
dịch vụ.

9


Theo [7], Quy hoạch này đề xuất các chương trình nâng cao chất lượng sống bảo vệ
môi trường:
-

Phát triển không gian đô thị vùng trung tâm với thành phố Cần Thơ là đô thị hạt
nhân trung tâm vùng.

-

Phát triển không gian đô thị các vùng đô thị Đông Bắc và Tây Nam.

-


Phát triển các công trình dịch vụ công cộng cấp quốc tế, quốc gia và vùng.

-

Các chƣơng trình tổng thể nâng cấp đô thị. (Chương trình phát triển đô thị có
thể được xem là một dạng của Chương trình tổng thể nâng cấp đô thị)

Theo [1], về định hƣớng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nƣớc: Hình 1.3

Hình 1.3 Sơ đồ mối liên hệ giữa vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ
Mạng lƣới đô thị quốc gia đƣợc phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp
quốc gia; các đô thị trung tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô
thị trung tâm cấp huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cƣ nông thôn (gọi tắt là
đô thị trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới. Trong đó, hệ thống đô thị vùng
ĐBSCL có thành phố trung tâm cấp vùng - Cần Thơ đƣợc tổ chức phát triển theo mô

10


hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối
đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái; và các thành phố,
thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và
các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu
vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cƣ nông thôn hoặc là các đô
thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hƣởng của đô thị lớn, cực lớn. [1]
Theo [2], chƣơng trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn năm 2012-2020 đề
xuất lộ trình nâng loại đô thị quốc gia đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh
tế - xã hội, hƣớng tới nền kinh tế xanh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng, vùng và cả nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa, trong đó có đề xuất lộ trình nâng loại đô thị cho Vùng Đồng bằng sông Cửu

Long. Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Tóm tắt danh mục nâng loại đô thị vùng ĐBSCL đến năm 2020

tỉnh/
STT

Hiện
trạng
(2011)

Tên đô thị
Vùng đồng bằng sông Cửu Long

1

Tỉnh Long An

A

Các đô thị nâng loại

Phân loại đô thị theo 2 giai
đoạn
2012 - 2015

2016 - 2020

02 ĐT loại IV

01 ĐT loại II


(13 tỉnh)

02 ĐT loại III
03 ĐT loại IV
B

Các đô thị hình thành mới

2

Tỉnh Tiền Giang

A

Các đô thị nâng loại

B

Các đô thị hình thành mới

3

Tỉnh Bến Tre

A

Các đô thị nâng loại

0


0

0

0

01 ĐT loại III

01 ĐT loại I

01 ĐT loại IV

02 ĐT loại IV

04 ĐT loại V

02 ĐT loại V

01 ĐT loại IV

01 ĐT loại II
03 ĐT loại IV

B

Các đô thị hình thành mới

4


Tỉnh Trà Vinh

0

11

06 ĐT loại V

01 ĐT loại V


A

Các đô thị nâng loại

B

Các đô thị hình thành mới

5

Tỉnh Vĩnh Long

A

Các đô thị nâng loại

0

01 ĐT loại IV


02 ĐT loại IV

0

0

01 ĐT loại IV

01 ĐT loại II
02 ĐT loại IV

B

Các đô thị hình thành mới

6

Tỉnh Đồng Tháp

A

Các đô thị nâng loại

0

03 ĐT loại V

0


01 ĐT loại IV

01 ĐT loại II
02 ĐT loại IV

B

Các đô thị hình thành mới

7

Tỉnh An Giang

A

Các đô thị nâng loại

01 ĐT
loại V

0

0

02 ĐT loại IV

01 ĐT loại I
01 ĐT loại II
01 ĐT loại III
02 ĐT loại IV


B

Các đô thị hình thành mới

8

Tỉnh Kiên Giang

A

Các đô thị nâng loại

0

03 ĐT loại V

0

01 ĐT loại II 03 ĐT loại IV
02 ĐT loại IV

B

Các đô thị hình thành mới

9

Thành phố Cần Thơ


A

Các đô thị nâng loại

B

Các đô thị hình thành mới

10

Tỉnh Hậu Giang

A

Các đô thị nâng loại

0

0

02 ĐT loại V

01 ĐT loại V

01 ĐT loại IV

03 ĐT loại IV

01 ĐT loại V


0

02 ĐT loại IV

01 ĐT loại II
01 ĐT loại III
03 ĐT loại IV

B

Các đô thị hình thành mới

11

Tỉnh Sóc Trăng

A

Các đô thị nâng loại

B

0

Các đô thị hình thành mới

0

12


05 ĐT loại V

01 ĐT loại V

01 ĐT loại II

01 ĐT loại III

01 ĐT loại IV

04 ĐT loại IV

08 ĐT loại V

04 ĐT loại V


12

Tỉnh Bạc Liêu

A

Các đô thị nâng loại

01 ĐT loại II 02 ĐT loại IV
02 ĐT loại IV

B


Các đô thị hình thành mới

13

Tỉnh Cà Mau

A

Các đô thị nâng loại

0

01 ĐT loại V

04 ĐT loại V

03 ĐT loại IV

01 ĐT loại I
05 ĐT loại IV

B

Các đô thị hình thành mới

0

06 ĐT loại V

0


(Chi tiết xem Phụ lục 1.1)
1.2 Khái quát tình hình công tác lập CTPTĐT tại miền Tây Nam Bộ
1.2.1 Các khái niệm liên quan đến việc triển khai Chương trình phát triển đô thị
Theo quan niệm về quản lý dự án, Chương trình phát triển đô thị của tỉnh nằm trong
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn này được xem là giai đoạn khá quan trọng, là
giai đoạn hình thành ý tưởng, chi phối đến khi tiến hành thi công hoàn thành công
trình. Việc xây dựng Chƣơng trình phát triển đô thị nhằm đƣa ra danh mục các dự án
ƣu tiên đầu tƣ cho đô thị phù hợp với nguồn lực của địa phƣơng dựa trên lộ trình, kế
hoạch đầu tƣ đƣợc đề xuất trong chƣơng trình, đảm bảo phù hợp với Chƣơng trình
phát triển đô thị Quốc gia; các định hƣớng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch
chung xây dựng đô thị. Chƣơng trình đƣợc phê duyệt là cơ sở để nâng loại đô thị, quản
lý các dự án dự kiến đầu tƣ xây dựng theo định hƣớng quy hoạch đƣợc duyệt, phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng theo quy trình đã
đƣợc hoạch định (Planning), tổ chức (Organizing) dƣới sự lãnh đạo (Leading) và kiểm
soát (Controlling) các công việc và nguồn lực của tỉnh để hoàn thành các mục tiêu đã
đề ra hay đây còn là cơ sở để địa phƣơng nắm rõ mình đã đầu tƣ phát triển đô thị đồng
bộ hay chƣa? Đã thực hiện đúng theo định hƣớng không? Và đạt đƣợc bao nhiêu % so
với chất lƣợng đô thị mà Chƣơng trình phát triển đô thị quốc gia đã đƣa ra? Các kế
hoạch tiếp theo để khắc phục cũng nhƣ phấn đấu thực hiện đầu tƣ xây dựng phát triển
đô thị theo lộ trình đƣợc duyệt.
Trong hồ sơ Chƣơng trình, nguyên tắc đề xuất lộ trình nâng loại ngoài việc phải phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hƣớng quy
13


hoạch xây dựng vùng tỉnh. Lộ trình còn phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều
kiện phát triển của địa phƣơng qua hình thức đánh giá từng đô thị để đƣa ra đƣợc lộ
trình hợp lý. Kết hợp với cân đối phát triển đô thị giữa các đơn vị hành chính của tỉnh
để đảm bảo tính an ninh, chính trị,… và phù hợp với nguồn lực của tỉnh. Do đó, để có

phƣơng án đề xuất lộ trình nâng loại và phát triển hình thành các đô thị mới, nhà hoạch
định (hay nhà quy hoạch) cần phải có tầm nhìn vĩ mô hơn cũng nhƣ nghiên cứu kỹ
lƣỡng về các đô thị để đƣa ra lộ trình phát triển đô thị thích hợp vì đôi khi nó không
theo hệ thống đô thị đã đƣợc duyệt trong đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
“Dự án đầu tƣ xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lƣợng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định.” (Khoản 15, Điều 3, Chương 1, Luật xây dựng
50/2014/QH13) [11].
Theo định nghĩa trên, ta có thể hiểu Chương trình phát triển đô thị nó cũng là một dự
án đầu tư xây dựng. Vì nó là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, Chương trình phát triển đô thị mang tầm vĩ
mô hơn, vì nó phải lên cả một chương trình bao gồm danh mục các dự án ưu tiên đầu
tư hạ tầng khung phục vụ cho hệ thống đô thị đối với CTPTĐT toàn tỉnh và đầu tư
HTKT khung đối với CTPTĐT từng đô thị… Theo hƣớng dẫn về những kiến thức cốt
lõi trong Quản lý dự án (PMBOK Guide) của Viện Quản lý Dự án (PMI): Quản lý dự
án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của
dự án nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Chƣơng trình phát triển đô thị thuộc chức
năng lập kế hoạch của quản lý dự án. Vì công việc chủ yếu của Chƣơng trình là xác
định mục tiêu, công việc và dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án.
Và khi nói đến chƣơng trình phát triển đô thị, ngƣời ta phải thật sự hiểu rõ nhƣ thế nào
là một đô thị, hệ thống đô thị là gì? Sự phù hợp của nó với định hƣớng quy hoạch đô
thị ra sao? Chƣơng trình phát triển đô thị toàn tỉnh là cơ sở nâng loại đô thị vì nó đề
xuất ra lộ trình phát triển đô thị theo từng giai đoạn và tính toán nguồn lực để đầu tƣ
cho từng đô thị, từng địa phƣơng và từng giai đoạn, có thể sử dụng nguồn lực địa

14



×