Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Vân dụng các phương pháp dạy học tích cực trong tiết học vật lí chương sóng cơ và sóng âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.45 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KIM BÔI

Nguyễn Thị Mai

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG
TIẾT HỌC VẬT LÍ CHƯƠNG SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM”

KIM BÔI 2019


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Trong đề tài
không có sự sao chép một cách bất hợp pháp từ các đề tài, luận văn hoặc công trình
nghiên cứu khoa học của người khác. Mọi trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp từ các
nguồn tư liệu đều được ghi nhận trong các chú thích tham khảo và phần tài liệu
tham khảo.


LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường trung
học phổ thông Kim Bôi, sở giáo dục đào tạo Hòa Bình đã tạo cơ hội cho tôi tham

gia nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp trường trung học phổ thông Kim Bôi, bạn
bè, người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện .
Tôi xin trân trọng cảm ơn hội đồng khoa học đã quan tâm đến đề tài. Chúng
tôi xin tiếp thu tất cả các ý kiến nhận xét, góp ý của các đồng chí, bạn bè để đề tài
này được hoàn thiện hơn và chúng tôi cũng có thêm kiến thức, kinh nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ


1

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG


3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

4

2.1. Thuận lợi


4

2.2. Khó khăn

4

CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ

5

3.1. Phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực


5

3.2. Vận dụng một số phương pháp – kĩ thuật ….

8

CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

36

PHÂN THỨ BA: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT


37

1. Những đóng góp của đề tài

37

2. Những hạn chế

37

3. Hướng phát triển của đề tài


37

4. Đề xuất kiến nghị thực hiện

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39



PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi môn học trong chương trình trung học phổ thông đều có vai trò rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp học
sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái
độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh
những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.
Môn Vật lí là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra
hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán học.
Do đó học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những
vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Một trong những giải pháp sư phạm nhằm giúp học sinh hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về mọi mặt và tạo mọi cơ hội để phát
triển năng lực tiềm tàng bản thân là phương pháp dạy học tích cực.
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phương pháp dạy học tích cực được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương
pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học. Dạy học tích cực là một phương pháp học lấy sự chủ động của người học
làm trọng tâm. Phương pháp dạy học tích cực đã và đang được nhiều nước có nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng và mang lại những thành công nhất định cho
nền giáo dục nước nhà. Tại Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực cũng đang dần
được phổ biến, thay thế cho cách thức giảng dạy và tiếp nhận kiến thức một cách
thụ động như trước đây.

Nói đến phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở
đó, giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn
luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này
lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên là
người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.
1


Mô hình phương pháp dạy học tích cực

Hay nói cách khác, phương pháp dạy và học tích cực không cho phép giáo
viên truyền đạt hết kiến thức mình có đến với học sinh mà thông qua những dẫn dắt

sơ khai sẽ kích thích học sinh tiếp tục tìm tòi và khám phá kiến thức đó.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy môn vật
lí tại trường THPT Kim Bôi. Cụ thể áp dụng vào các tiết học vật lí chương sóng cơ
và sóng âm từ đó nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
Áp dụng đề tài giúp người giáo viên gần gũi, thân thiện hơn với học sinh, rút
gọn khoảng cách giữa thầy – trò.
Hưởng ứng phong trào của bộ giáo dục và đào tạo xây dựng “ Nhà trường
thân thiện, học sinh tích cực”.

2



PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Khi nói tới phương pháp tích cực, thực tế là nói tới một nhóm các phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Cơ sở của phương pháp luận là lí luận, trong quá trình dạy học cần kích thích
sự hứng thú trong học tập cho học sinh, cần phát huy tính tích cực, tính tự lực sáng
tạo trong học tập của học sinh. Để làm điều đó đòi hỏi người thầy giáo phải lựa
chọn, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm
của đối tượng, điều kiện vật chất, và đây là một hoạt động sáng tạo của người thầy

trong hoạt động dạy. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần thể hiện được
sự phản ánh quá trình hoạt động nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích đã
đề ra trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực, giúp
học sinh tự giác tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục đích đề ra
với kết quả cao.
Đối với bộ môn vật lí, việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh gắn
liền với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức; khai thác thí nghiệm trong dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động
nhận thức của học sinh và đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh trong dạy học hiện nay.

3



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt tình. Luôn chủ động, tích cực trong bồi
dưỡng kĩ năng và phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu có tầm nhìn, định hướng mới trong vấn đề giáo dục. Tạo điều
kiện thuận lợi cho các giáo viên học tập, rèn luyện chuyên môn.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Trường học thân thiện, học

sinh tích cực”.
2.2. Khó khăn
- Đội ngũ giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực.
- Giáo viên thiếu tài liệu, thiếu các buổi bồi dưỡng về tâm lí, phương pháp, kĩ
năng giảng dạy.
- Học sinh chưa có ý thức tích cực, chủ động trong học tập, động cơ học tập
chưa rõ ràng.
- Đời sống giáo viên tuy được cải thiện nhiều nhưng vẫn khó khăn, chưa tập
trung thường xuyên vào đổi mới phương pháp dạy học.
- Sự chuyển đổi cấp học từ cấp 2 lên cấp 3 gây ra nhiều bỡ ngỡ về tiếp nhận
phương pháp và kiến thức cho học sinh.


4


CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
3.1. Phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực
3.1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra
các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự
lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến

việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
- Dạy học theo hợp đồng là phương pháp tổ chức hoạt động học tập, trong
đó học sinh làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất
định. Dạy học theo hợp đồng học sinh sẽ được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm
các nhiệm vụ khác nhau: nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy
học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát
hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và
thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học
tập khác.
- Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa

trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học
tự nhiên. Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng
các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài
liệu hay điều tra…
- Dạy học theo góc có nghĩa là các học sinh của một lớp học được học tại
các vị trí, khu vực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong một môi
trường học tập có tính khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập. Các hoạt

5



động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám
phá và thực nghiệm.
3.1.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực

- Kĩ thuật động não: là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều
giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý
tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó. Các ý
niệm, hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu
nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và
sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những
người tham gia nghĩ tới. Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh
và nhiều cách nhìn khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

- Kĩ thuật thảo luận viết: là một biến thể của động não, tuy nhiên trong thảo
luận viết, từng thành viên trình bày ý kiến của mình trên giấy trước khi gửi kết quả
về cho thư ký của nhóm.
- Kĩ thuật động não không công khai: là một hình thức biến đổi của thảo
luận viết, mỗi thành viên của nhóm cũng viết ra ý nghĩ của mình để giải quyết vấn
đề, tuy nhiên không công khai và không tham khảo người khác, sau đó nhóm mới
tiến hành thảo luận chung.
- Kĩ thuật XYZ: là một kĩ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực
của mỗi thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên
cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z. Mô hình thông thường mỗi nhóm có 6

6



thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra 3 ý kiến trong khoảng thời gian 5 phút, do
vậy, kĩ thuật này còn gọi là kỹ thuật 635.
- Kĩ thuật "Ổ bi": là một kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học
sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ
bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện với lần lượt
các học sinh ở nhóm khác.
- Kĩ thuật "Tia chớp": là một kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành
viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện
tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành
viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về

câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
- Kĩ thuật "Bể cá": là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một
nhóm thành viên ngồi giữa phòng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác
ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc
thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo
luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Các thành viên
tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào
cuộc thảo luận. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người
thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
- Kĩ thuật mảnh ghép : Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết
hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ
phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân

trong quá trình hợp tác.
- Kĩ thuật khăn phủ bàn: là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác
kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự
tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển
mô hình có sự tương tác giữa người học với người học.
- Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share): là một kĩ thuật do giáo sư
Frank Lyman đại học Maryland giới thiệu năm 1981. Kỹ thuật này giới thiệu hoạt
7


động làm việc nhóm đôi, phát triển năng lực tư duy của từng cá nhân trong giải
quyết vấn đề.

- Sơ đồ tư duy: là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình
ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng
được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng.
- Kĩ thuật động não ABC: Trước khi yêu cầu học sinh thảo luận về một chủ
đề quan trọng, giáo viên nên kích hoạt những kiến thức có sẵn của các em. Một
trong những hình thức kích hoạt là sử dụng kỹ thuật động não ABC. Học sinh sẽ
nghĩ đến những từ ngữ có liên quan đến chủ đề thảo luận, theo trình tự ABC.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi: kĩ thuật này dùng trong hầu hết các môn học. Đặt câu
hỏi đúng lúc và đúng chỗ, về một vấn đề, logic với bài học, phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh.
- Kĩ thuật chia nhóm: kĩ thuật này dùng để dạy học sinh học tập hợp tác. Nó
có thể được dùng trong nhiều đoạn của bài học (chia sẻ những trải nghiệm, khám

phá kiến thức, kỹ năng mới, luyện tập thực hành, vận dụng)
- Kĩ thuật đọc tích cực: kĩ thuật này nhằm giúp học sinh tăng cường khả
năng tự học và giúp giáo viên tiết kiệm thời gian đối với những bài học, phần đọc có
nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với học sinh.
- Kĩ thuật “viết tích cực”: kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt
nội dung đã học, để học sinh phản hồi cho giáo viên về việc nắm kiến thức của các
em và những chỗ các em còn hiểu sai.
- Kĩ thuật “Trình bày một phút”: kĩ thuật này dùng trong quá trình học sinh
học bài trên lớp vào cuối mỗi bài.
3.2. Vận dụng một số phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết học
vật lí chương “ sóng cơ và sóng âm”
3.2.1. Bài 7- Sóng cơ và sự truyền sóng cơ (2 tiết)

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang và nêu được ví dụ về
8


sóng dọc và sóng ngang.
- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng,
biên độ sóng và năng lượng truyền sóng.
2. Kĩ năng
Viết được phương trình sóng và giải được bài tập đơn giản về sóng cơ.
3. Thái độ

- Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện các nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Chủ động trao đổi thảo luận với các học sinh khác và với giáo viên.
- Hợp tác với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu thực hiện ở nhà.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực sử dụng kiến thức.
- Năng lực phương pháp.
- Năng lực trao đổi thông tin.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh


- Yêu cầu: chuẩn bị ở nhà

- Nghiên cứu trước bài học

+ Lớp chia làm 4 nhóm (8-10hs) thực hiện dự án

tại nhà

+ Nội dung chuẩn bị của mỗi nhóm:

- Nhóm trưởng nghiên


Nhóm 1. Định nghĩa sóng cơ? Khái niệm sóng dọc,

cứu, trao đổi với giáo viên,

sóng ngang, môi trường truyền sóng?

phân công nhiệm vụ cho

Nhóm 2. Tìm hiểu các đặc trưng của một sóng hình

từng thành viên trong


sin?

nhóm.

Nhóm 3. Thiết lập phương trình sóng tại điểm M cách

- Chủ động họp nhóm để

nguồn 0 (đã biết) một khoảng d? Nhận xét tính tuần

tập hợp kết quả nghiên cứu


hoàn theo thời gian, không gian?

chuẩn bị báo cáo (trình bày

Nhóm 4. Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt những nội dung cần

bằng máy chiếu hoặc ghi

ghi nhớ trong bài học?

trên giấy). Trong hoạt


- Giáo viên giao nhiệm về nhà cho các nhóm, định

động này yêu cầu đến kĩ

hướng cách thức tổ chức, phân công nhóm trưởng, giới thuật động não ABC, kĩ
hạn thời gian báo cáo sản phẩm.

thuật mảnh ghép, kĩ
9


thuật khăn phủ bàn, sơ

đồ tư duy.
Sản phẩm các nhóm tiến hành báo cáo trên lớp học

NHÓM 1 – LỚP 12A1

1. Định nghĩa: Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. Sóng cơ
không truyền được trong chân không.
Phương dao động

2. Phân loại:
- Sóng ngang là sóng trong đó các
phần tử của môi trường dao động theo


Phương truyền sóng

phương vuông góc với phương truyền
sóng. Sóng ngang truyền được trong
chất rắn và trên mặt môi trường chất
lỏng.
- Sóng dọc là sóng trong

Phương truyền sóng

đó các phần tử của môi trườ ng


Phương dao động

dao động theo phương trùng với
phương truyền sóng. Sóng dọc truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.
10


NHÓM 2 – LỚP 12A1
1. Sự truyền của một sóng hình sin

11



NHÓM 3 - LỚP 12A1
1. Phương trình sóng
- Giả sử phương trình dao động của đầu 0 của dây là:

O

P

u0 = Acosωt


- Điểm M cách 0 một
khoảng x. Sóng từ 0 truyền
đến M mất khoảng thời gian
∆t =

x
.
v

- Phương trình dao động của
M là:



x

t

x



và λ = vT
uM = Acosω(t - ∆t) = Acosω  t −  = Acos2π  −  , Với ω =
T

 v
T λ 
2. Nhận xét: phương trình sóng là một hàm vừa tuần hoàn theo thời gian, vừa tuần
hoàn theo không gian.

NHÓM 4 - LỚP 12A1

12


Hoạt động trên lớp


-

- Giáo viên yêu cầu lần lượt các nhóm báo cáo

cáo sản phẩm, các thành viên còn

Các nhóm cử đại diện lên báo

sản phẩm. Giáo viên hỗ trợ các nhóm báo cáo lại theo dõi để đặt các câu hỏi thắc
giải đáp các thắc mắc của các thành trong nhóm mắc liên quan đến kiến thức bài
còn lại, giúp học sinh khắc sâu bài học.


học thông qua kĩ thuật đặt câu

- chốt lại các khái niệm (các khái niệm được hỏi, kĩ thuật bể cá từ đó góp
nhấn mạnh trên phông chiếu nhịp nhàng với phần bổ xung hoàn thiện báo cáo.
lời chốt của giáo viên giúp học sinh chủ động
ghi chép các thông tin cần thiết trong bài Nhóm 1 – báo cáo, thảo luận
học):

(15ph)

+ Định nghĩa sóng cơ


Nhóm 2 – báo cáo, thảo luận

+ Khái niệm sóng dọc, sóng ngang, môi

(15ph)

trường truyền sóng.

Nhóm 3 – báo cáo, thảo luận

+ Cách lập phương trình sóng


(15ph)

→ Nhấn mạnh:

Nhóm 4 – báo cáo, thảo luận

+ Khi sóng cơ truyền đi chỉ có pha dao động (15ph)
của các phần tử vật chất lan truyền (tốc độ
không đổi trong một môi trường), còn các Giáo viên chốt kiến thức (10ph )
phần tử của môi trường chỉ dao động xung
quanh vị trí cân bằng cố định (dao động điều
hòa).

+ Sóng cơ không truyền trong chân không.

Phiếu học tập
Câu 1 : Sóng cơ là gì ?
A. Sự truyền chuyển động cơ trong không khí.
B. Những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất.
C. Chuyển động c tương đối của vật này so với vật khác.
D. Sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.
13


Câu 2 : Bước sóng là gì?

A. Là quăng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.
B. Là khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
C. Là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha.
D. Là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.
Câu 3 : Sóng ngang là sóng:
A. lan truyền theo phương nằm ngang.
B. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.
C. trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
D. trong đó các phần tử sóng dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng.
Câu 4 : Phương trình sóng có dạng nào trong các dạng dưới đây:
t x
t

x
A. x = Acos(ωt + ϕ) ; B. u = A.cosω (t - ) C. u = A.cos2π ( - ) D. u = A.cosω ( + ϕ )
λ
T λ
T

Câu 5 : Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v,
khi đó bước sóng được tính theo công thức

A. λ = v.f;

B. λ = v/f;


C. λ = 2v.f;

D. λ = 2v/f

Câu 6 : Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A. Chu kì của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.
B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
Câu 7 : Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số
sóng lên 2 lần thì bước sóng


A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm 2 lần.

Câu 8 : Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào
A. năng lượng sóng.


B. tần số dao động.

C. môi trường truyền sóng.

D. bước sóng

Câu 9: Trong thời gian 12s một người quan sát thấy có 6 ngọn sóng đi qua trước mặt mình. Tốc
độ truyền sóng là 2m/s. Bước sóng có giá trị là:
A. 4,8m.

B. 4m.


C. 6m.

D. 0,48m.

Câu 10: Trên sợi dây OA, đầu A cố định và đầu O dao động điều hoà có phương trình uO = 5cos(5

π t)(cm). Tốc độ truyền sóng trên dây là 24cm/s và gỉa sử trong quá trình truyền sóng biên độ
sóng không đổi. Phương trình sóng tại điểm M cách O một đoạn 2,4cm là
A. uM = 5cos(5 π t + π /2)(cm).

B. uM = 5cos(5 π t - π /2)(cm).


C. uM = 5cos(5 π t - π /4)(cm).

D. uM = 5cos(5 π t + π /4)(cm)

14


- Giáo viên yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm
ngồi tập trung làm phiếu học tập trong 4 vụ được giao sử dụng theo kĩ thuật
phút sau đó các nhóm cử đại diện lên điền thảo luận viết, kĩ thuật động não
đáp án trên bảng phụ giáo viên chuẩn bị không công khai, kĩ thuật mảnh
sẵn. Giáo viên theo dõi, hỗ trợ các nhóm ghép, kĩ thuật khăn trải bàn.

thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Trước khi kết thúc tiết học GV có thể yêu

- Các nhóm báo cáo, thảo luận,

cầu một bạn hát bài hát về chủ đề “Sóng”

nhận xét, chốt kết quả hoạt động,

(giao nhiệm vụ trước)

củng cố, tiếp nhận nhiệm vụ về nhà


- Giáo viên đặt một số câu hỏi liên quan để (20ph)
phát vấn trực tiếp một số học sinh trong lớp
nhằm củng cố bài học và yêu cầu một số
học sinh nhận xét câu trả lời sử dụng kĩ
thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật tia chớp.
3.2.2. Giao thoa sóng(1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện
để có sự giao thoa của hai sóng.
2. Về kĩ năng

- Viết được công thức xác định vị trí của cực đại và cực tiểu và giao thoa.
- Vận dụng được công thức để làm bài toán đơn giản về hiện tượng giao thoa.
3. Về thái độ
- Có thái độ hứng thú học tập môn vật lí, sẵn sàng áp dụng kiến thức hiểu biết của
mình vào các hoạt động thực tiễn.
- Tác phong làm việc khoa học.
- Tinh thần nỗ lực phấn đấu cá nhân kết hợp chặt chẽ với tinh thần hợp tác trong
học tập, ý thức tự học hỏi ở người khác.
4. Về định hướng những năng lực được hình thành
- Năng lực sử dụng kiến thức
15



- Năng lực về phương pháp
- Năng lực trao đổi thông tin
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài
trước khi lên lớp.
- Chia lớp thành 4 nhóm chuẩn bị
sẵn giấy, bút dạ

- Gv làm thí nghiệm giao thoa sóng
nước, yêu cầu các nhóm quan sát,
thảo luận, trả lời các câu hỏi (chiếu
trên bảng phụ), viết ra giấy câu trả
lời của nhóm.
+ Hiện tượng giao thoa sóng là
gì?
+ Giải thích hiện tượng?
+ Điều kiện xảy ra giao thoa sóng
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thực
hiện báo cáo và chốt lại các kiến cần


- Nhóm 1 báo cáo, các nhóm khác theo dõi để
đặt câu hỏi thảo luận. (25ph)

ghi nhớ (kết hợp chiếu bảng phụ).
16


- GV giới thiệu qua tiến trình logic
của việc thiết lập phương trình sóng
tổng hợp, biên độ sóng tổng hợp. Từ
đó suy ra vị trí cực đại, cực tiểu giao
thoa với hai nguồn cùng pha.

- GV chốt lại những kiến thức cần
chú ý
- Nếu học sinh của lớp có nhận thức - Học sinh hoạt động nhóm nội dung này phải
tốt về môn học, GV có thể cho học có sự nghiên cứu kĩ kiến thức tại nhà (biến đổi
sinh hoạt động nhóm để đưa ra kết toán học) để không mất quá nhiều thời gian cho
quả vị trí cực đại, cực tiểu giao thoa nội dung này (phương pháp bàn tay nặn bột).
nhưng không yêu cầu chứng minh
chi tiết.

17



18


3.2.3. Sóng dừng(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được sự phản xạ của sóng đối với vật cản cố định và đối với vật cản tự do.
- Mô tả được hiện tương sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để
có sóng dừng.
- Giải thích được hiện tượng sóng dừng .
- Nêu và viết được điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây trong trường hợp
có hai đầu cố định và dây có một đầu cố định , một đầu tự do .

2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kỹ năng đọc, phân tích, quan sát, làm thí nghiệm và sử dụng
phần mềm.
- Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng phương pháp thực
nghiệm sóng dừng.
- Giải bài tập đơn giản sóng dừng
3.Thái độ
- HS có thái độ hứng thú, say mê trong học tập bộ môn Vật lí.
- HS có thái độ tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động.
- Có kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động khi HS thực hiện học
theo góc.
- Liên hệ những kiến thức về sóng dừng đã học với thực tế cuộc sống.

4. Năng lực hướng tới
- Năng lực phương pháp: đề xuất, thiết kế và tiến hành làm thí nghiệm và xử lí
kết quả thí nghiệm
- Năng lực trao đổi thông tin: sử dụng ngôn ngữ để thảo luận trong nhóm, báo
19


cáo kết quả đạt được sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại các góc.
- Năng lực cá thể: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo… của học sinh..
II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút )

- GV giới thiệu hình ảnh liên quan đến sóng dừng, tạo hứng thú, tò mò cho học sinh
tìm hiểu sóng dừng là gì? Đặc điểm, điều kiện xảy ra hiện tượng sóng dừng là gì?

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động giáo viên

Hoạt động học sinh

20


- GV lấy ví dụ: Khi chúng ta hét ở miệng

giếng, trong một tòa nhà, ở vách núi…
Các em thấy có hiện tượng gì? Vì sao
vậy? Như vậy khi sóng gặp một vật cản
hay đến điểm cuối của môt trường trong
đó có sóng truyền thì bao giờ cũng có

A

P

A


P

sóng phản xạ lại.
Nội dung 1: Tìm hiểu sự phản xạ của
sóng (5 phút)
- GV cho HS quan sát phần mềm mô
phỏng về sự phản xạ của sóng. Yêu cầu
học sinh chia nhóm theo bàn thảo luận,

- HS quan sát, thảo luận nhóm theo từng
bàn và rút ra nhận xét.
Khi phản xạ trên vật cản cố định sóng

phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới

nhận xét

ở điểm phản xạ .

- GV chốt lại.

Khi phản xạ trên vật cản tự do , sóng
phản xạ luôn luôn cùngpha với sóng tới ở
điểm phản xạ .


Nội dung 2: Sóng dừng (30 phút)
- GV làm thí nghiệm sóng dừng, học sinh - HS thảo luận nhóm theo bàn nêu hiện
quan sát.

tượng quan sát được và giải thích hiện
21


×