Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông hồng tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.79 KB, 12 trang )

1

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trên thế giới, sự tham gia được sử dụng rộng rãi trong lý thuyết phát
triển và các dự án phát triển. Cuối những năm 1960 sự tham gia được đề
cập ở các lĩnh vực xã hội hay phát triển cộng đồng (Arnstein, 1969), sau
này trong các nghiên cứu về phát triển cộng đồng và làm việc cộng đồng
ngày càng được đề cập nhiều hơn đến sự tham gia của người dân (Abbott,
1995). Sự tham gia giúp cho các chương trình, dự án hoặc các kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội đạt được mục tiêu đã đặt ra một cách hiệu quả và
bền vững hơn; đồng thời cũng tác động đến việc chia sẻ lợi ích của phát
triển cho các bên liên quan và có tác dụng hỗ trợ quản lý trong quá trình tổ
chức thực hiện. Mặt khác, sự tham gia còn giúp huy động hợp lý các nguồn
lực tại chỗ để phát triển (Chhetri, 2013).
Ở Việt Nam, xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu Quốc
gia được triển khai trên diện rộng nhằm thực hiện Nghị Quyết 26 của Ban
chấp hành Trung ương ngày 05 tháng 8 năm 2008 và Chương trình hành
động của Chính phủ nhằm phát triển đồng bộ, toàn diện ở khu vực nông
thôn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và gìn giữ môi trường sinh
thái. Sau 9 năm triển khai, thực hiện (2010 - 30/7/2019), sự tham gia của
cư dân nông thôn nói chung và cư dân nông thôn vùng ĐBSH nói riêng
ngày càng được thể hiện rõ nét ở công việc cụ thể như: nhiệt tình đóng góp
ý kiến, tự nguyện đóng góp các nguồn lực (tiền, vật chất, đất đai, ngày
công lao động,…); chủ động, sáng tạo trong tổ chức sản xuất, cải thiện sinh
kế ở nông thôn, hăng hái tham gia các phong trào phát triển văn hóa, xã
hội, giữ gìn an ninh trật tự,…Những nơi có sự tham gia tích cực của các hộ
dân nông thôn đã thực sự làm tăng tính khả thi, tính bền vững của các công
trình hạ tầng, văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, tinh thần đoàn


kết, gắn bó trong dân được phát huy và luôn thể hiện được tính trách nhiệm
với cộng đồng, làng xóm. Đặc biệt, sự tham gia còn giúp khơi dậy bản tính
siêng năng, tinh thần ham học hỏi, cải thiện tính năng động của cư dân
nông thôn giúp họ phát triển ổn định kinh tế gia đình hơn, nâng cấp nhà ở,
vườn, ao hồ, sông suối, ruộng đồng tạo cảnh quan và làm cho nông thôn
trở nên khang trang, sạch, đẹp hơn. Kết quả XDNTM đã đạt được những

thắng lợi nhất định, huy động được nguồn lực lớn ở ngay khu vực nông
thôn để phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn được cải thiện và nâng
cao, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn ngày càng được đổi
mới, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và tiến bộ, cảnh quan môi trường
tự nhiên được chú trọng gìn giữ tốt hơn để duy trì, bảo vệ hệ sinh thái vốn
có ở các vùng nông thôn.
Song thực tế việc triển khai XDNTM vẫn nảy sinh một số bất cập
như: chạy theo tiêu chí một cách hình thức, chất lượng cuộc sống thực sự
của cư dân nông thôn theo chuẩn mới chưa đáp ứng hoặc chưa bền vững,
một số nơi còn huy động quá sức dân, một bộ phận cư dân nông thôn còn
chưa hiểu rõ bản chất của chương trình, chưa tận dụng các lợi thế của mình
để vươn lên, vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà
nước. Sự tham gia thực hiện các tiêu chí về thu nhập, tổ chức sản xuất, môi
trường và an toàn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến nông sản còn rất
nhiều hạn chế và chưa thực sự chủ động, một số hộ sản xuất nhỏ lẻ chưa có
khả năng ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường, dịch
bệnh,…. Mặt khác, nhu cầu nâng cấp các tiêu chí NTM (NTM kiểu mẫu)
trong giai đoạn tới cũng là một thách thức lớn cần có sự tham gia tích cực,
chủ động hơn của cư dân nông thôn.
Tuy, đã có những công trình nghiên cứu về vai trò chủ thể của các
đoàn thể, vai trò chủ thể của người dân nhưng các đề tài vẫn chưa nghiên
cứu một cách đầy đủ trên nhiều khía cạnh về sự tham gia của cư dân nông

thôn trong XDNTM. Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào như vậy ở vùng
đồng bằng sông Hồng, nơi có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong
quá trình xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, sự tham gia của cư dân
nông thôn trong XDNTM vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu nhằm phát huy
sự tham gia của cư dân nông thôn phục vụ cho phát kinh tế xã hội ở nông
thôn được bền vững, hiệu quả hơn bảo đảm nông thôn ngày càng văn minh
giàu mạnh (NTM kiểu mẫu). Từ những vấn đề nêu trên đề tài: “Nghiên
cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
tại vùng đồng bằng sông Hồng” là cần thiết, được tác giả lựa chọn làm đề
tài luận án tiến sĩ.


3

4

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
2.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự
tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM;
Hai là, phân tích và đánh giá rõ thực trạng sự tham gia của cư dân
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới tại vùng ĐBSH;
Ba là, trên cơ sở phân tích thực trạng, đề tài đưa ra một số khuyến
nghị nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM ở
vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM. Đề tài
tập trung chủ yếu ở đối tượng là người dân định cư ở khu vực nông thôn.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu phương thức và nội dung
tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM để làm rõ mối quan hệ giữa
sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả XDNTM.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn vùng ĐBSH.
- Về thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng tham gia
của cư dân nông thôn trong XDNTM giai đoạn từ năm 2010 - 7/2019 và
định hướng khuyến nghị đến năm 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Phương thức, nội dung sự tham gia của cư dân nông thôn trong
XDNTM?
(2) Kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế sự tham gia của cư dân
nông thôn trong XDNTM vùng ĐBSH là gì?
(3) Sự tham gia của cư dân nông thôn có mối liên hệ như thế nào đến
kết quả XDNTM tại vùng ĐBSH?
(4) Làm thế nào để huy động tốt nhất sự tham gia của cư dân nông
thôn trong XDNTM?

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng (tác giả sẽ trình bày chi tiết ở chương III).
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Về mặt lý luận, trên cơ sở lý thuyết sự tham gia của Arnstein (1969),
khung khổ nghiên cứu lý thuyết các bên liên quan ảnh hưởng đến mục tiêu của
tổ chức nếu đối tượng bị quản lý được lắng nghe nhiều hơn, được tham gia
nhiều hơn và hợp tác cùng nhà quản lý (Freeman, 1984; Mitchell, 1997), kế
thừa có chọn lọc từ lý thuyết về hành động tập thể (Tarrow 1988, Sandler
1992) và từ bối cảnh nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về lý
thuyết sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM, phương thức, nội

dung tham gia của cư dân nông thôn trong thực hiện các tiêu chí NTM và mối
quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả XDNTM. Cụ thể:
(1) Lý thuyết sự tham gia (Arnstein, 1969) và lý thuyết các bên liên
quan (Freeman, 1984; Mitchell, 1997) cho thấy nếu đối tượng bị quản lý
được lắng nghe nhiều hơn, được tham gia nhiều hơn và hợp tác cùng nhà
quản lý thì dễ dàng đạt mục tiêu quản lý. Luận án mở rộng xem xét cơ sở
lý luận về sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM ở khía cạnh
phương thức và nội dung tham gia.
(2) Vận dụng lý thuyết về hành động tập thể (Tarrow 1988, Sandler
1992), Luận án phát hiện hành động tập thể của cư dân nông thôn trong
thực hiện XDNTM vùng ĐBSH.
(3) Sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM được đo lường
thông qua: cư dân nông thôn chủ động tiếp nhận thông tin về XDNTM;
đóng góp ý kiến; đóng góp các nguồn lực; cải thiện sinh kế; giám sát trong
XDNTM; thực hiện các quy định về an toàn trong sản xuất, chế biến nông
sản, ATTP và tham gia tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu,
khảo sát của luận án
(1) Sự tham gia của cư dân nông thôn luôn giữ vai trò nòng cốt trong
XDNTM. Mức độ quan trọng của cư dân nông thôn thể hiện trong vai trò


5

6

chủ thể chính và trực tiếp thực hiện từng tiêu chí NTM như: cải thiện điều
kiện sống, cải thiện sinh kế, thực hiện an toàn trong sản xuất nông sản, vệ
sinh môi trường,…Đây là chủ thể không thể thiếu trong quá trình
XDNTM.

(2) Sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM gắn với kết quả
XDNTM tốt hơn và bền vững hơn. Kết quả này có hai tác dụng: một là,
giúp cư dân nông thôn hiểu rõ hơn trách nhiệm của họ, hai là giúp các nhà
quản lý nhận thức rõ vai trò của cư dân nông thôn để có cơ chế khuyến
khích, động viên sự tham gia của họ trong XDNTM.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tìm được, luận án đề xuất 7 nhóm giải
pháp phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn
mới.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được trình bày thành 05
chương:
Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến sự tham gia
của cư dân nông thôn trong XDNTM
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông
thôn trong XDNTM
Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH
trong XDNTM
Chương 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của
cư dân nông thôn trong XDNTM ở vùng ĐBSH.

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về sự tham gia, vai trò
chủ thể của nông dân XDNTM,… Kết quả các nghiên cứu đã luận giải:
- Luận giải nội dung, phương thức, khái niệm, ý nghĩa sự tham gia và
nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia;
- Luận giải về khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức tham gia của

cư dân nông thôn trong XDNTM;
- Luận giải về thang đo sự tham gia của cư dân nông thôn ở các khía
cạnh riêng rẽ và thang đo về kết quả XDNTM.
- Một số công trình có bàn đến sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể
trong xây trong XDNTM, vai trò chủ thể tham gia của nông dân trong
XDNTM ở góc độ chung chung.
Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu toàn diện và
đầy đủ về sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn
mới. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các công trình đã công bố về sự tham
gia và sự tham gia trong xây dựng nông thôn mới. Luận án tiếp tục giải
quyết các vấn đề:
Thứ nhất, về mặt lý luận:
Bổ sung và làm sáng tỏ lý thuyết sự tham gia của cư dân nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung làm sáng tỏ những vấn
đề: khái niệm, vai trò, mức độ tham gia; nội dung, phương thức tham gia
của cư dân nông thôn trong XDNTM.
Thứ hai, về mặt thực tiễn:
- Thực tế tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH trong quá trình
XDNTM như thế nào?
- Những kết quả và hạn chế cùng các nguyên nhân hạn chế sự tham gia
của cư dân nông thôn vào XDNTM ở vùng ĐBSH;
- Xem xét mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn đến kết
quả XDNTM ở ĐBSH.


7

8

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CƯ
DÂN NÔNG THÔN TRONG XDNTM

biệt vào đối tượng này bởi sự tham gia của họ có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả thực hiện các tiêu chí NTM.
2.1.3. Lý thuyết về hành động tập thể
Lý thuyết về hành động tập thể được đề cập như là sự hợp sức của
nhiều cá nhân cùng tham gia vào công việc nhất định tạo thành hành động
tập thể vì lợi ích chung của chính tập thể (Tarrow 1988, Sandler 1992). Đây
là một trong những lý thuyết có thể giải thích cho sự tham gia của cư dân
nông thôn tạo thành hành động tập thể khi họ thực hiện các công việc vì lợi
ích chung của chính cộng đồng dân cư.
Trong quá trình xây dựng NTM ở Việt Nam, sự tham gia của cư dân
nông thôn được coi là hành động tập thể khi họ thực hiện các công việc,
các tiêu chí trong XDNTM, vì các tiêu chí NTM đều nhằm mục đích phát
triển toàn diện cho khu vực nông thôn và các tiêu chí này đều liên quan tới
quyền lợi và nghĩa vụ của cư dân nông thôn. Họ cùng hành động để thực
hiện hiệu quả các quy hoạch sản xuất, để giúp nhau sản xuất an toàn, để
giữ gìn vệ sinh môi trường, để thực hiện liên kết sản xuất hiệu quả bền
vững; phát triển hạ tầng nông thôn hợp lý, hiện đại và khai thác hiệu quả
vào hoạt động sản xuất và đời sống dân sinh,…
2.2. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và sự tham gia của
cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
2.2.1. Khái niệm nông thôn mới và XDNTM
2.2.2. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM
2.2.3. Phương thức tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM
2.2.4. Nội dung cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí
trong XDNTM
2.3. Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của cư dân nông thôn trong
xây dựng nông thôn mới

2.3.1. Thực tiễn sự tham gia của cư dân nông thôn trong một số mô
hình nông thôn mới trên thế giới
2.3.2. Thực tiễn tham gia của cư dân nông thôn trong quá trình xây
dựng nông thôn mới ở một số địa phương tại Việt Nam
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình XDNTM tại vùng

2.1. Lý thuyết vận dụng vào nghiên cứu
2.1.1. Lý thuyết về sự tham gia
Từ lý thuyết nền tảng về nấc thang sự tham gia của người dân trong
nghiên cứu của Arnstein 1969, các nghiên cứu sau này đã vận dụng để nghiên
cứu đưa ra cơ sở lý luận thông qua việc thực hành sự tham gia ở nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội và khái niệm về sự tham gia là việc người
dân tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách bình đẳng
trong khuôn khổ của pháp luật; họ được tiếp cận, chia sẻ thông tin, bàn bạc,
thảo luận và tham gia vào quá trình ra quyết định, đóng góp các nguồn lực để
thực hiện quyết định đó.
2.1.2. Lý thuyết “các bên liên quan”
Nếu các nhà quản lý coi trọng bên liên quan theo khái niệm của các
bên liên quan thì việc tổ chức thực hiện các vấn đề trong công tác quản lý
sẽ thành công và phát triển bền vững hơn (Fontaine, 2006). Bên liên quan
bất kỳ được lắng nghe nhiều hơn và tham gia nhiều nếu họ có độ nổi bật
cao hơn.
Trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, các bên
liên quan có thể kể đến là cư dân nông thôn, chính quyền địa phương, các
tổ chức, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn,… trong đó cư dân nông thôn
có vai trò chủ thể - họ vừa là đối tượng thực hiện, vừa là chủ thể hưởng lợi
sự phát triển, nếu họ được coi trọng, được lắng nghe nhiều hơn và tham gia
nhiều (độ nổi bật) thì kết quả thực hiện chương trình sẽ cao và bền vững
hơn. Vì thế, việc vận dụng lý thuyết các bên liên quan để làm nổi bật sự
tham gia của cư dân nông thôn thực hiện chương trình XDNTM một cách

có ý thức chủ động, năng động và tạo điều kiện giúp họ thực hiện tốt vai
trò trung tâm của sự phát triển nông thôn. Trong số các bên liên quan đến
quá trình XDNTM thì cư dân nông thôn là trung tâm đòi hỏi sự chú ý đặc


9

10

ĐBSH
- Phát huy nội lực của nhân dân để thực hiện các tiêu chí trong quá
trình XDNTM, cư dân nông thôn cần phải được tham gia xây dựng quy
hoạch, quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công
khai bàn bạc, quyết định thiết kế và giám sát thi công, nghiệm thu công
trình.
- Dạy nghề cho lao động nông thôn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,
giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa, phát triển sản xuất để tăng
thu nhập, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, bền vững.
- Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để khích lệ sự tham gia của chính cư
dân nông thôn vào các công việc của XDNTM, họ phải thực sự được làm
chủ, lợi ích thiết thực của cư dân nông thôn phải được quan tâm và tạo cơ
chế để họ chủ động phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phát
triển hạ tầng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần một cách lành mạnh.
- Cần phát huy tính tự lực, chủ động, sáng tạo của cư dân nông thôn.
Những đặc tính này giúp cư dân nông thôn tham gia đầy đủ, chính xác và
trách nhiệm hơn tạo thành những hành động tập thể tốt trong thực hiện các
tiêu chí XDNTM liên quan tới chính lợi ích của chính họ.
- Cần nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể của cư dân nông thôn trong
XDNTM. Họ là trung tâm, là những người trực tiếp thực hiện và trực tiếp

hưởng lợi và có vai trò quyết định đến hiệu quả thực hiện các tiêu chí và tính
bền vững của chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM.

CHƯƠNG 3:
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông hồng
ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách tiếp cận và khung phân tích
a. Cách tiếp cận: Luận án đã sử dụng cách tiếp cân chủ yếu sau đây:
- Tiếp cận chính sách, thể chế: Thông qua việc nghiên cứu các chủ
trương, chính sách có liên quan đến sự tham gia của cư dân nông thôn
trong XDNTM. - Tiếp cận có sự tham gia: Quá trình nghiên cứu có sự
tham gia, trao đổi, điều tra của các hộ dân, cán bộ quản lý... nhằm thu thập,
đánh giá sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM.
- Tiếp cận theo lãnh thổ: Nghiên cứu sự tham gia của cư dân nông
thôn trong XDNTM được tiến hành trên các lãnh thổ khác nhau thuộc vùng
ĐBSH, trong đó tập trung vào các xã đã tiến hành XDNTM với mục đích
tìm hiểu sự giống và khác nhau về sự tham gia của cư dân nông thôn trong
XDNTM giữa các vùng lãnh thổ.
b. Khung phân tích
Kế thừa các thang đo về sự tham gia của các nghiên cứu trước, tác giả
tiến hành dự kiến câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các
chuyên gia tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (Chủ
tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã) và các hộ gia đình theo các câu hỏi trên
bảng hỏi đã được thiết kế về các thông tin gồm:

Sự tham gia của cư dân
nông thôn


- Tiếp nhận và chia sẻ thông tin
- Bàn bạc, thảo luận và đưa ra quyết định
- Đóng góp nguồn lực
- Trong hoạt động giám sát

- Thực hiện tiêu chí quy hoạch
- Thực hiện tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội
- Thực hiện tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất
- Thực hiện tiêu chí về cảnh quan, môi trường và an
toàn trong sản xuất
- Thực hiện tiêu chí khác

Kết quả xây dựng nông thôn mới:
- Kinh tế gia đình, thu nhập sau quá trình XDNTM
- Hạ tầng nông thôn sau quá trình XDNTM
- Nếp sống, cảnh quan môi trường nông thôn sau XDNTM (Long et al, 2009)
- Mức độ hài lòng của cư dân nông thôn về kết quả đạt được trong XDNTM


11

12

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin
- Dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn: nguồn số liệu thứ cấp
được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được
công bố chính thức của các cơ quan/đơn vị chuyên môn; nguồn số liệu sơ
cấp được tác giả tiến hành thu thập qua phỏng vấn và khảo sát trong phạm
vi của luận án.

Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như: Tài liệu của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Bộ Nông
nghiệp & PTNT, Bộ TN và MT, Niên giám thống kê, thu thập qua các
công trình đã được công bố trên internet,…
Phỏng vấn sâu: Tác giả chọn cách lấy mẫu phi xác suất (theo phán đoán)
để xác định đối tượng sẽ tham gia nghiên cứu. Song các tiêu chí lựa chọn mẫu
được định trước và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nên vấn đề sai lầm có
thể giảm thiểu. Trong nghiên cứu này, các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hưng
Yên, Hải Dương có điều kiện phát triển khu vực nông thôn tương tự nhau
nên tác giả chọn Thái Bình là đại diện; Ninh Bình và Vĩnh Phúc có địa
hình không bằng phẳng, phức tạp tương tự nhau, khó khăn hơn trong việc
phát triển hạ tầng nông thôn đạt chuẩn nên tác giả chọn Ninh Bình là đại
diện; Hà Nội và Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng như nhau nên
tác giả chọn Hà Nội là đại diện; Quảng Ninh và Hải Phòng có điều kiện
phát triển khu vực nông thôn tương tự nhau nên tác giả chọn Quảng Ninh
là đại diện để lấy thêm phiếu khảo sát ở Quảng Ninh cho nghiên cứu định
lượng.
Trong nghiên cứu định tính, tác giả trực tiếp tiếp xúc và phỏng vấn 10
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã thuộc 3 tỉnh, thành phố (Thái Bình, Ninh
Bình, Thành phố Hà Nội) là cán bộ quản lý và tổ chức, triển khai thực hiện
chương trình XDNTM ở xã để tìm hiểu rõ về sự tham gia của cư dân nông
thôn và 20 hộ gia đình tại các xã khác nhau đã đạt NTM thuộc 3 tỉnh, thành
phố (Thái Bình, Ninh Bình, Thành phố Hà Nội) (Các cuộc phỏng vấn diễn
ra từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2018). Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn diễn
ra từ 30 - 45 phút. Thông qua quá trình phỏng vấn tác giả đưa những ý tưởng

và phát hiện mới từ các cuộc phỏng vấn trước vào cuộc phỏng vấn sau và
cuối cùng các ý tưởng phát hiện mới được tác giả sử dụng cho việc phân tích
dữ liệu. Tác giả dừng hoạt động phỏng vấn khi không còn ý tưởng mới về sự
tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM.

Như vậy, với các phân tích thu được từ tổng quan các nghiên cứu
trước kết hợp với thực tế nghiên cứu định tính, tác giả đã khái quát các
biến mô tả về sự tham gia của cư dân nông thôn và biến mô tả kết quả xây
dựng NTM như sau:
Bảng 3.3: Các biến mô tả về sự tham gia của cư dân nông thôn trong
XDNTM
Biến số

Cư dân nông
thôn tiếp nhận
thông tin


hiệu

Diễn giải
Thông qua dự họp; tờ rơi;
phương tiện truyền thông;
cán bộ xã, thôn

TN

Chủ động tìm hiểu, nghe giải
thích về XDNTM

Căn cứ chọn
biến

Hourdequin,
2012; Nghiên

cứu định tính

Chủ động tiếp nhận đầy đủ
các thông tin về XDNTM
Tham gia ý kiến vào đề án quy
hoạch nông thôn
Cư dân nông
thôn đóng góp ý
kiến

Ý kiến về phát triển hạ tầng
nông thôn,…
YK

Ý kiến về phương án phát
triển sản xuất,…
Bàn bạc, thảo luận mức đóng góp

Finsterbusch
1987; Day, 1997;
Nghiên cứu định
tính

Biểu quyết các nội dung
trong XDNTM của xã
Cư dân nông
thôn đóng góp
các nguồn lực

Góp đất

VC

Góp tiền
Góp công lao động

Finsterbusch
1987; Nghiên
cứu định tính


13

Biến số


hiệu

Diễn giải

14

Căn cứ chọn
biến

Hình thức khác

Cư dân nông
thôn tham gia
giám sát


Thực hiện quyền giám sát
trực tiếp trong quá trình
XDNTM
GS

Tham gia các tổ chức ở địa
phương để thực hiện quyền
giám sát

Conrad 2011;
Danielsen 2009;
Nghiên cứu định
tính

Tham gia học các lớp khuyến
nông, lâm, ngư,…

Ellis 2000;
Cải thiện sản xuất bền vững
Cramb 2004;
(chuyển đổi cây trồng, vật
Aref 2011; Saidu
nuôi phù hợp)
2014; Mak 2017
Ứng dụng KHCN vào sản
xuất
Liên kết và chủ động tiêu
thụ nông sản

Sử dụng nước sạch

Cư dân nông
thôn tham gia
hoạt động tạo
cảnh quan, vệ
sinh môi trường

MT

Thực hiện an toàn trong sản
xuất, chế biến nông sản; an
toàn thực phẩm,…
Sử dụng công trình phụ hợp
vệ sinh, tạo cảnh quan
Thu gom rác thải và giữ vệ
sinh chung


hiệu

Diễn giải

Kết quả XDNTM

KQ

Hạ tầng nông thôn phát triển
đầy đủ và thuận tiện hơn
Làng sạch sẽ gọn gàng, văn
minh hơn
Cư dân nông thôn hài lòng với

những kết quả đạt được trong
XDNTM

Căn cứ
chọn biến
Bachmann
2007; Long
và cộng sự
2009; Laah
2013;
Nkwake
2013;
Looney,
2015;
Chen, 2016;
Nghiên cứu
định tính

Tham gia dồn điền, đổi thửa
để phát triển sản xuất
SK

Biến số

Kinh tế gia đình có nhiều thay
đổi, thu nhập tăng

Thực hiện quyền giám sát qua
các đại biểu HĐND


Cư dân nông
thôn tham gia cải
thiện sinh kế

Bảng 3.4: Các biến mô tả về kết quả xây dựng nông thôn mới

Gomez, 2002;
Aylett, 2010;
Nghiên cứu định
tính

Khảo sát: Trên cơ sở danh sách các hộ và gợi ý của lãnh đạo xã, tác giả
đã chọn chủ hộ trên 18 tuổi, hiểu tiếng việt và có thể dành thời gian để trả lời
phiếu. Tác giả chọn kết hợp hình thức gửi phiếu điều tra tại nhà hẹn thời gian
xin lại phiếu trả lời và hình thức gửi phiếu điều tra qua đường bưu điện tới tận
nhà dân (kèm theo kinh phí gửi lại chuyển phát nhanh) để không làm mất
nhiều thời gian của các hộ gia đình. Với cách thiết lập bảng hỏi tự điền nên
thông tin thu được khá đầy đủ và tỷ lệ trả lời cao, đáp ứng được yêu cầu lấy
384 phiếu điều tra theo dự kiến.
Từ những tài liệu và số liệu thu thập được luận án sử dụng phần mềm SPSS
(phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp) để xử lý số liệu phục vụ cho
việc phân tích.
Chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng
Sau quá trình phỏng vấn trong nghiên cứu định tính để nghiên cứu về
sự tham gia của cư dân nông thôn trong XDNTM vùng ĐBSH và khẳng
định lại thang đo đã tổng quan từ nghiên cứu trước. Tác giả tiếp tục vận
dụng công thức tính mẫu của Hair và cộng sự 1998 để đạt độ chính xác
95% là N = Z2(pq)/e2 = 1,962(0,5*0,5)/0.052 = 384 quan sát, trong đó:



15

16

N: Cỡ mẫu
Z: Độ lệch chuẩn với mức tin cậy cho phép (95%)
p: Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50%)
q: 100 - p
e: Sai số cho phép (5%)
Tác giả áp dụng mẫu là 384 hộ gia đình để đảm bảo có thể suy diễn các
chỉ số của mẫu thành chỉ số của tổng thể với độ tin cậy 95%. Có hai nhóm
phương pháp chọn mẫu là xác suất và phi xác suất. Phương pháp chọn mẫu
xác suất gồm: chọn ngẫu nhiên đơn giản, ngẫu nhiên có hệ thống, chọn theo
tầng lớp, chọn theo cụm. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm: chọn mẫu
thuận tiện, chọn mẫu theo đánh giá chủ quan, chọn mẫu giới thiệu. Tuy nhiên,
do hạn chế về thời gian và nguồn lực, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện tức là chọn đối tượng có thể tiếp cận được ở các xã đại diện ở 4 tỉnh
(Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội, Quảng Ninh) trong vùng ĐBSH, khác với
các xã đã phỏng vấn ở trên với mục đích là có được ý kiến của đối tượng
trả lời phiếu khảo sát rộng và khác hơn các xã đã được phỏng vấn để xây
dựng phiếu khảo sát.
3.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp phân tích định tính
Dữ liệu thu thập được từ các phỏng vấn được mã hóa thành các chủ đề,
các khái niệm lặp lại nhiều lần đến khi bão hòa để khám phá và bổ sung biến
quan sát phù hợp mô hình lý thuyết và điều kiện thực tế.
Trên cơ sở tham khảo thang đo về sự tham gia của người dân trong
các nghiên cứu trước kết hợp với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính phỏng vấn sâu về thực trạng tham gia của cư dân nông thôn trong
xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng, đề tài đưa ra một

số đánh giá bổ sung về thang đo sự tham gia của cư dân nông thôn trong
XDNTM.
b. Phương pháp phân tích định lượng
- Thống kê mô tả
- Thống kê so sánh
- Kiểm định chất lượng của thang đo

Mô hình khảo sát có 6 nhóm nhân tố độc lập đo sự tham gia của cư
dân nông thôn với 24 biến quan sát, 01 nhân tố phụ thuộc đo kết quả xây
dựng nông thôn mới với 4 biến quan sát. Phương pháp Cronbach Alpha
được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, kết quả chạy Cronbach’s
Alpha còn 7 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 28 biến đặc trưng (Phụ
lục 1), trong đó: giá trị Cronbach’s Alpha của các biến đại diện đều lớn
hơn 0,6 và nhỏ hơn 0,95 nên các câu hỏi của thang đo không có hiện tượng
trùng lặp trong đo lường, chứng tỏ các thang đo này đều đảm bảo chất
lượng tốt.
- Phân tích nhân tố khám phá
Qua phân tích kiểm định Cronbach’s Alpha, mô hình còn 7 thang đo bảo
đảm chất lượng tốt với 28 biến đặc trưng được tóm tắt ở bảng 3.5:
Bảng 3.5: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt
Cronbach’s Alpha
Thang
TT
Biến đặc trưng
của thang đo
đo
1
TN
TN1, TN2, TN3
0.748

2
YK
YK1, YK2, YK3, YK4, YK5
0.767
3
VC
VC1, VC2, VC3, VC4
0.642
4
GS
GS1, GS2, GS3
0.670
5
SK
SK1, SK2, SK3, SK4, SK5
0.602
6
MT
MT1, MT2, MT3, MT4
0.655
7
KQ
KQ1, KQ2, KQ3, KQ4
0.777
Nguồn: tính toán của tác giả trên SPSS
Trên cơ sở kết quả kiểm định thang đo này, tác giả tiếp tục sử dụng
SPSS thực hiện phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis
)(EFA). Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại,
mô hình còn 6 thang đo chất lượng với 24 biến đặc trưng được đưa vào
kiểm định EFA để đo lường cho 6 nhân tố. Tác giả đánh giá sự phù hợp

của mô hình với số liệu thực tế thông qua kiểm định thước đo KMO.
Lần chạy EFA thứ nhất, trị số phương sai trích là 70,5% và 8 nhân tố
có Eigenvalue ≥ 1, KMO = 0,686 , Sig = 0,000 < 0,05 nên các biến quan
sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Tuy nhiên, tại bảng ma


17

18

trận xoay trong lần chạy EFA thứ nhất có 3 biến quan sát là VC3, VC4,
SK5 không đảm bảo tính phân biệt (đo lường ở 2 nhân tố và không đảm
bảo mức chênh lệch hệ số tải từ 0,3 trở lên) nên phải loại 3 biến này (phụ
lục 2).
Lần chạy EFA thứ hai (sau khi đã loại 3 biến quan sát VC3, VC4,
SK5), KMO = 0,680 (bảng 3.5), có 7 nhân tố được trích tại Eigenvalue là
1,071 và tổng phương sai trích là 69,536%. Như vậy, KMO thỏa mãn điều
kiện 0,5< KMO < 1 tức là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
là thích hợp cho dữ liệu thực tế và 69,536% thay đổi của các nhân tố được
giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình (phụ lục 3), Sig = 0,000 <
0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện
(bảng 3.6).
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy các quan sát
trong 6 nhân tố ban đầu đã hội tụ lại trong 7 nhân tố và các biến đặc trưng
đều có hệ số tải nhân tố trong khoảng 0,685 - 0,856 (Phụ lục 4) (thỏa mãn
điều kiện giá trị lựa chọn cần lớn hơn 0.3 với quy mô mẫu > 350) (Đinh
Phi Hổ, 2011).
Các nhân tố sau không có sự xáo trộn, sắp xếp lại các quan sát nên vẫn
giữ tên như trong mô hình ban đầu là YK, VC, TN, SK, GS.
Nhân tố 7 đặt tên là “Cư dân nông thôn tham gia hoạt động tạo cảnh

quan, vệ sinh môi trường” (MT) gồm quan sát MT3, MT4.
Riêng nhân tố 6 là nhân tố mới có 02 quan sát từ biến “Cư dân nông
thôn tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường” trong tiêu chí
môi trường trong XDNTM. Tác giả đặt tên cho nhân tố này là “an toàn
trong sản xuất, chế biến nông sản; an toàn thực phẩm” (AT) gồm quan sát
MT1, MT2.
Qua kiểm định chất lượng thang đo và phân tích nhân tố khám phá,
tác giả nhận diện có 7 thang đo đại diện cho sự tham gia của cư dân nông
thôn và 1 thang đo đại diện cho kết quả xây dựng nông thôn mới với tổng
thể 25 biến đặc trưng được tổng hợp ở bảng 3.7.

Kiểm định lại Cronbach’s Alpha của 7 nhân tố mới được kết quả lớn
hơn 0,6 nên thang đo được đánh giá chất lượng tốt tức là các nhân tố mới
đều đảm bảo độ tin cậy về thang đo (Phụ lục 5).
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai, có 7 nhân tố
đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt với hệ số tải cao (trong khoảng 0,618 0,883) thỏa mãn điều kiện hệ số tải phải lớn hơn 0,5 (Phụ lục 4).
- Phân tích hồi quy
Để nhận diện mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với
kết quả xây dựng nông thôn mới, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
KQ = f (F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7)
Trong đó KQ là biến phụ thuộc; F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7: Biến độc
lập
Việc xem xét mối quan hệ giữa biến độc lập từ F1 đến F7 với biến phụ
thuộc (kết quả xây dựng nông thôn mới), tác giả thực hiện bằng phương
trình hồi quy tuyến tính:
KQ = b0 + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + ei
Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng
cách tính điểm nhân tố (Factor Scores).
Đối với các biến độc lập, SPSS tính sẵn trong data view khi phân tích
nhân tố khám phá lần 2 (sau khi đã loại các biến xấu), có kết quả trong giao

diện data view như phụ lục 6, trong đó: FAC1_1 là F1, FAC2_1 là F2,
FAC3_1 là F3, FAC4_1 là F4, FAC5_1 là F5, FAC6_1 là F6, FAC7_1 là F7
đã được tính theo cách tính điểm nhân tố.
Đối với biến phụ thuộc KQ, tác giả cũng tính điểm theo cách tính
điểm nhân tố và được kết quả biến phụ thuộc trong giao diện data view
như phụ lục 7, trong đó: FAC1_2 là KQ đã được tính theo cách tính điểm
nhân tố.
Thực hiện phân tích hồi quy đa biến trong SPSS để kiểm định mối
quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây dựng nông
thôn mới tại vùng ĐBSH.


19

20

CHƯƠNG 4:
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI

quả XDNTM cho thấy: Các biến độc lập về sự tham gia của cư dân nông
thôn là: đóng góp ý kiến (F1), cải thiện sinh kế (F4), giám sát (F5), (thực
hiện quy định về an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản (F6), tham gia
tạo cảnh quan, vệ sinh MT (F7) có Sig. nhỏ hơn 0,01 nên các biến này
tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc kết quả XDNTM và độ tin cậy
99%; các biến độc lập cư dân nông thôn đóng góp vật chất (F2), Cư dân
nông thôn tiếp nhận thông tin (F3) có Sig. nhỏ hơn 0,05 nên các biến này
tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc kết quả XDNTM và độ tin cậy
95% (bảng 4.16).

Mối quan hệ của các biến độc lập về sự tham gia của cư dân nông thôn
vùng ĐBSH với biến phụ thuộc kết quả XDNTM được giải thích chi tiết như
sau:
+ Biến F1: có hệ số 0.180, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này có
nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức “đóng
góp ý kiến trong xây dựng nông thôn mới (YK)” tăng thêm 1 điểm thì “kết
quả xây dựng nông thôn mới” tăng thêm 0,180 điểm.
+ Biến F2: có hệ số 0.139, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này có
nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức “đóng
góp vật chất trong xây dựng nông thôn mới (VC)” tăng thêm 1 điểm thì “kết
quả xây dựng nông thôn mới” tăng thêm 0,139 điểm.
+ Biến F3: có hệ số 0.087, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này có
nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức “tiếp
nhận thông tin xây dựng nông thôn mới (TN)” tăng thêm 1 điểm thì “kết quả
xây dựng nông thôn mới” tăng thêm 0,087 điểm.
+ Biến F4: có hệ số 0.194, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này
có nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức
“tham gia cải thiện sinh kế trong xây dựng nông thôn mới (SK)” tăng thêm
1 điểm thì “kết quả xây dựng nông thôn mới” tăng thêm 0,194 điểm.
+ Biến F5: có hệ số 0.146, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này có
nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức “tham
gia giám sát trong xây dựng nông thôn mới (GS)” tăng thêm 1 điểm thì “kết
quả xây dựng nông thôn mới” tăng thêm 0,146 điểm.

4.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSH
4.2. Thực trạng về phương thức tham gia
4.2.1. Thực trạng về phương thức tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH
4.2.2. Thực trạng về phương thức tham gia của cư dân nông thôn tại
các điểm khảo sát
4.3. Thực trạng tham gia thực hiện các tiêu chí XDNTM của cư

dân nông thôn vùng ĐBSH (nội dung tham gia)
4.3.1. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện tiêu chí quy hoạch nông thôn
mới
4.3.2. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí về hạ tầng
kinh tế - xã hội
4.3.3. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện các tiêu chí về kinh tế và
tổ chức sản xuất
4.3.4. Cư dân nông thôn tham gia thực hiện tiêu chí về cảnh quan, môi
trường và an toàn sản xuất
4.4. Mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết
quả xây dựng nông thôn mới
Từ thực tế nghiên cứu về sự tham gia của cư dân nông thôn vùng
ĐBSH trong xây dựng nông thôn mới và kết quả chạy mô hình hồi quy
trong bảng phân tích phương sai, giá trị F = 20.430 với Sig. = 0.000 < 0,01
chứng minh mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế và R bình phương
của tổng thể khác 0, các biến sự tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH
trong xây dựng nông thôn mới có tác động cùng chiều đến biến kết quả
XDNTM (bảng 4.13). Theo kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.13, các biến
sự tham gia của cư dân nông thôn vùng ĐBSH có tương quan tuyến tính với
biến kết quả XDNTM và mức độ tin cậy 99%.
Kết quả kiểm định các biến độc lập về sự tham gia của cư dân nông
thôn vùng ĐBSH trong xây dựng nông thôn mới với biến phụ thuộc kết


21

22

+ Biến F6: có hệ số 0.328, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này
có nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức

“tham gia thực hiện quy định về an toàn trong sản xuất, chế biến nông sản;
an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới (AT)” tăng thêm 1 điểm
thì “kết quả xây dựng nông thôn mới” tăng thêm 0,328 điểm.
+ Biến F7: có hệ số 0.223, quan hệ cùng chiều với biến KQ. Điều này
có nghĩa là khi sự tham gia của cư dân nông thôn thể hiện ở phương thức
“tham gia hoạt động tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường trong xây dựng nông
thôn mới (MT)” tăng thêm 1 điểm thì “kết quả xây dựng nông thôn mới” tăng
thêm 0,223 điểm.
Với kết quả hồi quy chuẩn hóa tại bảng 4.16 thì phương trình hồi quy
chuẩn hóa sẽ là:
KQ = 0.18*F1 + 0.139*F2 + 0.087*F3 + 0.194*F4 + 0.146*F5 +
0.328*F6 + 0.223*F7
Kết quả kiểm định trong bảng 4.18 cho thấy Durbin Watson = 1,298 <
2 nên không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới
4.5.1. Nhận thức của cư dân nông thôn
4.5.2. Xuất phát điểm về kinh tế và trình độ chuyên môn của cư dân
nông thôn không đồng đều ảnh hưởng đến sự tham gia
4.5.3. Do điều kiện đất đai ảnh hưởng đến sự tham gia
4.6. Đánh giá chung sự tham gia của cư dân nông thôn
4.6.1. Những ưu điểm
4.6.2. Những tồn tại và nguyên nhân

CHƯƠNG 5:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY SỰ THAM GIA
CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG XDNTM Ở VÙNG ĐBSH
5.1. Quan điểm và mục tiêu về phát huy sự tham gia của cư dân nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bằng sông Hồng
5.1.1. Quan điểm

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong quá trình
XDNTM, trong đó trọng tâm là nâng cao nhận thức của cư dân nông
thôn giúp họ thực hiện hiệu quả vai trò chủ thể và luôn có hành động
đúng, kịp thời trong quá trình thực hiện các tiêu chí trong XDNTM để
xây dựng nông thôn văn minh, tiến bộ và giữ được nét đẹp của văn hóa
truyền thống, tinh thần đoàn kết, gắn bó, tính cộng đồng cao thích ứng với
xã hội hiện đại.
Thứ hai, nâng cao năng lực của cư dân nông thôn. Nghĩa là cần nâng
cao mọi tiềm năng của cư dân nông thôn về tri thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, thái độ và khả năng vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức, kỹ
năng vào các công việc và đời sống xã hội. Quá trình XDNTM cần khơi
dậy, đào tạo và thực hiện đồng bộ, đầy đủ các yếu tố của “năng lực”
giúp cư dân nông thôn có thể tham gia hiệu quả vào việc thực hiện các tiêu
chí XDNTM.
Thứ ba, Mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia và thực hiện đồng bộ
các phương thức tham gia của cư dân nông thôn thông qua việc tạo điều
kiện tốt nhất về cơ chế, chính sách để cư dân nông thôn có thể tham gia
đông đủ và hưởng lợi chính đáng. Để cư dân nông thôn có thể tham gia
được đầy đủ thì cơ chế, chính sách cần khả thi, cụ thể vào việc khuyến
khích dân học tập, tiếp cận được khoa học công nghệ và các hình thức tổ
chức sản xuất hiện đại,… giúp tham gia thực hiện các tiêu chí NTM với
chất lượng cao nhất.
Thứ tư, Mạnh dạn phân cấp, phân quyền và kết hợp hài hòa sự hỗ trợ của
Nhà nước, của các tổ chức cá nhân với việc huy động nguồn lực từ dân để sử
dụng hiệu quả các nguồn lực trong thực hiện các tiêu chí NTM.


23

24


5.1.2. Mục tiêu
- Đảm bảo 100% cư dân nông thôn vùng đồng bằng sông hồng tham
gia đầy đủ ở toàn diện các nhân tố về sự tham gia với tinh thần trách
nhiệm cao nhất.
- Trao quyền nhiều hơn cho cấp cơ sở và cộng đồng dân cư để phát huy
tính tự quản, tự chịu trách nhiệm.
- Công khai, minh bạch gắn với kiểm tra, giám sát trong quá trình
XDNTM.
5.2. Một số giải pháp nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới
5.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm phát huy sự tham gia của
cư dân nông thôn trong XDNTM
5.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện nhằm phát huy sự tham gia của
cư dân nông thôn trong XDNTM
5.2.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn về
XDNTM
5.2.4. Giải pháp về nâng cao năng lực, trách nhiệm tham gia của cư
dân nông thôn trong XDNTM
5.2.5. Giải pháp về nâng cao trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã
để huy động sức dân và QL hiệu quả quá trình XDNTM
5.2.6. Giải pháp trong việc tham gia vào các tổ chức tập thể
5.2.7. Giải pháp về sự tham gia của cư dân nông thôn để phát triển thị
trường nông sản và sản phẩm công nghiệp nông thôn.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước và nghiên cứu thực tế về
XDNTM vùng ĐBSH, tác giả đã lấp khoảng trống nghiên cứu về phương
thức, nội dung tham gia của cư dân nông thôn trong thực hiện các tiêu chí
NTM và mối quan hệ giữa sự tham gia của cư dân nông thôn với kết quả xây

dựng nông thôn mới. Phương thức tham gia được tác giả nghiên cứu trên các
phương diện: cư dân nông thôn chủ động tiếp nhận thông tin về XDNTM;
đóng góp ý kiến, đóng góp các nguồn lực và tham gia giám sát trong XDNTM
(dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra, giám sát). Nội dung tham gia tác
giả đã tập trung làm rõ sự tham gia của cư dân nông thôn ở việc thực hiện 4
nhóm tiêu chí cơ bản là: tiêu chí quy hoạch nông thôn, nhóm tiêu chí về hạ
tầng kinh tế - xã hội, nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất, nhóm tiêu chí
về cảnh quan, môi trường và thực hiện an toàn sản xuất. Dựa vào kết quả hồi
quy đa biến và những đánh giá thực trạng sự tham gia của cư dân nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bằng sông Hồng, tác giả đã khái
quát những quan điểm, mục tiêu huy động sự tham gia của cư dân nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới và đề xuất được 7 nhóm giải pháp nhằm phát
huy sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là: Giải
pháp về cơ chế, chính sách nhằm phát huy sự tham gia của cư dân nông thôn
trong xây dựng nông thôn mới; tổ chức thực hiện nhằm phát huy sự tham gia
của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao nhận thức của
cư dân nông thôn về xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực, trách nhiệm
tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; giải pháp nâng
cao trình độ, năng lực quản lý của cán bộ xã để huy động được sức dân và
quản lý hiệu quả quá trình XDNTM; Giải pháp trong việc tham gia vào các tổ
chức tập thể ở nông thôn; Giải pháp về sự tham gia của cư dân nông thôn để
phát triển thị trường nông sản và sản phẩm công nghiệp nông thôn.
Hạn chế: Bên cạnh kết quả đạt được, đề tài luận án chưa có điều kiện
tìm hiểu sâu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cư dân nông thôn
trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vấn đề này tác giả mong muốn sẽ
làm rõ ở các nghiên cứu sau này.




×