Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự toán xây dựng công trình tại công ty Cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


BÙI THẾ NGÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ
TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƢ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NINH THUẬN, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI


BÙI THẾ NGÂN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ
TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TƢ VẤN XÂY DỰNG THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN BÌNH ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ
: 60.58.03.02


NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS NGÔ THỊ THANH VÂN

NINH THUẬN, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Thế Ngân

i


LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô
giáo Trƣờng Đại học Thủy Lợi, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Công trình, Khoa
Kinh tế và quản lý, Khoa Đào tạo Sau Đại học. Đặc biệt tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới Cô Ngô Thị Thanh Vân trong thời gian qua đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Hội đồng khoa học đã đóng góp
những ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới công ty Cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy
điện Bình Định, Thƣ viện trƣờng Đại học Thủy Lợi và những ngƣời có liên quan khác
đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tác giả thu thập thông tin, tài liệu trong suốt quá trình

thực hiện luận văn.
Ngoài ra, tác giả xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn động viên
và ủng hộ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên còn
có những thiếu sót và khuyết điểm, vì vậy tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ
bảo của các thầy, cô và đồng nghiệp, đây chính là sự giúp đỡ quý báu mà tác giả mong
muốn nhất để hoàn thiện hơn kiến thức chuyên môn trong quá trình nghiên cứu và
công tác sau này. Xin trân trọng cảm ơn!
Quy Nhơn, tháng 03 năm 2017

Bùi Thế Ngân

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DTXDCT: Dự toán xây dựng công trình
GTVT: Giao thông vận tải
KCS: Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm
PMU: Ban quản lý dự án
PPP: Dự án đầu tƣ theo hình thức hợp tác công tƣ
QLDA: quản lý dự án
TMĐTXD : Tổng mức đầu tƣ xây dựng
XD: Xây dựng
XDCB: Xây dựng cơ bản

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 So sánh giá trị dự toán lập và dự toán thẩm định các công trình tại Công ty 57
Bảng 3.2 So sánh giá trị dự toán xây dựng công trình lập và dự toán xây dựng công
trình thẩm định dự án “Chỉnh trang dòng Suối Thó kết hợp đƣờng giao thông” Hạng
mục: San nền mặt bằng ..................................................................................................60
Bảng 3.3 So sánh giá trị dự toán xây dựng công trình lập và dự toán xây dựng công
trình thẩm định dự án “Chỉnh trang dòng Suối Thó kết hợp đƣờng giao thông” Hạng
mục: Cầu bản hộp tuyến N5 .......................................................................................... 63
Bảng 3.4 So sánh giá trị dự toán xây dựng công trình lập và dự toán xây dựng công
trình thẩm định dự án “Chỉnh trang dòng Suối Thó kết hợp đƣờng giao thông” Hạng
mục: Chỉnh trang dòng Suối Thó ..................................................................................66
Bảng 3.5: Một số định mức dự toán xây dựng công trình đang áp dụng. ..................... 75
Bảng 3.6 Bảng tính vốn phân bổ để tính chi phí dự phòng do yếu tố trƣợt giá ............88
Bảng 3.7 Bảng tính chỉ số giá xây dựng sử dụng tính chi phí dự phòng cho yếu tố trƣợt
giá ..................................................................................................................................89
Bảng 3.8 Bảng tính chi phí dự phòng cho yếu tốt trƣợt giá ..........................................90
Bảng 3.9 Biểu mẫu lập dự toán chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình ..................91
Bảng 3.10 Tỷ lệ % chi phí quản lý ................................................................................91
Bảng 3.11 Bảng xác định chi phí chuyên gia gói thầu tƣ vấn .......................................92
Bảng 3.12 Lập dự toán chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình cho gói thầu số 01 93

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Quá trình đầu tƣ xây dựng ...............................................................................5
Hình 1.2: Nội dung cơ bản của quản lý chi phí ............................................................. 10
Hình 1.3: Nội dung hoạt động lập dự toán chi phí ........................................................ 10
Hình 1.4 Nguyên lý cơ bản về bóc khối lƣợng dự toán ................................................21
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty. .............................................................................49
Hình 3.2 Quy trình lập dự toán xây dựng công trình của công ty. ................................ 57

Hình 3.3 Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế............................................................ 72
Hình 3.4: Trình tự thực hiện tính khối lƣợng công tác xây dựng ..................................82

v


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .......................4
1.1 Dự án đầu tƣ xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình .4
1.1.1 Dự án đầu tƣ xây dựng .........................................................................................4
1.1.2 Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Chủ đầu tƣ trong hoạt động lập dự án đầu tƣ
xây dựng ........................................................................................................................6
1.1.3 Quản lý chi phí và nội dung quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình ..9
1.2 Tình hình chung về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng ở nƣớc ta ............................11
1.3 Thực trạng chung về công tác lập dự toán xây dựng tại các công ty tƣ vấn ở nƣớc
ta ..................................................................................................................................14
1.3.1 Thực trạng chung về công tác lập dự toán các công trình xây dựng ..................14
1.3.2 Thực trạng về công tác lập dự toán các công trình xây dựng thuỷ lợi thuỷ điện16
1.4 Tổng quan những kinh nghiệm trong công tác lập dự toán ...................................20
1.4.1 Nguyên lý cơ bản về bóc khối lƣợng dự toán ....................................................20
1.4.2 Một số yêu cầu cần thiết của ngƣời lập dự toán .................................................22
1.5 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................23
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................25
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC LẬP DỰ
TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..........................................................................27
2.1 Dự toán xây dựng công trình .................................................................................27
2.1.1 Văn bản quy định lập dự toán xây dựng .............................................................27
2.1.2 Nội dung dự toán xây dựng công trình ...............................................................27
2.1.3 Phƣơng pháp xác định dự toán xây dựng công trình ..........................................28
2.1.4 Thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình ...........................................36

2.1.5 Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình ............................................................37
2.2 Vai trò đặc điểm của công ty tƣ vấn thiết kế đối với việc lập dự toán xây dựng
công trình .....................................................................................................................38
2.2.1 Quy định chung về thiết kế xây dựng .................................................................38
2.2.2 Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng ......................................................................39
2.2.3 Nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở ...............39
2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình ..........................40
2.2.5 Khái niện, đặc điểm của công tác tƣ vấn đầu tƣ xây dựng .................................41
2.3 Chất lƣợng công tác lập dự toán xây dựng công trình và các chỉ tiêu đánh giá ....45
2.3.1 Khái niệm chất lƣợng .........................................................................................45
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng công tác lập dự toán xây dựng công trình ......45
2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác lập dự toán xây dựng công trình ................46
2.4.1 Nhân tố khách quan ............................................................................................46
2.4.2 Nhân tố chủ quan ................................................................................................46

vi


Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................47
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN XÂY DỰNG
THỦY LỢI – THỦY ĐIỆN BÌNH ĐỊNH ...................................................................48
3.1 Giới thiệu công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định .......48
3.1.1 Quá trình hình thành ...........................................................................................48
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy .......................................................................................49
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, năng lực của các phòng ban ...........................................49
3.2 Thực trạng công tác lập dự toán các công trình tại Công ty ..................................52
3.2.1 Giới thiệu các công trình xây dựng thủy lợi – thủy điện do công ty thực hiện ..52
3.2.2 Tình hình thực hiện công tác lập dự toán xây dựng công trình cho các công trình
đã thiết kế.....................................................................................................................56

3.2.3 Đánh giá chất lƣợng công tác lập dự toán xây dựng công tình tại công ty cổ phần
tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định .........................................................57
3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác lập dự toán xây dựng công
trình do công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định thực hiện .71
3.3.1 Nguyên nhân chủ quan .......................................................................................72
3.3.2 Nguyên nhân khách quan ...................................................................................74
3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán xây dựng công
trình tại công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định .................76
3.4.1 Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật ...................................................76
3.4.2 Giải pháp thiết kế điển hình ................................................................................78
3.4.3 Giải pháp xây dựng trình tự thực hiện tính khối lƣợng công tác xây dựng........79
3.4.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống dữ liệu định mức sử dụng ..................................82
3.4.5 Giải pháp hoàn thiện dữ liệu đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá của các địa
phƣơng .........................................................................................................................85
3.4.6 Xác định chi phí cho công việc tƣ vấn xây dựng khi không có định mức bằng
cách lập dự toán ...........................................................................................................90
3.4.7 Giải pháp tăng cƣờng cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác
lập dự toán xây dựng công trình ..................................................................................94
3.4.8 Giải pháp tăng cƣờng kiểm tra chéo nội bộ ........................................................95
Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................98

vii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hàng năm nguồn vốn nhà nƣớc giành cho đầu tƣ xây dựng ngày càng tăng và chiếm tỷ
trọng rất lớn trong ngân sách nhà nƣớc, trong GDP, là nguồn lực quan trọng trong quá

trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Quy mô đầu tƣ, hiệu quả đầu tƣ tác động trực tiếp
đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống con ngƣời.
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là đƣợc tiêu thụ trƣớc khi tiến hành sản xuất
thông qua việc kí kết hợp đồng xây dựng. Chính vì vậy việc lập dự toán xây dựng
công trình để xác định giá của sản phẩm xây dựng là điều hết sức cần thiết trƣớc khi
xác định đầu tƣ.
Quản lý chi phí là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng công tác đầu tƣ xây dựng, bên
cạnh các lĩnh vực quản lý về chất lƣợng, khối lƣợng, tiến độ, an toàn và môi trƣờng...
Sự hiệu quả của việc quản lý chi phí trong đầu tƣ xây dựng đƣợc thể hiện ở nhiều mặt,
trong đó chủ yếu là các tiêu chí: sự phù hợp với quy định pháp luật; tính hợp lý về mặt
kinh tế - kỹ thuật trong giải pháp thiết kế xây dựng công trình; giảm giá thành xây
dựng công trình; tính đúng đắn trong việc lập và thực hiện tổng mức đầu tƣ, dự toán thanh quyết toán; giảm thiểu các nội dung phát sinh, giảm thiểu vật tƣ tồn kho... Để
đạt đƣợc các tiêu chí nhƣ trên, thì việc quản lý chi phí phải đƣợc thực hiện xuyên suốt
trong tất cả các giai đoạn đầu tƣ và các lĩnh vực đầu tƣ, ngay từ lúc bắt đầu khảo sát lập tổng mức đầu tƣ.
Dự toán xây dựng công trình đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên kế hoạch
tài chính cho một dự án đầu tƣ xây dựng. Kế hoạch này là nền tảng cho công tác quản
lý - kiểm soát mọi chi phí của dự án. Mặc dù việc lập dự toán không tạo ra một cái gì
hữu hình cho sản phẩm cuối cùng của một dự án đầu tƣ xây dựng. Nhƣng đó lại là một
phần quan trọng không thể thiếu của kế hoạch tổng thể cho phép đạt đƣợc những mục
tiêu đề ra của dự án.
Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định đƣợc chuyển đổi từ
“Công ty tƣ vấn khảo sát thiết kế thủy lợi - thủy điện Bình Định” theo quyết đinh số

1


99/2004/ QĐ - UB ngày 12 tháng 10 năm 2004 của UBNN tỉnh Bình Định. Công ty cổ
phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định là cơ quan chủ đạo về khảo sát,
thiết kế các dự án công trình thủy lợi vừa và nhỏ của tỉnh Bình Định. Qua hơn 30 năm
hoạt động công ty đã khảo sát, thiết kế hơn 300 công trình thủy lợi tƣới, tiêu cho hàng

triệu ha đất trồng trọt góp phần phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh của tỉnh Bình
Định. Ý thức đƣợc vai trò tránh nhiệm trong công tác tƣ vấn khảo sát thiết kế và lập dự
toán các công trình thuộc lĩnh vực thủy lợi trong cả nƣớc, Công ty cổ phần tƣ vấn xây
dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, quản
lý chất lƣợng nhằm đáp ứng những nhu cầu mới đặt ra. Công ty đã thực hiện tƣ vấn
thiết kế và lập dự toán cho nhiều công trình chủ yếu là công trình xây dựng thuỷ lợi
thuỷ điện. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công
trình đƣợc xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế
bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Tuy nhiên thực
tế hiện nay ở đa số các công trình việc lập dự toán không dựa vào biện pháp thi công.
Các công việc tạm tính (là công việc không có trong bộ đơn giá hiện hành của nhà
nƣớc) tính giá dự toán không có cơ sở hoặc không viện dẫn, diễn giải đầy đủ. Công tác
áp giá vật liệu chủ yếu dựa vào công bố của Liên Sở Tài chính – Xây dựng, những vật
tƣ, vật liệu không có trong thông báo giá thì không nêu nguồn gốc.
Vì vậy học viên đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán
xây dựng công trình tại công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình
Định” là có ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán xây dựng
công trình, áp dụng cụ thể cho công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện
Bình Định.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác lập dự toán xây dựng công trình cơ bản, áp dụng cho các công trình xây dựng
thủy lợi thủy điện tại công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định.

2



- Phạm vi nghiên cứu:
Các vấn đề đƣợc tập trung nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn lập dự toán xây dựng
công trình trong thời gian 2014-2016, áp dụng cụ thể cho công tác tƣ vấn thiết kế tại
công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định trong thời gian tới.

4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận cơ sở lý luận về lập dự toán xây dựng công trình , đồng thời nghiên cứu
các quy định của Nhà nƣớc để áp dụng phù hợp với đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
của đề tài trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp luận, phƣơng pháp định
tính kết hợp phƣơng pháp phân tích định lƣợng, phƣơng pháp điều tra khảo sát,
phƣơng pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề của luận văn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- ngh ho h c:
Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu
các vấn đề lập dự toán và quản lý chi phí dự án các công trình xây dựng.

-

ngh

th c ti n:

Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất đƣợc đƣa ra trong đề
tài là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi
– thủy điện Bình Định trong công tác lập dự toán, đơn giá và quản lý chi phí đầu tƣ
xây dựng công trình.


6. Dự kiến kết quả đạt đƣợc:
Tổng quan công tác lập dự toán xây dựng công trình.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về dự toán xây dựng công trình giai đoạn thực
hiện dự án.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán xây dựng công
trình tại công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng thủy lợi – thủy điện Bình Định.

3


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1 Dự án đầu tƣ xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công
trình
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm về d án đầu tư xây d ng
Theo luật xây dựng: “Dự án đầu tƣ xây dựng là tập hợp tất các đề xuất có liên quan
đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải
tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì nâng cao chất lƣợng công trình hoặc
sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu
tƣ xây dựng, dự án đƣợc thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tƣ xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tƣ xây dựng”.
Nhƣ vậy, Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc hiểu là tập hợp tất cả những đề xuất về việc bỏ
vốn để tạo mới , mở rộng hoặc cải tạo những đối tƣợng có liên quan tới hoạt động xây
dựng cơ bản nhƣ (Xây dựng công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình
nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình công nghiệp... ) nhằm đạt đƣợc sự
tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hay dịch vụ

nào đó trong một khoảng thời gian xác định
Không phải tất cả các dự án đầu tƣ ở nƣớc ta đều có liên quan tới hoạt động xây dựng
cơ bản. Vì thế đối với các dự án đầu tƣ không liên quan tới hoạt động xây dựng cơ bản
thì không gọi là dự án đầu tƣ xây dựng.
1.1.1.2 Phân loại d án đầu tư
Theo nghị đinh 59/2015
Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính
của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án
nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tƣ công và đƣợc quy định chi
tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

4


Dự án đầu tƣ xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ
xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo, công trình xây
dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng (không bao
gồm tiền sử dụng đất).
Dự án đầu tƣ xây dựng đƣợc phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử
dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách và dự án
sử dụng vốn khác.
1.1.1.3 Trình t đầu tư xây d ng
Thông thƣờng một dự án đầu tƣ xây dựng có trình tƣ đầu tƣ xây dựng qua 3 giai đoạn
gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án
vào khai thác sử dụng, trừ trƣờng hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.
Đối với những dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần
trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc đƣợc
phân kỳ đầu tƣ để thực hiện thì dự án thành phần đƣợc quản lý thực hiện nhƣ một dự
án độc lập. Việc phân chia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tƣ phải đƣợc quy định
trong nội dung quyết định đầu tƣ.

Tuy nhiên căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định việc
thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án
và kết thúc xây dựng đƣa công trình vào khai thác sử dụng.
Trình tự thực hiện đầu tƣ xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây
dựng năm 2014 đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
Chuẩn bị dự án
Thực hiện dự án
Kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự
án vào khai thác sử dụng
Hình 1.1: Quá trình đầu tƣ xây dựng

5


Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có). Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng để xem xét, quyết định đầu tƣ
xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất
(nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng;
lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với
công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký
kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm
ứng, thanh toán khối lƣợng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;
bàn giao công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các
công việc cần thiết khác.
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm
các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, ngƣời quyết định đầu tƣ
quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục

công việc quy định.
Các bản vẽ thiết kế đã đƣợc thẩm định, đóng dấu đƣợc giao lại cho chủ đầu tƣ và chủ
đầu tƣ có trách nhiệm lƣu trữ theo quy định của pháp luật về lƣu trữ. Chủ đầu tƣ có
trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần
xem xét hồ sơ đang lƣu trữ này. Chủ đầu tƣ nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc
tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo
quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.
1.1.2 Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Chủ đầu tư trong hoạt động lập dự án đầu
tư xây dựng
1.1.2.1 Chủ đầu tư xây d ng
Chủ đầu tƣ xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014
do ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định và đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:

6


Đối với dự án do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ là cơ quan, tổ
chức, đơn vị đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao. Chủ đầu tƣ thực hiện thẩm quyền của
ngƣời quyết định đầu tƣ xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách do Bộ
trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ƣơng
của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ là Ban quản lý
dự án đầu tƣ xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng khu vực
đƣợc thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan,
tổ chức, đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng công trình. Đối với
dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tƣ là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng
đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tƣ do ngƣời quyết định đầu
tƣ quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
Đối với dự án sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty

nhà nƣớc quyết định đầu tƣ thì chủ đầu tƣ là Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này
quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao quản lý, sử dụng vốn
để đầu tƣ xây dựng công trình.
Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tƣ là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn
hoặc vay vốn để đầu tƣ xây dựng. Trƣờng hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên
góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tƣ.
Đối với dự án PPP, chủ đầu tƣ là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tƣ thành lập theo quy
định của pháp luật.
1.1.2.2 Gi i đoạn báo cáo nghiên cứu tiền hả thi đầu tư xây d ng
Chủ đầu tƣ hoặc cơ quan, tổ chức đƣợc giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc
gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét,
quyết định chủ trƣơng đầu tƣ xây dựng. Trƣờng hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án
quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch đƣợc phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định
sau thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

7


Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 53
của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phƣơng án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau: Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị
trí, loại và cấp công trình chính. Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng,
mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án. Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp
thiết kế nền móng đƣợc lựa chọn của công trình chính. Sơ bộ về dây chuyền công nghệ
và thiết bị công nghệ (nếu có).
1.1.2.3 Báo cáo nghiên cứu hả thi đầu tư xây d ng
Chủ đầu tƣ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 54 của Luật
Xây dựng năm 2014 để trình ngƣời quyết định đầu tƣ tổ chức thẩm định dự án, quyết
định đầu tƣ, trừ các trƣờng hợp khi xây dựng nhà ở riêng lẻ chủ đầu tƣ không phải lập

dự án hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng. Khi công trình xây dựng sử
dụng cho mục đích tôn giáo, công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có
tổng mức đầu tƣ dƣới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) chủ đầu tƣ chỉ cần
lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tƣ xây dựng.
Riêng đối với dự án PPP, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng do cơ
quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ
thực hiện. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đƣợc lập theo quy định của Nghị định
này và Nghị định của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ.
Đối với dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn đầu tƣ công, chủ đầu tƣ tổ chức lập Báo
cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trƣơng đầu tƣ của cấp có thẩm
quyền theo quy định của Luật Đầu tƣ công.
Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng chƣa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây
dựng thì chủ đầu tƣ phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phƣơng
theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình
Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành trƣớc khi lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi. Thời gian xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành, quy
hoạch xây dựng không quá 45 (bốn mƣơi lăm) ngày.

8


Đối với dự án đầu tƣ xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu
vực chƣa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng đƣợc cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tƣ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch xây dựng
theo quy định tại Điều 47 của Luật Xây dựng năm 2014 để làm cơ sở lập Báo cáo
nghiên cứu khả thi.
Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi thƣờng, giải
phóng mặt bằng và tái định cƣ thì khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,
ngƣời quyết định đầu tƣ căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết định tách hợp
phần công việc bồi thƣờng thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cƣ để hình thành

dự án riêng giao cho địa phƣơng nơi có dự án tổ chức thực hiện. Việc lập, thẩm định,
phê duyệt đối với dự án này đƣợc thực hiện nhƣ một dự án độc lập.
1.1.3 Quản lý chi phí và nội dung quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công
trình
1.1.3.1 Khái niệm
Quản lý chi phí là hoạt động quản lý của chủ dự án. Chi phí là một trong 3 yếu tố then
chốt dẫn đến sự thành công hay thất bại của một dự án: Chi phí, Tiến độ và Kết quả.
Quản lý chi phí dự án là quá trình dự toán chi phí, xác lập ngân sách cho dự án và
kiểm soát việc thực hiện chi phí trong giới hạn ngân sách đã đƣợc duyệt.
1.1.3.2 Nội dung, phương thức quản lý chi phí
Dự toán là việc xác định một đại lƣợng không chắc chắn dựa trên những thông tin cho
trƣớc. Trong quản lý chi phí dự án chúng ta phải dự toán rất nhiều yếu tố: Dự toán
mức tiêu thụ nguồn lực, dự toán độ dài thời gian hoàn thành công việc, dự toán chi phí.
Dự toán chi phí của dự án chính là: Lập tổng mức đầu tƣ của dự án, lập dự toán xây
dựng công trình của dự án nó kéo dài từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn thực
hiện dự án.

9


Dự toán chi phí

Kế hoạch ngân sách

Kiểm soát chi phí

Hình 1.2: Nội dung cơ bản của quản lý chi phí
ĐẦU VÀO
- Cấu trúc công việc
- Nhu cầu nguồn lực

- Giá nguồn lực
- Độ dài thời gian hoàn thành công việc
- Các dữ liệu lịch sử
- Mức độ rủi ro

CÔNG CỤ
- Các phƣơng pháp lập dự toán chi phí
- Máy tính
- Phần mềm tin học

ĐẦU RA
- Dự toán chi phí
- Thuyết minh chi tiết
- Kế hoạch kiểm soát chi phí
Hình 1.3: Nội dung hoạt động lập dự toán chi phí

10


1.2 Tình hình chung về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng ở nƣớc ta
Vấn đề thất thoát, lãng phí trong quản lý nguồn vốn đầu tƣ XDCB những năm vừa qua
luôn thu hút sự quan tâm lớn của toàn xã hội. Thất thoát, lãng phí diễn ra ở hầu hết các
dự án, công trình, ở mọi công việc, ở mọi khâu trong quá trình đầu tƣ XDCB (tuy mức
độ, phạm vi, thủ đoạn, tính chất có khác nhau) mặc dù có rất nhiều văn bản điều chỉnh
hoạt động đầu tƣ XDCB trong các thời kỳ. Có thể nói đây là lĩnh vực đƣợc điều chỉnh,
bổ sung và ban hành nhiều văn bản nhất. Xem xét quá trình đầu tƣ XDCB cho thấy
nguyên nhân của thực trạng trên thì có nhiều, nhƣng nguyên nhân chủ yếu có thể phân
thành 5 nhóm nhƣ sau:
Thứ nhất: Do đặc điểm sản phẩm XDCB có quá trình thi công dài, chi phí sản xuất
lớn, địa bàn thi công rộng và phân tán, có liên quan tới nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức,

các nhân tham gia… Đây là nguyên nhân vốn có của sản phẩm dễ tạo điều kiện thất
thoát, lãng phí vốn.
Thứ hai: Do trình độ, năng lực hoặc ý thức chuyên nghiệp chƣa chuyển đổi kịp, cộng
với sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng vào mỗi con ngƣời hoạt động trong lĩnh
vực đầu tƣ XDCB, đây là nguyên nhân chủ quan của con ngƣời trực tiếp tham gia.
Thứ ba: Thiếu công khai, minh bạch; tính độc lập còn hạn chế tạo điều kiện phát sinh
cơ chế xin - cho, góp phần khép kín trong quản lý đầu tƣ XDCB. Nguyên nhân này tạo
điều kiện thuận lợi cho tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ.
Tính độc lập khách quan tại PMU 18 (đại diện cho chủ đầu tƣ) cơ bản đƣợc khép kín
từ quá trình chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ, kết thúc quyết toán đến việc bàn giao
cho đơn vị quản lý sử dụng đều thuộc nội bộ của Bộ GTVT. Sự khép kín đó đã tạo
điều kiện cho các mặt trái phát sinh nhƣ tạo ra cơ chế xin - cho, nhất là các lệnh phát
sinh (PMU 18 trình để Bộ GTVT duyệt lệnh phát sinh). Vấn đề đặt ra là lệnh phát sinh
đó có cần thiết, có trung thực khách quan không? Qua kiểm toán một gói thầu của một
dự án đã kiến nghị giảm trừ gần 8% giá trị gói thầu, chủ yếu từ các lệnh phát sinh nhƣ:
tính bù giá vật liệu thay đổi không đúng, duyệt kinh phí hỗ trợ tƣ vấn giám sát, bổ
sung văn phòng làm việc cho tƣ vấn phụ, duyệt cả lệnh thuộc biện pháp thi công của
nhà thầu…

11


Thứ tƣ: Quyền lực, quyền lợi và trách nhiệm không tƣơng xứng. Quyền lực thì tập
trung nhƣng trách nhiệm thì phân tán, thiếu rõ ràng. Chẳng hạn nhƣ: đƣa vào các gói
thầu hoặc lập gói thầu riêng để mua sắm thiết bị văn phòng cho PMU, mua thiết bị cho
đơn vị khác, mua xe ô tô con cho chủ đầu tƣ và PMU, khi phát hiện việc sử dụng vốn
sai mục đích PMU vẫn cho rằng đó là công việc cần thiết; tƣ vấn thiết kế thực hiện
không đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn XDCB, đƣa vào gói thầu các chi phí sai chế
độ (có tính chất hỗ trợ nhà thầu) PMU cũng không có ý kiến, không xử lý trách nhiệm
vật chất, vẫn thanh toán bình thƣờng cho nhà thầu… Nhƣ vậy quyền của PMU rất lớn

nhƣng trách nhiệm của PMU rất nhỏ.
Đối với đơn vị tƣ vấn giám sát công việc rất nặng nề, đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn cũng nhƣ đạo đức hành nghề khá chặt chẽ nhƣng thu nhập quy định cho tƣ vấn
giám sát còn thấp, thu nhập chính đáng của giám sát viên chƣa đảm bảo khiến dễ bị
các yếu tố tiêu cực tác động làm ảnh hƣởng tính độc lập, khách quan công tác giám
sát. Đây là nguyên nhân về chế độ trách nhiệm và cơ chế phân phối.
Thứ năm: Chế tài xử lý chƣa đầy đủ, chƣa kiên quyết còn nể nang . Các thiếu sót, sai
phạm khi đƣợc các cơ quan chức năng phát hiện ra chủ yếu là nhắc nhở, rút kinh
nghiệm, sửa lại, cùng lắm là không thanh toán chi phí, chƣa xử lý bồi thƣờng tổn thất
gây thiệt hại về kinh tế. Hợp đồng chƣa ràng buộc các bên bồi thƣờng thiệt hại do việc
thực hiện thiếu xót, sai phạm, chậm tiến độ thi công, hoặc sai phạm nhiều lần phải thu
hồi giấy phép…
Từ thực trạng và nguyên nhân trên, bàn về loại hình tổ chức Ban QLDA bắt đầu từ
việc xác định mối quan hệ trách nhiệm giữa ngƣời mua hàng (chủ đầu tƣ), ngƣời bán
hàng (các nhà thầu xây lắp, nhà thầu tƣ vấn, các tổ chức, đơn vị làm dịch vụ) với
ngƣời giám sát (các cơ quan, đơn vị, tổ chức có chức năng giám sát).
- Bên mua hàng: Ngƣời mua hàng là ngƣời đại diện cho nhà nƣớc, dùng tiền nhà nƣớc
để mua; việc mua hàng phải đảm bảo chất lƣợng, đúng yêu cầu và giá cả hợp lý. Về
chất lƣợng đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn XDCB; Về yêu cầu, ngƣời đại diện cho nhà
nƣớc phải đƣa ra đầy đủ các yêu cầu theo mục đích từng dự án, công trình (môi
trƣờng, xử lý nút giao thông điểm đen phù hợp với tập quán, tiết kiệm chi phí, vv) để

12


phát huy tối đa hiệu quả sử dụng; giá cả phải hợp lý, không nên cầu toàn hoặc sa lầy
vào công việc chi tiết mà quên đi cái tổng thể theo kiểu quản lý thời bao cấp;
- Bên bán hàng: là các doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp dịch vụ bán hàng đảm bảo
chất lƣợng, yêu cầu và theo giá cạnh tranh.
Thực tế vấn đề mua bán sản phẩm XDCB hiện nay chƣa đƣợc phân định rõ ràng có

tình trạng bên mua hữu hảo bằng cách thanh toán quyết toán cho bên bán vƣợt giá thực
tế, ngoài chế độ hoặc hỗ trợ kinh phí dƣới nhiều hình thức nhƣ lệnh phát sinh, mời
thầu không rõ ràng, thanh toán ngoài hợp đồng, không đúng với chỉ dẫn thầu, vv
Trong các khoản mục chi phí khác nhƣ: chi phí khảo sát, thiết kế kỹ thuật, chi phí
giám sát, chi phí rà phá bom mìn, chi phí giải phóng mặt bằng, vv đều có tình trạng
các đơn vị bán hàng thực hiện không đảm bảo chất lƣợng, sai sót khâu thiết kế kỹ
thuật, lập dự toán, giám sát thi công; chi phí giải phóng mặt bằng liên quan tới các cấp
địa phƣơng hay cá nhân nào cũng thƣờng có sai phạm. - Bên giám sát công tác xây
lắp: việc giám sát trực tiếp thƣờng xuyên có 4 đơn vị thực hiện là tƣ vấn thiết kế (giám
sát bản quyền), đơn vị thi công (giám sát nội bộ), tƣ vấn giám sát (đơn vị giám sát
chuyên nghiệp đƣợc ngƣời mua hàng thuê), Ban quản lý dự án (đại diện cho chủ đầu
tƣ). Thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán (dự án nhóm A) đƣợc
gửi 5 Bộ, ngành để giám sát và quản lý là Bộ chủ lý chuyên ngành, Bộ quản lý Nhà
nƣớc, Bộ KH &ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ. Đây là hai công việc quan
trọng nhất của dự án, cũng là công việc đƣợc nhiều cơ quan đơn vị giám sát nhất và
thực tế thất thoát, lãng phí bắt nguồn từ hai công việc này cũng là nhiều nhất. Vấn đề
đặt ra là ai chịu trách nhiệm trực tiếp về những thiệt hại do thiếu trách nhiệm trong
việc giám sát hay chỉ là trách nhiệm cộng đồng, chỉ nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Từ thực trạng của mối quan hệ bên mua - bán - giám sát trên cho thấy tính độc lập và
trách nhiệm các bên chƣa rõ ràng. Vậy mô hình tổ chức của các Ban quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nhất là các dự án có nguồn vốn ODA nhƣ thế
nào để quản lý dự án đƣợc tốt hơn?
Trƣớc đây các PMU là đơn vị của Nhà nƣớc đƣợc thành lập để quản lý một dự án sau
đó giải thể khi dự án hoàn thành. Thực tế các dự án từ thời gian chuẩn bị đầu tƣ đến

13


khi quyết toán dự án rất dài, một số công việc trong quản lý dự án mang tính chất thời
vụ, trong những năm qua do yêu cầu phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông, các dự án có

nhiều. Nên các PMU vẫn tồn tại và đƣợc giao nhiệm vụ quản lý các dự án khác, đến
nay Bộ Giao thông vận tải có 11 PMU đƣợc Bộ giao nhiệm vụ quản lý các dự án [1].
1.3 Thực trạng chung về công tác lập dự toán xây dựng tại các công ty tƣ vấn ở
nƣớc ta
1.3.1

Thực trạng chung về công tác lập dự toán các công trình xây dựng

Công tác lập dự toán xây dựng công trình là một trong những công tác rất quan trọng
nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong các khâu quản lý chi phí đầu tƣ xây
dựng. Việc để ra sai sót ở bƣớc này ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí đầu
tƣ xây dựng công trình và thanh quyết toán khi công trình hoàn thành.
Qua kinh nghiệm thực tế và tham khảo nhiều đồng nghiệp, tôi xin thông kê một số lỗi
mà những ngƣời làm công tác dự toán xây dựng thƣờng hay mắc phải kể cả với những
ngƣời dày dặn kinh nghiệm trong công tác lập dự toán.
1.3.1.1 S i sót hi tính toán, đo bóc hối lượng
Nhầm đơn vị tính: Trong các phần mềm dự toán, đối với một số hạng mục công việc
thì đơn vị tính không phải nhƣ ta thƣờng tính toán trong thực tế mà đƣợc quy đổi thành
các mức đơn vị khác nhau để thuận tiện trong quá trình tính toán. Ngƣời lập dự toán
rất dễ nhầm ở khâu này.
Ví dụ: Đơn vị của thép đƣợc áp dụng trong phần mềm là tấn (1000kg), đào đất bằng
máy là 100m3, lợp ngói là 10m2… Nếu trong quá trình tính toán từ Hồ sơ bản vẽ kỹ
thuật thi công ra thành kg (đối với thép) thì phải chia cho đơn vị là 1000 để quy về tấn
mới phù hợp với cách tính theo phần mềm…
Nhầm lần giữa dấu chấm (.) và dấu phẩy (,) do quy ƣớc máy tính. Trong máy tính của
chúng ta có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy khác nhau cho những số thập phân, khi đó
nếu không quen có thể nhầm lẫn đến 1000 lần. Ví dụ: khi viết 1,000 tấn có nghĩa là 1
tấn, nhƣng có thể nhầm thành 1000 tấn.

14



1.3.1.2 Áp dung định mức, đơn giá hông phù hợp
Việc áp hình thức thực hiện theo quy định hồ sơ thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công
chuyển sang giá thành trong dự toán không phù hợp.
Ví dụ: Thiết kế quy định thi công vữa xây xi măng cát vàng M75, nhƣng ngƣời lập dự
toán có thể nhầm thành vữa tổng hợp M75 hoặc vữa xi măng cát mịn M75 (vữa trát)…
Không hiểu quy trình quy phạm thi công, thiếu kinh nghiệm thực tế: Trong bản vẽ thi
công có thể không quy định đào máy hoặc đào thủ công. Tuy nhiên ngƣời lập dự toán
phải nhận biết đƣợc công tác nào thì đƣợc đào thủ công, công tác nào thì đƣợc đào
máy vì chênh lệch giá thành giữa đào máy và thủ công là rất lớn.
Vận dụng định mức, đơn giá không phù hợp đối với các hạng mục công việc không có
trong định mức: Việc áp dụng các công việc không có trong định mức phải đƣợc vận
dụng một cách linh hoạt dựa trên định mức các hạng mục công trình tƣơng tự, phải
phù hợp với thực tế thi công và giá thành tại thời điểm lập dự toán. Ngƣời lập dự toán
khi không tìm đƣợc thành phần công việc đó trong định mức thƣờng áp “tạm tính”, và
đƣa ra một giá thành không phù hợp với thời điểm hiện tại, dẫn đến ảnh hƣởng lớn đến
giá thành công trình.
Định mức là công bố, việc áp dụng phải linh hoạt theo địa phƣơng vì xây dựng cơ bản
có tính đặc thù riêng của nó. Đối với những ngƣời mới tham gia lập dự toán, thiếu kinh
nghiệm thì việc áp dụng đúng định mức, đơn giá cũng khá khó khăn. Cần tìm hiểu kỹ
định mức mới áp dụng đƣợc. Ví dụ: Trong công tác lát gạch nền sàn thì đã tính đến lớp
vữa lót, ngƣời lập dự toán rất dễ nhầm và tính thêm hạng mục công tác này làm tăng
giá thành xây dựng.
Việc phân chia độ cao kết cấu khi lập dự toán đối với các công tác có phân chia độ
cao. Ví dụ nhƣ: Công tác xây tƣờng gạch của công trình có độ cao 60 mét. Thƣờng
ngƣời lập dự toán sẽ dễ nhầm lần là phân tách ra thành: ĐM Xây gạch<=4m + ĐM xây
gạch<=16m + ĐM xây gạch <=50 + ĐM xây gạch >50m. Viên Kinh tế Xây dựng đã
có văn bản hƣớng dẫn số 236/VKT5 là: Không phân tách khối lƣợng công trình theo
các chiều cao để áp các định mức tƣơng ứng với chiều cao, cụ thể không phân tách


15


công trình. Việc không hiểu rõ định mức, đơn giá dẫn đến việc tính trùng thành phần
công việc cũng là lỗi rất thƣờng xuyên của những ngƣời lập dự toán.
1.3.1.3 Chuyển hối lượng từ bản vẽ thiết ế r d toán chư chính xác
Tính thừa hoặc tính thiếu là rất phổ biến trong quá trình lập dự toán kể cả đối với
những ngƣời dày dặn kinh nghiệm. Giá thành xây dựng là một quá trình chính xác hóa
dần từ khâu lập dự toán, đấu thầu, thỏa thuận hợp đồng… đến thanh quyết toán. Nên
việc chính xác ngay từ khâu lập dự toán là một yêu cầu rất khó.
Ví dụ: Tại các điểm, nút dầm hay các bộ phận khác giao nhau, ngƣời lập dự toán
thƣờng tính toán 2 lần dẫn đến trùng khối lƣợng giao nhau.
Bỏ sót, quên không tính một số khối lƣợng xây lắp. Ví dụ: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi
công yêu cầu công tác hoàn thiện là bả rồi mới sơn, nhƣng ngƣời lập dự toán có thể chỉ
tính sơn trực tiếp; quên tính chất chống thấm khi tính dự toán bể nƣớc ngầm (nếu thiết
kế quy định).
1.3.1.4 Không cập nhật ịp thời các hệ số về nhân công, máy thi công… tại đị
phương công trình dẫn đến áp dụng s i làm s i giá thành xây d ng
Các hệ số ít xuất hiệu nhƣ: Hệ số điều chỉnh vật liệu, hệ số điều chỉnh nhân công theo
phụ cấp ở các khu vực khác nhau, phụ cấp độc hại… hoặc hệ số điều chỉnh chi phí
chung nơi công trình thi công trong điều kiện đặc thù…làm cho ngƣời lập dự toán có
thể bỏ sót trong quá trình lập dự toán.
Các nội dung trên đây là một số sai lầm thƣờng hay mắc phải, qua thực tế còn rất
nhiều lỗi mà những ngƣời lập dự toán thiếu kinh nghiệm hay gặp phải. Trong phạm vi
bài viết này mới chỉ nêu đƣợc một số lỗi hay gặp theo kinh nghiệm và tham khảo qua
nhiều đồng nghiệp trong ngành.
1.3.2 Thực trạng về công tác lập dự toán các công trình xây dựng thuỷ lợi thuỷ
điện
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay, tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ xây dựng vẫn

khá phổ biến nhƣng chậm đƣợc khắc phục. Chất lƣợng một số công trình xây dựng
còn thấp, hoặc có sự cố về chất lƣợng. Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại một số

16


×