Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giải pháp quản lý tiến độ thi công công trình kè bảo vệ đê biển Tây, Tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản lý tiến độ thi cơng cơng
trình kè bảo vệ Đê biển tây, tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tơi. Các số liệu, kết quả, ý kiến nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào trước
đây.

Cà Mau, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Minh Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả Luận văn xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành,
sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Trọng Tư vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong
quá trình thực hiện luận văn tại trường Đại học Thuỷ lợi.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cơ giáo đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức và toàn thể cán bộ, nhân viên trường Đại học Thuỷ lợi
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm
hồn thành chương trình học.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, đồng nghiệp, các cơ quan hữu
quan, bạn bè và gia đình đã động viên, quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả
hoàn thành chương trình học tập và bản luận văn này.


Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ và
kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các thầy, cô để tác giả có điều kiện
hồn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích
khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Cà Mau, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Minh Thùy

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH ....................................................................................................................... 5
1.1. Tiến độ thi công và Quản lý tiến độ thi công .................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về kế hoạch tiến độ ...................................................... 5
1.1.2. Phân loại kế hoạch tiến độ ............................................................ 6
1.1.3. Vai trò của kế hoạch tiến độ ......................................................... 8
1.1.4. Nội dung của kế hoạch tiến độ ...................................................... 6
1.1.5. Nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ ................................................... 9
1.1.6. Các bước lập kế hoạch tiến độ .................................................... 13

1.1.7. Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ ........................................ 15
1.2. Công tác quản lý tiến độ xây dựng................................................................. 21
1.2.1. Giới thiệu công tác quản lý tiến độ xây dựng .............................. 22
1.2.2. Khái niệm công tác quản lý tiến độ ............................................. 22
1.3.Tình hình Quản lý tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng ở nước ta ............ 22
1.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng các cơng trình bảo vệ đê biển Tây từ
năm 2010 đến nay ................................................................................................... 23
Kết luận chương 1................................................................................................... 28

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KÈ ĐÊ
BIỂN TÂY, TỈNH CÀ MAU ............................................................................ 29
2.1. Quản lý tiến độ xây dựng và các cơ sở pháp lý liên quan ............................ 29
2.2.1. Các văn bản pháp lý .................................................................... 29
2.2.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan ...................................... 30

iii


2.2. Vai trò của nhà nước và các cơ quan chun nghành về cơng tác quản lý
tiến độ cơng trình xây dựng ................................................................................... 33
2.3. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác quản lý tiến độ cơng
trình xây dựng ......................................................................................................... 35
2.4. Vai trị và trách nhiệm của các nhà thầu liên quan đến công tác quản lý
tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng .................................................................... 35
2.4.1. Vai trò của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ........................... 35
2.4.2. Vai trò của đơn vị thuê tư vấn quản lý dự án............................... 35
2.4.3. Vai trò quản lý dự án của tổng thầu xây dựng ............................. 36
2.5. Vai trò của đơn vị tư vấn giám sát xây dựng ................................................ 37
2.6. Những tồn tại thường gặp khi lập và thực hiện tiến độ ............................... 39
2.6.1. Những tồn tại trong công tác lập và thực hiện tiến độ xây dựng .. 39

2.6.2. Phân tích nguyên nhân ................................................................ 40
Kết luận chương 2................................................................................................... 45
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG
TRÌNH KÈ BẢO VỆ ĐÊ BIỂN TÂY, TỈNH CÀ MAU...................................... 46
3.1. Giới thiệu chung về công trình kè bảo vệ đê biển Tây (đoạn từ đá Bạc đến
cầu Kênh Tám), tỉnh Cà Mau ................................................................................ 46
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về dự án ..................................................... 46
3.1.2. Đặc điểm vị trí thi cơng cơng trình kè đê biển ............................ 49
3.2. Mơ hình tổ chức quản lý tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng trên tuyến đê
biển Tây, tỉnh Cà Mau ........................................................................................... 54
3.2.1. Mơ hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án ................. 54
3.2.2. Mô hình chủ nhiềm điều hành dự án ........................................... 54
3.2.3. Mơ hình chìa khóa trao tay ......................................................... 55
3.2.4. Mơ hình tự thực hiện dự án ......................................................... 56
3.2.5. Mơ hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng ............................. 57

iv


3.2.6. Mơ hình tổ chức chun trách quản lý dự án ............................... 57
3.2.7. Mơ hình quản lý dự án theo ma trận ............................................ 58
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thi công kè đê biển Tây ........................ 59
3.3.1. Đặc điểm kết cấu cơng trình ....................................................... 59
3.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên .............................................. 60
3.3.3. Các bên hữu quan ....................................................................... 61
3.4. Đánh giá thực trạng về quản lý tiến độ thi cơng cơng trình xây dựng của
các nhà thầu ............................................................................................................ 62
3.4.1. Đặc điểm tình hình tiến độ thi cơng các cơng trình bảo vệ .......... 62
3.4.2. Tiến độ thực hiện xây dựng các dự án trong thời gian qua .......... 62
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý tiến độ thi cơng cơng trình trên tuyến đê biển

Tây, tỉnh Cà Mau .................................................................................................... 65
3.5.1.Đề xuất biện pháp thi công các hạng mục chính ........................... 65
3.5.2. Bảng kế hoạch tiến độ thi công ................................................... 70
3.5.3. Giải pháp quản lý tiến độ thi công .............................................. 72
Kết luận chương 3................................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 78

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hiện trạng sạt lở và các vị trí xây dựng kè trên tuyến đê biển Tây
Hình 1.2 Đặc tính biểu đồ nhân lực
Hình 1.3 Hình thức đầu tư vào cơng trình
Hình 1.4 Sơ đồ các bước lập tiến độ
Hình 1.5 Cấu tạo sơ đồ ngang
Hình 1.6 Cấu trúc mơ hình tiến độ xiên
Hình 1.7 Cơng trình kè đê biển chậm tiến độ do vốn
Hình 1.8 Chậm tiến độ do thiên tai
Hình 1.9 Chậm giải giải phóng mặt bằng ảnh hưởng lớn đến tiến độ
Hình 3.1 Tổng quan khu vực xây dựng kè
Hình 3.2 Mặt cắt ngang đại diện kè rọ đá
Hình 3.3 Mặt cắt ngang đại diện kè BTCT
Hình 3.4 Vị trí xây dựng cơng trình

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTCT: Bê tông cốt thép
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PA: Phương án
TCN: Tiêu chuẩn ngành
EPC: là một loại hợp đồng xây dựng mà nhà thầu thực hiện tồn bộ các cơng việc từ
thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công
xây dựng công trình, hạng mục cơng trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư.
KCN: Khu công nghiệp
UBND: Ủy Ban nhân dân
TVTKXD: Tư vấn thiết kế xây dựng
XDCB: xây dựng cơ bản
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

viii


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tuyến Đê Biển Tây chiều dài 108km đi qua 03 huyện: Phú Tân, Trần Văn Thời và U
Minh, trong đó có 10 xã và 02 thị trấn, giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đời
sống sinh hoạt sản xuất trên 260.000 hộ dân và 129.000ha đất sản xuất nơng nghiệp
ngọt hóa. Đê biển Tây có đặc điểm địa hình khá phức tạp, một mặt tiếp giáp với biển
Tây nên bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng biển. Cơng trình đê chủ yếu là cơng trình xây
dựng bằng đất.
Do những năm gần đây Cà Mau nói riêng, các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long nói
chung phải chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến phức
tạp, bất thường và trở nên khó lường. Trong cơn mưa thường có giơng, nắng nóng kéo
dài, triều cường dâng cao làm cho tuyến bờ biển Tây sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy
hiểm.
Theo số liệu thống kê từ 2010 đến nay có khoảng 57km bờ biển bị sạt lở. Trung bình

hàng năm có khoảng 105 ha diện tích rừng phịng hộ Biển Tây mất đi do sóng biển
cuốn trơi.
Xây dựng kè bảo vệ Đê đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tiêu úng sổ phèn và
chống xâm nhập mặn, chủ động kiểm soát sự sạt lở đất, bảo vệ đời sống của người dân
trước những tác động bất lợi từ biển.

1


Hình 1.1 Bản đồ hiện trạng sạt lở và các vị trí kè trên tuyến đê biển Tây

2


Tuyến đê biển tây có chiều dài rất dài vì vậy các cơng trình xây dựng để bảo vệ đê
thường được ưu tiên vì tính cấp thiết của nó, cần phải thi cơng nhanh và có thời gian
thi cơng đúng tiến độ để hạn chế rủi ro từ việc sạt lở bờ biển một cách tối thiểu nhất.
Việc xây dựng kè bảo vệ tuyến đê biển Tây theo đúng tiến độ trước mùa mưa, nước
dâng sẽ có nhiều thuận lợi cho bà con trồng lúa phía bên trong khu vực đê biển.
Đề tài : Giải pháp quản lý tiến độ thi cơng cơng trình kè bảo vệ Đê biển tây, tỉnh
Cà Mau, là góp phần vào mục tiêu trên.

2. Mục đích của đề tài
Luận văn nghiên cứu các giải pháp quản lý tiến độ thi cơng cơng trình kè bảo vệ đê
biển Tây từ đó xây dựng tiến độ hợp lý cho cơng trình kè bảo vệ đê biển nhằm phát
triển bền vững sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ đời sống nhân dân trước bất
lợi từ biển.

3.Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tổng hợp, kết hợp lý thuyết và thực tế.

- Kinh nghiệm từ các dự án đã và đang thực hiện.

4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cơng trình kè bảo vệ đê biển.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong công tác nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng các
cơ sở lý thuyết, cơ sở khoa học về kế hoạch tiến độ, để xây dựng một cách tiếp cận
logic cho việc quản lý tiến độ các dự án và đề xuất các giải pháp quản lý tiến độ cụ thể
cho đơn vị.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khao học của đề tài: Hệ thống hóa có phân tích một số vấn đề lý luận có liên
quan đến công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình kè bảo vệ đê biển. Luận văn

3


đưa ra cơ sở khoa học về kế hoạch tiến độ đồng thời đề ra các giải pháp quản lý tiến độ
thi cơng cơng trình kè bảo vệ đê biển.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác
quản lý tiến độ thi cơng cơng trình kè bảo vệ đê biển tại cơng ty cố phần Đại Ngãi, trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp quản lý tiến độ tại các dự án của cơng ty.

6. Kết quả đạt được
Phân tích, đánh giá được thực trạng đặc biệt là những tồn tại chính và làm rõ ngun
nhân ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tiến độ cơng trình đang nghiên cứu nói riêng và
các cơng trình.
Đề xuất giải pháp cụ thể để góp phần tăng cường và từng bước hồn thiện cơng tác
quản lý tiến độ xây dựng.
Hồn thành cơng trình đúng thời gian dự kiến, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và phục vụ tốt
cho việc bảo vệ đê biển trước mùa mưa bảo.


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý tiến độ xây dựng cơng trình
Chương 2: Cơ sở lý luận quản lý tiến độ xây dựng kè đê biển Tây, tỉnh Cà Mau
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý tiến độ thi cơng cơng trình kè bảo vệ đê biển
Tây, tỉnh Cà Mau

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH
1.1. Tiến độ thi cơng và quản lý tiến độ thi công.
1.1.1 Khái niệm về kế hoạch tiến độ
Để thực hiện thành cơng việc xây dựng cơng trình của dự án cần phải có một mơ hình
tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất xây dựng. Mô hình đó chính là kế hoạch
tiến độ xây dựng cơng trình. Kế hoạch tiến độ xây dựng cơng trình là kế hoạch thực
hiện các hoạt động xây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và
biện pháp tổ chức thích hợp nhằm hồn thành cơng trình xây dựng đảm bảo chất lượng
kỹ thuật trong mức hạn phí và thời hạn đã đề ra, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh
môi trường.
Kế hoạch tiến độ thường được lập sau khi đã xác định được phương pháp tổ chức sản
xuất xây dựng và đã thiết kế dây chuyền thi công xây dựng. Thông thường kế hoạch
tiến độ được thực hiện theo các dạng sơ đồ nhằm đảm bảo cho công tác quản lý tiến độ
được tối ưu nhất.
Như vậy tiến độ xây dựng là kế hoạch sản xuất xây dựng thể hiện bằng một sơ đồ bố
trí tiến trình thực hiện các hạng mục cơng việc nhằm xây dựng cơng trình.
Để cơng trình hồn thành đúng thời hạn, chất lượng của cơng trình được đảm bảo theo
u cầu của chính phủ đề ra thì bắt buộc phải lập kế hoạch tiến độ thi công.

Kế hoạch tiến độ xây dựng là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức thi cơng, nó
quyết định đến tốc độ, trình tự và thời gian thi cơng của tồn bộ cơng trình, trong đó:
+ Tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng gọi tắt là tiến độ tổ chức xây dựng, do cơ
quan tư vấn thiết kế lập, bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc: Thiết kế, chuẩn bị,
thi cơng, hợp đồng cung cấp máy móc, thiết bị, cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ thi
công và đưa cơng trình vào hoạt động. Biểu đồ tiến độ nếu là cơng trình nhỏ thì thể
hiện bằng sơ đồ ngang, nếu cơng trình lớn, phức tạp thì thể hiện bằng sơ đồ mạng.
Trong tiến độ các công việc thể hiện dưới dạng tổng quát, nhiều công việc của công

5


trình đơn vị được nhóm lại thể hiện bằng một công việc tổng hợp. Trong tiến độ phải
chỉ ra được những thời điểm chủ chốt như giai đoạn xây dựng, ngày hoàn thành của
các hạng mục xây dựng, thời điểm cung cấp máy móc thiết bị cho cơng trình và thời
gian hoàn thành toàn bộ.
+ Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công xây dựng gọi là tiến độ thi công do đơn vị
nhà thầu (B) lập với đơn vị nhà thầu phụ (B’); trong đó thể hiện các cơng việc chuẩn
bị, xây dựng tạm, xây dựng chính và thời gian đưa từng hạng mục cơng trình vào hoạt
động. Tiến độ thi cơng có thể thể hiện bằng sơ đồ ngang hoặc sơ đồ mạng. Tổng tiến
độ lập dựa vào tiến độ của các cơng trình đơn vị. Các cơng trình đơn vị khi liên kết với
nhau dựa trên sự kết hợp công nghệ và sử dụng tài nguyên. Trong tiến độ đơn vị các
công việc xây lắp được xác định chi tiết từng chủng loại, khối lượng theo tính tốn của
thiết kế thi cơng. Thời hạn hồn thành các hạng mục cơng trình và tồn bộ cơng trường
phải đúng với tiến độ tổ chức xây dựng.
Kế hoạch tiến độ xây dựng hợp lý sẽ đảm bảo cơng trình tiến hành thuận lợi, q trình
thi cơng phân triển cân đối, nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng cơng trình, an tồn thi
cơng và hạ thấp giá thành xây dựng
1.1.2. Phân loại kế hoạch tiến độ
1.1.2.1. Căn cứ theo giai đoạn.

a. Tổng kế hoạch tiến độ: kế hoạch tổng tiến độ được thành lập cho toạn bộ cơng trình
kể từ khi khởi cơng cho đến khi hồn thành cơng trình, kế hoạch tổng tiến độ là cơ sở
cho bản kế hoạch tiến độ sau đó, kế hoạch tổng tiến độ cung cấp thời gian, pháp lệnh
cho cơng trình.
Kế hoạch tổng tiến độ thường được lập ở giai đoạn thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.
Ngồi ra cịn được lập trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
b. Kế hoạch tiến độ chi tiết: kế hoạch tiện độ chi tiết được lập cho cơng trình, bộ phận
cơng trình và hạng mục cơng trình. Kế hoạch tiến độ chi tiết do nhà thầu lập trong gia
đoạn thi công.
1.1.2.2. Căn cứ theo tính chất của đối tượng.

6


a. Kế hoạch tiến độ cung cứng vật tư, vật liệu: bản kế hoạch này được lập nhằm mục
đích xác định thời gian, khối lượng, trình tự cung ứng cảu các loại vạt liệu, vật tư
thường được sử dụng tại các công trường thi công.
b. Kế hoạch tiến độ tài chính: bản kế hoạch này tương tự như kế hoạch cung ứng vật
tư, vật liệu.
c. Kế hoạch tiến độ khảo sát địa chất, thủy văn.
1.1.3.Vai trò kế hoạch tiến độ
Kế hoạch tiến độ là tài liệu thể hiện rõ các căn cứ, thông tin cần thiết để nhà thầu tổ
chức và quản lý tốt mọi hoạt động xây lắp trên tồn cơng trường.
Kế hoạch tiến độ cịn là căn cứ để lập các kế hoạch phụ trợ khác như: kế hoạch lao
động, tiền lương, kế hoạch sử dụng xe máy, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch đảm
bảo tài chính cho thi cơng...
Ngày nay cùng với sự phát triển bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, thì cơng nghệ xây
dựng cũng có những bước phát triển rất mạnh mẽ, lần lượt các công cụ để quản lý thi
công công trình ra đời nhằm đảm bảo cho cơng trình ra đời nhằm đảm bảo cho cơng
trình thi cơng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và chi phí.

Vì vậy việc lập kế hoạch tiến độ địi hỏi có sự hệ thống, bài bản, khả năng phân tích,
nhìn nhận và có sự hiểu biết về các cơng trình xây dựng. Kế hoạch tiến độ xây dựng
phải được nhìn nhận như một mơ hình động của dự án và khơng phải là cá không thể
điều chỉnh. Lập kế hoạch không thể xem xét như một hoạt động chỉ xảy ra một lần.
Lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch là một quá trình liên tục, hài hịa với các cơng tác
quản lý khác. Đó là một chu trình lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát phát hiện vấn đề để
cần thiết thì điều chỉnh lại kế hoạch. Vì lý do đó kế hoạch sẽ khơng có ý nghĩa nếu như
khơng có các thơng tin phản hồi, khơng có sự kiểm tra, giám sát. Theo thời gian, bất
cứ kế hoạch nao cũng có thể trở nên lạc hậu và sự xem xét lại kế hoạch theo từng thời
đoạn hoặc khi có thay đổi, có sự cố cần thiết phải thay đổi. Vai trị lập kế hoạch tiến độ
trong công tác quản lý dự án:

7




Là căn cứ để bảo đảm cho việc hoàn thành dự án giữa chủ đầu tư và các nhà
thầu.



Xác định định lượng được thời gian hồn thành cơng trình.



Là cơ sở xác định nhu cầu nhân lực, vật tư, máy móc thiết bị.




Là cơ sở để lập chi phí và điều phối chi phí.



Là căn cứ để cán bộ quản lý các đơn vị có thể thực hiện nhiệm vụ.



Dự trù các rủi ro gặp phải trong công tác sản xuất xây dựng.



Là tài liệu quan trong để sắp xếp việc thực hiện công việc xây dựng, biết rõ
về thời gian tập kết máy móc, thiết bị vật tư qua đó có biện phá sắp xếp
khoa học tại cơng trường xây dựng.

1.1.4 Nội dung kế hoạch tiến độ
Kế hoạch tiến độ là kế hoạch sản xuất xây dựng được thể hiện bằng sơ đồ có gắn thời
gian bao gồm các số liệu tính tốn, các giải pháp được áp dụng trong xây dựng về
công nghệ, thời gian, địa điểm, khối lượng các công việc xây lắp cùng với các điều
kiện để thực hiện chúng.
Kế hoạch tiến độ xây dựng công trình là bộ phận khơng thể tách rời của thiết kế tổ
chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. Các nội dung cơ bản của tiến đô là:
+ Kế hoạch tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng: do cơ quan tư vấn thiết kế
lập bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc thiết kế, chuẩn bi, thi cơng xây dựng
cơng trình, cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt cho cơng trình… được gọi là tổng tiến độ.
Trong bảng tông tiến độ chỉ ra các thơi điểm chủ chốt như ngày hoàn thành hạng mục,
thời điểm phải cung cấp thiết bị, ngày hồn thành cơng trình.
+ Kế hoạch tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công: là kế hoạch tiến độ chi tiết
do nhà thầu thi công lập. Trong tiến độ thi công chi tiết thể hiện các công việc chuẩn bị

mặt bằng, công tác lán trại, xây dựng tạm, xây dựng chính, thời gian đưa hạng mục
hồn thành, thời gian đưa cơng trình vào sử dụng, tiên độ thi công chi tiết thể hiện các

8


khối lượng công việc từng hạng mục, từng công việc xây dựng trực tiếp trên công
trường thi công.
1.1.5. Nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ.
Để tiến độ lập ra gần sát với thực tế và u cầu của cơng trình, làm cho việc xây dựng
cơng trình đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật, chúng ta cần định hướng theo những nguyên
tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Ổn định những công việc chuẩn bị kịp thời để tiến hành thi công xây
dựng chính.
Cơng tác xây dựng cơng trình tiến hành thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào
công tác chuẩn bị. Thơng thường xây dựng một cơng trình người ta chia ra làm 2 phần:
+ Phần công tác chuẩn bị: bao gồm chuẩn bị mặt bằng và xây dựng lán trại, đường xá
tạm thời phục vụ cho việc thi công.
+ Phần xây dựng chính: bao gồm việc xây dựng cơng trình và đưa cơng trình vào hoạt
động.
Kinh nghiệm chỉ ra rằng công tác chuẩn bị tốt sẽ làm công tác xây dựng chính tiến
hành nhanh và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải tất cả các công việc chuẩn bị
trên tiến độ đều phải hoàn thành trước khi khởi công xây dựng. Khi lập tiến độ người
ta chỉ xác định được những việc phải làm trước, những việc phải làm cùng với những
cơng việc chính. Việc lựa chọn trước sau dựa trên nguyên tắc là tạo điều kiện tốt nhất
để làm cơng tác thi cơng chính nhưng phải kết hợp sử dụng tài nguyên, năng lực sản
xuất một cách hợp lý, tiết kiệm.
Để giảm phần xây dựng tạm khi lập tiến độ phải xác định được sự kết hợp sử dụng
cơng trình vĩnh cửu vào mục đích sử dụng tạm, đặc biệt là phần xây dựng đường xá,
mạng lưới kỹ thuật, nhà cơng ích.

Ngun tắc 2. Chọn thứ tự thi công hợp lý

9


Khi xây dựng những cơng trình lớn, phức tạp có nhiều hạng mục cơng trình liên
quan với nhau qua chức năng, công nghệ, điều kiện thi công nên việc lựa chọn thứ tự
thi cơng phải hợp lý. Có những thứ tự phải được xác lập ngay khi thiết kế tổ chức xây
dựng. Khi chọn thứ tự triển khai công việc ta cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Những công việc thi công tuần tự phải theo công nghệ sản xuất, nó sẽ đóng
vai trị đưa từng phần hay tồn bộ cơng trình vào hoạt động và quyết định thời hạn thi
cơng. Nếu thứ tự khơng bảo đảm thì sẽ làm kéo dài thời hạn thi công hoặc làm giảm
hiệu quả kinh tế của dự án.
- Vấn đề tập trung nhân lực, máy móc vào từng việc trọng điểm cũng vô cùng
quan trọng. Nên tập trung lực lượng vào dứt điểm những phần việc cần xong sớm có
tính chủ đạo. Không nên phân tán lực lượng ra diện rộng dễ làm kéo theo thời hạn thi
công và ứ đọng vốn.
- Cần quan tâm đến những hạng mục cơng trình quyết định kết thúc thời hạn thi
công, đặc biệt quan tâm đến những tuyến thi công dài nhưng lại hẹp hoặc thuộc tuyến
kín. Những hạng mục cơng trình thuộc loại này như cầu, hầm, nhà cơng nghiệp ... rất
khó khắc phục khi muốn đẩy nhanh tiến độ.
- Những cụm, hạng mục cơng trình trong một dây chuyền sản xuất cũng nên ưu
tiên triển khai đồng bộ, để đưa cơng trình vào hoạt động thì các cơng trình phụ trợ
cũng sẵn sàng.
- Trong từng cơng trình các cơng việc triển khai theo thứ tự công nghệ hợp lý
nhất, cố gắng đảm bảo tính liên tục cho các tổ đội chính. Thơng thường theo công
nghệ người ta triển khai công việc như sau: thi cơng từ trong ra ngồi, phần kết cấu thi
cơng dưới lên, từ hệ chính sang hệ phụ, từ hệ chịu lực sang hệ không chịu lực, từ hệ ổn
định sang hệ khơng ổn định, phần hồn thiện thi cơng từ trên xuống, từ trong ra ngồi,
từ đầu nguồn xuống cuối nguồn. Tuy nhiên thứ tự đó khơng phải lúc nào cũng thế, nó

phải tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơng trình và tính chất cơng nghệ mà ta sử
dụng.
- Triển khai công việc cũng chú ý đến tình hình thời tiết để loại trừ gián đoạn do
chúng gây ra.
- Việc tập trung nhân lực phải chú ý đến những giới hạn về tài nguyên và đảm
bảo nguyên tắc điều hòa trong tổ chức.

10


- Những cơng việc thi cơng khó phải bố trí những biện pháp hỗ trợ khi cần thiết
để giữ được ý đồ khi lập tiến độ.
Nguyên tắc 3. Đảm bảo thời hạn thi cơng
Một trong những mục đích quan trọng của thiết kế tổ chức xây dựng là đảm bảo
thời hạn thi công pháp lệnh. Thời hạn pháp lệnh do Nghị định của Chính phủ về quản
lý xây dựng quy định nếu cơng trình do Nhà nước quản lý, nếu cơng trình Chủ đầu tư
là doanh nghiệp thì do doanh nghiệp quy định. Dù Chủ đầu tư là thành phần kinh tế
nào thời hạn xây dựng cơng trình chỉ được gọi là pháp lệnh khi được ghi trong hợp
đồng giao thầu. Thời hạn hồn thành đưa cơng trình vào hoạt động vơ cùng quan
trọng. Đơi khi nó quyết định thắng bại của một dự án, vì vậy mọi sự thay đổi thời hạn
thi công đều phải xử lý theo các điều khoản ghi trong hợp đồng (thưởng khi rút ngắn,
phạt khi kéo dài hoặc đình chỉ thi cơng).
Thời hạn xây dựng được hiểu là thời hạn thực hiện công tác xây lắp và đưa
cơng trình vào hoạt động (ngày hội đồng nghiệm thu ký biên bản bàn giao). Để đưa
công trình hồn thành đúng thời hạn pháp lệnh, tiến độ ban đầu lập phải tuân theo các
điều kiện này. Trong khi lập tiến độ, thời hạn xây dựng cơng trình phụ thuộc vào thời
hạn thi công của từng công việc và sự sắp xếp chúng theo thời gian. Vì vậy người lập
tiến độ phải làm chủ được các công việc và nắm được quy trình cơng nghệ thi cơng
tồn cơng trình.
Ngun tắc 4. Sử dụng nhân lực điều hịa trong sản xuất

Biểu đồ nhân lực điều hòa khi số nhân công tăng từ từ trong thời gian dài và
giảm dần khi cơng trường kết thúc khơng có tăng giảm đột biến. Nếu số cơng nhân sử
dụng khơng đều sẽ có lúc quân số tập trung quá cao, có lúc xuống thấp làm cho các
phụ phí tăng theo và lãng phí tài ngun. Các phụ phí đó chi vào việc tuyển dụng, xây
dựng nhà cửa, lán trại và các công việc dịch vụ đời sống hàng ngày. Tập trung nhiều
người trong thời gian ngắn gây lãng phí, những cơ sở phục vụ cũng như máy móc vì
sử dụng ít khơng kịp khấu hao. Vậy một biểu đồ nhân lực hợp lý (tăng từ từ ở đoạn
đầu và giảm dần ở cuối, số người ổn định càng gần mức trung bình càng tốt) là một
tiêu chuẩn đánh giá tiến độ thi công.
Trên biểu đồ nhân lực tính điều hịa thể hiện bằng đường cong nuột tăng giảm
từ từ khơng có biến động.

11


Hình 1.2. Đặc tính biểu đồ nhân lực
a) Điều hịa; b) Khơng điều hịa; c) Điều hịa lý thuyết
Ngun tắc 5. Đưa tiền vào cơng trình hợp lý
Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào cơng trình. Tiền vốn là loại tài nguyên sử dụng
một lần, nó chỉ sinh lợi khi cơng trình hoạt động. Vì vậy việc đưa tiền vào cơng trình
là một chỉ tiêu quan trọng của một tiến độ. Khi thiết kế tổ chức xây dựng người ta
thường xem xét biểu đồ cung cấp vốn xây dựng cơ bản. Đối với người xây dựng vốn
thường vay ngân hàng phải chịu một lãi suất. Người xây dựng chỉ trả được khi bên A
tạm ứng hoặc thanh toán hợp đồng, trường hợp bên A khơng thanh tốn kịp thời thì
bên chủ thầu phải chịu lãi ngân hàng. Vì vậy tiền đưa vào cơng trình càng sớm thì
càng dễ bị ứ đọng gây nên thua thiệt cho người xây dựng. Người ta phải tìm ra một
cách đưa tiền vốn vào cơng trình sao cho ứ đọng thấp nhất.
Hình thức đưa tiền vốn vào cơng trình có 3 dạng cơ bản:
+ Đưa tiền vào cơng trình đều đặn, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc lượng vốn
đầu tư trong khoảng thời gian như nhau là bằng nhau.

+ Đưa tiền vào cơng trình tăng dần, lúc đầu chi phí ít sau tăng dần lên, lúc kết
thúc đưa tiền vào cơng trình là cao nhất.
+ Đưa tiền vào cơng trình giảm dần, lúc đầu lớn sau giảm dần, lúc kết thúc
lượng tiền đưa vào cơng trình là ít nhất.

12


R

R (t) = C

)
R (t

t

a)

o+
=C

t

b)

R(

t) =


t

Co
+

c)

t

t

Hình 1.3. Hình thức đầu tư vào cơng trình
a) Đầu tư điềuu; b) Đầu tư tăng dần; c) Đầu tư giảm dần
1.1.6. Các bước lập tiến độ
Tiến độ thực hiện dự án được lập dựa trên số liệu và tính tốn của thiết kế tổ chức xây dựng
hoặc thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung do đặc điểm của cơng
trường.
Để tiến độ lập nhanh chóng thoả mãn nhiệm vụ đề ra hợp lý, người lập kế hoạch tiến độ phải
thực hiện các bước như sau:
- Phân tích cơng nghệ xây dựng cơng trình
- Lập danh mục các công việc sẽ tiến hành các bước xây lắp công trình .
- Xác định khối lượng cơng việc theo danh mục trong biểu.
- Chọn biện pháp kỹ thuật thi công cho các cơng việc.
- Xác định chi phí lao động (ngày cơng) và máy móc thực hiện cơng việc.
- Xác định thời gian thi cơng và chi phí tài ngun.
- Lập tiến độ ban đầu .
- Xác định chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh các chỉ tiêu của tiến độ vừa lập với chỉ tiêu đề ra.
- Tối ưu tiến độ theo các chỉ số ưu tiên.


13


- Tiến độ chấp nhận.
- Lập biểu nhu cầu tài ngun.
Bắt đầu

4

3

1

Phân tích cơng nghệ thi cơng

2

Lập biểu danh mục công việc

3

Xác định khối lượng

4

Chọn biện pháp kỹ thuật

5

Xác định chi phí nhân lực, máy móc


2
6

Xác định thời gian thi công, tiêu thụ tài nguyên

1
7

8
Không đạt

Lập tiến độ ban đầu

Xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

9 So sánh với chỉ tiêu đề ra
Đạt
10

Tối ưu tiến độ

11

Tiến độ pháp lệnh

12

Lập biểu đồ nhu cầu tài nguyên


1.2.1.5. Các công cụ xây dựng kế hoạch tiến độ
Kết thúc
Hình 1.4 Sơ đồ các bước lập tiến độ
14


1.1.7 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ
1.1.7.1 Tiến độ thi công theo sơ đồ ngang
a. Đặc điểm cấu tạo
Kế hoạch tiến độ theo sơ đồ ngang hay còn gọi là kế hoạch tiến độ Gantt được nhà
khoa học Gantt đề xướng từ năm 1971. Nội dung của kế hoạch tiến độ Gantt là mơ
hình sử dụng đồ thị biểu thị tiến độ nhiệm vụ đó là những đoạn thẳng nằm ngang có độ
dài nhất định biểu thị thời điểm bắt đầu, thời gian thực hiện, thời điểm kết thúc việc thi
cơng các cơng việc theo trình tự cơng nghệ nhất định (Hình 1.3).
Phần 1: Biểu thị các danh mục công việc phải thực hiện được sắp xếp theo trình tự
cơng nghệ và tổ chức thi cơng, kèm theo đó là khối lượng cơng việc, nhu cầu tài
ngun (nhân lực, máy móc thi cơng, tài chính, vật liệu…) và thời gian thi công của
từng công việc.
Phần 2: Được chia làm hai phần.
- Phần trên biểu diễn thời gian thực hiện thi công, được biểu thị bằng các số tự nhiên
hoặc đánh số theo lịch (năm, quý, tháng, tuần, ngày) để giúp cán bộ kỹ thuật cũng như
các đơn vị liên quan đến cơng trình đó quản lý, kiểm tra và điều khiển tiến độ thi cơng.

Hình 1.5 Cấu tạo sơ đồ ngang (sơ đồ Gantt)
- Phần dưới trục thời gian trình bày đồ thị Gantt. Mỗi cơng việc được thể hiện bằng
một đoạn thẳng nằm ngang để thể hiện những cơng việc có lien quan với nhau về mặt
tổ chức sử dụng đường nối để thể hiện sự di chuyển lien tục của một tổ đội sử dụng
mũi tên liên hệ biểu thị mối quan hệ giữa các công việc. Trên đường thẳng đó thể hiện

15



cơng việc, có thể thể hiện nhiều thơng số khác của cơng việc (nhân lực, vật liệu, máy
móc, tài chính…).
Phần 3: Tổng hợp nhu cầu tài nguyên (nhân lực, vật tư, tài chính…) được trình bày cụ
thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ… các tiến độ đảm bảo cung ứng
cho xây dựng.
b. Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng
Ưu điểm:
Kế hoạch tiến độ Gannt diễn tả một phương pháp tổ chức sản xuất, một kế hoạch xây
dựng tương đối đơn giản, rõ ràng.
Nhược điểm:
- Phương pháp này không thể hiện rõ và chặt chẽ mối quan hệ về công nghệ và tổ chức
giữa các cơng việc mà nó phải thể hiện. Sự phụ thuộc giữa các công việc chỉ thực hiện
một lần duy nhất trước khi thực hiện kế hoạch do đó các giải pháp về công nghệ, tổ
chức mất đi giá trị thực tiễn là vai trò điều hành khi kế hoạch được thực hiện. Khó
nghiên cứu sâu nhiều phương án, hạn chế về khả năng dự kiến diễn biến của cơng
việc, khơng áp dụng được các tính tốn sơ đồ một cách nhanh chóng khoa học. Khơng chỉ ra được những cơng việc quan trọng quyết định sự hồn thành đúng thời
gian của tiến độ đã đề ra.
- Không cho phép bao qt được q trình thi cơng những cơng trình phức tạp.
- Dễ bỏ sót cơng việc khi quy mơ cơng trình lớn.
- Khó dự đốn được sự ảnh hưởng của tiến độ thực hiện từng công việc đến tiến độ
chung.
- Trong thời gian thi công nếu tiến độ có trục trặc thì khó tìm được ngunnhân và giải
pháp khắc phục.
Phạm vi áp dụng:
Các nhược điểm của kế hoạch tiến độ Gantt làm giảm hiệu quả của quá trình điều
khiển khi sự dụng sơ đồ ngang, hay nói cách khác mơ hình kế hoạch tiến độ Gantt chỉ

16



sử dụng hiệu quả đối với các công việc đơn giản, số lượng công tác không nhiều, mối
liên hệ qua lại giữa các cơng việc ít phức tạp.
1.1.7.2 Tiến độ thi công theo sơ đồ xiên
a. Đặc điểm cấu tạo
Về cơ bản mơ hình kế hoạch tiến độ xiên chỉ khác mơ hình kế hoạch tiến độ ngang ở
phần 2 (đồ thị tiến độ nhiệm vụ), thay vì biểu diễn các công việc bằng các đoạn thẳng
nằm ngang người ta dùng các đường xiên để chỉ sự phát triển của các q trình thi
cơng theo cả thời gian và khơng gian. Mơ hình kế hoạch tiến độ xiên cịn gọi là sơ đồ
xiên hay sơ đồ chu trình. Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào
tính chất công việc và sơ đồ tổ chức thi công, sự khác nhau này gây ra bởi phương chiều - nhịp độ của quá trình. Về nguyên tác các đường xiên này khơng được phép cắt
nhau trừ trường hợp đó là những công việc độc lập với nhau về công nghệ thi cơng.

Hình 1.6 Cấu trúc mơ hình tiến độ xiên
b. Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng
Ưu điểm:
Mô hình kế hoạch tiến độ xiên thể hiện được diễn biến công việc cả trong không gian
và thời gian nên có tính trực quan cao.
Nhược điểm:

17


Là loại mơ hình điều hành tĩnh, nên số lượng cơng việc nhiều và tốc độ thi cơng khơng
đều thì mơ hình trở nên rối và mất đi tính trực quan, khơng thích hợp với những cơng
trình phức tạp.
Phạm vi áp dụng: Mơ hình kế hoạch tiến độ xiên thích hợp với các cơng tŕnh có nhiều
hạng mục giống nhau, mức độ lặp lại của công việc cao, đặc biệt thích hợp với các
cơng tác có thể thi cơng dưới dạng dây chuyền.

1.1.7.3 Tiến độ thi công theo sơ đồ mạng lưới
Những năm gần đây nhiều phương pháp toán học và kỹ thuật tính tốn đã xâm nhập
rất nhanh vào lĩnh vực tổ chức quản lý, đặc biệt dưới sự trợ giúp của máy tính. Một
trong những phương pháp có hiệu quả nhất là phương pháp sơ đồ mạng, do hai nhà
khoa học Ford và Fulkerson nghiên cứu ra dựa trên các cơ sở về toán học như lý
thuyết đồ thị, tập hợp, xác xuất…Phương pháp sơ đồ mạng lưới dùng để lập kế hoạch
và điều khiển tất cả các loại dự án, giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ phức tạp nào trong
khoa học kỹ thuật, kinh tế, quân sự nói chung hay cụ thể hơn là trong kế hoạch tiến độ
thi cơng xây dựng cơng trình nói riêng.
Mơ hình mạng lưới là một đồ thị có hướng biểu diễn trình tự thực hiện tất cả các cơng
việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa chúng, phản ánh được các quy luật của công
nghệ sản xuất và các giải pháp sử dụng để thực hiện chương trình để đạt mực tiêu đề
ra.
Sơ đồ mạng lưới là phương pháp lập kế hoạch và điều khiển các chương trình mục tiêu
để đạt hiệu quả cao nhất. Đây là một trong những phương pháp quản lý hiện đại, được
thực hiện theo các bước:
- Xác định mục tiêu.
- Lập chương trình hành động.
- Xác định các biện pháp đảm bảo việc thực hiện chương trình đề ra một cách
hiệu quả nhất.

18


×