Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựn tuyến đê tả lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:................................................................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 3
6. Kết quả dự kiến đạt được............................................................................................. 3
7. Nội dung của luận văn: ................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG ĐÊ ĐIỀU............................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan về hệ thống Đê điều ở Việt Nam ............................................................ 4
1.2. Tình hình tiến độ thi công các công trình xây dựng hiện nay .................................. 7
1.2.1 Thực trạng tiến độ thi công các công trình xây dựng: ............................................ 7
1.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình hiện nay: ..... 14
1.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình Đê điều .......................... 16
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG ĐÊ ĐIỀU........................................................................................................... 19
2.1. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình giao
thông .............................................................................................................................. 19
2.1.1. Các tài liệu căn cứ cần thiết lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình 19
2.1.2. Quy định về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ................................. 20
2.2. Các phương pháp quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng ........................... 23
2.2.1. Phương pháp thi công tuần tự .............................................................................. 23
2.2.2. Phương pháp thi công song song ......................................................................... 24
2.2.3. Phương pháp thi công dây chuyền ...................................................................... 25
2.2.4. Các mô hình kế hoạch tiến độ thi công ............................................................... 26
2.2.5. Mối quan hệ giữa chi tiêu thời gian và chi phí .................................................... 35
iii




2.2.6. Cơ sở lý thuyết để kiểm tra tiến độ thi công công trình ...................................... 39
2.3. Đặc điểm của dự án xây dựng đê trong công tác quản lý tiến độ xây dựng của Chủ
đầu tư ............................................................................................................................. 42
Do đó, phương án tuyến công trình chúng tôi chọn thiết kế là: Củng cố, nâng cấp tuyến
đê tả Lam đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng từ K55+00đến K104+521.49 theo tuyến
đê hiện có. Sửa chữa kéo dài và làm mới một số cống tưới tiêu trên tuyến phù hợp với
điều kiện thực tế nhằm đảm bảo ổn định cho tuyến đê. ................................................ 43
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ
THI CÔNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QLDA ĐÊ ĐIỀU NGHỆ AN
CHO DỰ ÁN TUYẾN ĐÊ TẢ LAM ............................................................................ 45
3.1. Giới thiệu về gói thầu dự án: Củng cố, nâng cấp tuyến đê Tả Lam đoạn từ Nam
Đàn đến Rào Đừng ........................................................................................................ 45
3.1.1 Giới thiệu về công trình ........................................................................................ 45
a. Căn cứ pháp lý: .......................................................................................................... 45
b. Các tài liệu sử dụng: .................................................................................................. 46
3.1.2. Quy mô ................................................................................................................ 49
3.1.3. Hạng mục công trình: .......................................................................................... 49
3.1.4. Thời gian thi công công trình: ............................................................................. 49
3.1.5. Đặc điểm địa chất vùng công trình: ..................................................................... 50
3.1.6. Phạm vi công trình: ............................................................................................. 50
3.1.7. Chỉ tiêu thiết kế công trình .................................................................................. 50
3.1.8. Thành phần, hình thức kết cấu thiết kế, khối lượng xây dựng và DT ................. 51
3.1.9. Thành phần, hình thức kết cấu: ........................................................................... 51
3.2. Khảo sát, tổng hợp các công việc, hạng mục chậm tiến độ.................................... 57
3.2.1. Khối lượng công trình và thiết bị, nhân công phục vụ công trình...................... 58
3.2.2. Tổ chức thi công của Nhà thầu ............................................................................ 60
3.2.3. Công tác lập kế hoạch tiến độ thi công của Nhà thầu thi công ........................... 63

3.2.4. Đánh giá công tác lập và quản lý tiến độ của Nhà thầu thi công .......................... 1
3.3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân gây ra chậm tiến độ do công tác quản lý của Chủ
đầu tư ...........................................................................................................................102
iv


3.3.1. Nguyên nhân chậm tiến độ ................................................................................102
3.4. Đề xuất giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý tiến độ cho dự án .......105
3.4.1. Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng .........................................................105
3.4.2. Lập kế hoạch tiến độ và điều khiển tiến độ .......................................................105
3.4.3. Đảm bảo nguồn nhân lực và thiết bị thi công ....................................................106
3.4.4. Đảm bảo nguồn tài nguyên ................................................................................106
Kết luận chương 3 .......................................................................................................107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................111
PHỤ LỤC ....................................................................................................................113

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................................. 3

6. Kết quả dự kiến đạt được ................................................................................................... 3
7. Nội dung của luận văn: ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÊ
ĐIỀU ..................................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về hệ thống Đê điều ở Việt Nam ....................................................................... 4
1.2. Tình hình tiến độ thi công các công trình xây dựng hiện nay........................................... 7
1.2.1 Thực trạng tiến độ thi công các công trình xây dựng: ..................................................... 7
Hình 1. 1: Biểu đồ các dự án trọngđiểm ngành GTVT hiện nay ....................................................10
Bảng 1.1: Tổng hợp một số công trình giao thông trọng điểm hiện nay........................................13
Hình 1. 2: Biểu đồ thời gian các công trình giao thông trọng điểm hiện nay................................13
Hình 1. 3: Biểu đồ tỉ lệ các công trình giao thông trọng điểm hiện nay ........................................14
1.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình hiện nay:......................14
1.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình Đê điều ................................... 16
Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÊ
ĐIỀU ................................................................................................................................... 19
2.1. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình giao thông .......... 19
2.1.1. Các tài liệu căn cứ cần thiết lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình ................19
2.1.2. Quy định về quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình...................................................20
2.2. Các phương pháp quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng........................................ 23
2.2.1. Phương pháp thi công tuần tự ............................................................................................23
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức theo phương pháp tuần tự .......................................................................24

vi


2.2.2. Phương pháp thi công song song .......................................................................................24
Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức xây dựng theo phương pháp song song ..................................................24
2.2.3. Phương pháp thi công dây chuyền .....................................................................................25
Hình 2. 3: Sơ đồ tổ chức phương pháp thi công theo dây chuyền .................................................26

2.2.4. Các mô hình kế hoạch tiến độ thi công ................................................................................26
Hình 2.4: Ví dụ minh họa về mô hình KHTĐ bằng số ..................................................................27
Hình 2.5: Ví dụ minh họa về mô hình KHTĐ ngang .....................................................................28
Hình 2.6. Sơ đồ cống lấy nước .......................................................................................................29
Hình 2.7. Cách thể hiện công việc và sự kiện trên sơ đồ mạng....................................................30
Hình 2.8. Biểu diên sự cấu tạo của sơ đồ mạng lưới .....................................................................31
Hình 2.9. Sự biểu diễn các công việc song song a) Vẽ không đúng; b) Vẽ đúng: các công việc a, b
cùng bắt đầu; c) Vẽ đúng: các công việc a, b cùng kết thúc...........................................................32
Hình 2.10. Sự biểu diễn mạng con thành một công việc ................................................................33
Hình 2.11. Các chu trình không cho phép có trên sơ đồ mạng, a) Các công việc a, b, c tạo thành
chu trình khép kín; b) Các công việc a, b, c, d tạo thành chu trình giao nhau................................33
Hình 2.12. Sự biểu diễn chia nhỏ công việc A ...............................................................................33
Hình 2.13. Cách thể hiện sự liên quan về quy trình công nghệ giữa các công việc trong sơ đồ
mạng: b) Vẽ không đúng; a, c) Vẽ đúng ........................................................................................34
Hình 2.14. Sự biểu diên mối liên hệ với bên ngoài a) Trường hợp K cần thiết cho cả b và c; b)
Trường hợp K cần thiết cho riêng b ...............................................................................................34
2.2.5. Mối quan hệ giữa chi tiêu thời gian và chi phí .....................................................................35
Hình 2. 15: Mối quan hệ chi phí và thời gian thi công ..................................................................38
Hình 2. 16: Đồ thị báo cáo chi phí – thời gian ..............................................................................39
2.2.6. Cơ sở lý thuyết để kiểm tra tiến độ thi công công trình .......................................................39
Hình 2. 6: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích ........................................................................40
Hình 2. 17: Kiểm soát tiến độ bằng đường phần trăm ...................................................................41
Hình 2. 18: Biểu đồ nhật ký công việc ...........................................................................................42
2.3. Đặc điểm của dự án xây dựng đê trong công tác quản lý tiến độ xây dựng của Chủ đầu tư 42
Do đó, phương án tuyến công trình chúng tôi chọn thiết kế là: Củng cố, nâng cấp tuyến đê tả Lam
đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng từ K55+00đến K104+521.49 theo tuyến đê hiện có. Sửa chữa kéo
dài và làm mới một số cống tưới tiêu trên tuyến phù hợp với điều kiện thực tế nhằm đảm bảo ổn
định cho tuyến đê. ............................................................................................................... 43
Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 43
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QLDA ĐÊ ĐIỀU NGHỆ AN CHO DỰ ÁN TUYẾN
ĐÊ TẢ LAM ........................................................................................................................ 45
3.1. Giới thiệu về gói thầu dự án: Củng cố, nâng cấp tuyến đê Tả Lam đoạn từ Nam Đàn đến
Rào Đừng ......................................................................................................................... 45
3.1.1 Giới thiệu về công trình ............................................................................................... 45
a. Căn cứ pháp lý: ...........................................................................................................................45
b. Các tài liệu sử dụng: ...................................................................................................................46
3.1.2. Quy mô .................................................................................................................................49
3.1.3. Hạng mục công trình: ..........................................................................................................49

vii


3.1.4. Thời gian thi công công trình: .............................................................................................49
3.1.5. Đặc điểm địa chất vùng công trình: .....................................................................................50
3.1.6. Phạm vi công trình: ..............................................................................................................50
3.1.7. Chỉ tiêu thiết kế công trình ...................................................................................................50
3.1.8. Thành phần, hình thức kết cấu thiết kế, khối lượng xây dựng và DT ...................................51
3.1.9. Thành phần, hình thức kết cấu: ............................................................................................51
3.2. Khảo sát, tổng hợp các công việc, hạng mục chậm tiến độ ............................................. 57
Hình: Mặt cắt ngang Đê.................................................................................................................58
3.2.1. Khối lượng công trình và thiết bị, nhân công phục vụ công trình .......................................58
Bảng 3. 2: Khối lượng công trình ..................................................................................................58
Bảng 3. 3: Thiết bị, nhân công huy động phục vụ công trình ........................................................59
3.2.2. Tổ chức thi công của Nhà thầu .............................................................................................60
3.2.3. Công tác lập kế hoạch tiến độ thi công của Nhà thầu thi công ............................................63
Hình 3. 2: Tiến độ thi công của Nhà thầu ........................................................................................1
Hình 3. 3: Biểu đồ năng lực thiết bị - nhân lực của nhà thầu ..........................................................1
3.2.4. Đánh giá công tác lập và quản lý tiến độ của Nhà thầu thi công ...........................................1
Hình 3.4: So sánh thời gian của nhà thầu và lý thuyết ....................................................................1

........................................................................................................................................................96
3. 6: Biểu đồ nhân lực – thiết bị thực tế của Nhà thầu...................................................................96
Hình 3. 7: Biểu đồ so sánh nhân lực thực tế của Nhà thầu ............................................................97
Hình 3. 8: Biểu đồ so sánh số ca máy của Nhà thầu ......................................................................98
Bảng 3. 4: Bảng giá trị khối lượng theo thời gian .........................................................................99
Hình 3. 9: Biểu đồ giá trị khối lượng tiến độ theo tháng .............................................................100
Hình 3. 10: Biểu đồ giá trị khối lượng tiến độ lũy kế theo thời gian ...........................................100
Hình 3.11: Thi công hạng mục đắp đất K90 ................................................................................102
3.3. Phân tích, đánh giá nguyên nhân gây ra chậm tiến độ do công tác quản lý của Chủ đầu tư ... 102
3.3.1. Nguyên nhân chậm tiến độ .................................................................................................102
Hình 3.12: Một số trang thiết bị đang thi công của Nhà thầu .....................................................104
3.4. Đề xuất giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý tiến độ cho dự án ........................105
3.4.1. Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng .........................................................................105
3.4.2. Lập kế hoạch tiến độ và điều khiển tiến độ ........................................................................105
3.4.3. Đảm bảo nguồn nhân lực và thiết bị thi công ....................................................................106
3.4.4. Đảm bảo nguồn tài nguyên ................................................................................................106
Kết luận chương 3 .............................................................................................................. 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 111
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 113

viii


ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Những năm vừa qua, ngành Xây dựng cơ bản có bước tiến vượt bậc và đã thu lại được

nhiều thành tựu to lớn cho đất nước. Trong mọi lĩnh vực của ngành đã tiếp cận được
hiện đại hóa, công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nhiều địa phương. Đất nước chúng ta đã
có thêm nhiều những khu công nghiệp mang lại hiệu quả cao, những đô thị mang tầm
vóc mới, những con đường ngày càng hiện đại, nhiều công trình thủy lợi, thủy điện
phát huy tốt hiệu quả. Những thành tựu đó đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự
tăng trưởng kinh tế, ổn định về chính trị, bước đầu đáp ứng được một phần nhu cầu cơ
bản của xã hội trong nhiều năm qua.
Bên cạnh thành tựu đạt được, hoạt động xây dựng cơ bản còn có những hạn chế cần
được cải thiện như: Còn nhiều thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư xây dựng;
Tình trạng các dự án đầu tư chậm tiến độ vẫn còn phổ biến; Dự án đầu tư có hiệu quả
thấp hoặc không có hiệu quả. Để nguồn vốn đầu tư mang lại hiệu quả như kỳ vọng thì
cần có nhiều giải pháp đồng bộ trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của
các bên có liên quan trong đó vai trò của các Ban quản lý dự án là then chốt. Mục tiêu
đặt ra cho các Ban Quản lý khi quản lý và sử dụng nguồn vốn được giao là: Triển khai
thực hiện dự án đạt tiến độ, chất lượng nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả đầu tư lớn
nhất có thể. Để thực hiện được mục tiêu đó, các Ban QLDA phải tổ chức, quản lý tiến
độ xây dựng một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả.
Việc triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được hoạch định phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố. Bản thân học viên hiện đang công tác tại Ban quản lý dự án Đê điều,
thuộc Chi cục Thủy Lợi Nghệ An, qua quá trình làm việc, tìm hiểu tại Ban QLDA Đê
điều thì quá trình thực hiện dự án nói chung và quản lý tiến độ thực hiện dự án nói
riêng đang có nhiều bất cập. Một số hạng mục của dự án cũng không nằm ngoài khả
năng chậm tiến độ, việc dự án hoàn thành đúng tiến độ hay không phụ thuộc nhiều vào
tiến độ thi công xây dựng công trình. Ngoài ra, một số khó khăn vướng mắc xuất phát
từ việc ứng dụng các kỹ thuật quản lý tiến độ trong việc lập kế hoạch, công tác giám
sát và kiểm soát dự án, ảnh hưởng của các bên tham gia dự án. Bên cạnh đó việc lập và
trình phê duyệt dự án - thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán một số hạng mục của dự án còn
1



chậm so với yêu cầu; năng lực tư vấn còn hạn chế; một số khó khăn về công tác đền
bù, giải phóng mặt bằng do người dân và chính quyền địa phương có những yêu cầu về
tiêu chuẩn bồi thường, chính sách hỗ trợ cao hơn tiêu chuẩn đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt và nhiều chồng chéo trong quản lý đất đai; lực lượng thi công của các
nhà thầu bị giàn mỏng ở nhiều dự án nên thiếu nhân lực, vật tư, thiết bị thi công như
đã cam kết; công tác nghiệm thu, thanh toán, giải ngân chậm do các nhà thầu không
đáp ứng yêu cầu về thủ tục hoàn công, nghiệm thu. Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt cũng
là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Với thực trạng quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình, với những nhận thức
trong quá trình làm việc như đã trình bày, tác giả chọn đề tài luận văn với tên gọi
"Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng tuyến đê
Tả Lam ".
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý tiến độ trong dự án đầu tư xây dựng
tuyến đê Tả Lam của Ban QLDA Đê điều Nghệ An là đại diện Chủ đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình
của Chủ đầu tư
b) Phạm vi nghiên cứu: Quản lý tiến độ thi công xây dựng tuyến đê Tả Lam đoạn từ Nam
Đàn đến Rào Đừng của Chủ đầu tư
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
+ Phương pháp kế thừa, áp dụng mô hình quản lý thông qua sách báo và thông tin
Internet nhưng có chọn lọc;
+ Phương pháp thống kê, phân tích tính toán, tổng hợp số liệu;
+ Phương pháp khảo sát thực tế;

2



+ Phương pháp đối chiếu hệ thống văn bản pháp quy như: Nghị định, Thông tư, Luật
xây dựng của nhà nước;
+ Phương pháp tiếp cận thông tin dự án.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học: Với những kết quả đạt được theo định hướng nghiên cứu lựa
chọn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa, cập nhật và dần hoàn thiện cơ sở lý luận về công
tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều. Những kết quả nghiên
cứu của luận văn đạt được sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy, học
tập và nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
a) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của
đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả
công tác quản lý tiến độ thi công dự án đầu tư xây dựng không chỉ cho Ban QLDA đê
điều mà còn cho các Ban quản lý dự án hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
6. Kết quả dự kiến đạt được
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình xây dựng nói chung
và công trình đê nói riêng trên cơ sở số liệu khảo sát các công trình đã xây dựng xong
trong thực tế.
+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về lập và quản lý tiến độ dự án xây dựng công trình và
đưa ra các đặc điểm của dự án xây dựng đê điều trong công tác quản lý tiến độ dự án
của Chủ đầu tư.
+ Xác định các nguyên nhân gây chậm tiến độ công việc xây dựng, gói thầu xây dựng
khi xây dựng tuyến đê Tả Lam.
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Chủ đầu tư để khắc phục các nguyên nhân chậm
tiến độ xây dựng tuyến đê Tả Lam./.
7. Nội dung của luận văn:
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và kiến nghị. Nội dung luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng đê điều
Chương 2: Cơ sở nghiên cứu về quản lý tiến độ dự án đầu tư xây dựng đê điều

Chương 3: Phân tích thực trạng và giải pháp quản lý tiến độ thi công dự án đầu tư xây
dựng của Ban QLDA Đê điều Nghệ An cho dự án tuyến đê Tả Lam

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG ĐÊ ĐIỀU
1.1. Tổng quan về hệ thống Đê điều ở Việt Nam
Theo Giao Châu Ký của Trung Hoa, thì khoảng 3 thế kỷ trước công nguyên ở Giao
Châu đã có đê lớn “Ở huyện Phong Khê có đê bảo vệ nước lũ từ Long Môn” (Sông Đà
bây giờ). Theo Hán Thư thì “Miệt tây bắc Long Biên (tức Hà Nội) có đê chống giữ
nước lũ từ sông”.
Trong sách lịch sử Việt Nam, đê được nói đến đầu tiên là vào khoảng năm 521 dưới
thời Lý Bí (tức Lý Bôn). Tuy nhiên, người có công và được nhắc nhở nhất là Cao
Biền, giữa thế kỷ thứ 9: “Sử chép rằng Cao Biền đào sông, khơi ngòi, mở đường lộ,
lập quán trọ cho khách đi đường trên khắp An Nam. Nhiều đoạn đê, nhất là đoạn đê
trên vùng gần Hà Nội hiện nay được đắp để chống lụt lội”. Cao Biền ra lệnh dân thiết
lập đê quanh thành Đại La với tổng số chiều dài 8,500 thước, cao 8 thước.
Đê Cơ Xá là con đê đầu tiên được vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào
tháng 3 năm Mậu Tý (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long khỏi ngập lụt ). Nhà
vua ra lệnh đắp đê trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu bây giờ) dài 30 km .
Dưới đời nhà Trần, những con đê được đắp chỉ cốt giữ cho nước lũ không tràn vào
đồng ruộng để kịp làm vụ lúa chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch xong thì nước được
tự do tràn vào đồng ruộng. Tháng 3 năm Mậu Thân (1248), vua Trần Thái-Tông sai
quan ở các lộ đắp đê ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển, gọi là Dỉnh Nhỉ
Đê hay Đê Quai Vạc. Lại đặt quan để coi việc đê, gọi là Hà Đê chánh phó sứ hai viên.
Hể chỗ nào mà đê đắp vào ruộng của dân, thì nhà nước cứ chiếu theo giá ruộng mà bồi
thường cho chủ ruộng. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê
hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “Tân Mão,

Kiến Trung năm thứ 7 (1231): Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang
Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên
hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh
Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu”. Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có
quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang

4


thêm ruộng nương. Có thể nói rằng hệ thống đê sông Hồng được hoàn chỉnh dưới thời
vua Trần Thái Tông, cách nay hơn 750 năm.
Thiết lập đê biển được ghi trong lịch sử đầu tiên là vào cuối nhà Trần, Hồ Quý Ly cải
tổ lại điền địa “Khi trước những nhà tôn thất cứ sai đầy tớ ra chỗ đất bồi ở ngoài bể,
đắp đê để một vài năm cho hết nước mặn, rồi khai khẩn thành ruộng. Nay ngoại trừ
bậc đại vương, công chúa ra, thứ dân không được có hơn 10 mẩu”.
Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đặt ra quan “Hà Đê” để lo đê điều và quan Khuyến
Nông để phát triển nông nghiêp. Dưới triều Lê sơ (1428-1527) những con đê lớn hơn
được đắp mới, và tân tạo hệ thống đê cũ trên hai bờ sông Nhị Hà bằng đá vửng chăc.
Kết quả trái ngược là sông Hồng trở nên hung dữ hơn, phá vỡ đê và gây ngập lụt triền
miên trong thời nhà Nguyễn, nảy sinh nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ
đê.
Giặc giã thường xuyên xảy ra trong thời Lê, Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đê điều bị
hư hại nhiều, mải tới thời Vua Gia Long (1802-1820), vua truyền cho các quan ở các
trấn phải “xoi đào sông ngòi và các cửa bể, và nhất là ở Bắc Thành phải giữ gìn đê
điều cho cẩn thận: chỗ nào không có thì đắp thêm, chỗ nào hư hỏng thì phải sửa chửa
lại”.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) đã có công khẩn hoang vùng duyên hải Ninh Bình,
Nam Định, Hải Dương. Ông đi kinh lý khắp bải bồi vùng duyên hải, tự vẽ bản đồ,
phân phát trâu bò, nông cụ cho dân để khẩn hoang. Chỉ trong 2 năm (1828 - 1829),
Ông lập ra 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) cùng hai tổng

Hoàng Thu và Minh Nhất (ven bờ biển Thái Bình, Ninh Bình), khai khẩn tổng cộng
được 37,770 ha đất. Đây là vùng đất bồi, hàng năm tốc độ phù sa bồi tụ tiến ra biển từ
80 - 100 m. Từ đó, cứ sau 20-30 năm, đê biển mới được xây đắp lấn ra biển. Đến nay,
178 năm sau, Kim Sơn đã tiến hành quai đê lấn biển sáu lần, tiến ra biển hơn 500 m,
nhờ vậy diện tích hiện nay gấp gần 3 lần so với khi mới thành lập.
Ngoài ra, từ trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đã đề xuất giải pháp phân lũ bằng
cách khai đào đoạn khởi đầu sông Đuống (tức sông Thiên Đức thời bấy giờ) nối với
sông Hồng ở phía thượng lưu để chuyển nhận nước từ sông Hồng giải tỏa áp lực lũ ở
vùng Hà Nội. Nhưng phải sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần
5


và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Từ đó, sông Đuống trở thành đường
thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng. Hệ thống đê sông và đê biển được hoàn chỉnh
thêm trong thời Pháp đô hộ và sau này.
Tính đến nay (2006), hệ thống đê sông Hồng khu vực quanh Hà Nội được nâng cấp
tương đối hoàn chỉnh, dài tổng cộng khoảng 60 km. Dự án này thực hiện từ năm 1996,
kết thúc năm 2002, nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng ADB. Một số đoạn đê khác đã
có đường hành lang hai bên thân đê, mặt đê được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông.
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt
Nam luôn được coi là cuộc đấu tranh sinh tồn, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc. Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc theo tiến trình lịch sử. Năm 1945, trên cả nước có hơn 3.000
km đê các loại. Đến nay, trên cả nước đã có 8.000 km đê các loại trong đó hơn 5.000
km đê sông, gần 3.000 km đê biển. Ngoài ra còn hàng ngàn km bờ bao chống lũ, ngăn
mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện
được xây dựng đã đóng góp rất lớn trong việc nâng mức đảm bảo chống lũ ở Hà Nội
lên 500 năm. Hệ thống công trình thủy lợi kết hợp kiểm soát lũ khu vực đồng bằng
sông Cửu Long đã góp phần đảm bảo ổn định sản xuất từ 2 đến 3 vụ lúa. Hệ thống
cụm, tuyến dân cư vượt lũ góp phần ổn định chỗ ở, đảm bảo an toàn nhân dân vùng

ngập lũ. Tổ chức quản lý nhà nước về đê điều cũng từng bước hình thành, củng cố,
phát triển từ 1 phòng đê điều thuộc Nha Công chính, Bộ Giao thông Công chính năm
1945 đến nay đã hình thành Cục Phòng, chống thiên tai, Vụ Đê điều trực thuộc Tổng
cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT và hệ thống ngành dọc tại địa phương. Cơ quan điều phối
hoạt động hộ đê, phòng chống lụt, bão cũng được hình thành phát triển từ Ủy ban
Trung ương hộ đê năm 1946, đến nay là Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống
thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm trưởng ban. Văn
bản pháp luật cũng được rà soát, điều chỉnh, nâng cấp phù hợp với điều kiện thực tế
từng thời kỳ từ những quy định tạm thời về công tác đắp đê những năm đầu thành lập
nước, Điều lệ bảo vệ đê điều năm 1963, đến nay đã ban hành Luật Đê điều, Luật
Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Định hướng chiến lược
được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ như: tăng cường quản lý đê, hộ đê, chống
việc phá hoại đê điều trong chiến tranh thời kỳ 1945 – 1954 và 1965 – 1975. Tăng
6


cường trị thủy và khai thác sông Hồng thời kỳ 1955 – 1965, tăng cường phòng chống
bão, củng cố đê sông, phát triển đê biển, đê bao chống lũ sớm đầu vụ thời kỳ 1975 –
1985, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hợp tác quốc tế, ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật thời kỳ 1986 - 2007, từ 2007 đến nay chuyển dần từ việc tập
trung thực hiện giải pháp công trình sang việc kết hợp giải pháp phi công trình. Năm
2015, tiếp tục rà soát chiến lược theo hướng quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp. Quy
hoạch phòng chống lũ được điều chỉnh theo từng thời kỳ nâng mức đảm bảo chống lũ
với lưu lượng lớn nhất tại Sơn Tây là 32.500 m3/s (tương ứng với trận lũ tháng
8/1945) lên mức 37.800 m3/s (tương ứng với trận lũ tháng 8/1971), sau đó là mức
42.600 m3/s giai đoạn 2007 – 2010 (tương ứng với lũ có chu kỳ lặp lại 250 năm) và
mức 48.500 m3/s giai đoạn 2010 – 2030 (tương ứng với lũ có chu kỳ lặp lại 500 năm).
Lũ lụt ở Yên Bái Giải pháp phòng chống lũ cho đồng bằng sông Hồng được bổ sung,
hoàn chỉnh dần theo từng thời kỳ: năm 1964 xác định 4 biện pháp cơ bản, năm 1972
xác định 6 biện pháp cơ bản. Năm 2007 bổ sung và điều chỉnh thành 8 biện pháp cơ

bản. Năm 2011, điều chỉnh bỏ các khu phân chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng. Hợp
tác quốc tể được đẩy mạnh, Việt Nam đã ký kết và tích cực tham gia tham gia Khung
hành động Hyogo, Sendai, Hiệp định ASEAN về giảm nhẹ và ứng phó thảm họa, Ủy
ban bão. Tăng cường hợp tác và triển khai các dự án do các tổ chức các tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ tài trợ...
1.2. Tình hình tiến độ thi công các công trình xây dựng hiện nay
1.2.1 Thực trạng tiến độ thi công các công trình xây dựng:
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 là năm hết sức khó
khăn, trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhất là các dự án xây dựng trọng điểm quốc
gia trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên mức tăng trưởng của toàn ngành xây
dựng năm 2009 vẫn đạt 12,4%, đóng góp không nhỏ vào việc duy trì mức tăng trưởng
hợp lý 5,2% của cả nước, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các công trình xây
dựng trọng điểm quốc gia.
Các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia có ý nghĩa to lớn về chính trị và kinh tế
của đất nước. Dự án được huy động và tập trung nhiều nguồn lực của quốc gia như
vốn, nhân lực và vật lực (máy móc, vật tư, thiết bị và công nghệ), có ảnh hưởng hết
7


sức quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống nhân dân.
Cho đến nay, chúng ta đã xây dựng được hệ thống đê có chiều dài 13.200 km, trong đó
đê sông 10.600km, 3000km đê biển và gần 23000km bờ bao ngăn lũ ở đồng bằng sông
Cửu Long. Hệ thống đê điều, đặc biệt hệ thống đê sông Hồng và sông Thái Bình, có vị
trí sống còn trong việc bảo vệ dân sinh và sản xuất. Ngày nay, sau khi có hồ Hoà Bình
với dung tích phòng lũ 4,9 tỷ m3 thì hệ thống đê sông Hồng có thể chống lũ với mức
nước 13,3m tại Hà Nội. Riêng đê Hà Nội có thể chống được mực nước 13,6m. Hệ
thống đê sông Thái Bình có thể chịu được mức nước lũ 7,21m tại Phả Lại. Ngoài việc
củng cố nâng cấp hệ thống đê sông, hệ thống đê biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tính từ
Quảng Ninh đến Quảng Nam Đà Nẵng cũng đã nâng cấp, chống đỡ mực nước biển
dâng tương ứng với bão cấp 9. Tính đến nay các tuyến đê biển, chống được thuỷ triều

ở mức +3,5m. Hệ thống đê bao, bờ ngăn lũ ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu bảo
vệ lúa hè thu, chống lũ đầu mùa tháng 8, được kiểm nghiệm qua nhiều năm đã bảo
đảm cho chống ngập cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu
từ một vụ lúa nổi trở thành sản xuất 2 vụ đông - xuân, hè - thu. Phòng chống lụt bão,
giảm nhẹ thiên tai, nâng mức an toàn kỹ thuật của đê sông Hồng, sông Thái Bình và đê
vùng Bắc khu 4 cũ chống đỡ an toàn với lũ lịch sử đã xảy ra.
Tại công trình thủy điện Sơn La, tính đến thời điểm năm 2009, khối lượng thi công các
hạng mục chính đều đạt và vượt tiến độ: Ðổ bê-tông đầm lăn (RCC) đạt 70%, đổ bêtông thường (CVC) đạt 60%, khoan phun gia cố và chống thấm đạt 98%, lắp đặt thiết
bị và chi tiết đặt sẵn đạt 32% tổng khối lượng. Việc thu xếp vốn cho dự án đã cơ bản
hoàn thành. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, thủy điện Sơn La phát điện tổ máy 1 cuối năm 2010 và hoàn thành nhà máy năm
2012, vượt kế hoạch hai năm, có nghĩa là mỗi năm đất nước sẽ có thêm 10,2 tỷ kW giờ
điện, doanh thu tương đương giá trị 500 triệu USD/năm. Ðây là hiệu quả kinh tế to lớn
mà dự án mang lại khi đẩy nhanh tiến độ, ngoài ra còn nhiều hiệu quả khác như: chủ
đầu tư giảm chi phí quản lý, chi phí vay vốn, hạn chế chi phí trượt giá... Các nhà thầu
giảm chi phí thi công, chi phí máy, chi phí lãi vay... và nâng công suất hữu ích của
thủy điện Hòa Bình.
Công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành công tác xây dựng vào tháng 8-

8


2009. Chủ đầu tư đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành 3/7 gói thầu: gói 5A (Ðê chắn
sóng), gói 5B (Cảng xuất sản phẩm) và gói thầu 7 (Nhà hành chính), các gói thầu còn
lại (gói thầu 1, 2, 3, 4) thuộc các phân xưởng công nghệ chính, đang trong giai đoạn
vận hành thử. Qua kiểm tra, kết quả quan sát cho thấy chất lượng thi công xây lắp các
hạng mục công trình đúng với yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Trong giai đoạn vận hành thử
kết quả đã cho ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế và bảo đảm tiêu chuẩn
sản phẩm hàng hóa như: tiếp nhập thành công 21 chuyến dầu thô với tổng khối lượng
1,65 triệu tấn, đã chế biến 1,51 triệu tấn dầu thô, sản xuất ra 1,1 triệu tấn sản phẩm đạt

chất lượng gồm: 93.129 tấn LpG, 9.422 tấn propylen, 45.256 tấn xăng A95, 446.627
tấn xăng A92, 411.833 tấn Diesel, 65.161 tấn dầu hỏa và 25.358 tấn dầu đốt. Ban quản
lý dự án đang thực hiện đào tạo nhân sự thông qua các công việc thực tế trên công
trường, các nhân sự được đào tạo đã tham gia vận hành phần lớn các phân xưởng của
nhà máy dưới sự hướng dẫn của nhà thầu Technip và Tư vấn trợ giúp vận hành. Ðến
nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành 884/893 quy trình vận hành và 39/78 quy trình
bảo dưỡng trong tổng số 45/90 quy trình an toàn.
Nhiều cơ quan đơn vị đã hết vận dụng sức linh hoạt, sáng tạo tư tưởng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp như LILAMA,
HUD, SÔNG ĐÀ, TCty XI MĂNG…. Từ chỗ làm nhà thầu là chính nay nhiều doanh
nghiệp đã chủ động vươn lên làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn, chủ động đổi mới công
nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện tại, cả nước có 37 công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, với tổng mức đầu
tư khoảng 1.090.000 tỉ đồng. Trong đó, đường bộ có 23 dự án với tổng mức đầu tư
khoảng 498.080 tỉ đồng. 12 dự án đã hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng,
bên cạnh việc đảm bảo tiến dộ, chất lượng công trình, các dự án mang lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao, như: Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Thanh Trì, vành
đai 3 Hà Nội, đường Láng - Hòa Lạc, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng… thì còn rất nhiều
dự án bị chậm tiến độ.

9


Dự án trọng điểm ngành GTVT hiện nay
Dự án đường
bộ đang triển
khai. 30%

0%


Dự án ngoài
đường bộ
38%

Dự án ngoài đường bộ
Dự án đường bộ đã đưa
vào sử dụng
Dự án đường bộ đang
triển khai

Dự án đường
bộ đã đưa vào
sử dụng
32%

Hình 1. 1: Biểu đồ các dự án trọngđiểm ngành GTVT hiện nay
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là một trong những công trình giao thông
trọng điểm có tiến độ ì ạch. Tuyến đường sắt này chạy qua nhiều tuyến đường huyết
mạch của Thủ đô là Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông), Hoàng Cầu, Cầu Giấy, Xuân
Thủy, Hồ Tùng Mậu. Được khởi công cuối năm 2011 tới nay, tức là đã sau 5 năm thi
công nhưng dự án Cát Linh - Hà Đông mới hoàn thành được 74% tiến độ trong khi đó
cam kết của chủ đầu tư là hết năm 2016 sẽ đưa dự án này vào vận hành khai thác
thương mại. Mặc dù Bộ GTVT đã rất nhiều lần yêu cầu dự án này phải đẩy nhanh tiến
độ nhưng cho đến nay, tiến độ thi công của dự án này vẫn hết sức ì ạch.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội khởi công xây
dựng từ năm 2010, Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên của Hà
Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018. Hiện nay, trên
công trường dự án bắt đầu vào giai đoạn tiến hành lao lắp dầm cho phần đoạn tuyến
trên cao và chuẩn bị thi công các ga ngầm. Với tiến độ lắp đặt như vậy, theo kế hoạch,
dự án sẽ hoàn thành giai đoạn lao lắp dầm vào tháng 7/2017, thi công theo hình thức

cuốn chiếu, lao lắp đến đâu tiến hành các giai đoạn tiếp theo và đặc biệt là chỉnh trang
hạ tầng, thu hẹp rào chắn đến đó. Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018,
chính thức vận hành vào đầu năm 2019.
Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng cũng trong tình trạng chậm
tiến độ. Tuyến đường này dài 1.980 m, rộng 14 m, mở rộng thành 53,5 - 57,5 m, gồm
10


6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, vỉa hè hai bên rộng từ 6 - 8 m, giải phân cách giữa 4
m, có tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, chạy qua hai quận Đống Đa, Thanh Xuân,
được khởi công từ năm 2012, dự kiến hoàn thành năm 2016. Thế nhưng đến nay, sau 5
năm triển khai, dự án vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư khất tiến
độ hoàn thành giải phóng mặt bằng thay vì hoàn thành dự án vào cuối năm nay.
Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Tuý Loan với tổng mức đầu tư cho dự án
khoảng 11.500 tỷ đồng, thuộc tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan chạy qua địa bàn
huyện Nam Đông dài 77 km có điểm đầu là đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy
Loan ở Km0 giao với tỉnh lộ 14B (km 4+500) tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế và điểm cuối ở Km79 + 800 (điểm đầu dự án đường bộ cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi), thị tứ Túy Loan, thành phố Đà Nẵng. Dự được phân kỳ xây dựng
thành 2 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 đầu tư 2 làn xe; giai đoạn 2 hoàn thành quy mô
đường cao tốc 4 làn xe. Sau khi hoàn thành đúng tiến độ công tác giải phóng mặt bằng
ngày 31/3/2016 theo cam kết, các đơn vị thi công trên công trường đang đẩy nhanh
tiến độ thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn-Tuý Loan. Dự kiến, tuyến
đường sẽ được thông tuyến vào cuối năm 2016.
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án trọng điểm Quốc gia thuộc trục
cao tốc Bắc - Nam và là Dự án đường bộ cao tốc lớn nhất miền Nam có tổng chiều dài
là 57.1 km, qua địa bàn 3 tỉnh, thành phố, gồm: tỉnh Long An với chiều dài 4,89km,
Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 24,925km và tỉnh Đồng Nai với chiều dài
27,285km. Vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng được khời công năm 2014 nhưng đến này
công tác giải phóng mặt bằng chưa hòa thiện. Phạm vi dự án trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Đến thời điểm hiện tại
địa phương đã bàn giao được 1.232 trên tổng số 1.779 hộ (16,55/24,925 km), đạt gần
70%. Trong đó huyện Cần Giờ đã hoàn thành bàn giao mặt bằng. Tình hình thực hiện
giải phòng mặt bằng còn một số khó khăn, vướng mắc, trong đó huyện Nhà Bè đã bàn
giao được 97.41% (còn 22 hộ tập trung tại khu vực nút giao Nguyễn Văn Tạo).
Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có chiều dài 25,7km, tổng mức đầu 2.375 tỷ đồng. Dự án
được đầu tư theo hình thức BOT do liên danh Tổng Công ty 36 - Công ty CP Đầu tư
và thương mại Hà Nội - Công ty CP Xây lắp và thương mại Trường Lộc làm nhà đầu
11


tư. Nguyên nhân chậm tiến độ do vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt
bằng của chính quyền hai địa phương nơi dự án đi qua. Đặc biệt, toàn bộ tuyến đi qua
địa bàn TP Hà Nội dài 6,37km vẫn “án binh bất động” gần một năm qua khiến các nhà
thầu thi công không có mặt bằng để thực hiện thi công. Trong khi đó, trên địa phận
tỉnh Hoà Bình, các nhà thầu mới nhận bàn giao được 17,7km, còn lại khoảng 1,6km
thuộc huyện Kỳ Sơn và TP Hoà Bình, chính quyền địa phương vẫn chưa giải quyết do
vướng mắc về công tác tái định cư.
Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ
đồng, được xác định là một trong những tuyến đường huyết mạch, trọng điểm của
quốc gia và khu vực, là trục chính nối TP Hồ Chí Minh với toàn bộ 13 tỉnh khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc này sẽ
còn tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông trên
quốc lộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long.UBND tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt để
bàn giao cho dự án trước ngày 31/12/2016. Hiện tiến độ triển khai rất chậm nhưng các
nhà đầu tư vẫn cam kết bảo đảm thi công hoàn thành dự án và đưa vào khai thác cuối
năm 2018 theo đúng kế hoạch.

12



Bảng 1.1: Tổng hợp một số công trình giao thông trọng điểm hiện nay
Loại công
trình

Vốn
đầu tư
(tỷ
VNĐ)

TT

Tên công trình

1

Dự án đường sắt
đô thị Cát Linh Hà Đông

Đường
sắt đô thị

8.769

2

Dự án đường sắt
đô thị Hà Nội,
tuyến số 3, đoạn

Nhổn - ga Hà Nội

Đường
sắt đô thị

33.000

Đường đô
thị

2.500

3

4

Dự án đường
vành đai 2 đoạn
Ngã Tư Sở - Ngã
Tư Vọng
Tuyến đường Hồ
Chí Minh đoạn La
Sơn - Tuý Loan

Đường
cao tốc

11.500

5


Dự án đường cao
tốc Bến Lức –
Long Thành

Đường
cao tốc

31.000

6

Cao tốc Hòa Lạc Hòa Bình

Đường
cao tốc

2.375

7

Dự án đường cao
tốc Trung Lương
- Mỹ Thuận

Đường
cao tốc

15.000


Năm
khởi
công

Năm
hoàn
thành
theo HĐ

Năm
cam kết
hoàn
thành

Đánh
giá

Nguyên nhân
- GPMB chậm
- Năng lực nhà
thầu
- Giải ngân vốn
chậm
- GPMB chậm
- Năng lực nhà
thầu
- Giải ngân vốn
chậm

2011


2015

2017

Chậm

2010

2014

2018

Chậm

2012

2016

2017

Chậm

- GPMB chậm

2014

2016

2017


Bình
thường

- GPMB chậm
- Bổ sung giai
đoạn 2

2014

2018

2018

Chậm

- GPMB chậm
- Thiếu ngân sách

2014

2016

2016

Bình
thường

2015


2018

2018

Chậm

- GPMB chậm
- Năng lực nhà
thầu
- Thiếu ngân sách

2020
2018
Năm
khởi công

2016
2014

Năm hoàn
thành theo HĐ

2012
2010

Năm cam kết
hoàn thành

2008
2006


Cát Linh - Nhổn - Ga Vành đai 2 La Sơn - Bến Lức – Hòa Lạc - Trung
Hà Đông Hà Nội
Tuý Loan
Long
Hòa Bình Lương Thành
Mỹ Thuận

Hình 1. 2: Biểu đồ thời gian các công trình giao thông trọng điểm hiện nay

13


100%
90%
80%
70%
60%

Chậm tiến độ

50%

Bình thường

40%

Vượt tiến độ

30%

20%
10%
0%

Thời gian

Vốn đầu tư

Hình 1. 3: Biểu đồ tỉ lệ các công trình giao thông trọng điểm hiện nay
1.2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình hiện nay:
Có nhiều tồn tại trong công tác quản lý công trình. Mỗi công trình có một đặc thù và
tính chất riêng. Nhưng chung quy lại có thể liệt kê được một số tồn tại sau đây:
1.2.2.1. Tồn tại trong khâu quy hoạch, khảo sát, lập dự án khả thi
Một số dự án có quy hoạch nhưng chất lượng rất thấp, khảo sát thiết kế không tốt, dẫn
đến một số công trình không đồng bộ nhau, phải phá bỏ làm lại, ảnh hưởng đến tiến độ
thi công của dự án. Dẫn đến nhiều hệ lụy như phát sinh khối lượng lớn, chỉnh sữa, bổ
sung nhiều lần. Nhiều công trình đẩu tư xây dựng có quy hoạch không hợp lý, dẫn đến
hiệu quả sử dụng không cao, khai thác sữ dụng đạt không quá 50% công suất so với
thiết kế, đây là sự thất thoát và lãng phí đáng kể.
1.2.2.2. Tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án
Một số dự án trình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay. Thậm chí
một số dự án đã hoàn thành quá trình xây dựng nhưng chưa được phê duyệt và điều
chỉnh, thực chất là hợp pháp hóa các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh,
điều chỉnh. Hoặc những công trình có khâu phê duyệt dự án chậm, buộc các hạng mục
thi công phải dừng lại để chờ được phê duyệt, làm giảm năng suất lao động.
14


1.2.2.3. Tồn tại trong khâu giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện
Một trong những nguyên nhân chậm tiến độ của các dự án là khâu giải phóng mặt

bằng thi công, dẫn đến trình trạng nhà thầu phải chờ mặt bằng sạch từ Chủ đầu tư và
chính quyền địa phương. Thậm chí một số dự án phải điều chỉnh thiết kế do không thể
giải phóng được mặt bằng.
Nhiều dự án diễn ra chậm do tổ chức thực hiện yếu kém. Theo thanh tra Nhà nước thì
có tới một nửa trong số dự án thanh tra kiểm tra là chậm tiến độ trong quá trình thực
hiện. Bên cạnh đó nhiều nhà thầu thi công có nhiều công trình dàn trải, nên khâu tổ
chức thi công còn nhiều đối phó do sức ép của Chủ đầu tư nhiều dự án trong khi năng
lực chưa hoàn toán đắp ứng cho số lượng dự án như thế.
1.2.2.4. Tồn tại trong khâu nghiệm thu thanh toán
Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán, hoàn toàn là bản
sao của thiết kế. Một số dự án khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công.
Một số dự án kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ giá trị quyết toán công trình,
giảm cấp phát và thu hồi từ các đơn vị thi công.

15


1.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình Đê điều
Hiện nay, trong phạm vi cả nước, các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều
cảnh báo về sự xuống cấp nhanh chất lượng của một số công trình sau một thời gian
ngắn đưa vào sử dụng. Công trình cần đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn khi sử
dụng. Kinh tế và tính hiệu quả của công trình phụ thuộc vào tiến độ xây dựng công
trình. Bất cứ sự yếu kém về chất lượng xây dựng, không đảm bảo tiến độ đều có thể
gây thiệt hại về tài sản. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng và tiến độ công trình phải
được chú trọng từ tất cả các bên liên quan và từ khâu đầu tiên triển khai dự án đến
khâu kết thúc để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình toàn diện nhất.
Để thuận lợi cho công việc kiểm tra, giám sát, đốc thúc nhà thầu hoàn thành công trình
xây dựng Ban quản lý dự án Đê điều thường tôn trọng và kiểm tra tiến độ thi công do
nhà thầu lập như sau:
• Căn cứ kiểm tra

- Tiến độ thực hiện dự án có trong dự án khả thi
- Biện pháp tổ chức thi công và tiến độ thi công trong hồ sơ dự thầu
- Hợp đồng thi công đã ký giữa A và B
- Thiết kế tổ chức thi công công trình do nhà thầu lập để chính thức quản lý thi công
công trình
- Yêu cầu về thời gian của tổng tiến độ, các mốc khống chế tiến độ ở từng giai đoạn
thi công và các điều kiện đáp ứng cho thi công của chủ đầu tư
- Các điều kiện thực tế của địa điểm thi công
• Nội dung cần kiểm tra
* Kiểm tra danh mục đầu việc cần lên tiến độ:
- Số lượng đầu việc và phạm vi công việc của đầu việc được thiết lập phù hợp đặc
điểm công trình và cấp độ quản lý thi công
- Danh mục đầu việc phải đầy đủ, không trùng lặp, được sắp xếp theo trình tự công
nghệ và tổ chức thực hiện
16


- Cần có đầu việc về "các công tác chuẩn bị" và được đặt ở phần đầu của bản tiến độ,
có thể phải tách ra các công việc cụ thể về công tác chuẩn bị
* Kiểm tra các thông số định lượng đi kèm từng đầu việc, đó là
- Khối lượng công việc
- Nhu cầu ngày công và ca máy thực hiện, chế độ làm thêm ca (nếu có)
- Quỹ thời gian thực hiện từng công việc ( kể cả chờ đợi kỹ thuật và thời gian dự
phòng)
* Kiểm tra sự sắp xếp các công việc trên tiến độ
- Những đầu việc hay công việc chiếm địa vị quan trọng, then chốt theo mục tiêu
chung và mục tiêu đưa từng phần của dự án vào khai thác, sử dụng; lôgíc công nghệ và
giải pháp đáp ứng nguồn lực cho từng đầu việc này;
- Trình tự thực hiện các công việc còn lại theo quan điểm kỹ thuật và sử dụng các
nguồn lực hợp lý hoặc theo lợi ích riêng của nhà thầu;

- Bố trí thời gian ngừng chờ kỹ thuật không thỏa đáng làm ảnh hưởng đến chất lượng
công trình;
- Ấn định khối lượng công việc và thời gian phải hoàn thanh trong một đợt thi công
không thích hợp có thể dẫn đến chất lượng kém- thậm chí còn gây hư hại công trình;
- Những xung đột về trình tự kỹ thuật, sử dụng mặt bằng thi công, yếu tố an toàn sản
xuất, tôn trọng yếu tố thời tiết khí hậu;
- Kiểm tra đường găng và các công việc nằm trên đường găng theo mục tiêu bàn giao
từng phần và bàn giao hoàn thành toàn công trình;
- Cường độ sử dụng các nguồn lực không bình thường (vượt quá điều kiện đáp ứng)?

17


Kết luận chương 1
Với mục đích Chương 1, Tác giả đã khái quát được lịch sữ hình thành của hệ thống đê
điều Việt Nam và tình hình một số công trình xây dựng hiện nay. Từ đó thấy được vai
trò ảnh hưởng của tiến độ công trình xây dựng đến đời sống cũng như sự phát triển
kinh tế. Tác giả sẽ tiến tục trình bày các cơ sở nghiên cứu công tác quản lý tiến độ dự
án đầu tư xây dựng đê điều trong Chương 2 của luận văn.

18


×