Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 104 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Đinh Thế Mạnh. Các kết quả nghiên cứu và các kết
luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới
bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn
và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Vũ Ngọc Anh

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Đinh Thế
Mạnh, người Thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn
khoa học, giúp em nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật này. Đồng
thời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô tại Bộ môn Công nghệ và
Quản lý xây dựng Trường Đại học Thủy lợi đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền
đạt cho em những kiến thức nền tảng cần thiết trong suốt khóa học và quá trình làm
luận văn.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý đầu tư và xây dựng
khu đô thị mới Hà Nội nay là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân
dụng và công nghiệp Thành phố Hà Nội và toàn thể các anh các chị và bạn đồng
nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ cho em những số liệu, tài liệu


quý báu giúp em hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bố mẹ, vợ và những người thân
trong gia đình, những người đã luôn chăm sóc, động viên em cố gắng học tập và
hoàn thành khóa học.
Do điều kiện còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên trong luận
văn này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp quý báu của quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện
hơn.
Trân trọng./.

ii


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của Đề tài: ......................................................................................... 1
2. Mục đích của Đề tài: ................................................................................................ 2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ............................................................. 2
3.1. Cách tiếp cận: ........................................................................................................ 2
3.2. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 2
5. Kết quả đạt được: ..................................................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ................................................................................ 3
6.1. Ý nghĩa khoa học: ................................................................................................. 3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:.................................................................................................. 3
NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN ................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG.
...................................................................................................................................... 4
1.1. Khái quát chung về quản lý Nhà nước trong xây dựng. ....................................... 4

1.1.1. Các lĩnh vực của QLNN về xây dựng:............................................................... 5
1.1.2. Nội dung QLNN về xây dựng:........................................................................... 7
1.2. Đánh giá chung về quản lý Nhà nước trong xây dựng ở Việt Nam. .................... 8
1.2.1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng:....................................................... 8
1.2.2. Quản lý Nhà nước trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư: ......... 13
1.2.3. Quản lý Nhà nước giai đoạn đưa công trình vào khai thác sử dụng: ............... 18
1.3. Quản lý Nhà nước về xây dựng các khu đô thị mới ở Việt Nam. ...................... 27
1.3.1. Quản lý nhà nước về quy hoạch và kiến trúc đô thị: ....................................... 27
1.3.2. Quản lý nhà nước về nhà ở, đất đai đô thị: ...................................................... 28
1.3.3. Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị: .................................................. 28
1.3.4. Quản lý nhà nước về bảo vệ cảnh quan và môi trường đô thị: ........................ 29
1.3.5. Quản lý nhà nước về một số lĩnh vực khác: .................................................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 30
iii


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG XÂY DỰNG. ............................................................................................. 32
2.1. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước trong xây dựng: ............................................ 32
2.1.1. Vận dung các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế trong đó có hoạt động
xây dựng ..................................................................................................................... 32
2.1.2. Các nguyên tắc riêng của hoạt động đầu tư xây dựng: .................................... 34
2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về xây dựng: .......................................................... 35
2.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát
triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng. ............................................ 35
2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng. ............... 36
2.2.3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng. ............. 36
2.2.4. Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án,
thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và đơn giá xây
dựng............................................................................................................................ 37

2.2.5. Hướng dẫn kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý
năng lực hoạt động xây dựng; thực hiện quản lý công tác đầu thầu trong hoạt động
xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây
dựng công trình. ......................................................................................................... 37
2.2.6. Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây
dựng............................................................................................................................ 38
2.2.7. Kiểm tra, đánh giá, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt
động đầu tư xây dựng. ................................................................................................ 38
2.2.8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phổ biến pháp luật xây
dựng............................................................................................................................ 38
2.2.9. Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. ....................... 38
2.2.10. Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động xây dựng. ........................... 39
2.2.11. Quản lý lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình. ................................................... 39
2.2.12. Hợp tác quốc tế trong hoạt động xây dựng. ................................................... 40
2.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng: .......................... 40
2.3.1. Trách nhiệm của Chính phủ: ............................................................................ 40
iv


2.3.2. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng: ....................................................................... 40
2.3.3. Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: .................. 41
2.3.4. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ khác: ........................................... 42
2.3.5. Trách nhiệm của UBND các cấp: .................................................................... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI. .......................................................................... 46
3.1. Giới thiệu về hoạt động xây dựng tại quận Bắc Từ Liêm. ................................. 46
3.1.1. Giới thiệu về quận Bắc Từ Liêm: .................................................................... 46

3.1.2. Hoạt động xây dựng tại quận Bắc Từ Liêm:…………………………. ……..46
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng các khu đô thị mới tại quận
Bắc Từ Liêm. ............................................................................................................. 48
3.2.1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng:..................................................... 48
3.2.2. Quản lý Nhà nước trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư: ......... 55
3.2.3. Quản lý Nhà nước trong quá trình khai thác sử dụng công trình: ................... 60
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
các khu đô thị mới tại quận Bắc Từ Liêm. ................................................................ 63
3.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng: ....................... 63
3.3.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự
án đầu tư: .................................................................................................................... 76
3.3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình khai thác và sử dụng: ... 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. ......................................................................................... 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 93

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1- Bảng so sánh chỉ tiêu quy hoạch điều chỉnh khu đô thị ...........................51

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1-Dự án khu nhà ở hỗn hợp để bán cho cán bộ chiến sỹ Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về TTXH. ...................................................................................................... 9
Hình 1.2- Dự án đầu tư xây dựng Bãi đỗ xe tĩnh tại địa chỉ số 499 đường Lương Thế
Vinh, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm. .............................................................. 10

Hình 1.3-Dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn
hộ thương mại tại số 44 Yên Phụ. .............................................................................. 12
Hình 1.4-Dự án Đại siêu thị Ciputra tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
.................................................................................................................................... 14
Hình 1.5: Dự án ngưng trệ bị chủ đầu tư để hoang, cỏ mọc um tùm nhếch nhác ngay
giữa trung tâm của quận Tây Hồ................................................................................ 15
Hình 1.6: Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang ........................................................ 16
Hình 1.7: Trường Đại học Hoa Lư và Ký túc xá sinh viên tập trung tại thành phố
Ninh Bình. .................................................................................................................. 17
Hình 1.8- Vụ cháy tại chung cư CT4B- Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội ......... 19
Hình 1.9: Cháy chung cư Rainbow Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội. ............... 20
Hình 1.10: Cháy chung cư Carina Plaza, quận 8, TP Hồ Chí Minh .......................... 21
Hình 1.11: Chung cư Phú Hoàng Anh 1, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. ............ 23
Hình 1.12: Chung cư Home City, phường Trung Kính, quận Cầu Giấy, HN. .......... 24
Hình 1.13: Chung cư Thăng Long Garden, số 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. 26
Hình 3.1: Quy hoạch Khu Đoàn ngoại giao tại Thành phố Hà Nội........................... 49
Hình 3.2: Quy hoạch tổng thể khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Nguồn: Tác giả) .......... 52
Hình 3.3: Hiện trạng cống hộp chờ đấu nối trong Khu đô thị mới Tây Hồ Tây
(Nguồn: Tác giả) ........................................................................................................ 54
Hình 3.4: Phối cảnh Tòa nhà Habico Tower ............................................................. 56
Hình 3.5: Hiện trạng Tòa nhà Habico Tower ............................................................ 57
Hình 3.6: Phối cảnh tổng thể dự án (Nguồn: Tác giả) ............................................... 58
Hình 3.7: Hiện trạng của dự án (Nguồn: Tác giả) ..................................................... 60
Hình 3.8: Quy trình QLNN về quy hoạch xây dựng ................................................. 65
vii


Hình 3.9: Quy trình QLNN trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.................. 75
Hình 3.10: Quy trình QLNN trong giai đoạn đưa công trình vào sử dụng ................ 82


viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GPMB

: Giải phóng mặt bằng;

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy;

QLNN

: Quản lý nhà nước;

TTXH

: Trật tự xã hội;

UBND

: Ủy ban nhân dân;

ix



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài:

Công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về xây dựng là việc các cơ quan quản lý Nhà
nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động
xây dựng; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; quản lý chất lượng, lưu trữ
hồ sơ công trình xây dựng; cấp, thu hồi giấy phép trong các hoạt động xây dựng;
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong
hoạt động xây dựng; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo nguồn nhân
lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, việc QLNN về xây dựng có
vai trò hết sức quan trọng và bao trùm trong ngành xây dựng nói chung.
Trong những năm qua hệ thống thể chế trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của
ngành Xây dựng ngày càng được hoàn thiện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động xây dựng và các chủ thể tham gia hoạt động ngày càng được
tăng cường và phát huy có hiệu quả; công tác cải cách hành chính trong ngành Xây
dựng được thực hiện thường xuyên, liên tục theo hướng tiếp tục đẩy mạnh phân cấp
quản lý giữa các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, rà soát đơn giản
hóa hoặc loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; thường xuyên sửa đổi, bổ
sung để hoàn thiện chính sách, pháp luật...
Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc sử dụng nguồn vốn
đầu tư cho xây dựng chưa cao, còn xảy ra thất thoát, lãng phí, một vài vụ việc đáng
tiếc đã xảy ra trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng. Nguyên nhân chủ yếu là
do năng lực của Ban quản lý dự án, ngoài ra còn do một số nguyên nhân như: việc
ban hành các chính sách của Chính phủ còn chưa đồng bộ; biện pháp phân cấp về
nguồn vốn cho các địa phương còn lúng túng và dàn trải, quản lý nhà nước với các
dự án đầu tư xây dựng của các địa phương còn tình trạng chồng chéo ...
Đổi mới và hiện thực hóa quá trình phát triển đô thị theo hướng bền vững là yêu cầu
cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Xuất phát từ chính các vấn đề và
hiện trạng phát triển đô thị hiện nay, điều cần thiết để phát triển được các đô thị theo
1


hướng bền vững là phải nhận diện rõ các hiện trạng và có hướng đổi mới phương

pháp tiếp cận phát triển đô thị bền vững giải quyết đồng bộ 5 yếu tố chính: Phương
pháp quy hoạch; sử dụng hiệu quả đất đô thị; giải pháp phát triển hệ thống giao
thông công cộng nội đô; phát triển nhà ở; bảo tồn để phát huy giá trị bản sắc di sản
đô thị.
Vì vây, với mong muốn đóng góp của bản thân cho việc phát triển các khu đô thị
mới tại quận Bắc Từ Liêm, tác giả lựa chọn đề tài luận văn cao học là: “Nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội”.
2. Mục đích của Đề tài:
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư xây
dựng các khu đô thị mới trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): Tiếp cận các kết quả đã nghiên
cứu về công tác quản lý Nhà nước trong xây dựng ở Việt Nam.
- Tiếp cận các văn bản pháp luật hiện hành.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan về công tác quản lý Nhà nước trong xây
dựng;
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng các khu đô
thị mới trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm,
Hà Nội trong việc đầu tư xây dựng các khu đô thị mới.
2


5. Kết quả đạt được:

- Đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng các khu đô thị
mới;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về
đầu tư xây dựng các khu đô thị mới trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Luận văn nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng các khu đô thị mới về những bất cập phát sinh trong việc thực hiện công
tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong việc đầu tư xây dựng các khu đô thị
mới giúp tạo được những khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
hình thành những khu đô thị văn minh hiện đại.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY
DỰNG.
1.1. Khái quát chung về quản lý Nhà nước trong xây dựng.
Quản lý nhà nước về xây dựng là phạm trù của quản lý nhà nước về kinh tế nói
chung được vận dụng cụ thể cho hoạt động đầu tư xây dựng phù hợp với lý luận của
khoa học quản lý, để hình thành khái niệm Quản lý Nhà nước (QLNN) về xây dựng
phải xác định rõ chủ thể quản lý; đối tượng quản lý, mối quan hệ tác động qua lại
giữa chủ thể với đối tượng, phương thức tác động và mục tiêu của công tác quản lý
cần đạt được.
Chủ thể của QLNN về xây dựng là đại diện cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung
ương đến địa phương. Ở trung ương là Chính phủ và cơ quan giúp việc Chính phủ; ở
địa phương là Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, các quận, huyện, xã, phường và cơ quan giúp

việc cho cơ quan chính quyền tương ứng; những người làm việc ở cơ quan QLNN
được gọi là công chức nhà nước, tiền lương, phụ cấp trả cho cán bộ công chức lấy từ
ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.
Đối tượng của QLNN về xây dựng là toàn bộ các hoạt động đầu tư xây dựng và các
chủ thể quản lý, thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng đó.
Mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng của QLNN về xây dựng bao
gồm: quan hệ tác động quản lý từ chủ thể đến đối tượng bị quản lý, hiệu quả quản lý
đạt được cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của quan hệ tác động này,
quan hệ phản ánh, báo cáo kết quả thực hiện đạt được của phân hệ đối tượng bị quản
lý đến chủ thể quản lý, nhờ quan hệ phản ánh báo cáo này mà chủ thể quản lý biết
được hiệu quả của tác động quản lý do mình đưa ra đạt được hiệu quả cao hay thấp;
từ quan hệ này chủ thể quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động quản lý tiếp theo nhằm tạo ra
kết quả đạt được cao hơn.
Phương thức tác động của chủ thể QLNN về xây dựng là tác động thông qua hệ
thống pháp luật, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý
khác (gọi chung là cơ chế chính sách).
4


Mục tiêu của QLNN về xây dựng là toàn bộ chỉ tiêu kỳ vọng, mong đợi trong tương
lai cần đạt được của QLNN về xây dựng. Các mục tiêu của QLNN về xây dựng
trước hết phải thỏa mãn toàn bộ các mục tiêu về kinh tế như: mục tiêu về tài chính
kinh tế; mục tiêu về xã hội; mục tiêu về quốc phòng an ninh; mục tiêu về môi trường
và sự phát triển bền vững.
QLNN về đầu tư xây dựng là hoạt động của cơ quan QLNN có thẩm quyền từ Trung
ương đến địa phương dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng, pháp luật, chính sách và
các công cụ quản lý khác để tác động đến hoạt động đầu tư xây dựng và các chủ thể
tham gia quản lý, thực hiện nó nhằm điều chỉnh các hành vi của các chủ thể tham gia
hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng Pháp luật xây dựng đảm bảo cho các hoạt động
đầu tư xây dựng hoàn thành tốt nhất các mục tiêu ban đầu đề ra.

Công cụ QLNN về xây dựng là những phương tiện mà cơ quan QLNN về xây dựng
sử dụng để tác động vào các hoạt động xây dựng và các chủ thể tham gia thực hiện
các hoạt động đó nhằm đạt được tốt nhất các mục tiêu đặt ra ban đầu; bao gồm: Hệ
thống pháp luật; Các chiến lược định hướng; quy hoạch; chương trình; kế hoạch:
1.1.1. Các lĩnh vực của QLNN về xây dựng:
Lĩnh vực quy hoạch xây dựng:
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức
năng đặc thù; tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường
thích hợp cho người dân sinh sống tại các vùng lãnh thổ đảm bảo hài hòa lợi ích
quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc
phòng an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây
dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm: Sơ đồ, bản vẽ,
mô hình và thuyết trình.
Quy hoạch xây dựng bao gồm các loại sau:
Quy hoạch xây dựng vùng;
Quy hoạch xây dựng đô thị;
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
5


Quy hoạch xây dựng nông thôn.
Lĩnh vực chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư:
Quản lý nhà nước đối với khảo sát xây dựng:
Khảo sát địa hình;
Khảo sát địa chất công trình;
Khảo sát địa chất thủy văn;
Khảo sát hiện trạng công trình;
Khảo sát khác phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư
quyết định.
Quản lý nhà nước đối với thiết kế xây dựng:

Loại thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Là thiết kế ở dạng khái
lược phản ánh được tiêu chuẩn, cấp hạng công trình làm cơ sở để khái toán vốn đầu
tư và thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi:
Thiết kế cơ sở phản ánh được tiêu chuẩn cấp hạng công trình, các đặc tính và thông
số kỹ thuật chủ yếu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Thiết kế cơ sở là căn cứ để thẩm định, phê duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi.
Thiết kế kỹ thuật trong giai đoạn thực hiện dự án: Là thiết kế triển khai để cụ thể
hóa, chi tiết hóa các yêu cầu đã phê duyệt trong hồ sơ thiết kế cơ sở và là cơ sở để
lập dự toán chi phí đầu tư xây dựng.
Thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án: Là loại thiết kế để cụ thể
hóa, chi tiết hóa các yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật và là cơ sở để lập dự toán chi phí
đầu tư xây dựng và chỉ dẫn cho quá trình thi công.
Quản lý nhà nước đối với thi công xây dựng công trình:
Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
6


Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Quản lý hợp đồng xây dựng;
Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng.
Lĩnh vực quản lý nhà nước sau khi công trình đưa vào khai thác, sử dụng:
Bảo hành công trình xây dựng: Là việc khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị hư
hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra.
Bảo trì công trình xây dựng: Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có
trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
1.1.2. Nội dung QLNN về xây dựng:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị

trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng.
Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng.
Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm
định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và đơn giá xây dựng.
Hướng dẫn kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng
lực hoạt động xây dựng; thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây
dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng
công trình.
Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Kiểm tra, đánh giá, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu
tư xây dựng.
7


Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phổ biến pháp luật xây dựng.
Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.
Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động xây dựng.
Quản lý lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình.
Hợp tác quốc tế trong hoạt động xây dựng.
1.2. Đánh giá chung về quản lý Nhà nước trong xây dựng ở Việt Nam.
Trong những năm qua, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn phát triển xã hội, Quốc hội,
Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ ngành đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị, trong đó
đã ban hành nhiều văn bản Luật như Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đầu tư công
năm 2014, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009. Các văn bản Luật và hệ thống các văn
bản dưới Luật đã thường xuyên được rà soát, điều chỉnh để từng bước đi vào cuộc
sống, góp phần quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng,
hướng tới sự phát triển bền vững của hệ thống đô thị Việt Nam.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác QLNN về xây dựng ở Việt Nam vẫn
còn nhiều bất cập như trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng; chuẩn bị và thực
hiện dự án đầu tư; giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
1.2.1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng:
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1259/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Hà Nội là một trong những
Thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất cả nước. Nhiều khu đô thị mới đã và
đang hình thành làm thay đổi diện mạo của Thủ đô theo hướng tích cực và hiện đại,
góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo
lập môi trường đô thị với điều kiện sống mới hiện đại.
Việc phê duyệt quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được phê duyệt tạo tiền đề cho việc
phát triển các khu đô thị mới, các dự án bất động sản lớn được đầu tư xây dựng. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập.
8


Thời gian qua, tại một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị tại Hà Nội, tình trạng phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500 không căn cứ vào quy hoạch tỷ lệ
1/2000 diễn ra khá phổ biến. Hậu quả của việc làm này đã phá vỡ quy hoạch chung,
quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho việc vi phạm về trật
tự xây dựng.
Điển hình như việc xây dựng không tuân thủ quy hoạch xảy ra tại dự án Khu nhà ở
hỗn hợp, một phần để bán cho cán bộ chiến sỹ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự xã hội C14 do Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Bắc Hà làm chủ đầu tư
tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội [12].

Hình 1.1-Dự án khu nhà ở hỗn hợp để bán cho cán bộ chiến sỹ Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về TTXH.
Sau khi xây dựng tòa nhà chính của khu chung cư, chủ đầu tư đã xây dựng thêm một
khối nhà 5 tầng không có trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt và

9


xây thêm tầng 31 của tòa nhà chính mà không tuân thủ Giấy phép xây dựng. Sự việc
trên dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch, không gian kiến trúc cảnh quan đô thị tại khu
vực phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Thanh tra xây dựng quận Nam
Từ Liêm đã tiến hành xử phạt và yêu cầu chủ đầu tư phá rỡ các hạng mục xây dựng
sai quy hoạch . Tuy nhiên sau đó Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội lại chấp thuận quy
hoạch Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của dự án với quy mô bao gồm các
hạng mục được xây dựng sai với quy hoạch đã được phê duyệt. Rõ ràng đây là hành
động để hợp thức hóa và bao che cho các sai phạm đã được thực hiện.
Một ví dụ nữa là dự án đầu tư xây dựng Bãi đỗ xe tĩnh tại địa chỉ số 499 đường
Lương Thế Vinh, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Mai Linh
Đông Đô làm chủ đầu tư [12].

Hình 1.2- Dự án đầu tư xây dựng Bãi đỗ xe tĩnh tại địa chỉ số 499 đường Lương Thế
Vinh, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
10


Đây là công trình đã xây dựng đến tầng 6 bằng bê tông cốt thép kiên cố mà chưa có
Giấy phép xây dựng.
UBND quận Nam Từ Liêm đã tiến hành xử phạt chủ đầu tư về vi phạm này. Tuy
nhiên, một lần nữa Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội lại có văn bản chấp thuận điều
chỉnh dự án. Văn bản này không khác gì việc hợp thức hóa cho một công trình vi
phạm trật tự xây dựng với quy mô lớn.
Việc làm của Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội nêu trên đã vi phạm Điều 52 của Luật
Quy hoạch đô thị năm 2009 của Quốc hội Việt Nam ban hành.
Tiếp theo là Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương
mại, khách sạn và căn hộ thương mại tại số 44 phố Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội

do Công ty cổ phần Tháp nước Hà Nội làm chủ đầu tư [13].

11


Hình 1.3-Dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn
hộ thương mại tại số 44 Yên Phụ.
Theo quy hoạch chi tiết quận Ba Đình, Hà Nội tỷ lệ 1/2000 được UBND Thành phố
Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 68/2000/QĐ-UB ngày 14/7/2000, khu đất mà
Công ty cổ phần Tháp nước Hà Nội đang xây dựng chung cư được xác định chức
năng đất công nghiệp.
Cũng theo quyết định nêu trên, khu vực xây dựng được định hướng quy hoạch như
sau: Xây dựng công trình điểm nhấn cao tầng phù hợp với quy hoạch dọc theo tuyến
Yên Phụ, Âu Cơ, Lạc Long Quân – Vành đai 2; lựa chọn một số địa điểm phù hợp
về vị trí, đáp ứng đủ các tiêu chí về hạ tầng (bãi đỗ xe ngầm, quảng trường xung
quanh…) để xây dựng công trình điểm nhấn đô thị và đóng góp cho cảnh quan
chung, có tầng cao phù hợp. Các công trình này cần có những đóng góp về không
gian mở và cảnh quan chung của đô thị như vườn hoa, vỉa hè lớn kết hợp làm không
gian công cộng.
Định hướng quy hoạch là vậy, tuy nhiên Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội vẫn tham
mưu cho UBND Thành phố chấp thuận Quy hoạch Tổng mặt bằng công trình với
quy mô là 3 tầng hầm và 21 tầng nổi và Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã cấp Giấy phép
xây dựng cho dự án này với quy mô như trên.
Trong quá trình thi công dự án, đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình đã ban hành
văn bản xử phạt chủ đầu tư do xây dựng không đúng thiết kế, thay đổi kết cấu công
trình. Do phần thi công sai thiết kế đã “chót” thi công xong, nên Chủ đầu tư lại “cạy
cục” đi xin điều chỉnh thiết kế công trình và cũng không lâu sau đó, Chủ đầu tư đã
được Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội ra văn chấp thuận điều chỉnh phương án kiến
trúc.
Tại Điều 36 của Luật Xây dựng năm 2014 quy định như sau: “Việc điều chỉnh quy

hoạch xây dựng phải trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả thực hiện
quy hoạch hiện có, xác định rõ yêu cầu cải tạo, chỉnh trang của khu vực để đề xuất
điều chỉnh chỉ tiêu về sử dụng đất, giải pháp tổ chức không gian, cảnh quan đối với
từng khu vực; giải pháp về cải tạo hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng
12


xã hội phù hợp với yêu cầu phát triển; Nội dung quy hoạch xây dựng điều chỉnh phải
được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật này…”.
Như vậy đây lại là một hành động nữa của Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội để hợp
thức hóa cho các sai phạm về trật tự xây dựng xảy ra trên địa bàn.
Qua các ví dụ nêu trên cho thấy đang tồn tại một thực trạng là các công trình xây
dựng sai với quy hoạch được phê duyệt tại các thành phố lớn trong cả nước nhưng
vẫn được hợp thức hóa và cho phép tồn tại. Điều này dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch
chung đã được phê duyệt, gây quá tải cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội và điều này cũng nói lên công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng còn
nhiều yếu kém, bất cập.
1.2.2. Quản lý Nhà nước trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư:
Theo khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: “Giai đoạn thực hiện dự
án đầu tư gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn
bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định,
phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với các công trình
quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng
xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh
toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao
công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công
việc cần thiết khác”.
Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn vốn rất lớn để xây dựng các công
trình trọng điểm có quy mô khác nhau trên phạm vi cả nước, góp phần quan trọng

vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình vi phạm pháp luật trong
đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra ngày càng nhiều, gây thất thoát vốn đầu tư rất lớn
nhất là đối với những công trình, dự án xây dựng dở dang không đưa vào khai thác
sử dụng.

13


Một số ví dụ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy thực trạng về lãng phí vốn đầu tư và lãng
phí tài nguyên đất tại các dự án.
Dự án Đại siêu thị Ciputra tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội [14].

Hình 1.4-Dự án Đại siêu thị Ciputra tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
Dự án có quy mô 7,3 ha nằm trên khu đất vàng của quận Tây Hồ, Hà Nội, giữa
đường Lạc Long Quân và đường Võ Chí Công, là cửa ngõ từ sân bay quốc tế Nội
Bài vào trung tâm Thủ đô Hà Nội. Được khởi công từ năm 2010, dự kiến hoàn thành
năm 2014, Trung tâm thương mại Ciputra được kỳ vọng là đại siêu thị mang đẳng
cấp quốc tế giữa lòng Hà Nội.

14


Hình 1.5: Dự án ngưng trệ bị chủ đầu tư để hoang, cỏ mọc um tùm nhếch nhác ngay
giữa trung tâm của quận Tây Hồ.
Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn nằm bất động với những cột thép hoen gỉ,
xung quanh dự án chủ đầu tư để cỏ mọc um tùm, nhìn bên ngoài vào không khác gì
một bãi đất hoang.
Rõ dàng đây là một dự án gây lãng phí rất lớn về mặt tài nguyên đất. Với diện tích
7,3 ha tại vị trí đắc địa như vậy, nếu UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo quận Tây Hồ

cho đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất thì sẽ mang lại nguồn tài chính
rất lớn cho Thành phố để đầu tư các công trình hạ tầng xã hội bức thiết khác trên địa
bàn Thủ đô.
Dự án Nhà ở xã hội HQC Nha Trang do Công ty CP Tư vấn, Thương mại và Dịch vụ
Địa ốc Hoàng Quân thực hiện [15].

15


×