Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công trình Thủy điện sông Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HÀ SỸ HOÀNG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SÔNG QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

HÀ SỸ HOÀNG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SÔNG QUANG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 8580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG



HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Hà Sỹ Hoàng

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công trình thủy điện Sông
Quang” được tác giả hoàn thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau
Đại học, Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy Lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
tác giả mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng
nghiệp.

ii



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

1.2

Mục đích của đề tài ............................................................................................ 2

1.3

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 2

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2

1.5

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỦY
ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ .....................................................................................................4
1.1


Tổng quan về các dự án thủy điện của chủ đầu tư ở Việt Nam ......................... 4

1.1.1

Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ của Việt Nam ..........................................4

1.1.2 Về việc rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện,
quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Nghệ An ............................................................ 6
1.1.3
1.2

Đặc điểm các chủ đầu tư thủy điện nhỏ ở Việt Nam ...................................9

Đặc điểm xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại nước ta .....................................11

1.2.1

Thuận lợi và khó khăn ...............................................................................11

1.2.2

Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại nước ta ......13

1.3

Công tác quản lý dự án thủy điện vừa và nhỏ của chủ đầu tư ......................... 15

1.3.1

Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa của quản lý dự án ......................................15


1.3.2

Nội dung quản lý dự án thủy điện vừa và nhỏ ..........................................21

1.3.3

Đặc điểm, mục tiêu quản lý dự án thủy điện vừa và nhỏ của chủ đầu tư .24

1.4

Lý luận chung về quản lý dự án .......................................................................28

1.4.1

Lý luận quản lý dự án các nước trên thế giới ...........................................28

1.4.2

Lý luận quản lý dự án tại Việt Nam .......................................................... 31

1.4.3

Các mô hình quản lý dự án và kỹ năng QLDA .........................................32

1.4.4

Yêu cầu năng lực ban quản lý dự án ......................................................... 36

Kết luận chương 1 .....................................................................................................38


iii


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ .. 39
2.1

Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng thủy điện ............................. 39

2.1.1

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầu tư xây dựng thủy điện .......... 39

2.1.2 Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý đầu
tư xây dựng thủy điện ............................................................................................ 42
2.2 Các yếu tố tác động đến quá trình quản lý dự án công trình thủy điện vừa và
nhỏ của CĐT ............................................................................................................. 42
2.2.1

Yếu tố năng lực, kinh nghiệm của đơn vị trực tiếp thực hiện quản lý dự án
................................................................................................................... 42

2.2.2

Yếu tố tổ chức thực hiện nội dung trong quá trình quản lý dự án ............ 43

2.2.3

Năng lực chủ đầu tư .................................................................................. 47


2.2.4 Các yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình quản lý dự án công trình
thủy điện ................................................................................................................ 48
2.3 Phương thức tổ chức Quản lý dự án của các Doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây
dựng thủy điện vừa và nhỏ hiện nay ......................................................................... 49
2.3.1

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........................................................................ 49

2.3.2

Giai đoạn thực hiện đầu tư ....................................................................... 51

2.3.3

Giai đoạn kết thúc dự án, đưa công trình vào khai thác sử dụng ............ 53

Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG QUANG ....... 55
3.1 Giới thiệu về Chủ đầu tư dự án thủy điện Sông Quang, Ban quản lý dự án thủy
điện Sông Quang – Châu Thôn, Công trình thủy điện Sông Quang ......................... 55
3.1.1 Giới thiệu về Chủ đầu tư dự án thủy điện Sông Quang, Ban quản lý dự án
thủy điện Sông Quang – Châu Thôn ..................................................................... 55
3.1.2

Giới thiệu về công trình thủy điện Sông Quang ....................................... 73

3.2 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công trình Thủy điện Sông
Quang ........................................................................................................................ 79

3.2.1 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công trình thủy
điện Sông Quang ................................................................................................... 79
3.2.2

Những kết quả đạt được ............................................................................ 79

3.2.3

Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục ...................................................... 80

iv


3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công
trình thủy điện Sông Quang ....................................................................................... 82
3.3.1

Giải pháp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ..............................................82

3.3.2

Giải pháp trong giai đoạn đầu tư ............................................................. 87

3.3.3 Giải pháp trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào quản lý
vận hành ................................................................................................................91
Kết luận chương 3 .....................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 97

v



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Biểu tượng của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án đầu tư ............... 18
Hình 1.2 Chu trình quản lý dự án ................................................................................. 21
Hình 2.1 Một phần điển hình của tổ chức theo chức năng ............................................ 34
Hình 2.2 Một phần điển hình của tổ chức theo ma trận ................................................ 35
Hình 2.3 Sơ đồ mô tả quá trình thực hiện dự án đầu tư ............................................... 49
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ban QLDA thủy điện Sông Quang – Châu Thôn .................... 60
Hình 3.2 Công trình đầu mối thủy điện Sông Quang ................................................... 75
Hình 3.3 Hầm dẫn nước thủy điện Sông Quang .......................................................... 75
Hình 3.4 Tháp điều áp thủy điện Sông Quang ............................................................ 76
Hình 3.5 Lắp đặt Đường ống áp lực thủy điện Sông Quang ........................................ 76
Hình 3.6 Lắp đặt Mố néo M4 (Đoạn tiếp xúc với nhà máy thủy điện) ........................ 77

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tóm tắt các thông số chính CTTĐ Sông Quang giai đoạn lập dự án đầu tư
và thiết kế cơ sở .............................................................................................................78

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BXD:

Bộ xây dựng


CĐT:

Chủ đầu tư

QLDA:

Quản lý dự án

NT-CP:

Nghị định - chính phủ

QH:

Quốc hội

QĐ:

Quyết định

TT:

Thông tư

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

TVTK:


Tư vấn thiết kế

NMTĐ:

Nhà máy thủy điện

XMTB:

Xe máy thiết bị

viii


MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, toàn quốc có rất nhiều các công trình thủy điện vừa và nhỏ đã và đang được
đầu tư xây dựng. Công trình thủy điện thường có khối lượng xây lắp lớn, xây dựng
trong điều kiện phức tạp, thời gian thi công dài. Do đặc trưng của công trình thủy điện
nên chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình
khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là quá trình hết sức quan trọng được thực
hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình từ khi bắt
đầu triển khai dự án đến khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư dự án thủy điện nói riêng còn xuất
hiện nhiều vấn đề như lãng phí trong đầu tư do việc chuẩn bị dự án không tốt, các dự
án bị chậm tiến độ, chi phí dự án tăng cao và sự cố về chất lượng công trình do sai sót
trong quản lý từ khâu chuẩn bị dự án, lập dự án, khảo sát, thiết kế và thi công xây
dựng.
Một bộ phận cán bộ thực hiện công tác quản lý dự án thủy điện vừa và nhỏ chưa có
kinh nghiệm quản lý, khả năng chuyên môn còn hạn chế dẫn đến xảy ra nhiều vấn đề

bất cập trong quản lý xây dựng làm cho công trình kém chất lượng, xảy ra sự cố, nhiều
dự án chậm trễ trong việc triển khai đầu tư, hầu hết các dự án đều có nhiều phát sinh,
kết thúc đưa vào sử dụng khai thác đều không đúng tiến độ đề ra, đặc biệt là trong điều
kiện gần đây công nghệ xây dựng và quản lý xây dựng phát triển rất mạnh mẽ. Muốn
khắc phục được thì ban quản lý dự án cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến việc quản
lý chất lượng công trình đồng thời cần phải nhanh chóng tăng cường bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư một cách toàn diện và bài bản để đảm
bảo có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Việc nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại các công trình thủy điện vừa và nhỏ nói chung, tại công trình thủy điện Sông

1


Quang, tỉnh Nghệ An nói riêng trở nên vô cùng quan trọng. Hoàn thiện, nâng cao chất
lượng công tác quản lý dự án thủy điện Sông Quang có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ,
chất lượng cũng như chi phí thực hiện dự án. Xuất phát từ luận điểm trên, Tác giả đã
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
công trình thủy điện sông Quang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học.

1.2 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích đánh giá cơ sở lý luận, pháp luật và thực tiễn phát
triển thủy điện, các yếu tố tác động đến quá trình quản lý dự án tại công trình thủy điện
Sông Quang để từ đó đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án.

1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận
 Tiếp cận cơ sở lý thuyết phương pháp quản lý dự án;
 Tiếp cận các thể chế, pháp quy trong xây dựng;
 Tiếp cận các thông tin dự án và thực tiễn.

Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
 Phương pháp thống kê số liệu;
 Phương pháp phân tích tổng hợp.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thủy điện vừa và nhỏ,
trong đó có Công trình thủy điện Sông Quang, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

2


 Thời gian: Từ năm 2007 đến nay
 Lĩnh vực: Công trình thủy điện
 Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư và các mô hình quản lý dự án.

1.5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý và thực hiện
dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt là công trình thủy điện vừa và nhỏ ở Việt
Nam.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ
1.1 Tổng quan về các dự án thủy điện của chủ đầu tư ở Việt Nam

1.1.1 Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ của Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa khá cao, số giờ nắng trong
năm từ 1.400 đến 3.000 giờ với nhiệt độ bình quân năm hơn 21oC và ¾ lãnh thổ là địa
hình đồi núi, phân cắt mạnh đã hình thành hơn 3.450 sông, suối. Các nghiên cứu cho
thấy, Việt Nam có tiềm năng thủy điện khá lớn (về lý thuyết khoảng 35 nghìn MW với
điện lượng khoảng 300 tỷ kW giờ/năm) và có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo khác
như gió, mặt trời, sinh khối,… Đây là những tài nguyên quý giá, nguồn năng lượng
sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác một cách hợp lý. Vì vậy, Bộ Công
Thương đã nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết
định số 2068/QĐ-TTg ngày 25-11-2015. [1]
Đối với thủy điện, mục tiêu là đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt 21.600 MW;
đến năm 2025 đạt 24.600 MW và đến năm 2030 đạt 27.800 MW. Hiện nay, hầu hết
các dòng sông, suối đã được nghiên cứu quy hoạch với 824 dự án thủy điện có tổng
công suất 24.778 MW, bằng 95,3% tiềm năng khả thi nêu trên. Trong số đó, đã vận
hành khai thác 17.987 MW; đang thi công xây dựng 165 dự án có tổng công suất 3.348
MW, bằng 13,51% tổng công suất quy hoạch; đã cho phép nghiên cứu đầu tư 260 dự
án có tổng công suất 3.050 MW, bằng 12,31% tổng công suất quy hoạch; còn lại 56 dự
án (chủ yếu quy mô nhỏ) chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, tổng công suất 393,5
MW, bằng 1,59% tổng công suất quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện
đã thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế; hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ do
doanh nghiệp ngoài nhà nước làm chủ đầu tư.
Theo phân cấp của Việt Nam, các nguồn thủy điện có công suất đến 30MW thì được
phân loại là Thủy điện nhỏ [2]. Tiềm năng thủy điện nhỏ của Việt Nam vào khoảng
4.000MW, trong đó loại nguồn có công suất từ 100kW-30MW chiếm 93- 95%, còn

4


loại nguồn có công suất dưới 100kW chỉ chiếm 5 – 7%, với tổng công suất trên

200MW.
Việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này sẽ góp phần đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, ngành điện Việt Nam hiện nay vẫn có cầu lớn hơn
cung và nhu cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn với tốc độ cao hơn tăng trưởng
GDP, do đó việc đầu tư vào phát triển của thủy điện vừa và nhỏ đã và đang được
khuyến khích và quan tâm của chính phủ về các chính sách thuế, lãi suất. Chính phủ
cho phép ủng hộ các tổ chức cá nhân được phép đầu tư các công trình Thủy điện
không giới hạn công suất. Chính vì điều đó nên đa số các chủ đầu tư khi đầu tư dự án
thì công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ xây đựng đập, lập thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công đều tìm các đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm thực hiện
và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được phép áp dụng. Việc
thi công xây dựng các công trình thủy điện đã được tích lũy qua quá trình xây dựng hồ
đập, quá trình phát triển lâu dài nên các đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm, năng
lực đảm nhận. Công tác giám sát và quản lý chất lượng thi công được đánh giá là thực
hiện theo đúng các chỉ dẫn, yêu cầu. Không những vậy, các dự án này bên cạnh việc
xác định những tác động tiềm năng tích cực thường nhìn thấy được của dự án như:
năng lượng thủy điện, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt,
công nghiệp, lợi ích từ nuôi trồng thủy sản và giải trí từ hồ chứa, giao thông thủy hay
sự giảm nhẹ những thiệt hại do lũ, do xâm nhập mặn của nước biển; còn chú trọng
nhiều đến việc tính toán các tác động tiềm năng tiêu cực đặc biệt là thiệt hại cho xã hội
và môi trường thường vô hình và tương đối khó xác định như: rủi ro vỡ đập, hiệu ứng
nhà kính, tác động của chiếm đất đai, phá rừng, sự mất đi những di tích lịch sử, di sản
văn hóa,… Chính vì vậy, các dự án thủy điện lớn thường đạt được hiệu quả kinh tế rất
lớn và ít xảy ra những sự cố.
Các nhà máy thủy điện hiện có đã góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng
quốc gia (đóng góp hơn 40% công suất và điện lượng cho hệ thống điện), điều tiết hợp
lý giá điện ở nước ta; tạo ra nhiều công việc và thu nhập cho lực lượng lao động trên
cả nước; đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước…. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng kỹ

5



thuật (điện, đường, trường, trạm,…) và điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người dân ở
các địa phương có dự án được cải thiện, hoàn chỉnh…
1.1.2 Về việc rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện,
quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Nghệ An
Tại Công văn số: 3567/BCT-TCNL, ngày 24 tháng 4 năm 2013, của Bộ Công Thương
V/v kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên
cả nước, thể hiện:
1.1.2.1 Kết quả rà soát quy hoạch và tiến độ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện
Theo các quy hoạch thủy điện (gồm quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch thủy
điện nhỏ toàn quốc và quy hoạch thủy điện nhỏ của các tỉnh) đã được Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) và UBND các tỉnh phê
duyệt theo thẩm quyền, trên cả nước đã có tổng số 1.237 dự án với tổng công suất lắp
máy Nlm = 25.968,8 MW được quy hoạch.
Trong quá trình quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, Bộ Công
Thương đã thường xuyên chỉ đạo và xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các bậc
thang thủy điện và quy hoạch thủy điện nhỏ. Đồng thời, đã tổ chức nhiều đợt rà soát
tại các tỉnh để xem xét cụ thể về quy hoạch. Bộ Công Thương đã thống nhất với
UBND các tỉnh loại khỏi quy hoạch 338 dự án (1.088,9 MW), gồm 02 dự án thủy điện
bậc thang (118 MW) và 336 dự án thủy điện nhỏ (970,9 MW); không tiếp tục xem xét
đưa vào quy hoạch các vị trí tiềm năng thủy điện nhỏ (được xác định thông qua nghiên
cứu quy hoạch sơ bộ) chưa có nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển với tổng số 169 vị
trí (362,5 MW). Tất cả các dự án, vị trí tiềm năng được loại bỏ nêu trên đều thuộc đối
tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã
hội (MT-XH), ảnh hưởng đến quy hoạch, dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư trả lại dự án
do không khả thi hoặc không có nhà đầu tư quan tâm.
Đến nay trên toàn quốc còn tổng số 899 dự án thủy điện có tổng Nlm = 24.880 MW.
Trong đó, đã vận hành phát điện 260 dự án (13.694,2 MW); đang thi công xây dựng
211 dự án (6.712,6 MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017;

đang nghiên cứu đầu tư 266 dự án (3.410 MW) để xem xét cho phép khởi công xây

6


dựng trong thời gian tới; còn lại 162 dự án (1.063,2 MW) chưa có chủ trương đầu tư
hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện. [3]
1.1.2.2 Đánh giá chung về quy hoạch thủy điện
Trong hơn 10 năm gần đây, nhằm mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
KT-XH của cả nước nói chung và địa phương nói riêng, Bộ Công Thương và UBND
các tỉnh đã chỉ đạo lập quy hoạch thủy điện và đã được các cấp có thẩm quyền phê
duyệt để đầu tư xây dựng. Tuy nhiên các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu nằm rải rác trên
các sông suối nhánh, thuộc các khu vực có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt
khó khăn, các tài liệu cơ bản (khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất) còn thiếu hoặc
hạn chế về số lượng, chất lượng, điều kiện khảo sát thực địa khó khăn...Vì vậy, chất
lượng quy hoạch được lập để phê duyệt còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, các Sở,
ngành liên quan của tỉnh cũng còn thiếu cán bộ chuyên môn cần thiết; sự phối hợp
trong quá trình tổ chức lập và thẩm định, tham gia ý kiến cũng chưa thực sự chặt chẽ.
Mặt khác, do tình hình đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết tại khu vực các dự
án thủy điện nhỏ còn chậm nên một số dự án không đảm bảo điều kiện khả thi. Trong
quá trình thực hiện, Bộ Công Thương đã thường xuyên chỉ đạo, phối hợp với UBND
các tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Hiện nay, trong tổng số 452 dự
án thủy điện nhỏ (6.021 MW) còn lại trong quy hoạch, có 205 dự án (1.664,6 MW) đã
vận hành phát điện; có 179 dự án (2.360 MW) đang thi công xây dựng, dự kiến vận
hành phát điện từ nay đến cuối năm 2016; có 249 dự án (2.327,7 MW) đang được
nghiên cứu để xem xét cho phép khởi công trong thời gian tới; còn lại 155 dự án
(639,2 MW) chưa có nhà đầu tư quan tâm đăng ký hoặc chưa có chủ trương đầu tư.
1.1.2.3 Vấn đề quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Nghệ An
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 46 dự án, công suất 1.403,6 MW được phê duyệt quy
hoạch. Trong quá trình thực hiện rà soát quy hoạch, UBND tỉnh đã trình Bộ Công

Thương loại khỏi quy hoạch 14 dự án thủy điện (35,15MW) có quy mô nhỏ, hiệu quả
dự án không cao. Như vậy hiện nay trên địa bàn tỉnh có 32 dự án có tổng công suất
1.372,45 MW.

7


Đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã vận hành và đang được triển khai xây dựng
ít có di dân tái định cư do đó ít ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân,
công tác bồi thường GPMB thực hiện theo đúng quy định. Chỉ có, có 3 dự án lớn có số
lượng di dân tương đối lớn với 5.009 hộ dân phải di dời (Bản Vẽ: 3.022 hộ dân, Hủa
Na: 1.402 hộ dân, Khe Bố: 585 hộ dân).
Trong số 11 dự án vận hành phát điện đã mang lại hiệu quả:
- Cung ứng sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng điện phát từ các nhà
máy thủy điện khoảng 2,1 tỷ kWh/năm. Đến thời điểm hiện nay, tổng sản lượng điện
từ các nhà máy thủy điện phát lên hệ thống là 11,251 tỷ kWh;
- Cung ứng năng lượng để phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; góp phần giải quyết việc
làm cho lao động tại địa phương (gần 600 lao động trực tiếp là các cán bộ kỹ sư, công
nhân kỹ thuật); đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách; (hàng năm thu các loại
thuế khoảng 396 tỷ đồng).
- Việc đầu tư các dự án thủy điện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thủy
sản, phát triển nông nghiệp, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, cải tạo khí hậu,
phát triển du lịch…
- Việc đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ
thi công các dự án thủy điện cũng góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối với các dự án có di dân tái định cư: Các khu tái định cư được xây dựng mới có hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ: điện, giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sinh
hoạt, trạm xá, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng... là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo sự
chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ công cho đồng bào tái

định cư, đã góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
các công trình công cộng nhằm góp phần ổn định dân cư, nâng cao đời sống văn hóa,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho đồng bào các dân tộc; Một số bộ phân
nhân dân chuyển đến nơi ở mới đã sớm thích nghi được sản xuất, từng bước ổn định,
tiếp cận được cách thức sản xuất nơi ở mới.

8


Một số tồn tại trong quản lý nhà nước về quy hoạch thủy điện:
- Sở Công thương khi triển khai lập quy hoạch không yêu cầu Đơn vị tư vấn quy hoạch
thủy điện lập nhiệm vụ quy hoạch đồ án thủy điện và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;
- Khi thẩm định quy hoạch chỉ chú trọng đến các yếu tố về hiệu quả kinh tế, các yếu
tố kỹ thuật, chưa chú trọng đến việc chiếm dụng đất của dự án thủy điện.
- Một số dự án không kiểm soát quy mô, để các chủ đầu tư điều chỉnh quy mô dự án so
với quy hoạch đã được phê duyệt;
- Đôi khi quá trình thẩm định dự án còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người phê
duyệt;
- Việc quy hoạch các công trình thủy điện do các cấp có thẩm quyền quyết định mà
không tham vấn ý kiến của địa phương nơi sẽ xây dựng công trình, chỉ đến khi công
trình được phê duyệt thì địa phương mới biết, nên rất khó thay đổi để đạt mục đích hài
hòa giữa các bên trong xây dựng công trình;
- Các quy hoạch sau khi được phê duyệt liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng số
lượng các dự án, thiếu kiểm soát từ cơ quan quản lý cấp trên;
- Thời gian thực hiện đầu tư của các Chủ đầu tư triển khai chậm
1.1.3 Đặc điểm các chủ đầu tư thủy điện nhỏ ở Việt Nam
Hiện nay cả nước còn 316 dự án thủy điện đã quy hoạch chưa thực hiện đầu tư, trong
đó chủ yếu là thủy điện nhỏ. Báo cáo của Bộ Công thương cho thấy, cùng với việc rà
soát quy hoạch cần thúc đẩy đầu tư, xây dựng thủy điện nhỏ đã được quy hoạch.
Hiện này nhiều chủ đầu tư tư nhân đã có kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng thủy

điện nhỏ; các đơn vị tư vấn trong lĩnh vực thủy điện cũng có bề dày kinh nghiệm để hỗ
trợ chủ đầu tư trong việc thực hiện các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, đây là
những thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng thủy điện nhỏ.

9


Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang dần ổn định và có sự tăng trưởng trở lại, cũng
là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư huy động vốn triển khai dự án, đặc biệt một số
dự án thủy điện nhỏ đã được vay ưu đãi từ Ngân hàng thế giới.
Việt Nam có tiềm năng về thủy điện nhưng để phát triển và quản lý hiệu quả thủy điện
vừa và nhỏ cần phải chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ,
công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy điện từ trung ương đến địa phương,
bởi số lượng cán bộ, công chức chuyên ngành thủy điện tại các cơ quan quản lý quá
“mỏng”, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm xã hội của chủ
đầu tư đối với cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng phía thượng và hạ lưu khi xây dựng,
vận hành thủy điện; hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống
nhân dân khu tái định cư do thực hiện dự án. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế,
chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch, chất lượng xây dựng
công trình và vận hành an toàn công trình thủy điện để từng bước hoàn thiện hành lang
pháp lý thúc đẩy phát triển thủy điện theo đúng quy hoạch.
Một số khó khăn của chủ đầu tư tư nhân khi triển khai thực hiện đầu tư thủy điện vừa
và nhỏ:
- Việc phát triển tiềm năng thuỷ điện vừa và nhỏ có thể là giải pháp thích hợp, nhưng
không phải là không có những trở ngại. Chi phí ban đầu cho một hệ thống thuỷ điện
thường lớn hơn so với các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch và thời gian
xây dựng kéo dài.
- Điều kiện tự nhiên của nước ta cũng rất thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện nhỏ.
Trong tình hình khủng hoảng thiếu năng lượng điện hiện nay do nhu cầu sử dụng điện
tăng nhanh thì việc cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa từ nguồn điện của các

nhà máy điện lớn sẽ càng khó khăn. Việc xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ không cần
đầu tư vốn lớn, có thể tranh thủ huy động vốn từ các nguồn xã hội hóa. Bởi vậy, sử
dụng các kinh nghiệm của thế giới về việc phát triển thuỷ điện nhỏ ở nước ta trở nên
cần thiết và cần được quan tâm hơn.
- Một số công trình thủy điện vừa và nhỏ có chất lượng thiết kế và thi công chưa thực
sự đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân do các đơn vị tư vấn mới thành lập, thiếu kinh
10


nghiệm, nhà thầu thi công thiếu nhân lực và thiết bị; chủ đầu tư chủ yếu là các doanh
nghiệp tư nhân, thiếu đội ngũ có chuyên môn trong công tác quản lý đầu tư xây dựng
thủy điện nên hồ sơ quản lý chất lượng công trình chưa chặt chẽ. Qua đó, cần tăng
cường hơn nữa sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, yêu cầu chủ đầu tư
tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, bổ sung, chấn
chỉnh, xử lý các tồn tại sai sót; chỉ đạo sát sao các đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi
công, thi công theo đúng thiết kế đảm bảo chất lượng, tiến độ, thực hiện đúng các quy
định về công tác an toàn lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang xây
dựng.
- Các công trình thủy điện vừa và nhỏ có dung tích hồ chứa nhỏ, không có chức năng
tham gia điều tiết lũ và không cắt lũ cho hạ du, lưu lượng lũ đến hồ đều chảy qua
ngưỡng tràn tự do. Việc vận hành công trình theo quy định chung đã được các chủ đầu
tư tuân thủ các nguyên tắc thao tác, phương thức vận hành của các thiết bị đầu mối;
tuy nhiên trong quá trình vận hành hồ chứa còn có một số nội dung chưa được chủ đầu
tư quan tâm như việc phối hợp liên lạc, cập nhật thông tin để vận hành.
1.2 Đặc điểm xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại nước ta
1.2.1 Thuận lợi và khó khăn
1.2.1.1 Thuận lợi
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng
mưa trung bình năm khoảng 1.800 – 2.000mm nên tiềm năng thuỷ điện tương đối lớn,
trong đó trữ năng kinh tế ước đạt 80 – 100 tỉ kWh/năm. Riêng thuỷ điện vừa và nhỏ có

tới trên 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 – 20 tỉ kWh/năm. Vì vậy, việc phát
triển thủy điện vừa và nhỏ ở nước ta rất thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Trong tình
hình khủng hoảng thiếu năng lượng điện hiện nay do nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh
thì việc cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa từ nguồn điện của các nhà máy điện
lớn sẽ càng khó khăn. Việc xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ không cần đầu tư vốn lớn,
có thể tranh thủ huy động vốn từ các nguồn xã hội hóa. Bởi vậy, sử dụng các kinh
nghiệm của thế giới về việc phát triển thuỷ điện nhỏ ở nước ta trở nên cần thiết và cần
được quan tâm hơn.

11


Ngành điện Việt Nam hiện nay vẫn có cầu lớn hơn cung và nhu cầu dự báo sẽ tiếp tục
tăng trong dài hạn với tốc độ cao hơn tăng trưởng GDP, do đó việc đầu tư vào phát
triển của thủy điện vừa và nhỏ đã và đang được khuyến khích và quan tâm của chính
phủ về các chính sách thuế, lãi suất. Chính phủ cho phép ủng hộ các tổ chức cá nhân
được phép đầu tư các công trình Thủy điện không giới hạn công suất thúc đẩy đầu tư
phát triển thủy điện vừa và nhỏ từ các Chủ đầu tư tư nhân.
Phát triển thủy điện vừa và nhỏ không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư mà
còn thu hút được lao động tại chỗ của địa phương, tạo ra nguồn thu cho ngân sách ổn
định hàng năm. Mang lại hiệu ích kinh tế - xã hội chung của khu vực có dự án. Các dự
án đều tạo ra một môi trường sinh thái tốt cho khu vực và tăng cường sự điều tiết nước
cho hoạt động tưới tiêu, giảm sự tàn phá của thiên nhiên trong mùa mưa lũ.
1.2.1.2 Khó khăn
Do đặc điểm của các dự án xây dựng là đơn chiếc, nằm tại các địa điểm khác nhau.
Đặc biệt là các nhà máy thủy điện nhỏ nằm trên thượng lưu con suối có địa hình rất
phức tạp. Địa chất, địa hình của mỗi suối là khác nhau thậm chí mỗi đoạn cũng khác
nhau, việc xây dựng các nhà máy đều phải khảo sát lại, không tận dụng được các thiết
kế đã có sẵn. Những kết luận, thông số thu được sau khảo sát, thiết kế sẽ rất quan trọng
quyết định tính khả thi của dự án. Việc khảo sát, thiết kế đều được chủ đầu tư hợp

đồng tổ chức tư vấn chuyên ngành thực hiện. Tuy nhiên, không phải đơn vị tư vấn nào
cũng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Việc đầu tư các công trình thuỷ điện
địa bàn thường là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, đời sống
kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, trong khi thời gian triển khai
thực hiện lâu, do đó, việc triển khai áp dụng các cơ chế chính sách có nhiều bất cập;
Đối với thuỷ điện vừa và nhỏ hiện nay, nhiều chủ đầu tư không nghiên cứu, khảo sát
kỹ lưỡng nên đã phát sinh nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công trình
như: do không lường trước được giá thỏa thuận đền bù với nhân dân địa phương hoặc
do không nắm vững phong tục, tập quán sinh hoạt, sản xuất của dân cư địa phương
làm kéo dài hoặc gia tăng chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khó khăn
trong công tác tái định cư.

12


Đặc thù của công tác quy hoạch các công trình thuỷ điện thường liên quan đến nhiều
địa phương, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nên chính sách pháp luật đôi khi còn nhiều
sự chồng chéo, không có sự nhất quán, đồng bộ, dẫn đến khó triển khai thực hiện. Mặt
khác, việc cập nhật tình hình để ban hành các chính sách để sát với thực tiễn của các
cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời;
Mặc dù gọi là các dự án ‘’vừa và nhỏ” nhưng đầu tư phát triển thuỷ điện đòi hỏi vốn
lớn (suất đầu tư bình quân cho mỗi MW vài chục tỷ đồng). Đây là số vốn không nhỏ
đối với bất cứ một đơn vị nào. Việc khó khăn về vốn là nguyên nhân chính dẫn đến
tiến độ thi công chậm, nhiều dự án bị ‘’treo’’.
1.2.2 Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ tại nước ta
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng
mưa trung bình năm khoảng 1.800 – 2.000mm nên tiềm năng thuỷ điện tương đối lớn,
trong đó trữ năng kinh tế ước đạt 80 – 100 tỉ kWh/năm. Riêng thuỷ điện vừa và nhỏ có
tới trên 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15 – 20 tỉ kWh/năm. Nếu được đầu tư
thích đáng, thuỷ điện nhỏ không chỉ tạo thu nhập cho người dân, giải quyết nhu cầu

năng lượng ở quy mô gia đình và cộng đồng nhỏ vùng trung du miền núi mà còn góp
phần bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt cho Nhà nước.
Phát triển thủy điện nói chung và thủy điện vừa và nhỏ nói riêng sẽ góp phần mang lại
nhiều lợi ích như: thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một
nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu,
phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội, cụ thể như sau:
+ Thúc đẩy khả năng kinh tế: Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư
lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ kéo dài. Các chi phí vận
hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà
máy điện khác. Các dự án thủy điện vừa và nhỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong
chương trình điện khí hoá nông thôn trên khắp cả nước. Khai thác tiềm năng thủy điện
sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy
điện, kết cấu hạ tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại với
tốc độ nhanh.

13


+ Bảo tồn các hệ sinh thái: Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dòng nước để phát điện
mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các
đặc tính của nước sau khi chảy qua tuabin.
+ Linh hoạt: Thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công
suất. Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích và
xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện. Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi
động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút. Do đó, thủy điện thường
dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
+ Vận hành hiệu quả: Nguyên tắc vận hành một nhà máy thủy điện với mục tiêu tối đa
hóa lượng điện phát ra, được thể hiện trong ba tiêu chuẩn:
(i)


Giữ mực nước hồ càng cao càng tốt để tối đa hóa thế năng của nước;

(ii)

Duy trì lượng nước chạy máy càng nhiều càng tốt, hay nói cách khác là
giảm thiểu lượng nước xả thừa;

(iii)

Chạy tuốc bin ở điểm có năng suất cao nhất.

Tiêu chuẩn (i) và (ii) mâu thuẫn với nhau vì khi mực nước hồ cao thì xác suất xả thừa
cũng sẽ cao.
Tiêu chuẩn (iii) có thể mâu thuẫn với tiêu chuẩn (ii) khi nước có quá nhiều, cần phát
tối đa là điểm mà năng suất của tuốc bin không phải là cao nhất.
Dự báo dài hạn lượng nước vào hồ, do đó trở nên cần thiết để có thể sử dụng tài
nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn
hán hay lũ lụt.
+ Năng lượng sạch: So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch,
hầu như không phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
+ Giảm phát thải: Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch
(đặc biệt là than), thuỷ điện giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít,
giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh. Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà

14


kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy làm giảm sự nóng lên
của trái đất.
+ Sử dụng nước đa mục tiêu: Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để

phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng này để sử dụng vào những việc khác.
Ngoài ra các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu, hầu hết các đập và hồ
chứa đều có nhiều chức năng như: Cung cấp nước cho sản xuất lương thực, hồ chứa
còn có thể cải thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
+ Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng: Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng
rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình
như: đường sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện… Góp phần phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng tại địa phương.
+ Cải thiện công bằng xã hội: Thuỷ điện có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện công
bằng xã hội trong suốt thời gian dự án được triển khai và quản lý theo cách thức đẩy
mạnh sự công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa các cộng đồng bản địa
và trong khu vực, giữa các nhóm bị thiệt hại và toàn xã hội nói chung.
1.3 Công tác quản lý dự án thủy điện vừa và nhỏ của chủ đầu tư
1.3.1 Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa của quản lý dự án
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật
và kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của bản thân
nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này, các tập đoàn
doanh nghiệp lớn hiện đại hoá không ngừng xây dựng những dự án công trình quy mô
lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản trong cuộc sống xã
hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng nâng cao về trình độ
khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày cang cao đối với chất
lượng dự án.
Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án. Quản
lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành
quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn

15



×