Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng đấu thầu xây lắp tại Chi cục thủy lợi tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Thanh Hà

Sinh ngày: 26/11/1989

Là học viên cao học lớp 24QLXD21, chuyên ngành Quản lý xây dựng Trường Đại học
Thủy lợi Hà Nội.
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
GS.TS Vũ Thanh Te.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố tại
Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn trung thực và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Thanh Hà

i


LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS.Vũ Thanh Te, đã quan tâm, tận tình
giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đặc
biệt là các thầy cô Khoa Công trình, các thầy cô trong bộ môn Công nghệ & Quản lý
Xây dựng trường Đại học Thủy Lợi. Những kiến thức kinh nghiệm mà các thầy cô
truyền đạt trong quá trình học cũng như những góp ý quý báu của các thầy cô về luận
văn này sẽ giúp cho tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình công
tác tại cơ quan.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn
khó tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong nhận được những ý kiến


đóng góp của các thầy cô để Luận văn hoàn chỉnh hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2
6. Dự kiến kết quả đạt được......................................................................................... 2
7. Nội dung của luận văn ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP ..4
1.1 Khái quát chung về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp .......................................4
1.1.1 Mục đích, yêu cầu khi lựa chọn nhà thầu xây lắp ..........................................4
1.2 Tổng quan về đấu thầu và đấu thầu xây lắp .......................................................... 6
1.2.1 Đặc điểm của đấu thầu xây lắp .......................................................................7
1.2.2 Mục tiêu của đấu thầu xây lắp trong nền kinh tế thị trường .......................... 8
1.3 Công tác lựa chọn nhà thầu tại một số nước, tổ chức quốc tế ............................... 9
1.3.1 Singapore ........................................................................................................9
1.3.2 Malaysia .......................................................................................................10
1.3.3 Trung Quốc ...................................................................................................10
1.3.4 Nga ...............................................................................................................13
1.3.5 Một số tổ chức trên thế giới..........................................................................13
1.4 Công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trong thời gian qua tại Việt Nam ...............22

1.4.1 Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam hiện nay .....................................22
1.4.2 Những tồn tại hạn chế trong quy định đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp hiện
nay ......................................................................................................................... 23
1.5 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY
LẮP ................................................................................................................................ 24
2.1 Tính tất yếu của công tác đấu thầu xây lắp các công trình..................................24
iii


2.1.1 Vai trò của đấu thầu với nền kinh tế ............................................................ 25
2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp ............................................................ 28
2.2.1 Môi trường pháp lý....................................................................................... 28
2.2.2 Về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu ................................................................ 29
2.2.3 Về công tác đánh giá hồ sơ dự thầu ............................................................. 29
2.2.4 Về công tác thẩm định phê duyệt kết quả đấu thầu ..................................... 29
2.3 Các quy định pháp luật về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp .......................... 29
2.3.1 Các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định quy định về đấu thầu .............. 29
2.3.2 Những quy định về quản lý nhà thầu nước ngoài ........................................ 31
2.4 Một số điểm không đáp ứng được tiêu chuẩn đánh giá hay gặp của các HSDT
gói thầu xây lắp ......................................................................................................... 32
2.5 Trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp của dự án ..................................................... 36
2.6 Các phương pháp, hình thức lựa chọn nhà thầu xây lắp của dự án..................... 37
2.6.1 Các hình thức đấu thầu theo tính chất công việc ......................................... 37
2.6.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu .................................................................. 38
2.6.3 Các phương thức đấu thầu............................................................................ 40
2.6.4 Các hình thức đấu thầu theo phạm vi đấu thầu ............................................ 41
2.7 Quy trình và nội dung đấu thầu ........................................................................... 42
2.7.1 Chuẩn bị đấu thầu......................................................................................... 43
2.7.2 Thực hiện đấu thầu ....................................................................................... 45

2.7.3 Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu ................................................................... 47
2.7.4 Thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu ....................................................... 48
2.7.5 Thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng .. 49
2.7.6 Xử lý tình huống trong đấu thầu, huỷ bỏ đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu
............................................................................................................................... 50
2.7.7 Giải quyết khiến nghị và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.................... 52
2.8 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP TẠI CHI CỤC
THỦY LỢI TỈNH HÀ NAM ........................................................................................ 54
3.1 Giới thiệu về Chi cục Thủy lợi ............................................................................ 54
3.1.1 Vì trí chức năng ............................................................................................ 54
iv


3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Chi cục...................................54
3.2 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình trong những năm qua tại Chi cục Thủy
lợi ............................................................................................................................... 59
3.2.1 Công tác tổ chức đấu thầu tại Chi cục Thủy lợi ...........................................59
3.2.2 Những tồn tại hạn chế trong công tác lựa chọn nhà thầu ............................. 61
3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp tại Chi
cục Thủy Lợi .............................................................................................................63
3.3.1 Tập trung nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ tại Chi cục Thủy Lợi .....64
3.3.2 Thay đổi mô hình xét thầu theo lối cũ bằng cách đưa mô hình xét thầu mới
............................................................................................................................... 65
3.3.3 Nâng cao chất lượng HSMT,đánh giá HSMT ..............................................66
3.3.4 Nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ của Tư vấn thiết kế ............................. 67
3.3.5 Phát huy tinh thần trách nhiệm của nhà thầu................................................68
3.3.6 Giảm chỉ định thầu tăng cường đấu thầu rộng rãi, đấu thầu qua mạng........70
3.3.7 Quản lý hợp đồng sau đấu thầu ....................................................................72

3.3.8 Bố trí, đầu tư trang thiết bị cho các cán bộ chuyên môn tại Chi cục Thủy lợi
............................................................................................................................... 72
3.3.9 Nâng cao chất lượng tư vấn ..........................................................................74
3.3.10 Tăng cường công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu ...........................................75
3.3.11 Nâng cao chất lượng công tác chấm thầu ...................................................77
3.4 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu ............................................ 28
Hình 2.2 Trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp của dự án ................................................ 37
Hình 2.3 Khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp ............................................................ 38
Hình 2.4 Quy trình nội dung công tác đấu thầu ............................................................ 43
Hình 2.5 Trình tự sơ tuyển ............................................................................................ 44
Hình 3.1 Mô hình xét thầu ............................................................................................ 63
Hình 3.2 Mô hình xét thầu mới ..................................................................................... 65

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HSMT

Hồ sơ mời thầu

HSDT


Hồ sơ dự thầu

HSYC

Hồ sơ yêu cầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

NĐT

Nhà đầu tư

TCĐG

Tiêu chuẩn đánh giá

LCNT

Lựa chọn nhà thầu

NN và PTNT Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
BNN

Bộ nông nghiệp

KH &ĐT


Kế hoạch và Đầu tư

QLDA

Quản lý dự án

XDCB

Xây dựng cơ bản

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

WB

Ngân hàng thế giới

QH

Quốc hội



Nghị định

CP

Chính phủ


TT

Thông tư



Quyết định

PCLB

Phòng chống lụt bão

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tham
gia, lĩnh vực đầu tư xây dựng có nhiều vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên cứu giải
quyết. Theo cơ chế quản lý cũ, trong xây dựng cơ bản chủ yếu quản lý bằng phương
pháp giao thầu, nhận thầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi việc thất thoát hàng ngàn
tỷ đồng và chất lượng công trình cũng không được đảm bảo. Trong bối cảnh đó việc
đổi mới phương thức quản lý đầu tư và xây dựng là điều rất cần thiết và đấu thầu xuất
hiện là một tất yếu. Đấu thầu là một phương thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh
tranh trên thị trường. Kinh nghiệm cho thấy đấu thầu nếu được thực hiện đúng, có thể
tiết kiệm hay làm lợi đáng kể một số kinh phí so với các phương pháp đã thực hiện
trước đây. Đấu thầu có nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đó đấu thầu rộng rãi là

loại hoàn chỉnh nhất vì nó mang lại nhiều hiệu quả cho các công trình xây dựng. Hình
thức này đang rất phổ biến và Việt Nam đang áp dụng nó trong hầu hết các công trình
xây dựng cơ bản. Tuy nhiên việc thực hiện, quản lý công tác đấu thầu trong những
năm qua là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện, nên còn bộc lộ nhiều
hạn chế, vướng mắc và những bất cập. Dựa trên những tiến bộ khoa học trong nước và
trên thế giới về công tác quản lý đấu thầu ta có thể đề ra những nghiên cứu bổ xung,
những giải pháp khoa học để công tác đấu thầu ngày một tốt hơn. Đây cũng là cơ sở
cho việc chọn đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý chất lượng đấu thầu xây lắp
tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sỹ của tôi.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu, đánh giá
thực trạng công tác đấu thầu xây lắp tại Chi cục Thủy lợi. Từ đó đề xuất một số giải
pháp quản lý chất lượng đấu thầu xây lắp tại Chi cục Thủy lợi Tỉnh Hà Nam.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đấu thầu xây lắp các công trình, hoạt động đấu thầu và nâng
cao năng lực cho Chi cụcquản lý dự án trong hoạt động đấu thầu.
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề được tập trung nghiên cứu giới hạn trong lĩnh vực
đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi tại tỉnh Hà Nam.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận cơ sở lý luận và khoa học của các hình thức, phương pháp lựa chọn nhà
thầu xây lắp. Đồng thời nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp
với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài áp dụng những phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích;
phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn; phương pháp chuyên gia và những phương
pháp liên quan khác.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu, các Luật,

Nghị định, văn bản quy định, quy trình và nội dung về công tác đấu thầu từ đó tìm ra
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu trong lĩnh vực xây lắp của Chủ
đầu tư.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất của
đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho các Chi cụcquản lý dự án trong hoạt
động đấu thầu xây lắp.
6. Dự kiến kết quả đạt được
Phân tích cơ sở lý luận về công tác đấu thầu, các văn bản quy định quy trình và nội
dung về công tác đấu thầu.
Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và chất lượng công tác đấu thầu các dự án tại Chi
cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam. Từ đó có những đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công
tác đấu thầu.
2


7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị. Nội dung luận văn gồm 3 chương nội
dung như sau:
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP
CHƯƠNG 2 CỞ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP TẠI CHI CỤC
THỦY LỢI TỈNH HÀ NAM

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
XÂY LẮP
1.1 Khái quát chung về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc,
nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch xây dựng đô thị, lập dự án đầu
tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt
động xâv dựng khác.
Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ
điều kiện năng lực hoạt dộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại
và cấp công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của
hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực
hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư công trình chấp nhận. Thầu phụ
không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho nhà thầu khác.
1.1.1 Mục đích, yêu cầu khi lựa chọn nhà thầu xây lắp
1.1.1.1 Mục đích khi lựa chọn nhà thấu
Mục đích lựa chọn nhà thầu nhằm chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên
mời thầu để thực hiện gói thầu của các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu
thầu trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
1.1.1.2 Yêu cầu lựa chọn nhà thầu xây lắp
Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, nâng lực hành nghề
xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình
thức lựa chọn nhà thầu.
4


Các yêu cầu về cạnh tranh, công bằng minh bạch trong đấu thầu:
Nhà thầu khi tham gia đấu thấu các gói thầu thuộc dự án phải bảo đảm các yêu cầu sau
đây về tính cạnh tranh:
Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ

quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá
hồ sơ dự thầu;
Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ
thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập vể tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;
Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không
cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư dự án.
Chính phú quy định cụ thể về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
Nội dung vể bảo đảm cạnh tranh và lộ trình thực hiện được quy định như sau:
Nhà thầu tham gia đấu thầu và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự
thầu; nhà thầu thực hiện hợp đồng và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng
được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản
lý và độc lập với nhau vể tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Nhà thầu là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc không cùng thuộc
một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập;
Không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau.
Chú đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là
độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc
lập với nhau về tài chính theo quy định sau đây:
Đối với nhà thầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp
trên 50% của nhau.
Đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp: không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp
ra quyết định thành lập và phái là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính khi
tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa.
5


Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh
nghiệp nhà nước năm 2003 thuộc diện phải chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp:
không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau kể từ thời gian phải hoàn thành
việc chuyển đổi theo quyết định của cấp có thẩm quyển.

Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành đặc
biệt mà nhà nước cần nắm giữ phần vốn chi phối thì thực hiện theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ.
1.2 Tổng quan về đấu thầu và đấu thầu xây lắp
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, khái niệm về đấu thầu
các công trình của Nhà nước hay của tư nhân đều không được đề cập đến. Tuy nhiên,
từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước thì dần dần khái niệm đấu thầu đã được các tổ chức, đơn vị..., thuộc nhiều lĩnh
vực quan tâm nghiên cứu, áp dụng trong các hoạt động của mình.
Để làm lành mạnh thị trường xây lắp, tăng cường hiệu lực quản lý. Ngày 01 tháng 9
năm 1999 Chính phủ đã ra nghị định số 88/ 1999/ NĐ-CP ban hành Quy chế Đấu thầu,
thay thế Quy chế Đấu thầu đã ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7
năm 1996 và Nghị định số 93/ CP ngày 23 tháng 8 năm1997 của Chính phủ . Đây là
văn bản pháp quy hướng dẫn đấu thầu xây lắp các công trình xây dựng trong cả nước,
quy định : các dự án thuộc sở hữu nhà nước đều phải tổ chức đấu thầu theo quy chế
của nhà nước ban hành, các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các
công trình không thuộc quyền sở hữu của nhà nước nếu tổ chức đấu thầu cũng vận
dụng theo quy chế này.
Đấu thầu nói chung là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền kinh tế hàng hoá. Đó thực
chất là một hình thức để chọn mua một số hàng hoá nào đó với mức giá có thể chấp
nhận được trong điều kiện có một người mua nhưng lại có nhiều người muốn bán.
Đối với Doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động đấu thầu xây lắp là vấn đề mà họ rất
quan tâm để ký kết được hợp đồng, qua đó tạo công ăn việc làm cho người lao động,
tăng doanh thu..., vì thế các Doanh nghiệp cần phải có những nhận thức cơ bản về hoạt
động đấu thầu xây lắp. Một hình thức cạnh tranh đặc thù của các Doanh nghiệp xây
6


dựng. Trong lĩnh vực xây dựng, đấu thầu là một phương thức cạnh tranh nhằm lựa
chọn Đơn vị nhận thầu (khảo sát thiết kế, xây lắp công trình, mua sắm thiết bị...,) có

khả năng đáp ứng các yêu cầu của dự án.
Chúng ta có thể tóm tắt nội dung cơ bản của đấu thầu xây lắp như sau:
* Chủ đầu tư (thường gọi là bên A là người có nhu cầu xây dựng công trình) đưa ra
các yêu cầu của mình về dự án và thông báo cho các Nhà thầu.
* Các Nhà thầu (thường gọi là bên B) căn cứ vào yêu cầu của Chủ đầu tư sẽ đưa ra các
phương pháp thi công xây lắp và trình bày các năng lực của mình để chủ đầu tư xem
xét đánh giá và tổ chức lựa chọn.
Thực chất của đấu thầu trong xây lắp là việc ứng dụng phương pháp xét hiệu quả kinh
tế trong việc lựa chọn tổ chức thi công xây dựng. Đây cũng là một biện pháp quản lý
kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng, và là một phương pháp áp dụng phổ biến nhất để
tranh giành hợp đồng xây dựng giữa các nhà thầu muốn xây dựng công trình.
Thông qua việc tổ chức đấu thầu thúc đẩy các chủ đầu tư và các nhà thầu phải tính
toán hiệu quả kinh tế nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ
thuật và thời gian xây dựng công trình, nhanh chóng đưa vào sử dụng.
Vì vậy phải có một cách nhìn nhận đúng đắn về đấu thầu trong xây lắp. Nó không phải
là một thủ tục thuần tuý, trên thực tế đây là một công nghệ hiện đại, một hệ thống các
giải pháp cho những vấn đề không thể bỏ qua trong sự phối hợp giữa các chủ thể trực
tiếp liên quan đến các quá trìnn xây dựng, cung ứng thiết bị và mục đích là đảm bảo
cho quá trình này thực hiện với kết quả tối ưu xét theo quan điểm tổng thể: tối ưu về
chất lượng, kỹ thuật và tiến độ, về tài chính, đồng thời hạn chế tối đa những diễn biến
căng thẳng về quan hệ và phương hại uy tín của các bên hữu quan.
Hiện nay đấu thầu được sử dụng như là một điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1 Đặc điểm của đấu thầu xây lắp
Đặc điểm cơ bản của phương thức đấu thầu là yếu tố cạnh tranh trong nhận thầu. Đây
là một hoạt động mua bán, nhưng nó khác với những vụ mua bán thông thường ở chỗ
7


nó mua bán công việc, ở đây Người mua là chủ đầu tư, Người bán là các nhà thầu. Chủ
đầu tư sẽ chọn người bán nào có giá thấp nhất với các công việc như nhau.

Theo quan điểm của Nhà thầu thì đấu thầu có hình thức may rủi. Đôi khi Nhà thầu sẽ
thắng cuộc trong khi cho rằng giá của mình khá cao, đôi khi lại thất bại khi nghĩ rằng
giá của mình quá thấp. Khi đã giành được hợp đồng, Nhà thầu thường dùng đến các
yêu sách đòi hỏi để đảm bảo lợi nhuận thực tế cao, vì đơn dự thầu gốc dựa trên cơ sở
dự toán chi phí thấp.
Theo lý thuyết về hành vi người tiêu dùng thì trong một vụ mua bán bao giờ người
mua cũng cố gắng để mua được hàng với giá thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo,
trong khi đó người bán lại cố gắng bán được mặt hàng đó với giá cao nhất. Do đó nảy
sinh sự cạnh tranh giữa người mua và người bán. Giữa các nhà thầu thì cố gắng cạnh
tranh với nhau để bán được hàng. Thông qua đó sẽ tìm được nhà thầu nào có giá rẻ
nhất, mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
1.2.2 Mục tiêu của đấu thầu xây lắp trong nền kinh tế thị trường
1.2.2.1 Với nhà nước
Thông qua hoạt động đấu thầu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tập trung (vốn do
ngân sách nhà nước cấp) tránh lãng phí không đáng có trong quá trình thực hiện dự án
do sự móc ngoặc giữa A và B
Đấu thầu góp phần đổi mới quản lý hành chính nhà nước với hoạt động đầu tư và xây dựng.
Trước kia trong xây dựng cũng như các ngành kinh doanh khác, nhà nước quản lý từ
trên xuống dưới, mọi quyết định như xây dựng công trình nào, ai thi công, vốn bao
nhiêu, thời gian xây dựng trong bao lâu, ... đều do nhà nhà nước trực tiếp điều khiển
như vậy tạo ra sự yếu kém về tiến độ thi công, về chất lượng công trình, lãng phí
vốn,... với cơ chế đấu thầu mới nhà nước chỉ còn quản lý sản phẩm cuối cùng tức là
công trình đã hoàn chỉnh với chất lượng đảm bảo.Việc thi công như thế nào, giá thi
công là bao nhiêu là tuỳ thuộc vào các nhà thầu khác nhau đưa ra khi tham ra ký kết
hợp đồng (giá hợp lý)..., Nhà nước không còn quản lý như trước nữa mà trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng giờ đây chủ yếu chuyển sang việc nghiên
cứu ban hành các chính sách, quy chuẩn về xây dựng để điều tiết trong lĩnh vực này.
8



1.2.2.2 Với chủ đầu tư
Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu nào có năng lực đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, trình độ thi công và giá cả hợp lý của công trình.
Chống độc quyền giá cả của các nhà thầu, và do đó có thể quản lý, sử dụng có hiệu
quả vốn đầu tư xây dựng.
Tạo cơ hội nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật của
chủ đầu tư.
Kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, do đó có thể thúc đẩy quá trình hoàn thiện lực
lượng sản xuất của các nhà thầu.
1.2.2.3 Đối với nhà thầu
Với hình thức công khai và bình đẳng, tổ chức đấu thầu đảm bảo tính công bằng đối
với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử giữa các Nhà thầu.
Do phải cạnh tranh nên tất yếu các Nhà thầu đều phải tìm mọi biện pháp để ngày càng
đổi mới kỹ thuật công nghệ cũng như cách thức thực hiện để có thể hy vọng nhận được
thầu trong tương lai. Hơn nữa các Nhà thầu sẽ có trách nhiệm cao đối với công việc
nhận thầu nhằm giữ uy tín đối với khách hàng, do vậy chất lượng công trình được
nâng cao, giá thành xây dựng được chú trọng.
Để thắng thầu, các nhà thầu cần phải nâng cao trình độ quản lý, năng lực của đội ngũ cán
bộ trong việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu cũng như toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp.
1.3 Công tác lựa chọn nhà thầu tại một số nước, tổ chức quốc tế
1.3.1 Singapore
Trong những năm qua, Singapore được đánh là một nước quản lý công tác đấu thầu rất
có hiệu quả. Sở dĩ được đánh giá là một quốc gia thực hiện công tác đấu thầu tốt là vì
họ sớm Ban hành thành luật đấu thầu. Chính phủ Singapo quản lý rất nghiêm ngặt từ
trung ương cho đến các bộ ngành, địa phương và cơ sở. Các cuộc đấu thầu được tổ
chức một cách nghiêm túc và đều được thẩm định kết quả đấu thầu. Mặt khác,
9


Singapore có một đội ngũ cán bộ giỏi. Nói chung, các cán bộ làm công tác đấu thầu

được đào tạo chính quy nên có chuyên môn, am hiểu nhiều vấn đề đặc biệt rất am hiểu
và nắm chắc luật đấu thầu. Bên cạnh đó, các nhà thầu xây dựng của Singapore cũng
tương đối mạnh. Họ được trang bị phương tiện kỹ thuật tốt, tin học hoá trong quản lý
và hiện đại hoá, cơ giới hoá trong xây dựng.
Một vấn đề khác trong sự thành công của công tác đấu thầu Singapore là phương thức
tổ chức đấu thầu. Hầu hết các cuộc đấu thầu xây dựng được tổ chức dưới hình thức
đấu thầu rộng rãi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu và mang lại hiệu quả
kinh tế cao như: tiết kiệm nguồn vốn, chất lượng thi công công trình được nâng cao,
tiến độ công trình nhanh lên, ....
1.3.2 Malaysia
So sánh giữa hai nước Singapore và Malaysia (cùng nhóm các nước ASEAN) thì ta
thất Singapore luôn thực hiện công tác đấu thầu tốt hơn. Tuy nhiên, Malaysia vẫn quản
lý công tác đấu thầu khá hoàn thiện. Những nguyên nhân thành công của Malaysia
Malaysia có chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất
nướcvà luôn nổ lực điều chỉnh chính sách trong từng giai đoạn
Trên cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm trong nước. Malaysia cố gắng được sự
giúp đỡ của WB, ADB đáo tạo các chuyên gia, cũng như học hỏi kinh nghiệm. Đồng
thời Malaysia luôn kêu gọi các tổ chức quốc tế viện trợ kinh phí để hoàn thiện công tác
đấu thầu.
Khi nền kinh tế thế giới bị suy giảm vào giai đoạn đầu nhưnghx năm 90 thì kinh tế
Malaysia không hề bị ảnh hưởng và có mức tăng GDP cao 8,4%, năm 1994 đứng đầu
khối ASEAN, thu nhập bình quân GDP/đầu người là 3280 USD năm 1993, đứng thứ
hai khu vực Đông Nam á, chỉ sau Singapore.
1.3.3 Trung Quốc
Trung Quốc là một nền kinh tế đang trên đà phát triển và hình thức đấu thầu được áp
dụng rộng rãi ở quốc gia này. Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều đặc điểm tương tự với

10



Việt Nam, vì vậy những bài học kinh nghiệm từ quy trình đấu thầu của Trung Quốc có
tính lý luận cao trong việc hoàn thiện quy trình đấu thầu của Việt Nam.
1) Quá trình hình thành các văn bản pháp luật về đấu thầu:
Trước đây việc trao hợp đồng ở Trung Quốc thông qua đàm phán trực tiếp, tuy nhiều
từ khi có các nguồn tài trợ quốc tế từ WB, ADB thì việc áp dụng hình thức này để giải
ngân đã trở nên bắt buộc. Thực tế này đã tạo tiền đề cho việc hình thành các văn bản
pháp quy liên quan.
Nhờ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, năm 1998 Bộ Tài chính Trung Quốc đã bắt
đầu soạn thảo Luật Đấu thầu áp dụng cho mua sắm thường xuyên sử dụng Ngân sách
Nhà nước. Tiếp đó hàng loạt nghị định hướng dẫn thực hiện đã được ban hành. Tuy
nhiên, Luật đấu thầu Trung Quốc mới chỉ đưa ra các quy định về đấu thầu rộng rãi và
đấu thầu hạn chế, chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng. Các hình thức lựa chọn
nhà thầu khác như chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp chưa được đề cập trong
Luật. Sắp tới, Trung Quốc sẽ ban hành thêm Luật mua sắm Chính phủ.
2) Sự phân cấp quản lý đấu thầu ở Trung Quốc:
Do đặc thù là một quốc gia có diện tích rộng lớn và đông dân cư, nên việc quản lý ở
Trung Quốc được phân cấp cho nhiều bộ ngành như sau.
Ủy ban Kế hoạch và Phát triển Nhà nước là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý
công tác đấu thầu trong lĩnh vực các công trình xây dựng, bao gồm việc chủ trì soạn
thảo Luật đấu thầu, Luật mua sắm Chính phủ và chủ trì thẩm định kết quả các gói thầu
lớn thuộc các dự án xây dựng do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn mua sắm thường
xuyên đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
Bộ Hợp tác kinh tế và ngoại thương quản lý đấu thầu mua sắm thiết bị điện và điện tử,
quản lý xuất nhập khẩu, thẩm định các kết quả đấu thầu các gói thầu mua sắm theo
phân cấp.
Bộ Xây dựng chủ trì các cuộc đấu thầu các công trình giao thông.
11



Ủy ban Thương mại và Kinh tế Nhà nước quản lý đấu thầu dự án thuộc doanh nghiệp
nhằm tạo công bằng, giải quyết xử lý vi phạm, tăng cường thể chế.
Các địa phương căn cứ vào Luật đấu thầu và văn bản hướng dẫn của các Bộ chuyên
ngành để hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu tại địa phương
3) Tính hợp lệ của nhà thầu doanh nghiệp Nhà nước:
Ở Trung Quốc khi thực hiện cải cách doanh nghiệp Nhà nước thì các doanh nghiệp
được hoạt động độc lập, tách khỏi sự quản lý của các Bộ ngành, phù hợp với cơ chế thị
trường nên học có đủ tư cách hợp lệ khi tham gia đấu thầu đối với các gói thầu sử
dụng nguồn tài trợ quốc tế. Đây là một kinh nghiệm quý báu trong việc tạo ra tính hợp
lệ của nhà thầu để đảm bảo theo đúng yêu cầu của nhà tài trợ.
4) Công khai trong đấu thầu:
Ở Trung Quốc đã hình thành mạng lưới website trên mạng với mục đích đăng tải các
thông tin về đấu thầu cũng như thông báo mời thầu trong phạm vi toàn quốc. Các nhà
thầu không chỉ được tiếp cận với nguồn thông tin đầy đủ và cập nhật mà còn có thể
trực tiếp nêu thắc mắc và kiến nghị qua hệ thống thông tin trực tuyến này.
Công ty Công nghệ thông tin đảm trách công việc này, chịu trách nhiệm tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho việc đăng tải và truy cập thông tin đấu thầu. Khách hàng có thể lựa
chọn phương thức sử dụng mật mã riêng của mình để truy cập hoặc sử dụng một thiết
bị kết nối dạng chìa khóa. Bên lấy thông tin được miễn phí, bên đăng tải thông tin
được miễn phí trong vòng 7 ngày hoặc chịu một mức phí rất thấp. Nội dung đăng tải
mời thầu bao gồm tên dự án, phạm vi công việc của gói thầu, tên của Bên mua, ngày
giờ bán hồ sơ, ngày giờ đóng và mở thầu.
Nội dung đăng tải kết quả đấu thầu: Tên dự án, phạm vi công việc đt, ngày mở thầu,
ngày dự kiến công bố kết quả đấu thầu, tên nhà thầu dự kiến trúng thầu, giá đề nghị
trúng thầu, tên nhà sản xuất, nguồn gốc thiết bi, thời gian hết hạn đưa khiếu nại liên
quan, trạng thái hiện tại về khiếu nại, danh sách nhà thầu không trúng thầu cùng với lý
do tóm tắt....

12



1.3.4 Nga
Ở Nga, để quản lý hoạt động đấu thầu, Tổng thống Nga ban hành Nghị định kèm theo
quy chế đấu thầu về mua sắm hàng hoá, xây lắp công trình, dịch vụ cho các nhu cầu
quốc gia. Một trong những kinh nghiệm tổng quan chi phí hoạt động đấu thầu của
nước Nga là sự phù hợp cao của quy chế đấu thầu quốc tế. Nó đảm bảo cho các hoạt
động đấu thầu quốc tế diễn ra ở nước Nga không phải tốn nhiều công sức vào việc
nghiên cứu tìm hiểu các quy định của các tổt chức quốc tế trước khi tiến hành chúng.
Do vậy, đây là một trong những căn cứ quan trọng góp phần thực hiện một trong
những yêu cầu của nâng cao chất lượng đấu thầu là tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng tốt
nhất các yêu cầu của chủ đầu tư và tạo sự dễ dàng cho quá trình thực hiện.
Cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong các hoạt
động đấu thầu ở nước Nga đảm bảo chấm dứt tình trạng lạm dụng quyền lực của các
quan chức chính phủ trong việc đấu thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp và dịch vụ cho
các nhu cầu quốc gia. Có thể nói, ở Nga, chính sách xử phạt thích đáng những cá nhân,
tổ chức vi phạm quy chế đấu thầu đã thúc đẩy việc thực hiện các yêu cầu công bằng,
bình đẳng trong đấu thầu; hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng thiếu minh bạch,
thiếu vô tư của những người làm công tác xét thầu. Đây là một kinh nghiệm quý báu
chúng ta có thể nghiên cứu học tập để nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng nói
chung và các công trình giao thông nói riêng.
1.3.5 Một số tổ chức trên thế giới
Quy định về đấu thầu ở mỗi nước, mỗi tổ chức quốc tế khá đa dạng cả về số lượng
điều khoản cũng như nội dung chi tiết của từng điều khoản, tạo ra tính riêng đặc thù
cho hoạt động đấu thầu của từng quốc gia và tổ chức riêng biệt. Có những luật đấu
thầu mẫu của WTO và Liên hợp quốc trong đó bỏ trống một số nội dung để từng nước
tùy theo điều kiện của mình mà bổ sung cho phù hợp. Trong điều kiện đó, các bài học
kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế và quốc gia hết sức phong phú.
1) Ngân hàng Thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới là một tổ chức tài trợ quốc tế, hiện có 185 nước thành viên trong
đó có Việt Nam. Việc sử dụng các khoản vay mà WB dành cho các nước thành viên

thực hiện dự án phải tuân theo một quy định mua sắm chung. Những đặc điểm chính
13


trong quy định đấu thầu của tổ chức này là bài học tham khảo trong việc hình thành và
hoàn thiện quy trình đấu thầu của mỗi nước thành viên, đó là:
a) Tạo sự cạnh tranh tối đa:
Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International Competitive Bidding - ICB) là hình thức
được áp dụng chủ yếu, mọi nhà thầu thuộc một quốc gia thành viên đều có đủ tư cách
hợp lệ để tham gia các cuộc thầu sử dụng tiền tài trợ từ WB. Các hình thức khác như
đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp... chỉ được sử dụng khi có
lý do chính đáng thỏa mãn các điều kiện nêu trong Hướng dẫn mua sắm của WB.
Trong hồ sơ mời thầu không được đưa các yêu cầu mang tính định hướng như yêu cầu
về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hay thương hiệu cụ thể. Hồ sơ mời thầu phải đảm
bảo cho phép và khuyến khích sự cạnh tranh quốc tế bằng cách quy định cụ thể, chi
tiết và rõ ràng tiến trình thầu cũng như các yêu cầu về kỹ thuật và kiểm tra, về giá cả,
phương thức dự thầu, các điều kiện hoàn thành, thanh toán, phương pháp đánh giá và
cả những phương án thay thế. Những quy định chi tiết này nhằm vừa tạo ra sân chơi
đầy đủ cho mọi nhà thầu, tạo cơ sở cạnh tranh công khai với nhà thầu cũng như cơ sở
công bằng và thuận lợi trong việc đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
b) Đảm bảo công khai:
Việc đăng tải thông báo mời thầu đối với các gói thầu lớn và quan trọng được WB quy
định phải thực hiện thông qua một tờ báo Kinh doanh phát triển của Liên hợp quốc,
việc đăng tải này là miễn phí và bằng tiếng Anh. Trong thông báo phải nói rõ thời gian
và địa điểm nhận hồ sơ, các thông tin về Bên vay, về số tiền và mục đích sử dụng
khoản vay, quy mô mua sắm theo thể thức ICB, tên và địa chỉ của tổ chức mua sắm.
Hồ sơ mời sơ tuyển hoặc mời thầu không được phát hành sớm hơn 8 tuần sau ngày
đăng thông báo, khuyến khích gửi thông báo mời thầu tới các sứ quán, đại diện thương
mại của các nước có nhà thầu. Một nguyên tắc cơ bản là phải mở thầu công khai, các
nhà thầu tham gia đấu thầu phải được mời tới dự lễ mở thầu. Sự chi tiết đầy đủ của hồ

sơ mời thầu bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá đã thể hiện tính công khai trong quy định
mua sắm của WB.

14


c) Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu:
Các quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB vừa đảm bảo sự chặt
chẽ, tiên tiến nhưng linh hoạt. Đối với mua sắm hàng hóa và xây lắp, WB quy định
phương pháp đánh giá như sau:
Bước đánh giá về kỹ thuật được thực hiện đầu tiên ngay sau khi kiểm tra tính hợp lệ và
đầy đủ của hồ sơ dự thầu và sử dụng tiêu chí "Đạt" và "Không đạt". Cách đánh giá này ít
bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan của chuyên gia đánh giá nhưng lại đòi hỏi sự hiểu biết thấu
đáo của đơn vị mua sắm trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu sao cho đầy đủ chi tiết.
Bước đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu. Những hồ sơ vượt qua
bước đánh giá kỹ thuật sẽ được xem xét trong bước này. Các hồ sơ sẽ được tiến hành
sửa lỗi trong hồ sơ dự thầu, sửa các sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đưa về
cùng một đồng tiền và cuối cùng là đưa tất cả các sai khác của hồ sơ dự thầu về các
mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác về cùng một mặt bằng tức là
xác định giá đánh giá. Việc đánh giá chi phí thấp nhất thực sự là xem xét không chỉ giá
dự thầu ban đầu, mà có tính tới các yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong suốt
thời gian sử dụng hàng hóa hoặc công trình.
d) Các nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB:
Không phân biệt đối xử, tạo sân chơi lành mạnh và cạnh tranh công bằng cho mọi nhà
thầu.
Không đàm phán về giá, giá dự thầu phải được coi là cố định nhằm giảm thiểu các
hoạt động tiêu cực, tham nhũng trong quá trình thầu.
Đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình thầu.
Không được vi phạm quy định về đấu thầu. Nguyên tắc này tuy có cứng nhắc trong
một số trường hợp, song tạo được một cách làm trở thành thói quen quy củ.

Điều chỉnh theo thời gian, bổ sung hoặc thay đổi một vài điểm nhỏ cho phù hợp với
tình hình mới.
Chống tham nhũng thông qua những quy định khắc khe, cụ thể trong quy trình.
15


Để quản lý các hoạt động mua sắm, Ngân hàng Thế giới ban hành hai văn bản quy
định riêng rẽ. Những quy định này được các nhà lập pháp Việt Nam tham khảo nhiều
trong quá trình xây dựng quy chế đấu thầu và điều hành hoạt động đấu thầu ở Việt
Nam từ những ngày đầu tiên cho đến bây giờ. hai quy định riêng rẽ đó gồm:
Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD (Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế và
tín dụng IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) của Ngân hàng Thế giới đối với hàng hoá
và xây lắp.
Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về tuyển dụng chuyên gia tư vấn.
Việc ban hành riêng rẽ hai loại hoạt động đấu thầu có nhiều điểm riêng biệt của Ngân
hàng Thế giới cũng là một trong những kinh nghiệm đầu tiên có thể xem xét trong điều
kiện của nước ta vì những quy định về đấu thầu của nước ta hiện nay quá dài, hơn nữa
các quy định đó lại thay đổi thường xuyên nên có thể gây nhiễu khi áp dụng.
Kinh nghiệm thứ hai có thể xem xét trong bối cảnh của nước ta là việc quy định rõ tính
hợp lệ của Nhà thầu. Một trong những nhân tố quan trọng để Nhà thầu được phép
tham dự thầu với tư cách một Nhà thầu độc lập là nó phải tự chủ về tài chính. Có như
vậy các Nhà thầu khi tham gia đấu thầu mới tránh được sự chỉ đạo, điều hành của các
cơ quan quản lý trực tiếp hoặc tránh bị lệ thuộc vào một cấp quản lý nhất định. Điều
này đặt ra câu hỏi lớn ở Việt Nam là các Công ty, doanh nghiệp trực thuộc ngành của
một Bộ chủ quản có được tham gia đấu thầu các gói thầu do các Bộ đó tổ chức, giám
sát, quản lý hay không? Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm yêu cầu vô
tư, công bằng, bình đẳng giữa các Nhà thầu.
Ngân hàng Thế giới quy định rõ các hình thức đấu thầu gồm đấu thầu cạnh tranh Quốc
tế (ICB) và các cách mua sắm khác, như Đấu thầu Quốc tế hạn chế (LIB), Đấu thầu
cạnh tranh trong nước (NCB), Chào hàng cạnh tranh (Quốc tế và Trong nước); Hợp

đồng trực tiếp hoặc tự làm. Việc lựa chọn hình thức nào phải trên nguyên tắc đảm bảo
phát huy khả năng có cạnh tranh đủ rộng về giá, gồm các Nhà thầu có đủ khả năng kết
hợp, kinh tế và hiệu quả. các hình thức đấu thầu được áp dụng cho từng gói thầu được
xác định theo thoả thuận giữa ngân hàng và bên vay.

16


Kinh nghiệm thứ ba có thể học tập từ quy định cũng như thực hành đấu thầu của Ngân
hàng Thế giới yêu cầu việc đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) phải thông báo mời thầu
công khai trên tờ báo “Kinh doanh phát triển” của Liên Hợp Quốc (Development
Business). Ngân hàng Thế giới quy định: Việc thông báo đúng lúc về các cơ hội đấu
thầu cực kỳ quan trọng trong đấu thầu cạnh tranh. Đối với các dự án mua sắm theo thể
thức ICB, bên vay phải chuẩn bị và nộp cho Ngân hàng một dự thảo Thông báo chung
về mua sắm (General Procurement Notice). Ngân hàng sẽ thu xếp việc đăng thông báo
đó trên báo Kinh doanh Phát triển của LHQ. Hướng dẫn này còn quy định rõ: “Mọi
người dự thầu đều phải được cung cấp những thông tin như nhau và phải cùng được
bảo đảm cơ hội bình đẳng trong việc nhận thông tin bổ sung kịp thời. Bên vay phải tạo
điều kiện thuận lợi cho những người có thể dự thầu đến thăm địa điểm dự án”.
Ngân hàng Thế giới cũng yêu cầu tránh nói đến tên nhãn hiệu trong hồ sơ mời thầu để
tăng cường tính cạnh tranh trong đấu thầu:” Yêu cầu kỹ thuật phải dựa trên cơ sở các
đặc tính kỹ thuật và hoặc yêu cầu về tính năng sử dụng. Cần tránh nói đến các tên nhãn
hiệu, số catalo hoặc các cách phân loại tương tự. Nếu cần phải trích dẫn tên nhãn hiệu
hoặc số catalo của một nhà sản xuất nào đó thì mới nêu rõ và đầy đủ yêu cầu kỹ thuật
được thì phải, nói thêm “hoặc tương đương sau đó”.
Những quy định rõ ràng về ngôn ngữ sử dụng, đồng tiền sử dụng và cách quy đổi từ
các loại đồng tiền khác nhau về một đồng tiền chung theo tỷ giá hối đoái do cơ quan
nào phát hành và thời điểm xác định tỷ giá chung là cơ sở thống nhất cho việc đánh giá
các hồ sơ dự thầu. Đây được xem là nhân tố quan trọng trong việc bảo đảm tính công
bằng, minh bạch và hiệu quả. Tiêu chuẩn lựa chọn Nhà thầu trúng thầu để trao hợp

đồng dựa trên tiêu chuẩn năng lực và có đơn dự thầu được xác định là: (i) về cơ bản
đáp ứng hồ sơ mời thầu: và (ii) có giá chào thầu được đánh giá là có chi phí thấp
nhất”. Người dự thầu sẽ không bị đòi hỏi phải chịu trách nhiệm về các công việc
không mâu thuẫn nêu trong hồ sơ mời thầu hay buộc phải sửa đổi đơn dự thầu khác đi
so với khi nộp lúc đấu thầu như là một điều kiện để được trúng thầu.
Trong quy định của mình, Ngân hàng Thế giới cũng dành một chương mục cho việc
quy định ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước và hàng hoá sản xuất trong nước. Theo
Ngân hàng Thế giới, Đối với hợp đồng xây dựng được trao trên cơ sở ICB, khi được
17


×