Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn lao động trong thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự hướng dẫn,
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn.
Các thông tin, tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ ràng, đầy đủ về
nguồn gốc. Những số liệu thu thập và kết quả nêu trong luận văn là khách quan, trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tác giả Luận văn

Đoàn Đức Quý

i


LỜI CÁM ƠN
Trước hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn TS. Mỵ Duy Thành - HDC
và PGS.TS. Lê Kiều - HDP, thầy đã hướng dẫn tận tình và giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin gửi cám ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Thủy lợi và
các thầy giáo, cô giáo khoa Công trình đã tham gia quá trình giảng dạy trong khóa học
vừa qua.
Với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong quá trình học tập và làm luận văn, sự
hướng dẫn của thầy giáo TS. Mỵ Duy Thành và PGS.TS. Lê Kiều, cùng với sự nỗ lực
của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành
Quản lý xây dựng với đề tài “Nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác
quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh
Lai Châu”.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp Công ty Cổ phần Tư vấn
và Chuyển giao công nghệ Hà Nội; Công ty Cổ phần xây dựng hạ tầng Việt Hưng đã
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ Tác giả trong việc thu thập thông tin,
tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên và ban cán sự lớp Cao học Quản lý xây dựng


lớp 24QLXD12 đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình học lớp Thạc sĩ vừa qua.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2
4.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................2
4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2
5.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................3
6. Kết quả dự kiến đạt được.........................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN
LAO ĐỘNG CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG...........................................4
1.1 Tình hình công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng. ................4
1.1.1 Khái niệm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình ...................4
1.1.2 Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam và Thế giới ......................................4
1.1.3 Tình hình công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng ........19
1.2 Các nghiên cứu về công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng .21
1.2.1 Nghiên cứu của Mohammad S.El-Mashaleh, Bashar M.Al-Smadi, Khalied

H.Hyari và Shaher M.Rababeh (2010) [16] ..........................................................21
1.2.2 Nghiên cứu của S.V.S.Raja Prasad và K.P.Reghunath (2010) [17] .............22
1.2.3 Nghiên cứu của Shirong Li, Xueping Xiang (2011) [18] ............................23
1.2.4 Nghiên cứu của Rafiq M.Choudhry, Waquas Ahmad, Salman Azhar,
Jimmie W.Hinze (2012) [19].................................................................................23
1.2.5 Nghiên cứu của Chia-Kuang Lee, Yusmin Jaafar (2012) [20] ....................27

iii


1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong
thi công xây dựng ...................................................................................................... 28
1.3.1 Yếu tố chủ quan............................................................................................ 28
1.3.2 Yếu tố khách quan ........................................................................................ 30
1.3.3 Yếu tố công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
............................................................................................................................... 31
1.3.4 Yếu tố công tác kiểm tra và giám sát an toàn lao động trong quá trình thi
công xây dựng ....................................................................................................... 32
1.3.5 Yếu tố tổ chức thi công xây dựng ................................................................ 32
1.4 Kết luận chương 1 ............................................................................................... 33
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN
TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN VỪA
VÀ NHỎ........................................................................................................................ 34
2.1 Cơ sở pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công tác an toàn lao động
trong thi công xây dựng............................................................................................. 34
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật về ATLĐ trong xây dựng công trình .............. 34
2.1.2 Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATLĐ trong xây dựng ở Việt Nam ..... 42
2.2 Đặc điểm công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng
công trình thủy điện vừa và nhỏ ................................................................................ 44
2.2.1 Thi công xây dựng trên núi cao, vùng sâu vùng xa ..................................... 44

2.2.2 Nhiều vị trí gia cố mái taluy phòng ngừa sạt lở đất đá ................................ 46
2.2.3 Thi công ngầm nhiều nguy cơ mất an toàn thường trực .............................. 46
2.2.4 Khối lượng thiết bị lớn và lắp đặt phức tạp ................................................. 47
2.2.5 Ảnh hưởng môi trường tự nhiên .................................................................. 48
2.3 Cơ sở khoa học và thực tiễn công tác quản lý an toàn lao động trong thi công
xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ ................................................................ 49
2.3.1 Những quy định chung ................................................................................. 49
2.3.2 Quy định an toàn khi làm việc trên núi cao ................................................. 51
2.3.3 Quy định an toàn trong công tác khoan ....................................................... 52
2.3.4 Quy định an toàn trong thi công hở.............................................................. 53
2.3.5 Quy định an toàn trong thi công ngầm ......................................................... 54
2.3.6 Quy định an toàn trong công tác bảo quản, vận chuyển và sử dụng thuốc nổ
............................................................................................................................... 57

iv


2.3.7 Hệ thống kiểm soát và phát hiện mìn câm ...................................................61
2.3.8 Đảm bảo yêu cầu an toàn chung đối với máy móc, thiết bị trong vận hành và
sửa chữa .................................................................................................................61
2.3.9 Chỉ dẫn kỹ thuật đảm bảo an toàn trong quá trình chế tạo, lắp đặt, kiểm tra,
thử nghiệm thiết bị cơ khí thủy lực và thiết bị phụ ...............................................62
2.3.10 An toàn điện ...............................................................................................64
2.4 Kết luận chương 2 ...............................................................................................67
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN
LAO ĐỘNG CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG THỦY ĐIỆN VỪA VÀ
NHỎ...............................................................................................................................69
3.1 Giới thiệu dự án thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh Lai Châu ........................................69
3.1.1 Vị trí công trình ............................................................................................69
3.1.2 Nhiệm vụ công trình thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh Lai Châu ..........................70

3.1.3 Quy mô dự án thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh Lai Châu.....................................70
3.2 Thực trạng công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng
thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh Lai Châu..........................................................................74
3.2.1 Công tác quản lý ATLĐ của các nhà thầu xây lắp .......................................75
3.3 Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh
Lai Châu ....................................................................................................................79
3.3.1 Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu
thi công xây dựng thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh Lai Châu........................................79
3.3.2 Đề xuất giải pháp nâng hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động của Nhà
thầu thi công xây dựng thủy điện Nậm Nghẹ, tỉnh Lai Châu................................82
3.4 Kết luận chương 3 ...............................................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................88
PHỤ LỤC ......................................................................................................................91

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hiện trường nổ khí gas tại thủy điện Nậm Nghiệp (Lào) [1] ........................... 5
Hình 1.2 Mặt bằng thủy điện Nậm Nghiệp (Lào) [2] ..................................................... 5
Hình 1.3 Nhìn từ hạ lưu nhà máy thủy điện Nậm Nghiệp [3]......................................... 6
Hình 1.4 Công nhân tập trung trước khi vào công trường (Ảnh minh họa) [4] .............. 6
Hình 1.5 Biểu đồ thống kê số vụ tai nạn lao động và thiệt hại về người xảy ra trên toàn quốc
......................................................................................................................................... 7
Hình 1.6 Biểu đồ phần trăm số vụ TNLĐ chết người theo loại hình cơ sở sản xuất ...... 8
Hình 1.7 Biểu đồ % số vụ TNLĐ chết người theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh .......... 9
Hình 1.8 Biểu đồ phần trăm các yếu tố chấn thương làm chết người nhiều nhất ........... 9
Hình 1.9 Biểu đồ phần trăm các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người ... 10

Hình 1.10 Hiện trường sập giàn giáo dự án Formusa (Hà Tĩnh) [6]............................. 14
Hình 1.11 Hiện trường sập công trình cây xăng tại xã Sơn Kim 1 (Hà Tĩnh) [7] ........ 14
Hình 1.12 Hiện trường sập công trình trung tâm tiệc cước (Cần Thơ) [8] ................... 15
Hình 1.13 Hiện trường tai nạn tại thủy điện Bảo Lâm 1 (Cao Bằng) [9] ..................... 15
Hình 1.14 Hiện trường sạt lở vách đá (Thanh Hóa) [10] .............................................. 16
Hình 1.15 Hiện trường sập mái nhà văn hóa xã Vĩnh Long (Hải Phòng) [11] ............. 16
Hình 1.16 Hiện trường tai nạn đứt cáp cẩu tại công trường cầu Việt Trì - Ba Vì [12] . 17
Hình 1.17 Hiện trường sập giàn giáo tại thôn Ngoan A (Tuyên Quang) [13] .............. 18
Hình 1.18 Hiện trường sập giàn giáo tại số nhà 20, Lô B5, khu phố 11, Tân Phong,
Biên Hòa, Đồng Nai [14] .............................................................................................. 18
Hình 1.19 Hiện trường sập sàn bê tông thủy điện Nậm Na 1 (Lai Châu) [15] ............. 19
Hình 1.20 Biểu đồ 9 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ATLĐ ................... 22
Hình 1.21 Biểu đồ các nhóm yếu tố hoàn cảnh bên ngoài tác động đến việc thực hiện ATLĐ
....................................................................................................................................... 22
Hình 1.22 Biểu đồ 4 yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ tại Trung Quốc ............................. 23
Hình 1.23 Biểu đồ nhóm yếu tố về chính sách của tổ chức ảnh hưởng ATLĐ ............ 24
Hình 1.24 Biểu đồ nhóm yếu tố về tổ chức hưởng ATLĐ ............................................ 24
Hình 1.25 Biểu đồ nhóm yếu tố về đào tạo ................................................................... 25
Hình 1.26 Biểu đồ nhóm yếu tố về thanh tra ATLĐ ..................................................... 25
Hình 1.27 Biểu đồ nhóm yếu tố về hoạt động xúc tiến ................................................. 26

vi


Hình 1.28 Biểu đồ nhóm yếu tố về chương trình bảo hộ cá nhân .................................26
Hình 1.29 Biểu đồ nhóm yếu tố phòng ngừa tai nạn và lưu giữ tài liệu .......................27
Hình 1.30 Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng đến ATLĐ ....................................................28
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống văn bản quản lý nhà nước về ATLĐ .....................................34
Hình 2.2 Khu vực thủy điện Nậm Đông III (Trạm Tấu- Yên Bái) tan hoang sau lũ quét
lịch sử năm 2017 [21] ....................................................................................................45

Hình 2.3 Đê quai dẫn dòng mùa kiệt năm thứ nhất xây dựng thủy điện Nậm Nghẹ ....45
Hình 2.4 Chính diện hạ lưu thủy điện Nậm Nghẹ (Lai Châu) ......................................46
Hình 2.5 Hiện trường sập hầm thủy điện Đa Dâng 14MW (Lâm Đồng) [22] ..............47
Hình 2.6 Đường ống áp lực thủy điện Nậm Xây Mọi 2 (Lào Cai) ...............................47
Hình 2.7 Lắp đặt Rotor thủy điện Suối Chăn 2 16MW (Lào Cai) [23] ........................48
Hình 2.8 Hiện trường xâm phạm rừng phòng hộ và hàng chục héc-ta rừng sản xuất
thủy điện ĐăkRe 60MW (Quảng Ngãi) [24] .................................................................48
Hình 2.9 Phương tiện bảo hộ cá nhân phòng điện giật .................................................65
Hình 3.1 Vị trí dự án thủy điện Nậm Nghẹ (Lai Châu).................................................69
Hình 3.2 Tổng mặt bằng công trình Thủy điện Nậm Nghẹ (Lai Châu) ........................70
Hình 3.3 Sơ đồ quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng thủy điện Nậm Nghẹ ............75
Hình 3.4 Lưu đồ triển khai công tác ATLĐ thủy điện Nậm Nghẹ................................75
Hình 3.5 Biểu đồ tình hình nhân lực, máy móc chính gói thầu W03 ............................77
Hình 3.6 Biểu đồ tình hình nhân lực, máy móc chính gói thầu W04 ............................77
Hình 3.7 Biểu đồ tình hình nhân lực, máy móc chính gói thầu W05 ............................78
Hình 3.8 Biểu đồ số lượng cán bộ TVGS thường xuyên có mặt tại công trường .........78
Hình 3.9 Thi công nhà máy thủy điện Nậm Nghẹ (Lai Châu) ......................................80
Hình 3.10 Thi công bê tông đập dâng thủy điện Nậm Nghẹ (Lai Châu) ......................81
Hình 3.11 Công tác vận chuyển đường ống áp lực về vị trí lắp đặt ..............................81

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tình hình tai nạn lao động 3 năm 2015, 2016, 2017 ....................................... 7
Bảng 1.2 Thống kê TNLĐ theo loại hình cơ sở sản xuất (%) ......................................... 8
Bảng 1.3 Thống kê (%) TNLĐ chết người theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh .............. 8
Bảng 1.4 Thống kê (%) các yếu tố chấn thương làm chết người nhiều nhất .................. 9
Bảng 1.5 Thống kê (%) nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người................. 10


viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

TNLĐ

Tai nạn lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

ix




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án, công
trình xây dựng được triển khai, thi công bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng ngày
càng nhiều. Trong đó nhiều công trình có qui mô lớn, kỹ thuật thi công phức tạp; lực
lượng lao động tham gia, trong đó có cả lao động nước ngoài tăng nhanh. Các công
nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều công trình, đem lại
năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi công được rút ngắn, chất lượng công trình
tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và
thế giới. Công tác an toàn lao động đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn chế
thấp nhất xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên, ở một số đơn vị việc thực hiện các quy định về an toàn lao động chưa được
nghiêm túc. Không ít đơn vị tuy có tổ chức cho cán bộ, nhân viên và người lao động
học tập và triển khai thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn lao động nhưng còn
mang tính hình thức, hiệu quả mang lại chưa cao. Tình trạng an toàn lao động không
đảm bảo trong lao động, đặc biệt tai nạn lao động có chiều hướng gia tăng, mà nguyên
nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động và người lao động chưa quán triệt và thực
hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động.
Do vậy, yêu cầu về đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công các công trình
xây dựng là hết sức quan trọng và cần được các chủ đầu tư nhà thầu thi công, cũng
như người lao động trực tiếp thi công xây dựng các công trình nhận thức rõ hơn nữa về
trách nhiệm của đơn vị cũng như cá nhân trong quá trình lao động. Để khắc phục và
chấn chỉnh tình hình trên, đồng thời nhằm phát huy hiệu quả các quy định về đảm bảo
an toàn lao động, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong công
tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thủy điện Nậm Nghẹ,
tỉnh Lai Châu” nhằm góp phần thiết thực bảo vệ quyền lợi người lao động và phát huy
hiệu quả trong thi công xây dựng công trình.
1



2. Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công nhằm đề
xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng an toàn lao
động trong quá trình thi công xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ, góp phần phát
triển theo hướng bền vững và mang lại hiệu quả cho công tác quản lý an toàn lao động
trong quá trình xây dựng thủy điện vừa và nhỏ trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây dựng công trình thủy
điện vừa và nhỏ.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận theo hướng truyền thống: sử dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được ban
hành, từ đó rà soát, đưa ra thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý an toàn lao động trong quá trình thi công xây dụng thủy điện vừa và nhỏ;
- Tiếp cận theo hướng hiện đại: Sử dụng các công cụ biểu đồ tổng hợp, phân tích, đánh
giá các tài liệu khảo sát, thống kê được.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp sử dụng công cụ biểu đồ tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu thống kê.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công
xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, có thể áp dụng trong nghiên cứu và học tập.
2



5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động
trong thi công xây dựng thủy điện vừa và nhỏ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ
đối với công tác quản lý an toàn lao động dự án thủy điện Nậm Nghẹ mà còn là tài liệu
tham khảo cho các dự án thủy điện vừa và nhỏ khác.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý an toàn lao động của Nhà thầu thi công xây
dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng an toàn lao động trong quá trình
thi công xây dựng công trình thủy điện vừa và nhỏ.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
1.1 Tình hình công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng.
1.1.1 Khái niệm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
An toàn lao động (ATLĐ) là việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong
môi trường không bị tác động xấu đến sức khỏe, không gây thương tích hoăc tử vong
cho người lao động.
Khái niệm về ATLĐ trong thi công xây dựng công trình là một hệ thống các giải pháp
công trình và phi công trình, biện pháp thi công và phương tiện về tổ chức, kỹ thuật
nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm
bảo ATLĐ cho người, phương tiện lao động và cho công trình trong quá trình xây
dựng. Ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với

việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. (Điều 142 Bộ luật lao động).
Bảo hộ lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật, các biện pháp vể tổ chức quản
lý, ứng dụng khoa học công nghệ để cải thiện môi trường lao động nhằm bảo vệ tính
mạng, sức khỏe con người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
1.1.2 Tình hình tai nạn lao động ở Việt Nam và Thế giới
1.1.2.1 Tình hình tai nạn lao động trên Thế giới
- Tai nạn lao động tại công trình thủy điện Mường Khống nằm trong vùng sâu, vùng
xa huyện Pắc Xế (tỉnh Chăm Pa Sắc, Lào).
Sáng ngày 11/01/2018 nhóm công nhân đang thi công thủy điện Mường Khống (Lào)
thì giàn giáo đổ sập khiến 2 lao động Việt Nam bị tử vong. Hai nạn nhân quê ở huyện
Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Một nạn nhân tử vong tại hiện trường, nạn nhân còn lại tử
vong trên đường đưa đi cấp cứu.

4


- Tai nạn lao động tại công trình thủy điện Nậm Nghiệp, thuộc huyện Bolikhan, tỉnh
Bolikhamxay, Lào.

Hình 1.1 Hiện trường nổ khí gas tại thủy điện Nậm Nghiệp (Lào) [1]
- Khoảng 22 giờ đêm ngày 28/07/2017 khi các lao động đang làm việc thì bất ngờ bình
ô xy phát nổ, khiến 6 người tử vong, 2 người bị thương nặng. Trong số 6 nạn nhân tử
vong, có 5 người quê ở tỉnh Nghệ An và 1 người quê ở Phú Thọ, 2 người bị thương
nặng quê ở Nghệ An.

Hình 1.2 Mặt bằng thủy điện Nậm Nghiệp (Lào) [2]
5


Hình 1.3 Nhìn từ hạ lưu nhà máy thủy điện Nậm Nghiệp [3]

- Khoảng 1.200 người chết vì phục vụ World Cup tại Qatar.

Hình 1.4 Công nhân tập trung trước khi vào công trường (Ảnh minh họa) [4]
Theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động thế giới ITUC, công cuộc chuẩn bị World
Cup 2022 tại Qatar đã trở thành thảm họa lao động. Tính từ thời điểm nước này được
chỉ thị đăng cai tổ chức ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh hồi năm 2012, đã có ít
nhất 1200 công nhân lao động tử vong. Đại diện của ITUC nhấn mạnh: "Dù nguyên
nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của những công nhân này được báo cáo là do tai nạn lao
động, bị đau tim hay do bệnh dịch thì chung quy tất cả cũng chỉ vì điều kiện lao động

6


quá kém". Từ năm 2012 tới nay, đã có ít nhất 400 lao động Nepal và 500 lao động Ấn
Độ tử vong tại Qatar. Trung bình cứ mỗi tuần lại có 12 công nhân phải ngã xuống để
các công trình chuẩn bị cho World Cup 2022 được dựng lên. Thổng thư ký ITUC
Sharan Burow lên tiếng cảnh báo: "Sẽ có hơn 4000 công nhân phải nằm xuống trước
khi trận bóng đầu tiên trong khuôn khổ World Cup 2022 được diễn ra". Hiện tại, có
khoảng 1,4 triệu công nhân nhập cư đang làm việc tại Qatar. Rất nhiều trong số họ
đang tham gia xây dựng các công trình công cộng để phục vụ World Cup. Tuy nhiên,
điều kiện và môi trường lao động tại đây đang ở tình trạng báo động và công nhân xây
dựng được ví như "nô lệ thời hiện đại".
1.1.2.2 Tình hình TNLĐ ở Việt Nam trong 3 năm gần nhất 2015, 2016,2017 [5]
* Số liệu thống kê điển hình về tình hình tai nạn lao động trong 3 năm gần nhất 2015,
2016, 2017:
Bảng 1.1 Tình hình tai nạn lao động 3 năm 2015, 2016, 2017
Năm

Tổng số vụ


Số người chết

Số người bị thương

2015

7620

666

1704

2016

7981

862

1952

2017

8956

928

1915

Hình 1.5 Biểu đồ thống kê số vụ tai nạn lao động và thiệt hại về người xảy ra trên toàn quốc


7


- Thống kê tai nạn lao động theo loại hình cơ sở sản xuất:
Bảng 1.2 Thống kê TNLĐ theo loại hình cơ sở sản xuất (%)
Năm

Công ty Cổ phần

Công ty TNHH

Doanh nghiệp
Nhà nước

Hộ kinh doanh
cá thể

2015

40.20%

31.50%

10.10%

8.80%

2016

34.20%


37.10%

20.80%

3.50%

2017

40.00%

29.23%

17.69%

6.60%

Hình 1.6 Biểu đồ phần trăm số vụ TNLĐ chết người theo loại hình cơ sở sản xuất
- Thống kê số vụ TNLĐ chết người theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Bảng 1.3 Thống kê (%) TNLĐ chết người theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Năm

Xây dựng

SX
VLXD

Khai
khoáng


Cơ khí
chế tạo

Dịch vụ

Nông, lâm
nghiệp

2015

35.20%

6.10%

5.50%

8.80%

7.10%

5.50%

2016

23.80%

7.40%

11.40%


5.90%

5.00%

4.50%

2017

20.80%

9.20%

9.20%

6.90%

1.53%

3.80%

8


Hình 1.7 Biểu đồ % số vụ TNLĐ chết người theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Thống kê các yếu tố chấn thương làm chết người nhiều nhất
Bảng 1.4 Thống kê (%) các yếu tố chấn thương làm chết người nhiều nhất
Năm

Ngã cao


Điện giật

Tai nạn
giao thông

Vật rơi

Máy,
thiết bị

Vật văng
bắn

2015

28.10%

18.90%

13.00%

16.80%

5.95%

7.10%

2016

22.80%


13.40%

28.70%

12.40%

4.50%

3.00%

2017

27.70%

13.10%

13.10%

12.40%

6.20%

4.60%

Hình 1.8 Biểu đồ phần trăm các yếu tố chấn thương làm chết người nhiều nhất
9


- Thống kê nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người

Bảng 1.5 Thống kê (%) nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người
Năm

Người sử dụng lao động

Người lao động

Nguyên nhân khác

2015

52.80%

18.90%

28.30%

2016

42.10%

17.30%

40.60%

2017

45.41%

20.00%


34.59%

Hình 1.9 Biểu đồ phần trăm các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra TNLĐ chết người
* Đánh giá chung tình hình TBLĐ và việc điều tra, báo cáo TNLĐ xảy ra trong khu
vực có quan hệ lao động qua các năm 2015,2016, 2017:
- Tình hình TNLĐ:
+ Năm 2015 so với năm 2014: Năm 2015, số nạn nhân là lao động nữ tăng 13,9%, số
vụ TNLĐ tăng 6,2%, tổng số nạn nhân tăng 12,2%, số người chết tăng 5,7%, số vụ có
người chết tăng 12,3%, số người bị thương nặng tăng 10,4%. Số vụ có từ 02 nạn nhân
giảm 54% (chi tiết tại Bảng 1 nêu trên). Đặc biệt, tỉnh Đồng Nai có số vụ tai nạn lao
động năm 2015 tăng so với năm 2014 là 52%;

10


+ Năm 2016 so với năm 2015: Năm 2016, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn
nhân là lao động nữ giảm 5,79%, số vụ TNLĐ giảm 0,42%, tổng số nạn nhân tăng
0,27%, số người chết tăng 6,75%, số vụ có người chết tăng 4,13%, số người bị thương
nặng tăng 8,86%. Số vụ có từ 02 nạn nhân tăng 20,25% (chi tiết tại Bảng 1 nêu trên).
Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh có số vụ tai nạn lao động năm 2016 tăng cao so với
năm 2015 là 12,86%;
+ Năm 2017 so với năm 2016: Năm 2017, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn
nhân là lao động nữ tăng 1,1 %, số vụ TNLĐ tăng 2,1 %, tổng số nạn nhân tăng 1,3 %,
số người chết giảm 6,3 %, số vụ có người chết giảm 1,1 %, số người bị thương nặng
giảm 9,4%. Số vụ có từ 02 nạn nhân giảm 26,3 %.
- Tình hình điều tra tai nạn lao động:
+ Đa số các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy định. Tuy nhiên
nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội;

+ Trong năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Lào
Cai, Hải Phòng...là những địa phương tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về
Bộ khẩn trương, kịp thời. Tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa thành phố Hà Nội là những
địa phương thực hiện tốt nhất chế độ báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người
về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Trong năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Long
An, Hà Tĩnh...là những địa phương tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về
Bộ khẩn trương, kịp thời. Một số địa phương thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn
lao động không đúng thời hạn như: Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Phú Thọ, Tiền
Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh;
+ Trong năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội; các tỉnh: Quảng
Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai,... là những địa phương tiến hành điều tra tai
nạn lao động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời.
- Chất lượng báo cáo TNLĐ:
+ Năm 2015:

11


Nhiều địa phương đã thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo đúng mẫu
và thời gian quy định tại Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày
21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế. Nhiều địa
phương không có “Báo cáo TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp” hoặc số
liệu báo cáo không đầy đủ, không đúng biểu mẫu quy định. Tỷ lệ báo cáo của các
doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương đã cải thiện so với
những năm trước tuy nhiên vẫn còn thấp;
Theo số liệu báo cáo trong năm 2015 có 18.375/265.009 (ước tính 6,9%) doanh
nghiệp báo cáo về tình hình tai nạn lao động, (năm 2014 là 19.780/269.554 doanh
nghiệp). Số doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động vẫn chưa cao. Do vậy,
việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó

khăn. Đề nghị Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương kiên
quyết xử phạt các doanh nghiệp không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy
định của Chính phủ;
+ Năm 2016: Trong năm 2016 có 26.419/277.314 (ước tính 9,5%) doanh nghiệp báo
cáo về tình hình tai nạn lao động, (năm 2015 là 18.375/265.009 doanh nghiệp). Số
doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động vẫn chưa cao, do vậy việc tổng hợp,
đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn;
+ Năm 2017:
Nhiều địa phương chưa thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo đúng
mẫu và thời gian quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nhiều địa phương không có báo cáo
TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ,
không đúng biểu mẫu quy định;
Trong đó: có 01 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa có báo cáo: Vĩnh Phúc;
02 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo số liệu chưa đầy đủ: Sóc Trăng,

12


Long An và 06 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo chậm: Thái Bình, Long
An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Nghệ An;
Tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rất thấp.
Trong năm 2017 có 18.885/350.804; ước khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình
hình tai nạn lao động, (năm 2016 là 26.419/277.314 doanh nghiệp; ước khoảng 9,5%).
Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình tai nạn lao động chưa nghiêm, chưa đầy
đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp
nhiều khó khăn.
- Thiệt hại về vật chất:
+ Năm 2015: Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do
tai nạn lao động xảy ra năm 2015 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường

cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 153,97 tỷ đồng; thiệt hại về tài
sản là 21,96 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 99.679 ngày;
+ Năm 2016: theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai
nạn lao động xảy ra năm 2016 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường
cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 171,63 tỷ đồng; thiệt hại về tài
sản là 7,8 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 98.176 ngày;
+ Năm 2017: theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai
nạn lao động xảy ra năm 2017 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường
cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 1.541 tỷ đồng; thiệt hại về tài
sản là 4,8 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 136.918 ngày.
* Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng qua các năm 2015, 2016, 2017:
- Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2015:
+ Vụ tai nạn do sập giàn giáo tại khu vực thi công đúc giếng chìm của công ty Sam
sung tại dự án Formusa khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh vào lúc 19h50 ngày 25/3/2015
làm 13 người chết, 29 bị thương;
13


Hình 1.10 Hiện trường sập giàn giáo dự án Formusa (Hà Tĩnh) [6]
+ Vụ tai nạn do bục nước tại lò khai thác than xóm Xiềng, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc,
tỉnh Hòa Bình vào 8h ngày 18/11/2015 làm 03 người chết;
+ Vụ tai nạn do sập lò vôi tư nhân thuộc xã Lại Xuân, Huyện Thủy Nguyên, tp Hải
Phòng vào 9h ngày 20/11/2015 làm 03 người chết;
+ Vụ tai nạn do rơi vận thăng lồng xảy ra vào khoảng 10h30 ngày 04/12/2015, tại
Công trình xây dựng Văn phòng làm việc, trung tâm thương mại và nhà ở hỗn hợp, 52
Lĩnh Nam, phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội làm 03 người chết;
+ Vụ tai nạn do sập công trình xây dựng cây xăng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vào 14h ngày 9/12/2015 làm 2 người chết và 06 người bị thương;

Hình 1.11 Hiện trường sập công trình cây xăng tại xã Sơn Kim 1 (Hà Tĩnh) [7]

14


+ Vụ tai nạn do đổ sập tại công trình xây dựng trung tâm tiệc cưới và hội nghị quốc tế
Hoàng Tử, Khu Vực I, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ vào13h ngày
03/10/2015 làm 01 người chết và 04 người bị thương;

Hình 1.12 Hiện trường sập công trình trung tâm tiệc cước (Cần Thơ) [8]
+ Vụ tai nạn điện giật tại công trình thủy điện Bảo Lâm 1 (Cao Bằng): Khoảng 9h sáng
ngày 18/11 nhiều người dân trong khu vực phát hiện hai công nhân bị điện giật rơi
xuống nước tại công trường thi công nhà máy thủy điện Bảo Lâm trong tình trạng đã
tử vong.

Hình 1.13 Hiện trường tai nạn tại thủy điện Bảo Lâm 1 (Cao Bằng) [9]
15


×