Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cấp
phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên - thành phố Hà Nội” là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của
Luận văn là trung thực, các trích dẫn, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả Luận văn

Phạm Thị Bích

i


LỜI CÁM ƠN
Tôi rất biết ơn các thầy cô trong Khoa sau đại học, Khoa Công trình và các thầy cô
giảng viên trường Đại học Thủy Lợi đã tận tình đào tạo tôi suốt khóa học.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn Tiến sỹ Tạ Văn Phấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị và các
phòng ban liên quan thuộc huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương. Tôi cũng xin chân thành cảm
ơn cơ quan, gia đình và đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tuy nhiên, với thời gian, trình độ, kiến thức còn hạn chế nên luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, Tôi mong thầy cô, các nhà khoa học và các bạn giúp đỡ để đề tài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2
3.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................2
3.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................2
4. Kết quả đạt được ......................................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY DỰNG ...4
1.1 Khái quát về quản lý cấp phép xây dựng ..............................................................4
1.1.1 Khái niệm giấy phép xây dựng .......................................................................4
1.1.2 Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng .......................................................4
1.2 Tổng quan về quản lý cấp phép xây dựng của một số nước trên thế giới .............5
1.2.1 Trung Quốc .....................................................................................................5
1.2.2 Nhật Bản .........................................................................................................7
1.2.3 Singapore ........................................................................................................8
1.3 Tổng quan về quản lý cấp phép xây dựng ở Việt Nam hiện nay ..........................9
1.3.1 Tình hình chung cả nước ................................................................................9
1.3.2 Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội .........................................................................12
1.3.3 Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh...........................................................14
1.4 Kết luận chương 1 ...............................................................................................16
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY
DỰNG ...........................................................................................................................17
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý cấp phép xây dựng ...................................................17
2.1.1 Quan niệm quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng ..................................17
2.1.2 Một số vi phạm thường gặp liên quan đến giấy phép xây dựng ..................18
2.1.3 Tầm quan trọng của GPXD trong kiểm soát phát triển đô thị và quản lý đầu
tư xây dựng ............................................................................................................18

iii


2.2 Cơ sở pháp lý về quản lý cấp phép xây dựng...................................................... 19
2.2.1 Các văn bản pháp quy về quản lý cấp phép xây dựng theo quy định của Luật
Xây Dựng năm 2014 ............................................................................................. 19
2.2.2 Các quy định hiện hành về quản lý cấp phép xây dựng ............................... 20
2.3 Các yếu tố tác động đến công tác quản lý cấp phép xây dựng............................ 40
2.3.1 Yếu tố quy hoạch.......................................................................................... 40
2.3.2 Yếu tố thể chế, chính sách của Nhà nước .................................................... 41
2.3.3 Yếu tố con người .......................................................................................... 41
2.4 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 41
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CẤP PHÉP
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... 42
3.1 Khái quát chung về huyện Phú Xuyên ................................................................ 42
3.1.1 Phạm vi, ranh giới ........................................................................................ 42
3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................. 43
3.1.3 Hiện trạng giao thông huyện Phú Xuyên ..................................................... 46
3.1.4 Hiện trạng đô thị ........................................................................................... 49
3.2 Thực trạng quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên ............. 51
3.2.1 Tổ chức quản lý cấp phép xây dựng ............................................................ 51
3.2.2 Thực trạng công tác cấp phép xây dựng ...................................................... 56
3.3 Giải pháp quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên ............... 77
3.3.1 Quan điểm và yêu cầu của công tác quản lý cấp phép xây dựng ................. 77
3.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CPXD trên địa
bàn huyện Phú Xuyên ........................................................................................... 78
3.4 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91


iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình ảnh thành phố Trung Quốc ......................................................................7
Hình 1.2 Hình ảnh thành phố Nhật Bản ..........................................................................8
Hình 1.3 Hình ảnh Business Park – Singapore ...............................................................9
Hình 1.4 Hình ảnh tòa nhà số 8B Lê Trực xây dựng sai phép ......................................10
Hình 1.5 Hình ảnh dự án Mỹ Sơn Tower xây dựng sai phép ........................................13
Hình 1.6 Hình ảnh tòa nhà HH-01 xây dựng không phép .............................................14
Hình 1.7 Hình ảnh xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn huyện Bình Chánh ...16
Hình 2.1 Trình tự nội dung kiểm soát sự phát triển đô thị theo quy hoạch...................19
Hình 3.1 Hình ảnh quy hoạch định hướng phát triển không gian huyện Phú Xuyên ...42
Hình 3.2 Hình ảnh hiện trạng kiến trúc, cảnh quan thị trấn Phú Xuyên .......................50
Hình 3.3 Hình ảnh hiện trạng kiến trúc, cảnh quan thị trấn Phú Minh .........................50
Hình 3.4 Tổ chức quản lý CPXD trên địa bàn huyện Phú Xuyên .................................51
Hình 3.5 Tổ chức phòng Quản lý đô thị huyện Phú Xuyên ..........................................52
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cấp phép xây dựng qua các năm 2012-2017 ....62
Hình 3.7 Hình ảnh biệt thự vi phạm trật tự xây dựng của hộ ông Đỗ Quang Túc , xã
Phú Yên, huyện Phú Xuyên...........................................................................................67
Hình 3.8 Hình ảnh Lâu đài vi phạm trật tự xây dựng của hộ ông Nguyễn Đức Thắng,
xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên ..................................................................................68
Hình 3.9 Hình ảnh cưỡng chế công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ....................69
Hình 3.10 Lý do dẫn đến xây dựng không phép, sai phép chủ yếu do quy hoạch bất cập
(Đồ họa: Vĩ Cường) .......................................................................................................73

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2011 ......................... 43
Bảng 3.2 Hiện trạng đất ở đô thị (thị trấn Phú Xuyên và Phú Minh) ........................... 44
Bảng 3.3 Hiện trạng diện tích đất ở nông thôn năm 2010 ............................................ 45
Bảng 3.4 Tổng hợp đường trục huyện........................................................................... 47
Bảng 3.5 Quy trình cấp giấy phép xây dựng ................................................................. 56
Bảng 3.6 Quy trình cấp giấy phép xây dựng ................................................................. 57
Bảng 3.7 Bảng số liệu cấp phép xây dựng do UBND huyện Phú Xuyên cấp .............. 61
Bảng 3.8 Bảng số liệu cấp phép xây dựng do UBND các xã cấp ................................. 63
Bảng 3.9 Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng giai đoạn 2012-2017 .................. 63
Bảng 3.10 Ý kiến của người dân đối với việc thiết kế hồ sơ cấp phép xây dựng ......... 70
Bảng 3.11 Quy trình thực hiện DVC TT mức độ 3 đối với TTHC cấp GPXD nhà ở
riêng lẻ ........................................................................................................................... 81

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPXD

Cấp phép xây dựng

DVC TT

Dịch vụ công trực tuyến

ĐT

Đô thị

ĐTVT


Đô thị vệ tinh

GPXD

Giấy phép xây dựng

QH

Quy hoạch

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLĐT

Quản lý đô thị

QSD

Quyền sử dụng

TP

Thành phố

TTHC

Thủ tục hành chính


UBND

Ủy ban nhân dân

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Phú Xuyên là một là một đơn vị hành chính của Thủ đô, gồm 26 xã và 2 thị
trấn, là huyện nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 35km. Quỹ
đất thuận lợi phát triển xây dựng lớn, đặc điểm tự nhiên phong phú, hấp dẫn, điều kiện
kinh tế xã hội đa dạng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển toàn diện, bền vững.
Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày
26/7/2011, đã định hướng phát triển đô thị vệ tinh Phú Xuyên và các dịch vụ chức
năng cấp vùng tại huyện Phú Xuyên, tạo sự phát triển cân bằng giữa vùng đô thị và
nông thôn, giữa khu vực đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh.
Sau khi quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên và quy hoạch chung đô thị vệ
tinh Phú Xuyên được phê duyệt, huyện Phú Xuyên tiếp tục phối hợp với Thành phố
triển khai các đồ án quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh, triển khai quy hoạch chi tiết
khu trung tâm thị trấn, quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn, điều
chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới… để làm cơ sở quản lý, hoàn thiện chỉnh
trang đô thị, nông thôn theo quy hoạch .
Quy hoạch xây dựng là căn cứ quan trọng cho công tác quản lý cấp phép xây dựng. Để
đảm bảo thực hiện đúng theo các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt thì công tác
quản lý cấp phép xây dựng là rất cần thiết. Trong những năm qua Huyện ủy, HĐND và
UBND huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về

cấp phép xây dựng theo các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Vì vậy đã góp
phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc cảnh quan trong trung tâm hành chính của huyện
cũng như các xã, thị trấn, các khu vực nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và các
điểm dân cư nông thôn. Tình hình trật tự xây dựng có chuyển biến so với những năm
trước đây và từng bước đi vào nề nếp…, nếp sống văn minh của người dân trong
huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt.
1


Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn
huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: Việc quản lý cấp phép mới chỉ chú trọng vào
khu vực thị trấn, vùng phát triển đô thị; công tác quản lý sau cấp phép chưa được
thường xuyên; việc cập nhật thông tin pháp luật của người dân còn hạn chế dẫn đến
tình trạng xây dựng không phép, sai giấy phép, lấn chiếm đất, xây dựng sai quy hoạch
làm giảm mỹ quan đô thị, nông thôn…
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và là người làm việc tại phòng chuyên môn về xây
dựng, muốn có những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp của mình, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú
Xuyên – thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp, với mong muốn đóng góp
những hiểu biết của mình trong công tác quản lý cấp phép xây dựng tại địa phương.
2. Mục đích của đề tài
Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý cấp phép xây dựng và đề xuất các
giải pháp quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà
Nội, nhằm tạo diện mạo cho không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, nông thôn góp
phần nâng cao điều kiện sống của cư dân, hướng tới phát triển bền vững.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận các nghiên cứu về công tác quản lý cấp phép xây dựng, thực trạng quản lý
cấp phép xây dựng tại 26 xã và 2 thị trấn trên địa bàn huyện Phú Xuyên từ năm 2012
đến năm 2017.

Các văn bản pháp luật liên quan đến cấp phép xây dựng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề của luận văn, đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra khảo sát, tập hợp các tình huống thực tiễn; phương pháp phân
tích so sánh; phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy; phương pháp
tham vấn ý kiến chuyên gia và một số phương pháp kết hợp khác.

2


4. Kết quả đạt được
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý cấp phép xây dựng và
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện.
Phân tích thực trạng chất lượng công tác quản lý về cấp phép xây dựng trên địa bàn
huyện Phú Xuyên- thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua. Qua đó đánh giá những
kết quả đã đạt được cần phát huy, những vấn đề còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
Nghiên cứu đề xuất những giải pháp trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn
huyện Phú Xuyên.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÉP XÂY
DỰNG
1.1 Khái quát về quản lý cấp phép xây dựng
1.1.1 Khái niệm giấy phép xây dựng
“Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.” (Luật Xây dựng
2014, Điều 3, Khoản 17).

1.1.2 Quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng
Cấp giấy phép xây dựng đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và việc tuân
thủ các quy định của pháp luật có liên quan; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình (dưới đây gọi chung là chủ đầu tư) thực hiện xây dựng công trình nhanh
chóng, thuận tiện. Một trong những biểu hiện rõ nhất về công tác cấp phép xây dựng
chính là diện mạo của những tuyến phố chính, nhất là những tuyến phố mới. Nếu việc
quản lý đất đai, cấp phép xây dựng công khai, minh bạch thì diện mạo các tuyến phố
ngày càng khang trang, hiện đại. Ngoài ra cấp phép xây dựng góp phần bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên, môi trường; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân
tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng các công trình; bảo tồn các di tích lịch sử,
văn hóa, các công trình kiến trúc có giá trị. Làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý
các vi phạm về trật tự xây dựng và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình.
Trước khi Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, công tác quản lý xây
dựng nói chung và cấp phép xây dựng nói riêng còn hạn chế, thiếu công cụ pháp lý cao
nhất là văn bản Luật để hỗ trợ trong quản lý nhà nước về xây dựng. Kể từ khi Luật
Xây dựng có hiệu lực (từ ngày 01/7/2004), Nhà nước đã chính thức luật hóa công tác
cấp phép xây dựng, kế từ đó công tác cấp phép xây dựng càng được chú trọng, từng
bước hoàn thiện.
Nghị định 64/2012/NĐ- CP về cấp giấy phép xây dựng và Nghị định 180/NĐ-CP/2007
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi
4


phạm trật tự xây dựng đô thị là các văn bản pháp lý quan trọng giúp công tác quản lý
cấp phép xây dựng phát huy hiệu quả mạnh mẽ. Ngoài ra, hàng loạt các văn bản pháp
lý liên quan khác như: Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất dộng sản; khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tâng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và
công sở, Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ

chức và hoạt động của thanh tra xây dựng... là những bước nối tiếp quan trọng và vô
cùng cần thiết làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các
văn bản, tài liệu hướng dẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng
được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất, đúng thẩm quyền, phát huy hiệu
quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan.
Đặc biệt, Luật Xây dựng - Luật số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 (gọi tắt là Luật Xây dựng
2014) cùng với các văn bản hướng dẫn liên quan như: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị
định 53/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định các loại
giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng; Thông tư 15/2016/TT-BXD
ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đã
tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả cho công tác quản lý trật tự xây dựng
nói chung và cấp giấy phép xây dựng nói riêng.
1.2 Tổng quan về quản lý cấp phép xây dựng của một số nước trên thế giới
1.2.1 Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về lịch sử văn hóa, phong tục tập
quán, điều kiện tự nhiên… Tuy nhiên, xuất phát điểm và bước đi, cách làm mỗi nước
có khác nhau để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mỗi nước, mỗi địa
phương….Một số thành phố lớn của Trung Quốc có quy mô lớn, có tốc độ phát triển
cao đã và đang trở thành những trung tâm kinh tế lớn thế giới (Hồng Kông, Bắc Kinh,
Thượng Hải, Thâm Quyến…). Các đô thị Việt Nam hầu hết còn ở quy mô nhỏ, đang
bắt đầu phát triển. Việc nghiên cứu học tập, tiếp thu những kinh nghiệm về quản lý cấp
5


phép xây dựng là cần thiết và hữu ích; nhằm sàng lọc, tiếp thu những kiến thức, kinh
nghiệm, cách làm hay của nước bạn để vận dụng vào điều kiện cụ thể cho phù hợp và
hiệu quả; đồng thời khắc phục các hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình phát triển đô

thị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, rút ngắn thời kỳ quá độ xây dựng
Chủ nghĩa Xã hội; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ – công
bằng – văn minh. Một trong những yếu tố đem lại thành công là hệ thống văn bản
pháp luật cũng như bộ máy thi hành pháp luật rất nghiêm khắc, công tác giải phóng
mặt bằng được tập trung vốn, triển khai nhanh cho từng dự án. Do vậy, các công trình
xây dựng và các tuyến đường trong đô thị được cải tạo, mở rộng và tiến hành theo
đúng kế hoạch, tiến độ, quy hoạch được duyệt.
Về kinh nghiệm trong cấp phép xây dựng, quản lý bảo tồn di sản đô thị, các biện pháp
kiểm soát phát triển khu vực Tây Hồ thuộc Hàng Châu, một viên ngọc trong chuỗi
điểm du lịch của Trung Quốc là một ví dụ. Từng vẻ nguyên sơ được lưu giữ. Xa xa,
hút tầm mắt mới thấy những toà nhà cao tầng, những công trình kiến trúc mới của
Hàng Châu. Như vậy những gì hiện đại đều được bố trí lùi xa Tây Hồ và bàn tay con
người không can thiệp thô bạo vào thiên nhiên và những gì mà người xưa để lại.
Không như ở Việt Nam, người ta ngang nhiên xây dựng cây cầu dài hơn nghìn mét
đâm xuyên vùng lõi di sản hỗn hợp Tràng An. Đây cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên của
Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO công nhận. Nó xâm hại rất nghiêm trọng
đến tính toàn vẹn của di sản. Chưa kể trong quá trình xây dựng, cho người vào khai
thác còn ảnh hưởng nhiều đến động thực vật, lại còn đưa vào khai thác du lịch đại trà
nữa thì không biết di sản sẽ bị phá hoại đến mức nào. Tương tự, công trình tượng Bà
Chúa Xứ được xây dựng không phép trong khu vực bảo vệ I của Di tích lịch sử, văn
hóa và danh thắng quốc gia Núi Sam (An Giang) vừa qua đã gây bức xúc rất lớn trong
dư luận. Cho đến nay, dù UBND tỉnh An Giang đã ra văn bản yêu cầu tháo dỡ công
trình nhưng tiến độ vẫn chưa đâu vào đâu. Trước đó, dù đã được UNESCO công nhận
là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993 nhưng Quần thể di tích Cố đô Huế vẫn thường
xuyên phải đối mặt với nạn xâm hại. Nhiều di tích, hiện vật thuộc quần thể Cố đô Huế
như: lăng Khải Định, trường Quốc Tử Giám, bia Quốc học, Cửu vị thần công, Phu
Văn Lâu, Chùa Thiên Mụ... bị tàn phá nghiêm trọng. Những hành vi trên thể hiện sự

6



không tôn trọng di tích, giá trị văn hóa, tinh thần của cha ông để lại. Chính vì vậy
chúng ta càng cần phải học tập kinh nghiệm trong quản lý bảo tồn di sản, quản lý
CPXD của các nước bạn.

Hình 1.1 Hình ảnh thành phố Trung Quốc
1.2.2 Nhật Bản
Bắt nguồn từ quy hoạch. Nhật Bản đã thực hiện quy hoạch và xây dựng đô thị trên
diện rộng, xây dựng quy hoạch vượt địa giới hành chính như quy hoạch xây dựng
vùng thủ đô Tokyo, đưa ra kế hoạch phát triển đồng bộ trên diện rộng giữa xây dựng
đường sắt đô thị và phát triển khu đô thị mới trong vùng thủ đô, đồng thời, thiết lập
khu vực kiểm soát phát triển bằng tầm nhìn rộng, tiến hành xây dựng các khu đô thị
mới để mở rộng đô thị.
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao, do dân số gia tăng quá nhanh, tập trung tại các
đô thị lớn nên tình trạng đô thị phát triển tràn lan, tự phát đã xảy ra. Đối phó với tình
trạng này, Nhật Bản đã đưa ra phương pháp hạn chế mở rộng đô thị: Kiểm soát mở
rộng đô thị, đưa ra kế hoạch xây dựng hạ tầng đô thị bằng hệ thống phân chia khu vực:
Khu vực điều chỉnh đô thị, khu vực đô thị hóa, mở rộng khu vực đô thị hóa. Trong đó,
khu vực đô thị hóa là khu vực đã hình thành đô thị hoặc trong 10 năm được ưu tiên
phát triển thành khu vực đô thị hóa theo quy hoạch, riêng khu vực điều chỉnh đô thị
hóa tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc là khu vực hạn chế đô thị hóa, không đầu tư hạ tầng

7


cơ sở các công trình công cộng ở khu vực này. Trong thời kỳ này, Nhật Bản mở rộng
và phát triển đô thị bằng cách xây dựng các khu đô thị mới. Với mục tiêu phát triển đô
thị hài hòa với môi trường, xây dựng Thành phố gọn - xinh và đô thị sinh thái. Từ đó
làm cơ sở cho công tác cấp phép xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị.


Hình 1.2 Hình ảnh thành phố Nhật Bản
1.2.3 Singapore
Không chỉ nổi tiếng là một quốc đảo xanh-sạch-đẹp, Singapore còn có những công
trình kiến trúc độc đáo, thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới.
Từng tấc đất tại Singapore được nâng niu và sử dụng hiệu quả. Singapore đã áp
dụng chính sách vườn ở bất kì nơi đâu, từ tường nhà tới mái. Đi đến đâu, ta cũng
thấy một màu xanh của cây cối, thiên nhiên. Những điều đó đã “mềm hóa” sự khô
cứng của các đô thị. Với chiến lược quy hoạch “xanh hóa đô thị”, diện tích cây
xanh đã chiếm 50% diện tích toàn thành phố, con số đáng mơ ước đối với nhiều
thành phố khác trên thế giới.
Trong chiến lược “xanh hóa đô thị” của Singapore, Business Park là một trong những mô
hình đáng chú ý và nên học hỏi nhất. Business Park kết hợp hài hòa, thống nhất giữa hai
khái niệm: công viên - park và thương mại - business. Công viên-park với những cảnh
quan, kiến trúc đẹp phục vụ mục đích giải trí. Khu kinh doanh thương mại - business được
thiết kế theo kiểu các nhóm văn phòng làm việc và sản xuất đa dạng, hiện đại.

8


Business Park giúp Singapore giữ lại được những công trình, kiến trúc tự nhiên, có giá
trị. Chẳng hạn việc chính phủ Singapore đầu tư vào dự án sân golf kết hợp với khu
sinh thái Nature Society tại Kranji có hệ động thực vật phong phú, đa dạng vừa có thể
phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả vừa có thể bảo vệ sự đa dạng trong hệ thực vật
và động vật nơi đây, Kranj vốn là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài động vật quý
hiếm, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Thông qua công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng, Singapore vừa đáp ứng được nhu
cầu nhà ở cho người dân vừa giữ gìn môi trường sống xanh sạch đẹp và bảo vệ được
những kiến trúc lâu năm cần thiết theo quy hoạch. Mục đích tối ưu hóa diện tích đất sử
dụng luôn được chú ý và thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Sự kết hợp của quy hoạch dài hạn, có sự kiểm soát chặt chẽ trong công tác cấp phép

xây dựng và thiết kế thông minh đã giúp Singapore phát huy tối ưu tính năng đô thị
hóa trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn.

Hình 1.3 Hình ảnh Business Park – Singapore
1.3 Tổng quan về quản lý cấp phép xây dựng ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Tình hình chung cả nước
Công tác cấp phép xây dựng trong thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi tích cực, tỷ
lệ nhà ở và công trình xây dựng không phép, sai phép đã giảm dần. Chính phủ đã ban
hành Nghị định quy định về cấp giấy phép xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông

9


tư hướng dẫn cụ thể và chi tiết các điều kiện, quy trình cấp phép theo hướng đơn giản
tối thiểu các thủ tục hành chính, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, cá
nhân thực hiện công tác cấp phép xây dựng.
Tuy nhiên, tình trạng xây dựng công trình, nhà ở không phép hoặc sai phép, không
tuân thủ các chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc theo giấy phép xây dựng được cấp vẫn
còn không nhỏ đã làm ảnh hưởng đến không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và gây
bức xúc trong dư luận xã hội. Nguyên nhân là do quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế
đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị ở các địa phương triển khai thực
hiện còn chậm trễ, thiếu cơ sở để xem xét cấp phép xây dựng, dẫn đến phải thỏa thuận
về quy hoạch, kiến trúc đối với từng công trình, nhà ở. Điều này dễ làm nảy sinh tiêu
cực, nhũng nhiễu. Mặt khác, giấy tờ về quyền sử dụng đất chưa đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu; đồng thời đội ngũ thực hiện công tác cấp phép xây dựng đặc biệt là ở cấp
huyện còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hình 1.4 Hình ảnh tòa nhà số 8B Lê Trực xây dựng sai phép
Trên thực tế, chính các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại là
những nơi làm chưa tốt công tác này. Sau hơn 10 năm Luật Xây dựng 2003 có hiệu

lực, những thành phố này rất chậm trễ trong việc công bố công khai quy hoạch chi tiết
xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc nên không có cơ sở để
xem xét cấp phép xây dựng, dẫn đến phải thỏa thuận "xin-cho" về quy hoạch, kiến trúc
đối với từng công trình, nhà ở dẫn đến nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu. Cùng đó, giấy
tờ về quyền sử dụng đất cũng làm rất chậm, không đáp ứng được yêu cầu. Việc “nhà
nước hóa giấy tờ đất ” đã cản trở người dân không được cấp phép xây dựng.
10


Để tiếp tục cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được cấp
phép xây dựng nhằm mục đích quản lý tốt hơn việc xây dựng theo quy hoạch và các
quy định của pháp luật liên quan, Luật xây dựng 2014 đã “thu hẹp” đối tượng phải xin
cấp phép xây dựng. Ví dụ: công trình, nhà ở sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc
các mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc
hay nhà ở riêng lẻ được xây dựng ở nông thôn thì không phải xin cấp phép xây dựng.
Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ được quy định cụ thể theo
từng trường hợp. Trong đó, nhà có quy mô nhỏ, nhà ở nông thôn, nhà xây chen, nhà có
quy mô lớn, nhà trong khu đô thị mới, nhà xây tạm... chỉ còn các loại “giấy” gồm đơn
đề nghị cấp phép xây dựng theo mẫu; bản sao một trong những giấy tờ chứng minh
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thay vì yêu cầu phải có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất như trước đây; một số bản vẽ chủ yếu theo quy định để
quản lý về quy hoạch, kiến trúc. Nếu công trình có quy mô lớn hoặc xây chen thì
không yêu cầu phải có các bản vẽ kết cấu mà thay bằng kết quả thẩm tra thiết kế xây
dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng; văn bản cam kết đảm bảo an toàn cho
công trình lân cận đối với công trình xây chen.
Một trong các thủ tục gây phiền hà nhất hiện nay là thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc
cùng một số quy định khác. Tuy nhiên, Luật Xây dựng 2014 đã quy định tại các khu
vực đô thị đã ổn định nếu chưa có quy hoạch chi tiết thì cơ quan quản lý quy hoạch địa
phương phải ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc hoặc thiết kế đô thị để
làm căn cứ cho người dân thực hiện thiết kế xin cấp phép xây dựng mà không phải

thỏa thuận về quy hoạch, kiến trúc như trước đây.
Cùng đó, thời hạn cấp phép xây dựng cũng được quy định cụ thể. Theo đó, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ
sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây
dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh,
giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Cơ quan cấp phép
xây dựng phải hướng dẫn, công khai các thủ tục, quy trình thực hiện cấp phép; thực
hiện quy trình một cửa liên thông, không được yêu cầu người dân phải lấy ý kiến của
các cơ quan liên quan đến công trình mà trách nhiệm này thuộc về cơ quan cấp phép.
11


Người đề nghị cấp phép xây dựng (chủ đầu tư) có quyền phản ánh trực tiếp đến đường
dây nóng tới ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thanh tra Sở Xây dựng hoặc thanh tra Bộ Xây
dựng những hành vi tiêu cực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác cấp
phép xây dựng để xử lý kịp thời. Người dân có quyền khởi công xây dựng, khi đến
thời hạn mà cơ quan cấp phép không cấp và không có văn bản thông báo lý do không
cấp hoặc chưa cấp. Luật Xây dựng 2014 được ban hành không chỉ tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân xin cấp phép xây dựng mà còn giúp tăng cường công tác quản lý trật
tự xây dựng.
1.3.2 Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội tồn tại dưới dạng: xây dựng không phép, xây dựng
sai phép, xây dựng không theo quy hoạch...Có thể nói, tình trạng xây dựng sai phép,
không phép ở Hà Nội đang diễn ra ở mọi cấp độ, quy mô từ công trình nhà ở gia đình,
trường học, tổ hợp văn phòng kết hợp nhà ở, chung cư mini... và cả những tòa nhà đồ
sộ lên tới hàng chục tầng. Tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc
cho dư luận.
Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2017 thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại 154 công trình
vi phạm trật tự xây dựng của năm 2015 và 2016; 345 công trình vi phạm mới của năm
2017 chưa được xử lý dứt điểm. Giám đốc Sở Xây dựng Lê Đức Dục thừa nhận, mặc dù

hy vọng sẽ giải quyết triệt để nhưng trên thực tế những tồn đọng vẫn còn kéo dài, sẽ tiếp
tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, giải pháp quy hoạch, cấp phép xây dựng…
Dù số vi phạm được xem là có giảm hơn vài năm trước nhưng với những con số trên
cho thấy vấn đề trật tự xây dựng ở Hà Nội, đặc biệt là vấn đề xây dựng sai phép,
không phép còn đang nóng bỏng, nhức nhối và khó giải quyết. Nguyên nhân được Sở
Xây dựng Hà Nội chỉ ra là do công tác chỉ đạo điều hành của UBND các quận, huyện,
thị xã còn chưa sát sao, buông lỏng quản lý, thiếu hiệu quả trong việc xử lý vi phạm;
đội thanh tra xây dựng còn dung túng, bao che, thiếu tinh thần trách nhiệm, …
Liên tục trong các năm 2015, 2016, dự án Mỹ Sơn Tower ở số 62 Nguyễn Huy Tưởng,
phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân đã bị cơ quan chức năng kiểm tra, phát
hiện hàng loạt sai phạm. Chủ đầu tư dự án này đã thi công trái với Giấy phép xây dựng
12


và hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Cụ thể là xây dựng tăng diện tích sàn và xây vượt
nhiều tầng. Mặc dù đã bị UBND phường Thanh Xuân Trung lập hồ sơ và ban hành
Quyết định số 351/QĐ-CTUBND đình chỉ thi công, nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình thi
công dẫn đến hậu quả nghiệm trọng: Ngày 17/1/2016, các công nhân đang hoàn thiện
cầu thang ở tầng 10 thì bất ngờ giàn giáo đổ sập khiến 7 công nhân bị thương, trong đó
có 1 người đã tử vong. Dù vậy, hơn 1 năm sau, quận Thanh Xuân mới có kiến nghị
UBND thành phố Hà Nội có hình thức xử lý: Phạt tiền 1,5 tỷ đồng; tước quyền sử
dụng Giấy phép xây dựng đã cấp. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ phần
công trình xây dựng không đúng với Giấy phép xây dựng.

Hình 1.5 Hình ảnh dự án Mỹ Sơn Tower xây dựng sai phép
Cũng tại địa bàn quận Thanh Xuân, chủ đầu tư công trình chung cư mini số 4, ngõ 80,
phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang đã cố tình thi công sai so với giấy phép
xây dựng được cấp, bởi theo Giấy phép xây dựng số 497/2015 do UBND quận Thanh
Xuân cấp thì công trình này có mật độ xây dựng 77%, diện tích được xây dựng là
436m2. Nhưng thực tế, công trình xây dựng với mật độ lên tới hơn 90% và được thiết

kế mỗi tầng 13 căn hộ/sàn. Với sai phạm trên, chủ đầu tư công trình này đã thu lợi lên
tới hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, dự án chung cư mini này đã
khiến cho nhà dân xung quanh bị rạn nứt, sụt lún.

13


Không thể không đề cập tới hai công trình sai phạm “điển hình” là tòa nhà số 8B Lê
Trực và tòa nhà HH-01 tại dự án Khu chức năng đô thị Đại Mỗ ở phường Đại Mỗ,
quận Nam Từ Liêm do Công ty Công ty cổ phần địa ốc Alaska làm chủ đầu tư. Nếu
như công trình số 8B Lê Trực xây cao hơn giấy phép 16 m (tương đương 5 tầng); tăng
diện tích lên tới 6.000 m2, thì tại dự án Khu chức năng đô thị Đại Mỗ, chủ đầu tư đã
“âm thầm” xây dựng tòa nhà HH-01 khi chưa hề được cơ quan chức năng cấp phép.
Đây là những sai phạm thể hiện rõ thái độ xem thường pháp luật.

Hình 1.6 Hình ảnh tòa nhà HH-01 xây dựng không phép
Trước thực trạng trên, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương mạnh tay xử lý dứt
điểm các trường hợp tồn đọng từ các năm trước cho đến thời điểm hiện tại. Năm 2018,
Sở Xây dựng sẽ tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra trong hoạt động xây
dựng, hạ tầng đô thị, tập trung vào các khu đô thị trên địa bàn, các dự án phát triển nhà
ở nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm từ khi mới phát sinh, không để dẫn đến
tình trạng nghiêm trọng.
1.3.3 Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Việc xử lý công trình, nhà ở xây dựng trái phép, không phép tại TP Hồ Chí Minh là “bài
toán” hóc búa đối với TP Hồ Chí minh trong suốt nhiều năm qua bởi TP Hồ Chí Minh có
lượng người nhập cư rất lớn. Lượng người từ các tỉnh, thành trong cả nước đổ về TP Hồ

14



Chí Minh sinh sống, làm việc tăng mạnh, trong khi giá bất động sản quá cao đã khiến
nhiều người không thể mua đất, mua nhà. Hàng ngàn người đã lao vào “cuộc chơi may
rủi” khi mua đất không được cấp phép xây dựng để làm nhà, cơi nới nhà cửa trái
phép…với mong muốn có một chỗ an cư ổn định. Thế nhưng, những lô đất giá rẻ, những
căn nhà giá chỉ vài trăm triệu đồng đã đưa người dân đến cảnh “tiền mất tật mang”.
Mặc dù chính quyền TP Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh nhưng tình
trạng xây dựng không phép, sai phép vẫn gia tăng trên địa bàn. Việc tìm ra giải pháp
nhằm ngăn chặn tình trạng xây dựng trái phép đang là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu
với các ngành chức năng và lãnh đạo các quận, huyện của Thành phố.
Theo Báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết năm 2017,
triển khai nhiệm vụ 2018 và tổng kết phong trào thi đua yêu nước do Sở Xây dựng
TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng 24/01/2018: “Sở Xây dựng cũng đã tiếp nhận kiểm tra
xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên 56.000 giấy phép xây dựng, tăng hơn 2.200
giấy phép so với cùng kỳ năm 2016. Qua quá trình kiểm tra xử lý đã phát hiện và xử
lý 3.430 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, tăng gần 18% tương đương 521 trường
hợp. Trong đó, sai phép 1.134 trường hợp, tăng 176 trường hợp so với 2016, nhiều
nhất vẫn là ở quận 9, quận 7 và quận 2; không phép 1.658 trường hợp chủ yếu ở
huyện Củ Chi, quận 2 và huyện Nhà Bè”. Ngoài ra, Với đặc điểm đô thị hoá mạnh
mẽ, lượng người nhập cư tập trung tăng nhanh, trong thời gian qua huyện Bình
Chánh là một trong những điểm nóng về tình hình xây dựng nhà không phép, trái
phép, nhất là tại những khu vực được quy hoạch làm dự án gây bức xúc dư luận. Hệ
lụy là phá vỡ quy hoạch đô thị, hình thành nên những khu dân cư không đảm bảo hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Không người dân nào muốn xây nhà không phép hoặc sai phép để rồi bị phạt tiền hoặc
phải phá dỡ. Việc quy hoạch tùy theo ý kiến chủ quan của một bộ phận nào đó mà
không lấy ý kiến rộng rãi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư hoặc có
lấy ý kiến thì cũng qua loa, đại khái, không căn cứ vào thực tế, đời sống của người
dân; thời hạn thực hiện quy hoạch thì không biết bao giờ. Rất nhiều quy hoạch “treo”
đã đẩy người dân đến tình trạng khốn khổ.
15



Hình 1.7 Hình ảnh xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn huyện Bình Chánh
Từ những thực trạng trên, năm 2018, TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xóa bỏ các dự án
quy hoạch “treo” và thí điểm mô hình “đăng ký xây dựng”. Hi vọng đây sẽ là một
trong những giải pháp thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho người dân cũng như tạo điều
kiện cho nhân dân được xây sửa nhà một cách nhanh chóng, thuận tiện.
1.4 Kết luận chương 1
Từ khi Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực thì công tác quản lý trật tự xây dựng nói
chung và cấp phép xây dựng nói riêng ngày càng được chú trọng và dần đi nào nề nếp.
Tuy nhiên, theo phản ánh của dư luận, việc cấp giấy phép xây dựng còn phức tạp về
thủ tục, gây phiền hà cho các nhà đầu tư, hệ quả là công trình xây dựng không phép,
sai phép, không đúng quy hoạch còn xảy ra, chính quyền địa phương không kiểm soát
được hết việc tuân thủ quy hoạch trong hoạt động xây dựng.
Do vậy, cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, sát sao của chính quyền các cấp trong công tác
cấp phép xây dựng. Cần có một đội ngũ cán bộ, công chức luôn vì dân phục vụ, không
bao che, dung túng cho các hành vi sai phạm. Ngoài ra, việc học tập kinh nghiệm về
quản lý xây dựng của các nước trên thế giới là hết sức cần thiết, đảm bảo công tác quy
hoạch phải đi trước một bước trên cơ sở phát triển phải đi đôi với bảo tồn.

16


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP
PHÉP XÂY DỰNG
2.1 Cơ sở khoa học về quản lý cấp phép xây dựng
2.1.1 Quan niệm quản lý nhà nước về cấp phép xây dựng
- Quản lý Nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà
nước; sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân trên
tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện,

nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
- Quản lý cấp phép xây dựng có thể hiểu đó là hoạt động của cơ quan quản lý Nhà
nước sử dụng các công cụ, chính sách nhằm đảm bảo các quy định pháp luật về cấp
phép xây dựng và các quy định có liên quan được thực hiện một cách nghiêm túc.
Hoạt động quản lý cấp phép xây dựng được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động
cấp GPXD và việc thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến
giấy phép xây dựng.
- Giấy phép xây dựng: “Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công
trình”. (Luật Xây dựng năm 2014, Điều 3, Khoản 17).
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Việc xin phép xây
dựng công trình được coi là cơ sở đảm bảo quản lý nhà nước về xây dựng, đặc biệt là
việc xây dựng theo quy hoạch và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi xây dựng công
trình, nhà ở; đồng thời là một trong những cơ sở để giám sát, kiểm tra, xử lý các vi
phạm về trật tự xây dựng.
Có thể nói giấy phép xây dựng như tấm vé thông hành đối với các tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình (chủ đầu tư), là tiền đề để họ có thể thực hiện việc xây dựng, cải tạo, sửa
chữa, di dời công trình. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định pháp luật hiện
hành về giấy phép xây dựng (như khu vực cần xin cấp phép xây dựng, đối tượng phải
17


×