Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công các công trình đường giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM TIẾN THÀNH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHẠM TIẾN THÀNH

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số:



8-58-03-02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TẠ VĂN PHẤN

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Phạm Tiến Thành

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của gia
đình, thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp, tác giả đã hoàn thành xong luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành quản lý xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý
chất lượng thi công các công trình đường giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS.Tạ Văn Phấn đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Các kết quả đạt được trong luận văn là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học cũng như
thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công công trình
đường giao thông. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và

trình độ bản than có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những lời chỉ bảo góp ý của các thầy cô, bạn bè và các đồng nghiệp.

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TÁC TỔ
CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG ......................................3
1.1 Chất lượng công trình xây dựng và các thuộc tính của nó ........................................3
1.1.1 Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng .......................................3
1.1.2 Các thuộc tính chất lượng sản phẩm xây dựng ......................................................3
1.1.3 Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng công trình ..............................................4
1.2 Một số thành tựu, vướng mắc trong hệ thống giao thông tỉnh Ninh Bình ................5
1.2.1 Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh và một số thành tựu đạt được ....................6
1.2.2 Một số vướng mắc trong ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ...............7
1.2.3 Cách khắc phục những tồn tại trong hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình .................................................................................................................................7
1.3 Một số hư hỏng thường gặp ở các công trình giao thông đường bộ và nguyên nhân
.........................................................................................................................................8
1.3.1 Các hư hỏng nền, mặt đường thường gặp khi tham gia giao thông ....................... 9
1.3.2 Nguyên nhân chính gây hư hỏng mặt đường ....................................................... 14
1.4 Những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức thi công công trình đường giao thông: .15
1.4.2 Đặc điểm của công trình đường giao thông ......................................................... 15
1.4.3 Lựa chọn phương pháp thi công ...........................................................................16
1.4.4 Tổ chức phân chia không gian thi công................................................................ 19
1.4.5 Phân tích, tổ chức thi công các quá trình thành phần ...........................................20

1.4.6 Một số vấn đề về tổ chức thi công nền đường ô tô và các công trình trên đường21
1.5 Những vấn đề còn tồn đọng của các chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động quản
lý chất lượng công trình .................................................................................................22
1.6 Kết luận chương 1 ...................................................................................................28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ........................................................... 29

iii


2.1 Hệ thống các văn bản khoa học quy định liên quan đến thi công xây dựng công
trình ............................................................................................................................... 29
2.1.1 Hệ thống văn bản của nhà nước về lĩnh vực xây dựng ........................................ 29
2.1.2 Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn............................................................................... 35
2.2 Đặc điểm kỹ thuật của công trình giao thông ......................................................... 36
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công công trình giao thông ................. 37
2.3.1 Nhân tố khách quan .............................................................................................. 37
2.3.2 Nhân tố chủ quan.................................................................................................. 38
2.4 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ................................................... 41
2.4.1 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
....................................................................................................................................... 42
2.4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác
động đến chất lượng thi công công trình ....................................................................... 50
2.5 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG
TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH - ÁP DỤNG
CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN YÊN MÔ .............. 54
3.1 Giới thiệu về ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Mô .......................... 54
3.1.1 Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ................................................................ 54
3.1.2 Tổ chức bộ máy đơn vị ......................................................................................... 55

3.1.3 Nhân sự của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình
....................................................................................................................................... 59
3.1.4 Công tác quản lý chất lượng thi công công trình của ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình.................................................................... 61
3.2 Giới thiệu về dự án: Đường ô tô đến trung tâm các xã Mai Sơn, Khánh Thượng,
Khánh Thịnh thuộc các xã miền núi khó khăn mới chia tách của huyện Yên Mô - tỉnh
Ninh Bình ...................................................................................................................... 67
3.2.1 Mục tiêu của dự án ............................................................................................... 67
3.2.2 Quy mô, công suất ................................................................................................ 68
3.2.3 Nội dung đầu tư chính .......................................................................................... 71
3.2.4 Tổng mức đầu tư .................................................................................................. 72

iv


3.3 Quá trình thực hiện dự án, những tồn tại và giải pháp khắc phục ........................... 72
3.3.1 Quá trình thực hiện dự án ..................................................................................... 72
3.3.2 Những vấn đề tồn tại và các giải pháp khắc phục ................................................73
3.4 Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công đường
giao thông đối với ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình
.......................................................................................................................................78
3.4.1 Giải pháp về quản lý nhân sự ...............................................................................78
3.4.2 Giải pháp quản lý chất lượng ...............................................................................78
3.4.3 Giải pháp về quản lý tiến độ thi công ...................................................................82
3.4.4 Giải pháp về quản lý khối lượng thi công ............................................................ 83
3.4.5 Giải pháp về quản lý chi phí đầu tư xây dựng ...................................................... 84
3.4.6 Giải pháp về đấu thầu và hợp đồng xây dựng ...................................................... 84
3.4.7 Giải pháp về an ninh, an toàn lao động, vệ sinh môi trường ................................ 86
3.5 Kết luận chương 3 ...................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hư hỏng mặt đường dạng lún vệt bánh xe ....................................................... 9
Hình 1.2 Hư hỏng mặt đường dạng lún nứt ổ gà (Cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình) .......... 11
Hình 1.3 Hư hỏng mặt đường dạng nứt thành lưới ....................................................... 12
Hình 1.4 Hư hỏng mặt đường dạng mất mát vật liệu bề mặt ........................................ 13
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ban quản lý dự án .................................................................... 56
Hình 3.2 Sơ đồ kiểm tra chất lượng đầu vào ................................................................. 79
Hình 3.3 Sơ đồ quản lý thiết bị máy móc thi công........................................................ 81
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức nghiệm thu bộ phận công trình ............................................... 82

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thành phần hạt của vật liệu cấp phối đá dăm ................................................45
Bảng 2.2 Thời gian cố kết của bê tông ..........................................................................48
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp năng lực của cán bộ ban quản lý ...........................................59

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình từng bước hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay thì vấn đề

về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là hết sức cấp thiết và được đặt lên hàng đầu.
Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để có thể đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu
tư cơ sở vật chất, tài sản thì mới có thể phát triển một cách hoàn thiện nhất, vì thế xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông chính là nền móng quan trọng cho sự phát triển kinh tế
của đất nước và là tiền đề để thu hút đầu tư từ nước ngoài đến thị trường Việt Nam.
Một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng
trong việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Trong những năm qua, hoạt động xây dựng đã có sự phát triển mạnh mẽ cả
về số lượng và chất lượng, nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đem
lại những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn góp phần vào thành tựu đổi mới chung của
đất nước trong những năm qua, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực Nam miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực
đồng bằng sông Hồng dù chỉ có hai huyện Duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa
hình bằng phẳng. Nhưng nông nghiệp lại đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế
của tỉnh. Việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công các công trình xây dựng
giao thông, thủy lợi để sớm đưa công trình vào sử dụng lâu dài và để phục vụ mục tiêu
phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp thiết
hàng đầu.
Xuất phát từ các vấn đề đó cùng với sự đồng ý của khoa Công trình trường đại học
Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của TS. Tạ Văn Phấn nên tác giả đã
lựa chọn luận văn: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công các
công trình đường giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công các công trình đường

giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Áp dụng cho ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Yên Mô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu công tác quản lý chất lượng
thi công công trình đường giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến công tác quản lý chất
lượng thi công các công trình dựa trên tính cấp thiết của đề tài. Góc độ chủ thể quản lý
là ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Mô - tỉnh Ninh Bình.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các nghiên cứu đã
thực hiện trước đó, ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng công trình thi công các
công trình của các nước phát triển.
Phương pháp điều tra, thu thập: tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu bao gồm các
văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất lượng thi công công trình, các hồ sơ, báo
cáo, quyết định của chủ đầu tư.

2


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG
TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG
1.1 Chất lượng công trình xây dựng và các thuộc tính của nó
1.1.1 Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà
ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.

Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.
Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy
hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi
trường…), không kinh tế thì cũng không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình.
Từ khái niệm trên ta có thể hiểu rằng chất lượng công trình xây dựng là sự đạt được và
tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật đã được thiết kế và
phê duyệt của các cấp có thẩm quyền từ trước như vậy chất lượng công trình xây dựng
là chất lượng của cả một quá trình từ chất lượng khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát,
chất lượng của các bản vẽ thiết kế, thi công, tổ chức thi công, lắp đặt, giám sát, giám
định, đưa công trình vào vận hành khai thác, đến khâu bảo hành công trình và đến hết
thời hạn sử dụng thực tế của công trình.
1.1.2 Các thuộc tính chất lượng sản phẩm xây dựng
Các thuộc tính kỹ thuật: nó phản ánh công dụng, chức năng của chất lượng xây dựng,
được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hóa
của vật liệu sử dụng. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau đảm
bảo sự bền lâu và hiệu quả sản phẩm xây dựng. Một công trình giao thông có chất
3


lượng tốt cần được xây dựng bằng những vật liệu đạt được những chỉ tiêu kỹ thuật
theo các tiêu chuẩn đã được ban hành.
Các yếu tố thẩm mỹ: nhóm thuộc tính này phản ánh đặc trưng về sự truyền cảm, sự
hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc,
trang trí, tính hiện đại.
Thuộc tính về tuổi thọ: đây là yếu tố đặc trưng cho chất lượng xây dựng giữ được khả
năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định

trên cơ sở bảo đảm đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo
dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn của
người tiêu dùng.
Độ an toàn: những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành, an toàn đối với sức khoẻ
người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với chất lượng
xây dựng.
Mức độ gây ôi nhiễm: cũng giống như độ an toàn, mức độ gây ô nhiễm được coi là
một yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ đối với chất lượng xây dựng.
Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận chuyển, bảo quản,
dễ sử dụng và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng.
Tính kinh tế: đây là yếu tố rất quan trọng đối với chất lượng xây dựng, khi sử dụng có
tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong xây dựng
và sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng xây dựng
và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.1.3 Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng công trình
Yêu cầu:
- Chất lượng công trình phải phản ánh được khả năng đáp ứng được các yêu cầu về
chức năng kỹ thuật, giá trị sử dụng mà công trình có thể đạt được.
- Các thuộc tính chất lượng công trình là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều bộ
phận hợp thành. Chất lượng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của công trình mà
4


còn phản ánh trình độ, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mỗi khu vực
trong từng thời kỳ.
- Chất lượng công trình được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình. Vì
vậy, phải xem xét nó một cách chặt chẽ giữa các quá trình trước trong và sau quá trình
sản xuất.
- Chất lượng công trình cần được xem xét chặt chẽ giữa các yếu tố tác động trực tiếp,
gián tiếp, bên trong và bên ngoài công trình.

Đặc điểm:
- Chất lượng công trình là một phạm trù kinh tế kỹ thuật và xã hội.
- Chất lượng công trình có tính tương đối thay đổi theo không gian, thời gian, có thể trong
giai đoạn này công trình được coi là chất lượng nhưng trong giai đoạn sau dù vẫn giữ
nguyên nhưng lại là một công trình không chất lượng. Có thể một công trình ở địa phương
này được coi là một công trình có chất lượng nhưng ở địa phương khác thì không.
- Chất lượng công trình tuỳ thuộc và từng loại thị trường cụ thể. Nó có thể được đánh
giá cao ở thị trường này, nhưng không được đánh giá cao ở trị trường khác, có thể phù
hợp với đối tượng này, nhưng không phù hợp với đối tượng khác.
- Chất lượng công trình có thể được đo lường và đánh giá thông qua các tiêu chuẩn cụ thể.
- Chất lượng công trình phải được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ quan. Tính
chủ quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn gọi là chất lượng thiết
kế. Tính khách quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự tuân thủ thiết kế.
- Chất lượng công trình chỉ thể hiện đúng trong những điều kiện cụ thể, không có chất
lượng cho mọi đối tượng khách hàng trong mọi điều kiện tiêu dùng cụ thể.
1.2 Một số thành tựu, vướng mắc trong hệ thống giao thông tỉnh Ninh Bình
Hệ thống giao thông là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, lĩnh vực giao thông vận tải của cả nước từng bước đã có sự phát triển,
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.

5


1.2.1 Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh và một số thành tựu đạt được
Theo số liệu của Sở Giao thông - Vận tải Ninh Bình, trước khi tái lập tỉnh (năm 1992),
Ninh Bình chỉ có khoảng 34km đường quốc lộ, 101,8km đường nội tỉnh. Các tuyến
đường và hệ thống cầu cống đều có quy mô nhỏ hẹp, tải trọng thấp; chất lượng mặt
đường xấu, phần lớn là mặt đường đá dăm hoặc cấp phối đã bị hư hỏng xuống cấp
nghiêm trọng, giao thông đi lại hết sức khó khăn. Hệ thống giao thông nông thôn còn

thiếu, quy mô nhỏ hẹp, một số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, chủ yếu là mặt
đường đất hoặc cấp phối, bị xuống cấp nghiêm trọng, việc đi lại rất khó khăn.
Sau ngày tái lập tỉnh, Ninh Bình đã xác định tầm quan trọng của hệ thống giao thông
là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cần được ưu tiên đầu tư
trước, với tốc độ nhanh hơn so với các ngành kinh tế khác, làm tiền đề, tạo động lực
cho các ngành kinh tế khác phát triển. Theo đó, Ninh Bình đã đưa vào các nghị quyết
trong các kỳ đại hội đảng bộ tỉnh và quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực
hiện. Quán triệt tinh thần các nghị quyết của các kỳ đại hội, 20 năm qua tỉnh Ninh
Bình đã đặc biệt quan tâm, đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông. Trên cơ sở phát
huy nội lực của tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng
Thế giới, Tổ chức JICA (Nhật Bản)… và sự đóng góp của nhân dân theo phương thức
Nhà nước và nhân dân cùng làm đối với các công trình xã hội hoá giao thông, hệ thống
cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng kể. Đến
nay, chiều dài đường quốc lộ qua địa bàn là 132,6km, đường tỉnh là 197,7km, đường
đô thị là 171,14km.
Hệ thống giao thông nông thôn cũng có bước phát triển tích cực. Ninh Bình đã phát
động phong trào giao thông nông thôn sâu rộng trong toàn tỉnh, với tinh thần Nhà
nước và nhân dân cùng làm; có cơ chế, chính sách hỗ trợ, huy động vật liệu tại địa
phương; đồng thời tranh thủ mọi nguồn vốn của các dự án nước ngoài để làm đường
giao thông nông thôn. Ninh Bình đã triển khai 2 dự án hỗ trợ giao thông nông thôn của
Ngân hàng Thế giới tại Ninh Bình. Năm 2002, Ninh Bình đã thực hiện Dự án giao
thông nông thôn WB2 cải tạo gần 400km đường và 3 cầu; năm 2009 triển khai Dự án
giao thông nông thôn WB3 gồm 15 tuyến đường và 1 cầu (tổng chiều dài 36,8km và
01 cầu/29m).
6


Đến nay, Ninh Bình đã triển khai được với khối lượng nâng cấp, cải tạo và xây dựng
mới với tổng chiều dài trên 1.800km đường giao thông các loại, trong đó trên 600km
đường bê tông xi măng, trên 200km đường bê tông asphal và nhựa; xây dựng mới gần

175 cầu các loại, với tổng chiều dài 2.439m; xây dựng trên 10.000 m2 diện tích bến
xe, trạm dừng nghỉ… Do đó, Ninh Bình đã nâng cao được năng lực vận tải của cầu
đường và hình thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, từng bước đồng bộ trên
phạm vi toàn tỉnh cũng như trong khu vực đồng bằng sông Hồng.
1.2.2 Một số vướng mắc trong ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong những năm qua, hoạt động giao thông vận tải
ở Ninh Bình hiện vẫn còn bộc lộ những tồn tại, khó khăn vướng mắc cần được các
cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ, đó là: hạ tầng giao thông chưa
được hoàn chỉnh; việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn
(vốn đầu tư cho xây dựng và công tác bảo trì, công tác giải phóng mặt bằng; giá
nguyên, nhiên, vật liệu tăng; thể chế về quản lý đầu tư xây dựng ban hành chưa kịp
thời, còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; năng lực của một số nhà thầu còn hạn chế...),
chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế của
địa phương và khu vực, nhất là chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển công nghiệp, đô
thị hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Thực tế hiện nay, một số tuyến quốc lộ kết nối
liên vùng và đường giao thông nội tỉnh đang trong tình trạng quá tải. Các dịch vụ vận
tải chậm đổi mới, sự kết hợp giữa các loại hình vận tải chưa thật sự đồng bộ và phát
huy hiệu quả. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong hoạt động giao thông vận tải còn hạn
chế. Tình hình trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp. Công tác quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng công trình giao thông và lĩnh vực vận tải còn nhiều khó khăn,
nhất là quản lý đấu thầu, quản lý chất lượng công trình và quản lý lực lượng vận tải
ngoài quốc doanh.
1.2.3 Cách khắc phục những tồn tại trong hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng. Tăng cường
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư, các
ban quản lý dự án trong chuẩn bị và thực hiện dự án. Phối hợp tốt với các sở, ngành,
địa phương để đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho
7



các dự án. Tăng cường giám sát cộng đồng, công tác phản biện xã hội và chống thất
thoát trong xây dựng cơ bản.
- Tranh thủ sự ủng hộ tạo điều kiện của các bộ, ngành Trung ương, phối hợp chặt chẽ
với các địa phương trong tỉnh, các tỉnh trong vùng... thực hiện tốt công tác rà soát điều
chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông trên địa bàn và tổ chức quản lý thực hiện theo
đúng quy hoạch.
- Để khắc phục khó khăn về nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa
bàn tỉnh do ngân sách tỉnh còn khó khăn, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đầu
tư, trong khi nhu cầu để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải là rất lớn. Sở Giao
thông - Vận tải phải chủ động phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương
nghiên cứu, đề xuất với tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh các phương
án về chính sách để huy động các nguồn vốn.
- Tổ chức rà soát, đánh giá xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, bổ sung quy
hoạch nguồn nhân lực trong ngành, đặc biệt là nguồn nhân lực có năng lực quản lý
giỏi và chuyên môn kỹ thuật cao, các kỹ sư đầu ngành, lực lượng công nhân kỹ thuật
lành nghề để chủ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao đặt ra đối với ngành.
- Triển khai tốt pháp luật về giao thông - vận tải. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về giao thông – vận tải. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bảo trì
công trình giao thông. Có biện pháp tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động
đào tạo lái xe. Kiểm tra chặt chẽ và hiệu quả công tác thanh tra giao thông; đẩy mạnh
cải cách hành chính trong công tác quản lý; tăng cường công tác giáo dục đạo đức
nghề nghiệp cho lái xe. Có kế hoạch cụ thể chủ động phối hợp với các địa phương, cơ
quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao
thông, văn hóa giao thông trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là các đối tượng thanh,
thiếu niên, sinh viên, học sinh và công nhân lao động.
1.3 Một số hư hỏng thường gặp ở các công trình giao thông đường bộ và nguyên
nhân
Sau một thời gian khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, do tác động của tải trọng,
các yếu tố thời tiết, khí hậu thủy hải văn, lũ lụt … sẽ làm cho công trình bị xuống cấp

và bắt đầu xuất hiện những hư hỏng. Những hư hỏng xuất hiện nhiều hay ít, nặng hay
nhẹ tùy thuộc vào cấp loại công trình và mức độ khai thác sử dụng cũng như lưu lượng
8


xe trên một đơn vị thời gian, tải trọng xe khai thác cho phép và diễn biến thực tế tải
trọng các phương tiện lưu thông, kết cấu công trình đặc điểm khí hậu, địa chất … và
mức độ duy tu, bảo dưỡng của các đơn vị liên quan.
Thực tế cho thấy rằng khi nghiệm thu bàn giao các hạng mục công trình đưa vào khai
thác sử dụng thì vấn đề duy tu, bảo dưỡng đường bộ là rất quan trọng. Nó là yếu tố rất
lớn ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình cũng như đảm bảo năng lực khai thác một cách
hiệu quả, an toàn cho công trình và cho tất cả những người, phương tiện tham gia trên
cung đường đó.
1.3.1 Các hư hỏng nền, mặt đường thường gặp khi tham gia giao thông
Có thể phân loại các hư hỏng mặt đường bê tông nhựa thành bốn dạng hư hỏng cơ bản
phổ biến là: biến dạng mặt đường, nứt, mất mát vật liệu bề mặt và lún nứt “cao su”.
Biến dạng mặt đường
Biến dạng mặt đường là dạng hư hỏng phổ biến hiện nay thường thể hiện ở ba dạng hư
hỏng sau: hằn lún vệt bánh xe, lún lõm và lượn sóng.
Vệt lún bánh xe thường xuất hiện dọc theo vệt bánh xe và có khuynh hướng phát triển
ra phía lề đường, được hình thành do các nguyên nhân: sự biến dạng của bê tông nhựa
do tác dụng đầm nén của bánh xe, do ứng suất cắt lặp đi lặp lại của bánh xe tác dụng
(đây là nhân tố cơ bản).

Hình 1.1Hư hỏng mặt đường dạng lún vệt bánh xe
9


Hằn lún vệt bánh xe là dạng hư hỏng do hỗn hợp vật liệu mặt đường di chuyển khi
chịu tải trọng tác dụng của bánh xe. Hiện tượng này có thể xảy ra do hiện tượng đầm

nén thứ cấp của tải trọng giao thông hay do hỗn hợp mất ổn định trong trạng thái dẻo chảy, thông thường là do cả hai và phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi trường và
điều kiện tác dụng của tải trọng.
Ngoài ra, các nhân tố do vật liệu cũng ảnh hưởng đến độ lún vệt bánh xe: thành phần
cấp phối, độ nhám bề mặt cốt liệu, hình dạng hạt và cỡ hạt, loại nhựa sử dụng, độ rỗng
dư, độ rỗng cốt liệu, phần trăm lỗ rỗng lấp đầy bằng nhựa đường, độ ẩm, nhiệt độ, độ
lớn của áp lực tác dụng và số lần tác dụng của tải trọng.
Giải pháp chung cho vấn đề này là cải tiến nâng cao chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa
theo hướng sử dụng nhựa cải tiến, biện pháp ổn định nhiệt độ cao trong hỗn hợp bê
tông nhựa, bê tông nhựa cốt sợi, sử dụng cốt liệu đá có cường độ cao, đường cong cấp
phối hạt thiết kế phải trơn liên tục trong khoảng giữa hai miền giới hạn, không đột biến
gẫy khúc. Ngoài ra, còn phải cải tiến về khâu thiết kế, công nghệ chế tạo bê tông nhựa
và thi công mặt đường bê tông nhựa.
Lún và lượn sóng là hiện tượng hư hỏng do biến dạng trượt trong lớp kết cấu mặt
đường có nguyên nhân chủ yếu từ độ ổn định của kết cấu mặt đường. Chất lượng hỗn
hợp bê tông nhựa kém, sử dụng loại nhựa không phù hợp, hàm lượng nhựa lớn và sự
liên kết các lớp vật liệu trong kết cấu áo đường không tốt là các nguyên nhân chính
của hiện tượng này. Ngoài ra, còn có nguyên nhân kết hợp là do tải trọng ngang của
bánh xe lên mặt đường.
Nứt
Nứt có nhiều loại hình nứt khác nhau, xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Một số
dạng nứt mặt đường như nứt ngang, nứt dọc, nứt lưới, nứt hình parabol… bắt nguồn từ
các nguyên nhân như: tải trọng, thi công không đảm bảo chất lượng, nhiệt độ trong
hỗn hợp, độ ẩm cao của nền đường (chứa nước), thay đổi độ ẩm và nhiệt độ trong các
lớp phía dưới.

10


Hình 1.2 Hư hỏng mặt đường dạng lún nứt ổ gà (Cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình)
- Nứt do mỏi:

Dạng này xảy ra khi các tải trọng tác dụng gây ra ứng suất kéo vượt quá cường độ chịu
kéo của bê tông nhựa. Dấu hiệu sớm của dạng này là sự xuất hiện các vết nứt dài
không liên tục theo vệt bánh xe, sau đó phát triển dần lên do một số điểm các vết nứt
trong cấu trúc trong hỗn hợp nối lại với nhau hình thành vùng nứt lớn hơn. Các vết nứt
phát triển cho đến khi hình thành nứt kiểu da cá sấu. Mặt đường sẽ tiếp tục nứt nặng
hơn nữa đến khi xuất hiện “ổ gà”.
Hiện tượng nứt mỏi xảy ra thông thường do phối hợp các nguyên nhân: tải trọng nặng
trùng phục nhiều trên mặt đường, lưu lượng và xe nặng tăng vọt quá mức dự báo của
thiết kế. Ngoài ra, mặt đường có bề dày nhỏ hay các lớp dưới yếu làm xuất hiện độ
võng lớn trên mặt đường khi có tác dụng của tải trọng. Độ võng mặt đường lớn làm
tăng ứng suất kéo ở phía đáy của lớp bê tông nhựa làm phát sinh vết nứt. Chất lượng
xây dựng kém, đầm nén không đủ, thi công trong thời tiết bất lợi, hàm lượng nhựa
thiếu, thoát nước mặt đường kém làm giảm cường độ của nền móng bằng vật liệu
không gia cố cũng góp phần làm tăng khả năng phát sinh vết nứt hay chất lượng lớp
dính bám kém làm tăng ứng suất kéo dưới đáy bê tông nhựa.

11


-Nứt thành lưới
Là loại hư hỏng phát triển từ vết nứt ngang và nứt dọc, nguyên nhân thường là nứt do
nhiệt kết hợp với hiện tượng xơ hóa bề mặt vết nứt. Loại nứt này thường xuất hiện trên
những khu vực rải bê tông bề mặt lớn. Đây là hiện tượng hư hỏng có liên quan đến
chiều dày bê tông nhựa chưa đạt yêu cầu hay do dính bám không tốt. Quá trình xuống
cấp mặt đường diễn ra khá nhanh do xuất hiện vết nứt thứ cấp và bong bật từng mảng
vật liệu bề mặt.

Hình 1.3Hư hỏng mặt đường dạng nứt thành lưới
- Nứt phản ánh:
Nứt phản ánh do các nguyên nhân sau: nứt từ khe nối của mặt đường bê tông xi măng

phía dưới, truyền vết nứt do nhiệt của mặt đường bê tông nhựa cũ, truyền từ nứt Block
của mặt đường phía dưới.
Mất mát vật liệu bề mặt
Mất mát vật liệu bề mặt thể hiện qua việc bong tróc vật liệu do tính dính kết của chất
kết dính trong hỗn hợp bê tông nhựa không đảm bảo, thường xảy ra khi có nước giữa
bề mặt hạt cốt liệu và màng nhựa đường xung quanh.

12


Độ bền cố kết của cấu trúc hỗn hợp bê tông nhựa phụ thuộc vào tính dính kết trong cấu
trúc vật liệu, tức là sự dính bám cốt liệu và nhựa đường, lực ma sát và chèn móc của
bộ khung cốt liệu hạt. Khả năng dính bám giữa bề mặt hạt cốt liệu và nhựa đường phụ
thuộc vào tính chất của nhựa đường, tính chất của cốt liệu, điều kiện môi trường, điều
kiện giao thông, công nghệ thi công, công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa và phụ
gia dính bám sử dụng khi chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa.

Hình 1.4 Hư hỏng mặt đường dạng mất mát vật liệu bề mặt
Khi nhựa đường có độ nhớt lớn, có khả năng chống lại ảnh hưởng của nước. Tuy
nhiên, trong quá trình trộn, nhựa đường có độ nhớt lớn sẽ yêu cầu nhiệt độ trộn cao để
tạo khả năng bao bọc của nhựa đường với cốt liệu. Mặt khác, nếu sử dụng nhựa đường
có độ nhớt lớn lại tăng khả năng nứt ở nhiệt độ thấp hay nứt do mỏi. Cho nên, để tăng
khả năng dính bám của nhựa đường với cốt liệu, người ta thường dùng giải pháp hóa
học hơn là giải pháp vật lý, tức là chọn loại nhựa có độ nhớt cao.
Hư hỏng do lún nứt cao su
Dạng nứt này do nguyên nhân đất nền bị ngậm nước đạt đến mức hạn độ dẻo mà
không có lối thoát ra tạo thành một túi chứa nước (hiện tượng nước treo). Khi có tải
trọng xe tác dụng tạo thành dạng lún nứt cao su. Lúc thi công không xử lý tốt thoát
nước hay do nước mặt có điều kiện theo kẻ nứt thâm nhập vào nền. Nhiều trường hợp
do mở rộng nền đường trong khu vực có ao trũng chứa nước mà không xử lý triệt để

lượng nước và bùn khi san lấp cũng gây ra dạng hư hỏng này.
13


1.3.2 Nguyên nhân chính gây hư hỏng mặt đường
Đối với bê tông nhựa có hai vấn đề là độ lớn, thời gian tác dụng của tải trọng, lưu
lượng xe và nhiệt độ mặt đường cần được quan tâm giải quyết vì nó ảnh hưởng đến độ
bền khai thác và tuổi thọ công trình. Đây cũng là hai nguyên nhân cơ bản gây ra hư
hỏng mặt đường trong điều kiện giao thông ở nước ta nói chung và khu vực tỉnh Ninh
Bình nói riêng.
Một số nguyên nhân chính có thể khắc phục được trong quá trình quản lý khai thác
cũng như khi thi công mặt đường bê tông nhựa cần chú ý:
- Độ lớn của tải trọng, thời gian tác dụng của tải trọng và lưu lượng xe
Hiện nay mức độ tăng tải trọng cũng như tăng lưu lượng xe trên các quốc lộ là rất lớn
đến mức nguy hiểm. Khi lượng xe, xe tải trọng nặng tăng trưởng cao, tình trạng vượt
tải phổ biến và kẹt xe làm cho tải trọng nặng, thời gian tác dụng của tải trọng đều tăng,
gây bất lợi trực tiếp đến trạng thái ứng suất và biến dạng của mặt đường. Đây là
nguyên nhân chính làm cho mặt đường bê tông nhựa có các hư hỏng.
- Nhiệt độ mặt đường cao
Các nghiên cứu về hư hỏng do nhiệt độ của mặt đường bê tông nhựa cho thấy, khi làm
việc ở nhiệt độ cao, một điều bất lợi của mặt đường bê tông nhựa là cường độ chống
trượt giảm, mặt đường ngoài chịu lực đứng của bánh xe còn phải chịu tác dụng của lực
ngang do xe hãm phanh khi khởi hành hay tăng tốc, làm cho mặt đường thường tồn tại
các dạng hư hỏng trượt hay dồn nhựa mặt đường (do ứng suất cắt trượt) và lún vệt
bánh xe (biến dạng dẻo và tích lũy biến dạng dẻo).
Vì thế khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao ở lớp mặt đường bê tông nhựa thường
xuất hiện các dạng hư hỏng như lún vệt bánh xe, trượt, dồn ụ mặt đường. Có thể thấy
khi nhiệt độ thay đổi thì bản chất vật liệu thay đổi làm cho cơ chế chịu tải và phá hoại
cũng thay đổi theo.


14


1.4 Những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức thi công công trình đường giao
thông:
Các công trình đường giaothông thường được quan niệm là dễ tổ chức thi công nhất so
với các loại hình công trình khác do thành phần công việc ít, mặt trận công tác phát
triển theo tuyến và tính chất công việc cũng như khối lượng công tác chủ yếu như nền,
móng và mặt đường hầu như không thay đổi hoặc ít thay đổi dọc theo mặt trận công
tác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tổ chức thi công các công trình đường giao thông
thường chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, việc tổ chức thi công các công
trình đường giao thông hiện nay còn nhiều bất cập. Sự bất cập thể hiện ở việc thường
xuyên xảy ra gián đoạn thi công vì lý do tổ chức, không phát huy hết công suất của
máy móc thiết bị, không đảm bảo giao thông bình thường, kéo dài thời gian thi công,
chậm đưa công trình vào sử dụng...
1.4.1: Mối liên hệ giữa tổ chức thi công xây dựng công trình và quản lý chất lượng
thi công xây dựng công trình
Tổ chức thi công xây dựng công trình là một quá trình nằm trong hoạt động quản lý
chất lượng thi công xây dựng công trình. Công tác tổ chức thi công tốt sẽ đảm bảo cho
việc thi công trên công trường được tiến hành một cách điều hòa, nhịp nhàng và cân
đối, nhằm nâng cao chất lượng công trình.
Một số công tác tổ chức thi công xây dựng công trình như: Lựa chọn phương pháp tổ
chức thi công, tổ chức phân chia không gian thi công, tổ chức lao động khoa học…
Nếu tổ chức tốt các công tác trên sẽ đảm bảo rút ngắn được thời gian thi công, làm
tăng năng suất lao động, giảm chi phí thi công, hạ thấp giá thành xây lắp, nâng cao
chất lượng xây lắp, đảm bảo được các yêu cầu về an toàn lao động vệ sinh môi trường.
1.4.2 Đặc điểm của công trình đường giao thông
Từ góc độ tổ chức thi công, các công trình đường ô tô có các đặc điểm sau đây:
Mặt trận công tác trong thi công đường phát triển theo tuyến có khi dài hàng chục đến
cả trăm km đòi hỏi năng lực, máy mọc phải dàn trải cũng như di chuyển trên một diện

tích rộng.

15


×