Tải bản đầy đủ (.pdf) (193 trang)

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 193 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ HẠNH

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK
TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hà Mạnh Khoa
2. TS. Nguyễn Duy Thụy

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019



TÁC GIẢ LUẬN ÁN

TRƯƠNG THỊ HẠNH


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sỹ, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới:
PGS.TS. Hà Mạnh Khoa và TS. Nguyễn Duy Thụy đã tận tình hướng dẫn, động
viên cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi tham gia khoá đào tạo tiến sỹ năm 2015 - 2018 tại Học viện Khoa học xã hội.
Các thầy cô giáo, các nhà khoa học của Học viện đã tạo điều kiện thuận lợi,
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành liên quan trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thu thập tài liệu, điền dã tại địa phương.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

TRƯƠNG THỊ HẠNH


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DTTS

DTTS

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế, xã hội

TCQLĐĐ

Tổng cục quản lý đất đai

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

UBND


Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

VNCH

Việt Nam Cộng hòa


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tình hình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và nhóm hộ ở tỉnh Đắk Lắk 65
Bảng 3.2. Giao rừng theo nhóm hộ gia đình ở buôn Chàm B, xã Cư Đrăm huyện
Krông Bông năm 2001 ............................................................................................. 66
Bảng 3.3. Thống kê kết quả sản xuất lâm trường thời kì 1990 - 1996 của tỉnh Đắk
Lắk ............................................................................................................................. 76
Bảng 3.4. Bảng so sánh cơ cấu kinh tế của tỉnh và cả nước từ năm 1995 đến 1999 79
Bảng 4.1. Thống kê diện tích giao rừng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2013 ...................... 95
Bảng 4.2. Biểu đồ về cơ cấu sử dụng quỹ đất của tỉnh Đắk Lắk năm 2015 ........... 107
Bảng 4.3. Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Đắk
Lắk năm 2015 so với năm 2010 và 2005 ............................................................... 113


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 8
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................. 8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ........ 8
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai ở Tây
Nguyên và Đắk Lắk ................................................................................................................. 13
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước và những vấn đề luận án
cần giải quyết ........................................................................................................................... 27
1.2.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu ............................................................................. 27
1.2.2. Những nội dung luận án kế thừa ..................................................................... 28
1.2.3. Những vấn luận án tiếp tục giải quyết .......................................................... 29
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ CƠ CHẾ, THỰC
TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1975
ĐẾN NĂM 1986 ....................................................................................................... 30
2.1. Khái quát tỉnh Đắk Lắk ..................................................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 30
2.1.2. Dân cư ............................................................................................................. 31
2.2. Cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trước năm
1975 ........................................................................................................................... 32
2.2.1. Trong xã hội truyền thống .............................................................................. 32
2.2.2. Dưới thời thực dân Pháp ................................................................................ 34
2.2.3. Dưới thời đế quốc Mỹ và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ( 1954- 1975) ... 36
2.3. Cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 1986....41
2.3.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ........................................................... 41
2.3.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ..................................................... 45
2.4. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................... 48
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 54



CHƯƠNG 3. SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2003 ........... 56
3.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất
đai ............................................................................................................................. 56
3.2. Sự chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .................... 59
3.2.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................... 59
3.2.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .................................................... 68
3.3. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....................................................... 74
3.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................ 76
3.3.2. Sử dụng đất lâm nghiệp .................................................................................. 80
3.3.3. Sử dụng đất khu dân cư ................................................................................... 81
3.3.4. Sử dụng đất đô thị .......................................................................................... 81
3.3.5. Sử dụng đất chuyên dùng ............................................................................... 81
3.3.6. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá ........................................................... 83
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 83
CHƯƠNG 4. SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CHẾ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG ĐẤT ĐAI Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2015 ........... 85
4.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử dụng đất
đai ............................................................................................................................. 85
4.2. Sự chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ................. 88
4.2.1. Cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .......................................................... 88
4.2.2. Thực trạng quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .................................................... 96
4.3. Thực trạng sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk .................................................... 105
4.3.1. Sử dụng nhóm đất nông nghiệp .................................................................... 107
4.3.2. Sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp ............................................................ 113
Tiểu kết chương 4 ............................................................................................................. 119
CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ, VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Ở TỈNH ĐẮK LẮK VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 120
5.1. Nhận xét về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ....... 120
5.1.1. Thành tựu ................................................................................................................ 120



5.1.2. Hạn chế ................................................................................................................... 125
5.2. Nhận xét về việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk ............................................ 129
5.2.1. Thành tựu ..................................................................................................................... 129
5.2.2. Hạn chế ................................................................................................................... 132
5.3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế ....................................................... 136
5.3.1. Nguyên nhân thành tựu .......................................................................................... 136
5.3.2. Nguyên nhân hạn chế............................................................................................. 137
5.4. Một số khuyến nghị về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk
Lắk .......................................................................................................................... 139
5.4.1. Đối với cơ chế quản lý đất đai ...................................................................... 139
5.4.2. Đối với sử dụng đất đai ............................................................................................... 143
Tiểu kết chương 5 .................................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 151
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 166


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vị trí rất quan trọng đối với bất kì một quốc gia nào:“Đất đai là
tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” [149].
Cùng với lịch sử phát triển đất nước, cơ chế quản lý đất đai cũng dần được hoàn
thiện. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này từ những văn bản dưới luật, những văn bản
chỉ quy định tạm thời đến Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993,

Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013. Tùy vào mỗi giai đoạn, Nhà nước ban hành
những chủ trương, chính sách để phù hợp với xu thế phát triển và yếu tố đặc thù của
một số địa phương.
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, là địa bàn chiến
lược về KT - XH, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái quan trọng của cả nước,
là nơi cư trú của nhiều thành phần dân tộc. Thế mạnh của Đắk Lắk được khẳng định là
đất đai. Tuy nhiên, đất đai là một dạng tài nguyên đặc biệt, bị giới hạn về diện tích, cố
định về mặt không gian nên con người không thể dịch chuyển, làm tăng hay giảm diện
tích đất theo ý muốn.
Trước năm 1975, tỉnh Đắk Lắk là địa bàn cư trú chủ yếu của một số đồng bào
DTTS tại chỗ. Các DTTS tại chỗ ở Đắk Lắk mới chỉ có ý thức sở hữu chung của buôn
làng về đất đai và quản lý, sử dụng đất theo luật tục, đứng đầu là chủ buôn làng/chủ đất.
Từ sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước đã triển khai
nhiều chủ trương, chính sách nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh vùng Tây Nguyên
nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Công tác di dân xây dựng vùng kinh tế mới từ các
địa bàn khác nhau đến Đắk Lắk đã làm cho dân số tăng lên rất nhiều lần; Hàng loạt
nông, lâm trường quốc doanh quy mô lớn được thành lập; Việc thực hiện định canh,
định cư cho người dân tại chỗ được đẩy mạnh. Phong trào trồng cây công nghiệp và
phát triển thủy điện được tiến hành. Cùng với đó là việc ban hành Luật Đất đai nhằm
trao quyền cho người sử dụng đất, sở hữu toàn dân về đất đai được công bố,… đất đai

1


đã thay đổi hình thức, chủ thể sở hữu và biến đổi cả về số lượng lẫn chất lượng một
cách căn bản.
Đến năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đề ra đường lối đổi
mới toàn diện đất nước, trước hết là đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế. Đắk Lắk là tỉnh
có tiềm năng to lớn về đất đai, nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và đổi mới
về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai đóng vai trò quan trọng. Đất đai trong giai đoạn

từ sau năm 1986 không còn là tư liệu sản xuất thuần túy mà trở thành một thứ hàng hóa
có giá trị cao được trao đổi trên thị trường. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải vừa quản lý
chặt chẽ, sử dụng hợp lý đất đai vừa phải quản lý và sử dụng phù hợp với yêu cầu phát
triển KT-XH trong bối cảnh mới mà cụ thể là hướng việc quản lý và sử dụng đất đai
gắn với với mục tiêu CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN trong bối cảnh mới.
Những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và việc triển khai ở tỉnh Đắk
Lắk góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Trong quá trình thực hiện, chúng ta đã chủ quan, nóng vội để khai thác tiềm
năng thế mạnh đất đai mà chưa chú ý đến đặc thù KT-XH của địa bàn, nhất là đối với
tập quán quản lý, sử dụng đất rừng truyền thống của các dân tộc tại chỗ. Mặt khác, việc
khai hoang, sử dụng đất chưa tính đến quy hoạch lâu dài và kỹ thuật canh tác nên đất
bạc màu, lượng đất bazan thoái hóa ngày càng cao, đất đai trở nên khan hiếm và trở
thành vấn đề gay gắt trong những thập niên gần đây. Sự gay gắt biểu hiện ở tình trạng
tranh chấp đất giữa cá nhân với tập thể, giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể và tập
thể,… Tình trạng lấn chiếm, mua bán, sang nhượng trái phép, sử dụng sai mục đích,
thiếu đất canh tác ở một bộ phận lớn người dân các DTTS, sử dụng đất không theo quy
hoạch,... Những mâu thuẫn và bất cập đó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH, ổn định an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội mà còn là kẻ hở để các thế lực phản
động lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc và kích động chống phá cách mạng, chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc, sự kiện năm 2001 và 2004 diễn ra ở Đắk Lắk đã nói lên điều đó.
Khi sự phát triển KT-XH đòi hỏi phải chuyển đổi cơ chế quản lý và việc sử
dụng đất là khi xã hội đứng trước những bước chuyển đổi lớn có tính đột phá. Vì thế,
việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai là một việc có

2


tầm quan trọng và có giá trị thực tiễn trong bối cảnh phát triển của địa phương nói riêng
và cả nước nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đồng thời nhận thực được sâu sắc về tầm quan trọng

của cơ chế quản lý và sử dụng đất đai theo hướng bền vững, đúng pháp luật; sử dụng
hiệu quả không lãng phí, đúng mục đích góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế;
đảm bảo yêu cầu xây dựng khối đoàn kết các dân tộc và yêu cầu giải quyết mối quan
hệ giữa lịch sử và phát triển; đảm bảo công bằng xã hội trong sử dụng đất trên địa bàn
có nhiều chủ nhân sinh sống; phục vụ quá trình CNH, HĐH đất nước, đáp ứng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN;… nên chúng tôi chọn vấn đề: “Quá trình
chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm
2015” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình chuyển đổi cơ chế và thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai
tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015, trên cơ sở đó rút ra nhận xét về sự chuyển
đổi cơ chế, thực trạng quản lý, việc sử dụng đất đai; nguyên nhân thành công, hạn chế
và một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất, thúc đẩy KTXH phát triển và giữ gìn an ninh, chính trị trên địa bàn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ chế, thực trạng
quản lý và việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trước năm 1975;
- Phân tích cơ chế quản lý, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk
Lắk từ năm 1975 đến năm 2015 qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986;
+ Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2003;
+ Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2015.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đánh giá sự chuyển đổi về cơ chế quản
lý đất đai và những thành tựu, hạn chế trong cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng
đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015; nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế và đưa ra một số khuyến nghị.

3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí và việc sử
dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Được xác định từ năm 1975 đến năm 2015 và chia làm 3
giai đoạn:
- Giai đoạn 1975 - 1986: Đây là giai đoạn mà cơ chế quản lý và việc sử dụng
đất đai theo cơ chế quan liêu bao cấp;
- Giai đoạn 1986 - 2003: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng xác
định mục tiêu tiến hành đổi mới toàn diện đất nước và năm 1987 Luật Đất đai ban
hành nên có sự thay đổi về cơ chế kinh tế cũng như thay đổi về cơ chế quản lý và việc
sử dụng đất đai.
- Giai đoạn 2004 - 2015: Luật Đất đai 2003 cũng được ban hành và có hiệu lực
từ năm 2004 và ngày 1/1/2004 tỉnh nên cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh
Đắk Lắk có sự thay đổi. Năm 2004 tỉnh Đắk Lắk đã được tách ra thành 2 tỉnh Đắk
Lắk và Đắk Nông nên có thay đổi về địa giới hành chính.
Về mặt không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu trong đề tài là tỉnh Đắk
Lắk. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2003 theo phạm vi, địa giới hành chính của tỉnh
Đắk trước đây (bao gồm tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông hiện nay) và từ năm 2004
đến năm 2015 theo phạm vi của tỉnh Đắk Lắk khi đã tách tỉnh (không bao gồm tỉnh
Đắk Nông hiện nay)1.
Về mặt nội dung: Nghiên cứu những yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi
cơ chế quản lý đất đai tỉnh Đắk Lắk; Cơ chế quản lý và thực trạng quản lý, việc sử
dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; nhận xét kết quả, nguyên nhân của những kết
quả và đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất
đai ở tỉnh Đắk Lắk.

Theo nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Đắk Lắk được chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông.

1

4


4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử,
phương pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này.
Sử dụng phương pháp lịch sử trong đề tài là để tái dựng lại một cách toàn diện hệ thống
về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai ở Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2015 theo đúng tiến
trình lịch sử, thời gian và không gian.
Phương pháp logic sử dụng trong đề tài là để xem xét, nghiên cứu các sự kiện, thời điểm,
kết quả… về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất diễn ra trong không gian nghiên cứu dưới dạng
tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử phát
triển. Hơn nữa, sử dụng phương pháp logic còn nhằm để lý giải, khái quát, đánh giá và đưa ra
những nhận thức khách quan về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai và
chiều hướng phát triển của không gian nghiên cứu trong một thời gian nhất định; trên cơ sở đó
nhận xét, đánh giá cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất ở tỉnh Đắk Lắk một cách khách quan
để tìm ra cái tất yếu và quy luật vốn có để làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân dẫn
đến những thành tựu, hạn chế đó và đưa ra một số khuyến nghị từ quá trình chuyển đổi cơ chế
quản lý và việc sử dụng đất ở tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 1975 đến 2015.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, đồng đại, lịch đại,
so sánh và phương pháp liên ngành.
Ngoài ra, các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn, điền dã, khảo sát cũng được
áp dụng trong việc thu thập thông tin, kiểm chứng, đối chiếu với những gì chúng tôi đã tiếp cận

qua tài liệu thành văn để làm rõ hơn các vấn đề trong luận án.
4.3. Nguồn tài liệu
Tài liệu được khai thác trong đề tài chủ yếu gồm các nguồn sau:
- Văn kiện của các kỳ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc; Nghị quyết các Hội nghị Trung
ương; Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ; Văn bản pháp luật của Quốc hội về Luật Đất đai và
5


chỉ đạo thực thi; Văn kiện và Nghị quyết của Đảng bộ và các văn bản pháp quy ở địa phương
Đắk Lắk có liên quan đến cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai. Nguồn tài liệu này đề
cập những chủ trương, định hướng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và những biện
pháp thực thi của các cấp chính quyền địa phương liên quan đến luận án.
- Các báo cáo, đánh giá thực hiện quản lý, sử dụng đất tỉnh Đắk Lắk của UBND tỉnh,
Trung tâm Lưu trữ tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk và các ban, ngành liên quan.
- Các công trình nghiên cứu, các đề tài cấp bộ, cấp Nhà nước và các luận văn, luận án
liên quan đến đề tài.
- Nguồn tài liệu từ các chuyến khảo sát, điền dã của nghiên cứu sinh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp một cách hệ thống những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk từ sau khi đất nước thống nhất đến năm 2015 và sự áp dụng vào thực tiễn địa
phương
- Luận án luận giải về những nhân tố tác động đến cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai
ở tỉnh Đắk Lắk qua 3 thời kì 1975 - 1986; 1986 - 2003; 2004 - 2015;
- Luận án làm rõ cơ chế, thực trạng quản lý và việc sử dụng đất đai tỉnh Đắk Lắk từ năm
1975 đến năm 2015, đánh giá khách quan nguyên nhân dẫn đến những thành công cũng như
những hạn chế, bất cập cơ chế và thực tiễn thực hiện;
- Từ việc đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ
chế quản lý và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở Đắk Lắk, luận án đưa ra một số nhận xét,

khuyến nghị, gợi mở một số vấn đề tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương, giải pháp cụ thể để
thực hiện có hiệu quả hơn về cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk trong
thời gian tới;
- Kết quả của luận án góp phần phục dựng lại quá trình vận hành cơ chế quản lý và việc
sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk, góp phần sinh động hơn bức tranh lịch sử địa phương trong
chặng đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu chung của CNH, HĐH đất nước với
tính đặc thù của tỉnh Đắk Lắk.
- Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về cơ chế quản lý và
việc sử dụng đất đai ở những đại phương có điều kiện tự nhiên, xã hội tương đồng với tỉnh Đắk Lắk.
6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận án cung cấp thêm cơ sở lý luận
và những luận cứ khoa học về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai nói chung và cơ chế, thực
trạng quản lý, sử dụng đất đai đối với địa bàn cụ thể nói riêng cũng như góp phần vào việc
nghiên cứu, bổ sung lý luận về lịch sử cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án góp phần tạo ra một cách nhìn toàn diện, khoa học và thực tiễn hơn về cơ
chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất nói chung và quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk nói riêng.
- Bên cạnh đó, bằng việc phân tích, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của
pháp luật hiện hành về cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất, luận án có khả năng đóng
góp những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực này.
- Đồng thời, luận án còn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa
học liên ngành, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và các cơ quan quản lý nhà
nước, cơ quan có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất.
7. Cơ cấu của luận án

Cơ cấu luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
được chia làm 5 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk và cơ chế, thực trạng quản lý, sử dụng đất đai
ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 1986.
Chương 3. Cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm
1986 đến năm 2003.
Chương 4. Cơ chế và thực trạng quản lý, sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk từ năm
2004 đến năm 2015.
Chương 5. Nhận xét về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai ở tỉnh Đắk Lắk và một
số khuyến nghị.

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Vấn đề cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai trên thực tế cả nước nói chung và
ở các địa phương nói riêng là một nội dung được các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài
nước quan tâm, nghiên cứu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài
viết trên các tạp chí và hội thảo quốc tế, sách chuyên khảo, tham khảo có giá trị cao
dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, luận án nghiên cứu về địa bàn một
tỉnh cụ thể nên tác giả chỉ chọn lọc một số công trình liên quan trực tiếp đến luận án và
xếp thành những nhóm công trình sau:
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về chính sách quản lý và việc sử
dụng đất đai
Cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai được nhiều tác giả hay tổ chức nước ngoài
và trong nước nghiên cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án nên

chúng tôi đưa ra một số công trình của các tác giả nước ngoài nghiên cứu mang tính lý
luận chung về chính sách quản lý và sử dụng đất đai của Ngân hàng Thế giới World
bank. Cụ thể, năm 2003, World bank đã có công trình Land policy - “Chính sách về đất
đai” và năm 2004 với công trình nghiên cứu Local land use policy and investment
incentives - “Chính sách sử dụng đất của địa phương và sự khuyến khích đầu tư” và
Land policies for growth and poperty reduction - “Những chính sách đất đai cho phát
triển và xoá giảm đói nghèo”, được đăng trên website:
/urban/housing/diamond.pdf. Đây là những nghiên cứu đưa ra chính sách quản lý, sử
dụng đất đai, cảnh báo về những quy định, phương thức quản lý và sử dụng đất của
chính quyền địa phương có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ và kiểu mẫu phát triển đô thị,
cũng như sức ép của các quy định pháp luật đối với các nhà hoạch định chính sách có
thể làm thay đổi những tác động được mong đợi trong cơ chế quản lý và việc sử dụng
đất đai. Mối liên hệ giữa chính sách quản lý đất đai, khuynh hướng sử dụng đất ảnh
hưởng đến phát triển và nghèo đói của các nước đang phát triển, các giải pháp khuyến
nghị nhằm xóa giảm đói nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững.

8


Có thể tóm tắt một số kinh nghiệm chính được các nhà nghiên cứu nước ngoài
đưa ra như sau: Người sử dụng đất sẽ đầu tư vào đất đai gia tăng nếu các quyền của họ
về đất được chia nhỏ và tăng lên; Việc cải thiện hệ thống thông tin về đất đai là việc
phải làm thường xuyên, ngay cả các quốc gia có thị trường đất phát triển cũng phải trả
giá cho việc thiếu thông tin; Cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai đòi hỏi phải được
kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ để có quy hoạch sử dụng phù hợp, mang lại
hiệu quả cao; Nâng cao vai trò của các cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất, đăng ký
đất, lập hồ sơ, bản đồ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ ,…; Sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lý đất, giữa Nhà nước và các tổ chức quản lý đất cần phải nhịp nhàng. Các chính
sách quản lý và sử dụng đất, xây dựng phát triển công trình, đô thị, tín dụng tài chính
đều được phát huy nhằm tối đa việc phát triển thị trường bất động sản. Công tác quy

hoạch và quản lý quy hoạch được tiến hành có sự tham gia phối hợp của nhiều phía,
phối hợp giữa các cấp và chính quyền địa phương, được điều chỉnh kịp thời trong quản
lý, sử dụng đất. Cần có sự phối hợp của các cơ quan tư pháp như: Tòa án, viện kiểm sát
trong quản lý đất, trong kiểm tra thực thi luật, các quyết định quản lý của cơ quan hành
pháp tại địa phương,…
Trên thực tế, mỗi quốc gia có sự khác biệt về văn hoá và xã hội, cũng như trình
độ phát triển kinh tế, khoa học nên quan niệm về đất đai, cơ chế, thực trạng quản lý và
sử dụng đất cũng khác nhau. Nhưng, những nghiên của các tác giả nước ngoài về đất
đai có giá trị khoa học cao và là tư liệu quý để tôi tham khảo, học tập kinh nghiệm về
cơ chế quản lý, việc sử dụng đất đai cho Việt Nam nói chung và Tây Nguyên, Đắk Lắk
nói riêng.
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như trên, ở
Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai được
nhiều người quan tâm:
Cuốn sách của tác giả Lâm Quang Huyên (2002), Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội đã trình bày có hệ thống các sử liệu về toàn bộ cách mạng ruộng
đất ở Việt Nam (Bắc và Nam) trong 30 năm (1945 - 1975), một cuộc cách mạng ruộng
đất triệt để do lãnh đạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho chúng ta thấy cách giải quyết
vấn đề ruộng đất trên thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung
Quốc, Cu Ba,… và một số nước tư bản chủ nghĩa như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, lãnh
9


thổ Đài Loan, Cộng hòa Ấn Độ, Philippin,… Đây là tài liệu giúp tôi có những cơ sở lý
luận chung, những kinh nghiệm của một số nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
trên thế giới cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử
để góp phần thực hiện luận án.
Cuốn sách của các tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Quản lý nhà nước về
đất đai, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội và tác giả Nguyễn Đình Bồng (2012), Quản lý đất
đai ở Việt Nam (1945 - 2010), Nxb chính trị Quốc gia đã cung cấp những kiến thức cơ

bản về quá trình phát triển của công tác quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam qua các
thời kỳ từ phong kiến và Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn 1987 2010; chỉ rõ phương pháp, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về đất đai.
Tuy hai cuốn sách đã đề cập đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam,
nhưng nội dung cơ bản theo luật đất đai năm 2003, trong khi đó, bối cảnh hiện nay khi
mà luật đất đai 2013 đã được thực thi, cần có những nghiên cứu thực tiễn trong điều
kiện mới ở một địa phương cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế, đây là những tư
liệu giúp tôi có cái nhìn hệ thống về cơ chế quản lý và việc sử dụng đất đai trước năm
2013, sau đó đối chiếu với luật đất đai mới 2013 để thấy sự khác nhau, sự chuyển đổi
về cơ chế quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta.
Cuốn sách của các tác giả thuộc Hội Khoa học đất Việt Nam, Tổng cục Quản lý
đất đai, Bộ Tài nguyên & Môi trường do Nguyễn Đình Bồng làm chủ biên (2004), Mô
hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb Chính
trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội đã tập trung phân tích hệ thống pháp luật đất đai trên thế
giới; quy hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất,… ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức,
Thụy Điển, Australia, Nga,… Mặc dầu cơ chế, thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở
mỗi nước có nguồn gốc hình thành, phát triển, đặc điểm riêng phù hợp với mỗi nước,
nên không có một mô hình được cho là hoàn chỉnh của nước này mà có thể áp dụng
nguyên bản với nước khác. Tuy nhiên, cuốn sách này được trình bày theo hướng tiếp
cận các thành phần chủ yếu của hệ thống quản lý, sử dụng đất đai với kinh nghiệm của
các nước được đánh giá cao về mô hình quản lý đất đai một số nước trên thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập, việc tham khảo mô hình nước
ngoài, vận dụng phù hợp vào thực tiễn trong nước là việc làm cần thiết. Tôi rất quan

10


tâm đến việc xem xét, công nhận các mô hình quản lý, sử dụng đất, từ đó tìm ra những
cách giải quyết tốt về nhu cầu đất đai tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Bên cạnh các tài liệu bằng sách đã xuất bản còn có hệ thống các đề tài cấp bộ,
các công trình là luận án tiến sĩ, luận văn cao học nghiên cứu về đất đai ở một số địa

phương, vùng miền cụ thể như:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của tác giả Nguyễn Khắc Thái Sơn (2006),
Đánh giá thực trạng và những giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất
đai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, lưu tại Thư viện Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã hệ thống hóa những đặc trưng cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai,
làm rõ những quan hệ trong quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên; xây dựng và đánh giá quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện
Đồng Hỷ bằng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, từ đó đề xuất biện pháp quản lý thích hợp
nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Phạm Hữu Nghị (2000), Những
quy định về chuyển quyền sử dụng đất", lưu tại Thư viện Viện nghiên cứu địa chính Tổng cục Địa chính và một số đề tài khoa học cấp Bộ do Viện nghiên cứu Địa chính
thực hiện viết về các vấn đề cụ thể như: thị trường bất động sản, công tác giải phóng mặt
bằng, công tác cấp giấy CNQSDĐ, công tác quy hoạch đất nông, lâm trường, công tác
đo đạc lập bản đồ địa chính,… là những tài liệu mang tính cơ sở lý luận chung để chúng
tôi tham khảo.
Luận án Tiến sỹ Kinh tế của Trần Thế Ngọc (1997) Chiến lược quản lý đất đai
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Mã số: 5.02.05, Tp. Hồ Chí Minh nghiên cứu
chủ yếu về công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay và hướng phát triển quản lý và sử dụng đất cho những năm
tiếp theo; Với thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - chính trị
của cả nước. Nơi đây thu hút nhiều nguồn dân lao động tự do nhập cư, sau đó có một
bộ phận tìm cách nhập khẩu lại thành phố. Nó cũng có nét gần tương đồng với Tây
Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng khi nguồn dân di cư tự do vào sinh sống lập
nghiệp ngày một tăng lên gây nên những xáo trộn trong việc quản lý, sử dụng đất cho
nên chúng ta cần nghiên cứu, tham khảo và tìm giải pháp phát triển, làm giảm áp lực
dân số hạn chế những ảnh hưởng đến quản lý đất đai.
11


Luận án tiến sỹ Luật học của Nguyễn Quang Tuyến (2003) Địa vị pháp lý người

sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, lưu tại Thư viện
Trường Đại học Thương mại nghiên cứu về các quy định của pháp luật, địa vị của
người sử dụng đất, ảnh hưởng đến các giao dịch về đất đai cũng như việc quản lý và
thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản và hoàn thiện pháp luật đất đai.
Một số luận văn chuyên ngành Quản lý đất đai của các tác giả Ngô Văn Thanh
(2012), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định”, trường Đại học Đà Nẵng và hai Luận văn Thạc sỹ lưu tại thư viện
Trường Đại học Thương Mại của Nguyễn Hữu Hoan (2014), Quản lý nhà nước đối với
quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Nguyễn Đức Quý
(2014), Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
đều tập trung nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên các địa bàn khác
nhau. Các tác giả đã chỉ rõ được thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá được
những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó làm cơ sở cho định
hướng và những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đất đai tại địa phương. Tuy các
luận văn trên nghiên cứu về những địa bàn khác nhau nhưng từ những phân tích của
các tác giả giúp chúng tôi có cái nhìn tư duy về quản lý và sử dụng đất đai giữa các
vùng miền để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt và đưa ra những giải pháp thiết
thực hơn cho quản lý và sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phan Thị Thanh Tâm, trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2014 về Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An lý giải tầm quan trọng của
việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ từ đó làm rõ ý nghĩa của việc cấp
giấy CNQSDĐ. Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sẽ giúp các cơ quan quản lý
thu thập thông tin, giúp nhà nước quản lý được QSDĐ với các đối tượng khác nhau hạn
chế tranh chấp, kiện tụng, hỗ trợ các giao dịch về đất đai. Tác giả phân tích, đánh giá
tình hình công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn
Châu và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đăng ký đất đai và cấp giấy
chứng nhận trên địa bàn huyện Diễn Châu. Đây là một tài liệu quý để chúng tôi tham
khảo và tìm những giải pháp hữu hiệu cho việc việc cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
12



Luận văn thạc sỹ ngành Quản lý đất đai của Đào Thị Thuý Mai, Trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội, thực hiện năm 2012 về Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên đã làm rõ
hơn cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác cấp giấy CNQSDĐ, tình hình đăng ký
đất đai, cấp giấy CNQSDĐ của một số nước trên thế giới. Tác giả đã đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai thông qua kết quả
đánh giá thực trạng cấp giấy CNQSDĐ. Xác định những thuận lợi và khó khăn của
công tác này trên địa bàn thành phố Hưng Yên.
Những công trình nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đai mà
chúng tôi tiếp cận được, ngoài việc xây dựng luận cứ khoa học, đã cung cấp thông tin một
cách tổng hợp, khái quát những vấn đề lý luận về cơ chế quản lý, việc sử dụng đất; đồng
thời, các công trình này cũng là hướng gợi mở các vấn đề cho tôi tiếp tục nghiên cứu.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về chính sách quản lý và sử dụng đất đai
ở Tây Nguyên và Đắk Lắk
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Trong lịch sử hình thành và phát triển, vùng đất Tây Nguyên nói chung, Đắk
Lắk nói riêng đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm và những đổi thay lớn lao. Trước
thế kỉ XV, Tây Nguyên hầu như tách biệt, khép kín với bên ngoài, nhưng cũng có một
thời kì dài sau đó chịu ảnh hưởng của phong kiến Chăm, Khơ Me, triều Nguyễn và tiếp
đến lại chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Vì thế, việc nghiên
cứu, tìm hiểu sâu về vùng đất này trước đây chưa được nhiều và sâu sắc như những
vùng miền khác của đất nước.
Trong thời kì thực dân Pháp cai trị Việt Nam, đã có những phát hiện điều tra
khảo sát thực địa và nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên ngành như
khảo cổ học, dân tộc học, địa lí lịch sử của các nhà khoa học và những sĩ quan trong
quân đội thực dân về vùng đất và con người Tây Nguyên nhằm mục đích phục vụ cho
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Để thực hiện âm mưu xâm
lược nước ta, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cùng với việc truyền bá Công giáo làm

đội quân tiền phong, người Pháp chú ý đến việc nghiên cứu Tây Nguyên. Phần lớn
những nghiên cứu về Tây Nguyên thời kỳ này là nghiên cứu dạng mô tả, phân tích với
mục đích giúp họ hiểu hơn về tự nhiên, văn hóa, KT-XH và con người Tây Nguyên.
13


Tác giả Piere Dourisboure, một nhà truyền giáo đã sống 35 năm ở Tây Nguyên,
viết cuốn sách năm 1929 với tựa đề: Le Sauvages Bahnas (Cochinchine Orientale)
souvenirs d’un missionnaire, Missions étrangères, Paris - Ba Na hoang dã (Nam Đông
Dương) - Kỷ niệm về chuyến truyền giáo - Truyền giáo nước ngoài. Qua nhiều lần đổi
tên2, đến năm 2008, nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản chính thức lấy tên Dân Làng Hồ.
Đây là cuốn sách viết về buổi đầu gian khó trong hành trình truyền giáo lên cao nguyên
của các giáo sĩ phương Tây, nhưng đã cho người đọc hiểu biết liên quan đến các cộng
đồng người tại chỗ Tây Nguyên mà ngày nay không phải muốn là còn có thể tìm thấy,
khi các làng buôn ngày càng được hiện đại hóa. Trong cuốn sách này có liên quan đến
tộc người Ê đê và M’nông, đây là hai tộc người có dân số đông nhất so với các DTTS
khác tại Đắk Lắk hiện nay. Nhiều người từng biết dân tộc Ê Đê và M’nông có truyền
thống quản lý và sử dụng rừng, đất rừng theo phong tục tập quán và luật tục của họ. Họ
có những quy định cụ thể từ việc chọn rừng làm rẫy, cách phát rẫy, đốt rẫy đều được
quy định cụ thể do ai đảm nhiệm và thực hiện vào thời gian nào thì hợp lý. Trong quá
trình sử dụng đất làm nương rẫy, có một số loại cây to không được chặt phá, một số địa
điểm như rừng đầu nguồn không được khai thác,… Đất đai, rừng núi tuy là của chung
buôn làng nhưng không phải mọi người sử dụng một cách tùy tiện, theo ý thích của
mình. Từ việc quản lý, sử dụng đất đai đều có những quy định cụ thể như đối với đất
được canh tác và đất không được canh tác. Nếu vi phạm sẽ bị buôn làng xử phạt và mọi
người trong buôn đều tuân thủ theo. Đây là những qui định bất thành văn nhưng cũng
là sức mạnh “pháp lý” của cộng đồng trước đây. Đây là một trog những cuốn hồi kí
sớm ghi chép lại rõ ràng phong tục tập quán trong canh tác của các dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng như dân tộc Ê đê và M’nông mà tôi sẽ sử
dụng làm tư liệu cho phần quản lý, sử dụng đất đai truyền thống ở Đắk Lắk.

Cuốn sách của H.Bernard (1907), Les populations Moi du Darlac - Những cư
dân Mọi ở Đắk Lắk, Bullentin d’Ecole Francaises d`Extrème Orient, công trình này đã
mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng thể về cư dân các tộc người thiểu số ở Đắk
Lắk nói chung và tộc người Ê đê nói riêng. Đây là một trong những yếu tố tác động đến
Gần 40 năm sau ngày tác giả qua đời, năm 1929, cuốn hồi ký đặc sắc được xuất bản tại Paris, thủ đô nước
Pháp. Bản dịch của một người ẩn danh được in tại Sài Gòn năm 1972 là ấn bản đầu tiên ở Việt Nam được
mang tên Dân Làng Hồ. Sau đó, dựa trên văn bản này, có ít nhất hai lần sách được “tái bản” không chính
thức, lần lượt dưới các tên gọi Truyền giáo Tây Nguyên (bản copy cuốn in năm 1972) và Lửa thiêng Tây
Nguyên (nhóm Alpha - 2007).
2

14


quản lý, sử dụng đất hiện nay ở Đắk Lắk khi mà bên cạnh cơ chế quản lý đất đai quan
phương thì trên địa bàn còn tồn tại quản lý đất đai phi quan phương thể hiện ở sự lồng
ghép giữa Luật Đất đai hiện nay và Luật tục tại các DTTS tại chỗ Đắk Lắk trong xử lý
các vụ tranh chấp, lấn chiếm, kiện tụng về đất đai.
Những thập niên tiếp theo, một số công trình sưu tầm và nghiên cứu phản ánh
những vấn đề cụ thể về địa lý, văn hóa, xã hội tộc người được công bố như:
“Monographie de province du Darlac, Extrême - Orient” (Chuyên khảo về tỉnh Đắk
Lắk, Viễn Đông), Hanoi, của Mus P, xuất bản năm1931 và công trình “L’habitation
Rhade” (Nhà ở của Ra Đê) của M.Ner nghiên cứu về nhà ở, kiến trúc của người Ê đê,
công bố trên Tạp chí Cahiers de l’Ecole Fracaise d’Etrême- Orient, Supplément 2, Hà
Nội, năm 1942. Trong các công trình này có đề cập đến vấn đề nhà ở, từ mảnh đất để
cất nhà đến nguyên vật liệu làm nhà được lấy từ rừng. Đấy là một trong những quy tắc
buôn làng đề ra để bảo vệ rừng, liên quan đến quản lý rừng và đất rừng của người Ê Đê
tại tỉnh Đắk Lắk.
Từ những năm 1920, người Pháp đã quan tâm đến luật tục của các dân tộc Tây
Nguyên. Người đầu tiên sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp luật tục của người Ê đê là

Léopold Sabatier, Công sứ Pháp ở Darlac, công bố bộ sưu tập luật tục bằng chữ Ê đê là
“Palapre du Sermen au Darlac” (Luật tục người Ê Đê ở Đắk Lắk), Bulletin de la
Société, de Etudes Indochinois, Hanoi, 1927. Đến năm 1940, ông Dominique
Antomarchi dịch công trình này qua tiếng Pháp và được in trên tạp chí Trường Viễn
Đông Bác Cổ. Sau năm 1975, nhà dân tộc học Nguyễn Hữu Thấu căn cứ vào bản Pháp
ngữ, công bố bản dịch tiếng Việt, dưới dạng tài liệu nghiên cứu; năm 1996, sách được
in chính thức, sau khi đã có sự bổ sung về nội dung. Luật tục Ê đê gồm 11 chương và
236 điều, trong đó cuốn sách đã dành trọn chương XI gồm 8 điều đã khái quát rất rõ
những quy định và cấm kị trong việc sử dụng, quản lí đất đai, trong đó có đất rừng của
người Ê đê. Những quy định từ việc chọn rẫy, cách phát rẫy, đốt rẫy cho đến những
quy định về đất ở, đất nghĩa địa, đất canh tác và đất cấm canh tác. Nếu ai vi phạm vào
những điều cấm kị ấy thì bị trừng phạt;…
Giai đoạn sau có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến quản
lý, sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đắk Lắk.

15


Trước hết, phải kể đến các công trình của Georges Condominas, người đã trở
nên nổi tiếng với hai tác phẩm về người M’nông Gar: Chúng tôi ăn rừng đá - thần Gôo
và Cái xa lạ là cái hàng ngày. Chúng tôi ăn rừng đá - thần Gôo (Nous avons mangé la
Forêt de la Pierre Génie Gôo) được xuất bản đầu tiên vào năm 1957, sau đó được tái
bản nhiều lần vào các năm 1974, 1982... Năm 2003, nhà xuất bản Thế giới và Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam ấn hành bằng tiếng Việt do Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà,
Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương dịch, Nguyên Ngọc hiệu đính. Nội dung chính
của cuốn sách là các ghi chép hết sức cụ thể, chi tiết về không gian địa lý, không gian
xã hội và không gian văn hoá của người Mnông Gar ở làng Sar Luk, xã Krông Nô,
huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Trong cuốn sách tác giả dùng chữ “Ăn rừng” ở đây là một
động từ dùng để mô tả hoạt động làm nương rẫy, tương tác với rừng của của người
M’nông Gar, đó là một nét văn hóa trong ứng xử với rừng, cách khai thác nhưng vẫn

bảo vệ được rừng và vốn đất rừng của người M’nông trước đây.
Trong các công trình viết về tộc người Ê đê, tác phẩm Le cerf au sud du
Vietnam - Người Ra Đê ở Nam Việt Nam, Báo cáo sơ bộ của J. D. Donoghe (1963)
trình bày một cách toàn diện về tộc người Ê Đê trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã
hội. Jacques Dournes là một trong những nhà dân tộc học người Pháp, ông sống ở Tây
Nguyên gần suốt ba mươi năm, am hiểu sâu sắc hàng chục các tộc người thiểu số ở
đây, nói thành thạo ngôn ngữ của họ và đã viết hàng chục công trình có thể coi thuộc
số những công trình nghiên cứu cơ bản nhất về Tây Nguyên cho đến nay. Mùa Xuân
năm 1950, với bút danh Dam Bo, ông đã giới thiệu công trình nghiên cứu về Các dân
tộc miền núi Nam Đông Dương trên tạp chí Pháp Á. Tiếp đó, Jacques Dournes cho ra
đời một số công trình như: Pötao, một lý thuyết về quyền lực ở người Gia rai Đông
Dương”; “Lần theo vết chân những người trên Cao nguyên ở Việt Nam và cuốn sách
cuối cùng của ông “Rừng, Đàn bà, Điên loạn”. Những công trình này không chỉ giới
thiệu về Tây Nguyên nói chung mà còn giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về các dân tộc
tại chỗ Đắk Lắk như người Gia Rai, Ê đê và M’nông trong tất cả chiều sâu lịch sử - văn
hóa của họ. Trong cuốn sách cuối cùng ông viết về Tây Nguyên Rừng, đàn bà, điên
loạn ông đã viết về hiện thực đời sống người Gia Rai, một tộc người thiểu số sinh sống
ở tỉnh Gia Rai và huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk. Theo quan sát và nhận thức của ông,
đối với người Gia Rai nói riêng, các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên nói chung, rừng là
16


một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa. Con người nơi đây sống trong rừng, cùng với
rừng, hòa (tan) với rừng. “Nền văn minh Gia Rai là một nền văn minh thảo mộc”. Rẫy
và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng bằng rìu và lửa: Không hề lãng phí
và cũng chẳng tàn phá, đúng vừa để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác,
động vật và thực vật”. Rừng có tầm quan trọng như vậy nên từ xa xưa người Gia Rai
nói riêng, các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk nói chung đã hình nên một phương cách quản lý,
bảo vệ rừng. Đây là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi xem xét, so sánh với phương
thức quản lý hiện nay để thấy được những biến đổi trong việc quản lý, sử dụng đất đai

và từ đó chúng ta có hành động đúng trên vùng đất này, ở bất cứ lĩnh vực nào, trong bất
cứ thời gian và hoàn cảnh nào.
Giai đoạn 1954 - 1975, để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ tăng cường
nghiên cứu, tìm hiểu về dân tộc học, văn hóa, xã hội Tây Nguyên. Một số công trình về
các dân tộc ở Tây Nguyên đã được xuất bản. Đáng chú ý là các công trình của
G.Hickey (1966): Minority Groups in the Republic of Vietnam, US. Headquartes,
Departmen of the Army (Những nhóm tộc người chính ở Việt Nam Cộng hoà); tướng
Westmoreland (1967) chủ biên. Sau năm 1975, G.Hickey còn công bố công trình Tự
do trên miền rừng, nguyên bản Free in the the forest. Ethnohistory of the Vietnamese
Central Highlans 1954 - 1976, New Haven and London Yale University Press, 1982
(Nguyễn Tấn Đắc dịch ra tiếng Việt). Những công trình này đã giới thiệu cho chúng ta
biết về các tộc người chính ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng như Gia Rai, Ê
Đê, M’nông, … và những sinh hoạt đời sống hàng ngày của họ gắn với núi rừng Tây
Nguyên. Cách họ khai thác những nguyên vật liệu từ rừng phục vụ cho nhu cầu cuộc
sống tự cung tự cấp và gìn giữ môi trường, rừng núi, đất đai cho các thế hệ con cháu
sau này có đất để dựng buôn làng, canh tác, có cái ăn từ rừng để sinh sống,…
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về Tây Nguyên nói
chung, Đắk Lắk nói riêng đã trải qua một thời gian dài. Từ đó đến nay, trên vùng đất
này đã có nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến toàn bộ cuộc sống và con người. Bên
cạnh đó, một số cuốn sách với mục đích phục vụ cho mưu đồ xâm lược, khai thác nên
trong quá trình sử dụng làm tư liệu tôi đã có những chọn lọc để tham. Nhiều sự kiện đã
được soi sáng dưới những góc nhìn mới, do đó có thể được nhìn nhận và giải thích theo
những cách mới, sáng rõ và chân xác hơn. Một số nhận định, ước thuyết của các tác giả
17


×