Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bối cảnh đổi mới của việt nam 1986

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.76 KB, 5 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
BỐI CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI 1986
Tóm tắt
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách
mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất,
đi lên CNXH. Trong quá trình đi lên CNXH đảng ta đã hai lần đề ra kế hoạch
năm năm (1976 – 1980 ; 1981 – 1985) để xây dựng đất nước, xong đất nước ta
cũng gặt hái được rất nhiều thành công đồng thời cũng lộ rõ không khuyết điểm.
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại Đảng và nhà nước ta đã quyết định đổi
mới toàn diện từ 1986.
I.Đặt vấn đề
Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của kế
hoạch Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và có những
tiến bộ lớn hơn trong kế hoạch 5 năm 1981 – 1985 so với trong kế hoạch 5 năm
1976 – 1980. Đại hội lần thứ V cũng có những tiến bộ lớn hơn so với Đại hội lần
thứ IV trong nhận thức về đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là
phải trải qua nhiều chặn và hiện đang ở chặn đường đầu tiên, và chặn đường này
phải coi phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu.
Những tiến bộ đáng kể trong nhận thức lý luận của đại hội V chưa tạo ra
được sự chuyển biến tương ứng trong hoạt động thực tiễn 5 năm của nhiệm kỳ
đại hội (1981 – 1985). Bởi vì nhận thức và quan điểm đổi mới chỉ là bước đầu,
thiếu độ sâu, nhất là chưa tạo được nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân, nên
khi thực hiện gặ khó khăn và hạn chế. Nhiều khó khăn, hạn chế và cả sai lầm
trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong 5 năm đầu (1976 – 1980) tiếp tục mắc
phải trong 5 năm sau (1981 – 1985), tạo nên những khó khăn, hạn chế và sai lầm
chung trong 10 năm (1976 – 1985) đất nước ta đi lên CNXH.
II.
Giải quyết vấn đề.
Để biết được vì sao Đảng ta phải đổi mới toàn diện vào 1986 chúng ta cùng
điểm lại tình hình thực tế đất nước ta từ 1976 đến 1985:
1. Những chuyển biến và thử thách trong kinh tế - xã hội (1976 – 1986)


1.1. Công nghiệp
Từ 1976 – 1980, trong khi tỷ trọng công nghiệp thuộc nhóm A (công
nghiệp nặng) trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp tăng từ 30% lên 37,8% thì
tỉ trọng công nghiệp thuộc nhóm B (công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu
dùng) giảm từ 70% xuống 62,2%. Do không chú ý phát triển hàng tiêu dùng,
nên dẫn đến tình trạng hàng tiêu dùng thiếu nghiêm trọng, chất lượng kém, giá
thành cao.
Sự sa sút, mặt yếu kém của sản xuất công nghiệp từ 1976 – 1980 có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do Đảng sai lầm trong việc đề ra chủ
trương đẩy mạnh công nghiệp hóa khi chưa có tiền đề cần thiết, thiên về đầu tư
1


phát triển công nghiệp nặng, ít tập trung sức phát triển nông nghiệp và công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thiếu khuyến khích phát triển tiểu thủ công
nghiệp.1
Trong 5 năm tiếp theo 1981 – 1985, sản xuất công nghiệp có sự điều chỉnh
về cơ cấu đầu tư: đầu tư cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (thuộc nhóm
B) được ưu tiên, còn đầu tư cho công nghiệp nặng (thuộc nhóm A) có trọng tâm
trọng điểm. Tỉ trọng công nghiệp có sự thay đổi: nhóm A giảm xuống, nhóm B
tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp cong tăng chậm so với yêu cầu khả năng.
Có những ngành năng suất lao động không tăng mà còn giảm đi so với 1976,
như ngành than chỉ bằng 76%; ngành dệt: 90%; ngành vận tải: 89%; ngành xây
lắp: 95%.2
1.2. Nông nghiệp.
Đến cuối 1979, ở miền Nam đã có 21,1% nông hộ vào hợp tác xã và
22,4% vào tập đoàn sản xuất, gồm 1.300 hợp tác xã và hơn 15.300 tập đoàn sản
xuất đã được xây dựng. Biện pháp tiến hành hợp tác hóa ở miền Nam cũng
giống như miền Bắc, mang tính chất cưỡng ép thô bạo, đã gặp phải nhiều phản

ứng của đông đảo nhân dân. Ở Nam Bộ, nhiều hộ nông dân phải bỏ hợp tác xã,
bỏ tập đoàn sản xuất, bỏ ruộng đất để đi kiếm nghề khác sinh sống. làm cho sản
xuất nông nghiệp bị giảm sút. Năm 1980 diện tích canh tác giảm 24.500 héc ta,
sản lượng lương thực giảm 41 nghìn tấn.
Thực tế nông nghiệp nước ta từng bước lâm vào tình trạng khủng hoảng,
đời sống nhân dân giảm sút. Lương thực bình quân đầu người giảm từ 274
kilogam năm 1980; lương thực nhà nước huy động cũng giảm, từ 2 triệu tấn
1976 giảm xuống còn 1,7 triệu tấn 1977; 1,6 triệu tấn 1978 và 1979.3
Nhìn chung tình hình nông nghiệp và nông thôn trong cả nước, giai đoạn
1976 – 1980, cho thấy rõ sản xuất nông nghiệp giảm sút, nông dân kém phấn
khởi sản xuất, mâu thuẫn lợi ích giữa người nông dân và toàn xã hội diễn ra gay
gắt.
Để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng này ngày 13-1-1981 Ban bí thư
trung ương ra chỉ thị 100 về cải tiến công tác khoán và mở rộng khoán sản phẩm
cuối cùng đến nhóm và người lao động. Hình thức khoán mới và sự đầu tư của
nhà nước đã tạo ra những nhân tố mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm
nông nghiệp thoát dần khỏi tình trạng bế tắc. sản xuất nông nghiệp dần được
phục hồi. Từ 1981 đến 1985, sản lượng lương thực tăng 27%. Chăn nuôi cũng
tăng nhanh, nhất là chăn nuôi gia đình: đàn bò tăng 33,2%, đàn lợn tăng 22%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp dưới tác động của cơ chế
khoán mới không được bao lâu. Vì cơ bản cơ chế khoán mới chỉ là một bước cải
tiến của mô hình hợp tác hóa trước kia nên nhanh chóng khủng hoảng trở lại.
1.3. Thương nghiệp
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tr. 62-63
2 Ban Tuyên huấn Trung ương (1978): Hỏi và đáp về Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam. NXB Sách
giáo khoa Mác – Lê Nin. HN, tr. 88.
3 PGS.TS Trần Bá Đệ (1988): Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay. NXB đại học quốc gia. HN, tr. 52-53.

2



Cuối 1975, trên toàn miền Nam tiến hành cải tạo đợt 1. Cách mạng đã quốc
hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản phản động của 59 gian thương lớn. Đồng
thời đã khôi phục và đưa vào hoạt động của 400 xí nghiệ lớn nhỏ, 14.000 cơ sở
tiểu thủ công nghiệp, thu hút 27 vạn công nhân vào lao động.4
Sang năm 1978, một đợt mới được triển khai, tiếp tục cải tạo tư sản thương
nghiệp và những người buôn bán nhỏ, góp phần làm giảm bớt các hoạt động
thao túng thị trường, gây rối loạn về giá cả của tư sản thương nghiệp và những
người buôn bán nhỏ. Nhưng trong quá trình thực hiện các chủ trương trên chúng
ta đã phạm phải một số sai lầm khuyết điểm:
Nhằm hạn chế gian thương hoạt động, nhiều địa phương đã lập ra các trạm
kiểm soát trên các đường giao thông chính. Các trạm kiểm soát này ngăn chặn
việc buôn bán trái phép, nhưng lại gây ra tệ “cấm chợ ngăn sông” cản trở sự lưu
thông hàng hóa giữa các địa phương, gây ách tắt về giao thông. Nó còn tạo điều
kiện cho các phần tử xấu, các cán bộ và nhân viên thoái hóa, biến chất lộng
quyền, ăn hối lộ, ức hiếp nhân dân, gây không ít căng thẳng trong xã hội.
Thị trường miền Nam vốn mang tính chất TBCN, trong đó tư sản thương
nghiệp và một bộ phận đông đảo những người buôn bán nhỏ giữ vai trò thao
túng thị trường. Các hoạt động của họ chỉ có thể bị hạn chế trên cơ sở có một lực
lượng kinh tế khác đủ mạnh đảm bảo cho thị trường hoạt động bình thường. Lực
lượng ấy chỉ có thể là thương nghiệp quốc doanh và người trợ thủ cho nó là
nông nghiệp hợp tác xã. Nhưng cho đến lúc này, các lực lượng ấy lại chưa đủ
mạnh để quán xuyến được nhiệm vụ quản lý và điều tiết thị trường.
1.4. Ngân hàng tài chính.
Lĩnh vực tiền tệ không ổn định. Từ sau ngày sử dụng loại giấy bạc mới
trong toàn quốc, tiền tệ ngày càng mất cân đối. Trong năm 1976 – 1980, tiền mặt
luôn bội chi trong khi lượng hàng hóa trên thị trường có tổ chức ngày càng
giảm, sức mua giảm sút. Trong nền kinh tế, lạm phát đã xuất hiện ngày càng
tăng. Nhưng khi còn cơ chế bao cấp, lạm phát không bộc lộ rõ rệt, đó gọi là
“Lạm phát ngầm”. Lạm phát tăng cũng làm cho giá cả thị trường ngày càng tăng

nhanh giá cả 1982 tăng 165% so với năm 1981.
Những sai lầm và khuyết điểm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nhất là
trong giai đoạn 1981 – 1985 làm cho tình trạng lưu thông phân phối luôn căng
thẳng và rối ren, giá cả luôn biến động và tăng cao, bội chi ngân sách lớn dẫn
đến lạm phát kéo dài và ngày càng trầm trọng đã gây ảnh hưởng tới kế hoạch
phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân lao động.
1.5. Giao thông vận tải
Sau 10 năm 1976 – 1986 vừa khôi phục vừa xây dựng và phát triển, ngành
giao thông vận tải đã đạt được những thành tựu đáng kể là đã khắc phục được
những hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhưng đã bộc lộ không ít mặt yếu kém:
cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vừa thiếu, vừa lạc hậu, vừa không đồng đều;
năng suất; chất lượng; hiệu quả còn thấp…
Tình trạng quan liêu bao cấp trong quản lý kinh tế đã ảnh hưởng nặng nề
đến giao thông vận tải và do đó hạn chế khả năng phục vụ của giao thông vận tải
4 Nguyễn Văn Linh (1985): Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm. NXB sự thật – HN, tr.72.

3


đối với các ngành kinh tế khác và đối với đời sống nhân dân. Nạn trộm cướp
trên các tuyến đường giao thông xảy ra nghiêm trọng.
“Là một khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải đáng
lẽ phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc
dân, nhưng nhiều năm qua, chúng ta chưa chú ý đúng mức, nên việc vận chuyển
hàng hóa có nhiều khó khăn, việc đi lại của nhân dân có nhiều phiền hà trắc
trở”.5
1.6. Văn hóa giáo dục
Từ 1976, ta thực hiện phong trào bình dân học vụ và bổ túc văn hóa và ta
bắt đầu đào tạo sau đại học trong nước. Đến ngày 23-2-1978, Bộ Giáo dục thông
báo nước CHXHCNVN cơ bản xóa nạn mù chữ, chiếm tỷ lệ 94% tổng số người

mù chữ trước giải phóng. Đến năm học 1985 – 1986 trên cả nước có 49 cơ sở
đào tạo sau đại học gồm 132 chuyên ngành với hơn 700 nghiên cứu sinh; 97
trường đại học và cao đẳng với 18.800 cán bộ giảng dạy. Trong số giảng dạy đại
học và cao đẳng, có 9,1% là tiến sĩ, phó tiến sĩ, 384 là giáo sư, phó giáo sư,
4.800 là nữ.
Như vậy, chỉ 10 năm sau ngày đất nước thống nhất (1976 – 1986), sự
nghiệp văn hóa – giáo dục XHCN phát triển nhanh chóng về cả số lượng và chất
lượng. Tuy nhiên, ngành giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách
mạng. Việc phổ cập cấp I còn khó khăn, nhiều trẻ em chưa học hết cấp I, nhiều
người lớn ở vùng cao, vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long vừa thoát nạn mù
chữ lại mù chữ trở lại. Ở phổ thông, cả mẫu giáo, trường sở, dụng cụ, thiết bị
phục vụ cho dạy và học thiếu thốn. Kỹ thuật, đạo đức, tư tưởng chính trị giảm
sút nghiêm trọng; số học sinh bỏ học, giáo viên bỏ nghề nhất là ở phía nam ngày
càng phổ biến. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là do khó khăn về
kinh tế, đời sống của giáo viên còn thấp kém, trước hết là do đầu tư của nhà
nước cho giáo dục là rất thấp. Từ 1981 – 1986 toàn bộ chi phí cho giáo dục và
đào tạo bằng 5,9% ngân sách Nhà nước (cho giáo dục bằng 3,5%) và bằng 2,3%
thu nhập quốc dân (cho giáo dục bằng 1,3%).6
Chúng ta có thể thấy được một điểm chung đó chính những yếu kém và sai
sót trong giai đoạn 1976 – 1985 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
III.
Kết luận
Trong một thập kỷ, trải qua hai nhiệm kỳ đại hội IV và V (1976 – 1986),
Đảng và nhân dân ta vừa làm, vừa tìm tòi, thử nghiệm đi lên con đường CNXH.
Trong quá trình đó, cách mạng XHCN đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng
kể trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng cách mạng cũng gặp không ít
những khó khăn và yếu kém. Khó khăn của ta trong quá trình đi lên CNXH ngày
càng lớn làm cho đất nước từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 lâm vào
tình trạng khủng hoảng gay gắt nhất là từ những năm 80, trước nhất là về kinh tế
- xã hội, khi lạm phát tăng cao. Một trong những nguyên nhân cơ bản của những

khó khăn, yếu kém là do ta mắc phải “Sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ
trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
5 Đảng cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự thật. HN, tr.176.
6 PGS.TS Trần Bá Đệ (1988): Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay. NXB đại học quốc gia. HN, tr. 77-78

4


Để khắc phục sai lầm, khuyến điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng
và đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi
mới.
Những sai lầm trong công cuộc đổi mới của Liên Xô cũng sẽ giúp Đảng và
nhà Nước ta có nhận định đúng đắn hơn trong việc đưa ra những đường lối đổi
mới; những thành tựu của Trung Quốc cũng giúp Đảng và nhà Nước ta có thể
học hỏi theo về con đường đổi mới.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V.
2. Ban Tuyên huấn Trung ương (1978): Hỏi và đáp về Văn kiện Đại hội Đảng
cộng sản Việt Nam. NXB Sách giáo khoa Mác – Lê Nin.
3. PGS.TS Trần Bá Đệ (1988): Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay. NXB đại học
quốc gia HN.
4. Nguyễn Văn Linh (1985): Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm. NXB sự thật – HN.

5



×