Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương ở bệnh nhân nữ đái tháo đường typ 2 đã mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.83 KB, 5 trang )

nghiên cứu khoa học

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC KHỐI CƠ THỂ VÀ
MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NỮ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
ĐÃ MÃN KINH
Đặng Hồng Hoa*, Bùi Văn Thụy**, Bùi Mỹ Hạnh***
*Bệnh viện E, **Cao đẳng Y tế Thái Bình, ***Đại học Y Hà Nội

TÓM TẮT
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và toàn cầu.
Những hậu quả do ĐTĐ typ 2 trên hệ vận động thường là sự mất cơ, yếu cơ, loãng xương, làm tăng
nguy cơ trượt ngã, gẫy xương do loãng xương.
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương ở bệnh nhân nữ
ĐTĐ typ 2 đã mãn kinh.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang tiến hành trên 68 bệnh nhân nữ, ĐTĐ typ
2 đã mãn kinh và 40 người khỏe mạnh (đối chứng). Các đối tượng nghiên cứu được tiến hành các
xét nghiệm thường quy cơ bản, đo mật độ xương và chỉ số khối cơ thể bằng phương pháp DXA trên
máy Hologic Discovery 4500.
Kết quả: Khối lượng cơ toàn thân, khối lượng cơ chi, mật độ xương của nhóm ĐTĐ thấp hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05). Trong nhóm ĐTĐ, những người có mật độ xương bình
thường thì có khối lượng cơ cao hơn những người có giảm mật độ xương và loãng xương (p<0,05).
Kết luận: Khối lượng cơ của người ĐTĐ typ 2 thấp hơn nhóm chứng, có mối liên quan giữa
giảm mật độ xương và giảm khối lượng cơ ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
Từ khóa: Cấu trúc khối cơ thể, đâí tháo đường ty 2, mật độ xương.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 đang ngày
càng trở nên phổ biến. Đây là bệnh được xếp
hàng thứ tư trong danh sách các bệnh không lây
nhiễm với tỷ lệ người mắc đang tăng nhanh ở Việt
Nam cũng như trên thế giới. Số người mắc bệnh
ĐTĐ typ 2 ngày càng gia tăng như hiện nay là do


sự tăng trưởng dân số nhanh chóng, tốc độ đô
thị hóa nhanh, sự lão hóa, tăng tỷ lệ người bị béo
phì và ít vận động trong cộng đồng. ĐTĐ typ 2 là
một rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân và
thường đồng hành với các bệnh tăng huyết áp,
bệnh tim mạch, béo phì, hội chứng chuyển hóa,
loãng xương... đó có thể là những nguyên nhân
trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến các tình trạng
thiếu cơ và yếu cơ làm cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2
đễ bị trượt ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương do
loãng xương và các hệ lụy khác cho bệnh nhân.

206

Tạp chí

Việc tìm hiểu cấu trúc khối cơ thể, tình trạng thiếu
cơ ở bệnh nhân ĐTĐ có thể tạo điều kiện can
thiệp sớm, làm giảm thiểu nguy cơ trượt ngã và
tiến triển của bệnh loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 đặc biệt ở người cao tuổi là những đối tượng
“dễ bị tổn thương” đòi hỏi được chăm sóc đặc biệt
của y tế là rất cần thiết.
Mục tiêu của đề tài: “Khảo sát mối liên quan
giữa cấu trúc khối cơ thể và mật độ xương ở bệnh
nhân nữ ĐTĐ typ 2 đã mãn kinh”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 108 phụ nữ
đã mãn kinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện E

từ 03/2014 đến tháng 8/2014 tự nguyện tham gia
nghiên cứu và đáp ứng các tiêu chuẩn lựa chọn,
loại trừ được trình bày dưới đây:

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu:

thực hiện tại thời điểm nghiên cứu.

Nhóm bệnh: 68 bệnh nhân nữ được chẩn
đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn ADA 2012. Nhóm
chứng: 40 phụ nữ không có tiền sử mắc bệnh ĐTĐ
và các bệnh nội khoa khác gây ảnh hưởng đến
mật độ xương của bệnh nhân.

Các biến số nghiên cứu:

Tiêu chuẩn loại trừ: các đối tượng nghiên cứu
(ĐTNC) không phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn
hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu

+ Thông tin chung: tuổi, giới, chiều cao, cân
nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI), các thuốc đã điều
trị trước khi tham gia nghiên cứu.
+ Xét nghiệm sinh hóa máu: Glucose máu

lúc đói (mmlo/lít); HbA1C (%); chức năng thận:
Ure (mmol/lit), Creatinin (µmol/lit); men gan: GOT,
GPT (UI/ lit); các thành phần mỡ máu.
+ Đo mật độ xương và chỉ số khối cơ thể bằng
phương pháp DXA trên máy Hologic Discovery 4500.

Thiết kế nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tiến cứu, có đối chứng.
+ Các bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm
sàng, xét nghiệm cơ bản máu và nước tiểu, đo
mật độ xương (MĐX) và cấu trúc khối cơ thể
(CTK) bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng
lượng kép (DXA) theo mẫu bệnh án thống nhất

+ Tính tỷ lệ phần trăm khối mỡ (%FM); khối
nạc (%LM); khối lượng cơ tứ chi (ASM), tỷ lệ % cơ
tứ chi so với trọng lượng cơ thể (%ASM).
Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý theo
thuật toán thống kê y học sử dụng phần mềm Epi
Info 7.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu
Chỉ số

Nhóm ĐTĐ
(n = 68)

Nhóm chứng
(n = 40)


p

Tuổi (năm)

62,63 ± 8,7

63,6 ± 9,0

> 0,05

Chiều cao (cm)

150,1 ± 4,56

149,8 ± 4,36

> 0,05

Cân nặng (kg)

53,72 ± 7,17

53,1 ± 5,32

> 0,05

BMI (kg/m )

23,54 ± 2,68


23,48 ± 2,24

> 0,05

Thời gian mãn kinh

13,82 ± 8,01

14,17 ± 8,96

> 0,05

Thời gian phát hiện ĐTĐ (năm)

5,54 ± 3,39

-

Glucose máu (mmol/l)

11,50 ± 4,96

5,43 ± 0,86

HbA1c (%)

9,78 ± 2,35

-


2

< 0,05

Nhận xét: các đặc điểm chung của hai nhóm ĐTNC là tương đương nhau (p>0,05).
Bảng 2. Đặc điểm về CTK cơ thể của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số

Nhóm ĐTĐ
(n= 68)

Nhóm chứng
(n = 40)

p

Khối lượng cơ toàn thân (kg)

29,67 ± 3,10

34,93 ± 2,49

< 0,05

Tỉ lệ khối cơ toàn thân (% LM)

54,89 ± 3,59

65,39 ± 7,48


< 0,05

Khối lượng xương toàn thân (kg)

1,62 ± 0,36

1,66 ± 0,31

> 0,05

Khối lượng mỡ toàn thân (kg)

19,89 ± 3,92

18,56 ± 3,43

> 0,05

Tỉ lệ mỡ toàn thân (%FM)

36,79 ± 3,75

35,33 ± 4,13

> 0,05

Tổng khối lượng cơ tứ chi (ASM kg)

13,33 ± 1.30


13,74 ± 1,13

< 0,05

Tỷ lệ cơ tứ chi (% ASM)

25,34 ± 2,85

26,59 ± 2,66

< 0,05
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

207


nghiên cứu khoa học

Nhận xét: khối lượng cơ, tỷ lệ % khối cơ so với trọng lượng toàn thân, khối lượng cơ chi của nhóm
ĐTĐ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,05).
Bảng 3. Đặc điểm MĐX của các đối tượng nghiên cứu
Nhóm ĐTĐ
(n= 68)

Nhóm chứng
(n = 40)


p

CSTL

0,823 ± 0,095

0,869 ± 0,079

< 0,05

CXĐ

0,629 ± 0,102

0,673 ± 0,083

< 0,05

Chỉ số
MĐX(gram/cm2)

Nhận xét: MĐX tại CSTL và CXĐ nhóm ĐTĐ thâp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<
0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa khối lượng cơ với MĐX - CSTL ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Chỉ số
Khối lượng cơ toàn thân (kg)
Khối lượng cơ chi (ASM) (kg)

MĐX CSTL(n=68)
Bình thường


Giảm MĐX/ LX

(n=12) 33,94 ± 2,42 (n=56) 30,97± 3,15
(n=13)14,07±1,45

(n=55) 12,81 ±1,50

p
< 0,05
< 0,05

Nhận xét: khối lượng cơ toàn thân và khối lượng cơ chi ở nhóm có MĐX-CSTL bình thường cao hơn
có ý nghĩa so với nhóm giảm MĐX hoặc loãng xương(p<0,05).
Bảng 5. Liên quan giữa khối lượng cơ với MĐX - CXĐ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2
Chỉ số

MĐX CXĐ (n=68)
Bình thường

Giảm MĐX/ LX

p

Khối lượng cơ toàn thân (kg)

(n=14) 33,23 ± 2,45 (n=54) 31,42 ± 3,57

< 0,05


Khối lượng cơ chi (ASM) (kg)

(n=15) 14,31 ± 1,34 (n=53) 12,69 ±1,43

< 0,05

Nhận xét: khối lượng cơ toàn thân và khối lượng cơ chi ở nhóm có MĐX-CXĐ bình thường cao hơn
có ý nghĩa so với nhóm giảm MĐX hoặc loãng xương (p<0,05).
V. BÀN LUẬN
Đái tháo đường typ 2 là một tình trạng rối loạn
chuyển hóa có thể gây ra nhiều hậu quả đối với
cơ thể như các biến cố trên tim mạch, thận, não,
thần kinh... Đối với hệ vận động ĐTĐ typ 2 có thể
gây loãng xương, thiếu cơ hoặc yếu cơ vì vậy làm
tăng nguy cơ ngã và gãy xương do loãng xương ở
những đối tượng này.
Theo một số tác giả cho thấy sự thiếu hụt
insulin và dư thừa cytokin ảnh hưởng lên khối cơ
nhiều hơn khối mỡ, tình trạng kháng insulin và sự
dư thừa các cytokine ở bệnh nhân ĐTĐ làm giảm
tổng hợp protein cho cơ thể và thúc đẩy sự suy
thoái của đường kính sợi cơ. Bên cạnh đó các
tổn thương vi mạch và đầu mút dây thần kinh chi
phối các sợi cơ dẫn đến sự tổn thương các dây
thần kinh vận động của cơ cũng là một cơ chế của
sự mất cơ  [1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi,

208

Tạp chí


CTK cơ thể của các ĐTNC cho thấy khối cơ toàn
thân trung bình của nhóm ĐTĐ thấp hơn so với
nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05;
khối xương toàn thân, khối mỡ và tỷ lệ khối mỡ
của nhóm ĐTĐ thấp hơn nhưng không có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng (p > 0,05). Như vậy,
sự khác biệt lớn nhất về cấu trúc khối cơ thể của
nhóm ĐTĐ và nhóm chứng thể hiện trong sự khác
biệt về khối cơ và cũng phù hợp với các nghiên
cứu đã công bố trước đây.
Năm 2005, Strotmeyer ES  và cộng sự đã
nghiên cứu mối liên quan giữa MĐX và cấu trúc
khối cơ thể ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cũng
nhận thấy có sự giảm đáng kể khối lượng cơ trong
CTK cơ thể, sự giảm sút này có liên quan với tình
trạng giảm cảm giác ngoại vi và giảm mức hoạt
động thể lực các đối tượng trên [10].
Park và cs (2006), đã nghiên cứu mối liên

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

quan giữa khối cơ và hoạt động thể chất ở bệnh
nhân ĐTĐ cũng nhận thấy có sự mất cơ nhiều hơn
và có liên quan đến giảm sức mạnh cơ bắp của
các đối tượng này so với nhóm chứng[8].
Ở người bình thường, sự giảm khối cơ chi là

một hiện tượng của quá trình lão hóa, có nghĩa là
tuổi càng cao thì khối cơ chi càng giảm. Mô hình
khuyết tật của Nagi Disablemen [trích từ 2] đã
cho thấy sự sụt giảm khối cơ chi sẽ làm giảm sức
mạnh của chi, giảm mức hoạt động thường ngày
và cuối cùng là cần sự trợ giúp của gậy, xe lăn để
thực hiện các hoạt động thể chất, đồng thời sự
suy giảm khối cơ chi còn làm tăng nguy cơ té ngã.
Như vậy, khối cơ chi là khối cơ quan trọng nhất
trong các hoạt động thể chất của cơ thể. Ở bệnh
nhân ĐTĐ, tình trạng hoạt động thể chất thấp vừa
là hậu quả vừa là nguyên nhân của tình trạng sụt
giảm khối cơ chi nhanh hơn so với nhóm không
có ĐTĐ. Nghiên cứu của Park và cs (2007), khi
nghiên cứu theo dõi dọc 3 năm khối lượng cơ bắp
và sức mạnh cơ bắp trên 1840 người cao tuổi Hàn
Quốc từ 70-79 tuổi trong đó có 302 bệnh nhân
typ 2 đã cho thấy có sự sụt giảm nhanh chóng cả
về khối lượng cơ (đặc biệt là khối cơ chi) và sức
mạnh cơ bắp trên một đơn vị cơ, trong khi ở các
đối tượng không bị ĐTĐ sự thay đổi là không đáng
kể[9]. Lee SJ và cs (2010) nghiên cứu kéo dài 4
năm trên 3153 người Hồng Kông, trong đó cơ 442
bệnh nhân ĐTĐ typ2 đã cho thấy mất khối cơ ở
bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,8 - 2 lần so với người
bình thường[4].
Có nhiều cơ chế giải thích tình trạng giảm

MĐX ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 như: sự gia tăng các
yếu tố gây viêm như IL- 6, TNFα, sự kháng insulin

của tổ chức trong khi insulin là hormon có tác dụng
kích thích tổng hợp chất nền của xương rất cần
thiết cho quá trình khoáng hóa bình thường của
xương, các stress oxy hóa...[3][6]. Ngô Thị Thu
Trang (2013) khi nghiên cứu MĐX ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 nhận thấy MĐX tại CSTL và CXĐ ở
nhóm ĐTĐ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm chứng (p<0,01)[7]. Moseley (2011), nghiên
cứu trên 78 nam giới và 56 phụ nữ ĐTĐ typ 2 tuổi
từ 40 - 65 cũng cho thấy khối cơ toàn cơ thể ảnh
hưởng tích cực lên MĐX tại CSTL và CXĐ[5].
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi và
của các nghiên cứu khác đã công bố đều cho thấy
có mối liên quan giữa giảm MĐX ở CSTL và CXĐ
với sự giảm khối lượng cơ toàn thân và khối cơ chi
ở những bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu cấu trúc khối cơ thể, mật độ
xương ở CSTL và CXĐ của 68 bệnh nhân nữ đã
mãn kinh đang điều trị ĐTĐ typ 2 so sánh với 40
phụ nữ khỏe mạnh có độ tuổi tương đương, chúng
tôi nhận thấy:
Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2: khối lượng cơ toàn
thân, khối lượng cơ chi thấp hơn so với nhóm
chứng (p<0,05); mật độ xương ở CSTL và CXĐ
thấp hơn so với nhóm chứng (p < 0,05); có mối
liên quan giữa giảm MĐX ở CSTL và CXĐ với sự
giảm khối lượng cơ toàn thân và khối cơ chi (p <
0,05).


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Aleman-Mateo H.; Lopez Teros MT.; Ramirez
FA et al (2014), “Association between insulin
resistance and low relative appendicular skeletal
muscle mass: evidence from a cohort study
in community-dwelling older men and women
participants”, The journals of gerontology.Series A,
Biological sciences and medical sciences, 69(7),
p. 871-7. 15
2.Coffin-Zadai CA. (2007), “Disabling our
diagnostic dilemmas”, Physical therapy, 87(6), p.
641-53. 27
3.Dominguez LJ., Muratore M., Quarta E. et al

(2004), “Osteoporosis and diabetes”, Reumatismo,
56(4), p. 235-41. 13
4.Lee JS.; Auyeung T W.; Leung J. et al(2010),
“The effect of diabetes mellitus on age-associated
lean mass loss in 3153 older adults”, Diabetic
medicine : a journal of the British Diabetic
Association, 27(12), p. 1366-71.53
5.Moseley KF.; Dobrosielski DA.; Stewart KJ.
et al (2011), “Lean mass and fat mass predict
bone mineral density in middle-aged individuals
with noninsulin-requiring type 2 diabetes mellitus”,
Clinical endocrinology, 74(5), p. 565-71.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


209


nghiên cứu khoa học

6.Napoli N.; Strollo R.; Paladini A. et al
(2014), “The alliance of mesenchymal stem cells,
bone, and diabetes”, International journal of
endocrinology, 2014, p. 6907- 13.
7.Ngô Thị Thu Trang (2013), “Đánh giá mật
độ xương ở bệnh nhân nữ đái tháo đường typ 2”.
Luận văn bác sỹ nội trú, Học viện quân Y,tr 45 - 91.
8.Park SW,; Goodpaster H.; Strotmeyer ES. et
al (2006), “Decreased muscle strength and quality
in older adults with type 2 diabetes: the health,
aging, and body composition study”, Diabetes,
55(6), p. 1813-8.

9.Park SW.; Goodpaster H.; Strotmeyer ES.
et al (2007), “Accelerated loss of skeletal muscle
strength in older adults with type 2 diabetes:
the health, aging, and body composition study”,
Diabetes care, 30(6), p 1507-12.
10. StrotmeyerES.; CauleyJA.; Schwartz AV.et
al (2005), “Nontraumatic fracture risk with diabetes
mellitus and impaired fasting glucose in older
white and black adults: the health, aging, and body
composition study”, Archives of internal medicine,
165(14), p. 1612-7.


ABSTRACT
Diabetes mellitus is becoming more popular in Vietnam and worldwide. The Diabetes mellitus
consequences on the musculoskeletal system usually lose muscle, muscle weakness, osteoporosis,
increase the risk of slipping which are the cause of osteoporotic fractures.
Objective: To explore the association between body mass structure and bone density in patients
with type 2 diabetes were female menopause.
Methods: prospective study, described cross conducted on 68 diabetes mellitus women and
40 postmenopausal healthy individuals (controls). The study subjects were conducting routine tests
basic, bone density and body mass index using DXA on Hologic Discovery 4500.
Result: the whole body muscle mass, limbs muscle mass and bone densityof the diabetes
mellitus group werelower than controls (p<0.05). In the diabetes mellitus group, those with normal
bone density have higher muscle mass than who have bone loss and osteoporosis (p<0.05).
Conclusion: muscle mass of the diabetes mellitus are higher thancontrol group, there was a
relationship between bone loss and decreased muscle mass.
Keywords: body composition, diabetes mellitus, bone density.

210

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



×