Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đau thắt lưng ở một số đối tượng lao động khám tại phòng Khám nội – bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.55 KB, 4 trang )

nghiên cứu khoa học

TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐAU THẮT LƯNG Ở
MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM NỘI –
BỆNH VIỆN BÃI CHÁY, QUẢNG NINH
Nguyễn Tường Vân*, Đoàn Văn Đệ**
* Bệnh viện Bãi Cháy Quảng Ninh; ** Học viện Quân y

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến đau thắt lưng (ĐTL) tại một số đối tượng
đến khám tại phòng khám nội – Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, Quảng Ninh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu mô tả cắt ngang 455 đối tượng trong độ
tuổi lao động đến khám tại phòng khám nội – Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, Quảng Ninh từ tháng
1/2015 đến tháng 5/2015.
Kết quả: Tỷ lệ ĐTL là 78,5%, độ tuổi hay gặp nhất là 31 – 40 tuổi. Nhóm có tuổi từ 35 tuổi trở
lên có tỷ lệ ĐTL cao hơn dưới 35 tuổi, nhóm có tư thế làm chủ yếu là ngồi và cúi có tỷ lệ ĐTL cao hơn
nhóm có tư thế làm chủ yếu là đứng.
Kết luận: Tỷ lệ ĐTL khá cao, đặc biệt ở công nhân, người làm việc ngồi, cúi nhiều.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐTL là bệnh lý thường gặp, có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi của cả hai giới. Tỷ lệ thay đổi theo
từng nước, nhưng nói chung có tới 70 – 85% dân
số bị ít nhất một lần đau thắt lưng trong đời. Chi
phí y tế cho ĐTL khá cao. Khó mà đánh giá được
hết các thiệt hại mà ĐTL gây ra cho toàn xã hội.
Nguyên nhân và hình thái bệnh lý đau thắt lưng rất
phong phú và phức tạp do cấu tạo phức tạp của
CSTL và chức năng mang tính chất là cột trụ cơ
thể của cột sống. Có nhiều đề tài nghiên cứu về
ĐTL song chưa có đề tài nào khảo sát đầy đủ về


ĐTL và các yếu tố liên quan. Quảng Ninh là một
tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, có nền
công nghiệp tương đối phát triển. Thành phố Hạ
Long là trung tâm của tỉnh với ngành công nghiệp
du lịch phát triển cùng với các khu công nghiệp lớn
trong vùng. Đặc điểm dân cư tương đối trẻ, công
việc liên quan nhiều đến lao động trực tiếp như
công nhân bốc vác, nhân viên lễ tân phục vụ du
lịch có thể là là một yếu tố gây ra ĐTL, ngoài ra các
yếu tố khác như tư thế lao động, số giờ lao động
liên tục, công việc căng thẳng cũng có thể gây
ĐTL. Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Khảo sát

222

Tạp chí

tỷ lệ, một số yếu tố gây đau thắt lưng ở một số đối
tượng trong độ tuổi lao động khám tại phòng khám
nội - Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân trong độ tuổi lao động:
18 – 55 (đối với nữ), 18- 60 (đối với nam) khám
tại phòng khám nội - Bệnh viện Bãi Cháy – Quảng
Ninh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Loại khỏi
nghiên cứu các bệnh nhân đang cấp cứu chấn
thương vùng thắt lưng, bệnh nhân đang mang thai,
bệnh nhân đang trong tình trạng nặng nề nguy kịch,
bệnh nhân đang mắc các bệnh hiểm nghèo khác.

2. Phương pháp nghiên cứu
-Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, so
sánh tỷ lệ ĐTL ở các nhóm bệnh nhân ở các
ngành nghề khác nhau.
-Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích.
Tính cỡ mẫu : sử dụng công thức tính cỡ mẫu
mô tả.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

n=

động thuộc một số đơn vị quân đội Hải Dương và
Quảng Ninh với nhóm tuổi tập trung cao nhất là
30-39 (43,41%)[2].

Z2.p.q
d2

Trong đó: n là cỡ mẫu cần tính, Z trị số Z liên
quan đến mức độ tin cậy. Nếu mức độ, tin cậy là
95% thì Z = 1,96, p là tần xuất ước lượng ĐTL
(chọn 0,5), q = 1- p, d là sai số, ước tính 0,05.
Thay vào công thức tính :
n=


1,96x1,96x0.5x0,5
0,05x0,05

= 384

Thực tế chúng tôi lấy mẫu nghiên cứu là 455
bệnh nhân.
- Chẩn đoán ĐTL: Là đau vùng CSTL giới
hạn trên là bờ dưới xương sườn 12, hai bên là hai
khối cơ lưng to, dưới là bờ trên hai gai chậu sau.
ĐTL có thể gây hạn chế vận động, kèm theo các
điểm đau vùng thắt lưng (có thể ở một bên hoặc
cả hai bên).

- Nam có 176 bệnh nhân, chiếm 38,7%, nữ
có 279 bệnh nhân, chiếm 61,3% tổng số bệnh
nhân. Như vậy, số bệnh nhân nữ cao gần gấp đôi
số bệnh nhân nam. Điều này có thể do phụ nữ
thường quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn nam giới
và thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe hơn. Bên
cạnh đó, do đặc thù địa phương là khu vực du lịch
phát triển nên đối tượng nữ công nhân, nữ nhân
viên khách sạn khá đông.
Bảng 2. Tỷ lệ ĐTL trong tiền sử và hiện tại
Nhóm NC

Số lượng
(n=455)


Tỷ lệ
(%)

Bệnh sử có ĐTL

295

64,8

ĐTL hiện tại

173

38

Chỉ ĐTL trong tiền sử

172

37,8

- Đánh giá ĐTL theo WHO năm 1999[7].

Chỉ ĐTL ở hiện tại

50

11

- Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê

SPSS 18.0 và Excel 2010.

ĐTL trong tiền sử và hiện
tại

123

27

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐTL cả trong tiền sử và/
hoặc hiện tại

345

75,8

Không ĐTL

110

24,2

1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên
cứu
Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi, giới của đối
tượng nghiên cứu
Nhóm tuổi


Số lượng
(n=455)

Tỷ lệ
(%)

18-30

111

24,4

31-40

170

37,4

41-50

123

27

51-60

51

11,2


Tổng

455

TB±SD
Giới

100

37,9 ±9,3
Nam

176

38,7

Nữ

279

61,3

- Các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi trung
bình là 37,9 ± 9,3 tuổi, độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
là từ 31 – 40 tuổi (37,4%), nhóm từ 51 – 60 tuổi
có tỷ lệ thấp nhất (11,2%). Nghiên cứu của chúng
tôi cho kết quả tương tự với nghiên cứu của Lê
Thế Biểu về tình trạng ĐTL ở các đối tượng lao

Tỷ lệ ĐTL trong tiền sử chiếm 64,8%; ĐTL

tại thời điểm đến khám chiếm 38% tổng số bệnh
nhân, tỷ lệ ĐTL chung (ĐTL trong tiền sử và/
hoặc hiện tại là 75,8%). ĐTL tái phát (có đau
cả tiền sử và hiện) tại khá cao (27%). Dáng đi
đứng thẳng là một nấc thang quan trọng trong
tiến hóa của loài người và cũng chính dáng đi
đứng thẳng này cột sống thắt lưng phải chịu tải
trọng của cả phần trên cơ thể. Trong quá trình
lao động, tải trọng mà cột sống thắt lưng phải
chịu còn tăng nhiều hơn. Bên cạnh đó, cột sống
thắt lưng có tầm vận động rất lớn, với các động
tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay nên cũng dễ dàng
bị tổn thương nếu các động tác vận động không
đúng. Nghiên cứu của Lê Thế Biểu cho tỷ lệ ĐTL
chung là 52,4%; nghiên cứu của Lưu Thị Hà về
thực trạng ĐTL của công nhân nhà máy luyện
thép Thái Nguyên cho tỷ lệ ĐTL chung là 31,2%.
Nghiên cứu của Miwako năm 2007 cho tỷ lệ ĐTL
chung là 74,3%[4][2][1].
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

223


nghiên cứu khoa học

Bảng 3. Phân bố nhóm ĐTL theo lứa tuổi
Nhóm tuối


Bệnh sử có ĐTL

ĐTL hiện tại

ĐTL chung

Không ĐTL

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

18-30

59

20

30

17,3

68

19,6

43

39,1

31-40


108

38,6

67

37,8

133

38,6

37

33,6

41-50

90

29,6

21

13.1

102

29,6


21

19,1

51-60

38

11,8

55

31,8

42

12,2

9

8,2

Tổng

295

100

173


100

345

100

110

100

-Ở nhóm bệnh nhân có ĐTL, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 31-40 tuổi (38,6%), nhóm ít nhất là 51-60
tuổi (12,2%). Đặc biệt nhóm tuổi 51-60 tuổi có ĐTL ở thời điểm đi khám bệnh chiếm tỷ lệ khá cao (31,8%).
-Nếu chia bệnh nhân thành hai nhóm là nhóm từ 35 tuổi trở lên và nhóm dưới 35 tuổi thì nhóm bệnh
nhân từ 35 tuổi trở lên có tỷ lệ ĐTL cao hơn nhóm dưới 35 tuổi có ý nghĩa thống kê với p<0,05; chỉ số
OR = 2,2. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Thị Toán cho kết quả lứa tuổi
hay gặp ĐTL nhất là 30-40 tuổi chiếm 35,5%[3]. Đây là lứa tuổi lao động chính, thể lực còn tốt, sức chịu
đựng của hệ thống cơ, xương tốt và cũng thường phải chịu áp lực công việc cao,lao động thể lực nặng
nên tỷ lệ ĐTL cao.
Bảng 4. Tư thế lao động
Tư thế

Có ĐTL (n=345)

Không ĐTL (n=110)

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đứng

122

35,4

56

50,9

Ngồi

163

47,2

39

35,5

Cúi

51

14,8


7

6,4

Đứng + ngồi

7

2,0

5

4,5

Đứng + cúi

2

0,6

3

2,7

Tổng

345

100


110

100

Trong các bệnh nhân ĐTL, tư thế lao động hay
gặp nhất là ngồi (47,2%), sau đó là đứng (35,4%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng ĐTL là
công nhân chiếm hơn ¼ tổng số bệnh nhân ĐTL
nói chung. Sau đó đến người làm nghề tự do và
nội trợ. Đây là các công việc vất vả, thời gian làm
việc kéo dài, căng thẳng nên tỷ lệ ĐTL cao. Tỷ lệ
này còn phản ánh cơ cấu nghề nghiệp nói chung
của địa phương nơi bệnh viện tiếp nhận và điều trị
bệnh nhân. Nếu chia làm hai nhóm là nhóm có tư
thế làm chủ yếu là ngồi và cúi và nhóm có tư thế
làm chủ yếu là đứng thì nhóm có tư thế làm chủ
yếu là ngồi và cúi có tỷ lệ ĐTL cao hơn sovới nhóm
có tư thế làm chủ yếu là đứng có ý nghĩa thống
kê với p<0,05 và tỷ suất chênh OR=2. Người ta
thấy rằng, áp lực cột sống thắt lưng ở tư thế nằm

224

Tạp chí

khoảng 10 – 20 kg lực, tư thế đứng là 100 kg lực,
tư thế ngồi là 150 kg lực. Như vậy người phải
làm ở tư thế ngồi là chủ yếu thường xuyên sẽ có
nguy cơ ĐTL cao hơn người làm ở tư thế đứng
và thay đổi. Tư thế ngồi không chỉ phụ thuộc vào

ghề ngồi mà còn phụ thuộc vào thói quen và công
việc người đó phải đảm nhiệm. Tư thế ngồi thích
hợp được khuyên là trục của cột sống và trục của
xương đùi, trục của xương đùi và cẳng chân đều
tạo thành góc 120 độ, lưng tựa vào ghế, hai tay
đặt lên thành ghế. Đó là tư thế tốt nhất để giảm tải
trọng lên cột sống gây ra bởi nửa người trên. Bên
cạnh đó, để hạn chế ĐTL cần thay đổi tư thế làm
việc thường xuyên. Đây là một vấn đề quan trọng
trong sắp xếp, bố trí công việc và nơi làm việc,
điều kiện làm việc[6][5].

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

IV. KẾT LUẬN

độ tuổi có ĐTL hay gặp nhất là 31 – 40 tuổi chiếm

- Tỷ lệ BN trong bệnh sử có ĐTL chiếm
64,8%; ĐTL tại thời điểm đến khám chiếm 38%;
ĐTL tái phát (có đau cả tiền sử và hiện tại) khá
cao (27%), ĐTL chung (ĐTL trong tiền sử và/hoặc
hiện tại) chiếm tỷ lệ cao (75,8%), không ĐTL có tỷ
lệ thấp (24,2%).

33,7%.


- Đối tượng hay gặp ĐTL nhất là công nhân,

- Nhóm từ 35 tuổi trở lên có tỷ lệ ĐTL cao hơn
nhóm dưới 35 tuổi với OR = 2,2.
- Nhóm có tư thế làm chủ yếu là ngồi và cúi
có tỷ lệ ĐTL cao hơn nhóm có tư thế làm chủ yếu
là đứng với OR = 2.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Lưu Thị Hà (2012) “Nghiên cứu thực trạng
đau thắt lưng ở công nhân nhà máy Luyện thép
Thái Nguyên và áp dụng một số giải pháp can
thiệp”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y thái Nguyên,
2.Lê Thế Biểu (2001) “Nghiên cứu tình hình
đau thắt lưng ở một số đối tượng lao động và
đơnvị quân đội thuộc tỉnh Hải dương – Quảng
Ninh”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học y Hà Nội.
3.Nguyễn Thị Toán (2004) “Nghiên cứu
bệnh rung toàn thân tần số thấp để bổ sung vào
danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo
hiểm”,Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa
học cấp bộ.
4.Miwako Nagasu (2007) “Prevalence and

risk factors for low back pain among professional
cooks working in school lunch services”,BMC
Public Health 7,171-180.
5.Roger Chou (2009) “Interventional therapies,
surgery, and interdisciplinary rehabilitation for low
back pain”,Spine, 34, 1066-1077.

6.Schaller A (2015) “Physical activtity and
health related quanlity of life in chronic low back
pain patients: a cross sectional stydy”,BMC
Musculoskeletal disorders, 19.
7.WHO
expert
consultation
(2004)
“Appropriate body-mass index for Asian populations
and its implications for policy and intervention
strategies”,THE LANCET • Vol 363 •, 157–63.

ABSTRACT
PREVALENCE AND THE FACTORS RELATED TO LOW BACK PAIN IN PEOPLE AT GENERAL
CLINIC OF BAI CHAY HOSPITAL, QUANG NINH PROVINCE
Aim: To study the prevalence and the factors related to low back pain (LBP) in people at general
clinics of Bai Chay hospital, Quang Ninh province.
Subjects and methods: A cross-sectional survey was perform for 455 people at working age
examined at general clinic of Bai Chayhospital, Quang Ninh province.
Results: The prevalence of LBP was found 78.5%, the most common age group was 31-40
years old. The ratio of low back pain of people under 35 years old, of people working in sitting and
bending is higher than those of people more than 35 years old or people standing working.
Conclusion: The prevalane of LBP is high, especially in workers relating to, sitting, bending
work.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

225




×