Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét bước đầu đặc điểm lâm sàng, nội soi bệnh túi thừa đại trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.75 KB, 7 trang )

nghiên cứu khoa học

NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI
BỆNH TÚI THỪA ĐẠI TRỰC TRÀNG
Nguyễn Duy Thắng*, Đào Văn Long**, Bùi Quốc Trung**, Trần Thị Kim Huê*
*Bệnh viện Nông nghiệp, *Phòng khám Hoàng Long - Hà Nội

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Túi thừa đại trực tràng thường gặp nhưng ít được chú ý ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, tỷ lệ mắc bệnh túi thừa.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 97 bệnh nhân có túi thừa đại trực tràng được đưa
vào nghiên cứu.
Kết quả: Độ tuổi thường gặp nhất là từ 51 đến trên 70 (82,5%), tỷ lệ nam cao hơn nữ (60,8%
so với 39,2%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng âm ỉ bên trái và dọc khung đại tràng
88,7%, đầy hơi, chán ăn 80,4%. Có 60,9 % bệnh nhân không có các bệnh lý khác kèm theo. Gặp từ
1 đến trên 10 túi thừa trên 1 bệnh nhân. Tỷ lệ có 2 túi thừa là 31,0% bệnh nhân nghiên cứu. Tỷ lệ túi
thừa đại trực tràng 0,092% (97/10.500). Túi thừa đại tràng trái có tỷ lệ 68,1% cao hơn đại tràng phải
(22,7%) và đại tràng ngang (9,2%).
Kết luận: Túi thừa đại trực tràng chủ yếu gặp ở người cao tuổi (trên 50 tuổi), ít gặp ở người trẻ,
nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng, đầy hơi, chán ăn. Đại tràng trái có tỷ
lệ túi thừa cao hơn đại tràng phải và đại tràng ngang.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Túi thừa đại trực tràng là bệnh lý thường gặp
nhưng trong thực tế ít được chú ý. Về lâm sàng
đa số bệnh nhân không có triệu chứng. Số còn lại
các triệu chứng không điển hình, thường nhầm lẫn
với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Tỷ lệ mắc


bệnh túi thừa đại trực tràng cao ở người cao tuổi,
hiếm gặp ở người trẻ. Việc chẩn đoán túi thừa dựa
vào các triệu chứng của bệnh nhân đồng thời với
việc thăm khám hậu môn trực tràng kết hợp chụp
X-quang đại tràng có bơm thuốc cản quang và nội
soi đại tràng ống mềm. Tỷ lệ mắc bệnh ở châu Âu
cao hơn châu Á. Cho đến nay còn ít báo cáo về
bệnh túi thừa đại trực tràng ở Việt Nam. Để tìm
hiểu thêm về căn bệnh này, chúng tôi tiến hành đề
tài nhằm mục đích: tìm hiểu đặc điểm lâm sảng,
hình ảnh nội soi và tỷ lệ mắc bệnh túi thừa đại trực
tràng của bệnh nhân khu vực Hà Nội và các tỉnh
lân cận.

1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, độ
tuổi từ 20 đến trên 70.
Có chỉ định nội soi đại trực tràng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có các bệnh lý chống chỉ định nội soi đại trực
tràng.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm 2014
đến tháng 7 năm 2015.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Nông nghiệp, Phòng khám Hoàng Long
- Hà Nội.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh
sử.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

301


nghiên cứu khoa học

Giải thích để bệnh nhân hợp tác khi nội soi
(tiền mê và không tiền mê).
Nội soi đại trực tràng bằng máy Nội soi VIDEO
của hãng Olympus và EG 590, EG 600 của Fuji
Film Nhật bản.

Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y
học.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến

Chụp ảnh, mô tả số lượng, vị trí túi thừa.

tháng 7 năm 2015 có 10.500 bệnh nhân đủ tiêu

Mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu.

chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Bước

Cỡ mẫu: thuận tiện.


đầu chúng tôi có một số kết quả sau đây:
Bảng 1. Đặc điểm tuổi và giới

Độ tuổi

Nam

Nữ

Tổng số

n

%

n

%

n

%

< 30

1

100

0


0

1

1,0

31-40

3

60,0

2

40,0

5

5,2

41-50

7

63,6

4

36,4


11

11,3

51-60

17

68,0

8

32,0

25

25,8

61-70

24

54,5

20

45,4

44


45,4

>70

7

63,6

4

36,4

11

11,3

Tổng số

59

60,8

38

39,2

97

100


Nhận xét: Độ tuổi thường gặp nhất từ 51 đến trên 70 (82,5%). Tỷ lệ nam cao hơn nữ (60,8% so với 39,2%).
Bảng 2. Đặc điểm nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Nam
n

Nữ
%

n

Tổng số
%

n

%

Sinh viên

1

1,7

0

0


1

1,0

CCVC

10

17,0

8

21,0

18

18,5

Công nhân

8

13,5

7

18,4

15


15,5

Nông dân

14

23,7

9

23,7

23

23,7

Lao động tự do

5

8,5

3

7,9

8

8,3


Hưu trí

21

35,6

11

28,9

32

33,0

Tổng số

59

60,8

38

39,2

97

100

Nhận xét: Đối tượng mắc bệnh hay gặp là hưu trí (33,0%), nông dân (23,7%) và công chức, viên
chức (18,5%).

Bảng 3. Nơi cư trú
Nơi cư trú

Nam

Nữ

Tổng số

n

%

n

%

n

%

Nội thành Hà nội

24

63,2

14

36,8


38

39,2

Ngoại thành Hà nội

19

59,4

13

40,6

32

33,0

Các tỉnh khác

16

59,3

11

40,7

27


27,8

Tổng số

59

60,8

38

39,2

97

100

Nhận xét: Bệnh nhân sống ở Hà Nội chiếm đa số (72,2%).

302

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Bảng 4. Triệu lâm sàng
T/ C lâm sàng


Nam n = 59

Nữ n = 38

Tổng số n = 97

n

%

n

%

n

%

Đau bụng trái

51

59,3

35

40,7

86


88,7

Buồn nôn, nôn

32

52,5

29

47,5

61

62,9

Phân lỏng

31

59,6

21

40,4

52

53,6


Phân táo

29

61,7

18

38,3

47

48,5

Phân táo + lỏng

37

64,9

20

35,1

57

58,8

Đầy hơi, chán ăn


47

60,3

31

39,7

78

80,4

Nhận xét: Đau bụng bên trái và đầy bụng, chán ăn có tỷ lệ cao nhất (88,7% và 80,4%).
Bảng 5. Số lượng túi thừa ở một bệnh nhân
Số túi thừa / 1 BN

Nam

Nữ

N

%

1

14

2


18

3

Tổng số

n

%

n

%

63,6

8

36,4

22

22,7

60,0

12

40,4


30

31,0

8

57,1

6

42,9

14

14,4

4

4

36,4

7

63,6

11

11,3


5

5

71,4

2

28,6

7

7,2

6

2

50,0

2

50,0

4

4,2

7


2

100

0

0

2

2,1

8

2

50,0

1

50,0

3

3,0

9

1


100

0

0

1

1,0

10

1

100

0

0

1

1,0

11

2

100


0

0

2

2,1

Tổng số

59

60,8

38

39,2

97

100

Nhận xét: Số bệnh nhân có 1 và 2 túi thừa chiếm tỷ lệ cao nhất (22,7% và 31,0%).
Bảng 6. Tổng số túi thừa
Số túi thừa/ 1 BN
1
2
3


Số bệnh nhân
22
30
14

Tổng số túi thừa
22
60
42

4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng số

11
7
4
2
3
1
1
2
97


44
35
24
14
24
9
10
22
306

Nhận xét: Tổng số có 306 túi thừa trên 97 bệnh nhân mắc bệnh.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

303


nghiên cứu khoa học

Bảng 7. Tỷ lệ túi thừa
Tổng số người soi
10.500

Số người bị túi thừa
n

%

97


0,092

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh túi thừa là 0,092 %.
Bảng 8. Vị trí túi thừa
Vị trí

Tổng số
n

%

Manh tràng

18

18,6

Đại tràng lên

4

4,1

Góc gan

1

1,0


Đại tràng ngang

6

6,2

Góc lách

2

2,0

Đại tràng xuống

12

12,4

Đại tràng sigma

52

53,7

Trực tràng

2

2,0


Tổng số

97

100

Nhận xét: Tỷ lệ túi thừa đại tràng trái (68,1%)
cao hơn đại tràng phải (22,7%) và đại tràng ngang
(9,2%) .
Bảng 9: Bệnh lý đi kèm
Bệnh lý đi kèm

Tổng số
n = 97

%

Không có bệnh đi
kèm

59

60,9

Viêm loét đại trực
tràng

5

5,3


Xuất huyết đại trực
tràng

1

1,0

Khối u đại trực tràng

7

7,2

Polyp đại trực tràng

12

12,4

Trĩ nội

7

7,2

U nhú hậu môn

2


2,0

Nứt kẽ hậu môn

4

4,0

Nhận xét: Đa số bệnh nhân túi thừa đại tràng
không có bệnh lý kèm theo (60,9 %). Có polyp đi
kèm chiếm tỷ lệ 12,4% bệnh lý đi kèm cao nhất.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
- Về tuổi và giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam cao

304

Tạp chí

hơn nữ (60,8% so với 39,2%). Độ tuổi thường gặp
nhất là từ 51 đến trên 70 (82,5%). Trong đó tuổi
từ 51 đến 60 có tỷ lệ 25,8%. Từ 61 đến 70 tuổi
có tỷ lệ cao nhất (45,4%). Chúng tôi gặp 11 bệnh
nhân có độ tuổi từ 70 trở lên chiếm tỷ lệ 11,3%.
Trong số đó có 7/11 bệnh nhân là nam (63,6%).
Dưới 30 tuổi chỉ gặp 1 bệnh nhân nam, chiếm
tỷ lệ thấp nhất (1,0 %). Từ 31 đến 40 và từ 41
đến 50 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ thấp (5,2% và 11,3%).
Như vậy cho thấy bệnh nhân có túi thừa đại trực

tràng thường gặp ở người già, ít gặp ở người trẻ
tuổi. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Nghiên
cứu của Nakaji S và cộng sự tại Nhật Bản cho thấy
độ tuổi nghiên cứu từ 20 đến 86, tuổi trung bình
52,8 ± 10,6. tỷ lệ nam/ nữ là 1203/696) [14]. Trong
nghiên cứu của Fu-Wei Wang ở Đài Loan cho thấy
tỷ lệ túi thừa đại tràng cũng tăng theo tuổi (4,7%
ở những người trẻ hơn 40 tuổi so với 24,4% ở
những người lớn hơn 70 tuổi) [7]. Một nghiên cứu
của Blachut K và cs. công bố năm 2004 cho thấy
túi thừa đại trực tràng đã được quan sát thấy ở nữ
là 22,7% và nam là 20,2 %. Tần số của túi thừa ở
những bệnh nhân tuổi từ 30-39 là 5,3%, từ 40-49
là 8,7%, từ 50-59 là 19,4%, từ 60-69 là 29,6% từ
70-79 là 40,2% và trong những người ở độ tuổi
trên 80 là 57,9 % [4]. Nghiên cứu của Marinella
MA và cs năm 2007 cũng cho thấy koảng 50% ở
tuổi 50 tuổi và gần 70% ở tuổi 80 [13]. Một nghiên
cứu hồi cứu trên tần suất các túi thừa người lớn ở
Hồng Kông Trung Quốc từ tháng 1 năm 1995 đến
tháng 6 năm 1996 cho thấy tỷ lệ túi thừa cao nhất
là ở nhóm người độ tuổi 50-79 [5 ]. Có rất ít các
bệnh mà tỷ lệ mắc lại có nhiều thay đổi như của túi
thừa. Bệnh không phổ biến ở những người dưới
40 tuổi (5%), đa số ở người lớn hơn hoặc bằng
60 tuổi (65%) [2]. 556 người nam và nữ (tuổi từ
20-70) đã được nghiên cứu hồi cứu để ước tính
tỷ lệ của túi thừa đại tràng ở miền nam Iran. Tỷ lệ
túi thừa trên 20 tuổi là 1,6 %, trên 50 tuổi là 2,4 %,

dưới 50 tuổi là 1,2 %. Điều này trái ngược hẳn với
các tỷ lệ cao của bệnh ở các nước phương Tây, ví
dụ 20% là tỷ lệ tổng thể tại Hoa Kỳ. Lượng chất xơ
cao của người dân Iran có thể giải thích sự hiếm
có của các bệnh ở Iran [1]. Ở các nước phương
Tây bệnh túi thừa đại tràng tăng tỷ lệ với độ tuổi
và nguyên nhân của nó đã được liên kết với một

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

lượng chất xơ thấp. Bệnh túi thừa đại tràng là một
căn bệnh của người cao tuổi, và với một dân số
lão hóa, nó có thể được dự kiến ​​sẽ chiếm một
phần ngày càng tăng của khối lượng công việc
phẫu thuật và nội soi [9]. Túi thừa là phổ biến nhất
ở các nước phương Tây với tỷ lệ 5% trong dân số
từ 30-39 tuổi và 60% ở người trên 80 tuổi [2].
- Về nghề nghiệp
Người bệnh là hưu trí có tỷ lệ túi thừa cao
nhất (33,0%). Nông dân chiếm tỷ lệ 23,7%. Cán
bộ công chức, viên chức và công nhân có tỷ lệ
gần tương đương nhau (18,5% và 15,5%). Sinh
viên có tỷ lệ thấp nhất (1,0%). Lao động tự do chỉ
chiếm 8,3%.
- Nơi cư trú

Marinella MA cho thấy khoảng 75% những người bị

túi thừa không có triệu chứng, 25% có triệu chứng
[13]. Mặc dù hiện tại hai phần ba dân số già, phần
lớn các bệnh nhân sẽ vẫn hoàn toàn không có triệu
chứng. Tuy nhiên, 20% những người bị ảnh hưởng
có thể biểu hiện lâm bệnh nặng và biến chứng
[3]. Có sự trùng lặp với hội chứng ruột kích thích.
Chẩn đoán chủ yếu là bởi barium enema và nội soi.
Những hình ảnh phức tạp hơn như chụp cắt lớp vi
tính (CT) đang ngày càng được sử dụng để đánh
giá và điều trị các biến chứng như áp xe hoặc rò,
hoặc để cung cấp chẩn đoán thay thế nếu túi thừa
không được xác nhận [9].
3. Hình ảnh nội soi
Số lượng túi thừa

Có thể do các điạ điểm nghiên cứu là Hà Nội
nên chúng tôi gặp đến 72,2% là bệnh nhân có túi
thừa sống tại Hà Nội (39,2% nội thành và 33%
ngoại). Bệnh nhân đến từ các tỉnh khác chiếm
27,8%. Chưa thấy có sự khác biệt về địa lý, nơi cư
trú ở bệnh nhân mắc bệnh túi thừa đại trực tràng.
Nghiên cứu của Jung Hoon Song năm 2010 tại
Hàn Quốc cho thấy sự phổ biến của túi thừa đại
tràng đã được báo cáo là ở Hàn Quốc thấp hơn
so với các nước phương Tây. Bệnh này cũng cho
thấy các đặc điểm khác nhau rõ rệt trong dân số
Hàn Quốc [8]. Túi thừa đại tràng cho thấy có liên
quan đến biến đổi địa lý và dân tộc, hiếm thấy ở
châu Phi và châu Á, nhưng phổ biến tại Hoa Kỳ,
Châu Âu và Úc [11]. Các rối loạn hiếm gặp ở nông

thôn châu Phi và châu Á, với tỷ lệ cao nhất thấy ở
Mỹ, châu Âu và Australia [1].

Trong số 97 đối tượng nghiên cứu chúng
tôi gặp từ 1 đến trên 10 túi thừa ở 1 bệnh nhân.
Số bệnh nhân có 2 túi thừa chiếm tỷ lệ cao nhất
(31,0%, 30/97 trường hợp). Có 22 bệnh nhân chỉ
có 1 túi thừa (22,7%). 3 túi thừa có 14/97 trường
hợp chiếm tỷ lệ 14,4%. 11/97 bệnh nhân có 4 túi
thừa chiếm tỷ lệ 11,3%. 5 túi thừa có 7/97 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 7,2%. Có lần lượt 6,7 và,8 túi thừa
chiếm tỷ lệ tương ứng là 4,2%, 2,1% và 3,0%. 9 và
10 túi thừa trên 1 bệnh nhân có tỷ lệ ngang nhau
(1,0%). Chúng tôi cũng gặp 2 bệnh nhân có 11 túi
thừa trở lên chiếm tỷ lệ 2,1%. Tổng số túi thừa
gặp trong nghiên cứu này là 306. Nghiên cứu của
Jung Hoon Song tại Hàn quốc năm 2010 cho thấy
nhiều túi thừa trên một bệnh nhân đã được quan
sát thấy ở 60,2% (62/103) của bệnh nhân [8].

2. Đặc điểm lâm sàng

Ví trí gặp nhiều nhất là đại tràng Sigma với
52/97 trường hợp chiếm tỷ lệ 53.7%. Ở mạnh
tràng gặp 18/97 bệnh nhân có túi thừa, chiếm tỷ
lệ 18,6%. Đại tràng xuống có 12/97 trường hợp
(12,4%). Đại tràng ngang có 6/97 bệnh nhân
(6,2%). Đại tràng lên có 4/97 bệnh nhân (4,1%).
Góc gan có 1 bệnh nhân (1,0%). Góc lách và trực
tràng có tỷ lệ tương đương nhau 2,0% với 2/97

trường hợp. Kết quả của chúng tôi cho thấy đại
tràng trái có tỷ lệ túi thừa (68,1%) cao hơn đại
tràng phải (22,7%) và đại tràng ngang (9,2%).
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu
của một số tác giả nước ngoài. Kang JY1 và cộng
sự năm 2004 nhận xét rằng ở các nước phương

Trong nghiên cứu này chúng tôi gặp 86/97
trường hợp (88,7%) bị đau bụng âm ỉ bên trái dọc
khung đại tràng. 80,4% bệnh nhân có triệu chứng
đầy hơi, chán ăn. Tỷ lệ bệnh nhân có buồn nôn
và nôn là 62,9%. Đi ngoài lỏng là 53,6%. Táo và
lỏng lẫn lộn là 58%. Táo đơn độc là 48,5%. Theo
Comparato G1 thì ít có bệnh nào mà triệu chứng
lâm sàng lại thay đổi như túi thừa đại tràng, khoảng
80-85% không có triệu chứng, chỉ có 15-20% có
triệu chứng [6]. Kết quả nghiên cứu từ tháng 1 năm
2009 đến tháng 12 năm 2011 tại Đài Loan, cho thấy
trong số 1.899 đối tượng không có triệu chứng, tỷ
lệ túi thừa đại tràng là 13,5% [7]. Nghiên cứu của

Vị trí thường gặp

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

305



nghiên cứu khoa học

Tây chủ yếu gặp bệnh túi thừa đại tràng bên trái
[ 9]. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu lại cho
thấy vị trí túi thừa tìm thấy là khác nhau. Nakaji
S và cs nghiên cứu thấy túi thừa chủ yếu nằm ở
phía đại tràng phải (52,3%) và chỉ có 25% là ở
đại tràng trái. Tại sao túi thừa chủ yếu là bên phải
hiện chưa có lời giải thích cụ thể rõ ràng [14]. Ở
các nước phương Tây, túi thừa đại tràng chủ yếu
ở Sigma trong khi Châu Á, thường thấy ở bên
phải [10]. Nghiên cứu của Chan CC và cs năm
1998 tại Hồng Kong cho thấy 55,3% túi thừa bên
phải và 32,6% cả hai bên, manh tràng 6,4% [5].
Naoyoshi Nagata và cs nghiên cứu về yếu tố nguy
cơ từ rượu bia và thuốc lá đối với viêm túi thừa
đại tràng tại Nhật bản năm 2013 cho biết: Túi thừa
đại tràng chủ yếu ở phía bên phải ở châu Á và ở
phía bên trái ở châu Âu và Hoa Kỳ, 25,1% có túi
thừa đại tràng không biến chứng nằm ở phía bên
phải (50%), song phương (29%), và ở phía bên
trái (21%) [15].
4. Tỷ lệ mắc bệnh
Trong số 10.500 bệnh nhân được nội soi
đại trực tràng, chúng tôi gặp 97 trường hợp có
túi thừa, chiếm tỷ lệ 9,2%. Tỷ lệ này của chúng
tôi thấp hơn các tác giả nước ngoài. Ở Việt Nam
chưa có thống kê nào chính thức về bệnh túi thừa
đại trực tràng. Nghiên cứu của Jung Hoon Song
năm 2010 tại Hàn quốc cho thấy tỷ lệ túi thừa đại

tràng là 12,1% (103/848) [8]. Một nghiên cứu của
Blachut K và cs. năm 2004 cho thấy túi thừa đại
trực tràng đã được quan sát thấy ở 21,7 % bệnh
nhân trong đó nữ là 22,7% và nam là 20,2 % [4].
Nghiên cứu hồi cứu trên tần suất các túi thừa
người lớn ở Hồng Kông Trung Quốc từ tháng 1
năm 1995 đến tháng 6 năm 1996 cho thấy tỷ lệ túi
thừa là 25,1% và không có sự khác biệt đáng kể
giữa nam và nữ [5]. 556 người tuổi từ 20-70 đã

được nghiên cứu để ước tính tỷ lệ của túi thừa đại
tràng ở miền Nam Iran. Tỷ lệ túi thừa trên 20 tuổi
là 1,6 %. trên 50 tuổi là 2,4 %. dưới 50 tuổi là 1,2
%. Điều này trái ngược hẳn với các tỷ lệ cao của
bệnh ở các nước phương Tây, ví dụ 20% là tỷ lệ
tổng thể tại Hoa Kỳ. Lượng chất xơ cao của người
dân Iran có thể giải thích sự hiếm có của các bệnh
ở Iran [1].
5. Các bệnh lý kèm theo và biến chứng
Đa số bệnh nhân nghiên cứu không có các
bệnh lý khác kèm theo (59/97 trường hợp 60,9%).
Bệnh nhân có polyp đại trực tràng chiếm tỷ lệ cao
nhất với 12,4%. Trĩ nội và khối u đại trực tràng
có tỷ lệ như nhau (7,2%). Viêm loét đại trực tràng
chiếm 5,3%. Thấp nhất là xuất huyết đại trực tràng
(1,0%), u nhú hậu môn (2,0 %), nứt kẽ hậu môn
(4,0%). Theo Comparato G1 [6] thì viêm túi thừa
là biến chứng lâm sàng thông thường nhất của
bệnh túi thừa, ảnh hưởng đến 10-25% bệnh nhân
túi thừa đại tràng. Hầu hết các bệnh nhân nhập

viện với viêm túi thừa cấp tính đáp ứng với điều trị
bảo tồn, nhưng 15-30% phải phẫu thuật.
V. KẾT LUẬN
1. Độ tuổi thường gặp nhất là từ 51 đến trên
70 (82,5%), tỷ lệ nam cao hơn nữ (60,8% so với
39,2%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau
bụng âm ỉ bên trái và dọc khung đại tràng 88,7%.
Đầy hơi, chán ăn 80,4%. 60,9 % bệnh nhân không
có các bệnh lý khác kèm theo.
2. Hình ảnh nội soi: gặp từ 1 đến trên 10 túi
thừa. Có 2 túi thừa chiếm 31,0%. Tổng số túi thừa
là 306.
3. Tỷ lệ túi thừa đại trực tràng (97/10.500 =
0,092), gặp chủ yếu ở bên trái (68,1% ), bên phải
22,7% và đại tràng ngang 9,2%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ali Dabestani M.D., Piran Aliabadi M.D.,
Farrokh Dehdashti Shah-Rookh M.D., F. Ali
Borhanmanesh M.D, Prevalence of colonic
diverticular disease in Southern Iran, Diseases of
the Colon & Rectum , July–August 1981, Volume
24, Issue 5, pp 385-387.

306

Tạp chí

2. Andersen JC1, Bundgaard L, Elbrønd H,
Laurberg S, Walker LR, Støvring J, Danish national

guidelines for treatment of diverticular disease.,
Dan Med J. 2012 May; 59(5):C4453.
3. Anton CR1, Balan G., Colonic diverticulosiscurrent issues in etiopathogenesis, diagnosis and

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

treatment, Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi. 2004 Apr-Jun;108 (2):269-74.
4. Blachut K, Paradowski L, Garcarek J. ,
Prevalence and distribution of the colonic diverticulosis.
Review of 417 cases from Lower Silesia in Poland,
Rom J Gastroenterol. 2004 Dec;13(4):281-5.
5. Chan CC, Lo KK, Chung EC, Lo SS,
Hon TY, Colonic diverticulosis in Hong Kong:
distribution pattern and clinical significance., Clin
Radiol. 1998;53(11):842.
6. Comparato G1] , Pilotto A, Franzè A,
Franceschi M, Di Mario F., Diverticular disease in
the elderly, Dig Dis. 2007;25(2):151-9.
7. Fu-Wei Wang, Hung-Yi Chuang, Ming-Shium
Tu, Tai-Ming King, Jui-Ho Wang, Chao-Wen Hsu,
Ping-I Hsu and Wen-Chi Chen, Prevalence and risk
factors of asymptomatic colorectal diverticulosis in
Taiwan, BMC Gastroenterology 2015, 15:40 

Ther. 2003 May 1;17(9):1189-95.
10. Lisa LS, Rusha M, Erica C, Brennan
MR: Diverticular Disease as a Chronic Illness:

Evolving Epidemiologic and Clinical Insights. Am J
Gastroenterol 2012, 107(10):1486-1493.
11. Martel J, Raskin JB: NDSG: History,
incidence, and epidemiology of diverticulosis. J
Clin Gastroenterol 2008, 42(10):1125-1127.
12. Marc R. Matrana, M.D., M.S and David A.
Margolin, M.D., Epidemiology and Pathophysiology
of Diverticular Disease, Clin Colon Rectal Surg.
2009 Aug; 22(3): 141–146.
13. Marinella MA, Mustafa M; Acute
diverticulitis in patients 40 years of age and
younger. Am J Emerg Med. 2000 Mar;18(2):140-2.

8. Jung Hoon Song, You Sun Kim, Jin Ho Lee,
Kyung Sun Ok, Soo Hyung Ryu, Jung Hwan Lee,
and Jeong Seop Moon, Clinical Characteristics of
Colonic Diverticulosis in Korea: A Prospective Study,
Korean J Intern Med. 2010 Jun; 25(2): 140–146.

14. Nakaji S, Danjo K, Munakata A, Sugawara
K, MacAuley D, Kernohan G, et al.: Comparison of
etiology of right-sided diverticula in Japan with that
of left-sided diverticula in the west. Int J Colorectal
Dis 2002, 17(6):365-373.

9. Kang JY1, Hoare J, Tinto A, Subramanian
S, Ellis C, Majeed A, Melville D, Maxwell JD.,
Diverticular disease of the colon--on the rise: a
study of hospital admissions in England between
1989/1990 and 1999/2000., Aliment Pharmacol


15. Naoyoshi Nagata, Ryota Niikura, Takuro
Shimbo, Yoshihiro Kishida, Katsunori Sekine, Shohei
Tanaka, Tomonori Aoki, Alcohol and Smoking Affect
Risk of Uncomplicated Colonic Diverticulosis in
Japan, PLoS One. 2013; 8(12): e81137

ABSTRACT
REVIEWS INITIAL CLINICAL CHARACTERISTICS, ENDOSCOPIC AND INCIDENCE OF
COLORECTAL DIVERTICULOSIS
Background: Colorectal diverticular disease is common but has received little attention in VietNam.
Research objectives: Reviews clinical characteristics, endoscopic image, the incidence of
diverticular disease.
Subjects and Methods study: 97 patients with colorectal diverticulosis are included in the study.
Results: The most common age is between 51 to 70 (82.5%), higher percentage of men than
women (60.8% versus 39.2%). Common clinical symptoms are abdominal pain and left smoldering
along colon framework 88.7%, flatulence, anorexia 80.4%. There are 60.9% of patients with no other
conditions attached. Meet 1 to over 10 diverticulosis in a patient. 31,0% patients have 2 diverticulosis.
The proportion of colorectal diverticulosis is 0.092% (97 / 10,500). Left colonic diverticular rate 68.1%
higher than the right colon (22.7%) and transverse colon (9.2%).  
Conclude: Colorectal diverticular primarily seen in the elderly (over 50 years), less common in
young people, men more than women. Clinical symptoms are mainly abdominal pain, flatulence, loss
of appetite. Left colonic diverticular rate higher right colon and transverse colon.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

307




×