Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối liên quan giữa biến đổi nồng độ hs-CRP, hs-TROPONIN T và NT-proBNP, trong tiên lượng tử vong 30 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.69 KB, 7 trang )

nghiên cứu khoa học

MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ hs-CRP,
hs-TROPONIN T và NT-proBNP, TRONG TIÊN LƯỢNG
TỬ VONG 30 NGÀY SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nguyễn Thị Hồng Huệ*, Vũ Điện Biên**
* Nghiên cứu sinh khóa 2013, Viện NCKHY Dược lâm sàng 108
** Chủ nhiệm bộ môn Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

TÓM TẮT
Biomarker là một xét nghiệm sinh hóa có giá trị hữu ích trong chẩn đoán lâm sàng và dự đoán các
biến cố tim mạch,các yếu tố nguy cơ tim mạch tiên đoán tử vong ngắn hạn và lâu dài sau nhồi máu cơ
tim cấp. Tử vong do nhồi máu cơ tim cấp còn cao, suy tim sau nhồi máu cơ tim là gánh nặng y tế cho
gia đình và xã hội do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành
trên 201 bệnh nhân nhập vào khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2014.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong 30 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp26,9%. Nhóm bệnh nhân tử vong có
tăng nồng độ hs-CRP, NT-proBNP và TnT-hs so với nhóm không tử vong với p<0,001. Nồng độ hsCRP, NT-proBNP, TnT-hs và yếu tố nguy cơ TIMI có liên quan tiên lượng tử vong 30 ngày sau nhồi
máu cơ tim cấp.
Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP, NT-proBNP,TnT-hs với tử vong 30 ngày sau
nhồi máu cơ tim cấp với p<0,001.
Từ khóa: nhồi máu cơ tim,natriuretic peptides,troponinT,C-reactive protein, tử vong.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim là tình trạng hoại tử một vùng
cơ tim, nguyên nhân do tắc nghẽn một hay nhiều
nhánh động mạch vành gây thiếu máu cơ tim đột
ngột. Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý rất thường
gặp là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Mỹ và
các nước Châu Âu. Hàng năm tại Mỹ có khoảng
865,000 nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp trong đó
có 1/3 là nhồi máu cơ cấp có ST chênh lên.


Ở Việt Nam những năm gần đây tỷ lệ bệnh
nhồi máu cơ tim có khuynh hướng tăng lên rõ rệt.
Mặc dù có nhiều cải tiến trong chẩn đoán và điều
trị nhưng nhồi máu cơ tim vẫn là loại bệnh nặng,
diễn biến phức tạp,có nhiều biến chứng phức tạp
đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi đứng trứớc một
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không chỉ là áp
dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại
mà vấn đề quan trọng là đánh giá đúng và đầy đủ
các yếu tố nguy cơ cũng như các yếu tố tiên lượng

336

Tạp chí

để từ đó có thái độ xử trí đúng, có kế hoạch điều
trị và kế hoạch theo dõi bệnh nhân đựợc hiệu quả.
Trên thế giới, nhiều yếu tố đựợc nghiên
cứu đánh giá là có giá trị tiên lượng bệnh như yếu
tố: tuổi, giới, phân độ Killip, nhịp tim, huyết áp tâm
thu, bạch cầu. Trong những năm gần đây các dấu
ấn sinh học đang được sử dụng trong chẩn đoán
điều trị và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: tìm hiểu mối
liên quan giữa biến đổi nồng độ hs-CRP, hs-cTnT
và NT-proBNP với các biến cố chính ở bệnh nhân
nhồi máu cơ tim cấp trong vòng 30 ngày sau nhồi
máu và đặc điểm lâm sàng theo thang điểm TIMI
với sự biến đổi nồng độ hs-CRP, hs-c TnT,NTproBNP ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trên 201 bệnh nhân nhập viện cấp
cứu được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, trong thời
gian từ 12/2013 đến 10/2014 tại Bệnh viên Chợ Rẫy.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
- Bệnh nhân >18 tuổi.
- Được chẩn đoán NMCT cấp (bệnh nhân
thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán theo WHO….).
- Khởi phát đau ngực trái ≤ 24 giờ.
Tiêu chuẩn loại trừ

Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần mềm
SPSS 18.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới và nhóm
tuổi NMCTC
Đặc điểm

- Bệnh nhân <18 tuổi.
- Bệnh nhân đến muộn >24 giờ sau khởi phát
đau ngực.

Giới

- Bệnh van tim, nhiễm trùng nặng,bệnh lý gan

thận nặng.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả
cắt ngang theo dõi dọc.
Tất cả bệnh nhân được ghi nhận đầy đủ các
yếu tố nguy cơ theo thang điểm TIMI trên hồ sơ
bệnh án. Thăm khám lâm sàng chỉ định cận lâm
sàng, xét nghiệm hs-TnT tại khoa sinh hóa Bệnh
viện Chợ Rẫy. Theo dõi bệnh nhân 30 ngày được
xác định bằng hồ sơ tái khám hoặc liên hệ qua thư
hoặc điện thoại với thân nhân.

Lứa tuổi

Số BN

Tỷ lệ %

Nam

138

68,7

Nữ

63

31,3

< 40


11

5,5

40-49

24

11,9

50-59

47

23,4

60-69

46

22,9

70-79

49

24,4

≥ 80


24

11,9

- Nam chiếm tỷ lệ bệnh cao hơn nữ, nam
chiếm 68,7%, nữ 31,3%. Tỷ lệ nam/nữ = 2,19 /1.
- Nhỏ nhất: 20 tuổi, lớn nhất: 92 tuổi. Trung
bình: 63,01 ± 14,17 tuổi

Bảng 2. Tỷ lệ NMCTC có ST chênh và không có ST chênh
Đặc điểm

Số BN

Tỷ lệ %

Nhồi máu cơ tim có ST chênh

167

83,1

Nhồi máu cơ tim không ST chênh

34

16,9

201


100

Tổng

- NMCT có ST chênh chiếm tỷ lệ cao hơn NMCT không ST chênh. Tỷ lệ NMCT có ST chênh/ NMCT
không ST chênh = 4,91.
Bảng 3. Tỷ lệ biến cố tim mạch sau nhồi máu cơ tim cấp
Biến cố tim mạch

Số BN

Tỷ lệ %

Không

144

71,6

Biến chứng sau nhồi máu cơ tim:

57

28,4

Loạn nhịp tim

11


5,5

Choáng tim

26

12,9

Suy thận cấp

1

0,5

Phù phổi cấp

1

0,5

Suy tim

18

9,0

201

100


Tổng

- Choáng tìm là biến chứng chiếm tỷ lệ cao nhất 12,9% sau nhồi máu cơ tim.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

337


nghiên cứu khoa học

Bảng 4. Nồng độ 3 Marker của 2 nhóm NMCTcó ST chênh và ST không chênh
NMCTC ST
chênh

NMCTC không
ST chênh

Tổng

Trung bình

30,48

56,33

34,86

Độ lệch chuẩn


44,79

56,37

47,79

Trung vị

11,5

35,5

12,5

Trung bình

2673,91

3506,63

2814,77

Độ lệch Chuẩn

3230,15

3956,78

3367,69


Trung vị

1096

1705

1237

Trung bình

164,02

250,89

178,71

Độ lệch chuẩn

166,54

172,29

170,25

Trung vị

130

132


131

Thông số
Hs-CRP
(mg/l)

TnT-hs
(ng/l)

NT-ProBNP
(mg/ml)

p

0,004

0,189

0,189

-3 maker ở nhóm NMCTC không ST cao hơn nhóm NMCTC có ST chênh.
Bảng 5. Liên quan giữa nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs máu với tuổi
Thông số
hs-CRP(mg/l)
(trung vị)
TnT-hs(ng/l)
(trung vị)
NT-proBNP(pg/ml)
(trung vị)


< 65 tuổi

≥ 65 tuổi

(n=82)

(n=119)

22,31 ± 31,15

43,50 ± 54,95

(8,86)

(16,60)

2322,13± 3210,52

3154,24 ± 3444,16

(843,3)

(1516)

128,19 ± 150,46

213,53 ± 174,90

(68,5)


(160)

p
0,002ª
0,085ª
<0,001ª

ª Phép kiểm Mann-Whitney U (Phép kiểm phi tham số).
- Nhóm bệnh nhân ≥ 65 tuổi nồng hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs cao hơn nhóm BN <65 tuổi với
p<0,001.
Bảng 6. Liên quan giữa nồng độ hs-CRP, NT-proBNP,TnT máu với giới
Thông số
hs-CRP(mg/l)

Nam

Nữ

(n=138)

(n=63)

33,08 ± 46,40

38,73 ± 50,86

(trung vị)

(11,42)


(15,43)

TnT(ng/l)

3031,65± 3655,56

2339,69± 2592,81

(trung vị)

(1114)

(1385)

154,42 ± 157,09

231,93 ± 186,49

(117)

(172)

NT-proBNP(pg/ml)
(trung vị)

Giá trị p
0,438ª
0,177ª
0,003ª


ª Phép kiểm Mann-Whitney U (Phép kiểm phi tham số).
Có mối liên quan giữa giới với nồng độ NT-proBNP với p=0,003

338

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Bảng 7. Liên quan giữa nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs máu với các yếu tố nguy cơ tim mạch
hs-CRP(mg/l)
(trung vị)

TnT-hs(ng/l)
(trung vị)

NT-proBNP(pg/ml)
(trung vị)

Có n=120

38,91 ± 51,21
(14,43)

2997,03± 3493,51
(1281


191,57 ± 182,12
(130)

Không n=81

28,85 ± 41,81
(9,7)

2544,76 ± 3174,16
(1037

159,67 ± 150,03
(139)

0,144ª

0,352ª

0,193

Có n=32

57,62 ± 60,17
(45,12)

3333,61 ± 3429,04
(1767)

226,43 ± 176,26

(174)

Không n=169

30,55 ± 43,97
(10,77)

2716,53± 3357,22
(1169)

169,68 ± 168,09
(130)

0,003ª

0,343ª

0,084ª

Có n=75

38,81 ± 53,72
(11,64)

2912,67± 3555,07
(1337)

176,35 ± 173,06
(116)


Không n=126

32,50 ± 43,94
(13,65)

2756,49± 3264,19
(1194)

180,12 ± 169,23
(140)

0,367ª

0,751ª

0,879ª

Có n=149

38,44 ± 51,67
(15,0)

3021,34± 3485,47
(1385)

190,24 ± 178,47
(140)

Không n=52


24,59 ± 32,63
(8,61)

2222,86 ± 2956,23
(927)

145,67 ± 140,48
(99)

0,072ª

0,141ª

0,104ª

Có n=120

47,02 ± 55,72
(21,8)

3766,45± 3771,19
(2093)

223,73 ± 191,55
(165)

Không n=81

16,84 ± 23,25
(7,94)


1404,87 ± 1956,27
(549)

112,02 ± 101,67
(69)

<0,001ª

<0,001ª

<0,001

Yếu tố nguy cơ

Tiền sử THA

P

Tiền sử ĐTĐ
P

Hút thuốc lá
P

Rối loạn lipid
P

Nguy cơ theo
TIMI


P

- Có mối liên quan giữa TIMI với hs-CRP ,TnT-hs và NT-proBNP với p <0,001.
Bảng 8. Liên quan nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT máu với phân độ Killip
Phân độ Killip
Thông số
Hs-CRP
(trung vị)
TnT-hs
(trung vị)
NT-proBNP
(trung vị)

I
(n=87)

II
(n=59)

III
(n=20)

IV
(n=35)

p

21,68± 32,27
(7,8)


25,11± 0,79
(11,4)

59,99±52,69
(50,9)

69,67± 73,52
(53,5)

<0,001ª

2014,95± 2594,17 1760,34 ± 2532,51 4626,85± 3536,92 5544,88 ± 4311,53 <0,001ª
(940)
(606)
(2935)
(4620)
129,59 ± 113,46
(90)

147,63 ± 118,82
(119)

273,67 ± 197,21
(269)

298,96 ± 253,12
(193)

<0,001ª


ª Phép kiểm Mann-Whitney U (Phép kiểm phi tham số).
- Có mối liên quan giữa tăng nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT máu với phân độ Killip có ý nghĩa
thống kê p<0,001.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

339


nghiên cứu khoa học

Bảng 9. Sự liên quan Nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT máu với EF%
EF%
Thông số
Hs-CRP(mg/l)
(trung vị)
TnT-hs(ng/l)
(trung vị)
NT-proBNP(pg/ml)
(trung vị)

< 30%

30 - 45%

> 45%

(n=23)


(n=96)

(n=82)

64,75 ± 58,25

36,14 ± 50,43

24,97 ± 37,14

(53,5)

(14,3)

(8,76)

4976,63 ± 3529,80

2710,43± 3353,19

2330,55 ± 3139,19

(4250)

(1194)

(843)

265,26 ± 178,64


177,06± 166,89

156,38 ± 166,13

(165)

(135)

(96,5)

p
0,002ª
0,003ª
0,024ª

ª Phép kiểm Mann-Whitney U (Phép kiểm phi tham số).
Nồng độ hs-CRP, TnT, NT-proBNP có liên quan với EF% với <0,05.
Bảng 10. Nồng độ hs-CRP, TnT, NT-proBNP nhóm tử vong và không tử vong

Hs-CRP(mg/l)

Tử vong

Không tử vong

(n=54, 26,9%)

(n=147, 73,1%)


73,68 ± 65,18

20,59 ± 28,71

(56,9)

(8,73)

5759,83 ± 3775,02

1732,91 ± 2444,67

(5318)

(643)

298,07 ± 225,71

134,87 ± 118,35

(230)

(98)

(trung vị)
TnT-hs (ng/l)
(trung vị)
NT-proBNP(pg/ml)
(trung vị)


p
<0,001ª
<0,001ª
<0,001ª

ª Phép kiểm Mann-Whitney U (Phép kiểm phi tham số).
- Nồng độ hs-CRP, NT-proBNP và hsTnT nhóm tử vong cao hơn nhóm không tử vong với p<0,001.
Bảng 11. Giá trị dự báo nguy cơ tử vong của một số thông số
Độ nhạy

Độ chuyên

Giá trị tiên đoán
(+)

Diện tích dưới
đường cong

TIMI

92,59

77,55

60,24

0,913

TnT-hs


92,59

64,63

49,02

0,855

hs-CRP

66,67

85,71

63,16

0,824

NT-proBNP

70,37

67,35

44,19

0,753

Thông số


- TIMI có độ nhậy và độ chuyên biệt cao hơn các thông số khác.
IV. BÀN LUẬN

đương với kết quả nghiên cứu Bertil Lindahl.

Nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình

Tuổi trung bình 64 ± 11 tuổi và nghiên cứu

63,01 ± 14,17 tuổi, ít tuổi nhất là 20 tuổi, BN

Nguyễn Lân Việt tuổi trung bình 64,5 ± 9,7

có tuổi cao nhất là 92 tuổi. Kết quả cũng tương

tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi nam giới

340

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

chiếm 68,7% kết quả này tương đồng với kết

biến đổi nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs,


quả nghiên cứu của Hàn Nhất Linh, Trần Anh

nhưng không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Tuấn cho thấy nam ở độ tuổi <65 tuổi tỷ lệ mắc

Có mối liên quan giữa TIMI với hs-CRP, TnT-hs

bệnh động mạch vành cao hơn nữ, tỷ lệ nam/

và NT-proBNP có ý nghĩa thống kê với p <0,001,

nữ: 2,19/1. Phù hợp với nghiên cứu Stefan K.

nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên

Jamesnữ chiếm tỷ lệ 34,1%.

cứu của Bertil Lindahl. Qua nghiên cứu chúng

Chúng tôi gặp 54 trường hợp tử vong trong

tôi nhận thấy phân độ Killip ≥ II có liên quan với

vòng 30 ngày đầu sau NMCT cấp chiếm tỷ lệ

tăng nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs, kết

26,9%, tỷ lệ tử vong nghiên cứu của chúng tôi


quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Bertil

tương đương với tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu

Lindahl, Per Venge phân độ Killip ≥ II, trung vị hs-

của tác giả Stefan K. James 25,7%, tỷ lệ tử vong

CRP, NT-proBNP, TnT-hs với p<0,001. Nồng độ

trong nghiên cứu của Bertil Lindahl, 24%. Có 57

hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs cũng có liên quan

BN có biến chứng sau nNMCT cấp chiếm 28,4%,

với EF, mức EF ≤ 30 % có ý nghĩa thống kê với

trong choáng tim có tỷ lệ cao nhất là 12,9% syu

p<0,001. Omland T cũng nhận thấy mức độ EF

tim là 9% loạn nhịp tim cũng gặp 5,5%. Kết quả

càng thấp nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs

nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như

càng cao.


nhiều tác giả đã công bố.

Về tiên lượng tử vong qua nghiên cứu chúng

Khảo sát nồng độ của 3 biomarker ở 2 nhóm

tôi nhận thấy: nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-

NMCT có ST chênh và không có ST chênh nhận

hs có liên quan nguy cơ tử vong 30 ngày sau

thấy nhóm NMCT cấp không có ST chênh nồng

NMCT cấp, nguy cơ tử vong tăng dần theo nồng

độ của 3 biomarker c đều cao hơn nhóm NMCT

độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs ,có ý nghĩa thống

cấp có đoạn ST chênh sự khác biệt này có ý

kê với p<0,001, phù hợp với Stefan K. James,

nghĩa thống kê với p=0,004. Độ lệch chuẩn của

Johan Lindbäck.Nồng độ hs-CRP, NT-proBNP,

3 maker ở nhóm NMCT cấp không ST cũng cao
hơn nhóm NMCT cấp có ST chênh lên. Nghiên

cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
Stefan K. James,độ lệch chuẩn của marker tăng
theo chẩn đoán, tuổi và giới.

TnT-hs và yếu tố TIMI càng cao thì nguy cơ tử
vong trong 30 ngày càng tăng. So sánh khả năng
tiên lượng tử vong của thang điểm TIMI và nồng
độ hs-CRP, TnT-hs, NT-proBNP chúng tôi vẽ diện
tích dưới đường cong Roc cho thấy: diện tích

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có sự

dưới đường cong ROC của TIMI =0,913,TnT-hs

thay đổi nồng độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs và

=0,855, hs-CRP=0,824, NT-roBNP=0,753 tất cả

có mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim

diện tích dưới đường cong ROC >0,05 cho thấy

mạch. Lứa tuổi ≥ 65 tuổi có nồng độ hs-CRP,

tăng nồng độ hs-CRP, TnT-hs, NT-proBNP là yếu

NT-proBNP cao hơn nhóm < 65 tuổi, nhất là NT-

tố tiên lượng tử vong.


proBNP có ý nghĩa thống kê với p<0,001, kết quả
này cũng phù hợp với nghiên cứu của Stefan K.

V. KẾT LUẬN

James. Tác giả Trần Thanh Tuấn cũng nhận thấy:

Qua nghiên cứu chúng nhận thấy: tỷ lệ tử

tuổi càng cao nồng độNT-proBNP và TnT-hs càng

vong sau NMCT cấp trong vòng 30 ngày đầu là

cao. Nồng độ hs-CRP, NT-proBNP ở nữ giới cao

26,9%. Nhóm bệnh nhân tử vong có tăng nồng

hơn nam giới, nhất là nồng NT-proBNP sự khác

độ hs-CRP, NT-proBNP, TnT-hs so với nhóm

biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,003, cũng phù

không tử vong với p<0,001. Nồng độ hs-CRP,

hợp với nghiên cứu Omland T.Các yếu nguy cơ

NT-proBNP, TnT-hs và yếu tố nguy cơ TIMI có

tim mạch như THA, đái tháo đường týp 2, rối loạn


liên quan tiên lượng tử vong 30 ngày sau nhồi

lipid máu, hút thuốc lá có mối liên quan với sự

máu cơ tim cấp.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

341


nghiên cứu khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội tim mạch học Việt Nam (2008) Khuyến
cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về can
thiệp động mạch vành qua da, NXBYH, 507 - 510.
2. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt (2011)
Nhồi máu cơ tim. Bài giảng bệnh học nội khoa tập
2. Nhà xuất bản Y học, 84 - 85.
3. Hàn Nhất Linh, Phạm Gia Khải (2011)
“Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng liên
quan đến tỷ lệ tử vong ngay sau 48 giờ can thiệp
động mạch vành qua da”. Tạp chí Tim mạch học
Việt Nam, vol 58, pp. 44 - 53.
4. Trần Thanh Tuấn (2008) Vai trò của NTproBNP trong tiên lượng ngắn hạn nhồi máu cơ
tim cấp, Luận văn bác sĩ nội trú chuyên ngành nội
tổng quát, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

5. Bertil Lindahl, Johan Lindbäck (2006)
“Troponin-T and N-Terminal Pro-B-Type Natriuretic
Peptide Predict Mortality Benefit From Coronary
evascularization in Acute Coronary Syndromes
A GUSTO-IV Substudy”. Journal of the American

College of Cardiology, 1016, 1146–1154.
6. Bertil Lindahl, MPer Venge, Stefan James,
et al (2010) “The new high-sensitivity cardiac
troponin T assay improves risk assessment in
acute coronary syndromes”. American Heart
JournalClinical Investigations, 85 (160), 169-224.
7. Donald S C Ang, Ellie Dow M P, et al (2014)
“The prognostic value of high sensitivity troponin T
7”. heart.bmj.com, 1160-1165.
8. Omland T, et al (2002) “NT-proBNP and
long term mortality in acute coronary syndromes”.
Circulation, 106, 2913-2918.
9. Stefan K. James, Bertil Lindahl, Agneta
Siegbahn, et al (2003) “N-Terminal Pro–Brain
Natriuretic Peptide and Other Risk Markers for the
Separate Prediction of Mortality and Subsequent
Myocardial Infarction in Patients With Unstable
Coronary Artery Disease A Global Utilization of
Strategies To Open occluded arteries(GUSTO)-IV
Substudy”. Circulation, 108, 275-281.

ABSTRACT
RELATION CORRELATION BETWEEN LEVELS HS-CRP, HS-TROPONIN T NT-PROBNP,
AND MORTALITY 30 DAYS AFTER MYOCARDIAL INFARCTION

Background:
Biomarker testing is a valuable biochemical useful in clinical diagnosis and prediction of
cardiovascular events and cardiovascular risk factors predict short-term mortality and long after acute
myocardial infarction. Deaths from myocardial infarction was higher, heart failure after myocardial
infarction is the health burden for families and society so we conducted this study. Our study was
conducted on 201 patients admitted to the Emergency Department of Cho Ray Hospital from January
to March 10/2014 12/2013.
Results: The mortality rate 30 days after acute myocardial infarction, 26,9% related to the
variation of hs-CRP, NT-proBNP, and hs-TnT levels increased with deaths.
Conclusions: Showed significant correlation between the change statistics hs-CRP levels, NTproBNP, hs-TnT and 30 day mortality after acute myocardial infarction .
Keywords: myocardial infarction, natriuretic peptides, troponin T, C-reactive protein, mortality.

342

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



×