Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH và TÌNH TRẠNG vệ SINH RĂNG MIỆNG của SINH VIÊN năm THỨ NHẤT đại học y hà nội SỐNG TRONG ký túc xá năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----------***-----------

BỘ Y TẾ

HOÀNG HỒNG XIÊM

KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH Vµ T×NH
TR¹NG
VÖ SINH R¡NG MIÖNG CñA SINH VI£N N¡M THø
NHÊT
§¹I HäC Y Hµ NéI SèNG TRONG Ký TóC X¸ N¡M
2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ RĂNG HÀM MẶT
KHÓA 2010-2016

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Đặng Thị Liên Hương


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS. Đặng Thị
Liên Hương - giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu và dìu dắt tôi những bước đi đầu tiên trên con


đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo trong viện đào tạo
Răng- Hàm- Mặt đã cung cấp những kiến thức chuyên môn giúp tôi hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Long Nghĩa đã tận tình chỉ bảo và
cung cấp cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý ký túc xá E1,E2 đã tạo điều
kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn cha mẹ tôi cùng những người thân trong gia đình đã
động viên, cổ vũ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới:
- Các bạn sinh viên y6 RHM
- Các bạn sinh viên Y1 ký túc xá E1, E2
Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Hoàng Hồng Xiêm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các
dữ liệu, cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan và
chưa có công bố.
Công trình này là do bản thân tôi thực hiện và hoàn thành, nếu sai tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Sinh viên

Hoàng Hồng Xiêm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CI – S

: Chỉ số cao răng đơn giản ( Simplyfied calculus index).

2. DI – S

: Chỉ số cặn bám đơn giản ( Simplyfied debris index).

3. OHI – S

: Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản
(Oral hygiene index simplyfied ).

4. QHI

: Chỉ số mảng bám Quigley Hein Index.

5.VSRM

: Vệ sinh răng miệng.

6. RHM


: Răng - Hàm - Mặt.

7.WTCI

: Chỉ số cặn bám lưỡi


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Tổng quan về các phương pháp vệ sinh răng miệng.............................3
1.1.1. Biện pháp cơ học...............................................................................4
1.1.2. Kiểm soát mảng bám bằng bằng phương pháp hóa học- nước súc
miệng..........................................................................................................16
1.1.3. Khám răng miệng định kỳ..............................................................17
1.2. Các chỉ số đánh giá vệ sinh răng miệng...............................................18
1.2.1. Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S..................................18
1.2.2. Chỉ số mảng bám QHI....................................................................19
1.2.3. Chỉ số mảng bám Silness và Loe...................................................20
1.2.4. Chỉ số cặn bám lưỡi........................................................................20
1.3. Các công trình nghiên cứu về tình trạng VSRM trong và ngoài nước
.........................................................................................................................21
1.4. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng..............................22
1.4.1. Tổng quan về kiến thức, thái độ, thực hành..................................22
1.4.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ thực hành vệ sinh răng
miệng đã được công bố trong và ngoài nước..........................................24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu...........................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................27

2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu......................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................27
2.2.2. Cỡ mẫu.............................................................................................27
2.2.3. Các chỉ số cần nghiên cứu..............................................................28


2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................29
2.2.5. Nội dung nghiên cứu.......................................................................29
2.4. Sai số và hạn chế.....................................................................................32
2.5. Xử lý số liệu.............................................................................................32
2.6. Y đức trong nghiên cứu..........................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................33
3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng tham gia nghiên cứu...................33
3.2. Tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên.......................................33
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của sinh viên.......35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................41
4.1. Bàn luận về tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên...................41
4.2. Bàn luận về kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc răng miệng của sinh
viên..................................................................................................................43
4.2.1. Kiến thức và thái độ VSRM của sinh viên....................................43
4.2.3. Thực hành VSRM của sinh viên....................................................45
KẾT LUẬN....................................................................................................49
KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Trung bình chỉ số DI-S, CI-S, OHI-S theo giới...........................33

Bảng 3.2. Trung bình chỉ số WTCI theo giới..............................................34
Bảng 3.3. Tỷ lệ trả lời đúng các nhóm kiến thức vệ sinh răng miệng.......35
Bảng 3.4. Tỷ lệ trả lời đúng các câu hỏi về thái độ vệ sinh răng miệng. . .37
Bảng 3.5. Tỷ lệ thực hành đúng vệ sinh răng miệng.......................................38


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu theo giới.............................................................33
Biểu đồ 3.2: Phân loại chỉ số OHI-S theo giới................................................34

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các loại bàn chải tay .....................................................................5
Hình 1.2. Bàn chải máy...................................................................................6
Hình 1.3: Phương pháp Bass..........................................................................8
Hình 1.4: Phương pháp Bass..........................................................................9
Hình 1.5: Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải lưỡi...................................................11
Hình 1.6: Cách cầm chỉ tơ nha khoa...........................................................13
Hình 1.7: Kỹ thuật sử dụng chỉ tơ nha khoa...............................................13
Hình 1.8: Các dụng cụ làm sạch kẽ răng.....................................................14
Hình 1.9: Làm sạch vùng lõm chân răng hoặc những mặt bên răng không
phẳng................................................................................................14
Hình 1.10: Dụng cụ bơm rửa trong miệng..................................................16
Hình 1.11. Lựa chọn mặt răng khám trong đánh giá OHI-S....................18
Hình 1.12. Đánh giá chỉ số QHI...................................................................20
Hình 1.13. Phân chia vùng lưỡi trong đánh giá chỉ số cặn bám lưỡi..............21


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vệ sinh răng miệng là một trong những vấn đề chính gây nên các bệnh
răng miệng. Các nghiên cứu dịch tễ đã chỉ ra rằng viêm lợi ở người lớn phần
lớn là do vệ sinh răng miệng kém [1]. Trong nhiều năm trở lại đây, người ta
đã tìm ra nguyên nhân chính gây nên các bệnh răng miệng đó là vi khuẩn
trong mảng bám răng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa. Việc
hiểu biết và thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách và hiệu quả đóng vai trò
quyết định trong dự phòng các bệnh răng miệng.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày, bao gồm cả chải răng đúng
cách và sử dụng chỉ tơ nah khoa, nước súc miệng đúng cách giúp ngăn ngừa
sâu răng, viêm lợi và các vấn đề răng miệng khác.
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của các loại sản phẩm giúp vệ sinh
răng miệng tốt như: Bàn chải, kem đánh răng, chỉ tơ nha khoa, nước súc
miệng,…nhưng theo các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh răng
miệng trong cộng đồng còn cao.
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng phụ
thuộc nhiều vào trình độ học vấn. Ở các đối tượng mù chữ, tỷ lệ không chăm
sóc răng miệng và tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng tăng [2]. Sinh viên là nhóm
đối tượng có trình độ học vấn cao, việc nhận thức về VSRM cũng tốt hơn các
đối tượng khác, nhưng thực tế bệnh răng miệng ở sinh viên vẫn còn chiếm tỷ
lệ cao. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hậu năm 2014 trên 100 sinh
viên đại học Y hà Nội trong độ tuổi 18-21 cho thấy tỷ lệ viêm lợi chiếm tới
95% [3].
Điều này có thể do thực hành VSRM chưa đúng cách hoặc do ảnh
hưởng của các yếu tố khác, đặc biệt đối với sinh viên sống trong ký túc xá có
nhiều nét đặc thù ảnh hưởng lớn đến chăm sóc răng miệng như sống xa gia


2

đình, lối sinh hoạt tự do, stress trong thi cử hoặc phụ thuộc vào điều kiện kinh

tế, sự cung cấp nước của ký túc xá….
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực
hành và tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên năm thứ nhất Đại
học Y Hà Nội sống trong ký túc xá năm 2016” nhằm những mục tiêu sau:
1.

Mô tả tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên năm thứ nhất Đại
học Y Hà Nội sống trong ký túc xá năm 2016.

2.

Nhận xét kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của các
sinh viên được nghiên cứu.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về các phương pháp vệ sinh răng miệng [4]
Kiểm soát mảng bám răng là phương pháp hữu hiệu nhất trong điều trị
và phòng ngừa viêm lợi và là một phần quan trọng của tất các các quá trình
điều trị, dự phòng bệnh quanh răng. Kiểm soát mảng bám là yếu tố quyết định
sự thành công lâu dài của tất cả các điều trị răng và vùng quanh răng. Năm
1965, Loe đã thực hiện một nghiên cứu để chứng minh sự liên quan giữa
mảng bám răng và sự phát triển viêm lợi ở người: Các đối tượng tham gia
nghiên cứu đã ngừng đánh răng và không thực hiện bất cứ một phương pháp
kiểm soát mảng bám nào khác, kết quả là tất cả các đối tượng trên đều bị
viêm lợi trong 7-21 ngày. Thành phần màng vi khuẩn thay đổi, ban đầu vi
khuẩn Gram âm chiếm ưu thế, sau đó giảm dần trong 7 ngày. Thực hiện kiểm

soát tốt mảng bám hàng ngày tại nhà cộng với việc loại bỏ mảng bám, cao
răng đúng cách giúp làm giảm cao răng trên lợi và giảm đáng kể lượng vi
khuẩn trong các túi lợi sâu, bao gồm cả vùng chẽ và tác nhân gây bệnh quanh
răng. Báo cáo về các phương pháp chăm sóc răng miệng tại nhà từ năm 2011
đến 2013 đã chứng minh rõ hiệu quả của việc loại bỏ mảng bám răng hàng
ngày, nhưng mảng bám có thể xuất hiện trở lại nên cần phải duy trì chăm sóc
răng miệng một cách khoa học.
Mảng bám vi khuẩn được hình thành trong vài giờ, thiết kế nghiên cứu
trên các đối tượng có vùng nha chu khỏe mạnh cho thấy phải loại bỏ hoàn
toàn mảng bám ít nhất mỗi 48 giờ để ngăn ngừa viêm nhiễm. Hiệp hội nha
khoa mỹ (ADA) khuyến cáo rằng mỗi cá nhân nên chải răng 2 lần một ngày
để loại bỏ mảng bám và phòng ngừa viêm lợi hiệu quả. Họ khuyên chải răng
hai lần một ngày vì đa số mọi người thường không làm sạch được mảng bám
trong một lần đánh răng nên cần thực hiện hai lần một ngày để đạt kết quả tốt.


4

Các tổn thương vùng quanh răng chủ yếu bắt đầu ở kẽ răng, đánh răng
đơn thuần không đủ để làm sạch kẽ răng vì vậy không kiểm soát được các
bệnh lợi và nha chu. Điều này đã được chứng minh trên các đối tượng nghiên
cứu khỏe mạnh: Mảng bám vi khuẩn bắt đầu hình thành ở mặt bên răng, nơi
mà bàn chải không tới được, bệnh nhân thường bỏ sót mảng bám ở các răng
sau hơn là các răng trước, mặt bên răng là nơi tích tụ nhiều mảng bám nhất,
chính xác hơn đó là vùng khởi đầu của bệnh quanh răng. Ức chế mảng bám
và cao răng bằng phương pháp hóa học với nước súc miệng và kem đánh răng
rất quan trọng để làm sạch mảng bám răng, flouride trong kem đánh răng là
yếu tố cần thiết để kiểm soát sâu răng.
1.1.1. Biện pháp cơ học
1.1.1.1. Chải răng

a. Bàn chải đánh răng
Bàn chải đánh răng rất đa dạng về kích thước và thiết kế, cũng như
chiều dài, độ cứng và sự sắp xếp lông bàn chải
Về vật liệu:
Có hai loại vật liệu thường được sử dụng để làm lông bàn chải: Lông tự
nhiên làm từ lông lợn và lông nhân tạo làm từ nylon. Cả hai chất liệu này đều
có tác dụng làm sạch mảng bám răng như nhau, nhưng trên thị trường phổ
biến là dạng làm từ nylon.
Về kích thước [5]:
Bàn chải dành cho người lớn thường gồm 4 hàng dọc và 12-13 hàng
ngang (dài 32mm, rộng 5mm). Mỗi hàng dọc có 13 búp lông, mỗi búp gồm
38-42 sợi.
Bàn chải dành cho trẻ em: Nhỏ hơn bàn chải người lớn, gồm có 3 hàng
dọc, 8-9 hàng ngang (dài 20-22mm, rộng 5-6mm). Đầu bàn chải khum hình
vòng cung để khi đưa bàn chải vào sâu ngách lợi không bị đau.
Về độ cứng [5]:


5

Người ta chia bàn chải răng thành 3 loại: Loại cứng có đường kính sợi
lông từ 0,25-0,27mm, dành cho người có vùng quanh răng khỏe mạnh và cho
hàm giả. Loại trung bình có đường kính sợi lông từ 0,22-0,24mm, dành cho
người có mô răng bình thường và mô răng mới lành sau điều trị. Loại mềm
có đường kính sợi lông từ 0,19-0,21mm, dành cho trẻ em và người bị viêm
lợi, viêm quanh răng. Độ cứng của lông bàn chải tỷ lệ thuận với đường kính
và tỷ lệ nghịch với chiều dài sợi lông
Sử dụng bàn chải lông cứng liên quan với sự tụt lợi, tuy nhiên, phương
pháp đánh răng và các chất mài mòn trong kem đánh răng có tác dụng gây
mài mòn răng nhiều hơn là do độ cứng của lông bàn chải. Lông bàn chải cứng

có tác động không đáng kể đến sự mài mòn bề mặt men răng.
Chải răng với lực mạnh không phải là yếu tố quyết định hiệu quả làm
sạch mảng bám răng. Chải răng mạnh là không cần thiết và có thể dẫn tới tụt
lợi, lõm hình chêm ở bề mặt chân răng và gây đau, loét cho lợi.
Bàn chải đánh răng cũng cần phải thay định kỳ, các nhà lâm sàng
khuyên rằng nên thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng một lần hoặc sớm hơn nếu
lông bàn chải bị xờn vì lông bàn chải bị mòn sẽ không đảm bảo được chức
năng làm sạch răng.

Hình 1.1. Các loại bàn chải tay [4].
Bàn chải máy


6

Bàn chải máy được thiết kế mô phỏng theo phương pháp chải răng tới lui được phát minh năm 1939. Tiếp theo là các chuyển động theo hình tròn
hoặc elip, ngày nay dạng chuyển động của bàn chải máy là rung và xoay (hình
1.2), một vài loại còn sử dụng tần số siêu âm thấp để tăng khả năng làm sạch.
Hiệu quả làm sạch mảng bám chủ yếu dựa vào sự tiếp xúc cơ học giữa lông
bàn chải và bề mặt răng. Thêm vào đó, năng lượng siêu âm thấp sẽ giúp làm
mềm mảng bám và làm sạch được xa hơn vị trí đầu bàn chải chạm vào,
chuyển động này cũng cản trở vi khuẩn bám vào niêm mạc miệng. Sự rung
của siêu âm cũng như chuyển động cơ học đều tác động đến tế bào vi khuẩn.
Bàn chải máy dễ được bệnh nhân chấp nhận. Một nghiên cứu dã chỉ ra
rằng 88,9% bệnh nhân đã được dùng bàn chải máy sẽ tiếp tục sử dụng chúng.
Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân đã ngừng sử dụng sau khi sử dụng được 5-6
tháng, có lẽ là do nó không còn mới lạ nữa. Bàn chải máy hiệu quả tốt trong
chăm sóc sức khỏe răng miệng cho (1) trẻ em và thanh thiếu niên, (2) trẻ em
có các khuyết tật về thể chất và tinh thần, (3) bệnh nhân nội trú trong bệnh
viện, (4) bệnh nhân đang gắn dụng cụ chỉnh nha cố định.


Hình 1.2. Bàn chải máy [4]
b. Kem đánh răng
Kem đánh răng giúp bề mặt răng sạch và bóng. Chúng được sử dụng
phổ biến nhất dưới dạng paste và dạng bột, dạng gel cũng có thể được sử
dụng. Thành phần cấu tạo của kem đánh răng bao gồm: Chất mài mòn (ví dụ:


7

Silico oxides, Aluminum oxides, Polyvinyl chlorides), nước, chất làm ẩm,
chất tạo bọt, chất làm sạch, chất tạo mùi vị, chất có tác dụng phòng bệnh (ví
dụ: Flouride, Pyrophosphate), chất tạo màu, chất bảo quản. Chất mài mòn là
muối vô cơ không tan, chiếm khoảng 20-40% thành phần của kem đánh răng,
nó làm tăng sự mài mòn của bàn chải lên 40 lần. Dạng bột có tác dụng mài
mòn mạnh hơn dạng paste, có chứa khoảng 95% chất mài mòn. Tác động của
chất mài mòn trên men không đáng kể nhưng nó lại là mối lo ngại lớn với
những bệnh nhân bị tụt lợi, lộ chân răng. Ngà bị mài mòn nhanh gấp 25 lần và
cement bị mài mòn nhanh gấp 35 lần so với men, vì vậy ở những chân răng
bộc lộ rất dễ bị tổn thương tạo thành khía hình chữ V và răng bị nhạy cảm.
Các phương pháp vệ sinh răng miệng chủ yếu gây tổn thương mô cứng
do chất mài mòn có trong kem đánh răng, các tổn thương ở lợi cũng có thể
được hình thành. Kem đánh răng còn giải phóng vào răng và lợi các chất có
tác dụng điều trị. Tác dụng chống sâu răng của flouride trong kem đánh răng
đã được chứng minh, ion flouride phải ở mức 1000-1100 ppm để đạt được
hiệu quả giảm sâu răng. Các sản phẩm kem đánh răng phải được kiểm định
bởi hiệp hội nha khoa Mỹ, đảm bảo có lượng ion fluoride thích hợp để kiểm
soát và dự phòng sâu răng.
Pyrophosphate chứa trong kem đánh răng làm giảm sự lắng đọng cao
răng mới trên bề mặt răng. Chúng cản trở sự hình thành các tinh thể calci

nhưng không ảnh hưởng đến các ion flouride trong kem đánh răng hoặc tăng
nhạy cảm. Kem đánh răng có chứa pyrophosphate làm giảm sự hình thành cao
răng trên lợi tới 30% hoặc nhiều hơn nhưng không ảnh hưởng đến sự hình
thành cao răng dưới lợi và tình trạng viêm lợi, mặc dù nó ức chế hình thành
cao răng mới nhưng không có tác động đến lớp cao răng đã được hình thành.
Để kem đánh răng có tác dụng kiểm soát cao răng tốt nhất, răng cần được làm
sạch hoàn toàn trước khi sử dụng.
c. Các phương pháp chải răng
Nhiều phương pháp chải răng đã được mô tả và được cho là có hiệu
quả làm sạch. Các phương pháp này có thể được xép loại dựa vào chuyển


8

động của bàn chải như:
 Chyển động cuốn: Phương pháp stillman cải tiến
 Chuyển động rung: Stillman, Charters, Bass cải tiến
 Chuyển động xoay: Phương pháp Fories
 Chuyển động lên-xuống: Phương pháp Leonard
 Chuyển động ngang: Phương pháp Scure
Phương pháp thường được khuyên dùng nhất là Bass cải tiến vì nó dễ
thực hiện và làm sạch được tối đa so với các phương pháp khác.
Phương pháp Bass:
- Đặt đầu bàn chải song song với mặt phẳng nhai sao cho lông bàn chải
phủ lên 3-4 răng, bắt đầu ở các răng xa nhất trên cung.
- Lông bàn chải ở trong rãnh lợi, hợp với trục răng một góc 45 độ.
- Đưa nhẹ nhàng với áp lực rung, thực hiện các chuyển động nhỏ, tới –
lui, không để bật đầu lông bản chải ra ngoài. Áp lực có thể hơi mạnh đủ
để làm lợi trắng ra (hình 1.3 và 1.4)
Thời gian chải từ 3-5 phút, nên chải răng đều đặn ngày 2 lần, vào buổi sáng

sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Hình 1.3: Phương pháp Bass [4]
A, Đặt bàn chải sao cho lông bàn chải hợp với bề mặt răng một góc 45 độ
B, Bắt đầu chải ở răng xa nhất trên cung răng, thực hiện chuyển động rung
và chuyển động tới-lui để chải.


9

Hình 1.4: Phương pháp Bass [4]
A, Đặt bàn chải trong miệng sao cho đầu của lông bàn chải tới gần rãnh lợi
B, Sơ đồ thể hiện vị trí lý tưởng của lông bàn chải
Chải răng với bàn chải máy:
Rất nhiều chuyển động cơ học được tạo ra bởi bàn chải máy và không
cần yêu cầu phương pháp chải đặc biệt nào.
Mục tiêu vệ sinh răng miệng tập trung vào việc làm sạch được vùng kẽ
răng và chẽ chân răng, nơi mà mảng bám vi khuẩn tích tụ nhiều nhất.
Chải răng với bàn chải tay hoặc bàn chải máy đều yêu cầu phải có
phương pháp, trình tự để làm sạch tất cả những vùng có thể tới được.
Bệnh nhân sẽ cải tiến nhiều phương pháp đánh răng theo nhu cầu của
họ nhưng phải đạt được mục tiêu chải răng hiệu quả, cho đến khi sạch mảng
bám trên tất cả các mặt răng có thể tới được.
1.1.1.2. Chải lưỡi
Một nghiên cứu của Delanghe (1998) đánh giá trên các đối tượng bị hôi
miệng xác định rằng 87% trong số họ có nguyên nhân chính xuất phát từ các
vấn đề trong miệng. Trong số này, 51% các trường hợp là do cặn phủ lưỡi, 32%
do bệnh của lợi và 17% do sự kết hợp của cả hai [6]. Điều đó cũng đúng với một
nghiên cứu trước đó của Tonzetich (1976) [7]. Sau khi làm sạch lưỡi (đánh răng
trong các trường hợp này) hôi miệng sẽ giảm trung bình từ 59-88%.

Các phần trước của lưỡi có khả năng tự làm sạch khá tốt nhưng các
phần sau lại không có khả năng tự làm sạch do sự tiếp xúc của phần này vào


10

vòm khẩu cái tương đối nhẹ, các chuyển động của lưỡi cũng không đủ tạo ma
sát để làm sạch. Vì vậy vệ sinh lưỡi, đặc biệt là phần sau của lưỡi vô cùng
quan trọng.
Vệ sinh lưỡi có thể là chải lưỡi hoặc cạo lưỡi, cho dù sử dụng phương
pháp nào thì mục tiêu và kết quả cần đạt được cũng như nhau. Khi làm sạch
lưỡi cần chú ý:
 Cần làm sạch những nơi có cặn phủ lưỡi, đặc biệt là phần lưng lưỡi
nhưng không nên đi sâu quá sẽ gây phản xạ nôn.
 Làm sạch nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh có thể gây chấn thương,
chảy máu lưỡi.
 Cần vệ sinh lưỡi thường xuyên:
 Nếu không có nhiều vấn đề về răng miệng và hơi thở, vệ sinh
lưỡi 1 lần/ngày là đủ.
 Trong một số trường hợp cần điều trị, cần vệ sinh lưỡi 2 lần/ngày.
- Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải tốt hơn hay bằng dụng cụ cạo lưỡi tốt hơn?
 Trong một nghiên cứu về chứng hôi miệng của Zurcher 2015 đã cho
rằng dụng cụ cạo lưỡi có xu hướng chỉ làm sạch được bề mặt lưng
lưỡi, do đó sử dụng bàn chải có hiệu quả hơn do lông bàn chải có khả
năng làm sạch trong các rãnh bề mặt lưỡi [8].
 Trong một tài liệu nghiên cứu của Outhouse 2008 lại cho rằng dụng
cụ cạo lưỡi và bàn chải lưỡi có hiệu quả hơn sử dụng bàn chải đánh
răng. Bàn chải lưỡi được thiết kế kết hợp giữa dụng cụ cạo lưỡi và
bàn chải đánh răng. Bàn chải lưỡi là lựa chọn tốt nhất, sau đó là các
dụng cụ cạo lưỡi được thiết kế đặc biệt, thậm chí là một cái thìa, bàn

chải đánh răng là lựa chọn ít hiệu quả nhất [9].
- Các phương pháp vệ sinh lưỡi:
a, Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hàng ngày


11

 Thấm ướt bàn chải với nước để làm mềm lông bàn chải.
 Đưa lưỡi ra trước để nhìn và định vị cặn lưỡi cần loại bỏ.
 Bắt đầu chải ở phía sau, tiến dần ra phía trước, chải từ bên này sang bên kia.
 Đưa lưỡi ra trước lần nữa để đánh giá kết quả, có thể chải thêm nếu cần.
 Súc miệng sau khi đã hoàn tất. Rửa sạch bàn chải bằng cách để bàn
chải dưới vòi nước chảy, sau đó để bàn chải ở nơi khô ráo.
 Có thể làm tăng thêm hiệu quả chải lưỡi bằng cách sử dụng kem đánh
răng hoặc nhúng bàn chải trong nước súc miệng.
c, Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải lưỡi
Bàn chải lưỡi là sự kết hợp giữa bàn chải đánh răng và dụng cụ cạo
lưỡi. Bao gồm một hàng lông hoặc nhú cao su để phá vỡ cặn phủ lưỡi để làm
sạch các rãnh ở bề mặt lưỡi và một phiến dẹt giống dụng cụ cạo lưỡi để làm
sạch bề mặt lưỡi. cách thực hiện như sau:
 Đưa lưỡi ra trước để nhìn và định vị cặn bám cần loại bỏ
 Đặt bàn chải lưỡi lên bề mặt lưng lưỡi, bắt đầu chải nhẹ nhàng
từ sau ra trước tránh gây sang chấn lưỡi, rửa sạch mảng bám
bám vào dụng cụ và tiếp tục cho đến khi lưỡi hoàn toàn sạch.
 Súc miệng để làm sạch các mảng bám bị bong ra

Hình 1.5: Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải lưỡi [4].
1.1.1.3. Các biện pháp hỗ trợ làm sạch kẽ răng



12

Nhiều loại bàn chải, chưa kể đến kỹ thuật sử dụng, không thể làm sạch
hoàn toàn mảng bám ở vùng kẽ răng. Điều này xảy ra ở hầu hết các loại bàn
chải, loại bỏ mảng bám ở kẽ răng hàng ngày là yếu tố cốt yếu của việc chải
răng có hiệu quả vì phần lớn các bệnh về răng và vùng quanh răng đều bắt
nguồn ở vùng kẽ răng.
a. Chỉ tơ nha khoa
Chỉ tơ nha khoa là một công cụ được sử dụng rộng rãi để loại bỏ mảng
bám ở mặt bên răng. Chỉ tơ nha khoa có thể được làm từ sợi tơ nylon nhỏ
hoặc bằng plastic, có sáp hoặc không có sáp, độ dày, mỏng và mùi đa dạng.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng không có sự khác biệt đáng kể
về khả năng làm sạch mảng bám của các loại chỉ, đều làm sạch rất tốt. Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại chỉ nha khoa bao gồm: độ sát khít
của vùng tiếp giáp giữa các răng, độ gồ ghề của mặt bên răng và độ khéo tay
của bệnh nhân, không có một sản phẩm nào vượt trội hơn hẳn, do đó việc chỉ
định dùng loại chỉ nào phụ thuộc vào sự thoải mái của bệnh nhân khi sử dụng.
Kỹ thuật sử dụng chỉ tơ nha khoa:
1. Đầu tiên lấy một đoạn chỉ tơ nha khoa có độ dài đủ để cầm được chắc
chắn, thường từ 30-35cm là đủ, đoạn chỉ này có thể được đặt ngoài các
ngón tay hoặc buộc thành một nút (hình 1.6).
2. Căng chặt sợi chỉ giữa ngón cái và ngón trỏ hoặc giữa hai ngón trỏ và
nhẹ nhàng đưa sợi chỉ qua vùng tiếp giáp của răng với động tác lênxuống. Không bật mạnh chỉ qua vùng tiếp xúc vì điều này có thể làm
tổn thương lợi vùng kẽ răng, việc bật mạnh sợi chỉ qua kẽ răng có thể
sẽ tạo ra những khía ở lợi vùng kẽ
3. Sau đó vòng sợi chỉ ôm quanh mặt bên của một răng và trượt sợi chỉ
dọc theo chiều dài thân răng với động tác lên-xuống, lặp lại như vậy 23 lần (hình 1.7). Làm tương tự với răng bên cạnh.
4. Tiếp tục như vậy với toàn bộ các răng khác, bao gồm cả mặt xa các
răng cuối cùng của mỗi cung. Phần chỉ sau khi dùng bị xơ ra thì chuyển
đến phần chỉ sạch.



13

Hình 1.6: Cách cầm chỉ tơ nha khoa [4].

Hình 1.7: Kỹ thuật sử dụng chỉ tơ nha khoa [4]:
Chỉ được trượt qua vùng tiếp xúc của răng, ôm quanh mặt bên của một răng,
thực hiện các chuyển động lên-xuống để loại bỏ mảng bám, lặp lại như vậy
đối với mặt xa của răng.
Chỉ nha khoa có thể được sử dụng dễ dàng hơn nếu dùng loại có giá đỡ,
điều này giúp ích đối với những bệnh nhân thiếu khéo léo hoặc những bệnh
nhân cần giúp đỡ trong việc làm sạch răng. Giá đỡ nên được cấu tạo đơn giản
nhưng phải đủ cứng để giữ cho sợi chỉ được căng khi đưa qua vùng tiếp xúc.
Nhược điểm của loại chỉ có giá đỡ này là tốn thời gian hơn vì luôn luôn phải
thay sợi chỉ mới khi chỉ bị xơ.
Thiết lập một thói quen dùng chỉ nha khoa cả đời là rất khó cho cả bệnh
nhân và nha sỹ. Các báo cáo cho thấy chỉ có 8% trẻ vị thành niên ở Anh sử
dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, tỷ lệ này cũng tương tự ở các nước khác.
b. Bàn chải kẽ
Dùng bàn chải hoặc chỉ nha khoa thường không đủ để làm sạch hoàn
toàn vùng kẽ răng, nên rất cần thiết sử dụng dụng cụ làm sạch kẽ bổ sung.


14

Rất nhiều các dụng cụ làm sạch kẽ có thể loại bỏ mảng bám ở kẽ giữa
hai răng (hình 1.8). Loại được dùng phổ biến nhất là bàn chải kẽ dạng hình
nón hoặc hình trụ, đầu tăm gỗ với diện cắt hình tròn hoặc tam giác, bàn chải
kẽ với một búi lông. Các dụng cụ này có hiệu quả làm sạch tốt ở mặt ngoài,

mặt trong cũng như mặt bên các răng.
Kỹ thuật: Đưa bàn chải kẽ qua kẽ răng và thực hiện động tác tới –lui
với lực vừa phải. Đường kính của bàn chải nên lớn hơn một chút so với kẽ lợi,
kích thước này cho phép lông bàn chải tạo một áp lực lên mặt bên của cả hai
răng và làm sạch được vùng lõm trên bề mặt chân răng.

Hình 1.8: Các dụng cụ làm sạch kẽ răng, bao gồm: Tăm gỗ (A và B), bàn
chải kẽ (từ C đến F) và tăm cao su (G) [4]

Hình 1.9: Làm sạch vùng lõm chân răng hoặc những mặt bên răng không
phẳng: Chỉ nha khoa ( A) có hiệu quả kém hơn bàn chải kẽ ( B) trên bề
mặt chân răng có vùng lõm [4]
1.1.1.4. Các biện pháp hỗ trợ khác


15

a.Xoa nắn lợi
Xoa nắn lợi với bàn chải đánh răng hoặc bàn chải kẽ giúp làm dày biểu
mô, làm tăng sừng hóa và làm tăng hoạt động phân bào trong biểu mô và mô
liên kết. Việc dày lớp biểu mô, tăng sừng hóa và tăng tưới máu không có ý
nghĩa nhiều với sự hồi phục sức khỏe của lợi, cải thiện sức khỏe của lợi là do
tác động của việc loại bỏ mảng bám vùng kẽ răng hơn là xoa nắn lợi.
b. Bơm rửa trong miệng
Bơm rửa trong miệng giúp làm sạch vi khuẩn và những mảnh vụn thức
ăn trong các hốc hiệu quả hơn bàn chải và nước súc miệng, nó đặc biệt hữu
ích để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở các vùng có gắn dụng cụ chỉnh nha
cố định hoặc phục hình cố định. Khi sử dụng để bổ sung cho chải răng,
phương pháp này có tác động tốt lên vùng quanh răng bằng cách làm giảm
tích tụ mảng bám và cao răng, giảm viêm và giảm độ sâu túi quanh răng.

Bơm rửa cũng phá vỡ, giảm tác động có hại của mảng bám dưới lợi và
được sử dụng để giải phóng các chất kháng khuẩn vào túi quanh răng. Bơm
rửa dưới lợi hàng ngày với chlorhexidine loãng trong 6 tháng có hiệu quả làm
giảm viêm lợi và chảy máu lợi rõ rệt khi so sánh với bơm rửa bằng nước và
súc miệng bằng chlorhexidine. Bơm rửa bằng nước cũng làm giảm viêm lợi
đáng kể nhưng không hiệu quả không bằng chlorhexidine loãng
Đầu bơm rửa hàng ngày tại nhà thường làm bằng nhựa với đầu gập góc
90 độ (hình 10 B), được gắn với một chiếc bơm, tốc độ dòng nước được điều
chỉnh bởi bộ phận điều chỉnh.
Kỹ thuật:
 Điều chỉnh cho các tia nước đi qua nhú lợi ở mặt bên, giữ trong 10-15
giây, sau đó đưa tia đi theo đường viền lợi để đến vùng bên cạnh và lặp
lại quá trình đó.
 Bơm rửa cần được thực hiện cho cả mặt ngoài và mặt trong.
 Bệnh nhân bị viêm lợi nên bắt đầu với áp lực thấp và có thể tăng dần áp
lực đến mức trung bình để phù hợp với sức khỏe của mô. Một số cá


16

nhân thích bơm rửa với áp lực cao, mà không gây ra tổn hại. Điều
chỉnh áp lực dựa vào sự thoải mái của bệnh nhân.

Hình 1.10: Dụng cụ bơm rửa trong miệng [4]
A. Dụng cụ bơm rửa trong miệng phổ biến nhất gồm một chiếc bơm gắn với
ống chứa.
B. Đầu bơm rửa bằng nhựa được sử dụng hàng ngày tại nhà để bơm rửa cho
bệnh nhân. Bên trái: Đầu để bơm rửa lợi. Bên phải: Đầu để làm sạch lưng lưỡi.
C. Đầu cao su mềm được bệnh nhân sử dụng hàng ngày tại nhà để bơm rửa
dưới lợi.

1.1.2. Kiểm soát mảng bám bằng bằng phương pháp hóa học- nước súc miệng
1.1.2.1. Nước súc miệng có Chlorhexidine
Chất được chứng minh

tác dụng kháng khuẩn hiệu quả nhất là

chlohexidine. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh sức miệng 2 lần mỗi
ngày với 10ml dung dịch nước súc miệng chứa 0,2 % muối chlorhexidine
gluconate hòa tan hầu như ức chế được hoàn toàn sự phát triển của mảng bám
răng, cao răng và viêm lợi trên những người mới mắc viêm lợi thực nghiệm.
Các nghiên cứu lâm sàng trong vài tháng đã cho thấy mảng bám răng
giảm 45-61%, viêm lợi giảm 27-67%. Nồng độ chlorhexidine gluconate 012%
làm giảm mảng bám và viêm lợi hiệu quả tương tự như các sản phẩm có nồng
độ cao hơn.


×