Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THƠ HAI – CƯ CỦA BA - SÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.99 KB, 4 trang )

Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
Ngày soạn:
20/12/2009
Tiết: 53
Đọc thêm:
THƠ HAI – CƯ CỦA BA - SÔ
I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS làm quen với một thể loại trong văn học Nhật Bản, hiểu được thơ hai – cư, vài
nét đặc trưng giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật thơ hai – cư của Ba – sô.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Đọc SGK,TLTK, thiết kế giáo án…
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn…
III/ Phương pháp giảng dạy:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nhiều phương pháp: đọc sáng tạo, phát vấn, gợi
mở, bình giảng, thảo luận…
IV/ Tiến trình lên lớp.
1.Kiểm tra bài cũ : (Không)
2.Giới thiệu bài mới .
Nếu người Việt Nam tự hào về thơ lục bát – một tinh hoa của dân tộc Việt thì người Nhật
Bản luôn kiêu hãnh với một thể loại văn học vừa độc đáo lại vừa mang tâm hồn Nhật Bản, đó là
thơ hai - cư. Thơ Hai – cư là cái đẹp trong khoảnh khắc thường ngày được thăng hoa, gìn giữ,
phát huy thành cái đẹp vĩnh cửu. Nó chẳng những là quốc hồn, quốc túy của xứ sử Phù Tang, mà
còn thuộc về kho tàng văn hóa thế giới, với vẻ đẹp nhẹ nhàng mà đằm thắm, hồn nhiên mà thẳm
sâu, khoảnh khắc mà vĩnh hằng trong một thế giới tương giao ở tâm thức mỗi con người.
TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
10’ Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu
tác giả và đặc trưng thể loại
thơ hai – cư.
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1
phần tiểu dẫn và tóm tắt


những nét chính về tác giả.
- Gọi HS đọc và tóm tắt
những nét chính trong đoạn
2.
- GV nhận xét, tổng hợp,
giới thiệu thêm cho các em
một số nét về đất nước
Nhật Bản để học sinh hiểu
thêm: xứ sở của hoa anh
đào, trà đạo, bon sai và võ
sĩ, truyền thống và hiện
đại...

- HS chú ý theo dõi phần
tiểu dẫn, phát biểu ý kiến.
- Dựa vào SGK, HS trả
lời.
- HS trao đổi, thảo luận,
trình bày ý kiến.
- HS chú ý theo dõi.
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Ma-su-ô Ba-sô
( SGK/ 155).
2. Đặc điểm thơ Hai - cư:
- Thơ Hai-cư rút ngắn: 3 câu 17
âm tiết, 8→ 10 chữ, không quá
10 chữ; bố trí 5 – 7 – 5.
- Thơ Hai-cư thường phản ảnh
trạng thái tâm hồn con người
Nhật: ưa thích và hoà nhập với

thiên nhiên → miêu tả và gợi
cảm xúc về thiên nhiên, phong
cảnh → quí ngữ.
- Thơ Hai - cư thấm đẫm tinh
thần “Thiền tông” và tinh thần
GV: Nguyễn Thị Huê 1
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
văn hoá Phương Đông.
32’ Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS đọc hiểu
một số bài thơ hai – cư.
- Gọi HS đọc 8 bài thơ
hai- cư trong SGK.
(?) Đọc lại bài thơ đầu và
cho biết qúy ngữ trong bài?
(?) Bài thơ thể hiện điều
gì? Tại sao tác giả lại có
cảm xúc ấy? Bài thơ gợi
cho em những liên tưởng
và suy nghĩ gì?
- GV nhận xét, chốt ý.
(?) Tìm quý ngữ trong bài
2? Nỗi niềm hoài cổ về
kinh đô đẹp đẽ và đầy kỉ
niệm của tác giả được thể
hiện như thế nào?
(?) Tại sao nhà thơ “ ở
Kinh đô – mà nhớ Kinh
đô”?
- GV bình giảnh để cho HS

thấy được cái hay, cái hàm
saucs trong thơ Hai Kư đặc
biệt là thấy được vẻ đẹp
tâm hồn thi sĩ.
(?) Bài thơ thứ 3 nói lên
tình cảm gì của tác giả?
Tình cảm ấy được gợi lên
từ cử chỉ, hành động nào?
Tìm quý ngữ?
- GV kết hợp giảng và
bình, chốt ý.
(?) Tình cảm của nhà thơ
đối với một em bé bị bỏ rơi
- HS chú ý vào văn bản.
- HS trao đổi thảo luận,
trình bày ý kiến.
- HS tiếp tục trao đổi,
thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS chú ý theo dõi.
- HS suy nghĩ độc lập, trả
lời câu hỏi.
- HS trao đổi thảo luận
trình bày.
- HS chú ý theo dõi.
- HS tiếp tục tìm hiểu bài
thơ thứ 3.
- HS chú ý theo dõi.

- HS tìm hiểu bài thơ thứ
II/ Đọc hiểu văn bản:

1.Bài 1:
- Quý ngữ: mùa sương – mùa
thu.
- Nhà thơ sống ở Kinh đô đã 10
năm nhưng trong khoảng thời
gian đó Ba-sô coi nơi đây là “
đất khách”.
- Lúc về thăm quê hương
ngoảnh lại nhìn Kinh đô bỗng
như là “ cố hương”.
=> Tình cảm thân thiết, gắn bó
với mảnh đất nơi mình ở.
2. Bài 2:
- Quý ngữ: chim đỗ quyên – mùa
hè → tiếng chim gợi nhớ Kinh
đô.
- Ở Kinh đô mùa hè – hiện tại
mà nhớ Kinh đô ngày xưa.
=> Thương tiếc thời gian, thể
hiện nỗi buồn và sự vô thường
→ kỉ niệm đã qua.
3. Bài 3:
- Quý ngữ: làn sương thu – mái
tóc mẹ.
- Ba-sô trở về quê, mẹ đã mất,
cầm trên tay mớ tóc bạc của mẹ,
bao nhiêu yêu thương nhung nhớ
bỗng như tan thành nước mắt
chảy tràn trên tay→ cách diễn
đạt hàm súc.

4. Bài 4:
GV: Nguyễn Thị Huê 2
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
được thể hiện như thế nào?
(?) Qua bài 5, em cảm nhận
được vẻ đẹp gì trong tâm
hồn tác giả?
- GV tổ chức lớp thảo luận
nhóm.
(1): Mối tương giao giữa
các sự vật, hiện tượng
trong vũ trụ được thể hiệ
như thế nào? Em có nhận
xét gì về các hình ảnh được
sử dụng? Phân tích?
(2): Bài thơ cuối thể hiện
điều gì?
(3): Tìm quý ngữ và cảm
thức thẩm mĩ về cái Vắng
lặng, Đơn sơ, U huyền
trong các bài 6, 7, 8?
- GV nhận xét, tổng hợp.
4.
- HS trao đổi, thảo luận,
trình bày ý kiến.
- HS thảo luận nhóm 3
câu hỏi:
- HS chú ý theo dõi.
Tình yêu thương dành cho đứa
trẻ bị bỏ rơi. Tiếng vượn hú →

tiếng trẻ.
5. Bài 5:
Lòng từ bi với những sinh vật
bé nhỏ tội nghiệp, cũng là lòng
yêu thương đối với những
người nghèo khổ.
6. Bài 6:
- Quý ngữ: Hoa anh đào – mùa
xuân.
- Thể hiện triết lí sâu sắc: sự
tương giao giữa các sinh vật,
hiện tượng trong vũ trụ.
7. Bài 7:
Tiếng ve thấm vào đá → liên
tưởng độc đáo kì lạ mà không hề
khoa trương, thậm xưng.
8. Bài 8:
- Khát vọng sống mạnh mẽ:
+ Nhà thơ nuối tiếc cuộc đời
lãng du đang còn dnag dở.
+ Nhà thơ buồn vì phải “ nằm
bệnh” khi hồn còn phiêu bạt”.
+ Hình ảnh “ những cánh đồng
hoang vu” tượng trưng cho cuộc
đời vẫn còn dang dở, vẫn chưa
khám phá hết.
2’ Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tổng kết nội
dung bài học.
III/ Tổng kết:

V/ Củng cố,dặn dò: (1’).
1.Củng cố: Phân tích đặc trưng nghệ thuật thơ hai- cư được thể hiện qua 8 bài thơ.
2.Dặn dò:
- Nắm nội dung cơ bản của bài .
- Đọc và soạn trước bài đọc thêm.
VI/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
GV: Nguyễn Thị Huê 3
Trường THPT Hòa Bình Giáo án Ngữ Văn 10
……………………………………………………………………………………………..
……………s
GV: Nguyễn Thị Huê 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×