Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giáo án lý 7 (11-15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.46 KB, 10 trang )

Dạy :
Soạn:
Chương 2: ÂM HỌC
Tiết 11: Bài 10: NGUỒN ÂM
I.Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
- Biết cách làm vật phát ra âm thanh bằng cách cho vật dao động.
- Tạo hứng thú tìm hiểu hiện tượng vật lý cho học sinh.
II.Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS chuẩn bị 1 sợi dây cao su mảnh. - 1 cốc thủy tinh và một muỗng.
- 1 âm thoa và búa cao su. - 1 trống và dùi.
- 1 quả bóng bàn có dây treo. - Khớp nối và chân đế.
III.Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
7A
2. Kiểm tra bài cũ: +Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của trò
HĐ1: Tạo tình huống học tập:
+GV nêu vấn đề: Chúng ta vẫn
thường nói chuyện với nhau hằng ngày.
Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào?
Những vật phát ra âm thanh có chung
đặc điểm gì? Để trả lời được các câu hỏi
trên, chúng ta nghiên cứu về nguồn âm.
+HS quan sát và lắn nghe.
HĐ2 :Nhận biết nguồn âm: (10 phút)
+Vật phát ra âm gọi chung là nguồn âm.
+Hãy kể tên một số âm thường nghe
được?


+Các âm này được phát ra từ đâu?
+Chúng ta sẽ tìm hiểu khi phát ra âm
thanh, các vật có chung đặc điểm gì?
I.Nhận biết nguồn âm:
- Lắng nghe các âm thanh xung quanh.
- Tiếng chim hót phát ra từ họng các
con vật.
- Tiếng nói chuyện, cười phát ra từ họng
của người.
- Tiếng nhạc phát ra từ dây đàn.
- Tiếng sáo phát ra từ cây sáo.
- Tiếng trống phát ra từ mặt trống.
+HS Suy luận để trả lời.
HĐ3:Nghiên cứu đặc điểm các nguồn
âm ( 19 phút)
+Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm giật
dây cao su như SGK và nghiên cứu trả
II – Đặc điểm các nguồn âm:
1.Thí nghiệm:
+HS Thực hiện thí nghiệm và trả lời C3.
C3: Dây cao su dao động (rung động)
lời câu hỏi C3.
+Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm
như H10.2 và lắng nghe âm thanh được
phát ra từ đâu.
+Hướng dẫn HS thực hiện tiếp thí
nghiệm gõ trống: Treo quả bóng bàn sát
mặt trống, gõ dùi vào mặt trống, mặt
trống rung làm quả bóng dao động. Sờ
tay vào thấy mặt trống rung, áp chặt tay,

mặt trống hết rung thì không còn âm
thanh.
+Trong 2 thí nghiệm trên, vật nào phát
ra âm? Vật đó có rung động không?
+Kết luận: Sự rung động qua lại vị trí
cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt
trống… gọi là dao động.
+Thực hiện thí nghiệm H10.3 và yêu
cầu HS thảo luận theo nhóm đề ra
phương án kiểm tra xem khi phát ra âm
thì âm thoa có dao động không.
+Yêu cầu HS kết luận, chọn từ thích hợp
điền vào chỗ trống.
và âm phát ra.
+Làm thí nghiệm và quan sát hiện
tượng. Thảo luận nhóm trả lời C4
C4: Cốc thủy tinh, mặt trống phát ra
âm. Thành cốc và mặt trống rung làm
quả bóng dao động.
+Sự rung động qua lại vị trí cân bằng
của dây cao su, thành cốc, mặt trống…
gọi là dao động.
+ Treo quả bóng bàn sát âm thoa, thấy
quả bóng bật ra.
+ Sờ tay vào âm thoa thấy tê tê.
*Kết luận:
Khi phát ra âm, các vật đều dao động
(hoặc rung động).
HĐ4:Vận dụng - củng cố :
+Yêu cầu vài HS trả lời các câu hỏi

phần vận dụng.C6.C7,C8,C9.
III.Vận dụng:
+Đọc SGK và suy nghĩ trả lời các câu
hỏi.
C8: Có thể kiểm tra sự dao động của cột
không khí trong lọ bằng cách dán vài
tua giấy mỏng ở miệng lọ, thấy tua giấy
rung rung.
C9: Ống nghiệm và nước trong ống
nghiệm dao động phát ra âm.
4.Hướng dẫn về nhà:
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+Các nguồn phát ra âm đều có đặc điểm gì chung?
+Làm thế nào nhận biết vật phát ra âm đang dao động?
+Đọc có thể em chưa biết.
Dạy :
Soạn:
Tiết 12: Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM.
I. Mục tiêu:
1.kiến thức:
- Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm.
-Sử dụng được thuật ngữ âm cao (bổng), âm thấp (trầm) và tần số khi so sánh hai
âm.
2.Kĩ năng:
+Làm TN chứng tỏ âm truyền qua được những môi trường nào.
+Tìm được phương án chứng minh càng xa nguồn âm biên độ dao động càng nhỏ
âm phát ra càng bé.
II.Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS chuẩn bị.
2 trống. 2 quả cầu bấc. 1 nguồn phát âm vio mạch. Bình nước.
III Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
7A…………7B…………..7C………………..7D………………….7E………
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nguồn âm?
- Nêu đặc điểm của các vật phát ra âm.
- Trả lời BT 10.1 và 10.2.
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của trò
HĐ1: Tạo tình huống học tập:
GV nêu vấn đề: Ở bài học trước,
chúng ta đã biết dây đàn là bộ phận dao
động phát ra âm thanh. Tiếng nhạc phát
ra từ đàn thì có âm trầm, âm bổng. Vậy,
khi nào thì âm phát ra trầm, khi nào thì
âm phát ra bổng? Để trả lời câu hỏi này,
chúng ta cùng nghiên cứu bài học: “Độ
cao của âm”.
+HS quan sát và lắng nghe.
HĐ2:Nghiên cứu dao động nhanh,
chậm; nhận biết tần số: (13 phút)
- GV thực hiện thí nghiệm 1. Lưu ý HS
cách đếm dao động.
Yêu cầu 1 nhóm HS quan sát con lắc a,
1 nhóm khác quan sát con lắc b.
- Treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng C1 và
gọi đại diện các nhóm lên điền kết quả.
- Yêu cầu HS tính số dao động trong 1
giây.
- Thông báo đó chính là tần số.
I .Dao động nhanh, chậm – Tần số:

* Thí nghiệm 1:
- Quan sát thí nghiệm do GV tiến hành,
xác định con lắc nào dao động nhanh,
chậm.
+Cử đại diện điền kết quả vào bảng
SGK
+Lập phép tính để cho kết quả.
+Ghi nhớ đơn vị tần số và ký hiệu.
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
+Yêu cầu HS làm câu 2.
- Cho HS thảo luận nhóm rút ra nhận
xét.
Đơn vị tần số là héc, kí hiệu Hz.
* Nhận xét:
Dao động càng nhanh, tần số dao động
càng lớn.
HĐ3:Nghiên cứu về âm cao, âm thấp
( 19 phút)
- Giới thiệu cách làm thí nghiệm 2 và
yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm
để trả lời C3.
- Gọi các nhóm hoàn thành C3.
-Giới thiệu dụng cụ thực hiện thí
nghiệm 3 và yêu cầu các nhóm tiến hành
thí nghiệm.
- Cho các nhóm thảo luận để tìm từ
đúng hoàn thành C4.
+Từ các thí nghiệm và các kết quả trên,
hãy tìm từ thích hợp để hoàn thành kết
luận.

II – Âm cao, âm thấp:
* Thí nghiệm 2:
+HS Thực hiện thí nghiệm và thảo luận
nhóm để trả lời C3
+C3:- Phần tự do của thước dài dao
động chậm, âm phát ra thấp.
- Phần tự do của thước ngắn dao động
nhanh, âm phát ra cao.
* Thí nghiệm 3:
+HS Tiến hành thí nghiệm theo hướng
dẫn của GV và SGK.
+Thảo luận nhóm để trả lời C4.
C4:- Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa
dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao
động nhanh, âm phát ra cao.
* Kết luận:
Dao động càng nhanh, tần số dao
động càng lớn, âm phát ra càng cao.
HĐ4:Vận dụng - củng cố
- Yêu cầu vài HS trả lời các BT phần
vận dụng: C5, C6, C7
III.Vận dụng:
- Đọc SGK và suy nghĩ trả lời các câu
hỏi.
+C5: Vật có tần số 70 Hz dao động
nhanh hơn.
Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp
hơn.
+C6: Dây đàn căng thì tần số dao động

lớn nên âm phát ra cao.
4.Hướng dẫn về nhà:
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+Đọc có thể em chưa biết.
+Bài tập: Bài 11 SBT.
Dạy :
Soạn:
Tiết 13: Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
I. Mục tiêu:
- Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.
- Sử dụng được thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.
II.Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS 1 thước thép đàn hồi cố định trên 1 hộp rỗng.
- 1 âm thoa và búa cao su. 1 trống và dùi.
- 1 quả bóng bàn có dây treo. Khớp nối và chân đế.
- Bảng phụ vẽ sẵn Bảng độ to của 1 số âm.
III.Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tần số là gì? Đơn vị của tần số.Âm cao, âm thấp phụ thuộc như thế nào vào tần
số?
- 1 vật dao động phát âm có tần số 30Hz và vật khác dao động phát âm có tần số
45Hz.Hãy so sánh sự dao động và âm phát ra của hai vật?
3. Bài mới:
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của trò
HĐ1: Tạo tình huống học tập:
GV nêu vấn đề: Ta đã biết một vật
dao động thì phát ra âm. Tần số dao
động của vật sẽ quyết định âm phát ra là
cao hay thấp. Vậy còn khi nào vật phát

ra âm to, phát ra âm nhỏ? Bài học hôm
nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
+HS quan sát và lắng nghe.
HĐ2:Tìm hiểu biên độ dao động, mối
liên hệ giữa biên độ dao động với dao
động mạnh, yếu và âm phát ra to,
nhỏ: (22 phút)
- Yêu cầu HS đọc mô tả thí nghiệm 1
trong SGK.
+ Tiến hành thí nghiệm như thế nào?
Gọi 1 vài HS trả lời, yêu cầu bổ sung
nếu cần.
- Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm và
điền kết quả vào Bảng 1 để trả lời C1.
- Yêu cầu HS xác định vị trí cân bằng,
độ lệch lớn nhất của thước.
I – Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động:
1.Thí nghiệm 1:
-HS đọc SGK, tìm hiểu các thao tác thí
nghiệm.
HS làm thí nghiệm theo nhóm:
+Cho đầu tự do của thước lệch nhiều.
+Cho đầu thước lệch ít.
- Quan sát dao động của đầu thước thép
đàn hồi, đồng thời lắng nghe âm phát ra
rồi điền kết quả vào Bảng 1.
Bảng 1:
Cách làm
thước dao
động

Đầu thước
dao động
mạnh hay
Am phát ra to
hay nhỏ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×