Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,537 trang)

Luận về lửa càn khôn (a treatise on cosmic fire) alice a bailey NA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.27 MB, 1,537 trang )

LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN
(A TREATISE ON COSMIC FIRE)

ALICE A. BAILEY

TẬP

I

Lucis Publishing Company
New York
Lucis Press L.T.D
London


2

Luận về lửa càn khôn


LỜI GIỚI THIỆU

VI

Câu chuyện trong nhiều năm về công tác viễn cảm của
Chân Sư Tây Tạng với bà Alice A.Bailey được tiết lộ trong tập
sách Tự Truyện Dở Dang của bà được xuất bản năm 1951. Sách
này nêu ra các trường hợp về lần tiếp xúc đầu tiên của bà với
Đức Thầy, trên cõi trần, xảy ra ở California vào tháng 11 – 1919.
Công việc của ba mươi năm đã được hoạch định. Khi công việc
này đã được hoàn tất, trong vòng ba mươi ngày sau giai đoạn


đó, bà Bailey được giải thoát khỏi các hạn chế của thể xác.
Quyển Tự Truyện cũng có một số phát biểu của Chân Sư
Tây Tạng liên quan đến công việc của Ngài, và một số thông tin
về lý do tại sao công việc đó được tiến hành. Vào các giai đoạn
ban đầu, công việc có liên quan tới sự quan tâm kỹ lưỡng vào
các điều kiện của cõi trần sao cho có thể thuận tiện nhất để giúp
cho tiến trình viễn cảm (thần giao cách cảm) được thành công.
Nhưng sau nhiều năm, kỹ thuật được hoàn thiện và cơ cấu dĩ
thái của bà A. A. B. được điều hợp và hiệu chỉnh một cách khéo
léo đến nỗi toàn bộ tiến trình thật sự không cần một chút nỗ lực
nào, còn thực tế và sự hữu ích thực tiễn của sự tương tác viễn
cảm đã được chứng tỏ là đạt đến trình độ độc nhất vô nhị.
Các chân lý thiêng liêng được bàn đến liên quan đến nhiều
trường hợp mà cách diễn tả bằng hạ trí cụ thể (thường là với các
hạn chế không thể vượt qua của Anh ngữ) đối với các ý tưởng
trừu tượng và cho đến bây giờ là các ý niệm về các thực tại
thiêng liêng đó hoàn toàn không được hiểu rõ. Giới hạn không
thể vượt qua này của chân lý thường được kêu gọi đến sự chú ý
của các độc giả quyển sách được tạo ra như thế, nhưng rất
thường bị quên đi. Việc luôn luôn nhớ lại điều đó sẽ tạo ra trong
các năm sắp đến một trong các yếu tố hàng đầu để ngăn chận sự
co cụm lại của giáo lý, nhờ thế khỏi gây ra một sự tôn thờ có
tính cách giáo điều và bè phái.


4

VII

Quyển sách này, bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, được xuất bản

lần đầu năm 1925, là quyển thứ ba được ra đời bằng cách kết
hợp và đưa bằng chứng hiển nhiên rằng nó sẽ đóng vai trò là
phần chủ yếu, và có ảnh hưởng sâu rộng nhất của các giáo lý
trong ba mươi năm qua, tuy rằng cũng có sự sâu sắc và sự hữu
ích của các quyển sách được xuất bản trong loạt sách có tựa đề
Luận về Bảy Cung hay của bất cứ sách nào khác.
Qua lộ trình dài của công việc, các thể trí của Chân Sư Tây
Tạng và A.A.B. đã trở nên điều hợp rất chặt chẽ đến nỗi chúng
tạo được hiệu quả - xét về các tác phẩm giáo lý có liên hệ - một
cơ cấu hợp tác đơn thuần được dự trù. Ngay vào lúc kết thúc,
A.A.B. thường nói đến sự ngạc nhiên của bà trước cái nhìn
thoáng qua mà bà nhận được qua sự tiếp xúc với thể trí của
Chân Sư Tây Tạng, với viễn cảnh vô giới hạn của các chân lý
thiêng liêng mà bà không thể có cách nào khác hơn để tiếp
nhận, và thường là với một tính chất mà bà không thể diễn tả.
Kinh nghiệm này là nền tảng của sự xác quyết thường được
công bố của bà nhưng thường thường ít được hiểu biết, đó là
mọi giáo lý mà bà đang giúp để tạo ra, thực ra chỉ là A B C của
kiến thức huyền bí, và như vậy trong tương lai bà rất sẵn lòng
từ bỏ bất luận tuyên bố chính thức nào trong giáo lý hiện hữu,
khi bà tìm được giáo lý huyền bí hiện có nào đúng hơn và thâm
sâu hơn. Dù trong sáng và sâu sắc như là giáo huấn hiện tại
đang hiện hữu trong các sách được xuất bản dưới tên của bà, các
chân lý được truyền đạt chỉ có một phần và tuỳ thuộc vào cách
khai mở và quãng diễn rằng sự kiện này, nếu được ghi nhớ
thường xuyên, sẽ mang lại cho chúng ta một sự bảo vệ thứ hai
rất cần có để chống lại tính chất của thể trí cụ thể vốn thường có
khuynh hướng tạo ra khuynh hướng bè phái.
Vào ngay lúc nỗ lực hợp tác và sau khi xem xét cẩn thận,
một quyết tâm được đưa ra giữa Đức Thầy Tây Tạng (D.K.) và

A.A.B. rằng bà với tư cách là một đệ tử hoạt động ở ngoại cảnh
Luận về lửa càn khôn


5

VIII

giới, sẽ gánh vác càng nhiều càng tốt trách nhiệm về nghiệp quả
trên cảnh giới đó, và như vậy giáo lý sẽ đến được với quần
chúng qua chữ ký của bà trên sách. Điều này bao hàm cái gánh
nặng ở vị thế lãnh đạo trong lãnh vực huyền bí và sự tấn công
và lên án từ phía những người và các tổ chức mà vị thế và các
hoạt động của họ thiên về cung Song Ngư và có tính chất độc
đoán.
Toàn bộ nền tảng mà giáo lý huyền môn dựa vào, ngày nay
đang hiện ra trước quần chúng, đã được thoát khỏi các giới hạn
và các dại dột của huyền bí, ảo cảm, đòi hỏi và không áp dụng /
thi hành được, bởi vị thế đã có của Chân Sư Tây Tạng và A.A.B.
Lập trường chống lại sự khẳng định có tính cách giáo điều đã
giúp để tạo ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phóng khoáng
tâm trí cho các nhà nghiên cứu với việc tiết lộ dần dần Minh
Triết Ngàn Đời.
Phương pháp xưa cũ để đạt đến chân lý bằng cách chấp
nhận uy quyền mới và so sánh chúng với các triết lý đã được lập
ra trước đây, trong khi đối với giá trị chắc chắn trong việc luyện
trí đang từ từ bị vượt qua. Trong vị trí của nó đang xuất hiện
trong cả hai thế giới tôn giáo và triết lý một năng lực mới để
chiếm một vị thế khoa học hơn. Giáo lý thiêng liêng sẽ được
chấp nhận ngày càng nhiều như là một giả thuyết phải được

chứng minh ít ra bởi hệ thống triết học kinh viện, nền móng lịch
sử và uy quyền của lịch sử, và thêm nữa bằng các kết quả của
hiệu quả của nó trên sự sống đã trải qua và sự hữu ích thực tiễn
của nó trong việc giải quyết các vấn đề của nhân loại.
Trước đây, giáo lý huyền môn tiên tiến hầu như luôn luôn
chỉ có thể nhận được bằng sự chấp nhận thẩm quyền vị đạo sư
của môn sinh, các trình độ khác nhau của sự tuân thủ cá nhân
đối với vị huấn sư đó và các lời thề giữ bí mật. Khi sự sắp đặt
mới mẻ của Kỷ Nguyên Bảo Bình tiến triển, thì các giới hạn này
sẽ biến mất. Mối liên hệ cá nhân giữa đệ tử với Đức Thầy vẫn
Lời giới thiệu


6

tồn tại, nhưng việc dạy dỗ đệ tử đã được thực hiện trong cách
thành lập nhóm. Việc ghi nhận một kinh nghiệm như thế và
thực hành phương pháp của kỷ nguyên mới này đã được đưa ra
cho công chúng trong quyển sách có tựa Đường Đạo Trong Kỷ
Nguyên Mới, sách này đưa ra các giáo huấn cá nhân trực tiếp
của Chân Sư Tây Tạng cho một nhóm đệ tử được chọn lựa.
Trong bộ Luận Về Lửa Càn Khôn, Đức Thầy Tây Tạng đã
đưa ra cho chúng ta những gì mà bà H.P. Blavatsky tiên đoán
Ngài sẽ đưa ra, đó là chìa khoá tâm lý học đưa đến Sự Sáng Tạo
Vũ Trụ. H.P.B. phát biểu rằng trong thế kỷ 20, một đệ tử sẽ xuất
hiện, người đó sẽ đưa ra chìa khoá tâm lý học, cho tác phẩm vĩ
đại của chính bà, bộ Giáo Lý Bí Nhiệm, bộ Luận mà Đức Thầy
Tây Tạng đã làm việc với bà; và Alice A. Bailey đã làm việc bằng
sự nhận thức hoàn toàn về công việc của chính bà theo trình tự
này.

Tunbridge Wells
Tháng 12 – 1950

Foster Bailey

Luận về lửa càn khôn


Hieỏn daõng vụựi loứng tri aõn
daứnh cho
Helena Petrovna Blavatsky.

V i T ó Thp Sỏng Ngn uc Ca B
ụng Phng v Mang nh Sỏng n u Chõu
v M Chõu nm 1875.


IX

Trích Phát Biểu của Chân Sư Tây Tạng
--***-Bảo rằng tôi là một đệ tử Tây Tạng ở một trình độ nào đó,
thì điều này không giúp cho bạn biết gì nhiều, vì lẽ mọi người
đều là đệ tử, từ người tìm đạo thấp thỏi nhất trở đi và lên trên
chính Đức Christ nữa. Tôi sinh hoạt trong một thể xác (còn
mang xác phàm) giống như bao người khác, trên các biên giới
Tây Tạng, và đôi khi (theo quan điểm ngoại môn) điều khiển
một nhóm lớn các Lạt Ma Tây Tạng khi ít vướng bận vào các
nhiệm vụ. Chính sự việc này khiến người ta đồn đãi rằng tôi là
Tu Viện trưởng của Lạt Ma Viện đặc biệt này. Những ai có hợp
tác với tôi trong công việc của Thánh Đoàn (tất cả các đệ tử đích

thực đều hợp tác trong công việc này) còn biết tôi bằng một
danh xưng và chức vị khác. A.A.B. biết rõ tôi là ai và nhận ra tôi
theo hai danh xưng của tôi.
Tôi là một huynh đệ của các bạn, kẻ đã bước trên Thánh
Đạo xa hơn là đạo sinh bậc trung một ít và do đó đã gánh vác
các trách nhiệm lớn lao hơn. Tôi là kẻ đã đấu tranh và mở
đường tiến vào một phạm vi ánh sáng rộng lớn hơn là người
tìm đạo, tức là kẻ sẽ đọc được đoạn này, và do đó, tôi phải hành
động như là kẻ truyền đạt ánh sáng, dù với giá nào. Tôi không
phải là kẻ luống tuổi theo số tuổi thường thấy nơi số các huấn
sư, tuy nhiên tôi không non trẻ hay thiếu kinh nghiệm. Công
việc của tôi là giảng dạy và truyền bá tri thức của Minh Triết
Muôn Thuở nơi nào mà tôi có thể tìm được sự đáp ứng, tôi đã
đang làm việc này từ nhiều năm qua. Tôi cũng đã tìm cách để
giúp Chân Sư M. và Chân Sư K.H. khi có cơ hội, vì từ lâu, tôi đã
liên kết với các Ngài và với công việc của các Ngài. Qua các điều
nêu trên, tôi đã nói với bạn nhiều điều, tuy nhiên, đồng thời tôi
không nói với bạn điều gì cả, để có thể đưa bạn đến chỗ nghe


9
X

theo tôi một cách mù quáng và tôn sùng cuồng nhiệt mà người
tìm đạo giàu tình cảm bảy tỏ với vị Guru và Chân Sư, Đấng mà
cho đến nay, y chưa có thể giao tiếp được. Người tìm đạo cũng
sẽ không tạo được sự tiếp xúc theo mong ước cho đến khi nào y
chuyển lòng tôn sùng do tình cảm thành việc phụng sự không
ích kỷ cho nhân loại - chớ không phải cho Đức Thầy.
Các sách do tôi viết, được đưa ra mà không đòi hỏi được

chấp nhận. Chúng có thể đúng hoặc không đúng - hữu ích hoặc
không hữu ích. Chính bạn mới có thể xác nhận sự chính xác của
chúng do thực hành đúng và do luyện được trực giác. Cả tôi lẫn
A.A.B. đều không quan tâm bao nhiêu đến việc xem các sách đó
như là các tác phẩm tạo ra do linh hứng, hoặc được người nào
đó nói đến chúng (một cách háo hức) như là công trình của một
trong các Đức Thầy. Nếu các sách này trình bày chân lý theo
cách nào mà chân lý đó lại theo đúng trình tự đã được đưa ra
trong các giáo lý trên thế giới, nếu điều trình bày trong các sách
đó nâng cao được đạo tâm và ý chí phụng sự từ cõi tình cảm lên
cõi trí (là cõi mà các Chân Sư có thể hoạt động) thì bấy giờ chúng
đã đạt được mục tiêu. Nếu giáo huấn này tạo được sự đáp ứng
nơi các thể trí giác ngộ của kẻ hành đạo trên thế gian và giúp
cho trực giác của y loé sáng, thì bấy giờ hãy chấp nhận giáo lý
đó. Bằng không thì thôi. Nếu các phát biểu này đáp ứng với
bằng chứng sau rốt hay là được cho rằng đúng dưới sự thử
thách của Định Luật Tương Ứng, bấy giờ chúng mới có giá trị.
Nhưng nếu không được như thế thì đạo sinh đừng chấp nhận
những gì đã được đưa ra.
Tháng 8 – 1934

Trích phát biểu của Chân Sư Tây Tạng


XII

LỜI NÓI ĐẦU
Bộ “Luận Về Lửa Càn Khôn” này nhắm vào năm mục
tiêu:
Thứ nhất: cung cấp một phác thảo thu gọn và nòng cốt

cho một hệ thống về Vũ Trụ học, triết học và tâm lý học mà
có lẽ có thể dùng được cho một thế hệ với cương vị là một
nguồn tham khảo và một sách giáo khoa, và có thể dùng làm
một khung sườn mà theo đó giáo huấn tỉ mỉ hơn có thể được
kiến tạo sau này, khi trào lưu vĩ đại của học thuyết tiến hoá
tuôn chảy vào.
Thứ hai: để diễn tả những gì thuộc nội tâm bằng các
thuật ngữ có thể hiểu được, và để đưa ra giai đoạn tiến tới kế
tiếp trong việc tìm hiểu tâm lý học đích thực. Chính việc giải
thích mối liên hệ hiện có giữa Tinh Thần với Vật Chất, mối
liên hệ này biểu lộ dưới hình thức tâm thức. Người ta cũng
thấy rằng Bộ Luận này trước tiên bàn đến khía cạnh trí tuệ
đến tâm thức và bàn đến tâm lý học cao siêu, và ít bàn đến
vật chất theo như chúng ta biết về nó trên cõi trần. Nguy hại
liên quan đến việc đưa ra thông tin về đủ loại năng lượng của
chất liệu nguyên tử thì quá lớn, và cho đến nay, nhân loại còn
quá ích kỷ không thể giao phó cho các sức mạnh này. Qua
công việc có thể có của các nhà khoa học, con người đã tìm ra
tri thức cần thiết với mức nhanh chóng thích hợp. Trong sách
này, tầm quan trọng sẽ được đặt vào các mãnh lực này,
chúng chịu trách nhiệm cho sự biểu lộ ra bên ngoài của một
Thái Dương Thượng Đế và của một con người và chỉ trong
tiết thứ nhất mà sự chỉ dẫn được đưa ra về bản chất của các
năng lượng này vốn được ràng buộc chặt chẽ vào cõi trần.
Thứ Ba: cho thấy sự phát triển có mạch lạc của tất cả
những gì được tìm thấy bên trong một Thái Dương hệ; chứng


11


minh rằng mọi sự vật đều tồn tại và tiến hoá (từ hình hài thấp
nhất của sự sống ở mức kết khối nặng nhất, lên tới biểu lộ
bền dai nhất và cao siêu nhất) và mọi hình hài đó chỉ là biểu
hiện của một Sự Hiện Tồn kỳ diệu và thiêng liêng. Sự biểu lộ
này được tạo ra bởi sự phối hợp của hai trạng thái thiêng
liêng qua ảnh hưởng của một trạng thái thứ ba, và tạo ra sự
biểu lộ mà chúng ta gọi là một hình tướng, thúc đẩy nó bắt
đầu chu kỳ tiến hoá của nó trong thời gian và không gian.
Như vậy hình hài được tạo ra ở điểm mà nơi đó trở thành
một môi trường thích hợp cho sự biểu hiện của thiên nhiên về
những gì mà ta gọi là Thượng Đế.
Thứ tư: đưa ra thông tin thực tiễn liên quan đến các điểm
tập trung năng lượng vốn có trong các thể dĩ thái của Thái
Dương Thượng Đế, tức Đại Thiên Địa, và của con người tức
Tiểu Thiên Địa. Vì lớp nền bằng chất dĩ thái vốn là chất liệu
thực sự nằm bên dưới mọi dạng thức hữu hình quen thuộc,
nên một số cuộc cách mạng lớn lao sẽ được mang lại trong
các lãnh vực khoa học, y khoa và hoá học. Chẳng hạn việc
nghiên cứu y khoa, sau rốt sẽ được bắt đầu theo một quan
điểm mới và việc thực hành y khoa sẽ được thành lập dựa
vào sự hiểu biết về các định luật phát xạ, các dòng từ lực và
các trung tâm lực nằm trong các thể của con người và các liên
hệ của chúng đối với các trung tâm lực và các luồng thần lực
của Thái Dương Hệ.
Thứ năm: đưa ra một số thông tin mà từ trước đến giờ
không được phổ biến ra bên ngoài về vị trí và công việc của
vô số các sinh linh hữu tình vốn hợp thành bản thể của biểu
lộ ngoại cảnh; nêu ra bản chất của các Huyền Giai các Đấng
Cao Cả, các Ngài tạo ra bằng chính chất liệu của các Ngài tất
cả những gì nhìn thấy được và nhận biết được, và các Ngài

chính là Linh Hoả và nguyên nhân của tất cả các hiện tượng
Lời nói đầu


12

về nhiệt, hơi ấm, sự sống và chuyển động trong vũ trụ. Theo
cách này, tác động của Lửa trên Nước, của Nhiệt trong Vật
Chất, dù là xét về mặt đại thiên địa hay tiểu thiên địa, cũng sẽ
được giải quyết và một ít ánh sáng được chiếu rọi vào Định
Luật Nhân Quả (Luật Karma) và ý nghĩa của nó trong Thái
Dương hệ.
Để tổng kết vần đề, giáo lý trong sách này sẽ có khuynh
hướng đưa đến sự mở rộng về tâm thức, và sẽ mang lại một
nhận thức đầy đủ, dưới hình thức một nền tảng tạm đủ, về
mặt khoa học lẫn tôn giáo, cho sự giải thích đó đối với các
tiến trình của thiên nhiên vốn được đưa ra cho chúng ta qua
các trí tuệ của Chân Sư thuộc mọi thời đại. Tiến trình đó sẽ có
khuynh hướng mang lại một phản ứng có thiện cảm với một
hệ thống triết học, hệ thống này sẽ nối liền cả về Tinh Thần
lẫn Vật Chất, đồng thời chứng minh sự hợp nhất bản thể của
ý niệm về khoa học và tôn giáo. Hiện giờ, cả hai có phần nào
tách rời nhau, còn chúng ta chỉ mới bắt đầu dò dẫm bằng con
đường trí tuệ của chúng ta lối thoát ra khỏi các hố sâu của
cách diễn dịch theo vật chất. Tuy nhiên, đừng nên quên rằng,
dưới Định Luật Tác Động và Phản Tác Động, giai đoạn dài
của tư tưởng duy vật đã là một giai đoạn cần thiết cho nhân
loại, bởi vì thuyết huyền bí của Thời Trung Cổ (1) đã dẫn
chúng ta đi quá xa vào hướng ngược lại. Hiện giờ chúng ta
đang có khuynh hướng tiến đến một quan điểm thăng bằng

hơn, và người ta hy vọng rằng bộ luận này có thể tạo thành
một phần của tiến trình mà nhờ đó sự thăng bằng được đạt
đến.
Thời Trung Cổ (Middle Ages): giai đoạn của lịch sử Châu Âu, kéo
dài từ lúc biến mất Đế quốc La Mã (Năm 476 của Công Nguyên)
đến lúc sụp đổ thành Constantinople (1453). (Tự Điển La Rousse
1995)

1

Luận về lửa càn khôn


13

Khi nghiên cứu bộ luận này, đạo sinh nên ghi nhớ vài
điều:
a. Đó là khi bàn đến các đề tài này, chúng ta quan tâm tới
bản thể (essence) của những gì hiện ra ngoại cảnh, với khía
cạnh bên trong của biểu lộ, đồng thời với việc xem xét về lực
và năng lượng. Hầu như không thể rút gọn các quan niệm
như thế thành các công thức cụ thể và diễn tả các quan niệm
đó theo một cách sao cho chúng có thể trở thành hiểu được
đối với thường nhân.
b. Đó là khi chúng ta dùng các từ ngữ, các nhóm từ và
diễn tả bằng thuật ngữ của cách nói hiện đại, tất nhiên toàn
bộ vấn đề trở nên bị hạn chế và bị làm cho nhỏ lại, vì lẽ đó
nhiều chân lý bị mất đi.
c. Đó là tất cả những gì trong bộ luận này được trình bày
trong một tinh thần không giáo điều, mà chỉ với tư cách một

đóng góp cho khối ý tưởng dựa vào chủ đề các cội nguồn thế
giới và cho dữ liệu đã được tích luỹ về bản chất của con
người. Điều hay nhất mà con người có thể đưa ra như là một
giải đáp cho vấn đề thế giới, tất yếu phải khoác lấy một hình
thức kép và sẽ minh chứng qua một cách sống phụng sự tích
cực, có khuynh hướng việc cải thiện các điều kiện chung
quanh và qua một trình bày về một hệ thống vũ trụ nào đó
hay kế hoạch vốn sẽ tìm cách giải thích càng nhiều càng hay
về các tình trạng như chúng được thấy hiện hữu.
Luận cứ mà con người đưa ra hiện nay đến từ nền tảng
của các nguyên nhân được biết rõ và đã được chứng minh, và
bỏ lại các nguyên nhân không được biết đến hoặc chưa giải
thích được, vì các nguyên nhân ăn sâu này phải được coi như
là đang tạo ra các nguyên nhân đã thấy và biết, mọi giải đáp
mà cho đến nay vẫn thất bại và sẽ tiếp tục thất bại trong mục
tiêu của chúng.
Lời nói đầu


14

d. Đó là mọi cố gắng để diễn đạt bằng ngôn từ những gì
phải được cảm nhận và còn tồn tại (lived) ngõ hầu được hiểu
một cách trung thực, nhất định phải được chứng minh là một
đau khổ không cần thiết. Tất cả những gì có thể được nói
đến, sau rốt sẽ chỉ là các phát biểu từng phần của Đại Chân
Lý hãy còn bị che giấu, và phải được đưa ra cho độc giả và
người nghiên cứu dưới hình thức chỉ là một giả thuyết thích
hợp và là một giải thích gợi ý. Đối với nhà nghiên cứu đã mở
trí và người đang lưu giữ được hồi ức trong trí rằng chân lý

được tiết lộ từng nấc một, thì điều hiển nhiên là cách diễn đạt
chân lý đầy đủ nhất chỉ có thể có được vào bất cứ một lúc nào
XV sẽ được nhận ra sau này chỉ là một phần của một tổng thế, và
sau này vẫn còn được nhận ra chỉ là các phần nhỏ của một sự
thật và như vậy trong chính nó là một sự lệch lạc của thực tại.
Bộ luận này được đưa ra với hy vọng rằng nó có thể tỏ ra
hữu ích cho tất cả những người đi tìm chân lý có tâm trí mở
rộng, đồng thời nó cũng có giá trị cho tất cả các nhà sưu khảo
vào Cội Nguồn bên trong của tất cả những gì biểu lộ hữu
hình ra bên ngoài. Nó nhắm vào việc cung cấp một kế hoạch
hợp lý thuộc cơ tiến hoá của Thái Dương Hệ và nhắm vào
việc nêu ra cho con người cái phần mà con người phải tham
dự với tư cách một đơn vị nguyên tử trong một Tổng Thể vĩ
đại và có kết hợp. Trong công cuộc xoay chuyển bánh xe tiến
hoá, đoạn này của Giáo Lý Bí Nhiệm xuất hiện trước thế gian
mà không đòi hỏi nào về cội nguồn của nó, hiệu quả tuyệt
đối của nó hoặc là độ chính xác trong chi tiết của các phát
biểu của nó.
Không một quyển sách nào lấy được bất cứ gì từ các đòi
hỏi hoặc các tuyên ngôn có tính cách giáo điều đối với giá trị
thẩm quyền của cội nguồn đem lại linh hứng của nó. Nó sẽ
đứng vững hoặc là rơi một mình vào cái nền tảng của chính
Luận về lửa càn khôn


15

cái giá trị tồn tại bên trong của chính nó, dựa vào giá trị của
các gợi ý được tạo ra, và sức mạnh của nó để thúc đẩy sự
sống tâm linh và sự thấu hiểu về mặt trí tuệ của người đọc.

Nếu bộ luận này có trong nó bất cứ chân lý nào và bất cứ sự
thực nào, thì nó sẽ làm tròn công việc của nó một cách hiển
nhiên và tất yếu, ấy là mang được thông điệp của nó, và như
vậy đến được tâm và trí của các nhà tìm kiếm chân lý ở khắp
nơi. Nếu nó không có được chút giá trị nào, và không có
được căn bản sự thật nào, thì nó sẽ không còn hiện hữu nữa
và sẽ chết, hiển nhiên là thế. Tất cả những gì được đòi hỏi từ
nơi nhà nghiên cứu bộ luận này, là một sự tiếp cận với tinh
thần đồng cảm, một sự sẵn lòng xem xét các quan điểm được
đưa ra cùng với sự trung thực và thành tâm về tư tưởng, nó
sẽ có khuynh hướng đưa đến sự phát triển trực giác, đến sự
chẩn đoán thiêng liêng, và một sự phân biện vốn sẽ đưa đến
việc bác bỏ điều giả và chấp nhận điều chân.
Ở đây, các lời của Đức Phật được đánh giá cao sâu nhất,
có được chỗ đứng của nó, và trở thành một kết luận thích
hợp cho các nhận xét mở đầu này :
Đức Phật có nói:
Rằng chúng ta đừng nên tin vào một điều gì được nói ra
chỉ vì nó được nói mà thôi; đừng tin vào các truyền thống vì
chúng đã được truyền xuống từ thời xa xưa; đừng tin vào các
đồn đãi như thế; cũng không tin vào các câu viết của các vị
thánh, vì các thánh đó đã viết ra các câu ấy; cũng đừng tưởng
rằng chúng ta có thể nghi ngờ khi được một Thiên Thần gợi
hứng nơi chúng ta (nghĩa là, trong những gì được cho là có
chứa hứng cảm tâm linh); cũng đừng tin vào các suy đoán
được rút ra từ một giả định không cẩn trọng nào đó mà
chúng ta có thể đưa ra; cũng như không vì những gì có vẻ
như một sự tương đồng tất yếu; cũng không chỉ dựa vào
Lời nói đầu



16
XVI

thẩm quyền của các huấn sư hoặc các bậc thầy của chúng ta.
Nhưng chúng ta phải tin khi nào bài viết, lý thuyết hoặc
châm ngôn được chứng thực bằng chính lý lẽ và ý thức của
chúng ta. Để kết luận, Ngài nói: “Vì lẽ đó, ta khuyên con đừng
nên tin chỉ vì con đã nghe, mà hãy nên tin vào ý thức của con, rồi
hãy hành động cho thật phù hợp với điều đã biết”.
Giáo Lý Bí Nhiệm III, 401
Mong cho đây là thái độ của mọi độc giả của Bộ “Luận
Về Lửa Càn Khôn” này.
Alice A. Bailey
Ghi chú: Các cước chú của toàn thể Bộ Luận này, Bộ “Giáo Lý Bí
Nhiệm” của bà H.P.Blavatsky, có ghi rõ bằng các chữ đầu S.D. Các
trang qui chiếu thuộc về “Ấn bản Thứ ba có duyệt lại”
Minh giải của người dịch về tựa sách
Sở dĩ chữ “cosmic” ở đây được dịch ra “Càn Khôn là vì theo
vua Phục Hi (Fohi), quẻ Càn ( ) tượng trưng trời, quẻ Khôn ( )
tượng trưng đất. Đây là vũ trụ, trong có chứa bầu trời và trái đất
của chúng ta, tức là Vũ trụ thu hẹp trong Thái Dương Hệ của
chúng ta, khác với vũ trụ bao la, có đến 100 tỉ thiên hà, mỗi thiên
hà chứa ít nhất 100 tỉ mặt trời (Giai Điệu Bí Ẩn của Trịnh Xuận
Thuận, nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 2000).
Quả vậy, các sự việc được Chân Sư D.K bàn đền trong BỘ
Luận này hầù hết chỉ nằm trong phạm vi Thái Dương Hệ chúng ta
mà thôi.

Luận về lửa càn khôn



LỬA
“Giáo lý nội môn nói gì về Lửa ?”
Lửa là hình ảnh hoàn hảo nhất và không bị pha trộn, trên Trời
cũng như dưới thế, của Ngọn Linh Hoả Duy Nhất. Đó là sự sống
và cái chết, Cội nguồn và Kết thúc của mọi đối tượng vật chất. Đó
là Chất Liệu Thiêng Liêng”.
Giáo Lý Bí Nhiệm I, 146.
Địa cầu của chúng ta và con người chúng ta đều là sản phẩm
của Ba Loại Lửa.
GLBN II, 258.
Lửa và Ngọn Lửa huỷ diệt thân thể của một La Hán; tinh hoa
của các Ngài biến Ngài thành bất tử.
GLBN I, 35

Ba Loại Lửa
I. Lửa Bên Trong hay Lửa do Ma Sát
“Có nhiệt bên trong và nhiệt bên ngoài trong mọi nguyên tử,
hơi thở của Cha (Tinh Thần) và hơi thở (hay nhiệt) của Mẹ (vật
chất) “
GLBN I, 112
II. Lửa của Trí Tuệ hoặc Lửa Thái Dương
“Lửa tri thức đốt hết mọi hành động trên cõi trần của ảo
tưởng, do đó những người có được Lửa đó và được giải phóng thì
được gọi là “Lửa”.
GLBN I , 114
III. Lửa Tinh Thần hay Lửa Điện
“Hỡi đệ tử, hãy ngẩng cao đầu, ngươi sẽ thấy ánh sáng duy
nhất hoặc vô số ánh sáng bên trên ngươi, đang bừng cháy trong

bầu trời tối đen nửa đêm hay không?”
“Hỡi Thiên Thần Đạo Sư, con cảm nhận được Ngọn Lửa duy
nhất; con thấy vô số linh quang tách rời đang chiếu sáng trong đó”.
GLBN I, 145


MỤC LỤC
Trang (Anh ngữ)

Các định đề mở đầu ............................................................. 3
Các Đoạn Thiền Kinh ........................................................... 11
Tiết Một
Các Nhận Xét Mở Đầu ........................................................ 37
I. Lửa trong Đại Thiên Địa ................................................. 37
II. Lửa trong Tiểu Thiên Địa ............................................... 45
III. Lửa trong Biểu Lộ
....................................... 48
Đoạn A . Lửa Nội Tại của các Thể .................................... 55
I. Ba Vận Hà ........................................................................ 55
II. Hoả tinh linh và Hoả Thiên Thần ............................... 65
Đoạn B. Cung Phàm Ngã và Lửa Thứ Nhất ................... 69
I. Công việc của ba cung
II. Cung phàm ngã và các nguyên tử thường tồn .......... 71
III. Cung phàm ngã và Luật Nghiệp quả ....................... 73
Đoạn C. Thể Dĩ Thái và Prana
...................................... 77
I. Bản chất của thể dĩ thái
........................................ 77
1. Mục đích thể dĩ thái – Mô tả .................................... 78
2. Tám phát biểu

....................................... 81
II. Bản chất của Prana
....................................... 87
1. Prana thái dương
...................................... 90
2. Prana hành tinh
...................................... 91
3. Prana của hình hài
...................................... 93
III. Chức năng của thể dĩ thái
...................................... 97
1. Đó là nơi tiếp nhận prana ...................................... 97
2. Đó là nơi đồng hoá prana ...................................... 99
3. Đó là nơi truyền prana
......................................... 101
4. Các xáo trộn của thể dĩ thái ..................................... 104


19

IV. Dĩ thái trong Đại Thiên Địa và Tiểu Thiên Địa .......... 111
1. Hành Tinh Thượng Đế và các dĩ thái ..................... 111
2. Dĩ thái vũ trụ và thái dương hệ .............................. 116
3. Mục đích che chở của thể dĩ thái ............................ 122
V. Sự chết và thể dĩ thái
........................................ 128
Đoạn D – Kundalini và xương sống .................................. 134
I. Kundalini và ba tam giác
........................................ 135
1. Trong đầu

........................................ 135
2. Trong cơ thể
........................................ 135
3. Ở chót xương sống
........................................ 135
II. Việc đi lên của Kundalini
........................................ 139
Đoạn E - Chuyển động trên cõi trần và cõi cảm dục ....... 141
I. Các nhận xét mở đầu
........................................ 141
II. Các hiệu quả của chuyển động quay .......................... 152
III. Các tính chất của chuyển động quay ......................... 157
IV. Chuyển động quay và biểu tượng học ...................... 159
V. Chuyển động và các trung tâm lực ........................... 161
1. Bản chất các trung tâm lực ......................................... 163
2. Các trung tâm lực và các cung ................................... 173
3. Các trung tâm lực và Kundalini ............................... 183
4. Các trung tâm lực và các giác quan ......................... 185
5. Các trung tâm lực và điểm đạo ................................ 207
Đoạn F - Định Luật Tiết Kiệm
........................................ 214
I. Hiệu quả của Định Luật Tiết Kiệm trong vật chất .... 214
II. Các định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm .............. 219
1. Định Luật Rung Động
......................................... 219
2. Định Luật Thích Nghi
........................................... 219
3. Định Luật Đẩy
............................................ 219
4. Định Luật Ma Sát

............................................. 219
Tiết Hai
Mục lục


20

Các câu hỏi mở đầu
.............................................. ..223
I. Liên hệ gì của Con với Mặt Trời ? ............................... ..225
II. Sự tiến hoá là gì và nó nối tiếp như thế nào? ............. ..231
III. Tại sao Thái Dương hệ tiến hoá theo đường lối nhị
nguyên ? .................................................................................. 237
IV. Tâm thức là gì và vị trí của nó trong hệ thống là gì? . .. 243
V. Có sự tương đồng trực tiếp giữa một Thái dương hệ, một
hành tinh, một con người và một nguyên tử hay không ?...245
VI. Trạng thái trí tuệ là gì ? Ai là con của Trí Tuệ ? ....... 259
VII. Tại sao có sự tiến hoá theo chu kỳ ? ........................ 273
VIII. Tại sao có sự hiểu biết cả công truyền và bí truyền ?.. 285
IX. Mối liên hệ gì giữa:
a/ 10 hệ thống- b/ 7 hành tinh thánh thiện- c/ 7 dãy trong một
hệ thống – d/ 7 bầu hành tinh trong một dãy – e/ 7 cuộc tuần
hoàn trên một bầu hành tinh – f/ 7 căn chủng và phụ chủng.
Đoạn A - Bản chất của Manas hay là Trí Tuệ ............... 308
I. Ba biểu lộ của trí tuệ
........................................ 308
II. Vài định nghĩa của Manas hay trí tuệ ..................... 309
1. Manas là nguyên khí thứ năm ................................ 309
2. Manas là điện
....................................... 310

3. Manas là cái tạo ra sự cố kết ....................................... 332
4. Manas là chìa khoá đưa đến giới thứ 5 trong thiên nhiên
.................................................................................................. 334
5. Manas là tổng hợp của 5 cung .................................. 336
6. Manas là Ý chí thông tuệ hay thiên ý của một Đấng 337
Đoạn B. Manas dưới hình thức một yếu tố vũ trụ, thái
dương hệ và con người. ....................................................... 342
I. Cội nguồn của manas hay trí tuệ .............................. 343
1. Manas vũ trụ .............................................................. 343
a. Tiến trình biệt ngã hoá ......................................... 343

Luận về lửa càn khôn


21

b. Phương pháp khai mở .......................................... 348
2. Manas hành tinh
..................................... 350
a. Tâm thức và sự hiện tồn ......................................... 350
b. Ý chí và thiên cơ an bài ......................................... 353
3. Manas con người
..................................... 355
a. Con người và Hành Tinh Thượng Đế .................. 356
b. Thượng Đế của hệ thống Địa cầu ......................... 360
c. Kim Tinh và dãy Địa cầu ........................................ 367
4. Manas và dãy Địa Cầu
.................................... 378
a. Dãy Địa cầu và các Chân Thần lâm phàm ............. 379
b. Giới thứ tư và Huyền Giai Hành Tinh ................. 386

c. Một tiên đoán
......................................... 389
d. Tóm tắt
........................................ 393
II. Vị thế của Manas
........................................ 395
1. Manas và Karma
...................................... 395
2. Manas và mục tiêu nghiệp quả .................................. 397
III. Giai đoạn hiện tại của sự phát triển manas .............. 401
1. Trong các hành tinh
...................................... 402
2. Trong hệ thống
...................................... 408
3. Trên Địa Cầu
...................................... 412
IV. Tương lai của manas
....................................... 417
1. Các đặc điểm của manas hay trí tuệ ........................ 418
a. Sự phân biện
....................................... 418
b. Hoạt động đã an bài
....................................... 421
c. Tính thích nghi
...................................... 423
2. Phát triển của trí người
..................................... 424
a. Hiệu quả của cung
...................................... 427
b. Con vật, con người và các cung ............................. 457

c. Loại nghiệp quả
...................................... 469
3. Manas trong các cuộc tuần hoàn cuối ....................... 475

Mục lục


22

a. Tiến trình chuyển hoá
..................................... 475
b. Tổng hợp
...................................... 498
Đoạn C . Cung Chân Ngã và Lửa Thái Dương .......... 504
I. Bản chất của thể Chân Ngã hay thể nguyên nhân ..... 505
1. Hợp thành bởi sự tiếp xúc của hai Lửa ................... 505
2. Được tạo ra vào lúc biệt ngã hoá .............................. 506
II. Bản chất của các nguyên tử thường tồn .................... 507
1. Mục tiêu của chúng
....................................... 507
2. Vị trí của chúng trong thể Chân Ngã ....................... 510
a. Nguyên tử thường tồn thể tình cảm .................. 510
b. Tam giác nguyên tử
........................................ 513
3. Loa tuyến và cung chân ngã ....................................... 515
a. Thành phần của nguyên tử thường tồn ............. 515
b. Các cõi và năng lượng Lửa .................................. 518
c. Ba loại Lửa
........................................ 522
4. Tóm lược

...................................... 530
III. Hoa Sen Chân Ngã
....................................... 536
1. Luân Xa hay các trung tâm năng lượng .................... 537
a. Các trung tâm lực
........................................ 537
b. Thể nguyên nhân
........................................ 538
2. Hoa Sen mười hai cánh
........................................ 538
a. Ba cánh hoa kiến thức
........................................ 539
b. Ba cánh hoa bác ái
......................................... 540
c. Ba cánh hoa hy sinh
........................................ 541
3. Tóm lược
Đoạn D – Hình tư tưởng và Hoả tinh linh .................... 550
I. Hình tư tưởng
........................................ 551
1. Chức năng của hình tư tưởng ................................. 551
a. Đáp ứng với rung động ........................................ 552
b. Cung cấp các hiện thể cho các ý tưởng ................... 556

Luận về lửa càn khôn


23

c. Thi hành các mục tiêu đặc biệt ................................ 560

2. Các định luật về tư tưởng
....................................... 567
a. Ba định luật cấp vũ trụ
......................................... 567
b. Bảy định luật cấp thái dương hệ ............................ 569
II. Các hình tư tưởng và thiên thần .................................. 601
1. Thần cai quản Lửa, Agni
......................................... 601
a. Agni và Thái Dương Thượng Đế ............................ 601
b. Agni và cõi trí
........................................ 604
c. Agni và ba loại Lửa
........................................ 606
2. Hoả thiên thần, các vị Kiến Tạo Vĩ Đại ...................... 612
a. Các phát biểu mở đầu
....................................... 612
b. Chức năng của các thiên thần ................................ 620
c. Thiên thần và các cõi
......................................... 627
3. Các Thái Dương Thiên Thần, các Agnishvattas ......... 679
Dẫn nhập
............................................ 679
A. Về nguyên khí thứ năm
.................................. 689
a. Xét về mặt vũ trụ
...................................... 689
b. Xét về mặt vật hoạt luận ...................................... 693
c. Thái Dương Thiên Thần và Nguyên Khí thứ Năm
.................................................................................................. 698
B. Về sự biệt ngã hoá

.................................... 707
a. Công việc của Thái Dương Thiên Thần ................ 707
b. Biệt ngã hoá và các giống dân .............................. 714
c. Phương pháp biệt ngã hoá ...................................... 717
d. Các Avatara, bản chất và công việc của các Ngài 721
e. Biệt ngã hoá, một hình thức điểm đạo ................... 729
C. Về sự luân hồi
.................................... 732
a. Luân hồi về mặt vũ trụ, hành tinh và con người 732
b. Bản chất của chu kỳ qui nguyên ........................ 734
c. Các kiểu mẫu luân hồi của con người ................ 744

Mục lục


24

d. Sự tái lâm sau này của Đấng Avatar ................ 747
e. Sự thôi thúc và sự luân hồi ................................... 760
f. Hoạt động của các Pitris
................................... 773
g. Công việc kiến tạo hình hài ................................... 783
h. Luân hồi và Karma
.................................. 791
D. Về việc kiến tạo thể nguyên nhân ........................... 807
a. Các nhận xét mở đầu
.................................. 807
b. Tiến hoá của các cánh hoa .................................. 816
c. Các tên gọi của hoa sen chân ngã ........................ 840
d. Các cánh hoa và các trung tâm lực dĩ thái ......... 857

e. Điểm đạo và các cánh hoa .................................. 868
4. Hoả tinh linh, các nhà kiến tạo thứ yếu .................... 887
a. Mở đầu
................................ 887
b. Các tinh linh cõi trần
................................ 889
c. Tinh linh và các dĩ thái
................................ 910
d. Tinh linh và tiểu thiên địa ................................ 936
III. Con người, một kẻ sáng tạo trong chất trí ................. 947
1. Sáng tạo các hình tư tưởng .................................. 947
2. Tạo ra hình tư tưởng trong ba cõi thấp .............. 958
IV. Con người và các hoả chơn linh
.............................. 963
1. Trạng thái ý chí và sự sáng tạo ............................ 963
a. Điều kiện của nhà huyền thuật ....................... 964
b. Xây dựng các hình tư tưởng ............................. 968
c. Ý nghĩa huyền linh của ngôn từ ...................... 977
2. Bản chất của huyền thuật
............................... 982
a. Ma thuật và huyền linh thuật ......................... 984
b. Cội nguồn của ma thuật
............................. 989
c. Các điều kiện đối với huyền linh thuật .......... 993
3. Mười lăm qui luật cho huyền thuật .................... 996
a. Sáu qui luật đối với cõi trí ............................. 997

Luận về lửa càn khôn



25

b. Năm qui luật đối với cõi cảm dục ................... 1008
c. Bốn qui luật đối với cõi trần ............................. 1021
Đoạn E - Chuyển động trên cõi trí .................................. 1027
I. Các nhận xét mở đầu
.......................................... 1027
II. Bản chất của chuyển động này .................................. 1032
III. Các kết quả hoạt động của nó ................................. 1039
1. Định luật về sự mở rộng ................................... 1040
2. Định luật về sự trở về của Chân Thần ............... 1046
3. Định Luật về sự tiến hoá thái dương ................ 1054
4. Định Luật về bức xạ
................................... 1060
IV. Sự trở lại của bánh xe
.......................................... 1083
V. Chuyển động và khía cạnh kiến tạo hình hài
1. Chuyển động và thể trí
2. Chuyển động trong thể nguyên nhân ................ 1109
VI. Các hậu quả của chuyển động tổng hợp .................... 1128
1. Các nhận xét mở đầu
................................... 1128
2. Nguyên nhân của biểu lộ có chu kỳ .................... 1132
3. Tạo ra khoen nối hình tam giác ........................... 1152
4. Tạo ra mối liên hệ giữa ba trung tâm lực ............ 1155
Đoạn F - Định Luật Hút ....................................................... 1166
I. Các định luật phụ .......................................................... 1168
1. Định Luật về Ái Lực Hoá học ................................. 1168
2. Định Luật về Tiến Bộ ............................................... 1168
3. Định Luật về Tính Dục ............................................. 1168

4. Định Luật về Từ Điển ............................................... 1169
5. Định Luật về Phát xạ ................................................ 1170
6. Định Luật về Liên Hoa .............................................. 1171
7. Định Luật về Màu sắc .............................................. 1171
8. Định Luật về Trọng Lực
..................................... 1172
9. Định Luật về Ái Lực Hành Tinh ............................. 1172

Mục lục


×