Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP về QUẢN TRỊ rủi RO để đảm bảo AN NINH DOANH NGHIỆP CHO CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và xây DỰNG bảo hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TẠ ĐĂNG HÙNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẢO HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

TẠ ĐĂNG HÙNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG BẢO HÀ
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bản
thân tôi, không sao chép của ngƣời khác; các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu
sử dụng và nội dung luận văn trung thực. Đồng thời cam kết rằng kết quả quá
trình nghiên cứu của luận văn này chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng, Giảng viên
Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình hƣớng
dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, anh/chị em cán bộ và
nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà đã
chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, phƣơng pháp luận
nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân tôi còn hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến nhận xét,
góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để vận dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn công tác của tôi trong lĩnh vực kinh doanh sách.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT....................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO NHẰM ĐẢM BẢO AN
NINH DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG....... 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................... 13
1.1.1. Rủi ro .......................................................................................... 13
1.1.2. Quản trị rủi ro .............................................................................. 19
1.1.3. An ninh doanh nghiệp .................................................................. 20
1.2. Giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp thƣơng mại
và thi công xây dựng ................................................................................. 25
1.3. Quy trình quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp thƣơng mại
và thi công xây dựng ................................................................................. 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO NHẰM
ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ
XÂY DỰNG BẢO HÀ ............................................................................. 32
2.1. Giới thiệu công ty BẢO HÀ ............................................................... 32
2.1.1. Thông tin về công ty BẢO HÀ ..................................................... 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 34
2.2. Thực trạng công tácquản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp
tại công ty BẢO HÀ ................................................................................. 34

iii



2.2.1. Công tác đặt mục tiêu cho quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh
doanh nghiệp tại công ty BẢO HÀ ......................................................... 34
2.2.2. Công tác nhận diện rủi ro tại BẢO HÀ.......................................... 35
2.2.3. Công tác đánh giá rủi ro tại BẢO HÀ ........................................... 39
2.2.4. Công tác về phân loại rủi ro tại BẢO HÀ ...................................... 45
2.2.5. Về công tác xử lý rủi ro tại BẢO HÀ ............................................ 46
2.2.6. Công tác theo dõi và báo cáo rủi ro tại BẢO HÀ ........................... 46
2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp thi
công xây dựng tại công ty BẢO HÀ .......................................................... 47
2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc ........................................................... 47
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................ 47
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 48
CHƢƠNG 3. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO NHẰM
ĐẢM BẢO AN NINH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƢ VÀ XÂY DỰNG BẢO HÀ................................................................. 50
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh
nghiệp cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà .......................... 50
3.1.1. Định hƣớng, mục tiêu của BẢO HÀ trong thời gian tới ................. 50
3.1.2. Những yêu cầu của ban lãnh đạo đối với quản trị rủi ro nhằm đảm
bảo an ninh doanh nghiệp ...................................................................... 51
3.1.3. Phân tích SWOT của BẢO HÀ..................................................... 52
3.2. Đề xuất những gải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh
nghiệp tại công ty BẢO HÀ ...................................................................... 54
3.2.1. Giải pháp về đặt mục tiêu cho công tác quản trị rủi ro.................... 54
3.2.2. Giải pháp về nhận diện rủi ro ........................................................ 54
3.2.3. Giải pháp về đánh giá rủi ro.......................................................... 57
3.2.4. Gải pháp về phân loại rủi ro.......................................................... 58

iv



3.2.5. Giải pháp về xử lý rủi ro............................................................... 58
3.2.6. Giải pháp về theo dõi và báo cáo công tác quản trị rủi ro ............... 59
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 68
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Đầy đủ

DN

Doanh nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

BẢO HÀ


Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà

QTRR

Quản trị rủi ro

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

BLĐ

Ban lãnh đạo

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số lĩnh vực an ninh doanh nghiệp trong an ninh phi truyền thống .... 22
Bảng 1.2. Quản trị rủi ro dựa trên ma trận của Goossens & Cooke .............. 26
Bảng 1.3. Ma trận đánh giá rủi ro .............................................................. 27
Bảng 1.4. Cách thức phân hạng rủi ro theo Đại học Sydney ........................ 28
Bảng 1.5. Công cụ và căn cứ đƣa ra giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an
ninh doanh nghiệp thƣơng mại và thi công xây dựng .................................. 30
Bảng 1.6. Ma trận SWOT.......................................................................... 31
Bảng 2.1. Thống kê phiếu khảo tại BẢO HÀ ............................................. 35
Bảng 2.2. Nhận diện rủi ro tại BẢO HÀ .................................................... 36
Bảng 2.3. Đánh giá khả năng xảy ra của các rủi ro hiện có tại BẢO HÀ ...... 43
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các rủi ro hiện có tại BẢO HÀ . 44
Bảng 2.5. Phân loại và giá trị của rủi ro tại BẢO HÀ................................. 45

Bảng 3.1. Ma trận SWOT của BẢO HÀ .................................................... 52

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quản trị rủi ro theo quy trình quản trị rủi ro liên tục .................... 29
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của BẢO HÀ ..................................................... 34

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản trị rủi ro là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết và đang trở thành
một công cụ quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp để
quản trị doanh nghiệp hiệu quả, phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay. Hiện tại ở Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài đang (FDI) thƣờng có hệ thống quản trị rủi ro tốt hơn so với
khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân. Cũng theo đánh
giá dựa trên sơ đồ về mức độ trƣởng thành trong công tác quản trị rủi ro của
Deloitte (2016) cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức
độ rời rạc, tƣơng đƣơng với mức độ 2 trong thang bảng 5 cấp độ. Theo đó,
việc xây dựng chiến lƣợc và tổ chức công tác quản trị vẫn đang đƣợc thực
hiện một cách rời rạc, thiếu tính đồng nhất ở các bộ phận, phòng ban trong
doanh nghiệp và chƣa có đƣợc một lộ trình, định hƣớng dài hạn và các
phƣơng thức hoạt động cụ thể hay một bộ phận, phòng chuyên trách quản trị
rủi ro. Điều này xuất phát từ nhận thức, mức độ coi trọng chƣa thực sự đầy đủ
của các nhà lãnh đạo công ty về quản trị rủi ro và vai trò của quản trị rủi ro
trong phát triển kinh doanh và đảm bảo an ninh doanh nghiệp. Riêng đối với

lĩnh vực xây dựng, hiện nay, việc nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nhằm hạn
chế tác động xấu từ các ảnh hƣởng tới dự án thi công xây dựng chƣa đƣợc chú
trọng, còn đối phó bị động. Chính các tác động không ổn định từ môi trƣờng
xung quanh và sự điều chỉnh nội tại dự án dẫn đến phải thay đổi nhiều tiêu chí
cơ bản đƣợc dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả của dự án. Đó chính là
sự tồn tại của rủi ro đối với quá trình thi công xây dựng. Rủi ro xuất hiện khi
tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản: yếu tố gây rủi ro và đối tƣợng chịu tác
động, ảnh hƣởng. Tình hình biến động về chính trị, kinh tế của thế giới đã tác
động không nhỏ đến nền kinh tế nƣớc ta, làm cho giá cả một số

1


loại vật tƣ xây dựng thay đổi ảnh hƣởng đến kinh phí xây dựng các công
trình. Bên cạnh đó, trình độ nhân công, trình độ quản lý của nhân lực trong
ngành xây dựng hiện nay cũng hạn chế, vẫn còn theo lề lối thủ công, không
có tác phong làm việc và quản lý chuyên nghiệp dẫn đến việc quản lý và kiểm
soát còn nhiều bất cập và bị động. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại
rủi ro đối với quá trình thi công xây dựng. Các rủi ro thƣờng gây ra những tổn
thất đòi hỏi phải tốn kém những khoản chi phí để khắc phục. Để
đối phó với các rủi ro, các tổ chức phải thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro.
Hiện nay đã có khá nhiều tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài nghiên cứu về vấn
đề rủi ro. Tuy nhiên các tài liệu này chỉ đề cập đến những rủi ro nói chung và
các rủi ro trong một số ngành kinh doanh mang tính chất đặc biệt nhƣ kinh
doanh tiền tệ, kinh doanh kim loại quý, kinh doanh bảo hiểm. Trong lĩnh vực
thi công xây dựng, về vấn đề rủi ro cho đến nay hầu nhƣ chƣa có những
nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống để có thể đƣa ra những nhận xét, đánh
giá và đặc biệt là đƣa ra các phƣơng pháp, biện pháp quản trị rủi ro, đảm bảo
an toàn.
Bảo Hà là công ty xuất thân từ làm thƣơng mại chuyên cho thuê các

công cụ, giáo mác đến hiện tại phát triển thành công ty làm thêm lĩnh vực thi
công xây dựng, nên Bảo Hà cũng không thể tránh khỏi những rủi ro nhƣ đã
phân tích ở trên, ngoài ra Bảo Hà là đang trên đà phấn đấu thành một trong
những doanh nghiệp có hoạt động thƣơng mại và thƣơng hiệu thi công hàng
đầu trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, rủi ro luôn đồng hành và tỉ lệ thuận
với quy mô hoạt động kinh doanh vì vậy doanh nghiệp đã gặp không ít rủi ro
cũng nhƣ nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh của mình.
Trong thời gian qua công ty Bảo Hà đã thành công trong việc ngăn
ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh hạn chế đƣợc rất nhiều hậu quả xảy ra
đối với công ty nhƣ các rủi ro về thi công, mua bán nguyên vật liệu, nhân

2


công, thanh toán. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác quản trị rủi ro còn một số
điểm hạn chế nhƣ chƣa đƣợc chú trọng cao, các rủi ro vấn xảy ra và việc ngăn
ngừa giảm thiểu thƣờng bị động, chi phí cao, một số rủi ro thƣờng xuyên xảy
ra mà công ty chƣa có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả: Rủi ro do giá nguyên
vật liệu không ổn định theo thời gian, rủi ro trong vận chuyển, an toàn lao
động…
Nhƣ vậy, việc đánh giá và kiểm soát rủi ro của các dự án thi công xây
dựng hiện nay còn mang tính chủ quan và chƣa đƣợc xem xét một cách tổng
thể, toàn diện trên nhiều mặt. Sớm chủ động nhận dạng, phân tích, đánh giá,
có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động của rủi ro tới các dự án thi
công xây dựng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm
phân tích và đánh giá đúng hiệu quả của dự án mang lại, phục vụ công tác
quản lý đầu tƣ và xây dựng là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ các phân tích trên, tác giả đã lựa chọn nội dung ―Một số
giải pháp về quản trị rủi ro để đảm bảo an ninh doanh nghiệp cho Công ty
Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bảo Hà‖ làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về quản trị rủi ro
Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều bao gồm yếu tố môi
trƣờng, gồm tất cả những gì nằm ngoài doanh nghiệp và có liên quan tới tổ
chức nhƣ những thay đổi về pháp luật, chính sách, điều luật mới thay đổi
trong hành vi xã hội, thay đổi về xu hƣớng kinh tế, đều gây ảnh hƣởng tới
doanh nghiệp dù nhiều hay ít (Fábio, 2016). Tất cả những yếu tố bên ngoài
hay bên trong này đều có thể là là nguồn gốc nảy sinh rủi ro. Việc nghiên cứu
về quản trị rủi ro (Enterprise Risk Management – ERM) của các tổ chức,
doanh nghiệp đƣợc thực hiện bởi rất nhiều tác giả trên thế giới.

3


2.2. Nghiên cứu về rủi ro trong xây dựng
Jamal và cộng sự (1990) trong nghiên cứu về quản trị rủi ro theo hệ
thống đối với lĩnh vực xây dựng đã khẳng định ―Rủi ro vốn có trong tất cả các
dự án xây dựng‖. Thông thƣờng, các dự án xây dựng thƣờng bị trễ về mặt
thời gian, chƣa đạt chất lƣợng và mục tiêu ngân sách. Nên một mô hình hệ
thống quản lý rủi ro xây dựng (construction risk management system CRMS) đƣợc giới thiệu nhằm giúp các doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu xác
định rủi ro của dự án để phân tích và quản lý chúng một cách có chu trình, hệ
thống. Mô hình CRMS là một sự thay thế hợp lý cho phƣơng pháp truyền
thống (thực hiện tự phát, theo kinh nghiệm) hiện đang đƣợc các nhà thầu sử
dụng. Kỹ thuật lập sơ đồ ảnh hƣởng và mô phỏng Monte Carlo (mô phỏng
tiến độ thi công) đƣợc sử dụng làm công cụ để phân tích, đánh giá rủi ro dự
án. Các giải pháp quản lý rủi ro thay thế đƣợc đề xuất. Các giải pháp này bao
gồm: tránh rủi ro, duy trì rủi ro, chuyển giao rủi ro, giảm tổn thất và phòng
ngừa rủi ro và bảo hiểm.
Edwards và Bowen (1998 - xuất bản trong giai đoạn 1960-1997) đã

nghiên cứu các tài liệu về xây dựng và quản lý rủi ro dự án để phân tích, xem
xét và xác định các xu hƣớng, mối quan tâm trong nghiên cứu, thực hành.
Phân tích này đƣợc sử dụng mục đích để xác định khoảng cách, sự không nhất
quán trong việc hiểu, xử lý rủi ro trong xây dựng và dự án. Các phát hiện cho
thấy vấn đề đáng đƣợc quan tâm nhiều hơn là các loại rủi ro xây dựng mang
tính chính trị, kinh tế, tài chính và văn hoá, cũng nhƣ những vấn đề liên quan
đến trực tiếp ngành nghề là đảm bảo chất lƣợng, sức khoẻ nghề nghiệp và an
toàn. Ngoài ra lĩnh vực quan trọng để điều tra đó là các khía cạnh thời gian
của rủi ro và truyền thông rủi ro.
Cooke and Williams (2004) đã xác định các loại rủi ro trong xây dựng
gồm: rủi ro khách hàng, rủi ro nhà thầu, rủi ro an toàn và sức khỏe, rủi ro hỏa

4


hoạn trong các dự án xây dựng. Những rủi ro trong xây dựng thƣờng lớn nhất
ở giai đoạn đầu khi dự án bắt đầu với những sự lựa chọn trong những khoản
mục mua sắm. Có rất nhiều khoản mục mua sắm mà các dự án xây dựng phải
cân đối giữa khách hàng hoặc nhà thầu. Ví dụ nhƣ việc thiết kế và xây dựng
theo khách hàng sẽ đặt áp lực rủi ro lên phía khách hàng và vào giai đoạn
thiết kế trong khi tài chính của nhà thầu hoặc PFI thì đặt áp lực rủi ro lên nhà
thầu thông qua các giai đoạn thiết kế và xây dựng.
Ở Trung Quốc, năm 2007, Wenzhe và cộng sự đã có nghiên cứu về
quản trị rủi ro trong ngành công nghiệp xây dựng. Nghiên cứu về thực tiễn
quản lý rủi ro trong ngành xây dựng đã có sự tăng cao. Tuy nhiên, hiện tại có
ít nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để điều tra, nghiên cứu một cách có hệ thống
các khía cạnh tổng thể của quản lý rủi ro theo mỗi quan điểm của những
ngƣời tham gia dự án khác nhau. Nghiên cứu này tập trung vào báo cáo kết
quả của một cuộc điều tra về tầm quan trọng của rủi ro dự án, tình trạng của
hệ thống quản lý rủi ro, áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro, và các rào cản đối

với quản lý rủi ro, đƣợc các bên tham gia dự án nhận thấy tại Trung Quốc.
Nghiên cứu các giải pháp quản lý rủi ro đƣợc thông qua trong Dự án Tam
Hiệp cho thấy: Ngƣời tham gia dự án hầu hết thƣờng quan tâm tới rủi ro dự
án. Ngành công nghiệp đã chuyển từ chuyển giao rủi ro sang giảm rủi ro; Hệ
thống quản lý rủi ro hiện tại là không đáp ứng đủ để quản lý rủi ro dự án; Và
thiếu cơ chế quản lý rủi ro chung, thống nhất là rào cản chính để quản lý rủi
ro đầy đủ. Các nghiên cứu trong tƣơng lai bằng các cách tiếp cận khác nhau
tạo điều kiện chia sẻ công bằng các phần thƣởng thông qua quản lý rủi ro hiệu
quả giữa các bên tham gia cần đƣợc tiến hành để cải tiến một cách có hệ
thống việc quản lý rủi ro trong xây dựng. Việc thiết lập một quy trình quản lý
rủi ro truyền thông mở cần đƣợc xem xét sử dụng hiệu quả về kinh nghiệm,
kiến thức và phán đoán cá nhân của các bên tham gia.

5


Shou và cộng sự (2010) khi nghiên cứu về khung quản trị rủi ro cho các
dự án xây dựng trong các quốc gia đang phát triển đã cho rằng, điều quan
trọng là phải quản lý các rủi ro nhiều mặt liên quan đến các dự án xây dựng
quốc tế, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, không chỉ để đảm bảo công việc
mà còn để tạo ra lợi nhuận. Nghiên cứu này nhằm xác định và đánh giá những
rủi ro này và các biện pháp giảm nhẹ hiệu quả và xây dựng một khung quản
lý rủi ro mà các nhà đầu tƣ / nhà khai thác / nhà thầu quốc tế có thể áp dụng
khi ký hợp đồng xây dựng tại các nƣớc đang phát triển. Một cuộc khảo sát đã
đƣợc tiến hành và đã xác định 28 rủi ro quan trọng, đƣợc phân loại thành ba
cấp độ (quốc gia, thị trƣờng và dự án) đƣợc đánh giá mức độ và xếp hạng.
Đối với mỗi rủi ro đƣợc xác định, các biện pháp giảm thiểu thực tế cũng đã
đƣợc đề xuất và đánh giá. Hầu nhƣ tất cả các biện pháp giảm nhẹ đã đƣợc
ngƣời trả lời khảo sát nhận thấy có hiệu quả. Một mô hình rủi ro, đƣợc gọi là
―Alien Eyes‖ cho thấy mức độ rủi ro và mối quan hệ ảnh hƣởng giữa các rủi

ro cũng đƣợc đề xuất. Dựa trên các phát hiện, một khung định tính về giảm
nhẹ rủi ro đƣợc đề xuất, điều này sẽ có lợi cho việc quản lý rủi ro của dự án
xây dựng ở các nƣớc đang phát triển.
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc, Lê Anh Dũng, Bùi Mạnh Hùng
(2015), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp xây dựng: rủi ro ảnh hƣởng không
tốt tới quá trình quản lý dự án, hoặc bị thất bại hoàn toàn do các rủi ro không
lƣờng trƣớc, chi phí tăng cao, chất lƣợng giảm sút. Cuốn sách ―Quản lý rủi ro
trong doanh nghiệp xây dựng‖ muốn giới thiệu những ngƣời quan tâm đến
việc thành công của dự án
Nguyễn Liên Hƣơng (2014) hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về rủi
ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất kinh doanh
xây dựng nói riêng, định lƣợng mƣc độ rủi ro và an toàn trong sản xuất
kinh doanh theo các giai đoạn quản lý sản xuất kinh doanh và theo các lĩnh

6


vực hoạt động của doanh nghiệp xây dựng. Quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp gồm 3 giai đoạn: giai đoạn lập chiến lƣợc và kế hoạch,
giai đoạn tham gia đấu thầu, giai đoạn thực hiện hợp đồng xây dựng sau
khi trúng thầu.
Nguyễn Thế Chung và Lê Văn Long (2005), nghiên cứu xác định rủi
ro hiệu quả tài chính một số dự án đầu tƣ sản xuất xi măng ở Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà QLDA xác định đƣợc hiệu quả trong việc xác
suất thành công dự án; mức độ phát triển rủi ro của dự án; khả năng so sánh,
lựa chọn các phƣơng án tối ƣu.
Lê Văn Long, nhận thấy vấn đề cần thực hiện trong quá trình QLRR
dự án đầu tƣ xây dựng công trình, cụ thể là: nhận dạng đầy đủ các rủi ro diễn
ra trong vòng đời dự án. Mỗi giai đoạn dự án sẽ có những rủi ro để lại hậu quả
kéo dài qua các giai đoạn và những rủi ro chỉ xảy ra ở giai đoạn nhất định.

Đinh Tuấn Hải (2006), cho rằng từ khi có luật doanh nghiệp các
doanh nghiệp ngành xây dựng chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Tác giả xác
định và phân loại rủi ro tài chính đồng thời tác giả xây dựng các biện pháp
phòng chống và hạn chế rủi ro thành công thì doanh nghiệp tìm đƣợc cách
kiểm soát QLRR, tìm hiểu và áp dụng các biện pháp thích hợp để giảm thiểu
rủi ro chính.
Thân Thanh Sơn (2002), luận án tiến sĩ nghiên cứu rủi ro trong hình
thức hợp tác công tƣ phát triển các dự án hạ tầng giao thông đƣờng bộ Việt
Nam. Tác giả đã tổng hợp đƣợc 51 rủi ro cụ thể, đồng thời phân bổ rủi ro giữa
Nhà nƣớc và tƣ nhân tham gia dự án dựa trên quan điểm rủi ro nên đƣợc quản
lý bởi bên có khả năng QLRR đó tốt nhất.
Nguyễn Văn Châu (2006), luận án tiến sĩ nghiên cứu rủi ro các dự án
xây dựng công trình giao thông đƣờng bộ ở Việt Nam. Nghiên cứu hƣớng đến
mục tiêu là tổng quan về rủi ro và QLRR trong các dự án xây dựng công trình

7


giao thông đƣờng bộ trên thế giới và Việt Nam phục vụ cho các nghiên cứu
tiếp theo
Tổng quan tình hình nghiên cứu có thể dẫn tới một số kết luận:
- Ở Việt Nam và trên thế giới hiện tại có rất nhiều nghiên cứu về quản
trị rủi ro đã có rất nhiều, nhƣng chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về rủi ro tài
chính trong các ngân hàng. Việc nghiên cứu về quản trị rủi ro trong ngành xây
dựng (hiếm) chủ yếu mới là những nghiên cứu nƣớc ngoài, nghiên cứu Việt
Nam về vấn đề này còn rất ít và chƣa đƣợc xét nhiều khía cạnh khác nhau.
- Những nghiên cứu về quản trị rủi ro đa số đƣợc thực hiện ở cấp độ
tác nghiệp, lý thuyết chứ ít thấy những nghiên cứu ở cấp độ giải pháp.
- Trong các nghiên cứu trƣớc đây việc nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi
ro dƣới góc độ đảm bảo an ninh doanh nghiệp còn chƣa thấy đƣợc đề cập.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào nội dung nghiên cứu nhƣ trên, tác giả có đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu nhƣ sau:
- Rủi ro doanh nghiệp thƣờng gặp phải trong thƣơng mại và thi công
xây dựng ?
- Việc đo lƣờng giá trị của rủi ro nhƣ thế nào ?
- Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà nên sử dụng những giả
pháp quản trị rủi ro nào để đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: đƣa ra một số giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm
bảo an ninh doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan nghiên cứu về quản trị rủi ro, quản trị rủi ro trong thƣơng
mại và thi công xây dựng.

8


- Xác lập cơ cở lý luận về quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh
nghiệp trong thƣơng mại và thi công xây dựng.
- Xác định các căn cứ đƣa ra giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo
an ninh DN cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà.
- Đề xuất và lựa chọn giải pháp nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp
cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh
doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: nghiên cứu một số giải pháp quản trị rủi ro ở cấp độ

doanh nghiệp, ko nghiên cứu ở cấp độ ngành hay quốc gia. Mục đích của các
giải pháp quản trị rủi ro là nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp, các mục tiêu
khác nhƣ thị phần, sự hài lòng của nhân viên/khách hàng, lợi nhuận, đƣợc coi
là mục tiêu tham chiếu cho mục tiêu chính là đảm bảo an ninh doanh nghiệp.
Phạm vi không gian: tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà
Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng của Bảo Hà trong giai đoạn
2015-2017, dữ liệu khảo sát vào năm 2018, giải pháp tới năm 2022 và định
hƣớng tới năm 2030.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu bằng phƣơng pháp thu thập dữ
liệu tại bàn. Các nguồn dữ liệu này bao gồm:
(1) Các lý thuyết nền tảng liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhƣ QTRR,
rủi ro trong xây dựng…;

9


(2) Các nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế về chủ đề này
(3) Các tài liệu hội thảo, bài báo trong và ngoài nƣớc.
Việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp sẽ giúp tác giả xây dựng đƣợc mô hình
nghiên cứu và phát triển đƣợc các giả thuyết nghiên cứu về quản trị rủi ro, rủi
ro trong doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng, làm căn cứ cho việc kiểm định tại
chƣơng thực trạng và đề xuất các giải pháp.
6.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
a/ Bằng phiếu khảo sát
Để kiểm định các giả thuyết nêu ra từ mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ
thiết kế và phát một phiếu hỏi định lƣợng tới các đối tƣợng khảo sát. Phiếu
khảo sát sẽ bao gồm các thông tin chung về nghiên cứu, các câu hỏi xoay

quanh vấn đề giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh nghiệp
theo những căn cứ nghiên cứu đã đề xuất, và những nội dung thu thập thêm từ
ngƣời trả lời.
Thang đo: Thang Likert từ 1 đến 5 sẽ đƣợc sử dụng cho đa số các câu
hỏi trong phiếu hỏi định lƣợng với 5 tƣơng ứng với mức ―cao nhất‖ và 1
tƣơng ứng với mức ―thấp nhất”.
Đối tượng khảo sát: sẽ là ban lãnh, cán bộ nhân viên của BẢO HÀ. Số
lƣợng phiếu dự kiến sẽ phát ra tầm 150 phiếu và thu về từ 70-100 phiếu với tỷ
lệ phiếu hợp lệ tầm 50-80 phiếu.
Thiết kế phiếu điều tra: Phiếu điều tra đƣợc thiết kế cho phù hợp với
các mục tiêu của luận văn và khung lý thuyết một cách ngắn gọn, rõ ràng. Qui
trình thiết kế nhƣ sau:
- Dựa vào mục tiêu và khung lý thuyết nghiên cứu để xác định các
thông tin cần: các nhân tố, biến số và các thƣớc đo;
- Xác định loại câu hỏi;
- Xác định nội dung của từng câu hỏi;

10


- Xác định từ ngữ sử dụng cho từng câu hỏi;
- Xác định tính logic cho các câu hỏi;
- Dự thảo phiếu điều tra;
- Tổ chức seminar tại bộ môn về bảng hỏi để chỉnh sửa;
- Nộp phiếu điều tra cho giảng viên hƣớng dẫn;
- Giảng viên hƣớng dẫn kiểm tra, chuẩn chỉnh lại và đồng ý cho triển
khai điều tra;
Nội dung cơ bản của phiếu điều tra:
- Giới thiệu về đề tài: tên tác giả, tên đề tài, nội dung chính cần khảo sát.
- Giải thích từ ngữ cần thiết cho điều tra: khái niệm chiến lƣợc, xây

dựng chiến lƣợc; rủi ro, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro xây dựng; an ninh, an
ninh DN.
- Đánh giá giá trị của từng loại rủi ro đang tồn tại trong BẢO HÀ theo
02 tiêu chí là tần suất xảy ra và mức độ ảnh hƣởng
- Thông tin cá nhân của khách hàng: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập bình quân/tháng, tần suất sử dụng IB nói chung và IB của BIDV Thăng
Long nói riêng.
b/ Khảo sát thử và tƣ vấn chuyên gia
Trƣớc khi đƣợc phát rộng rãi tới mẫu khảo sát, tác giả sẽ phát phiếu tới
05 ngƣời trả lời phiếu, để đánh giá sơ bộ xem các câu hỏi đặt ra có dễ hiểu
không, cần bổ sung hoặc loại bổ những câu hỏi nào. Đồng thời tác giả cũng sẽ
gửi phiếu hỏi cho các chuyên gia, giảng viên về quản trị để tham vấn và hoàn
thiện phiếu khảo sát.
6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phƣơng pháp định lƣợng: Tác giả sẽ sử dụng phần mềm excel để phân
tích các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Mục đích của phân tích định lƣợng là xác
định đƣợc giá trị của từng rủi ro hiện có trong công ty BẢO HÀ. Từ đó, căn

11


cứ vào mô hình lựa chọn chiến lƣợc quản trị rủi ro để tác giả đƣa ra đề xuất
phù hợp cho công tác quản trị rủi ro của BẢO HÀ.
Phƣơng pháp định tính: song song với phƣơng pháp định lƣợng, luận
văn cũng sử dụng những phƣơng pháp định tính nhƣ so sánh, phân tích, đánh
giá nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; phần nội
dung của luận văn đƣợc chia thành 03 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh doanh

nghiệp xây dựng.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh
doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà.
- Chƣơng 3: Giải pháp quản trị rủi ro nhằm đảm bảo an ninh cho Công
ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Bảo Hà.

12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ RỦI RO NHẰM ĐẢM BẢO
AN NINH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Rủi ro
Đối với một tổ chức, doanh nghiệp thì rủi ro đƣợc hiểu là bất kỳ sự kiện
hay hành động nào đó có thể tác động hoặc ngăn cản doanh nghiệp trong việc
đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra (Hoàng Đình Phi, 2015). Trong các nghiên cứu
về rủi ro trong doanh nghiệp cho đến nay chƣa có đƣợc định nghĩa thống nhất về
rủi ro. Những trƣờng phái khác nhau, các tác giả khác nhau đƣa ra những định
nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhƣng
tập trung lại có thể chia thành hai trƣờng phái lớn: Trƣờng phái truyền thống rủi
ro đƣợc xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó đƣợc
xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài
sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn
đƣợc hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản
xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp. Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn
có thể xảy ra cho con ngƣời. Theo trƣờng phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc
có thể đo lƣờng đƣợc, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có
thể mang đến những tổn thất mất mát cho con ngƣời nhƣng cũng có thể mang lại

những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, ngƣời ta có thể tìm
ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những
cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tƣơng lai.
Trong nghiên cứu của luận văn này, tác giả đƣa ra quan điểm của riêng
mình “Rủi ro là những sự kiện ngoài mong đợi và thường gắn liền với tổn

13


thất”. Tuy nhiên, tác giả cũng có đồng ý rằng, con ngƣời, bằng nhận thức,
kinh nghiệm của mình có thể đo lƣờng, đánh giá và kiểm soát từ đó biến rủi
ro thành cơ may cho doanh nghiệp.
Cũng theo tác giả Hoàng Đình Phi (2015), rủi ro có thể phân thành
những loại nhƣ sau:
(1) Phân loại theo lĩnh vực:
- Chính trị, luật pháp, chính sách, văn hóa, kinh tế, văn hóa, ngân hàng ,
kinh doanh, tài chính, …
- Các rủi ro do môi trƣờng thiên nhiên…
(2) Phân loại theo cấp độ: Rủi ro mức độ từ thấp đến cao.
- Có thể phân loại và thể hiện theo màu sắc: từ màu vàng đến màu cam
và màu đỏ. Thang màu sử dụng: Trung bình (màu vàng); Cao (màu cam); Rất
cao (màu đỏ)
- Có thể đánh giá theo thang điểm từ thấp đến cao: 1-10
(3) Phân loại theo các chức năng quản trị của doanh nghiệp hay tổ chức:
- Các rủi ro về , tài chính, chiến lƣợc, nguồn nhân lực, marketing, bán
hàng, công nghệ, sản xuất, …
- Các rủi ro từ nội bộ bên tronlg, từ môi trƣờng bên ngoài, các rủi ro từ
ngành công nghiệp, …
1.1.1.1. Rủi ro trong doanh nghiệp kinh doanh và thi công xây dựng
Các dấu hiệu rủi ro, đôi khi đƣợc gọi là ngòi nổ, thƣờng là dấu hiệu

gián tiếp của các rủi ro thực. Trong lĩnh vực quản lý dự án, một sự bất trắc
cao thƣờng đƣợc xem là nguồn gốc phát sinh của rủi ro, đó là sự bất trắc vể
tiến độ, về chi phí, về công nghệ. Rủi ro có mặt trong hầu hết các dự án, đặc
biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Các dấu hiệu rủi ro chính gồm:
Những thay đổi mang tính ngẫu nhiên của kết quả hoạt động của các
bộ phận hoặc các hệ thống con;

14


Dữ liệu không chính xác hoặc không đầy đủ và thiếu khả năng dự
báo ở mức độ thoả mãn do chƣa trải qua kinh nghiệm tƣơng tự.
Phân loại rủi ro
(1) Theo bản chất:
a) Các rủi ro tự nhiên: Trong dự án xây dựng các rủi ro tự nhiên thƣờng
liên quan đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, địa điểm cung cấp
cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm của dự án. Các nhân tố về địa chất công trình, khí
tƣợng thủy văn là phổ biến. Các rủi ro tự nhiên đối với dự án xây dựng công
trình xảy ra ở ba giai đoạn của quá trình xây dựng:
– Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: các rủi ro thể hiện ở chỗ các số liệu
điều tra, thăm dò, dự báo đối với dự án không chính xác;
– Giai đoạn thực hiện xây dựng: các rủi ro tự nhiên có thể làm hƣ
hỏng công trình, gián đoạn quá trình tổ chức xây dựng;
– Giai đoạn kết thúc, đƣa công trình vào sản xuất, sử dụng: các rủi ro
tự nhiên có thể làm hƣ hỏng công trình, thiết bị máy móc, đổ vỡ công trình đã
xây dựng xong, làm gián đoạn các khâu cung cấp, vận hành và tiêu thụ sản
phẩm, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm…
b)

Các rủi ro về công nghệ và tổ chức


– Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ: các rủi ro này thể hiện ớ việc chọn sai
phƣơng án công nghệ và tố chức khi xây dựng công trình;
– Giai đoạn thực hiện đấu tƣ: các rủi ro này thể hiện nhƣ hỏng hóc
máy móc xây dựng do độ bền và độ tin cậy của máy móc không đảm bảo, do
sử dụng máy móc và công nghệ thiếu an toàn, do phƣơng án tổ chức xây dựng
không hợp lý…;
– Giai đoạn kết thúc, dƣa công trình vào sản xuất, sử dụng: đó là các
sự cố do công nghệ và các thiết bị máy móc cùa công trình thiếu độ vững
chắc, an toàn cần thiết; do sai lầm của phƣơng án tổ chức cung cấp, vận hành
và tiêu thụ.
15


×