Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các tiểu dự án ADB5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Hạ

i


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy cô Trường Đại học Thủy lợi trong suốt thời gian
vừa qua đã giảng dạy và trang bị thêm những kiến thức cần thiết về các vấn đề kinh tế
- kỹ thuật, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình cho học viên hoàn thiện kiến thức hơn và
nâng cao trình độ chuyên môn.
Đặc biệt, Học viên xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ học viên tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian học tập và nghiên cứu còn hạn chế nên
luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và độc giả.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2017


Tác giả

Nguyễn Thế Hạ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1

2.

Mục đích của đề tài..................................................................................................2

3.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3


5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................3

6.

Dự kiến kết quả đạt được: .......................................................................................4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG
VỐN VAY ODA TẠI BẮC NINH .................................................................................5
1.1

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh ..................................5

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................5
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội....................................................................................16
1.2 Tình trạng quản lý chất lượng xây dựng các công trình thủy lợi sử dụng vốn
ODA của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2011 đến nay..............................................................26
1.2.1 Khái quát về tình hình quản lý chất lượng xây dựng công trình trong lĩnh vực
thủy lợi từ nguồn vốn ODA ...........................................................................................26
1.2.2 Đặc điểm khác biệt giữa vốn vay ODA với vốn ngân sách trong đầu tư xây
dựng công trình. .............................................................................................................30
1.3 Những tồn tại trong việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi từ nguồn vốn vay của ADB trong
các giai đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................................32
1.3.1 Những tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ...................................................32
1.3.2 Những tồn tại trong giai đoạn thực hiện đầu tư ..................................................33
1.3.3 Những tồn tại trong giai đoạn kết thúc xây dựng ...............................................35

1.4

Nguyên nhân của những tồn tại ..........................................................................36

1.4.1 Nguyên nhân về trình độ quản lý........................................................................36
iii


1.4.2 Nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý .................................................... 36
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 37
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN
VAY ODA
............................................................................................................ 38
2.1

Các cơ sở pháp lý trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ....... 38

2.1.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ................ 38
2.1.2 Công tác Quản lý chất lượng công trình xây dựng và các giai đoạn quản lý chất
lượng công trình xây dựng ............................................................................................ 40
2.2 Nội dung và yêu cầu chính về quản lý chất lượng công trình xây dựng ở các giai
đoạn của dự án ............................................................................................................... 45
2.2.1 Nội dung và yêu cầu chính về công tác quản lý chất lượng xây dựng ............... 45
2.2.2 Yêu cầu chính về công tác quản lý chất lượng xây dựng ................................... 47
2.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn
ODA ở Bắc Ninh ........................................................................................................... 55
2.3.1 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư xây
dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ............................................................................ 55

2.3.2 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư xây
dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư .......................................................................... 56
2.3.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư xây
dựng trong giai đoạn kết thúc xây dựng ........................................................................ 57
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRẠM
BƠM PHÚ MỸ ............................................................................................................ 62
3.1

Tổng quan về công trình xây dựng trạm bơm Phú Mỹ ...................................... 62

3.1.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư xây dựng công trình trạm bơm Phú Mỹ ....... 62
3.1.2 Công tác quản lý chất lượng công trình và những tồn tại trong công tác quản lý
chất lượng công trình trạm bơm Phú Mỹ ...................................................................... 67
3.2 Đề xuất những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công
trình xây dựng trạm bơm Phú Mỹ ................................................................................. 78
3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán công trình ........ 78
3.2.2 Chấn chỉnh và đổi mới công tác đấu thầu .......................................................... 80
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra , thanh tra, giám sát công tác quản lý chất lượng
công trình các dự án đầu tư xây dựng ........................................................................... 82
iv


3.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm công tác quản lý .....83
Kết luận chương 3 .........................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................93
1.

Kết luận ...............................................................................................................93


2.

Kiến nghị ............................................................................................................94

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................95

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh ................................................................................. 6
Hình 1.2Thi công cừ thép, đào móng trạm bơm Phú Mỹ ............................................. 34
Hình 2.1Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng ................................................ 42
Hình 3.1 Vị trí dự án trạm bơm Phú Mỹ, Thuận Thành, Bắc Ninh .............................. 63
Hình 3.2Mặt bằng tổng thể khu đầu mối trạm bơm Phú Mỹ ........................................ 64
Hình 3.3 Cắt dọc nhà trạm bơm .................................................................................... 65
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức quản lý các tiểu dự án ADB5 .................................................. 67
Hình 3.5Sơ đồ tổ chức quản lý dự án cáctiểu dự án trạm bơm Phú Mỹ ....................... 68
Hình 3.6Tiêu nước và đào móng nhà trạm bơm ........................................................... 71
Hình 3.7Sơ đồ tổ chức quản lý thi công của nhà thầu thi công .................................... 72
Hình 3.8 Trình tự giám sát công trình xây dựng ........................................................... 73
Hình 3.9 Trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung phát sinh .............................................. 74

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc .............................................7
Bảng 1.2Số giờ nắng các tháng tại trạm quan trắc ............................................................7

Bảng 1.3 Lượng mưa các tháng tại trạm quan trắc ...........................................................8
Bảng 1.4 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng tại trạm quan trắc ...............................8
Bảng 1.5Lượng bốc hơi các tháng tại trạm quan trắc .......................................................9
Bảng 1.6Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm thủy văn....................................................9
Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2015...........................................14

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTXD:

Đầu tư xây dựng

CTXD:

Công trình xây dựng

CLCTXD:

Chất lượng công trình xây dựng

XDCT:

Xây dựng công trình

QLCL CTXD:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng


CLCT:

Chất lượng công trình

QLNN:

Quản lý Nhà nước

CQQLNN:

Cơ quan Quản lý Nhà nước

HMCT:

Hạng mục công trình

TVGS:

Tư vấn giám sát

CĐT:

Chủ đầu tư

QLDA:

Quản lý dự án

CPO:


Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi

NN:

Nhà nước

QĐ:

Quyết định

HĐXD:

Hoạt động xây dựng

TVQLCP:

Tư vấn quản lý chi phí

TW:

Trung ương

CLSP:

Chất lượng sản phẩm

QLCP:

Quản lý chi phí


QLCPĐT:

Quản lý chi phí đầu tư

viii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được triển khaingày một nhiều,
số lượng các công trình ở mọi quy mô ngày một tăng. Hàng năm có nhiều dự án đầu tư
xây dựng công trình được triển khai.Trình độquản lý các chủ đầu tư cũng như trình độ
chuyên môn của các nhà thầu trongthiết kếvà thi công được nâng lên một bước đáng
kể.Hầu hết các công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trongthời gian
qua đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy mô, công suất,công năng sử dụng
theo thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong vậnhành và đã phát huy được
hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những bước pháttriển trên, trong hoạt động xây dựng vẫn còn vấn
đề về chất lượng đáng đểchúng ta quan tâm, nhiều công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng
thì vẫn còn cónhững công trình chất lượng chưa đạt yêu cầu. Một trong những nguyên
nhânchính dẫn đến tình trạng này là buông lỏng khâu quản lý. Vấn đề chất lượngbị ảnh
hưởng từ khâu làm thủ tục trong lập dự án, lựa chọn nhà thầu đến các
công việc như: Cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp xây dựng, tổ chức kiểm
tra hệ thống quản lý chất lượng của các nhà thầu và các tổ chức liên quan
trong suốt thời gian xây dựng công trình.
Bắc Ninh là một trong những địa phương được sự quan tâm của của Nhà nước về vấn
đề đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi phục vụ

công tác tưới tiêu trên địa bàn tỉnh. Thời gian gần đây có nhiều nguồn vốn được đầu tư
xây dựng các dự án thủy lợi, trong đó có nguồn vốn vay ODA từ các tổ chức nước
ngoài
Từ năm 2011 đến nay, Bắc Ninh được tài trợ một khoản vay do Ngân hàng Châu
á(ADB) và cơ quan phát triển Pháp(AFD) thực hiện cho dự án “Tăng cường quản lý
thủy lợi và Cải tạo các hệ thống thủy nông” do Chính phủ Việt nam đứng vay và cơ
quan chủ quản dự án là Bộ Nông nghiệp&PTNT thực hiện.

1


Để nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, đặc
biệt là các dự án có nguồn vốn vay từ các tổ chức nước ngoài(ODA) cần đặc biệt quan
tâm đến công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án ở tất cả
các khâu. Vì vậy, tác giả luận văn chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng các tiểu dự án ADB5, tỉnh Bắc Ninh”

2.

Mục đích của đề tài

Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các tiểu
dự án ADB5 trên địa bản tỉnh Bắc Ninh. Ứng dụng cho một dự án ở giai đoạn thực
hiện dự án.

3.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận:

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên một số cách tiếp cận
như sau:
- Tiếp cận qua thực tế quản lý chất lượng các công trình đã xây dựng;
- Tiếp cận qua các nghiên cứu, hệ thống tiêu chuẩn qui phạm, các qui đinh của pháp
luật;
- Tiếp cận các dự án nguồn vốn ODA và các thông tin khác.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp chuyên gia.

2


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án
đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo và xây mới công trình thủy lợi.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Quản lý chất lượng công trình xây dựng các dự án đầu tư xây dựng công trình, trọng
tâm là chất lượng thi công và nghiệm thu công trình thuộc các tiểu dự án ADB5 tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn từ 2011 đến nay.

5.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học:
Luận văn phân tích một số cơ sở khoa học trong quản lý chất lượng xây dựng công
trình, góp phần hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công
trình.
Ý nghĩa thực tiễn:
Hiện nay công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng còn nhiều bất cập, lỗ hổng
dẫn đến chất lượng công trình còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đề xuất
được giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ giúp cho
việc quản lý chất lượng được thuận lợi, dễ dàng và có hiệu quả hơn cho các công trình
đang và sẽ xây dựng trên địa bàn tỉnh.

3


6.

Dự kiến kết quả đạt được:

Tổng quan và phân tích đánh giá tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng các
dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn vay nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh;
Phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn về vốn vay nước ngoài trong đầu tư xây dựng
công trình. Những thành công và tồn tại về quản chất lượng các dự án ADB5;
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các tiểu
dự án ADB5 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng cho tiểu dự án trạm bơm Phú Mỹ,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.


4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI SỬ DỤNG VỐN VAY ODA TẠI BẮC
NINH
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, toàn tỉnh có diện tích tự
nhiên 822,71km2 bao gồm 8 đơn vị hành chính là thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn
và 6 huyện: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình;
trung tâm tỉnh cách Hà Nội 30 km.
- Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội;
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây giáp với thủ đô Hà Nội.
Toàn tỉnh có toạ độ địa lý: Từ 20057’51” đến 21015’50” vĩ độ Bắc.
Từ 105054’14” đến 106018’28” kinh độ Đông.
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng
phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện
qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ
chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện
tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp
trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi
chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân
bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ
cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao


5


171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du)
cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.

Hình 1.1Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh
1.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo
Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi,
một số vùng xen kẹp các đồi bát úp. Nhìn tổng thể toàn tỉnh có hướng dốc từ Tây Bắc
xuống Đông Nam được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông
Thái Bình.
Bắc Ninh là tỉnh nằm ở ranh giới giữa đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc Việt
Nam. Diện tích đồng bằng chiếm 96,3% tổng diện tích, có độ cao tuyệt đối 3÷7m, xu
thế thấp dần về phía Đông, Đông Nam tạo nên các vùng trũng ở các huyện Gia Bình
và Lương Tài.
Các núi thấp và đồi có độ cao nhỏ hơn 200m nằm rải rác ở phần phía Bắc, Đông của
thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ, phía Đông Nam huyện Tiên Du và phía Đông

6


Bắc của huyện Gia Bình với tổng diện tích khoảng gần 30km2, chiếm 3,7% tổng diện
tích toàn vùng.
1.1.1.3 Đặc điểm khí tượng, khí hậu
Bắc Ninh mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, có sự phân hóa khí hậu theo hai mùa chính và hai mùa chuyển tiếp. Mùa hè
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới lục địa đã biến
tính nhiều trong quá trình di chuyển song vẫn còn khá lạnh.

- Nhiệt độ không khí:
Nằm trong vùng nhiệt đới, Bắc Ninh quanh năm được tiếp nhận một lượng bức xạ rất
dồi dào trên nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt 24,9oC (tính
trung bình theo Niên giám thống kê 2015). Tháng 1, 2, 12 là tháng lạnh nhất có nhiệt
độ tương ứng là 17,3oC; 18,9oC; 17,9oC. Tháng 6 là tháng nóng nhất nhiệt độ trung
bình 30,2oC.
Bảng 1.1Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

Nhiệt
độ (oC)

17,3

18,9

21,3

24,8

29,8

30,2

29,7

29,6

28,2

26,4

24,1

17,9


Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2015 [1]
- Nắng:
Tổng số giờ nắng trong năm 2011-2015 dao động từ 1256,3 ÷ 1429,7 giờ; tháng có
nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng 5, 6; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 1.
Bảng 1.2Số giờ nắng các tháng tại trạm quan trắc
Tháng

1

2

Giờ

12,7 40,5

3

4

33,7 132,4

5

6

7

8

221,4


209,6

153 177,2

9

10

134 179,5

11

12

87,2 48,5

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2015 [1]
7


- Lượng mưa:
Lượng mưa hàng năm ở tỉnh khá cao nhưng phân bố không đều trong năm và qua các
năm. Tổng lượng mưa năm 2015 là 2.159,6mm, dao động khoảng từ 16,3 - 513,9mm.
Tháng 9 có lượng mưa cao nhất và tháng 4 có lượng mưa thấp nhất.
Bảng 1.3 Lượng mưa các tháng tại trạm quan trắc
Tháng

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng
mưa

34 20,5 57,7 16,3 234,2 366,2 310,1 315,7

513,9 55,3 181,3 54,4

(mm)


Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2015 [1]
- Độ ẩm không khí:
Tỉnh Bắc Ninh chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu biển nên có độ ẩm tương đối lớn. Độ
ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm thường lớn hơn 73%, độ ẩm tương đối
cao nhất trung bình khoảng 77 - 90% nằm rải rác ở các tháng trong năm.
Bảng 1.4 Độ ẩm tương đối trung bình các tháng tại trạm quan trắc
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

Cả năm

Độ ẩm (%)

81

85

90

80

81

80

77

81

85

77

83

81


81,8

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2015 [1]
- Lượng bốc hơi:
Khả năng bốc hơi trên lưu vực phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ không khí,
nắng, gió, độ ẩm, mặt đệm…Tỉnh Bắc Ninh có nền nhiệt độ khá cao kết hợp với tốc độ
gió cũng tương đối lớn nên lượng bốc hơi ở đây tương đối cao, trung bình nhiều năm
từ 950 đến 990 mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất quan trắc được là 1.348mm năm
2003 tại trạm Bắc Ninh, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 2 đến tháng 4 với lượng bốc
hơi khoảng 50 ÷ 70 mm/tháng.

8


Bảng 1.5Lượng bốc hơi các tháng tại trạm quan trắc
2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

Năm

Tháng

1

Lượng
bốc
hơi
(mm)

70,8 57,0 57,9 64,2 91,9 94,1 97,1 80,8 82,5 87,1 85,8 81,3 950,6

Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 [2]
- Gió, bão:
Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa đông
hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình của tỉnh vào
khoảng 1,5 – 2,5 m/s. Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được tại trạm Bắc Ninh là 28 m/s.
Bảng 1.6Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm thủy văn
Tháng
Tốc độ
gió (m/s)


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

2,0

2,2


2,1

2,2

2,1

2,1

2,3

1,7

1,6

1,7

1,7

1,9

2,0

Nguồn: Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 [2]
1.1.1.4 Đặc điểm nguồn nước sông, hồ
Bắc Ninh có mạng lưới sông khá dày đặc, mật độ lưới sông từ 1,8 ÷ 2,0 km/km2, được
đánh giá vào loại cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng (mật độ lưới sông của đồng
bằng sông Hồng là 1,5 km/km2). Hệ thống sông của tỉnh có thể được chia làm các
nhóm chính như sau:
* Các sông lớn chỉ chảy qua địa phận tỉnh (điểm đầu và điểm kết thúc không thuộc địa

bàn tỉnh): sông Thái Bình;
* Các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa phận tỉnh sau đó đổ ra sông Thái
Bình: Sông Cầu, sông Đuống và sông Bùi;
* Các sông bắt nguồn từ bên ngoài chảy qua địa phận tỉnh sau đó đổ ra sông Cầu: sông
Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê;
9


* Các sông ngòi nội địa bắt nguồn từ các sông lớn trong tỉnh: Ngòi Tào Khê, sông
Dâu, sông Đông Côi - Ngụ, sông Đồng Khởi...Đặc điểm các sông như sau:
- Sông Cầu:
Dòng chính sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi Vạn On ở độ cao 1.175m thuộc Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Cạn. Chiều dài sông tính tới Phả Lại là 290km, diện tích lưu vực 6.030km2.
Nếu tính các phụ lưu có chiều dài từ 10km trở lên thì từ thượng nguồn về đến chỗ
nhập lưu của sông Thương với sông Cầu có tất cả 27 phụ lưu, trong đó chỉ có khoảng
4-5 phụ lưu lớn có diện tích lưu vực từ vài trăm đến trên 1000km2 còn lại là những phụ
lưu nhỏ.
Sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh dài khoảng 69km, là nguồn cung cấp nước tưới,
nước sinh hoạt và cũng là nơi nhận nước tiêu cho vùng phía Bắc tỉnh Bắc Ninh và các
tỉnh khác thuộc lưu vực.
- Sông Đuống:
Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, chiều dài 67km, bắt nguồn từ làng Xuân
Canh, chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ vào sông Thái Bình tại xã Cao Đức H. Gia Bình hai bờ có đê bao khá vững chắc. Đoạn đầu sông Đuống chỉ rộng 200 300m, đoạn cuối mở rộng dần từ 1.000 – 2.500m. Đoạn sông Đuống chảy qua địa
phận tỉnh Bắc Ninh dài 42km. Hàng năm sông Đuống chuyển tải từ sông Hồng sang
sông Thái Bình một lượng nước khá lớn, ước tính khoảng 29 tỷ m3 nước, tương ứng
25,7% tổng lượng nước của sông Hồng tính đến Sơn Tây, vì vậy nó đã ảnh hưởng rất
lớn tới chế độ dòng chảy ở hạ du sông Thái Bình.
- Sông Thái Bình:
Là con sông lớn ở miền Bắc nước ta, thượng du sông Thái Bình bao gồm lưu vực sông
Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Tổng diện tích lưu vực tính đến Phả lại là

12.080km2. Xuống dưới Phả Lại chừng vài km sông hợp lưu với sông Đuống tạo thành
dòng chính sông Thái Bình. Sông Thái Bình dài 385km, đoạn chảy qua Bắc Ninh dài
16km. Sông Thái Bình có đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc nhỏ, bị bồi lấp nhiều nên

10


đáy sông nông, việc thoát lũ chậm làm mực nước sông dâng cao và kéo dài nhiều ngày
nên lũ sông thường xuyên đe doạ các vùng ven sông trong đó có khoảng 16km thuộc
tỉnh Bắc Ninh. Việc tiêu thoát nước ra sông trong mùa lũ cũng gặp nhiều trở ngại,
phần lớn phải bơm tiêu động lực.
Theo tài liệu thực đo mực nước lũ lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại ngày
22/8/1971 đạt tới 721cm tương ứng với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê đạt tới trên
5.000 m3/s.
- Sông Ngũ Huyện Khê:
Sông Ngũ Huyện Khê bắt nguồn từ đầm Vân Trì thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội dài
48,4km, chảy qua 4 huyện, thị, thành của Bắc Ninh từ P. Châu Khê – TX. Từ Sơn đến
xã Hòa Long – TP. Bắc Ninh dài 24km. Đây là con sông nhỏ nhưng lại tiếp nhận nước
thải từ các làng nghề, khu dân cư đông đúc và cũng là trục lấy nước tưới, tiêu quan
trọng của hệ thống thủy nông Bắc Đuống.
- Sông Cà Lồ:
Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Cầu bắt nguồn từ dãy núi Thằn Lằn (một nhánh
của dãy núi Tam Đảo) chảy qua các huyện Mê Linh, Sóc Sơn. Đoạn chảy qua Bắc
Ninh dài khoảng 8km từ cầu Đò Lo (Yên Phụ) và gặp dòng chính sông Cầu tại ngã ba
Lương Phúc (Tam Giang). Đây là con sông nhỏ nhưng lại tiếp nhận nước thải từ các
khu công nghiệp Xuân Hoà, Phúc Yên và các khu dân cư đông đúc và cũng là trục lấy
nước tưới, tiêu quan trọng của hệ thống thủy nông Bắc Đuống. Ngoài những hệ thống
sông lớn nói trên, trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa khá phong
phú.
- Sông Dâu:

Sông Dâu (tên gọi địa phương là Dâu – Lương Tài) bắt nguồn từ Đại Trạch, huyện
Thuận Thành đến Liễu Khê thì hợp lưu với sông Đình Dù (từ Như Quỳnh tới Liễu
Khê) thành sông Lương Tài chảy qua Văn Lâm về Cẩm Giàng rồi chảy tiếp vào sông
Tràng Kỷ, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 11km. Đây là trục tiêu tự nhiên lớn nhất
của vùng Gia - Thuận.
11


- Sông Đông Côi - Ngụ:
Sông dài 35 km nối sông Dâu từ Đại Trạch (Thuận Thành) với sông Thái Bình tại
Kênh Vàng. Đoạn chảy qua Thuận Thành được gọi là sông Đông Côi (là trục tiêu
chính của các trạm bơm Đại Đồng Thành và Nghĩa Đạo). Đoạn từ Đại Bái tới Kênh
Vàng gọi là sông Ngụ, là trục tiêu chính của trạm bơm Kênh Vàng.
- Sông Bùi:
Sông Bùi là ranh giới phía Nam của tỉnh Bắc Ninh với tỉnh Hưng Yên, sông dài
14,5km nối sông Cẩm Giàng với sông Thái Bình, đây là con sông tiêu chính của 2
huyện Gia Bình và Lương Tài.
- Ngòi Tào Khê:
Ngòi Tào Khê dài 37km, bắt nguồn từ xã Ninh Hiệp, Gia Lâm - Hà Nội chảy qua các
thị xã Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ và đổ vào sông Cầu tại Hiền Lương (Quế Võ). Ngòi
Tào Khê đoạn chảy qua địa phận Bắc Ninh từ cống Thịnh Liệt về Hiền Lương dài
30km, đoạn này có lòng rộng từ 20 ÷ 30m, cao độ đáy thay đổi từ +2,0 ÷ - 0,35m, cao
độ bờ từ +5,5 ÷ 6,0m. Nhiều đoạn hầu như không có bờ. Đây là trục tiêu chính của
trạm bơm tiêu Hiền Lương.
- Sông Đồng Khởi:
Là sông nhân tạo làm nhiệm vụ tưới, tiêu kết hợp, sông được xây dựng trong những
năm 1967 ÷ 1968, sông dài 7,6km nối sông Ngụ với sông Bùi. Sông Đồng Khởi phân
cách giữa 2 vùng cao - thấp của huyện Gia Lương cũ, làm nhiệm vụ tiêu tự chảy cho
vùng Bắc sông Ngụ tiêu về sông Bùi.
- Hồ, ao:

Bắc Ninh không có ao hồ tự nhiên lớn, song tổng diện tích ao hồ khá lớn, hầu như
huyện nào cũng có tới vài trăm ha, những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh, nhiều diện tích ao hồ trong địa bàn tỉnh bị san lấp để lấy đất xây dựng, nay
chính quyền địa phương và người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của các ao hồ

12


trong quá trình làm sạch và điều hoà nguồn nước nên diện tích ao hồ không còn bị san
lấp, xu hướng trong những năm tới diện tích ao hồ ít biến động.
Theo số liệu điều tra tháng 5/2015, tổng diện tích ao hồ của toàn tỉnh Bắc Ninh là
3.797 ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên.
Dựa vào đặc điểm, nguồn gốc có thể chia hệ thống ao hồ trên địa bàn tỉnh thành hai
dạng là ao hồ nằm trong khu dân cư và ao hồ ngoài khu dân cư.
Trong khu dân cư: Đó là các ao hồ tự nhiên đã có từ xa xưa nằm ở giữa hoặc ven các
thôn (làng). Trước kia, do chất lượng nước chưa bị ô nhiễm, các ao hồ này thường
được dùng vào mục đích sinh hoạt như tắm giặt và một số hộ sử dụng để nấu ăn. Ngày
nay, do chất lượng nước ao hồ bị ô nhiễm, người dân đã ý thức được tầm quan trọng
của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người nên các ao hồ trong
khu dân cư hầu hết không được dùng vào mục đích sinh hoạt, ngoại trừ một số ít nơi
nước ao chưa ô nhiễm nhiều như ở huyện Lương Tài thì người dân mới dùng để tắm
giặt, hầu hết các ao chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thoát nước,
diện tích các ao thường nhỏ từ 0,5 - 2,0ha, chiều sâu từ 1,5 - 2,0m, các ao nằm giữa
thôn thường được xây cố bao quanh để tạo cảnh quan môi trường sinh thái trong thôn,
đồng thời chống sự lấn chiếm của các hộ dân. Các ao hồ ven thôn thì thường không
được kiên cố bảo vệ bờ, do vậy hiện tượng lấn chiếm các ao hồ này diễn ra rất phổ
biến. Trong khoảng 5 năm về trước, diện tích các ao hồ này thu hẹp hàng năm ước tính
khoảng 5%, từ năm 2014 thì diện tích ao hồ này được giữ ổn định do các cấp chính
quyền và nhân dân đã nhận thấy tác hại của việc thu hẹp ao hồ đối với cảnh quan sinh
thái, môi trường và đã có những chính sách, biện pháp công trình hiệu quả.

Ngoài khu dân cư: Đó là các ao hồ nằm ngoài cánh đồng hoặc chạy ven theo các con
đường, nguồn gốc các ao hồ này có ở các dạng là:
- Dạng tự nhiên: có diện tích rất lớn từ 2 - 10ha gọi là các đầm, thường nằm ở giữa các
cánh đồng.
- Dạng nhân tạo: có hai loại chủ yếu sau:

13


+ Các ao hồ được hình thành từ ven các con đê, con đường khi nhân dân đào đất đắp
bờ đê và đường giao thông. Các ao hồ này thường có chiều dài lớn hơn rất nhiều so
với chiều rộng và chạy dọc theo các con đê, đường giao thông.
+ Các ao hồ được đào mới, hoặc cải tạo trong một vài năm gần đây ở các vùng đất
trũng do sự chuyển đổi mục đích sử dụng từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng
thuỷ sản.
- Các ao hồ ở các huyện chủ yếu sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản và phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, các hồ của thành phố Bắc Ninh chuyên dùng vào chứa nước thải và
điều tiết nước thải, nước mưa.
1.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Đất nông nghiệp chiếm phần lớn đất tự nhiên toàn tỉnh Bắc Ninh (60,3%), đất chưa sử
dụng chiếm tỷ lệ nhỏ (0,3%). Đất phi nông nghiệp 39,4%.
Bảng 1.7 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2015
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích toàn tỉnh


82.271,1

100

Tổng diện tích đất nông nghiệp

49.615,3

60,3

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

43.790,6

53,2

1.2

Đất lâm nghiệp

588,4

0,7

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản


5.078,9

6,2

1.4

Đất nông nghiệp khác

157,4

0.2

2

Đất phi nông nghiệp

32.440,7

39,4

2.1

Đất ở

10.183,8

12,4

2.2


Đất ở nông thôn

8.223,5

10,0

2.3

Đất ở đô thị

1.960,3

2,4

2.4

Đất chuyên dùng

16.918,6

20,6

2.5

Đất tôn giáo tín ngưỡng

337,3

0,4


TT

1

14


TT

Loại đất

2.6

Đất nghĩa trang nghĩa địa

2.7

Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

2.8
3

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

736,4

0,9


4.241,5

5,2

Đất phi nông nghiệp khác

23,1

0.03

Đất chưa sử dụng

215,1

0,3

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2015 [1]
- Tài nguyên nước:
+ Nước mặt: Với hệ thống các sông ngòi: Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình,
sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi – Ngụ, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông
Đồng Khởi...nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước
khoảng 177,5tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176tỷ m3,
được đánh giá là khá dồi dào.
+ Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm khá lớn, trung bình 400.000m3/ngày, tầng chứa
nước cách mặt đất trung bình 3 - 5m và có bề dày khoảng 40m, chất lượng nước tốt.
Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh
hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
- Tài nguyên rừng:

Bắc Ninh không có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng với 586,7ha phân bổ tập trung
ở các huyện Quế Võ, Tiên Du, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh, có thể phát triển
thành rừng cảnh quan sinh thái. Tổng trữ lượng gỗ ước tính 4.771m3.
- Tài nguyên nhân văn:
Người Bắc Ninh không chỉ giỏi làm ruộng mà còn khéo tay mang đậm nét dân gian
của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, vẽ
tranh dân gian, hoạt bát trong giao thương, buôn bán, thông minh hiếu học, đặc biệt là
những làn điệu dân ca quan họ trữ tình nổi tiếng trong và ngoài nước, đã được công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Người dân Kinh Bắc có 49 làng chơi
15


quan họ, một lối chơi văn hoá tinh tường, độc đáo, đạt tới đỉnh cao của thi ca và âm
nhạc mà chỉ người Bắc Ninh mới có.
Nơi đây được mệnh danh là vương quốc của lễ hội, chủ yếu là hội chùa, hội đền trong
đó có những lễ hội lớn, nổi tiếng cả vùng và cả nước như: hội Dâu, hội Đền Đô, hội
Lim, hội Chùa Phật Tích, đây là quê hương của vị trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị
trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử Việt Nam. Nổi tiếng với “trung
tâm phật giáo” và những ngôi chùa có quy mô to lớn, cổ kính, kiến trúc tạo tác rất
công phu, tài nghệ như chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Bút Tháp, chùa
Tiêu Sơn, Cổ Pháp...có nhiều làng nghề nghệ thuật như làng tranh Đông Hồ, làng hát
ca trù Thanh Tương, làng rối nước Đồng Ngư, Bùi Xá, Đa Hội, Tam Lư, Tấn Bào...
1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Gần một thế kỷ đã qua, Bắc Ninh - đất Kinh Bắc thủa nào vẫn là một miền đất trù phú
tiềm ẩn những điểu kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và gìn giữ những giá trị văn
hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trên chặng đường 20 năm kể từ ngày
tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thông cách mạng, năng động, sáng tạo để thực
hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội.
1.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) năm 2015 tăng 8,7% so với năm 2014. Trong đó, cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khu vực
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 5,3%; công nghiệp và xây dựng
chiếm 75,8%; dịch vụ chiếm 18,9%.
- Về Công nghiệp:
Quy mô công nghiệp tăng nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, công nghiệp hỗ trợ đã
hình thành, công nghiệp là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng nhanh thu ngân
sách, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các khu, cụm công nghiệp và
cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch, tiếp tục phát triển, trở thành động lực
phát triển kinh tế, có 9/15 khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã đi vào hoạt động, tỷ lệ
lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 79,66%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt
16


718.903 tỷ đồng, gấp 2,96 lần so với năm 2011. Thành phần tham gia vào sản xuất
công nghiệp có thay đổi đáng kể; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh
chiếm tỷ trọng lớn, trên 89,4% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; hình thành các
sản phẩm chủ lực là điện tử, công nghệ cao, chế biến tăng nhanh do thu hút đầu tư các
tập đoàn lớn đi vào sản xuất như: Samsung, Cannon, Microsoft, ABB, Pepsico...
- Về Nông nghiệp:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng
với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh đã quan tâm chú trọng đầu tư
phát triển nông nghiệp, nông thôn, tích cực nghiên cứu, tăng cường ứng dụng tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, bảo
quản và chế biến, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, giá trị
kinh tế cao được đưa vào sản xuất, bước đầu hình thành nông nghiệp đô thị, doanh
nghiệp nông nghiệp và liên kết sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp,
nâng cao thu nhập. Trong trồng trọt đã hình thành một số vùng chuyên canh rau, hoa,
cây ăn quả…có giá trị kinh tế cao, an toàn, mô hình VAC và trang trại tiếp tục phát
huy hiệu quả, phát triển chăn nuôi mô hình trang trại tập trung quy mô công nghiệp, ổn

định diện tích, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh. Đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng nhanh giá trị chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 8997,0 tỷ đồng.
Trong đó trồng trọt đạt 3.924,5 tỷ đồng chiếm 43,6% giá trị sản xuất nông nghiệp
trong cả năm, chăn nuôi đạt 4.315,6 tỷ đồng chiếm khoảng 48% giá trị sản xuất nông
nghiệp trong cả năm. Còn lại 8,4% là dịch vụ khác (năm 2014 tỷ lệ tương ứng là:
45,4%-46,6%-8,2%).
- Về Thương mại và du lịch:
Thương mại, dịch vụ có tiến bộ, xuất nhập khẩu có bước đột phá: Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 là 39.425 tỷ đồng. Hệ thống chợ
nông thôn và trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn được đầu tư, xây dựng, mở rộng
cả về số lượng và chất lượng, nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện, hệ thống
hạ tầng, hậu cần, thương mại đầu tư lớn quy mô cấp vùng, hệ thống kho ngoại quan,

17


×