Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Người chị mẫu mực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.15 KB, 3 trang )

Người chị cả mẫu mực
Chị là một trong số không nhiều cán bộ giáo viên bậc học mầm non của tỉnh Bắc
Ninh vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Quá trình 20 năm công
tác, thay đổi nhiều môi trường làm việc khác nhau và ở đâu cũng đầy những khó khăn
thách thức, chị thực sự giống như một cây xanh ngày càng trưởng thành xanh tốt nhờ cái rễ
bám rất sâu, rất chắc là tài năng, tri thức, tinh thần dám làm dám chịu và lòng yêu nghề vô
tận. Chị là Nhà giáo ưu tú, đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, hiệu trưởng Trường mầm non
Hoa Hồng (thành phố Bắc Ninh) Nguyễn Thị Bảy.
Trở thành một giáo viên mầm non cho lớp mẫu giáo của phường Thị Cầu khi mới
17 tuổi. Hai năm là giáo viên mầm non không được đào tạo chuyên môn, hơn ai hết chị
biết rằng mình chỉ có thể thành công với nghề khi được đào tạo một cách bài bản. Với ý
nghĩ ấy, chị đã thi vào trường sư phạm mẫu giáo tỉnh Hà Bắc (cũ). Một năm ra trường, lại
đúng lúc Trường Trường sư phạm mẫu giáo Trung ương I (đặt tại Phủ Lý, Hà Nam) có đợt
tuyển, chị quyết định học tiếp và thi đỗ vào trường sau khi vượt qua đợt sơ tuyển của tỉnh.
Tốt nghiệp Trường sư phạm mẫu giáo Trung ương I với tấm bằng trung cấp trong
tay, chị được phân về trường mẫu giáo Thọ Xương (thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc cũ) với
một nhiệm vụ nặng nề: vực phong trào của trường từ trường yếu thành một trường khá
trong tỉnh. Với một cô giáo trẻ vừa mới ra trường thì đó thực sự là một thử thách lớn. Khi
đoàn kiểm tra của Sở đến trường và góp ý: Lãnh đạo đưa trung cấp về là để vực phong trào
của trường lên nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được, chị đã bật khóc trước lời nhận xét
cũng là khiển trách thẳng thắn đó. Tuy nhiên, chị cũng bắt đầu trưởng thành hơn từ sau
giọt nước mắt ấy.
Sang năm thứ 2 của đời dạy học cũng là năm đánh dấu thành công bước đầu của
một giáo viên, một lãnh đạo giầu năng lực trong tương lai. Năm đó, chị Bảy được giao
nhiệm vụ tổ chức chuyên đề dạy thể dục làm mẫu cho toàn tỉnh. Cô giáo trẻ đã gây bất ngờ
lớn với tiết dạy thành công ngoài mong đợi. Cùng năm đó, chị Bảy mang về giải xuất sắc
trong cuộc thi giáo viên giỏi cấp thị xã rồi cấp tỉnh và tiếp tục 3 năm sau đó, chị liên tục
đạt giáo viên xuất sắc.
NSUT Nguyễn Thị Bảy (người mặc áo dài đỏ) trong Lễ đón nhận trường
chuẩn quốc gia
Trong 5 năm dạy học ở Thọ Xương, mặc dù trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề nhưng bốn


năm liền chị Bảy được trưng tập đi chấm thi giáo viên dạy giỏi với 3 năm làm chủ tịch Hội
đồng chấm thi giáo viên giỏi cấp tỉnh. Điều đó thật đáng tự hào, đáng khâm phục với một
giáo viên mới chỉ ngoài 20 tuổi.
Sau 5 năm khẳng định được mình tại trường mẫu giáo Thọ Xương, chị Bảy xin
chuyển về quê hương mình tại Bắc Ninh công tác. Chị còn nhớ như in lời của lãnh đạo khi
quyết định phân công chị về Trường mẫu giáo Võ Cường: Xem hồ sơ của em thì quả là rất
đẹp, rất giỏi. Nhưng, em giỏi ở Bắc Giang chắc gì đã giỏi ở Bắc Ninh. "Gáo nước lạnh"
đầu tiên khi chuyển về nơi công tác mới đó càng làm tăng thêm quyết tâm của cô giáo trẻ:
phải khẳng định mình.
Phải nói thêm, Võ Cường là một trường mới được cắt từ Tiên Sơn về thị xã Bắc
Ninh, cũng là trường mẫu giáo khó khăn nhất của Bắc Ninh khi đó. Trường có 5 điểm
trường lẻ, điểm nào cũng phải học nhờ đình, chùa hoặc trụ sở làm việc của ủy ban. Cơ sở
vật chất khó khăn thiếu thốn hết mức đã đành, nhưng thử thách lớn nhất với chị Bảy khi
được phân công về đây lại là vấn đề đội ngũ. Võ Cường vốn là vùng đất màu chuyên trồng
rau. Từ nghề này, người dân nơi đây có thể có mức thu nhập khá cao. Trong khi đó, chế độ
trả cho giáo viên khi đó là bằng thóc, lại rất thấp (6 tháng giáo viên mới được 3 tạ thóc,
việc thu thóc của phụ huynh nhiều khi chẳng dễ dàng gì) nên nhiều giáo viên đã bỏ nghề
dạy học để chuyển sang buôn rau. Thời gian đầu thực sự mệt mỏi với người nữ lãnh đạo
mới vì phải tuyển giáo viên liên tục. Không những thế, hầu hết giáo viên trong trường đều
không có trình độ, việc bồi dưỡng đội ngũ cũng là một thử thách. Thế nhưng, ngay cuối
năm học đó, Trường mẫu giáo Võ Cường đã gây bất ngờ khi đoạt giải Nhì Hội thi đồ dùng
dạy học do Phòng giáo dục tổ chức. Với một trường yếu như Võ Cường thì đó đã là một sự
bứt phá.
5 năm ở Trường mẫu giáo Võ Cường, người nữ hiệu trưởng tài năng đã vực Võ
Cường từ trường yếu nhất toàn tỉnh thành thành một trường xếp loại khá. Cô giáo Bảy đã
Khi trường Võ Cường bắt đầu ổn định chất lượng dạy học thì cũng là lúc chị Bảy bắt đầu
sứ mệnh tại một ngôi trường mới, trường mầm non Thị Đáp Cầu. Sau 1 năm về trường, chị
đã tổ chức được bán trú và nâng được gần gấp đôi số lớp. Năm 1995, chị lại được điều
động về làm hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Hồng (thành phố Bắc Ninh) và gắn bó với
ngôi trường này cho đến ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của chị, từ một trường có cơ sở vật

chất nghèo nàn, Trường mầm non Hoa Hồng trở thành một trường trọng điểm với thành
tích 10 năm liên tục đạt danh hiệu "trường tiên tiến xuất sắc" cấp tỉnh, 5 năm liền là đơn vị
dẫn đầu phong trào thi đua; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
3 năm 1998, hạng Nhì năm 2004 và được công nhận trường chuẩn thành thị giai đoạn 2002
– 2005 cùng nhiều Bằng khen – Giấy khen của UBND tỉnh và Bộ Giáo dục – Đào tạo.
Tròn 20 năm công tác, liên tục trong nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi và chiến
sĩ thi đua cấp tỉnh, là người vực phong trào giáo dục tại nhiều môi trường thử thách, thật
khó kể hết những thành tích cũng như Bằng khen, giấy khen ghi nhận những đóng góp của
chị cho sự nghiệp giáo dục. Nay, cùng với vai trò là một đại biểu của HĐND tỉnh, chị có
lại có thêm điều kiện để đóng góp tiếng nói, công sức của mình cho giáo dục mầm non tỉnh
nhà.
Nguyễn Nhung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×