Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Tiến Đạt, sinh ngày: 17/12/1988, là học viên cao học lớp
23QLXD22, chuyên ngành Quản lý xây dựng - Trường đại học Thủy lợi Hà Nội.
Xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Cường.
2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố tại
Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách
quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2017

Người viết cam kết

Nguyễn Tiến Đạt

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của PGS.TS. NGUYỄN QUANG CƯỜNG và những ý kiến về chuyên môn
quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và quản lý xây
dựng - Trường Đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của Ban Quản lý dự án, Dự án
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo
và hướng dẫn khoa học và Cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên


cứu và hoàn thành luận văn này.
Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Đạt

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
6. Kết quả dự kiến đạt được........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ............................................................................................................................. 5

1.1. Khái quát chung về dự án và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .......... 5
1.1.1.

Dự án đầu tư xây dựng công trình ............................................................................ 5

1.1.2.

Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .............................................. 10

1.2. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ....................... 14
1.2.1.

Tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ..................................... 14

1.2.2.

Tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư .............. 19

1.3. Thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ODA . 21
Kết luận chương 1 .................................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................................................................................................... 29
2.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................... 29
2.1.1.

Các mô hình quản lý dự án đầu tư XDCT .............................................................. 29

2.1.2.

Các mô hình tổ chức hoạt động của Ban QLDA .................................................... 34


2.1.3.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .............................................. 37

2.1.4.

Các nguyên tắc trong công tác quản lý dự án ĐTXD ............................................ 39

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác QLDA ....................................... 40

2.1.6.

Các tiêu chí đánh giá thành quả công tác quản lý dự án ........................................ 41

2.1.7.

Nguồn vốn ODA và dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA ................................. 43

2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ......................... 46
iii


2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án của
Ban QLDA Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc........ 48
Kết luận chương 2 .................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TẠI BAN QLDA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN BỀN VỮNG CÁC

TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC .................................................................................................... 51
3.1. Giới thiệu chung về Ban QLDA Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc ................................................................................................................ 51
3.3.1.

Giới thiệu về Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi

phía Bắc ................................................................................................................................51
3.3.2.

Giới thiệu về Ban quản lý dự án Ban QLDA Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc ................................................................................... 56
3.2. Thực trạng công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban QLDA Phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc ................................... 60
3.2.1

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý dự án của Ban QLDA ................ 60

3.2.2

Những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý dự án của Ban QLDA .................. 61

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giai đoạn thực hiện dự án tại Ban QLDA
Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc ........................... 73
3.3.1.

Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy Dự án ........................................................... 73

3.3.2.


Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch và quản lý vốn đầu tư XDCT ................ 74

3.3.3.

Nâng cao chất lượng cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................... 74

3.3.4.

Hoàn thiện công tác góp ý hồ sơ thiết kế và SIR ................................................... 75

3.3.5.

Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công .................................................... 76

3.3.6.

Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tư vấn ..................................................... 77

3.3.7.

Hoàn thiện công tác giám chất lượng và thẩm mỹ công trình ............................... 78

3.3.8.

Hoàn thiện công tác Tài chính kế toán .................................................................. 78

3.3.9.

Hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ ......................................................................... 79


3.3.10. Hoàn thiện công tác ứng dụng Khoa học – công nghệ vào quản lý ...................... 81
Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 90

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình

Trang

Hình 1-1. Vòng đời của dự án xây dựng

9

Hình 1-2. Chu trình quản lý dự án đầu tư XDCT

11

Hình 1-3. Sơ đồ biểu thị chất lượng QLDA đầu tư XDCT

13

Hình 1-4. Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 2006-2016

22


Hình 1-5. Tỷ lệ phân bổ ODA theo vùng lãnh thổ

23

Hình 1-6. Top 10 các nước nhận ODA năm 2012

26

Hình 1-7. Top 10 các nước nhận ODA năm 2015

26

Hình 1-8. Biểu đồ phân bổ ODA trên toàn thế giới năm 2015

26

Hình 2-1. Mô hình Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành, khu vực

29

Hình 2-2. Mô hình Ban QLDA ĐTXD một dự án

30

Hình 2-3. Mô hình thuê Tư vấn quản lý, điều hành dự án

31

Hình 2-4. Mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý


32

Hình 2-5. Mô hình hình thức chìa khóa trao tay

33

Hình 2-6. Mô hình Tổ chức hoạt động theo loại hình chức năng

34

Hình 2-7. Mô hình Tổ chức hoạt động theo từng dự án

35

Hình 2-8. Mô hình Tổ chức hoạt động theo dạng ma trận

36

Hình 2-9. Các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý dự án

37

Hình 2-10. Mối quan hệ của các yếu tố quản lý thực hiện dự án

38

Hình 2-11. Các đặc trưng của dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA

44


Hình 3-1. Sơ đồ tổ chức và thực hiện dự án

55

Hình 3-2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án

60

Hình 3-3. Quá trình phê duyệt kế hoạch vốn năm

63

Hình 3-4. Quy trình thanh toán qua tài khoản trung gian\

70

Hình 3-5. Quy trình thanh toán trực tiếp

71

Hình 3-6. Sơ đồ tổ chức quản lý hồ sơ lưu trữ

81

Hình 3-7. Ứng dụng phần mềm QLDA SmartIPM.Net vào QLDA

83

Hình 3-8. Ứng dụng công nghệ THTT 3G vào quản lý chất lượng XDCT


85

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 1-1. Phân loại các dự án thông thường theo một số tiêu chí cơ bản

8

Bảng 1-2. Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 2006-2016

22

Bảng 3-1. Các tỉnh tham gia dự án

51

Bảng 3-2. Tổng nguồn vốn của dự án

52

Bảng 3-3. Phân bổ nguồn vốn

53


Bảng 3-4. Giá trị giải ngân hàng năm

62

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

ADB

Asian Development Bank/ Ngân hàng phát triển châu Á

AFD

L'Agence Française de Développement/ Cơ quan phát triển Pháp

CPMU

Central Project Management Unit/ Ban quản lý dự án trung ương

APMB

Agriculture Project Management Board
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp

FDI


Foreign Direct Investment/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ICB

International Competitive Bidding/ Đấu thầu cạnh tranh quốc tế

NCB

National Competitive Bidding/ Đấu thầu cạnh tranh trong nước

MARD

Ministry of Agriculture and Rural Development
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

O&M

Operation & Maintenance/ Vận hành và Bảo dưỡng

ODA

Official Development Assistance/ Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD


Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

SIR

Subproject Investment Report/ Báo cáo đầu tư tiểu dự án

SDR

Special Drawing Rights/ Quyền rút vốn đặc biệt

QLDA

Quản lý dự án

XDCT

Xây dựng công trình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

United States Dollar/ Đồng Đô la Mỹ


VND

Viet Nam Dong/ Đồng Việt Nam

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn vay ODA đã
có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình từ nhỏ đến lớn trải dài khắp đất
nước Việt Nam đã được xây dựng, tạo tiền đề rất lớn để nền kinh tế Việt Nam chuyển
mình. Qua đó, đem lại những thay đổi to lớn về mặt kinh tế xã hội đối với Việt Nam.
Từ một nước nghèo hiện nước ta đã vươn lên thành một nước có thu nhập trung bình.
Công tác quản lý đối với các dự án ODA là rất cần thiết và quan trọng. Đây là nhân tố
ảnh hưởng lớn đến một dự án ODA có thể triển khai đúng tiến độ, sử dụng hiệu nguồn
vốn vay, phát huy được đúng mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, theo đánh giá của các Nhà tài trợ Việt Nam đã là
một nước thu nhập trung bình do đó Việt Nam không còn nhận được ưu đãi khi vay
vốn ODA. Đồng thời, các nguồn vốn ODA dành cho cơ sở hạ tầng Nông nghiệp đang
bị cắt giảm mạnh. Công tác quản lý đối với các dự án ODA chưa thực sự hiệu quả, gây
lãnh phí. Chính vì vậy, công tác quản lý đối với các dự án ODA càng quan trọng, giúp
tránh lãng phí và phát huy được hiệu quả nguồn vốn vay, đem lại niềm tin đối với
Chính phủ và các Nhà tài trợ.
Từ những phân tích trên, với những kiến thức được học tập trong nhà trường cùng với
sự giúp đỡ của Ban quản lý dự án Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững
các tỉnh miền núi phía Bắc, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác quản lý tại Dự
án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc” Áp dụng cho

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm một số giải pháp cơ bản, có căn cứ, có tính khả thi
nhằm hoàn thiện công tác quản lý giai đoạn thực hiện dự án tại Ban quản lý dự án Dự
án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án và
những nhân tố ảnh hưởng tới công tác này của Ban quản lý dự án Dự án phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu các hoạt động có liên quan đến công
tác quản lý giai đoạn thực hiện dự án tại Ban quản lý dự án Dự án phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sẽ tập trung tại Ban quản lý dự án Dự án phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sẽ sử dụng các số liệu thứ cấp của các năm từ
2011 đến 2016 để phân tích, đánh giá. Các giải pháp được đưa ra cho giai đoạn kế
hoạch thực hiện dự án tiếp theo
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận về dự án, quản lý dự án
nói chung và công tác quản lý trong giai đoạn thực hiện dự án nói riêng tại một ban
quản lý dự án sử dụng vốn ODA. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo
nâng cao trong nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả phân tích đánh giá và những giải pháp đề xuất là những tham khảo

mang tính gợi ý giúp cho Ban quản lý dự án Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc trong việc hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây
dựng.

2


5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
- Luận văn sử dụng cách tiếp cận kế thừa các kết quả đã nghiên cứu; tiếp cận cơ sở lý
luận, pháp lý và thực tiễn;
- Các văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp kế thừa: Dựa trên các giáo trình, các chuyên đề nghiên cứu đã được
công nhận;
- Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá số liệu thu thập, phương pháp hệ thống
hóa, phương pháp phân tích định tính kết hợp phân tích định lượng;
- Phương pháp chuyên gia: Qua tham khảo ý kiến của các thầy cô hoặc một số chuyên
gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực;
- Và một số phương pháp kết hợp khác.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá thực trạng quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban quản lý dự
án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc;
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý của Ban quản lý dự án Phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.
7. Nội dung của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc với 3 chương nội
dung chính sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG CÔNG TRÌNH
3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI DỰ ÁN
PHÁT TRIỂN CƠ SƠ HẠ TẦNG NÔNG THÔN BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Khái quát chung về dự án và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình
1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1.1 Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng
Trong khoảng hơn hai thập niên trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến những
thay đổi mạnh mẽ trong đó nổi bật là lĩnh vực đầu tư xây dựng. Rất nhiều các dự án
đầu tư xây dựng công trình được triển khai từ xây dựng dân dụng, giao thông đến thủy
lợi. Các dự án này đã góp phần thay đổi lớn đối với nền kinh tế Việt Nam đem lại hiệu
quả cao. Bộ mặt các đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã; giao thông thuận tiện, nhanh
chóng, kết nối các trục hành lang kinh tế; các công trình thủy lợi đem lại hiệu quả tưới
tiêu, tăng năng suất, phòng chống thiên tai. Vậy Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13, tại mục 15 điều 3, định nghĩa: Dự án đầu tư
xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt
động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và

chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện
thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tề về tiêu chuẩn hoá ISO, trong tiêu chuẩn ISO
9000: 2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000 : 2000) thì dự án được định
nghĩa như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt
được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về
thời gian, chi phí và nguồn lực.

5


Một cách chung nhất có thể hiểu dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm
vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một
kế hoạch tiến độ xác định.
1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của dự án
- Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ
cần dược thực hiện để dạt tới một kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào
đó. Dự án, đến lượt mình, cũng là một hệ thống phực tạp nên có thể được chia thành
nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo
các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng.
- Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn: Nghĩa là dự án cũng trải qua các
giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý
chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan
như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ quan quản lý
Nhà nước ... Tuỳ theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của
các thành phần trên cũng khác nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chức năng và
nhóm quản lý dự án thường phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợp thực hiện

nhưng mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án,
các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo: Khác với quá trình sản xuất liên
tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính
khác biệt ở một khía cạnh nào đó. Kể cả một quá trình sản xuất liên tục cũng có thể
được thực hiện theo dự án, ví dụ như dự án phục vụ một đơn đặt hàng đặc biệt, dự án
nâng cao chất lượng sản phẩm ... Sản phẩm của những dự án này dù được sản xuất
hàng loạt nhưng vẫn có điểm khác biệt (về đơn đặt hàng, về chất lượng sản phẩm ...).
Có thể nói, sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ
năng chuyên môn với những nhiệm vụ không lặp lại.
- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực: Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau
các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh nghiệp, một quốc
gia, ...) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền vốn, nhân lực, thiết bị,...
6


- Dự án luôn có tính bất định và rủi ro: Một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm bắt
đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời gian. Mặt khác,
việc thực hiện dự án luôn luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn lực. Hai vấn đề trên là
nguyên nhân của những bất định và rủi ro của dự án.
1.1.1.3. Các đặc trưng riêng của dự án đầu tư XDCT
Ngoài các đặc trưng cơ bản yếu nêu trên, Dự án đầu tư XDCT còn có các đặc trưng
riêng dưới đây:
- Sản phẩm của dự án là CTXD (nhà cửa, đường, cầu, cống, công trình thủy lợi, thủy
điện, đê kè, cấp toát nước, đường dây tải điện ... và các công trình HTKT khác) có vị
trí cố định, gắn liền với đẩt, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tại vùng XDCT, có
chi phí lớn thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài.
- Được đầu tư phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch xây dựng đồng thời
phải đảm bảo an ninh, an toàn môi trường - xã hội phù hợp quy định pháp luật.

1.1.1.4. Phân loại Dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây
dựng và nguồn vốn sử dụng.
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây
dựng của dự án gồm dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án
nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây
dựng khác nhau.

7


TT

Tiêu chí phân loại

1

Theo cấp độ dự án

2

Theo quy mô dự án

3

Theo lĩnh vực

4


Theo loại hình

5

Theo thời hạn

6

Theo khu vực

7

Theo chủ đầu tư

8

Theo đối tượng đầu tư

Các loại dự án
Dự án thông thường; chương trình; hệ thống
Nhóm các dự án quan trọng quốc gia; nhóm A;
nhóm B; nhóm C
Xã hội; kinh tế; kỹ thuật; tổ chức; hỗn hợp
Giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển;đổi
mới; đầu tư; tổng hợp
Ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài
hạn (trên 5 năm)
Quốc tế; quốc gia; miền, vùng; liên ngành; địa
phương
Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ

Dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư vào đối
tượng vật chất cụ thể
vốn Ngân sách nhà nước; vốn ODA; vốn tín
dụng; vốn tự huy động của doanh nghiệp Nhà

9

Theo nguồn vốn

nước; vốn liên doanh với nước ngoài; vốn góp
của dân; vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh;
vốn FDI ...

Bảng 1.1 Phân loại các dự án thông thường theo một số tiêu chí cơ bản

8


1.1.1.5. Các giai đoạn của một dự án đầu tư XDCT

Hình 1-1. Vòng đời của dự án xây dựng
Quản lý dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
+ Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư.
+ Đánh giá hiệu quả dự án và xác định tổng mức đầu tư;
+ Xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng;
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Giai đoạn thực hiện đầu tư:
+ Điều hành quản lý chung dự án;
+ Tư vấn, tuyển chọn nhà thầu thiết kế và các nhà tư vấn phụ;

+ Quản lý các hợp đồng tư vấn (soạn thảo hợp đồng, phương thức thanh toán);
+ Triển khai công tác thiết kế;
9


+ Xác định dự toán, tổng dự toán công trình;
+ Thẩm định dự toán, tổng dự toán;
+ Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ đấu thầu.
+ Quản lý và giám sát chất lượng;
+ Lập và quản lý tiến độ thi công;
+ Quản lý chi phí dự án (tổng mức đầu tư, dự toán, tạm ứng, thanh toán vốn);
+ Quản lý các hợp đồng (soạn hợp đồng, phương thức thanh toán).
- Giai đoạn kết thúc xây dựng:
+ Nghiệm thu bàn giao công trình;
+ Lập hồ sơ quyết toán công trình;
+ Bảo hành, bảo trì và bảo hiểm công trình.
1.1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư XDCT
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng
quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt
động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. Quản lý dự án còn
là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn
thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu câu đã
định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều
kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý dự án là việc áp dụng các công cụ, kiến thức và kỹ thuật nhằm định nghĩa, lập
kế hoạch, tiến hành triển khai, tổ chức, kiểm soát và kết thúc dự án. Một dự án được
10



quản lý tốt, tức là khi kết thúc phải thoả mãn được chủ đầu tư vềcác mặt thời hạn, chi
phí và chất lượng kết quả.
QLDA đầu tư XDCT là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với
4 giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi triển khai DAĐT XDCT (giai đoạn bắt đầu,
giai đoạn quy hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc dự án) và được mô tả
xem Hình 1.2

Hình 1-2. Chu trình quản lý dự án đầu tư XDCT

Quá trình quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công việc
cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển
một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ đồ
hệ thống.
- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn,
11


lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn
thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
Giám đốc quản lý dự án là chức danh chuyên môn do Giám đốc Ban quản lý dự án bổ
nhiệm, miễn nhiệm để trực tiếp quản lý Điều hành đối với một hoặc một số dự án cụ
thể được phân công.
Giám đốc quản lý dự án là người được Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành,
Ban quản lý dự án khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý
dự án phân công là người đứng đầu để thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án một dự án
đầu tư xây dựng cụ thể.

1.1.2.2. Mục tiêu của công tác QLDA đầu tư nói chung
Nhằm hoàn thành các công việc dự án đáp ứng các định chế của pháp luật về yêu cầu
kỹ thuật và chất lượng, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư theo đúng mục đích của dự án
trong phạm vi ngân sách được duyệt, đúng thời gian, tiến độ cho phép và giữ cho
phạm vi dự án không thay đổi. Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau có thể
biểu diễn theo công thức dưới đây:
Công thức: C = F(P,T,S). Trong đó:
-

C: Là chi phí;

-

P: Là mức độ hoàn thành công việc;

-

T: Là yếu tố thời gian;

-

S: Là phạm vi dự án.

Phương trình trên cho thấy chi phí là một hàm của các yếu tố phụ thuộc vào mức độ
hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án.
Mục tiêu chất lượng QLDA còn được biểu diễn bởi ba tiêu chí có quan hệ chặt chẽ với
nhau như Hình 1-3.

12



Hình 1-3. Sơ đồ biểu thị chất lượng QLDA đầu tư XDCT

1.1.2.3. Nội dung cơ bản công tác quản lý dự án đầu tư XDCT
Là quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát từng giai đoạn (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư và kết thúc xây đựng, đưa dự án vào sử dụng) trong tiến trình thực hiện dự án về cả
3 mặt chất lượng, chi phí và thời gian, phân tích tình hình, giải quyết những vấn đề
liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng cụ thể trong suốt quá trình thực hiện công tác
QLDA.
1.1.2.4. Công cụ quản lý dự án đầu tư XDCT
Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư XDCT như: Luật Xây dựng [1], Luật
Đầu tư công [3], Luật đầu tư [2], Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lao
động, Luật Bảo hiểm, Luật thuế, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản… và toàn bộ các
văn bản hướng dẫn dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế
quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên
thiên nhiên khác...
Trên thực tế khái niệm công cụ QLDA là phương tiện để các nhà QLDA nắm bắt,
đánh giá các thông tin về dự án để từ đó có các quyết định quản lý nhằm đảm bảo đưa

13


dự án đến kết quả cuối cùng. Có nhiều công cụ được sử dụng trong QLDA được phân
loại theo những tiêu chí khác nhau, cụ thể:
- Phân loại công cụ QLDA theo chức năng quản lý được phân thành: Công cụ hoạch
định dự án; công cụ triển khai dự án; công cụ kiểm soát dự án.
- Phân loại công cụ QLDA theo nội dung quản lý được phân thành: Công cụ quản lý
thời gian: biểu đồ tiến độ, biểu đồ đường chéo...; công cụ quản lý chi phí; công cụ
QLCL; công cụ quản lý rủi ro.
- Phân loại công cụ QLDA theo phạm vi sử dụng được phân thành: Các công cụ quản

lý chung; các công cụ quản lý riêng.
- Phân loại công cụ QLDA theo cấp quản lý: Công cụ QLDA sử dụng ở cấp quản lý
chiến lược; công cụ QLDA sử dụng ở cấp quản lý trung gian; công cụ QLDA sử dụng
ở cấp quản lý tác nghiệp.
- Phân loại công cụ QLDA theo chủ thể sứ dụng được phàn thành: Công cụ QLDA của
chủ đầu tư; công cụ QLDA của nhà thầu.
- Phân loại công cụ QLDA theo hình thức biếu hiện: Công cụ dạng bảng biểu (bảo cáo
chi phi, bảo cáo tiến độ...); Công cụ dạng sơ đo (sơ đồ tổ chúc, sơ đồ ngang, sơ đồ
mạng...; công cụ dạng biểu đồ, đồ thị (biểu đồ đường chéo, đường cong chữ S.
1.2. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1. Tổ chức hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng ở nước ta được phân cấp như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước về xây dựng.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với
Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.

14


- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng
trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Cụ thể như sau:
+ Trách nhiệm của Chính phủ
- Thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng công trình trong phạm vi
cả nước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch; ban hành văn bản quy
phạm pháp luật về xây dựng.
- Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện pháp luật về xây dựng; phân công, phân
cấp quản lý nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo giải quyết những vấn đề

quan trọng, phức tạp vướng mắc trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
+ Trách nhiệm của Bộ xây dựng
- Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực
ngành xây dựng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về
xây dựng; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng, ban hành các văn bản
hướng dẫn kỹ thuật xây dựng theo thẩm quyền.
- Tổ chức, quản lý quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án,
thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, kiến nghị xử lý chất lượng và an toàn của các
công trình quan trọng quốc gia, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp trong quá
trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp
đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu
thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình
xây dựng.

15


- Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt
động đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu
tư xây dựng;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về
xây dựng.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xây dựng cho cán
bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
- Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao

động, môi trường trong thi công xây dựng công trình.
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong kiểm tra, đánh giá việc
thực hiện các dự án.
- Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động đầu tư xây dựng được Chính phủ giao.
+ Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
a. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong phạm vi, quyền hạn của mình
có trách nhiệm sau:
- Phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây
dựng và chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo chuyên
ngành.
- Nghiên cứu, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành sau đó có ý kiến thống nhất của Bộ Xây

16


dựng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư xây dựng cho cán
bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
- Theo dõi, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện giám sát đánh giá đầu tư xây dựng
công trình chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp và hỗ trợ các bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân
các cấp trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của mình.
b. Các Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn được phân công;
ban hành văn bản theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng,
kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong

hoạt động đầu tư xây dựng.
- Phối hợp với Bộ xây dựng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan và Ủy ban nhân dân
các cấp trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng về những vấn
đề thuộc phạm vi quản lý được phân công.
- Tổng hợp tình hình, thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư xây dựng và chịu
trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được
phân công.
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư
xây dựng của mình gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
+ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn theo phân cấp
của Chính phủ, ban hành văn bản theo thẩm quyền, chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy

17


×