Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Luận văn thạc sỹ - Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng từ thực hoạt động công chứng giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.71 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀNG MINH KHOA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TIỀN VAY THEO HỢP
ĐỒNG TÍN DỤNGTỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG GIAO
DỊCH BẢO ĐẢMTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã ngành:8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN

Hà Nội, tháng 4 năm 2018


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế
thị trường, nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng, khiến cho
hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cũng trở nên quan trọng. Để phòng ngừa rủi
ro từ hoạt động cho vay, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu khách hàng phải cam
kết bảo đảm bằng tài sản thông qua các hình thức như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.
Có thể nhận thấy rằng, việc sáng tạo ra các biện pháp bảo đảm tiền vay được coi là
thành công lớn của nền pháp lý nhân loại. Ở Việt Nam, bảo đảm tiền vay bằng tài
sản là một trong những biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả nhất của tổ chức tín dụng
khi cấp các khoản tín dụng cho khách hàng. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường, nhiều quy định về
bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay bằng tài sản đã và đang bộc lộ những hạn chế, bất
cập nhất định, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Chính điều này đặt ra nhu cầu khách quan của việc nghiên cứu, tìm hiểu về lý


luận cũng như thực tiễn thực hiện các hợp đồng bảo đảm trong quá trình vay vốn
của khác hàng tại các tổ chức tín dụng, trong đó có địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Xuất pháp từ thực trạng nói trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Pháp
luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng từ thực hoạt
động công chứng giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến việc nghiên cứu nghiên cứu các quy định của pháp luật về
tình hình thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đảm bảo tiền vay tại các
ngân hàng thương mại, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học của một số
tác giả như:
- Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Liên về đề tài “Pháp luật về thế chấp quyền
sử dụng đất để vay vốn tại các ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”.

1


- Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Thanh Hằng về đề tài “Thế chấp quyền sử
dụng đất bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng ở nước ta hiện nay”.
Ngoài ra, còn có các bài báo, bài bình luận, tạp chí chuyên khảo nghiên cứu
hoặc đề cập đến khía cạnh ký kết hay thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
đất để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc
sĩ nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín
dụng thông qua thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vaytrên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, luận văn này có thể đáp ứng được các yêu cầu về tính
mới, tính thời sự và có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng pháp luật đểchỉ ra
những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay

theo hợp đồng tín dụng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo
đảm tiền vay theo hợp đồng tín dụng ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu, làm rõ các vấn
đề sau đây:
- Những vấn đề lý thuyết về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo
hợp đồng tín dụng và pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng
tín dụng.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về đảm bảo tiền vay theo hợp đồng tín dụngvà
thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng
từ hoạt động công chứng giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các học thuyết, quan điểm, kết
luận khoa học của các tác giả trong và ngoài nước về bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói
chung và bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay nói riêng theo hợp đồng tín dụng giữa
ngân hàng thương mại với khách hàng; các quy định pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ
trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng; tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật về

2


bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụngtừ thực tiễn hoạt động công
chứng giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm: a) các vấn đề lý
luận về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng và pháp luật về
bảo đảm tiền vay theo hợp đồng tín dụng; b) các hạn chế, bất cập của pháp luật về
bảo đảm tiền vay theo hợp đồng tín dụng vàthực tiễn thực hiện pháp luật về bảo
đảm tiền vay theo hợp đồng tín dụng.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận từ thực tiễn thực hiện
hợp đồng bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại,
thông qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay theo
hợp đồng tín dụng ở Việt Nam.
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận từ thực tiễn, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, thống kê, so
sánh… để làm rõ các nội dung thuộc nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
thiết kế gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng và pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo
hợp đồng tín dụngtừ thực tiễn hoạt động công chứng giao dịch bảo đảm trên địa
bàntỉnh Vĩnh Phúc và một số kiến nghị.

3


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ
TIỀN VAY THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT
VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TIỀN VAY THEO
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1. Những vấn đề lý luậnvề bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, do nhu cầu về vốn kinh doanh của
các chủ thể kinh doanh có xu hướng ngày càng tăng lên, kéo theo sự gia tăng các
giao dịch vay vốn, trong đó chủ yếu là các giao dịch vay vốn ngân hàng thông qua
hợp đồng tín dụng. Chính vì thế, hợp đồng tín dụng ngày nay đã và đang trở thành

một trong những loại hợp đồng kinh doanh thương mại có tính cách phổ biến và
thông dụng, bên cạnh những hợp đồng kinh doanh thương mại khác như hợp đồng
mua bán hàng hóa và hợp đồng cung cấp dịch vụ.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng
Cho vay là hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài
người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Khái niệm cho vay, theo
nghĩa chung nhất được hiểu là việc một người thoả thuận để cho người khác
được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời hạn nhất
định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với
người đó1.
Trong thực tiễn đời sống kinh doanh thương mại hiện nay, để xác lập và thực
hiện giao dịch cho vay vốn giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, các bên thường
phải giao kết hợp đồng tín dụng. Vì thế, hợp đồng tín dụng được biết đến như là
một công cụ pháp lý để xác lập và thực hiện quan hệ vay vốn giữa khách hàng vay
là tổ chức, cá nhân với bên cho vay là tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc định nghĩa
như thế nào về hợp đồng tín dụng lại là vấn đề tương đối phức tạp, bởi nó là vấn đề
1 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội 2017, tr. 143.

4


mang tính học thuật, do đó nó liên quan đến quan điểm nhận thức và cách tiếp cận
vấn đề của người nghiên cứu.
Trong khoa học pháp lý, hợp đồng tín dụng được định nghĩa làthoả thuận
bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) với khách hàng là tổ chức,
cá nhân (gọi là bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền
cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả
gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm2. Định nghĩa này cho thấy hợp đồng tín dụng thể
hiện sự kết hợp thống nhất giữahai yếu tố: Một là, về phương diện hình thức, sự

thoả thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên đi vay) phải
được thể hiện bằng văn bản; hai là, về phương diện nội dung, bên cho vay (tổ chức
tín dụng) đồng thuận để bên vay (tổ chức, cá nhân) được sử dụng một số tiền của
mình (gọi là vốn vay) trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên
sự tín nhiệm.
Trong pháp luật thực định, Luật các tổ chức tín dụng 1997 (được sửa đổi bổ
sung một số điều năm 2004) trước đây có ghi nhận tại Điều 51 về hợp đồng tín
dụng, theo đó nhà làm luật tuy không đưa ra một định nghĩa chính thức về hợp đồng
tín dụng nhưng có quy định: “Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay,
hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài
sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả
thuận”3. Tuy nhiên, đến Luật các tổ chức tín dụng 2010 (được sửa đổi bổ sung
năm 2017) thì nhà làm luật không còn đưa ra bất kỳ quy định nào về hợp đồng
tín dụng nữa. Điều này có thể xuất phát từ sự thay đổi nhận thức của nhà làm
luật trong cách thức xây dựng luật các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu
của giai đoạn mới.
Về phương diện lý thuyết, ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp
đồng, hợp đồng tín dụng còn thể hiện một số đặc điểm riêng sau đây4:
2 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội 2017, tr. 153.
3 Xem thêm: Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng 1997 (được sửa đổi, bổ sung một số
điều năm 2004).
4 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội 2017, tr. 153, 154.

5


Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tổ

chức tín dụng có đủ các điều kiện luật định với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể
bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thoả mãn những
điều kiện vay vốn do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định.
Thứ hai, đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền (vốn vay). Về nguyên tắc,
đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải
được các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.
Thứ ba, hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền
lợi của bên cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên
cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định. Thời hạn cho vay
càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn và vì thế tổ chức tín dụng càng phải
quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đồng thời phải quy định lãi
suất cho vay cao hơn nhằm thu hồi đủ các chi phí bỏ ra cho việc quản lí các khoản
cho vay dài hạn vốn có mức độ rủi ro cao.
Thứ tư, về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ. Trong hợp đồng tín dụng,
nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng
phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển
giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền
yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ
chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả
gốc và lãi...).
Thứ năm, về hình thức hợp đồng tín dụng, theo thông lệ loại hợp đồng này
luôn luôn và bắt buộc phải được giao kết bằng văn bản. Điều này xuất phát từ nhu
cầu đảm bảo tính an toàn về pháp lý và phòng ngừa các rủi ro pháp lý cho các bên
liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Tóm lại, có thể kết luận rằng hợp đồng tín dụng là công cụ pháp lý không thể
thiếu đối với bên vay và bên cho vay trong quá trình vay vốn để thỏa mãn nhu cầu
kinh doanh hoặc tiêu dùng trong xã hội đương đại. Vì thế, việc thiết lập cơ chế bảo
6



đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng trở thành vấn đề rất đàng quan tâm
không chỉ đối với các tổ chức tín dụng mà còn của các chủ thể khác như người gửi
tiền tại ngân hàng, khách hàng vay tiền của ngân hàng và chủ thể đặc biệt là Nhà
nước.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo
hợp đồng tín dụng
Như đã đề cập ở trên, bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay là nhu cầu thiết thực
và có ý nghĩa quan trọng đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng.
Trên thế giới,giao dịch bảo đảm xuất hiện từ khá sớm và điều này cũng tồn
tại ở Việt Nam từ thời kỳ phong kiến. Chế định dân sự hiếm hoi dưới thời Lý, Trần
cũng đã ghi nhận biện pháp bảo đảm bằng cầm cố, theo đó: “Lệnh năm 1135, ruộng
đất đã bán đợ hoặc cầm cố quá hạn 20 năm thì không được chuộc lại hay đòi về” 5.
Chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự(hay còn gọi là giao dịch bảo đảm)
là một trong những chế định quan trọng nhất của luật dân sự bởi giao dịch bảo đảm
là giao dịch dân sự rất phổ biến. Vì vậy, chế định này được ghi nhận trong luật pháp
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp cận với khái niệm bảo
đảm nghĩa vụ dân sự ở các hệ thống pháp luật, cũng như là các quốc gia có sự khác
biệt. Đối với các nước theo truyền thống án lệ hay thông luật (common law) mà tiêu
biểu là Mỹ,Luật thương mại thống nhất của quốc gia này không có định nghĩa về
bảo đảm nghĩa vụ dân sự, mà chỉ có định nghĩa về lợi ích bảo đảm. Khái niệm lợi
ích bảo đảm này bao hàm cả các biện pháp bảo đảm và những giao dịch khác có
tính chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ như thuê mua (cho thuê tài chính),
chuyển nhượng nợ (mua bán nợ hay bao thanh toán)… Theo Luật thương mại thống
nhất của Mỹ,“lợi ích bảo đảm” là một thuật ngữ chỉ lợi ích của chủ nợ trong tài sản
của con nợ đối với tất cả các loại giao dịch tín dụng. Do vậy, nó thay thế cho các
thuật ngữ có ý nghĩa tương tựnhư: thế chấp động sản, cầm cố, nhận ủy thác, nhận
ủy thác động sản, nhận ủy thác thiết bị, bán có điều kiện6. Như vậy, có thể thấy rằng
các nước trong hệ thống common law chỉ quan tâm đến việc thực hiện lợi ích bảo
5 Xem thêm: Trường Đại học luật Hà Nội (1996), Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt

Nam, Nhà xuất bản Chính trị- Quốc gia Hà Nội, tr. 103.
6 Xem thêm: The California Department of Real Estate (2000) A Real Estate Guide.
Chapter 29, Glossary, www.dre.ca.gov/pdf_docs/ref29

7


đảm và các vấn đề liên quan đến lợi ích bảo đảm. Tất cả các giao dịch làm phát sinh
lợi ích bảo đảm đều được điều chỉnh bởi pháp luật về bảo đảm.
Cũng giống như hệ thống thông luật (common law), các nước theo hệ thống
pháp luật thành văn (civil law) có BLDS cổ điển và truyền thống như Pháp không
có khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu như hệ thống common law
chỉ quan tâm đến nội dung của pháp luật bảo đảm thì civil law lại chú trọng đến
hình thức, chỉ liệt kê ra các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp. bảo lãnh,
chiếm giữ tài sản, quyền ưu tiên…
Chịu ảnh hưởng nhiều của pháp luật Pháp, Luật dân sự Việt Nam qua các
thời kỳ cũng đi theo hướng liệt kê các biện pháp bảo đảm mà không nêu ra những
đặc điểm chung, cơ bản nhất của khái niệm bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
Vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Pháp lệnh
Hợp đồng dân sự Việt Nam năm 1991, BLDS 1995, BLDS 2005. Tại Pháp lệnh hợp
đồng dân sự năm 1991, nhà làm luật đã quy định 4 biện pháp bảo đảm bằng tài sản là
thế chấp, bảo lãnh, cầm cố, đặt cọc. Trong khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ quy
định thế chấp, bảo lãnh, cầm cố. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Pháp lệnh hợp đồng
dân sự cũng đã đặt nền móng quan trọng cho việc hình thành và phát triển của pháp
luật về giao dịch bảo đảm tại Việt Nam, tuy nhiên phạm vi còn hạn hẹp, đơn giản.
Trong thời kỳ Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 đang có hiệu lực,
chế định về bảo đảm nghĩa vụ dân sự được quy định tại Mục 5 “Bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự”. Lần đầu tiên, khái niệm giao dịch bảo đảm đã được quy định tại
Điều 325 Bộ luật dân sự 2005 về “đăng ký giao dịch bảo đảm”, theo đó“giao dịch
bảo đảm là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc

thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này”.
Như vậy, Bộ luật dân sự 2005 cho rằng giao dịch bảo đảm phải là giao dịch có liên
quan đến việc thực hiện 7 biện pháp bảo đảm mà Luật đã liệt kê, bao gồm: cầm cố,
thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
Tóm lại, pháp luật Việt Nam cũng như các hệ thống pháp luật common law,
civil law đều không đưa ra khái niệm có tính khái quát về giao dịch bảo đảm nhưng
có hai cách tiếp cận khái niệm giao dịch bảo đảm: (i) định nghĩa cụ thể về một số

8


biện pháp bảo đảm; (ii) đưa ra định nghĩa về lợi ích bảo đảm. Mặc dù vậy, hai cách
tiếp cận đó vẫn toát lên bản chất của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (hay giao dịch bảo
đảm) là hợp đồng mà theo đó một bên (gọi là bên bảo đảm) cam kết với bên có
quyền (gọi là bên nhận bảo đảm) về việc sẽ thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ cụ
thể đối với bên có quyền, nếu đến hạn mà nghĩa vụ hoặc các nghĩa vụ đó không
được người có nghĩa vụ thực hiện như cam kết7.
Trước đây, khái niệm bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại các tổ chức tín
dụng (thường được gọi tắt là bảo đảm tiền vay) đã từng được ghi nhận trong Nghị
định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Theo văn bản
này,thuật ngữ “bảo đảm tiền vay” được định nghĩa là việc TCTD áp dụng các biện
pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các
khoản nợ đã cho khách hàng vay. Tuy nhiên, đến khi Nhà nước ban hành Nghị định
số 163/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm để thay thế cho Nghị định số 178/1999/NĐ-CP
và thống nhất các quy định về giao dịch bảo đảm trong tất cả các lĩnh vực thì khái
niệm về giao dịch bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng không còn được ghi nhận
một cách chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nữa mà hầu
như các nhà làm luật chỉ tìm cách cụ thể hóa tư tưởng đã được thể hiện tại Điều 318
của Bộ luật dân sự năm 2005 mà thôi.
Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay là hình thức phổ biến, áp dụng phần lớn

trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng do độ an toàn của các hợp đồng tín dụng
có bảo đảm bằng tài sản cao. Bảo đảm tiền vay thực chất là giao dịch dân sự, trong đó
quan hệ bảo đảm tiền vay được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên
nhận bảo đảm về việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (vì trả
nợ vay là một loại nghĩa vụ dân sự). Mục đích thực hiện giao dịch bảo đảm đều nhằm
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Từ những phân tích ở trên, cùng với việc tiếp cận khái niệm về giao dịch dân
sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2005, có thể đưa ra khái niệm bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ tiền vay tại các tổ chức tín dụng như sau:
7

Xem thêm: TS. Nguyễn Văn Tuyến, đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực giữa
hợp đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng, Tạp chí ngân hàng số 17/2010.

9


Bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại các tổ chức tín dụng là hợp đồng bảo
đảm được ký kết giữa tổ chức tín dụng (bên nhận bảo đảm) với tổ chức, cá nhân
(bên bảo đảm) theo đóbên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm sẽ thực hiện
nghĩa vụ trả nợ tiền vay cho tổ chức tín dụngnếu khi đến hạn mà nghĩa vụ đó không
được thực hiện bởi bên có nghĩa vụ (bên vay)theo hợp đồng tín dụng.
Như vậy, từ định nghĩa nêu trên, có thể thấy rằng về bản chất thì bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ tiền vay luôn tồn tại dưới dạng là một giao dịch dân sự (gọi là giao
dịch bảo đảm tiền vay) và giao dịch này tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc
vào giao dịch có nghĩa vụ cần được bảo đảm, mặc dù giữa hai loại giao dịch này
(giao dịch bảo đảm và giao dịch có nghĩa vụ được bảo đảm) luôn có mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.
1.1.3. Cơ chế thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay

theo hợp đồng tín dụng
Trên nguyên tắc, mối quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay với hợp đồng
tín dụng thường được đề cập đến trong trường hợp các tổ chức tín dụng ký hợp
đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản với khách hàng vay vốn để triển khai các dự
án cho vay kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Xét dưới góc độ pháp lí, hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản thực
chất là thoả thuận bằng văn bản, theo đó tổ chức tín dụng cam kết cho khách
hàng vay vốn của mình với điều kiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng phải được
bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo đảm bằng sự bảo lãnh của người
thứ ba. Ở mức độ khái quát, hợp đồng tín dụng có bảo đảm phản ánh các đặc
điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm, luôn tồn tại những điều
khoản về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Các điều khoản này có thể được ghi
nhận ngay trong hợp đồng tín dụng hoặc tách biệt thành hợp đồng riêng đính kèm
theo hợp đồng tín dụng (gọi là hợp đồng bảo đảm tiền vay, ví dụ: hợp đồng cầm cố,
hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh...). Thực tiễn cho thấy, hầu hết các tổ chức
tín dụng đều lựa chọn phương thức kí kết hợp đồng bảo đảm riêng tách biệt với hợp
đồng tín dụng, vì những ưu điểm vốn có của phương thức này trong việc bảo đảm

10


sự an toàn pháp lí cho tất cả các bên tham gia hợp đồng tín dụng có bảo đảm8.
Thứ hai, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng
cho vay luôn có khả năng thu hồi nợ tương đối hiệu quả nhờ quyền phát mãi tài sản
bảo đảm hoặc quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người
vay. Đặc biệt, đối với trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng thế
chấp tài sản thì tổ chức tín dụng còn cóquyền ưu tiên theo đuổi tài sản bảo đảm để
phát mãi nhằm thu hồi nợ cho mình, bất luận tài sản thế chấp đang nằm ở đâu và
trong sự quản lí của ai. Quyền ưu tiên này được xác lập trên cơ sở giao dịch thế

chấp giữa tổ chức tín dụng (bên nhận thế chấp) với khách hàng vay hoặc người thứ
ba (gọi là bên thế chấp). Với tư cách là chủ nợ có bảo đảm, tổ chức tín dụng cho vay
có quyền ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản bảo đảm trước các chủ nợ có bảo
đảm đăng kí sau hoặc trước các chủ nợ không được bảo đảm bằng tài sản đó.
Thứ ba, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm, quy trình thủ tục kí kết và thực
hiện hợp đồng bao giờ cũng phức tạp hơn so với hợp đồng tín dụng không có bảo
đảm bằng tài sản, bởi lẽ các bên phải thoả thuận thêm về điều khoản bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ tiền vay, ngoài những điều khoản thông dụng khác của hợp đồng tín dụng.
Thực tế cho thấy rằng việc kí kết hợp đồng bảo đảm càng chặt chẽ bao nhiêu thì
mức độ an toàn về phương diện pháp lí cho các bên càng cao bấy nhiêu. Vì lẽ đó,
nhiều tổ chức tín dụng tỏ ra rất quan tâm đến những khía cạnh pháp lí của việc kí
kết hợp đồng bảo đảm, chẳng hạn như vấn đề hiệu lực pháp lí của hợp đồng, quyền
và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng bảo đảm, mối quan hệ giữa hiệu lực
của hợp đồng bảo đảm với hợp đồng tín dụng9.
Về lý thuyết, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay
theo hợp đồng tín dụng thực chất là các bên tiến hành kí kết và thực hiện hợp đồng
tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay, bao gồm:
Kí kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Về lý thuyết, do hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay vốn độc
lập với nhau về mặt hiệu lực nên việc kí kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo
8 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Tư
pháp, Hà Nội 2016.
9 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB Tư
pháp, Hà Nội 2016.

11


đảm tiền vay giữa các bên liên quan có thể được thực hiện đồng thời cùng một thời
điểm hoặc không cùng thời điểm. Trường hợp các bên đã kí kết hợp đồng tín dụng

và sau đó một thời gian mới ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay thì trong suốt thời
gian kể từ khi kí kết hợp đồng tín dụng cho đến khi ký kết hợp đồng bảo đảm tiền
vay, khoản vay được cung cấp theo hợp đồng tín dụng sẽ được coi là khoản vay
không có bảo đảm. Kể từ thời điểm hợp đồng bảo đảm tiền vay có hiệu lực, khoản
vay được cung cấp theo hợp đồng tín dụng này mới chính thức được coi là khoản
vay có bảo đảm và khi đó các bên mới bắt đầu bị ràng buộc với những quyền, nghĩa
vụ phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Thực tiễn hoạt động cho vay có bảo đảm của tổ chức tín dụng cho thấy, để
phòng ngừa các rủi ro pháp lí khi kí kết hợp đồng tín dụng có bảo đảm, các bên
thường quan tâm đến những vấn đề pháp lí sau đây:
(i) Các bên cần cân nhắc lựa chọn biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự phù
hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và lợi ích của các bên. Chẳng hạn, nếu tài sản bảo
đảm thuộc loại không thể di rời được để chuyển giao cho bên nhận bảo đảm theo
phương thức cầm cố thì các bên phải lựa chọn hình thức bảo đảm là thế chấp;
hoặc, nếu tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ mà là
của người thứ ba thì các bên có thể lựa chọn biện pháp bảo đảm là thế chấp bằng
tài sản của người thứ ba hoặc biện pháp bảo lãnh - với tư cách là biện pháp bảo đảm
đối nhân.
(ii) Các bên cần đảm bảo rằng hợp đồng bảo đảm tiền vay chắc chắn có hiệu
lực pháp lí để ràng buộc đối với các bên. Để làm được điều này, các bên phải tuân
thủ đúng và đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của
Bộ luật dân sự, bao gồm điều kiện về chủ thể xác lập giao dịch, điều kiện về mục
đích, nội dung và hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay, điều kiện về tính tự
nguyện và sự đồng thuận ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng bảo đảm,
điều kiện về hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay. Trong trường hợp các bên đã
ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay nhưng một điều kiện có hiệu lực nào đó không
được các bên tuân thủ thì về nguyên tắc hợp đồng bảo đảm có thể rơi vào tình trạng
vô hiệu tương đối hoặc vô hiệu tuyệt đối.

12



Thực hiện hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Việc thực hiện hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay thực chất là
việc các bên chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng
này.Thực hiện hợp đồng tín dụng được hiểu là việc các bên (bên cho vay và bên
vay) chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, các bên phải tuân thủ một số nguyên
tắc thực hiện hợp đồng do pháp luật quy định như: nguyên tắc thực hiện đúng các
cam kết hợp đồng; thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi
nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; không xâm phạm lợi ích công cộng và
quyền, lợi ích của chủ thể khác.Thực tế cho thấy việc thực hiện hợp đồng tín dụng
có thể xảy ra một trong hai tình trạng sau đây:Một là, nếu các bên thực hiện đúng
các cam kết trong hợp đồng tín dụng thì hợp đồng sẽ chấm dứt hiệu lực khi tất cả
các quyền, nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện xong và các bên có trách
nhiệm thực hiện việc thanh lí hợp đồng. Hai là, nếu một bên hoặc cả hai bên vi
phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng thì về nguyên tắc bên vi phạm sẽ phải
chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm của mình. Trách nhiệm pháp lí
trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy
định của pháp luật10.
Tương tự, việc thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay cũng có thể được hiểu
là việc các bên (bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm) chủ động thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của họ phát sinh từ hợp đồng. Thực tế cho thấy, việc thực hiện hợp đồng
bảo đảm tiền vay có thể xảy ra một trong hai tình huống sau đây: Một là, nếu bên
vay đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ tiền vay, khi đó tổ chức tín dụng
– với tư cách là bên nhận bảo đảm sẽ phải hoàn trả lại tài sản bảo đảm và thực
hiện nghĩa vụ giải chấp tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm, đồng thời thanh lý hợp
đồng bảo đảm tiền vay với bên bảo đảm. Hai là, nếu bên vay không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ tiền vay đúng hạn, khi đó tổ chức tín dụng – với tư cách là bên
nhận bảo đảm, sẽ có quyền yêu cầu bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm để phát

mãi theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
10 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2016.

13


nhằm thu hồi nợ cho mình.
1.1.4. Mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay với hợp đồng
tín dụng
Có thể nhận thấy, trong quá trình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay,
vấn đề rất quan trọng mà các bên luôn quan tâm, đó chính là mối quan hệ hiệu lực
giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay với hợp đồng tín dụng, vì mối quan hệ này có liên
quan trực tiếp đến quyền thu hồi nợ của bên nhận bảo đảm từ việc phát mại tài sản
bảo đảm.
Ở Việt Nam, mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay với hợp
đồng tín dụng đã được nhà làm luật quy định khá rõ tại Điều 15 Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.Theo văn bản này, nếu
hợp đồng tín dụng (hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm) bị vô hiệu mà các bên
chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm (tức hợp đồng bảo đảm tiền vay)
chấm dứt; nếu các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì hợp
đồng bảo đảm tiền vay không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác 11. Với quy
định này, người soạn luật đã nghiêng hẳn về quan điểm cho rằng giao dịch bảo đảm là
giao dịch tồn tại độc lập hoàn toàn với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, bởi lẽ
theo quy định nêu trên thì hiệu lực của nó (giao dịch bảo đảm) không hề phụ thuộc
vào hiệu lực của hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm. Quan điểm này tỏ ra rất có lợi
cho bên nhận bảo đảm, vì cho dù hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu,
nghĩa là không làm phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm nhưng giao dịch bảo đảm
không vì thế mà vô hiệu theo. Do giao dịch bảo đảm vẫn có hiệu lực nên bên bảo
đảm vẫn bị ràng buộc với nghĩa vụ bảo đảm mà mình đã cam kết và đồng thời bên

nhận bảo đảm vẫn có quyền ưu tiên theo đuổi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho
mình, dù rằng khoản nợ đó không thực sự là khoản nợ chính phát sinh từ hợp đồng
có nghĩa vụ được bảo đảm12.
Tóm lại, về nguyên tắc, có thể cho rằng việc thực hiện hợp đồng tín dụng có
bảo đảm chỉ đặt ra khi hợp đồng đó phát sinh hiệu lực pháp lí cho các bên cam kết.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng có bảo đảm, mỗi bên đều phải thực
11 Xem thêm: Điều 15 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ
về giao dịch bảo đảm.
12 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2016.

14


hiện tất cả những quyền và nghĩa vụ mà mình đã cam kết. Hợp đồng tín dụng chỉ
được coi là đã thực hiện xong khi nào các bên đã hoàn thành tất cả những quyền,
nghĩa vụ của mình đối với bên đối ước và các bên tiến hành thanh lí hợp đồng. Tuy
nhiên, vấn đề sẽ trở nên rắc rối và phức tạp hơn khi một trong các bên hoặc cả hai
bên đều không thi hành các nghĩa vụ của mình như đã cam kết. Hệ quả pháp lí tất
yếu là bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ sẽ phải gánh chịu các chế tài do các bên đã
thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, đối với trường hợp bên vay
vi phạm nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và các nghĩa vụ khác có liên quan thì về nguyên
tắc là khối tài sản bảo đảm sẽ được đem ra phát mại theo quy định của pháp luật để
thu hồi nợ cho phía tổ chức tín dụng. Nếu khối tài sản bảo đảm không phát mại
được hoặc phát mại được nhưng không đủ thanh toán nợ cho tổ chức tín dụng thì
khi đó tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên vay phải thanh toán nợ bằng các tài
sản khác của mình13.
Vậy, trong trường hợp hợp đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu thì cách
giải quyết đối với tài sản bảo đảm là như thế nào?Theo quy định đã dẫn ở trên, do
hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay là hai hợp đồng độc lập về mặt

hiệu lực pháp lí nên khi hợp đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu thì sẽ không dẫn
tới sự vô hiệu của hợp đồng bảo đảm tiền vay. Khi đó, khối tài sản bảo đảm sẽ
được giải quyết như sau: a) Nếu hợp đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu nhưng
các bên chưa thực hiện, nghĩa là không phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản thì do
đó sự bảo đảm trở nên không cần thiết và vì thế giao dịch bảo đảm sẽ chấm dứt; b)
Nếu hợp đồng tín dụng có bảo đảm bị vô hiệu nhưng các bên đã thực hiện một
phần hay toàn bộ thì về nguyên tắc là họ phải hoàn trả cho nhau các tài sản đã
nhận. Trong trường hợp này, nếu việc hoàn trả tài sản đã nhận là nghĩa vụ của
khách hàng thì do đó sự bảo đảm vẫn là cần thiết, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên
có quyền nhận lại tài sản. Khi đó, nghĩa vụ được bảo đảm sẽ là nghĩa vụ mới phát
sinh - nghĩa vụ hoàn trả tài sản đã nhận do hợp đồng tín dụng vô hiệu và khối tài
sản bảo đảm sẽ được đem ra xử lí để thu hồi đủ số tài sản này cho bên có quyền

13 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2016.

15


nhận tài sản là tổ chức tín dụng14.
Ví dụ: Ngân hàng X cho doanh nghiệp Y vay tiền với cam kết bảo đảm bằng
tài sản thế chấp là nhà kho của doanh nghiệp Y. Nếu vì lí do nào đó mà hợp đồng tín
dụng giữa hai bên bị toà án tuyên bố vô hiệu và ngân hàng X đã thực hiện nghĩa vụ
chuyển giao tiền vay thì về nguyên tắc, họ sẽ được doanh nghiệp Y hoàn trả lại số
tiền mà chủ thể này đã nhận. Nghĩa vụ hoàn trả này sẽ được bảo đảm thực hiện
bằng khối tài sản đã thế chấp, vì theo quy định trên thì giao dịch bảo đảm vẫn có
hiệu lực, mặc dù hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm (hợp đồng tín dụng) đã bị
vô hiệu15.
Qua ví dụ trên đây, có thể khẳng định rằng theo pháp luật hiện hành về giao
dịch bảo đảm thì nghĩa vụ được bảo đảm không chỉ là nghĩa vụ tài sản phát sinh từ

hợp đồng được bảo đảm mà còn bao gồm cả nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho bên nhận
bảo đảm (nghĩa vụ này phát sinh do việc xử lí hợp đồng được bảo đảm bị vô hiệu,
theo nguyên tắc các bên phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi kí kết hợp đồng).
1.1.5. Các biện phápbảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín
dụng được áp dụng phổ biến hiện nay
Trên thế giới, pháp luật các nước đều thừa nhận nhiều biện pháp bảo đảm
khác nhau để giúp bên chủ nợ và khách nợ có thể lựa chọn áp dụng biện pháp thích
hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại Việt Nam, Điều 292 Bộ
luật dân sự 2015 đã ghi nhận 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm
cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc, bảo lưu quyền sở
hữu, tín chấp, cầm giữ tài sản, trong đó các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh
được áp dụng thường xuyên trong các quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với
khách hàng. Bằng cách ghi nhận các biện pháp bảo đảm này, nhà làm luật đã thiết
lập cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp bảo đảm trong quan
hệ tài sản nói chung và quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay
nói riêng.
Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ tập trung phân tích ba
14 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2016.
15 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, NXB
Tư pháp, Hà Nội 2016.

16


biện pháp bảo đảm tiền vay có tính phổ biến dưới đây:
Thứ nhất, về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín
dụng bằng cầm cố tài sản.
Trong khoa học pháp lý, cầm cố tài sản được quan niệm là biện pháp bảo
đảm đối vật, theo đó bên cầm cố phải chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình

cho bên nhận cầm cố giữ để làm tin khi khoản nợ vay không được bên vay thanh
toán đầy đủ và đúng hạn. Còn trong pháp luật thực định, nhà làm luật định nghĩa:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ”16.
Về lý thuyết, biện pháp cầm cố tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay
theo hợp đồng tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, trong cầm cố tài sản, bên cầm cố bắt buộc phải chuyển giao tài sản
cầm cố cho bên nhận cầm cố nắm giữ, quản lý trong suốt thời gian cầm cố và đây là
một nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên nhận cầm cố. Nghĩa vụ này phát sinh trên
cơ sở quy định của pháp luật nhưng các bên cũng có thể thỏa thuận và ghi nhậnlại
trong hợp đồng cầm cố tài sản17.
Hai là, do hợp đồng cầm cố là một loại giao dịch dân sự nên về nguyên tắc
hợp đồng cầm cố tài sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.Theo quy định của luật, việc cầm cố tài
sản sẽ có hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố
nắm giữ tài sản cầm cố. Riêng đối với trường hợp bất động sản là đối tượng của
cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng
đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký thế chấp bất động sản.
Ba là,trong cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố
thanh toán các chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố trong suốt thời gian cầm
cố, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Điều này có nghĩa là, với tư cách là
chủ sở hữu tài sản cầm cố, bên cầm cố phải tự gánh chịu các chi phí bảo quản tài
sản nếu tài sản đó được chuyển giao cho người khác quản lý theo ý chí của chủ tài
16 Xem thêm: Điều 309 Bộ luật dân sự 2015.
17 Nghĩa vụ này được nhà làm luật ghi nhận tại khoản 1 Điều 311 Bộ luật dân sự 2015.

17



sản (bên cầm cố).
Thứ hai, về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín
dụng bằng thế chấp tài sản.
Trong khoa học pháp lý, thế chấp tài sản được quan niệm là biện pháp bảo
đảm đối vật, theo đó bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp thuộc sở
hữu của mình cho bên nhận thế chấp chiếm giữ, quản lýmà chỉ bàn giao giấy tờ gốc
chứng minh quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp. Còn trong pháp luật thực
định, nhà làm luật định nghĩa: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên
thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên
kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”18.
Về lý thuyết, biện pháp thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay
theo hợp đồng tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là,trong biện pháp thế chấp tài sản, bên thế chấp vẫn tiếp tục quản lý tài
sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp mà không phải chuyển giao tài sản thế
chấp cho bên nhận thế chấp nắm giữ, quản lý. Tuy nhiên, các bên cũng có thể thỏa
thuận chuyển giao tài sản thế chấp cho bên thứ ba quản lý nhằm đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp cho bên nhận thế chấp19.
Hai là,đối với biện pháp thế chấp tài sản, tuy bên nhận thế chấp không trực
tiếp cầm giữ tài sản thế chấp nhưng về nguyên tắc họ luôn có quyền ưu tiên theo
đuổi tài sản và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho mình, bất luận tài sản thế
chấp đang nằm trong tay ai và chúng được quản lý như thế nào. Đặc điểm này xuất
phát từ bản chất của thế chấp tài sản, vốn dĩ là một biện pháp bảo đảm đối vật. Đây
cũng là đặc trưng có tính bản chất của thế chấp tài sản và giúp cho thế chấp tài sản
trở thành biện pháp bảo đảm ưu việt nhất trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bên nhận thế chấp, so với các biện pháp bảo đảm khác, đặc biệt là các biện
pháp bảo đảm đối nhân.
Ba là, trong thời gian thế chấp, bên thế chấp hầu như có đầy đủ các quyền
của chủ tài sản như: khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp,
trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận; đầu tư để
18 Xem thêm: Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015.

19 Vấn đề này hiện được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận tại khoản 2 Điều 317 Bộ luật
dân sự 2015.

18


làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và
giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được
bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển
trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua
thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được
thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.Trường hợp tài sản thế chấp là
kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo
đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận20.
Như vậy, có thể thấy rằng so với cầm cố tài sản thì biện pháp thế chấp tài sản
có những điểm khác biệt nhất định và những khác biệt này hoàn toàn xuất phát từ
bản chất của thế chấp tài sản.
Thứ ba, về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín
dụng bằng bảo lãnh của bên thứ ba.
Trong khoa học pháp lý, bảo lãnh được quan niệm là biện pháp bảo đảm đối
nhân, theo đó bên bảo lãnhcam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ, nếu đến hạn mà người này không thực hiện nghĩa vụ đối với bên
có quyền. Còn trong pháp luật thực định ở Việt Nam hiện nay, nhà làm luật định
nghĩa: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên
có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” 21.
Nhà làm luật cũng quy định các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh

không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Về lý thuyết, biện pháp bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo
hợp đồng tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là,xét về bản chất, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân, theo đó bên
bảo lãnh không cam kết đem một tài sản cụ thể của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ
20 Thực tế cho thấy, các quyền năng này cũng đã được nhà làm luật Việt Nam ghi
nhận tại Điều 321 Bộ luật dân sự 2015.
21 Xem thêm: Khoản 1 Điều 335 Bộ luật dân sự 2015.

19


của bên được bảo lãnh đối với bên có quyền, mà chỉ cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh nếu đến hạn mà người này không thực hiện nghĩa vụ
đối với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh). Nói như vậy có nghĩa là, bên nhận bảo
lãnh không thiết lập được quyền ưu tiên và quyền theo đuổi đối với các tài sản cụ
thể của bên bảo lãnh trong suốt thời gian bảo lãnh. Vì vậy, bên bảo lãnh có thể lợi
dụng nguyên tắc này để tìm cách “tẩu tán tài sản”của mình trước khi bị bên nhận
bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh (nghĩa vụ trả nợ thay bên
được bảo lãnh). Đây cũng chính là điểm bất lợi hay điểm hạn chế của các biện pháp
bảo đảm đối nhân nói chung và bảo lãnh nói riêng, so với các biện pháp bảo đảm
đối vật - đặc biệt là biện pháp thế chấp tài sản.
Hai là,trong biện pháp bảo lãnh, bên bảo lãnh chỉ đóng vai trò là “con nợ dự
bị” của bên nhận bảo lãnh (bên có quyền), so với “con nợ chính” là bên được bảo
lãnh (bên có nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh). Nói cách khác, bên bảo lãnh
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo
lãnh – với tư cách là con nợ chính, đã không thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận
bảo lãnh khi đến hạn. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận thì bên bảo lãnh cũng có
thể bị bên nhận bảo lãnh đòi tiền ngay cả khi bên được bảo lãnh vẫn có khả năng
thực hiện nghĩa vụ của họ.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay
có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị
trường. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm này trong quan hệ cho vay
của tổ chức tín dụng cũng góp phần đảm bảo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng và
thông qua đó bảo đảm sự vận hành an toàn cho nền kinh tế.
1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay
theo hợp đồng tín dụng
1.2.1. Khái niệmvà cấu trúc của pháp luật vềbảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền
vay theo hợp đồng tín dụng
Giống như bất kỳ lĩnh vực pháp luật nào khác, khái niệm pháp luật về bảo
đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng có thể được quan niệm là tổng
hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã

20


hội phát sinh trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch bảo đảm trong quan
hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
Với tư cách là một lĩnh vực của luật tư, pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
tiền vay theo hợp đồng tín dụng tuy về cơ bản vẫn dựa theo triết lý điều chỉnh của
luật tư, nghĩa là Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận và tự định đoạt của
các bên tham gia vào giao dịch bảo đảm nhưng trên thực tế, nó đã được “tinh chỉnh”
để đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích công và trật tự công
cộng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Từ triết lý nêu trên trong điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ cho vay có
bảo đảm giữa tổ chức tín dụng với khách hàng, cấu trúc của pháp luật về bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng bao gồm các nhóm quy phạm pháp
luật chủ yếu sau đây:
(i) Nhóm quy định về chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
tiền vay theo hợp đồng tín dụngvà tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp

đồng tín dụng. Trên nguyên tắc, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ xác
định rõ chủ thể tham gia vào giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng là ai, quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó như thế nào trong quan hệ
hợp đồng bảo đảm tiền vay, các tài sản nào có thể là đối tượng bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng.
(ii) Nhóm quy định về xác lậpgiao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay
theo hợp đồng tín dụng. Về lý thuyết, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ
quy định rõ các hình thức bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng;
quy trình, thủ tục xác lập giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng
tín dụng; vấn đề hiệu lực của giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng.
(iii) Nhóm quy định về thực hiện giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay
theo hợp đồng tín dụng. Về lý thuyết, nhóm quy phạm pháp luật này có nhiệm vụ
quy định về nguyên tắc và trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả
nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng vì lợi ích của các bên tham gia giao dịch bảo
đảm. Mặt khác, nhóm quy phạm pháp luật này cũng có nhiệm vụ xác định rõ hậu

21


quả pháp lý của trường hợp các bên không thực hiện đúng cam kết trong giao dịch
bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng (chẳng hạn như: chế tài
đối với hành vi vi phạm hợp đồng bảo đảm, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp
đồng bảo đảm…).
(iv) Nhóm quy định về xử lý tài sản trong giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
tiền vay theo hợp đồng tín dụng. Nhiệm vụ của nhóm quy phạm pháp luật này là
xác định rõ các trường hợp cần xử lý tài sản bảo đảm; nguyên tắc và phương thức
xử lý tài sản bảo đảm; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong quá
trình xử lý tài sản bảo đảm; trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ
tiền vay theo hợp đồng tín dụng.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật vềbảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền
vay theo hợp đồng tín dụng
Không thể phủ nhận rằng có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến pháp luật
về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng trong nền kinh tế thị
trường ở mỗi quốc gia.Ở mức độ khái quát, có thể cho rằng các yếu tố này bao
gồm:
Thứ nhất, yếu tố lợi ích của các bên liên quan ðến giao dịch bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng. Sở dĩ có thể khẳng ðịnh rằng yếu tố lợi
ích có tác ðộng trực tiếp ðến pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng là bởi vì, suy cho cùng, pháp luật nói chung và pháp luật về giao dịch
bảo ðảm nói riêng chẳng qua là công cụ ðể Nhà nýớc thực hiện việc phân bổ lợi ích
giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội mà thôi, trong ðó có lợi ích của Nhà nýớc
và lợi ích của các bên tham gia giao dịch bảo ðảm tiền vay theo hợp ðồng tín dụng.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng, pháp luật là công cụ ðể Nhà nýớc ðiều chỉnh hành vi xử sự của các
bên tham gia giao dịch bảo ðảm vì lợi ích của chính họ và lợi ích của cả Nhà nýớc.
Vì vậy, nếu Nhà nýớc thiết kế các quy ðịnh về giao dịch bảo ðảm một cách hợp lý,
ðảm bảo sự hài hòa, cân bằng về lợi ích của tất cả các chủ thể có liên quan (bên bảo
ðảm, bên nhận bảo ðảm, Nhà nýớc và ngýời thứ ba) thì các quy ðịnh ðó chắc chắn
sẽ ðýợc các chủ thể này tự giác tuân thủ. Ngýợc lại, nếu các quy ðịnh về bảo ðảm

22


nghĩa vụ trả nợtiền vay không ðảm bảo ðýợc quyền và lợi ích hợp pháp cho một chủ
thể nào ðó thì chủ thể này sẽ có xu hýớng vi phạm pháp luật ðể tránh sự bất lợi cho
mình, còn chủ thể ðýợc lợi hõn bởi các quy ðịnh pháp luật thì sẽ có xu hýớng muốn
thực hiện các quy ðịnh ðó.
Thứ hai, yếu tố trình ðộ phát triển của nền kinh tế - xã hội.Không thể phủ
nhận rằng trình ðộ phát triển của nền kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia sẽ có tác ðộng,

ảnh hýởng trực tiếp ðến hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng nói riêng. Sự ảnh hýởng này thể
hiện ở chỗ: Nếu nền kinh tế - xã hội của một quốc gia ðang ở trình ðộ phát triển cao
thì nó sẽ ðặt ra các yêu cầu ðối với hệ thống pháp luật (trong ðó có pháp luật về bảo
đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng) là phải phát triển ở trình ðộ
týõng ứng ðể tạo hành lang hay khuôn khổ pháp lý phù hợp cho các hoạt ðộng kinh
tế, hoạt ðộng xã hội ðýợc thực hiện tốt hõn, hiệu quả hõn. Ngýợc lại, nếu một quốc
gia có nền kinh tế - xã hội kém phát triển hoặc chậm phát triển thì tất yếu nó sẽ tác
ðộng ðến sự phát triển của hệ thống pháp luật, trong ðó có các quy ðịnh về bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng. Vì vậy, ðể hoàn thiện pháp luật về
bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng, Nhà nýớc rất cần chú ý
ðến mối quan hệ tác ðộng qua lại giữa yếu tố kinh tế và yếu tố pháp luật, giống nhý
mối quan hệ biện chứng giữa cõ sở hạ tầng và kiến trúc thýợng tầng trong một hình
thái kinh tế xã hội vậy.
Thứ ba, yếu tố truyền thống vãn hóa và ðạo ðức xã hội, ðạo ðức nghề nghiệp.
Ðây là một trong những yếu tố có tác ðộng trực tiếp ðến pháp luật kinh tế nói chung
và pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụngnói riêng.
Ðiều này thể hiện ở chỗ, về lý thuyết cũng nhý trong thực tế, tất cả các bên tham gia
vào giao dịch bảo ðảm và giao dịch cho vay ðều chịu ảnh hýởng ít nhiều bởi truyền
thống vãn hóa dân tộc cũng nhý vãn hóa kinh doanh và ðạo ðức nghề nghiệp, ðạo
ðức xã hội. Ðiều này có ảnh hýởng nhất ðịnh ðến thói quen thực hiện pháp luật và
tuân thủ pháp luật của chủ thể tham gia vào giao dịch bảo ðảm. Vì vậy, việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín
dụng cần phải tính ðến sự tác ðộng của yếu tố vãn hóa kinh doanh và ðạo ðức nghề

23


nghiệp, ðạo ðức xã hội của ngýời tham gia vào giao dịch bảo ðảm nhằm giúp cho
các quy ðịnh này ðạt ðýợc mức ðộ hiệu quả tối ýu.


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ TRẢ NỢ
TIỀN VAY THEO HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN
CÔNG CHỨNG GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp
đồng tín dụng
2.1.1. Thực trạng quy định về chủ thể tham gia giao dịch bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng và tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền
vay theo hợp đồng tín dụng
Như đã đề cập đến trong mục 1.2.1 của chương 1, nhóm quy định này có
nhiệm vụ xác định rõ chủ thể tham gia vào giao dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền
vay theo hợp đồng tín dụng là ai, quyền và nghĩa vụ của chủ thể đó như thế nào
trong quan hệ hợp đồng bảo đảm tiền vay, các tài sản nào có thể là đối tượng bảo
đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng.
Trước hết, về quy định liên quan đến thành phần chủ thể tham gia vào giao
dịch bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng.
Theo quy định của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và
gần đây nhất làBộ luật dân sự 2015, chủ thể tham gia vào giao dịch bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng bao gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo
đảm. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, nhà
làm luật quy định: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng
quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với
bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc
của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên
ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín

24



×