Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

KHÚC THỊ PHƢƠNG NHUNG

PH¸P LUËT VÒ HO¹T §éNG MUA B¸N Nî
CñA Tæ CHøC TÝN DôNG ë VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

KHÚC THỊ PHƢƠNG NHUNG

PH¸P LUËT VÒ HO¹T §éNG MUA B¸N Nî
CñA Tæ CHøC TÝN DôNG ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9380101.05

LUẬN ÁN TIỄN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Nghiên cứu sinh cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc
lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận án. Trong luận án
này: các số liệu, thông tin được trích dẫn theo đúng qui định; các số liệu
sử dụng là trung thực và có căn cứ; lập luận, phân tích, đánh giá, kiến
nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân và nghiên cứu của tác giả
luận án. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Khúc Thị Phƣơng Nhung


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: 11TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 11
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................... 11
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán
nợ và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng .......... 11
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng pháp luật về hoạt động mua,
bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam ........................................... 27
1.1.3. Những đề xuất trong các công trình nghiên cứu nhằm hoàn thiện

pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng................. 32
1.1.4. Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã giải quyết được liên
quan đến đề tài luận án và cần phải được kế thừa ............................. 35
1.1.5. Những vấn đề các công trình khoa học chưa giải quyết được liên
quan đến đề tài luận án và cần được tiếp tục nghiên cứu .................. 36
1.2.
Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................. 40
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................... 40
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 42
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 44
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA,
BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ
HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ........ 46
Những vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức
tín dụng.............................................................................................. 46
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nợ của tổ chức tín dụng ............... 46
2.1.


2.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ........ 60
2.1.3. Vai trò của hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng .................. 67
2.1.4. Các nguyên tắc và phương thức mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ..... 70
Những vấn đề lý luận về pháp luật hoạt động mua, bán nợ
của tổ chức tín dụng ......................................................................... 79
2.2.1. Khái niệm pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ...... 79
2.2.2. Đặc điểm của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức
tín dụng............................................................................................... 82
2.2.3. Nội dung của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức
tín dụng............................................................................................... 84
2.2.4. Các yếu tố chi phối pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ

chức tín dụng ...................................................................................... 93
Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 98
2.2.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA,
BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM ....................100
3.1.
Về chủth


cệ
n
ih
o



n
g
m
u
,b
a
n
á


c
tổ
a


h
ín
c
d
ụg.............................................................................................. 101
Về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động mua, bán nợ của tổ
chức tín dụng .................................................................................. 126
3.3.
Về hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ......................... 133
3.3.1. Hình thức của hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ............ 133
3.3.2. Nội dung của hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ............. 135
3.2.

Về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ của
tổ chức tín dụng .............................................................................. 150
Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 160
3.4.

CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ
CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM .............................................. 162
Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán
nợ của tổ chức tín dụng ................................................................. 162
4.1.1. Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống ngân hàng ............... 162
4.1.


4.1.2. Đáp ứng được các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo

tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, tính
khả thi của hệ thống pháp luật ......................................................... 163
4.1.3. Khắc phục được những bất cập của pháp luật về hoạt động mua,
bán nợ của tổ chức tín dụng ............................................................. 164
4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín
dụng nhằm hạn chế nợ xấu, đảm bảo sự an toàn của hệ thống các
tổ chức tín dụng ................................................................................ 165
4.1.5. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín
dụng nhằm tạo lập thị trường mua, bán nợ ...................................... 166
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ
của tổ chức tín dụng ở Việt Nam .................................................. 167
Về chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng .. 167
Về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động mua, bán nợ của tổ chức
tín dụng............................................................................................. 173
Về hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng .............................. 176
Về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ của tổ
chức tín dụng .................................................................................... 181

4.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt
động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam .................. 183
4.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc xây dựng và áp
dụng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng...... 183

4.3.2. Công khai, minh bạch thông tin về nợ xấu của hệ thống ngân hàng .... 183
4.3.3. Nâng cao chất lượng tuyển dụng, tăng cường và chú trọng đến
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực
hiện hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ........................... 184
Kết luận Chƣơng 4 ...................................................................................... 185
KẾT LUẬN .................................................................................................. 186
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................ 188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 189


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ý nghĩa

Chữ viết tắt
AEG

Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên hợp quốc
(Advisory Expert Group)

AMC

Công ty quản lý tài sản
(Asset Management Company)

BIS

Ngân hàng thanh toán quốc tế
(Bank for International Settlements)


BLDS

Bộ luật Dân sự

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng
(Credit Information Center)

DATC

Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam
(Vietnam Debt and Asset Trading Corporation)

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ECB

Ngân hàng Trung Ương Châu Âu
(The European Central Bank)

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

(The International Monetary Fund)

KAMCO

Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc
(Korea Asset Management Company)

NHNNVN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

NPLs

Nợ không sinh lời (Non Performing Loans)

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPĐB

Trái phiếu đặc biệt


TSBĐ

Tài sản bảo đảm

WB

Ngân hàng thế giới (World Bank)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 3.1

VAMC mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt giai
đoạn 2013 - 2017

108

Bảng 3.2

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ giai đoạn 2014 - 2017

112


Bảng 3.3

VAMC xử lý nợ xấu đã mua từ TCTD giai đoạn
2015 - 2018

114

VAMC mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt giai
đoạn 2013 - 2017

108

Biểu đồ 3.2

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ giai đoạn 2014 - 2017

112

Biểu đồ 3.3

Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng giai
đoạn 2007-2017

116

Biểu đồ 3.1


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đặc biệt
là các ngân hàng được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ thống này được
hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính
được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả từ đó kích thích tăng trưởng kinh
tế một cách bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò to lớn này, cũng không thể phủ
nhận những tổn thất và hậu quả khá nặng nề mà hệ thống này gây ra nếu hoạt động
của nó không được như mong đợi. Rủi ro tín dụng luôn gắn với các khoản nợ, nhất
là các khoản nợ xấu - các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Có thể thấy, từ năm
2016, yêu cầu giải quyết ngay bài toán nợ xấu của các TCTD không còn cấp bách
như giai đoạn từ 2010 – 2015. Tuy nhiên, việc giải quyết nợ xấu vẫn luôn là một
trong các nội dung ưu tiên hàng đầu trong chính sách kinh tế. Chính vì vậy trong Đề
án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định số
1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 đã xác định rõ một số các mục tiêu như:
(i) Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng
tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém
bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận
trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an
toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng
các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh,
bảo đảm tính thanh khoản. (ii) Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài
chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định
của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; từng bước xử lý và xóa bỏ
tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi
phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài
ngành của các ngân hàng thương mại….(iii) Phấn đấu xử lý và kiểm soát
nợ xấu để đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín
dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng

1



Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống
dưới 3% (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém đã được
Chính phủ phê duyệt phương án xử lý) [102].
Để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng
với các TCTD phải có được những chính sách đồng bộ và giải pháp tích cực hơn
nữa. Cụ thể là, về phía Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền phải tiếp tục triển
khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu; giải pháp về nâng cao năng lực tài chính
cho VAMC; giải pháp về thành lập các Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng. Đồng thời, phải không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý,
cơ chế chính sách về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm; phát triển thị trường mua bán
nợ để bảo đảm an toàn tín dụng, phát triển hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín
dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, sử dụng nguồn vốn tín
dụng an toàn, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Cùng với đó, bản thân các
TCTD cũng cần chủ động đưa ra và áp dụng các giải pháp nhằm ổn định và phát
triển nguồn vốn đồng thời bảo đảm sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Hiện nay có rất nhiều cách thức khác nhau để xử lý nợ nói chung và xử lý nợ
xấu nói riêng như tiến hành cơ cấu lại khoản nợ (điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn
nợ); trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong những trường hợp nhất định; xử lý
tài sản bảo đảm; chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại doanh nghiệp khách nợ; Tái
cơ cấu doanh nghiệp khách nợ; Khởi kiện ra Tòa án để áp dụng các biện pháp tố
tụng thu hồi hoặc bán lại khoản nợ cho nhà đầu tư khác… Trong số các giải pháp cơ
bản đó, hiện nay mua, bán nợ được xem là một trong những giải pháp phổ biến và
mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, yêu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý kinh doanh
và các qui định của pháp luật có liên quan đến hoạt động mua, bán nợ của TCTD là
điều hết sức cần thiết.
Tại Việt Nam, hoạt động mua, bán nợ của TCTD bắt đầu được hình thành từ
năm 1999 với Quyết định số 140/1999/QĐ– NHNN14 ngày 19 tháng 4 năm 1999
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Qui chế mua, bán nợ của các

tổ chức tín dụng. Từ đó cho đến nay, cơ chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng
không chỉ hình thành được khung pháp lý chung, ngày càng được hoàn thiện, các
qui định đã cụ thể, chi tiết hơn về điều kiện và phương thức thực hiện thể hiện vai

2


trò không nhỏ vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng,
tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, sử dụng nguồn vốn tín dụng an
toàn, hiệu quả, góp phần “khơi thông” dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế
-xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Hệ thống
các qui định hướng dẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và còn mâu thuẫn, điều
này làm ảnh hưởng đến tính khả thi của một số qui định khi triển khai trên thực tế.
Chẳng hạn như liên quan đến chủ thể thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD
thì hiện nay một số qui định về qui mô, năng lực tài chính và nguồn nhân lực ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động mua, bán nợ của các chủ thể. Hay các qui
định của pháp luật về hợp đồng mua, bán nợ của TCTD hiện vẫn chưa đảm bảo
được sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia giao dịch mua, bán nợ dẫn đến tình
trạng các bên không thực hiện được các quyền của mình, không khuyến khích được
các chủ thể trong xã hội tham gia vào thị trường mua, bán nợ khiến thị trường mua,
bán nợ của TCTD chưa thực sự phát triển. Ngoài ra, việc thiếu một qui trình thống
nhất để thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD cũng đang là một trong những
hạn chế của pháp luật hiện hành, điều này một phần xuất phát từ thực tiễn hiện nay
là hoạt động mua, bán nợ đang được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau nhưng
mỗi chủ thể lại chịu sự quản lý, chi phối từ các chủ thể khác. Do vậy, văn bản qui
phạm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể này cũng có sự khác biệt. Thực trạng
nêu trên dẫn đến hệ quả các qui định của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD ở Việt Nam nằm rải rác, tản mạn ở nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác
nhau và đôi khi chứa đựng những nội dung mâu thuẫn, không thống nhất gây ra
không ít những khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện.

Như vậy, có thể thấy pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD chưa
thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để xử lý nợ xấu, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và
thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng. Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa
học các qui định của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD để nhìn nhận
được điểm phù hợp và chỉ ra được những bất cập nhằm hoàn thiện chúng là một
việc làm cần thiết.
Vấn đề đặt ra là cần hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD theo hướng nào? Để trả lời câu hỏi này đòi hỏi phải có những nghiên cứu

3


chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn trong hoạt động mua bán nợ
của TCTD, đặt chúng trong mối quan hệ với các qui định khác của pháp luật kinh tế
nói chung và pháp luật ngân hàng nói riêng, đồng thời đề ra những kiến giải cần
thiết để pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam thực sự là hành
lang pháp lý quan trọng giúp phát triển thị trường mua bán nợ thông qua việc ghi
nhận một cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu
trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào các giao dịch mua bán nợ. Đồng thời hạn
chế tối đa sự can thiệp từ phía Nhà nước vào hoạt động mua bán nợ của TCTD để từ
đó đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đó cũng
chính là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Pháp luật về hoạt động mua
bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến
sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt
động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng; pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ
chức tín dụng và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam
về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải

pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức
tín dụng như khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ của tổ chức tín dụng; Khái niệm,
đặc điểm, vai trò của hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng và các phương
thức mua, bán nợ của TCTD;
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về hoạt động mua, bán
nợ của TCTD; Các nguyên tắc của hoạt động mua, bán nợ của TCTD; Nội dung của
pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD;
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD, đặc biệt là nêu ra những ưu điểm và bất cập trong các qui định của pháp luật
hiện hành về hoạt động mua, bán nợ của TCTD;

4


- Phân tích tình hình thực thi pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD
ở Việt Nam trong thời gian qua;
- Xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về hoạt động mua, bán nợ của TCTD.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các qui định của pháp luật Việt Nam hiện
hành về hoạt động mua, bán nợ của TCTD và thực tiễn thực thi pháp luật về hoạt
động mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh phân tích chủ yếu
dưới góc độ pháp lý của hoạt động mua, bán nợ của TCTD trong đó bên bán nợ là

TCTD – đề tài không nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ đã được bán lại. Luận án
cũng không đi sâu phân tích việc mua, bán khoản nợ bằng việc thế quyền yêu cầu
giữa các chủ thể mua, bán nợ. Đồng thời, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: Thứ nhất,
hoạt động cấp tín dụng của TCTD được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
thông qua các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,
bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Do đó, nợ là đối tượng của
hoạt động mua, bán nợ của TCTD có thể phát sinh từ tất cả các nghiệp vụ nêu trên.
Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này nghiên cứu sinh trọng tâm nghiên cứu đến
khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay dựa trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa
TCTD và khách hàng vay là cá nhân, tổ chức, trong đó đặc biệt chú trọng đến các
khoản nợ xấu. Luận án không nghiên cứu hoạt động mua, bán nợ phát sinh từ hợp
đồng vay, cho vay giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thứ hai, hoạt
động mua, bán nợ của TCTD được thực hiện bởi đa dạng các chủ thể khác nhau như
VAMC, DATC, các AMC trực thuộc các NHTM, các TCTD và các tổ chức, cá nhân
khác. Tuy nhiên, luận án trọng tâm vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về
hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam bởi chủ thể là Công ty quản
lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Viet Nam Asset Management Company
– VAMC) – một tổ chức mua bán nợ xấu chuyên nghiệp và phổ biến của các nước

5


trên thế giới. Thực trạng về hoạt động mua, bán nợ của các chủ thể khác như DATC,
các AMC trực thuộc NHTM được đề cập trong luận án dưới góc độ so sánh.
Ngoài ra, luận án không đi sâu vào việc phân tích những tranh chấp và
thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua, bán nợ
của TCTD.
Về thời gian
Đề tài nghiên cứu các qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt
động mua, bán nợ của TCTD và khảo sát các số liệu thực tế phản ánh kết quả về

hoạt động mua, bán nợ của TCTD từ năm 2013-2019.
4. Kết quả nghiên cứu và những điểm mới của luận án
4.1. Kết quả nghiên cứu
Luận án đã đạt được những kết quả nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa những kết quả nghiên cứu lý luận về hoạt
động mua, bán nợ của TCTD và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, trong
đó nêu ra những vấn đề có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài luận án mà các
nhà khoa học đi trước đã giải quyết và chỉ ra những vấn đề chưa được giải quyết.
Thứ hai, luận án đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán nợ
của TCTD và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD như: khái niệm, đặc
điểm, phân loại nợ của tổ chức tín dụng; khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động
mua, bán nợ của tổ chức tín dụng và các phương thức mua, bán nợ của TCTD; khái
niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD; các nguyên
tắc của hoạt động mua, bán nợ của TCTD; nội dung của pháp luật về hoạt động mua,
bán nợ của TCTD; các yếu tố chi phối pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD.
Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD ở Việt Nam dưới cả hai phương diện: thực trạng qui định pháp luật và thực tiễn
thực thi pháp luật theo các nội dung là: chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán nợ của
TCTD; trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD; hợp đồng mua,
bán nợ của TCTD và xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ của TCTD.
Thứ tư, luận án đưa ra những phương hướng, đề xuất các giải pháp hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Việt Nam về hoạt động mua, bán nợ
của TCTD trong thời gian tới.

6


4.2. Những điểm mới của luận án
Luận án có những điểm mới như sau:
Thứ nhất, đã xây dựng được khái niệm và chỉ ra đặc điểm cơ bản về nợ của

TCTD. Theo đó, nợ của TCTD có thể được hiểu như sau: “Nợ của tổ chức tín dụng
là một khoản tiền bao gồm khoản gốc, lãi, phí và/hoặc chi phí khác có liên quan mà
khách hàng (tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ phải trả cho tổ chức tín dụng tại một
thời điểm nhất định theo thỏa thuận được xác lập trong hợp đồng giữa TCTD và
khách hàng”. Trên cơ sở đó, luận án đã chỉ ra được 5 đặc điểm cơ bản về nợ của
TCTD gồm: (i) Nợ của TCTD thường phát sinh trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa
TCTD và khách hàng; (ii) Nợ của TCTD thường đi kèm với sự bảo đảm khả năng
thanh toán thông qua các biện pháp bảo đảm tiền vay; (iii) Nợ của tổ chức tín dụng
được các bên xác định trước thời điểm trả nợ; (iv) Nợ của TCTD bao gồm số tiền
vay gốc, lãi, phí và chi phí khác nếu có; và (v) Nợ của tổ chức tín dụng là kết quả
của quá trình mà tổ chức tín dụng thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của
chính mình thông qua hợp đồng tín dụng.
Xây dựng được khái niệm và chỉ ra các đặc điểm (đặc điểm chung và đặc
điểm riêng) của hoạt động mua, bán nợ của TCTD phù hợp với bản chất pháp lý của
hoạt động này. Theo đó, hoạt động mua, bán nợ của TCTD có thể được hiểu là:
“Hoạt động mua, bán nợ của TCTD là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (bên bán
nợ) và bên mua nợ được thực hiện thông qua hợp đồng mua, bán nợ. Theo đó,
quyền đòi nợ của TCTD (bao gồm cả quyền đối với tài sản bảo đảm của khoản nợ
nếu có) được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho bên mua nợ, còn bên mua nợ
có nghĩa vụ thanh toán cho TCTD theo thỏa thuận”. Trên cơ sở đó, Luận án đã chỉ
ra các đặc điểm chung của hoạt động mua, bán nợ của TCTD với các giao dịch mua
bán nợ khác trong dân sự. Bao gồm: (i) chủ thể của hoạt động mua bán nợ luôn có
sự tham gia của hai bên (Bên bán nợ và Bên mua nợ); (ii) đối tượng mua, bán là
quyền đòi nợ - một dạng quyền tài sản; (iii) cơ sở phát sinh khoản nợ là sự thỏa
thuận giữa các bên (bên có quyền sở hữu đối với tài sản và bên có nhu cầu sử dụng
tài sản đó); (iv) hình thức pháp lý của quan hệ mua, bán nợ đó chính là hợp đồng
mua, bán nợ. Bên cạnh những đặc điểm chung cơ bản đó thì hoạt động mua, bán nợ
của TCTD có những đặc điểm riêng, đặc thù như: (i) TCTD là chủ thể tham gia bắt

7



buộc trong quan hệ mua bán nợ của TCTD; (ii) đối tượng của hoạt động mua, bán
nợ của TCTD là quyền đòi nợ của TCTD đối với khách hàng; (iii) hoạt động mua,
bán nợ của TCTD là hoạt động phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay của TCTD
đối với khách hàng; (iv) hợp đồng mua, bán nợ là hình thức pháp lý của quan hệ
giữa các chủ thể tham gia mua, bán nợ của TCTD; và (v) hoạt động mua, bán nợ
của TCTD là một hoạt động có tính rủi ro cao.
Đồng thời, luận án đã xác định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động mua,
bán nợ của TCTD. Nêu và phân tích, đánh giá về hai phương thức mua, bán nợ của
TCTD bao gồm: Thỏa thuận và Đấu giá.
Thứ hai, xây dựng khái niệm pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD. Theo đó, “Pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng là hệ
thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD”.
Trên cơ sở khái niệm pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD, luận án
chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản của pháp luật về hoạt động này bao gồm: (i) Chủ thể chủ
yếu chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD là bên bán nợ (TCTD) và bên mua nợ; (ii) Về tính chất của các qui phạm
pháp luật; (iii) Về đối tượng điều chỉnh; (iv) Hoạt động mua, bán nợ của TCTD
được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật chuyên ngành và các qui phạm pháp
luật chung. Đồng thời, xác định nội dung pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD. Theo đó, nội dung pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD có thể
được phân chia thành các nhóm qui định như sau: (i) Các qui định về chủ thể thực
hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD; (ii) Các qui định về trình tự, thủ tục thực
hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD; (iii) Các qui định về hợp đồng mua, bán nợ
của TCTD (iv) Các qui định về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ
của TCTD; (v) Các qui định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua
bán nợ của TCTD.
Bên cạnh đó, luận án đã chỉ ra các yếu tố chi phối pháp luật về hoạt động mua,

bán nợ của TCTD. Trong đó nhấn mạnh, pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của
TCTD bị chi phối bởi nhiều yếu tố đa dạng và đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, các yếu
tố chủ yếu, điển hình bao gồm: (i) Chủ trương của nhà nước trong việc xử lý nợ xấu

8


và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; (ii) Yêu cầu về đảm bảo sự an toàn của các TCTD
nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung; (iii) Thực tiễn hoạt động mua, bán
nợ của TCTD; (iv) Sự tương tác giữa các bộ phận pháp luật trong hệ thống pháp luật
quốc gia và (v) Khả năng áp dụng pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
Thứ ba, phân tích một cách có hệ thống và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế,
bất cập của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam theo các nội
dung là: chủ thể tham gia vào hoạt động mua, bán nợ của TCTD; trình tự, thủ tục
thực hiện hoạt động mua, bán nợ của TCTD; hợp đồng mua, bán nợ của TCTD; xử
lý tài sản bảo đảm trong hoạt động mua, bán nợ của TCTD.
Thứ tư, luận án đã nêu ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động
mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam. Cụ thể như:
(i) Xác định rõ những phương hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về hoạt
động mua bán nợ của TCTD đó là: Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và
Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, phát triển hệ thống ngân hàng; Đáp ứng được
các tiêu chí hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính
thống nhất, tính phù hợp, tính khả thi của hệ thống pháp luật; Khắc phục được
những bất cập của pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD; Hoàn thiện pháp
luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD nhằm hạn chế nợ xấu, đảm bảo sự an toàn
của hệ thống các TCTD; Hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD
nhằm tạo lập thị trường mua bán nợ.
(ii) Đề xuất những giải pháp cụ thể hoàn thiện các qui định pháp luật về
hoạt động mua bán nợ của TCTD ở Việt Nam trên cơ sở những bất cập được chỉ

ra tại phần nghiên cứu thực trạng pháp luật trước đó. Đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt động mua, bán nợ
của TCTD ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu góp phần xây dựng hệ thống lý
luận về hoạt động mua, bán nợ của TCTD và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ
của TCTD cũng như đánh giá tương đối toàn diện thực trạng pháp luật về hoạt động
mua, bán nợ của TCTD ở Việt Nam hiện nay.

9


Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng trong
thực tiễn như sau:
Một là, Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền nghiên cứu trong việc xây dựng, sửa đổi pháp luật hiện hành ở Việt
Nam về hoạt động mua, bán nợ của TCTD. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của
Luận án rất hữu ích cho các công ty xử lý nợ xấu của TCTD như VAMC, DATC,
các AMC trong thực tiễn xử lý nợ xấu của TCTD.
Hai là, Luận án là tài liệu nghiên cứu cung cấp kiến thức pháp lý về hoạt
động mua, bán nợ của TCTD và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của TCTD
phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án gồm có 04 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín
dụng và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.
Chương 3. Thực trạng pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín

dụng ở Việt Nam.
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động
mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

10


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động mua, bán
nợ và pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
1.1.1.1. Lý luận về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Một là, về khái niệm, đặc điểm và phân loại nợ của tổ chức tín dụng
Về khái niệm nợ của tổ chức tín dụng
Ở Việt Nam hiện nay, còn ít công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm “nợ
của tổ chức tín dụng”. Tuy nhiên, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến
khái niệm “nghĩa vụ”, “nghĩa vụ dân sự” hay “nghĩa vụ trả nợ”. Một số công trình
tiêu biểu về vấn đề này có thể kể đến như:
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội (2006) [112];
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2014) [111].
Theo đó, nghĩa vụ được hiểu là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau,
trong đó một bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành
vi nhất định vì lợi ích của bên kia.
Giáo trình Luật Hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học) của
PGS.TS. Ngô Huy Cương (2013) [26, tr. 37-54]. Ở công trình nghiên cứu này, tác
giả không đưa ra khái niệm về nghĩa vụ mà chủ yếu tập trung luận bàn về khái niệm
nghĩa vụ theo pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì lịch sử trên cơ sở so sánh,
đối chiếu với pháp luật dân sự của một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản. Từ đó, cho

thấy những điểm phù hợp và những điểm còn chưa phù hợp trong các quan điểm
pháp lý về khái niệm nghĩa vụ.
Sách chuyên khảo Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ
chức tín dụng do PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy chủ biên (2006) [106, tr. 17-18]. Theo
đó, tác giả đã nhận định rằng, nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng theo pháp
luật của các nước cũng là một dạng của nghĩa vụ được qui định trong luật dân sự.
Nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng phát sinh trên cơ sở hoạt động cho vay của
TCTD và khách hàng.
11


Nếu như khái niệm nợ của tổ chức tín dụng ít được các công trình khoa học đề
cập và bàn luận tới thì ngược lại, “nợ xấu” lại là khái niệm có khá nhiều công trình
khoa học đề cập đến. Một số công trình tiêu biểu về vấn đề này có thể kể đến như:
Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”
của Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) [75]. Theo tác giả, quan điểm nợ xấu phải được
tiếp cận dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng. Có nghĩa là một khoản cho vay
trong hạn, hoặc thậm chí mới cho vay, nhưng có dấu hiệu chứng tỏ rằng khả năng trả
nợ của khoản vay là đáng nghi ngờ thì cũng có thể coi là một khoản nợ xấu.
Về khái niệm nợ xấu, công trình khoa học của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy
cũng cho rằng, về bản chất, nợ xấu là khoản nợ mà người vay không trả nợ đến hạn
bao gồm cả trường hợp cố ý không trả nợ và mất khả năng trả nợ [107, tr. 413-414].
Như vậy, quan điểm này chỉ dựa vào dấu hiệu chung là quá hạn trả nợ của khách
hàng mà không dựa vào thời gian quá hạn cụ thể.
Tại một số công trình khoa học khác thì cũng đã đề cập đến khái niệm nợ
xấu của tổ chức tín dụng như: bài viết Bàn thêm về xử lý nợ xấu của Phan Thị Thu
Hà và Phạm Thị Bích Duyên (2016) [124]; Bàn về xử lý nợ xấu của Tôn Thanh Tâm
(2017) [95]; Nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo qui
định Việt Nam và thông lệ quốc tế của Đinh Thị Thanh Vân (2012) [118]; Xử lý nợ
xấu của hệ thống ngân hàng thương mại từ kinh nghiệm thế giới đến thực tiễn Việt

Nam hiện nay của Nguyễn Đức Thành (2014) [98]. Ở các công trình nghiên cứu
này, quan điểm của các tác giả đều cho rằng, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ
dưới chuẩn, có thể là quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu
hồi vốn của chủ nợ.
Về đặc điểm và phân loại nợ của tổ chức tín dụng
Về đặc điểm nợ của TCTD đến nay cũng ít công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu đề cập đến đặc điểm của nợ xấu và
phân loại nợ của TCTD. Tiêu biểu có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Sách chuyên khảo của PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy chủ biên, theo đó, tác giả chỉ ra
ba đặc điểm của nợ xấu bao gồm: (i) Nợ xấu của TCTD chỉ phát sinh trong hoạt động
cho vay của TCTD; (ii) Nợ xấu là những khoản nợ dưới chuẩn; (iii) Nợ xấu phải là
những khoản nợ có bằng chứng nghi ngờ khả năng trả nợ của con nợ [107, tr. 414-415].

12


Công trình khoa học này cũng đã chỉ ra cách phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Theo đó,
các khoản nợ của TCTD được phân loại vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn; Nợ cần chú ý;
Nợ dưới tiêu chuẩn; Nợ nghi ngờ; Nợ có khả năng mất vốn [107, tr.389-390].
Ngoài ra, đề cập đến phân loại nợ của TCTD còn có một số công trình tiêu
biểu như: bài viết Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các tổ
chức tín dụng của Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Ngọc Lương [136]; Nợ xấu, phân
loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo qui định Việt Nam và thông lệ
quốc tế của Đinh Thị Thanh Vân [118]. Các công trình nghiên cứu này cũng đã chỉ
ra 5 nhóm nợ theo qui định của pháp luật hiện hành cùng với những ưu điểm và hạn
chế của cách phân loại này khi xem xét ở những góc độ khác nhau. Đồng thời, các
tác giả cũng cho rằng, việc đưa ra các tiêu chí phân loại nếu không tính tới thực tiễn
áp dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
của đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ do các TCTD e ngại hoặc không thể giải
ngân cho nhóm khách hàng này, ảnh hưởng đến chủ trương phát triển doanh nghiệp

vừa và nhỏ của Nhà nước. Do vậy, ngoài việc sử dụng 2 phương pháp phân loại nợ
như hiện nay Việt Nam có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm của các tổ
chức định mức tín nhiệm quốc tế đã sử dụng, nhưng cần tính đến đặc thù của nền
kinh tế Việt Nam, với số lượng các khách hàng có qui mô nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ áp
đảo. Tuy nhiên, bên cạnh đặc điểm về qui mô của doanh nghiệp, các công trình
nghiên cứu này lại chưa chỉ rõ các đặc thù khác của nền kinh tế Việt Nam để lý giải
cho việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm là cần thiết cùng với 2 phương
pháp phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.
Tại một số công trình nghiên cứu khác như: “Pháp luật về hoạt động mua
bán nợ của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam” [103]; “Hợp đồng mua bán nợ theo
pháp luật Việt Nam” [29]. Đây là những công trình khoa học cũng đã đề cập tới
đặc điểm và phân loại nợ của TCTD. Theo đó, các tác giả đồng tình với cách
phân loại nợ của TCTD thành 5 nhóm nợ. Song, về đặc điểm nợ của TCTD, đặc
biệt chú ý là ở công trình nghiên cứu “Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt
Nam” [29]. Trong đó, tác giả đã chỉ ra ba đặc trưng của nợ bao gồm: (i) Nợ là
một mối quan hệ pháp lý; (ii) Nợ là một quan hệ đối nhân (quyền đối nhân); (iii)
Nợ là một quan hệ về tài sản. Liên quan đến vấn đền này, tác giả Ngô Huy

13


Cương đã khẳng định nghĩa vụ là một quan hệ đối nhân (quyền đối nhân), theo
đó, quyền của trái chủ chỉ được thi hành đối với người thụ trái chứ không được
thi hành trên bất kỳ tài sản cụ thể nào [26, tr. 44]. Như vậy, nợ mặc dù mang bản
chất của nghĩa vụ nhưng nợ của TCTD có những đặc thù riêng vì khi cấp tín
dụng cho khách hàng, TCTD thường yêu cầu khách hàng phải có biện pháp bảo
đảm cho khoản vay như cầm cố, thế chấp. Và khi TCTD thực hiện quyền đòi nợ
mà bên nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì TCTD
có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Ở nước ngoài, cũng có một số công trình khoa học liên quan đến khái niệm,

đặc điểm và phân loại nợ của tổ chức tín dụng một cách gián tiếp có thể kể đến như:
Fundamentals of contract law (Đại cương về pháp luật hợp đồng) của Corinne
Renault Brahinsky [152, tr. 11]. Trong đó, tác giả khẳng định bản chất pháp lý của nợ
là một nghĩa vụ tài sản của bên nợ đối với chủ nợ và đưa ra khái niệm về nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, một số bài viết như La cession de creances (dịch là: chuyển giao
quyền đòi nợ) của Le monde politique [186]; Régime juridique du transfert de créances
(dịch là: Chế độ pháp lý về chuyển giao quyền đòi nợ) của Andoh Ludovie [181]. Ở
các công trình nghiên cứu này, quan điểm của các tác giả cũng cho rằng, nợ với bản
chất là nghĩa vụ của chủ thể này với chủ thể khác. Đồng thời, các tác giả cũng
khẳng định, thực chất chuyển giao quyền đòi nợ là quá trình chuyển giao quyền tài
sản của chủ thể có quyền cho một bên thứ ba theo thỏa thuận.
Tiếp đến, còn có một số công trình khoa học khác cũng đã đề cập đến khái
niệm nợ xấu và cách phân loại nợ hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế khi các
quan điểm đó được đưa ra dựa trên cả hai yếu tố là thời gian quá hạn và khả năng
trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn như: bài viết “Non-Performing Loans của Richard
[168, tr.7-9]; Macroeconomic and Bank-specific Determinants of Nonperforming
Loans in Greece: A Comparative Study of Mortgage, Business, and Consumer Loan
Portfolios (Các yếu tố cụ thể quyết định kinh tế vĩ mô và ngân hàng của các khoản
cho vay không hiệu quả ở Hy Lạp: Nghiên cứu so sánh về danh mục cho vay thế
chấp, kinh doanh và tiêu dùng) của Louzis [165, tr. 1012 -1027].
Ngoài ra, một số công trình khoa học khác như The Treatment of Nonperforming
Loans (dịch là: Xử lý các khoản vay không hiệu quả) của Eighteenth Meeting of the IMF

14


Committee on Balance of Payments Statistics Washington (June 27–July 1 (2005) [157];
International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (Tập
hợp các tiêu chuẩn quốc tế về vốn và đo lường vốn) (A Revised Framework) của
Basel Committee on Banking Supervision [142]. Trong các công trình nghiên cứu

này, quan điểm về nợ xấu được đề cập đến với đặc điểm chung là được xác định
dựa trên cả hai dấu hiệu định lượng (các khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên) và
định tính (dấu hiệu khách hàng không trả được nợ). Tuy nhiên, các quan điểm về nợ
xấu này được đưa ra chủ yếu là dựa trên tiêu chí phân loại nợ. Do vậy, tính khái
quát chưa cao và chưa làm rõ được bản chất pháp lý của nợ xấu.
Hai là, về khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nước và cả ở nước ngoài cũng
thường ít đề cập đến các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động mua bán nợ.
Ở Việt Nam, tiêu biểu có thể kể đến công trình nghiên cứu: “Pháp luật về
các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới” [107, tr. 423-426]. Ở công trình nghiên cứu này tác giả đã
đưa ra khái niệm về mua bán nợ. Theo đó, mua bán nợ là hoạt động mà trong đó
bên bán chuyển giao quyền đòi nợ cho bên mua nợ để sớm thu hồi vốn của mình.
Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ ra bản chất của hoạt động mua, bán nợ là chuyển
giao quyền sở hữu đối với khoản nợ từ bên bán sang bên mua nợ cùng với những
vai trò cơ bản của hoạt động này.
Ngoài ra, một số công trình khoa học khác cũng đề cập đến khái niệm
mua, bán nợ. Tiêu biểu như: bài viết Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị
trường mua, bán nợ của Lê Trọng Dũng [28]; Xử lý nợ xấu trong hoạt động ngân
hàng của Nguyễn Trọng Tài [93, tr. 166-183]. Ở đây, các tác giả cùng chung
quan điểm khi cho rằng mua, bán nợ là quá trình chuyển giao quyền chủ nợ đối
với khoản nợ giữa bên bán nợ và bên mua nợ.
Ở nước ngoài, cũng có một số công trình khoa học đề cập đến khái niệm, đặc
điểm, vai trò của hoạt động mua, bán nợ. Chẳng hạn như: bài viết “Définition La
cession Dailly” (dịch là: Định nghĩa chuyển nhượng nợ) [184]. Đây là một bài viết
có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, trong đó có đề cập tới khái niệm về chuyển
nhượng quyền đòi nợ; ưu điểm và nhược điểm của quá trình chuyển nhượng quyền

15



đòi nợ. Theo đó, hoạt động hay quá trình chuyển nhượng nợ (chuyển nhượng quyền
đòi nợ) chịu sự điều chỉnh của pháp luật tại Điều L 313- 23 Luật tiền tệ và tài chính
Pháp. Chuyển nhượng nợ là một dạng thức đặc biệt của chuyển nhượng quyền tài
sản đã được điều chỉnh bởi Điều 1689 Bộ luật dân sự Pháp. Do vậy, La cession
Dailly chỉ là một hoạt động (công việc, nghiệp vụ) mang tính pháp lý mà với hoạt
động này chủ nợ chuyển nhượng, chuyển cho người nhận quyền đòi nợ của mình
đối với con nợ, được gọi là bán nợ.
Bài viết cũng chỉ ra, bán nợ (Le débiteur cédé), có nghĩa là con nợ sẽ phải
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình cho bên nhận chuyển nhượng, nếu bên nhận
chuyển nhượng đó đã thông báo cho con nợ về việc chuyển nhượng. Đây cũng
chính là điểm khác biệt với pháp luật Việt Nam hiện hành khi qui định bên bán nợ
là chủ thể có nghĩa vụ thông báo cho khách nợ về việc chuyển giao quyền đòi nợ
cho bên mua nợ.
Bài viết này cũng đề cập đến những thành công của quá trình chuyển nhượng
với vai trò gần như đại diện cho các hình thức chuyển nhượng quyền đòi nợ hiện
nay. Quá trình chuyển nhượng này cho phép các chuyên gia huy động các yếu tố
tích cực được tạo thành từ quyền đòi nợ của họ và cũng như những lợi ích tín dụng
đối với hoạt động tài chính của họ.
Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của Đạo luật
về chuyển nhượng. Cụ thể, về ưu điểm: các công ty sử dụng đến đạo luật này đã cải
thiện được tài chính của họ. Trên thực tế, họ được hưởng lợi một cách dễ dàng hơn
từ việc huy động quyền đòi nợ của mình bởi vì việc huy động này có thể có ngay từ
khi thanh toán. Về nhược điểm: không giống với chiết khấu thông thường, đó không
phải là một cách thu hồi lại và doanh nghiệp có lợi (được hưởng lợi) từ tín dụng
phải tiếp tục theo đuổi quá trình thu hồi lại từ quyền đòi nợ của mình.
Ngoài ra, trong bài viết Cession et transfert de créances (dịch là: Xử lý và
chuyển nhượng khoản nợ) của Công ty Luật Philippe – JEAN PIMOR [172] cũng
chỉ ra rằng, trên phương diện kinh tế, nhượng lại quyền đòi nợ là một hoạt động, với
hoạt động này chủ nợ chuyển giao cho người thứ ba quyền đòi nợ với danh nghĩa

của mình bằng cách trao cho người thứ ba đó toàn bộ hoặc một phần các quyền của
mình đối với con nợ từ quyền đòi nợ được nhượng lại.

16


Bài viết này cũng đề cập đến định nghĩa và những qui tắc chung liên quan
đến việc nhượng lại quyền đòi nợ (món nợ). Theo đó, La cession de créance
(chuyển nhượng các khoản phải thu hay chuyển nhượng nợ) đôi khi được gọi là sự
chuyển quyền đòi nợ, nó cũng là một thỏa thuận mà với thỏa thuận này một chủ nợ
- bên chuyển nhượng, chuyển cho một người khác – bên nhận chuyển nhượng
quyền của mình đối với bên có nghĩa vụ.
Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu khác như: bài viết Problem loans
and cost efficiency in commercial Banks (dịch là: Vấn đề cho vay và hiệu quả chi
phí trong các NHTM) của Berger, A. N., De Young, R. (1997) [144, pp. 849 – 870];
KAMCO and the cross-border securitization of Korean Non-performing Loans
(KAMCO và giới hạn an toàn của các khoản nợ xấu ở Hàn Quốc) của Chacko, G.
Hook, J. Dessain, V. & Sjoman, A. (2008) [147]; The Role of KAMCO in Resolving
Nonperforming Loans in the Republic of Korea (dịch là: Vai trò của KAMCO trong
việc giải quyết các khoản nợ xấu ở Hàn Quốc) của Dong He [155]. Các công trình
này đã chỉ ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu đối với hoạt động tăng
trưởng tín dụng nói chung và hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói
riêng cũng như sự tác động đối với nền kinh tế -xã hội. Từ đó nhấn mạnh về vai trò
của các công ty quản lý tài sản đối với vấn đề giải quyết nợ xấu.
Do vậy, có thể thấy, còn ít các công trình nghiên cứu xác định các nội dung
cụ thể của hoạt động mua, bán nợ của TCTD cũng như lý giải và làm rõ được bản
chất pháp lý của hoạt động mua, bán nợ là chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi
nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ theo nguyên tắc có đền bù.
Ba là, về các nguyên tắc và phương thức mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
Ở Việt Nam, liên quan đến các nguyên tắc và phương thức mua, bán nợ của

TCTD, tính đến thời điểm hiện nay còn rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn
đề này. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến nguyên tắc và phương
thức mua bán nợ xấu của NHTM hay của TCTD. Tiêu biểu có thể kể đến như:
Trong công trình nghiên cứu: “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong
hoạt động cho vay của TCTD ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới” [113] tác
giả đã cho rằng việc mua, bán nợ xấu được thực hiện như các giao dịch thông
thường thông qua hợp đồng mua, bán nợ. Vì vậy, việc kí kết hợp đồng mua, bán nợ

17


×