Tuần 3 Ngày soạn: 13.8.2010
Tiết 3 Người soạn: Phạm Thị Hồng Cúc
Bài 2:
BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo phép
chiếu đồ khác.
- Biết một số việc phải làm khi vẽ biểu đồ.
B. Đồ dùng dạy học :
- Quả địa cầu
- Một số bản đồ: thế giới, châu lục
C. Hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kinh tuyến là gì ? Vĩ tuyến là gì ?
- Xác định kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả địa cầu ?
3. Bài mới:
Bản đồ là gì ? Các nhà địa lí đã làm như thế nào để vẽ bản đồ ? Tại sao cần có bản đồ ? Bản đồ có
vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, học tập địa lí và trong đời sống.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách vẽ bản đồ.
Mục tiêu: Học sinh biết được thao tác cơ bản vẽ bản đồ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
- Bản đồ là gì ?
- Tại sao phải vẽ bản đồ ?
- Quan sát hình 4 trang 9 và hình 5 trang 10 + quả
địa cầu.
- Vẽ bản đồ là gì ?
- Quan sát hình 5 SGK trang 10: chú ý khu vực
đánh số 1 và số 2.
- Diện tích của 2 khu vực này như thế nào ?
- Đảo Grơnlen diện tích 2 triệu km
2
, còn Nam Mĩ
diện tích 18 triệu km
2
. Thực tế diện tích Nam Mĩ
gấp 9 lần diện tích đảo Grơnlen.
- Trên bản đồ thể hiện chính xác điều đó hay
không ? Qua đó ta có kết luận gì ?
- Để vẽ bản đồ chính xác hơn, người ta dùng
phương pháp chiếu đồ dựa vào toán học. Kinh
tuyến chụm lại ở cực hoặc là kinh tuyến, vĩ tuyến là
đường thẳng.
- Quan sát hình 5,6,7 SGK trang 10,11.Đường kinh
tuyến, vĩ tuyến bản đồ nào vẽ chính xác hơn ?
- Qua đó ta kết luận được gì ?
I. Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của
Trái Đất lên mặt phẳng giấy.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối
chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái
Đất.
- Vẽ bản đồ là chuyển mặt cong của Trái Đất ra mặt
phẳng của giấy.
- Bản đồ chỉ tương đối chính xác về một khu vực
hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Các vùng đất được vẽ trên bản đồ ít nhiều có
sự biến dạng so với thực tế. Có loại đúng diện tích
nhưng sai hình dạng và ngược lại. Do đó, tuỳ theo
yêu cầu mà người ta sử dụng các phương pháp
chiếu đồ khác nhau.
Hoạt động 2: Các công việc cần làm khi vẽ bản đồ.
Mục tiêu: Học sinh biết được các công việc cần làm khi vẽ bản đồ.
- Để vẽ được sơ đồ lớp học, chúng ta cần là những
việc gì ?
II. Thu thập thông tin và dùng các ký hiệu để
thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, rồi
dùng các kì hiệu để thể hiện chúng trên bản đồ.
4. Củng cố:
- Bản đồ là gì ?
- Vẽ bản đồ là gì ? Nêu những công việc khi vẽ bản đồ ?
5. Dặn dò:
- Làm bài tập bản đồ
- Xem trước bài “ Tỉ lệ bản đồ ”
6. Nhận xét tiết học: