Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

bài thu hoạch chương trình giáo dục tất cả các môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.9 KB, 41 trang )

BÀI THU HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
Môn: Chương trình GD tổng thể.
Câu 1: Đồng chí hãy phân tích đặc điểm, những điểm mới của chương trình các
môn học và hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Câu 2: Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân đồng chí trên cương vị công
tác khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bài làm.
Câu 1: Phân tích đặc điểm, những điểm mới của chương trình các môn học và
hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức,
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy
nhiên những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn
nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hóa còn tồn tại
nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Mặt khác,
những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường mất
cân bằng sinh thái và những biến đổi về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách
thức có tính toàn cầu. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không
ngừng đổi mới về giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các
thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi
biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết
và xu thế mang tính toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 4/11/2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH 13 ngày 28/11/2014
về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015 Thủ tướng chính phủ đã ban hành
Quyết định số 404/QĐ- TTg phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông.




Mục tiêu của đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH 13 quy định: Đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và
định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí,
thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát
triển phẩm chất và năng lực của học sinh, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp
học sinh phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự
tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ
năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm
chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người
lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách
mạng công nghiệp mới.
1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ
thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung
giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn
cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm
bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của
Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, kế thừa và phát
triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam,
đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây
dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới, gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về
khoa học - công nghệ và xã hội, phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam,
các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như

các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục, tạo cơ hội
bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng
nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh, đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn,
phát triển bền vững và phồn vinh.
3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực


người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết
thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ
năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp
học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương
pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được
mục tiêu đó.
4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học,
cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình
giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:
a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt
lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động &trách nhiệm
cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và
triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa
phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia
đình, chính quyền và xã hội.
b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần
đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục
và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện.
Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình
thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.
6. Giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và

điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của
nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
7. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động
giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho
học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh
nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để
thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời
sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy


tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp
tương lai. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt
động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1đến lớp 12; ở cấp tiểu học được gọi là
Hoạt động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được gọi là
Hoạt
động
trải
nghiệm,
hướng
nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển các
phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của học sinh trong các mối quan hệ với bản thân,
xã hội, môi trường tự nhiên và nghề nghiệp; được triển khai qua bốn mạch nội dung
hoạt động chính: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt
động
hướng
đến
tự
nhiên


Hoạt
động
hướng
nghiệp.
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân
chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng
nghề
nghiệp.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập
trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động
phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã
hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện
với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động
hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản
thân vẫn được tiếp tục triển khai để pháttriển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Ngoài các hoạt động hướng đến
cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung
học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển
năng lực định hướng nghề nghiệp.
Câu 2: Ngày nay, "Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả
các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục
trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo đòn bẩy quan trọng để thúc
đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một
cách bền vững". Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân đồng chí trên cương
vị công tác khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thứ nhất, giáo viên là nhà giáo dục. Điều này khẳng định vai trò của của nhà
giáo dục chuyên nghiệp, thực hiện sứ mệnh cải tạo xã hội và phát triển toàn diện học



sinh bằng năng lực tư duy và năng lực hành động trên những luận cứ khoa học và
nhân văn. Ở đây, nhấn mạnh đến hoạt động chuyên biệt trong nghề nghiệp của giáo
viên. Giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục với hai nhiệm vụ cốt lõi, giáo dục và
giáo dưỡng. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, cách
học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học.
Đồng thời, tạo ra những cơ hội hoạt động và giao lưu trong đời sống lớp học, nhà
trường và trong cộng đồng để xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần, những xúc
cảm và kỹ năng cần thiết, cơ bản cho nhân sinh quan và thế giới quan.
Thứ hai, giáo viên là người học suốt đời. Mục đích là để nâng cao hiểu biết về
xã hội và khoa học trong các lĩnh vực công tác của mình, vừa phát triển năng lực cá
nhân và năng lực nghề nghiệp của bản thân để ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục học sinh. Mặt khác, sự phát triển thành thạo nghề sẽ mang lại cho chính
giáo viên sự hài lòng, thỏa mãn, tự tin và được sự tín nhiệm. Năng lực tự học của giáo
viên như một chuyên gia trong lĩnh vực học để tự bồi dưỡng và hướng dẫn học sinh,
người khác học tập.
Thứ ba, giáo viên là một người nghiên cứu. Giáo viên chính là người nghiên
cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục. Nói cách khác, giáo viên là
người lao động sáng tạo, xây dựng những kiến thức mới về nghề trên cơ sở quan sát,
phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt
động nghề nghiệp của bản thân và tập thể sư phạm của nhà trường.
Thứ tư, giáo viên là nhà văn hóa - xã hội. Điều này nhấn mạnh trách nhiệm
đóng góp của giáo viên trong cộng đồng nơi cư trú và cộng đồng địa phương, nơi
trường đóng như một công dân có ý thức trách nhiệm xây dựng môi trường văn hóa
và gương mẫu trong tác phong, lối sống lành mạnh, giản dị và thiện chí.
Nói cách khác, giáo viên sẽ tự giác tham gia vào các phong trào xây dựng văn hóa
của địa phương và động viên gia đình, làng xóm, cộng đồng cùng tham gia.


BÀI THU HOẠCH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018
Câu 1: Thầy cô hãy nêu mục tiêu và quan điểm xây dựng chương trình môn
Tự nhiên và Xã hội năm 2018?
Câu 2: So sánh chương trình SGK môn Tự nhiên và Xã hội năm 2006 và
2018?
Câu 3: Lập kế hoạch dạy học môn TN&XH theo SGK mới (Cùng học để phát
triển), theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

BÀI LÀM
Câu 1: Mục tiêu và quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và Xã
hội năm 2018.
+ Mục tiêu:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành, phát triển ở
học sinh tình yêu con người, thiên nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức
khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài
sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống; các năng lực chung và năng
lực khoa học.
+ Quan điểm xây dựng chương trình môn Tự nhiên và xã hội năm 2018:
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội quán triệt các quan điểm, mục tiêu,
yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục và các định
hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo
dục được nêu trong Chương trình tổng thể. Đồng thời, xuất phát từ đặc thù của
môn học, những quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:


- Dạy học tích hợp: Coi con người, tự nhiên và xã hội là một chỉnh thể thống
nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là cầu nối giữa tự nhiên
và xã hội. Các nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục sức khỏe,
giáo dục môi trường, giáo dục tài chính được tích hợp vào môn Tự nhiên và Xã hội
ở mức độ đơn giản, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Dạy học theo chủ đề: Nội dung giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được tổ
chức theo các chủ đề: gia đình, trường học, cộng đồng địa phương, thực vật và
động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề này được phát
triển theo hướng mở rộng và nâng cao từ lớp 1 đến lớp 3. Mỗi chủ đề đều thể hiện
mối liên quan, sự tương tác giữa con người với các yếu tố tự nhiên và xã hội.
- Tích cực hoá hoạt động của học sinh: Chương trình môn Tự nhiên và Xã
hội tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập, nhất là
những hoạt động trải nghiệm; tổ chức hoạt động tìm hiểu, điều tra, khám phá;
hướng dẫn học sinh học tập cá nhân, nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập; khuyến
khích học sinh vận dụng được những điều đã học vào đời sống.
Câu 2: So sánh chương trình SGK môn Tự nhiên và Xã hội năm 2006 và
2018?
Tiêu chí

Chương trình TNXH 2006

Chương trình TNXH 2018

Mục tiêu

Theo chuẩn kiến thức kĩ
năng

Phát triển phẩm chất năng lực cho
người học

Nội dung

- Chia 3 chủ đề


- Chia 6 chủ đề

- Nội dung cụ thể

- Mang tính mở: Tinh giản nội dung
về đơn vị hành chính, hoạt động
văn hóa, GD, y tế,… ở tỉnh, thành
phố.

- Lớp 1, 2 thời lượng 35
tiết/năm

- Cả 3 lớp thời lượng học đều 70
tiết/ năm

Thời
lượng

- Lớp 3: 70 tiết/năm


Sách giáo
khoa

1 chương trình 1 bộ SGK

- Chương trình có nhiều bộ SGK

Đánh giá


Căn cứ vào mục tiêu kiến
thức, kĩ năng, thái độ để
đánh giá.

- Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về
phẩm chất và năng lực.

Câu 3: Lập kế hoạch dạy học môn TN&XH theo SGK mới (Cùng học để phát
triển), theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Bài 32:

Ôn tập chủ đề: Trái Đất và bầu trời.

I. Mục tiêu:
*Qua bài học, HS:
- Hệ thống được các kiến thức về chủ đề:
- Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm.
- Một số hiện tượng thời tiết và sủ dụng trang phục phù hợp với thời tiết.
* Bài học góp phần hình thành cho HS năng lực phẩm chất:
- Phân biệt, đánh giá, xử lí được các tình huống liên quan đến chủ đề.
- Sắp xếp được các hình ảnh chính của chủ đề vào sơ đồ.
- Tự đánh giá được việc đã làm liên quan đến tìm hiểu thời tiết và sử dụng trang
phục phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị của GV: Tranh SGK (phóng to); máy chiếu, laptop (nếu có)
- Chuẩn bị của HS: Thẻ chữ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Khởi động:
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS.
* Cách tiến hành:

- GV đọc cho HS nghe bài hát: Trời nắng – Trời mưa.


- Bài hát nói về điều gì?
- GV giới thiệu vào bài học mới.
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề.
*Mục tiêu: Trưng bày sản phẩm sưu tầm về chủ đề.
* Cách tiến hành:
- HS làm việc nhóm 4:
- Các nhóm sắp xếp, trưng bày sản phẩm vào nhóm nội dung cho phù hợp.
- Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận, so sánh bầu trời ban ngày và ban
đêm.
- GV gọi ý để HS nói những sụ khác nhau giữa bầu trời ban ngày và ban đêm: Ban
ngày có ánh sáng, sức nóng của Mặt Trời; Ban đêm có Mặt Trăng và các Vì sao.
Hoạt động 3: Chọn ô chữ.
*Mục tiêu: Sắp xếp được các hình ảnh phù hợp với nội dung ô chữ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Chơi trò chơi Ai nhanh hơn?:
- Hai đội chơi, mỗi đội gồm 4 em, lần lượt mỗi em ở mỗi đội sẽ chọn một hình ảnh
gắn với một ô chữ phù hợp, nếu đội nào nhanh và đúng thì đội đó chiến thắng.

Nắng

Mưa

1

2

Nóng


3

Lạnh

4


- Lớp bình chọn đội chiến thắng.
Bước 2: Đánh giá
- GV đánh giá, nhận xét KQ sắp xếp đúng:
Hình ảnh 1: Mưa
Hình ảnh 2: Nóng
Hình ảnh 3: Nắng
Hình ảnh 4: Lạnh
Hoạt động 4: Xử lí tình huống.
* Mục tiêu: HS xử lí được tình huống gắn với thực tế.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động nhóm 2:
- Quan sát các tình huống và nói hiện tượng nào sắp xảy ra?
- Các nhóm thảo luận và trả lời:
Tranh 1: Trời sắp mưa.
- Bạn chọn phương án nào sau đây?
Phương án 1: Cứ tiếp tục đi
Phương án 2: Bạn nhỏ quay vào nhà, lấy áo mưa.
- GV nhận xét phương án HS lựa chọn (phương án 2). Nhắc nhở HS cần chuẩn bị
áo mưa khi trời sắp có mưa.
Bước 2: Hoạt động cá nhân:
- Em đã thực hiện những việc nào dưới đây?
- GV cho HS quan sát hình ảnh (Tranh SGK phóng to hoặc trình chiếu PowePoint)

- HS nói về những việc các em đã thực hiện trước các hiện tượng thời tiết để bảo
vệ sức khỏe.
- GV gọi ý để HS nói về những việc làm đúng:


Tranh 6: Che ô khi trời nắng.
Tranh 8: Che ô khi trời mưa
Tranh 10: Bảo vệ mắt khi quan sát mặt trời.
- GV nhận xét những việc làm đúng.
5. Nhiệm vụ về nhà:
- GV nhắc nhở HS biết tự bảo vệ sức khỏe trước các hiện tượng thời tiết: nắng,
mưa, nóng, lạnh, gió,...
- Tạo thói quen theo dõi thời tiết hàng ngày để chuẩn bị trang phục và đồ dùng phù
hợp.


Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Đạo đức
BÀI THU HOẠCH
MÔN: ĐẠO ĐỨC.
Bài làm
Câu 1: Các năng lực đặc thù môn Đạo đức gồm:
* Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức chuẩn mực hành vi; Đánh giá hành vi của bản thân và
người khác; Điều chỉnh hành vi
* Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; Lập kế hoạch phát triển bản thân; Thực
hiện kế hoạch phát triển bản thân
* Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã
hội; Tham gia hoạt động kinh tế - xã hội
Câu 2: Thiết kế 1 kế hoạch dạy học môn Đạo đức theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
BÀI SOẠN MINH HỌA
Chủ đề 1: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH

Bài 1: Em yêu gia đình (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Khi học bài này HS sẽ:
- Nêu được những hành động thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
- Xác định được vì sao cần phải yêu thương gia đinh?
- Thực hiện được hành động thể hiện tình yêu gia đình của em.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Nhạc các bài hát về gia đình, tranh ảnh bài tập 2.
- Học sinh: Bài hát về chủ đề gia đình


III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy

Hoạt động học

1) Khởi động (Hát bài hát về gia đình)

- HS trình bày bài hát theo nhóm

- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ hát 1 bài hát
về gia đình

HS trả lời.
- HS quan sát tranh và trả lời

- GV nêu các câu hỏi:
Hs nghe kể chuyện
+ Bài hát đã nhắc đến ai trong gia đình?

1 nhóm hs đóng vai câu chuyện
+ Gia đình em có những ai? Em thường thể hiện tình
cảm với bố mẹ và người thân như thế nào?

Hs trả lời

- Gv nhận xét câu trả lời, giới thiệu bài học.

HS thảo luận nhóm 2

2) Khám phá

Các nhóm báo cáo kết quả

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh

HS kể

Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của tình yêu
thương gia đình

HS lắng nghe

Cách tiến hành:
- Treo tranh và hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Gv kể chuyện theo tranh
- Tổ chức cho Hs đóng vai lại câu chuyện
GV hỏi:
- Thỏ con tặng mẹ quà gì?

- Thỏ con nói gì khi tặng quà cho mẹ?
-Thỏ mẹ cảm thấy thế nào khi nhận được quà.
KL: Thỏ con đã tự trồng những bông hoa xinh đẹp tặng
mẹ nhân ngày sinh nhật, đó là cách thể hiện tình yêu


thương của mình với mẹ.
3) Luyện tập
Hoạt động 2: Lựa chọn của em
Mục tiêu: - Nêu được các việc nên làm, không nên làm
thể hiện tình yêu thương gia đình.
- Xác định được vì sao cần yêu thương gia đình?
Cách tiến hành:
- Cho Hs quan sát tranh thảo luận nhóm 2
? Các bạn trong tranh đã có những hành động gì
- GV đưa từng tranh cho Hs nêu các việc làm
GV: Các em kể thêm những việc khác mà em đã làm
được ở nhà thể hiện tình yêu gia đình cho cả lớp nghe?
- GV khen ngợi Hs
? Vì sao em phải yêu thương gia đình?
KL: Tình yêu thương được thể hiện qua những việc làm
giúp đỡ người thân
4) Vận dụng
- Giao nhiệm vụ hoạt động tại nhà
+ Nói lời yêu thương với bố mẹ
+ Lấy nước cho người thân..
+Giúp mẹ làm việc nhà..
Đánh giá tiết học:
- Nhận xét chung về sự tham gia của HS.
- Dặn hs thể hiện tình yêu gia đình bằng hành động cụ

thể và báo cáo kết quả hoạt động tại nhà vào tiết 2.


BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 2018
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bài làm
Câu 1: Môn hoạt động trải nghiệm gôm các mạch kiến thức nào?
- Hoạt động hướng đến bản thân (60%)…
- Hoạt động hướng đến XH (20%)...
- Hoạt động hướng đến tự nhiên (10%)…
- Hoạt động hướng nghiệp (10%)...
Câu 2: Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 6 : TUẦN 20 : TẬP LÀM VIỆC NHÀ VIỆC TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực: Sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm, học sinh:
- Tập làm được một số việc giữ gìn nhà của, trường lớp gọn gàng, sạch sẽ.
- Nhận biết được nhà của sạch sẽ, gọn gàng.
- Giữ an toàn khi làm việc nhà, việc trường.
2.Phẩm chất:
- Thực hiện được một số việc em thường làm ở nhà, ở trường..
- Biết làm được một số việc ở nhà, ở trường.


II. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC:
1. Quy mô tổ chức: theo đơn vị lớp
2. Địa điểm tổ chức: trong lớp học
III. PHƯƠNG PHÁP:



Phương pháp thuyết trình
Phương pháp giải quyết vấn đề



Phương pháp thảo luận nhóm



Phương pháp trò chơi



IV. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên: Kiến thức, kinh nghiệm, phiếu, tranh vẽ phóng to, nhạc bài
hát Em yêu trường em.
2. Đối với học sinh: Kiến thức, kinh nghiệm bản thân
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Khởi động

- HS hát theo nhạc

Mục đích: Tạo hứng hứng thú, tăng năng - HS nêu
lượng cho học sinh.
- HS trả lời
Cách tiến hành: Hát bài hát: Em yêu
- HS nêu
trường em
- Bài hát cho em biết điều gì?


- HS quan sát tranh.

Hoạt động : Quan sát tranh dẫn vào
bài.

- HS nêu

Mục đích: HS biết được ý nghĩa của
Ngày tết trồng cây.
Cách tiến hành: HS quan sát bức tranh
trên lớp (thảo luân) rồi đại diện 1-2 bạn

- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh
Tranh 1: Bạn nhỏ xếp sách vở gọn gàng.
Tranh 2: Bạn gái đang lau bàn ghế.


lên trình bày.

Tranh 3: bạn nhỏ đang gập quần áo.

-Để tham gia Tết trồng cây cùng bố mẹ, Tranh 4: Bạn trai đang lau nhà.
các em thường làm gì?.
Tranh 5: Bạn gái đang quét sân.
- Ngoài giúp bố mẹ trồng cây các em còn
- HS nêu
có thể làm được những công việc gì
chúng ta cùng nhau khám phá chủ đề Tập
- HS nêu

làm việc nhà, việc trường.
Hoạt động 3: Nhận biết nhà cửa sạch
sẽ gọn gàng.
Mục đích: HS nhận biết những việc làm
cho nhà cửa sạch sẽ.
Cách tiến hành: Cho HS thảo luận nhóm
4.
-Đại diện các nhóm lên chia sẻ cảm xúc
qua các tranh vẽ..(3-4 HS)
*GV tóm tắt lại cho HS biết như thế nào
là nhà cửa .sach sẽ, gọn gàng
Hoạt động 4: Tìm hiểu những việc em
thường làm ở nhà.
Mục đích: HS kể được những công việc
của các bạn nhỏ, của bản thân để nhà cửa
sạch sẽ, gọn gàng.
Cách tiến hành: GV đưa tranh lên sau đó
cho HS trả lời cá nhân.
- Những việc làm của các bạn cho em
biết điều gì?
- Sau mỗi việc làm của cấc bạn em thấy

- HS nêu
- HS nêu


có cảm xúc như thế nào?
-GV tiểu kết.
-Liên hệ: Em hãy kể nhũng việc làm để
giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.

- GV nhận xét.
Hoạt động 5. Đánh giá hoạt động.
Mục đích: HS kể lại được các hoạt động
mà các em vừa tham gia.
Cách tiến hành.
- Qua giờ học các con khám phá được
những gì?.
-Từ những điều kì diệu đó các em hãy
thường xuyên tham gia giúp đỡ bố mẹ
làm những công việc vừa sức của mình
để làm cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn
gàng..
IV. Nhận xét các hoạt động.
Các em thực hiện rất tốt và rất hợp tác
với cô.


BÀI THU HOẠCH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
MÔN: TOÁN – LỚP 1
Câu hỏi
Câu 1: Hãy trình bày cấu trúc, nội dung Chương trình môn Toán lớp 1 theo
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Câu 2: Hãy thiết kế bài học môn Toán lớp 1 theo hướng tiếp cận năng lực. (Bộ
sách Cùng học để phát trển năng lực)
Bài làm
Câu 1: Cấu trúc, nội dung Chương trình môn Toán lớp 1 theo Chương trình
Giáo dục phổ thông 2018.
*Cấu trúc môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018:
- Có 2 mạch kiến thức: Số và phép tính; Hình học và Đo lường.

- Không có mạch riêng về Giải toán có lời văn. Nội dung này được tích hợp, lồng
ghép trong quá trình dạy học các mạch kiến thức trên.
- Thêm nội dung Hoạt động thực hành và trải nghiệm.
* Nội dung môn Toán lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018:
Chương trình môn Toán lớp 1 là một bộ phận của Chương trình giáo dục phổ thông
môn Toán, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong Thông tư số
32/BGD&ĐT ngày 26/12/2018.
Chương trình được thiết kế để dạy học năm ngày trong một tuần, hai buổi trong
một ngày. Thời lượng tối thiểu để dạy học Toán ở lớp 1 và 3 tiết học mỗi tuần lễ;


mỗi tiết học kéo dài trong 35 phút
Trong đó, thời lượng dạy học Số và các phép tính là 80% tương đương 84 tiết;
Hình học và Đo lường là 15% tương đương 16 tiết; Hoạt động thực hành và trải
nghiệm là 5% tương đương 5 tiết.
Số tiết toán trong 1 tuần: 3 tiết
Số tiết cả năm học (35 tuần): 105 tiết
Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 bao gồm hai mạch kiến thức: Số và phép
tính; Hình học và đo lường và Hoạt động thực hành và trải nghiệm.
Nội dung

Không dạy

Dạy mới

Số và phép tính - Số liền trước, số liền - Nhấn mạnh thực hiện tính nhẩm.
sau.
- Tia số.
Hình học và đo
lường


- Điểm, Đoạn thẳng.

- Nhận biết vị trí, định hướng: trên-dưới,
trái-phải, trước-sau, ở giữa.

- Điểm ở trong, điểm ở
ngoài một hình.
- Thêm hình chữ nhật, hình hộp chữ nhật,
hình lập phương ở mức độ nhận dạng, gọi
- Vẽ đường thẳng có độ tên qua sử dụng đồ dùng cá nhân, vật thật.
dài cho trước.
Sử dụng để lắp ghép, xếp hình.


Giải toán có lời - Giới thiệu bài toán có - Tích hợp vào các nội dung khác, đặc biệt
văn
lời văn.
là số học và phép tính:
- Trình bày lời giải
+ Câu trả lời
+ Phép tính (đơn vị)
+ Đáp số

+ Tiến hành giải quyết vấn đề liên quan
đến phép tính +, + Nhận biết ý nghĩa thực tiễn của phép
tính: hình ảnh, hình vẽ, tình huống thực
tiễn
+ Nhận biết phép tính và tính
được kết quả đúng, phù hợp với câu trả lời

(cho trước)

Hoạt động thực
hành và trải
nghiệm

Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các
kiến thức toán học vào thực tiễn
+ Số: Đếm, nhận biết số, thực hành phép
tính
+ Định hướng không gian
+ Đo và ước lượng
Hoạt động 2: Tổ chức ngoài giờ, cuối
khóa (trò chơi học toán)

Câu 2: Kế hoạch bài học môn Toán lớp 1 theo hướng tiếp cận năng lực. (Bộ
sách Cùng học để phát triển năng lực)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Toán:
Tiết 36: Phép trừ trong phạm vi 3
A. Mục tiêu:
*KT: Chỉ đúng các biểu tượng trực quan về phép trừ


- Lập được các phạm trừ trong phạm vi 3 thông qua tranh mẫu vật
- Nói được kết quả của phép trừ bằng ngôn ngũ thông thường và ngôn ngữ toán
học
*KN: Thao tác được các bước thực hiện, các phạm trừ trong phạm vi 3 theo hàng
ngang theo cột dọc
- Viết lại được các phép trừ trong phạm vi 3

+ Đưa ra các tình huống có liên quan đến phạm trừ trong phạm vi 3
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: Que tính, một số chấm tròn, hoa giấy, lá, tờ bìa, hồ dán.
HS: Đồ dùng học toán 1.
C. Các hoạt động dạy - học:
I- Khởi động: Trò chơi – Bắn tên

- Thi đua trả lời giữa ba tổ .

1 + 4 = ...2+ 3 = ....

- Hs TL (Đúng hoặc sai)

3 + 2 = ...1+ 2 = .....

- 3 HS đọc.

- GVNX

- HS quan sát

II- Hoạt động khám phá:

- Có 2 chấm tròn.

1- Giới thiệu bài (linh hoạt) Trò chơi

- Có 1 chấm tròn

2- HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm về phép trừ.


- Vài HS nhắc lại.

- Gắn bảng 2 chấm tròn và hỏi.

"Hai bớt 1 còn 1"

- Trên bảng cô có mấy chấm tròn ?

- Bỏ đi, bớt đi, lấy đi, trừ đi

- GV bớt đi 1 chấm tròn và hỏi:

- Vài HS đọc "2 trừ 1 bằng 1"

- Trên bảng còn mấy chấm tròn ?

- 3 bông hoa

- GV nêu lại bài toán: "Có 2 chấm tròn bớt


1chấm tròn . hỏi còn lại mấy chấm tròn ?

- Còn 2 bông hoa

- Ai có thể thay từ, bớt bằng từ khác ?

- Làm phép tính trừ: 3 - 1 = 2


- GV nhắc lại câu trả lời đúng: "Hai trừ 1 bằng
1 ? và viết như sau:

- HS đọc: ba trừ một bằng hai.

2-1=1
(Dấu - đọc là "trừ")
- Gọi HS đọc lại phép tính.

- Còn 1 con.
-3-2=1
- HS đọc: Ba trừ hai bằng một
- HS đọc ĐT.

3- HĐ 2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi
Có 2 cái lá.
3.
- GV đưa ra ba bông hoa và hỏi ?
- Tay cô cầm mấy bông hoa ?
- Cô bớt đi 1 bông hoa còn mấy bông hoa ?

- Hai cái lá thêm một cái lá là
mấy cái lá.
- HS khác trả lời.
-2+1=3

- GV nhắc: 3 bông hoa bớt 1 bông hoa còn 2
bông hoa.

- Còn 2 cái lá


- Ta có thể làm phép tính NTN ?

-3-1=2

- GV ghi bảng: 3 - 1 = 2

- HS đọc ĐT.

- Tính
+ Tiếp tục cho HS quan sát tranh vẽ có 3 con
ong, bay đi 2 con ong và nêu bài toán: "Có 3 con
- HS làm bài, 4 HS lên bảng.
ong bay đi 2 con ong. Hỏi còn mấy con ong ?
- Y/c HS nêu phép tính ?

2 -1 =1 3 -1 =2 1 + 1 =2

- GV ghi bảng: 3 - 2 = 1

3 -1 = 2 3- 2= 1 2 – 1 =1

- Cho HS đọc lại: 3 - 1 = và 3 - 1 = 2

- Dưới lớp nhận xét, sửa sai

4-HĐ 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa phép cộng
và phép trừ/

- HS làm bảng con, mỗi tổ làm

một phép tính.


- GV gắn lên bảng hai cái lá

233

- Có mấy cái lá ?

---

- Gắn thêm một cái lá và yêu cầu HS nêu bài
toán.

121

- Y/c HS nêu phép tính tương ứng.

112

HS quan sát tranh, đặt đề toán và
- GV lại hỏi: Có 3 cái lá bớt đi 1 cái lá làm động ghi phép tính: 3 - 2 = 1
tác lấy đi) còn mấy cái lá ?
- Chơi cả lớp.
- Ta có thể viết = phép tính nào ?
+ Tương tự: Dùng que tính thao tác để đưa ra hai
phép tính: 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1
- Cho HS đọc lại: 2 + 1 = 3 và 3 - 1 = 2
1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1
- GV đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và

phép trừ.
III. Hoạt động thực hành:
*HĐ 1: Bài 1: (54) Tính
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn và giao việc
- GV nhận xét.
*HĐ 2:Bài 2: (54) Tính
- Hướng dẫn HS cách tính trừ theo cột dọc:
Viết các số thẳng nhau, làm tích rồi viết kết quả
thẳng cột với các số trên.


- Giao việc
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
*HĐ 3 Bài 3 (54) Viết phép tính thích hợp
- Cho HS quan sát tranh, đặt đề toán và ghi phép
tính.
IV- Hoạt động vận dụng.
- Trò chơi: Tìm kq' nhanh và đúng
*Ví dụ: GV nêu phép tính ,Hs cài két quả vào
bảng cài .
- HSNX – GV kết luận .
- NX chung giờ học- dặn dò VN ôn lại bảng trừ
trong phạm vi 3.
- Xem bài giờ sau.


×