Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ gãy kín mâm CHÀY BẰNG kết hợp XƯƠNG tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HUON BOUNNA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM CHÀY
BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HUON BOUNNA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MÂM CHÀY
BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đào Xuân Thành
TS. Nguyễn Văn Hoạt
HÀ NỘI – 2020


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AO

Arbeitsgemeinschaft fuer Osteosynthesefragen

ASIF

Association for the Study of Internal Fixation

CLVT

Cắt lớp vi tính

Cs

Cộng sự

CT scan

Computed Tomography scan

DCCT


Dây chằng chéo trước

DCCS

Dây chằng chéo sau

MRI

Magnetic Resonance Imaging


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mâm chày là một bộ phận của khớp gối, phần xương đầu trên xương chày
khớp với lồi cầu của xương đùi để tạo thành khớp gối. Xương chày là xương
chịu lực chính ở cẳng chân, chiếm khoảng 60% lực truyền qua, giúp cử động
khớp gối nhẹ nhàng hơn[1].
Gãy mâm chày là gãy xương mà phần bị gãy hoặc tổn thương ở xương
mâm chày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do lực tác động mạnh
và đột ngột vào vùng mâm chày. Tai nạn, chấn thương sinh hoạt hoặc chơi thể
thao đều có thể làm vỡ xương. gãy mâm chày chiếm 5 - 7% của gãy xương cẳng
chân nói chung, chiếm khoảng 1% tất cả các gãy xương và khoảng 8% gãy

xương ở người lớn tuổi [2]. Gãy mâm chày gây ảnh hưởng trực tiếp tới cẳng
chân và khớp gối, bệnh điều trị càng sớm càng tốt, để muộn dễ gây ra nhiều biến
chứng .
Tổn thương mâm chày có nhiều hình thái, mức độ tổn thương mặt khớp và
mức độ di lệch khác nhau, có thể gặp gãy mâm chày ngoài, gãy mâm chày trong
hoặc gãy cả hai mâm chày. Có thể gãy lún, gãy toác hoặc gãy vụn thành nhiều
mảnh. Do đây là loại gãy xương phạm khớp nên việc điều trị đòi hỏi vừa phải
nắn chỉnh hết các di lệch khôi phục lại hình thể giải phẫu đầu trên xương chày,
đặc bịêt là diện khớp; Vừa phải cố định vững chắc ổ gãy tạo điều kiện cho bệnh
nhân tập vận động sớm để phục hồi chức năng của khớp gối, tránh được biến
chứng cứng khớp gối.
Có nhiều phương pháp điều trị gãy kín mâm chày được áp dụng như: nắn
chỉnh rồi cố định bằng bột, phẫu thuật kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít, nắn
chỉnh kín hoặc có mở tối thiểu để kết hợp xương bằng khung cố định ngoài hay


bắt vít dưới sự hỗ trợ của C-arm…[3], [4], [5]. Gần đây, đã có một số tác giả báo
cáo kinh nghiệm sử dụng nội soi khớp gối để kiểm tra mặt khớp, xử lý các tổn
thương ở mâm chày và bắt vít cố định [6].
Hiện nay tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội đã và đang điều trị kết hợp
xương cho những bệnh nhân gãy kín mâm chày với các kết quả khả quan. Để
tổng kết điều trị cũng như rút ra những kinh nghiệm trong phẫu thuật kết hợp
xương mâm chày gãy kín, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều
trị gãy kín mâm chày bằng kết hợp xương tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội”
với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm tổn thương gãy kín mâm chày.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy kín mâm chày bằng kết hợp xương.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1. GIẢI PHẪU ĐẦU TRÊN XƯƠNG CHÀY VÀ KHỚP GỐI
1.1. Đầu trên xương chày
Xương chày là xương lớn nằm ở trong xương mác và là xương cẳng chân
duy nhất tiếp khớp với xương đùi. Đầu gần là một khối xương to do lồi cầu trong


và lồi cầu ngoài tạo nên. Mặt trên của mỗi lồi cầu lõm thành mặt khớp trên tiếp
khớp với một lồi cầu xương đùi. Trên mặt sau-dưới lồi cầu ngoài có mặt khớp
mác tiếp khớp với chỏm xương mác. Các mặt khớp trên của hai lồi cầu được
ngăn cách nhau bằng vùng gian lồi cầu, vùng này bao gồm lồi gian lồi cầu nằm
giữa các diện gian lồi cầu trước và sau. Thân xương gần có hình lăng trụ tam
giác với ba mặt là mặt trong, mặt ngoài và mặt sau và ba bờ là bờ trước, bờ trong
và bờ gian cốt. Thân xương có lồi củ chày nằm ở trước, dưới và giữa hai lồi cầu.
Phần trên của mặt sau thân có một đường gờ chạy chếch xuống dưới và vào
trong đường cơ dép. Đầu xa nhỏ hơn đầu gần, có mặt khớp dưới hướng xuống
dưới tiếp khớp với xương sên và khuyết mác hướng ra ngoài tiếp khớp với đầu
dưới xương mác. Đầu dưới kéo dài xuống thành một mỏm ở trong xương sên tạo
nên mắt cá trong [7].

Hình 1.1. Đầu trên xương chày[7]
Xương mâm chày là phần xương đầu trên xương chày khớp với lồi cầu của
xương đùi để tạo nên khớp gối giúp cử động khớp gối được nhẹ nhàng trong các
sinh hoạt bình thường hằng ngày như gập gối khi ngồi, duỗi gối khi đi. Mâm


chày có cấu tạo xốp với bề mặt sụn và diện khớp trên của xương chày được gọi
chính xác là mâm chày, vị trí cụ thể của mâm chày là tiếp khớp với lồi cầu trong
và lồi cầu ngoài tùy thuộc vào mâm chày trong và mâm chày ngoài [7]. Cấu tạo
phía giữa các mâm chày gồm các gai mâm chày có tác dụng giống như điểm bám
cho các loại dây chằng khác nhau tại đây (dây chằng chéo trước và dây chằng

chéo sau). Nhìn từ trên xuống thấy hai mâm chày không cân xứng nhau cả về
hình dáng và độ lõm. Ở giữa hai mâm chày có phần nhô lên gọi là gai chày trước
và gai chày sau. Gai chày chia khoang giữa hai mâm chày thành diện trước gai
chày, và diện sau gai chày. Diện trước gai chày có dây chằng chéo trước bám và
diện sau gai chày có dây chằng chéo sau bám. Diện gai chày hay bị tổn thương
trong chấn thương khớp gối, thường gặp nhất là bong điểm bám dây chằng
chéo[8].

Hình 1.2. Mâm chày nhìn từ trên xuống[7]


Đầu trên xương chày là tổ chức xương xốp bao gồm nhiều bè xương được
sắp xếp theo một kiểu đặc biệt nhằm tăng khả năng chịu lực tỳ nén. Các bè
xương ở phía ngoài xếp đứng dọc, đi dần vào phía trung tâm, các bè xương xếp
uốn theo hình vòm và phía trên có thêm các bè xương đan ngang. Chính vì
những đặc điểm trên nên khi lực tác động thúc dồn trực tiếp từ lồi cầu đùi lên
mâm chày hay ngược lại từ mâm chày lên dễ làm các bè xương này bị gãy và sập
xuống, làm thay đổi mặt diện khớp ở mâm chày. Mặt mâm chày có thể vỡ toác,
hoặc vừa bị vỡ, vừa bị lún hoặc lún đơn thuần hoặc v.v. Các điểm bám dây chằng
có thể bị nhổ, hệ thống các dây chằng chéo khớp gối có thể bị đứt và sụn chêm
cũng rất dễ bị dập hoặc bị rách. Bình thường trục thân xương đùi hợp với trục
thân xương chày một góc mở ra ngoài khoảng 60. Sức nặng đè lên mâm chày
thay đổi theo từng chuyển động, có khi lên gấp 3 lần trọng lượng cơ thể. Khi trục
cơ học bị thay đổi do can lệch của gãy xương vùng gối thì sự phân bố lực lên
mâm chày trở nên không đều, chỗ sụn khớp chịu áp lực nhiều hơn sẽ bị vỡ dần
dần dẫn đến thoái hóa khớp[9].


Hình 1.3. Tương quan giữa trục cơ học, trục đứng và trục giải phẫu đùi:
trục cơ học nghiêng 30 so với trục đứng

trục giải phẫu tạo một góc 60 với trục cơ học.[9]
Diện bám mâm chày: Các sợi DCCT tỏa ra khi tới chỗ bám mâm chày. Diện
bám có hình tam giác với đỉnh nằm ở phía sau, cạnh đáy nằm phía trước, cách bờ
trước mâm chày 10-14mm, nằm ở phía trước và phía ngoài gai chày trong. Chiều
rộng diện bám xấp xỉ 11mm (từ 8-12mm), dài theo hướng trước sau khoảng
17mm (từ 1421mm). Các sợi tỏa ra phía trước, nằm dưới dây chằng ngang sụn
chêm. Một số sợi hòa cùng với chỗ bám của sừng trước sụn chêm ngoài[10].
1.2. Khớp gối
Khớp gối nằm ở vị trí trung tâm tiếp giáp và liên kết 3 trục xương chính:
Xương đùi, xương bánh chè và xương chầygiúp đầu gối nâng đỡ trọng lượng
toàn cơ thể. Khớp gối đóng vai trò như một khớp bản lề, hoạt động nhờ sự phối
hợp của hệ thống gân, cơ, dây chằng, sụn khớp và bao khớp phức tạp, bởi vậy
đây cũng là bộ phận dễ bị chấn thương và cần lưu ý bảo vệ đặc biệt [7].
Diện khớp: Khớp gối có ba diện khớp
+ Diện khớp của lồi cầu trong xương đùi với mâm chày.
+ Diện khớp của lồi cầu ngoài xương đùi với mâm chày.
+ Diện khớp giữa mặt sau xương bánh chè với diện khớp trước hai lồi cầu
đùi.
Vì mâm chày tương đối phẳng, lồi cầu lại tròn nên không khớp tốt với
nhau. Sụn chêm nằm ở giữa làm cho khớp gối sâu hơn và rộng hơn. Hai sụn


chêm cùng dính vào xương bởi sừng trước ở diện trước gai, sừng sau ở diện sau
gai.
* Hệ thống dây chằng bao khớp:
- Bao khớp: Là một bao sợi bọc quanh khớp từ xương đùi tới xương chày.
Ở xung quanh, bao khớp dính vào sụn chêm và chia ra làm 2 tầng: tầng trên sụn
chêm và tầng dưới sụn chêm.
- Dây chằng: có 4 hệ thống dây chằng bao gồm:
+ Hệ thống các dây chằng phía trước: gồm dây chằng bánh chè, cánh bánh

chè trong và cánh bánh chè ngoài. Dây chằng bánh chè là một dải thớ dài 5 - 6
cm, rộng 2 - 3 cm, đính ở dưới vào lồi củ trước xương chày. Cánh bánh chè trong
rộng và mảnh, có chức năng quan trọng hơn cánh bánh chè ngoài. Cánh bánh chè
là một thớ cân mà đỉnh bám vào lồi cầu và nền bám vào xương bánh chè, nó có
chức phận giữ bánh chè không trật sang bên.
+ Hệ thống các dây chằng phía sau: có dây chằng khoeo chéo, khoeo cung
+ Hệ thống dây chằng bên: dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài.
Dây chằng bên trong hợp thành một dải, rộng 15 mm đi từ củ bên lồi cầu đùi
trong xuống dưới và ra trước để bám vào mặt trong xương chày. Dây chằng bên
trong dính chặt vào bao khớp nên khó tách. Dây chằng bên ngoài là một thừng
tròn và mảnh, đi chếch từ củ bên lồi cầu đùi ngoài xuống dưới và bám vào chỏm
xương mác.
+ Hệ thống các dây chằng chéo gồm:


Dây chằng chéo trước (DCCT) đi từ mặt trong lồi cầu ngoài xương đùi tới
diện trước gai, có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước so với lồi
cầu đùi. Theo một số nghiên cứu, DCCT là một trong những dây chằng hay bị
tổn thương trong chấn thương vùng gối. Tỷ lệ tổn thương DCCT được các tác giả
đưa ra các con số khác nhau từ 5 - 50% tùy các hình thức gãy[11], [12].
Dây chằng chéo sau (DCCS) đi từ mặt ngoài lồi cầu trong xương đùi tới
bám vào diện sau gai, có nhiệm vụ giữ cho xương chày không bị trượt ra sau so
với lồi cầu đùi. Nhiều tác giả công bố tổn thương DCCS thấp hơn DCCT trong
gãy mâm chày. Theo nghiên cứu của Ramussen P.S. tổn thương DCCS là
3,8%[13].
Dây chằng bên chày cũng hay bị tổn thương. Theo Mustonen A.O.trong số
39 trường hợp gãy mâm chày, có 13 trường hợp (33%) tổn thương dây chằng bên
chày và mức độ tổn thương dây chằng có thể là rách một phần, rách hoàn toàn
hay nhổ điểm bám[12].
Bao hoạt dịch: Là một màng dầy che phủ mặt trong khớp, phía dưới bám

từ gốc sụn chêm, ôm quanh hai dây chằng chéo và luồn vào chỗ khuyết của hai
lồi cầu. Phía trước trên, bao hoạt dịch tạo thành một khoang trống gọi là túi cùng
hay túi bịt sau cơ tứ đầu đùi. Chính vì bao hoạt dịch bao phủ toàn bộ dây chằng
chéo nên dây chằng chéo nắm ở giữa ổ khớp, giữa bể hoạt dịch nhưng về mặt
cấu trúc thì lại như ở ngoài khớp [7].


Hình 1.4. Hệ thống dây chằng vùng gối[7]
1.3. Vùng khoeo
Khoeo chân là một vùng ở sau khớp gối, được tạo bởi tam giác đùi và tam
giác chày.Thành phần trong trám khoeo gồm: động mạch, tĩnh mạch và thần kinh
xếp theo bậc thang từ sâu đến nông, từ trong ra ngoài.
1.4. Động mạch nuôi dưỡng vùng khớp gối


Hình 1.5. Hệ thống động mạch vùng đầu gối[7]
Vùng khớp gối có bốn vòng nối động mạch rất phong phú được tạo thành
do bốn cuống mạch cùng xuất phát từ động mạch khoeo.
- Động mạch gối trên ngoài.
- Động mạch gối trên trong.
- Động mạch gối dưới ngoài.
- Động mạch gối dưới trong.
Ở góc dưới ngoài có động mạch quặt ngược chày trước, động mạch quặt
ngược chày sau. Phía ngoài có nhánh động mạch mũ mác, phía trong có nhánh
động mạch hiển đi xuống cho các nhánh vào mặt trước và mặt sau vùng gối.
1.5. Chức năng vận động khớp gối


Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể, chịu lực và chuyển trọng lượng cơ
thể xuống khớp cổ chân thông qua xương chày. Tuy là khớp lớn nhưng các thành

phần của khớp hay bị tổn thương khi chấn thương[8]
Khớp gối chỉ thực sự vững ở tư thế duỗi thẳng, khi đó các thành phần của
khớp được khóa lại, chống được sự xoắn vặn và sẽ hạn chế được tổn thương.
Khớp gối có hai cử động chính là gấp và duỗi. Bình thường biên độ gấp là 135 140º, duỗi là 0º. Khi khớp gối gấp thì có thể xoay trong và xoay ngoài chút ít,
khi ở tư thế duỗi hoàn toàn thì không có vận động xoay.

2. GÃY MÂM CHÀY
2.1. Nguyên nhân
Đa số các trường hợp bị tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân
bị tai nạn khi đi xe gắn máy là chủ yếu. Gãy mâm chày có thể xảy ra khi bị va
chạm trực tiếp, đầu gối đập xuống đường, hoặc gián tiếp do xe ngã đè lên chân
hoặc té xe trong tư thế gối bị vặn xoắn hoặc đè ép từ phía bên[14].
Ngoài ra các nguyên nhân khác như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao
động, chấn thương thể thao, té cao cũng có thể đưa đến gãy mâm chày.
2.2. Cơ chế chấn thương
Các trường hợp gãy mâm chày xảy ra trong nhiều hướng của lực valgus
hay varus kết hợp với lực tải trục. Gãy mâm chày thường là hậu quả của chấn
thương trực tiếp vào mâm chày hoặc do nén ép theo chiều dọc của lồi cầu đùi tác
động trực tiếp lên bề mặt của mâm chày[14].


Hướng và sự khuyếch đại của lực phát sinh, tuổi bệnh nhân, chất lương
xương, và độ gấp gối lúc va chạm xác định kích thước mảnh gãy, vị trí gãy và sự
di lệch: Người trẻ với xương chắc khỏe sẽ gặp các gãy tách điển hình và có tỉ lệ
cao liên kết với các tổn thương dây chằng.
Người già với sự giảm độ chắc khỏe của xương sẽ gặp các gãy lún và tách
và có tỉ lệ chấn thương dây chằng thấp.

Hình 1.6. Cơ chế lực dồn lồi cầu đùi làm gãy mâm chày ngoài [13]



Hình 1.7. Mảnh gãy phía sau của mâm chày trong [13]
Đối với loại gãy hai mâm chày hay gãy hai mâm chày kèm theo gãy thân
xương chày là loại gãy xương mâm chày phức tạp. Theo các tác giả, đây là loại
gãy do lực chấn thương mạnh. Loại gãy này thường có nhiều mảnh, hay có tổn
thương phần mềm kết hợp như: sụn chêm, dây chằng, đôi khi có tổn thương
mạch máu, tổn thương thần kinh.
2.3. CHẨN ĐOÁN
2.3.1. Lâm sàng
Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị chấn thương vùng gối cần hỏi kỹ nguyên
nhân và cơ chế chấn thương để có thể xác định tổn thương có thể có ở bệnh nhân
cũng như mức độ nặng của thương tổn xương và mô mềm[15].
Bệnh nhân bị gãy mâm chày có thể có các triệu chứng ở các mức độ khác
nhau, bao gồm đau vùng gối, sưng nề, không tì chân được, hoặc không thể vận
động được.


Sờ ấn vùng gối để phát hiện vị trí đau chói liên quan đến mâm chày. Khám
các biến dạng của xương khớp để xác định gãy xương. Khám tình trạng da, tình
trạng vết thương để xác định gãy kín hay gãy hở.
Đánh giá kỹ tình trạng mô mềm vùng gối bị chấn thương, Các dấu hiệu
trầy sướt da, đụng giập sâu, bóng nước xuất huyết và phù nề nhiều chứng minh
mô mềm bị thương tổn nặng.
Khám tình trạng mạch máu và thần kinh của chi để xác định các biến
chứng về mạch máu và thần kinh, bao gồm tổn thương thần kinh mác chung
(thần kinh hông khoeo ngoài), tổn thương động tĩnh mạch vùng khoeo.
Tổn thương động mạch khoeo là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự
sống còn của chi. Theo dõi sát tình trạng mạch mu chân và chày sau cũng như
tình trạng nhiệt độ, màu sắc bàn chân, dấu hiệu nhấp nháy móng để kịp thời phát
hiện tổn thương động mạch khoeo. Trong gãy mâm chày, động mạch khoeo có

thể bị dập, đứt hoàn toàn hoặc có thể bị chèn ép do mảnh gãy.Trong trường hợp
nghi ngờ cần sử dụng siêu âm mạch máu để giúp xác định chẩn đoán nhanh và
chính xác hơn.
Đánh giá mức độ sưng nề của chi, khả năng vận động của cổ chân, bàn
chân và các ngón chân để phát hiện sớm nguy cơ chèn ép khoang và kịp thời xử
trí khi có biến chứng chèn ép khoang thực sự. Trong trường hợp bệnh nhân bị
chấn thương nặng, đặc biệt là gãy mâm chày trong di lệch, gãy cả 2 mâm chày,
gãy mâm chày kèm gãy thân xương di lệch, nên thực hiện đo áp lực khoang cẳng
chân để phát hiện biến chứng chèn ép khoang.
Các thương tổn kèm theo trong khớp như tổn thương sụn chêm, các dây
chằng bên, các dây chằng chéo khó có thể được chẩn đoán khi bệnh nhân mới


gãy xương. Các thương tổn này chỉ có thể xác định sau khi đã kết hợp xương,
trong quá trình theo dõi, thăm khám hậu phẫu hoặc có sự hỗ trợ của hình ảnh
cộng hưởng từ [16].
2.3.2. Cận lâm sàng
Xquang thường qui: Khi xác định bệnh nhân bị gãy mâm chày cần chụp
đủ xquang khớp gối 2 bình diện thẳng và nghiêng. Hình ảnh xquang này giúp
chẩn đoán được gãy mâm chày nhưng không thể cung cấp đẩy đủ chi tiết về các
đường gãy, mức độ di lệch, đặc biệt là mức độ lún của các mâm chày. Xquang
khớp gối ở bình diện chếch trong và ngoài 45 độ sẽ giúp đánh giá cụ thể hơn các
chi tiết của mâm chày bị gãy.

Hình 1.8. Hình ảnh X-Quang gãy mâm chày
CT scan: Đây là phương tiện giúp chẩn đoán thương tổn của gãy mâm
chày khá chi tiết và rất hữu hiệu trong việc quyết định phương pháp điều trị. Tuy
có chi phí thực hiện còn cao nhưng CT scan vẫn đóng vai trò rất quan trọng
trong chẩn đoán và điều trị. Hình ảnh CT scan cho thấy rõ các đường gãy, sự di
lệch của các mảnh gãy, mức độ lún của các mặt khớp mâm chày, từ đó có thể xác



định được mức độ thiếu xương ở mâm chày sau khi nâng mặt khớp bị lún. Hình
ảnh tái tạo 3 chiều của CT scan giúp phẫu thuật viên chẩn đoán xác định, chính
xác mức độ tổn thương mâm chày và chuẩn bị trước kế hoạch phẫu thuật, phục
hồi tối đa được mặt khớp cũng như nắn được tốt các di lệch.

Hình 1.9. Hình ảnh CLVT gãy mâm chày
Cộng hưởng từ: So với CT scan thì hình ảnh cộng hưởng từ cũng giúp
chẩn đoán xác định, đánh giá chi tiết gãy mâm chày với hiệu quả tương đương.
Ngoài ra hình ảnh cộng hưởng từ còn có thể giúp chẩn đoán các thương tổn mô
mềm trong khớp như là thương tổn dây chằng bên trong hoặc dây chằng chéo
trước có thể gặp trong gãy mâm chày ngoài, gãy mâm chày trong thì thường kèm
theo rách dây chằng bên ngoài hoặc tổn thương các dây chằng chéo.


Hình 1.10. Hình ảnh gãy mâm chày trên phim chụp MRI
Siêu âm mạch máu: Như đã nói ở trên, phương tiện chẩn đoán này giúp
xác định một thương tổn kèm theo rất quan trọng của gãy mâm chày, đó là tổn
thương động mạch khoeo.
2.4. Phân loại gãy mâm chày
2.4.1 Phân loại của Schatzker (1979)
Theo Schatzker, bảng phân loại này đã sắp xếp mức độ tổn thương từ nhẹ
đến nặng, tương đối chi tiết giúp cho việc tiên lượng điều trị. Trong bảng phân
loại này, tác giả đã đề cập đến vấn đề tổn thương vùng liên mâm chày và cách
phát hiện mảnh gãy phía sau. Cách phân loại của Schatzker chi tiết hơn cách
phân loại của Hohl ở phần tổn thương gai chày và đầu trên xương chày
Bảng phân loại này gồm 6 loại xếp theo thứ tự nặng dần, những loại xếp
sau thì điều trị khó khăn hơn và tiên lượng cũng xấu hơn [17].
Loại I: Mâm chày ngoài gãy kiểu hình chêm



Loại II: Gãy mâm chày ngoài kết hợp với lún mâm chày
Loại III: Gãy lún ở giữa mâm chày ngoài
Loại IV: Gãy mâm chày trong
Loại V: Gãy cả hai mâm chày còn sự liên tục của đầu xương và thân
xương.
Loại VI: Gãy cả hai mâm chày kết hợp với gãy hành xương, đầu trên
xương chày.

Hình 1.11. Phân loại gãy mâm chày của Schatzker[4]
Gãy loại Schatzker I là mâm chày ngoài gãy tách thành một hình chêm.
Có thể có lún hoặc không có lún mâm chày. Mức độ lún nhẹ thường khó xác
định trên phim chụp XQ tư thế thẳng.
Gãy loại Schatzker II, đường gãy giống loại I nhưng có thêm lún ở mặt
khớp mâm chày ngoài, mức độ lún mâm chày có thể không thấy rõ trên phim


XQ thẳng. Schatzker và cộng sự (cs) khi mới xây dựng bảng phân loại này xác
định gãy mâm chày lún > 4mm là gãy có lún.
Gãy loại Schatzker III là gãy lún đơn thuần của mâm chày ngoài, khi đó
mặt khớp của mâm chày ngoài bị lún và dồn vào nửa trong của mâm chày bằng
lực ép dọc theo trục. Thỉnh thoảng, có trường hợp trên phim XQ thẳng không
thấy rõ hình ảnh lún mâm chày và chỉ thấy rõ khi chụp đầu trên xương chày tư
thế chếch 45º. Gãy Schatzker III được chia thành 2 phân nhóm gồm nhóm III A
là lún mâm chày ngoài và nhóm III B là lún khoảng giữa 2 mâm chày.
Gãy loại Schatzker IV là gãy ở mâm chày trong kết hợp với trượt hoặc lún
một phần. Đặc biệt mâm chày trong hay có mảnh vỡ sau trong hình vành khăn
Gãy loại IV thường có xu hướng cẳng chân mở góc vào trong.
Gãy loại Schatzker V là dạng gãy hình chêm của cả hai mâm chày, thường

có đường gãy hình chữ “Y”. Mức độ lún mặt khớp điển hình ở mâm chày ngoài
và có thể phối hợp với gãy ở phần nhô lên giữa 2 mâm chày. Gãy Schatzker V
khác với Schatzker VI ở chỗ vẫn còn giữ nguyên được sự tiếp nối giữa đầu
xương và thân xương. Đánh giá gãy 2 mâm chày với hình ảnh chụp chếch có thể
cung cấp tình trạng mất vững của mâm chày.
Gãy loại Schatzker VI là gãy hai mâm chày đi kèm với sự mất liên tục của
đầu xương và thân xương. Gãy hai mâm chày có nhiều dạng khác nhau và dạng
gãy nào cũng đều có thể xảy ra. Loại gãy này hay có tổn thương phần mềm kết
hợp, đặc biệt là tổn thương sụn chêm, tổn thương da và nguy cơ chèn ép khoang
Trên thực tế lâm sàng, phân loại của Schatzker là bảng phân loại được
nhiều tác giả sử dụng vì phân loại này bao hàm gần như đầy đủ các dạng tổn
thương mâm chày gặp trên lâm sàng.


×