Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG và các yếu tố LIÊN QUAN đến TRỨNG cá DO THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.77 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

TRẦN NGỌC KHÁNH NAM

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRỨNG CÁ DO THUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

TRẦN NGỌC KHÁNH NAM

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRỨNG CÁ DO THUỐC

Chuyên ngành: DA LIỄU
Mã số
: 60.72.01.52

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Lan Anh

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp và kết thúc chương trình đào tạo bác sỹ nội trú bệnh viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS. TS Trần Hậu Khang – thầy đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập
và đã đóng góp cho tôi những ý kiến quí báu để hoàn thành tốt luận văn.
- PGS. TS Trần Lan Anh – cô đã dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập,
đồng thời cũng là người trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- Quý Thầy Cô của Bộ môn Da Liễu, trường Đại học Y Hà Nội – các thầy,
cô đã dạy dỗ và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tâp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo Sau ĐĐại học, Bộ môn Da liễu
Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu tại Trường và Bộ môn.
- Đảng ủy, Ban Giám ĐĐốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, các cán bộ, nhân
viên trong Bệnh viện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn chồng và toàn thể người thân trong gia đình đã
luôn cổ vũ, động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi vượt qua những khó
khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để đạt được kết quả ngày
hôm nay.
Trần Ngọc Khánh Nam



LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác”.
Tác giả

Trần Ngọc Khánh Nam


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACTH:

Adrenocorticotropic Hormon

ARN:

Acid Ribonucleic

BRAF:

Gen mã hóa cho protein B-Raf

CĐ-ĐH:

Cao Đẳng-Đại Học

CDK2:

Cyclin-Dependent Kinase


Cs:

Cộng sự

DHEA:

Dehydroepiandrosterone

DTH:

Dihydrotestosterone

Đv:

Đơn vị

EGF-RIs: Epidermal Growth Factor Receptor Inhibitors
FTU:

Finger Tip Unit

HLA:

Human Leukocyte Antigen

HS-SV:

Học sinh Sinh viên


IL:

Interleukin

INH:

Isoniazid

MEK:

Còn gọi là MAPKK Mitogen-Activated Protein Kinase
Kinase

n:

Số bệnh nhân

P. acnes:

Propionibacterium ances

pp.:

Trang

SHBG:

Sexual Hormon Binding Globulin

SPF:


Sun Protection Factor

T:

Testosterone

TCDD:

2,3,7,8 – Tetrachlorodibenzo-p-dioxin

TNF:

Tumor Necrosis Factor

tr:

Trang


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
Chương 1- TỔNG QUAN............................................................................ 3
1.1. BỆNH TRỨNG CÁ...................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về bệnh trứng cá .......................................................3

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh trứng cá ..............................................3
1.1.3. Giải phẫu và sinh lý tuyến bã .................................................... 4
1.1.4. Sinh bệnh học trứng cá .............................................................. 6
1.1.5. Các thể bệnh trứng cá............................................................... 11
1.1.6. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá ...................................13
1.1.7. Phân loại mức độ bệnh của trứng cá thông thường.................. 14
1.2. TRỨNG CÁ DO THUỐC............... ...........................................14
1.2.1. Các nhóm thuốc hay gây trứng cá ............................................15
1.2.2. Nguyên nhân sử dụng thuốc .................................................... 15
1.2.3. Đặc điểm lâm sàng của trứng cá do thuốc ............................... 20
1.2.4. Điều trị bệnh trứng cá .............................................................. 21
1.3. Tình hình nghiên cứu trứng cá do thuốc .................................. 23

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................25
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán trứng cá do thuốc ................................. 25
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .................................................... 25
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.................................................................... 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................. 26
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ..................................................................26
2.2.3. Vật liệu nghiên cứu...................................................................26
2.2.4. Các bước nghiên cứu ............................................................... 28
2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................30


2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................................................ 30
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU..........................................30
2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI............................................................ 31


Chương 3 - KẾT QUẢ ............................................................................... 32
3.1. TỶ LỆ MẮC VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA

BỆNH TRỨNG CÁ DO THUỐC............................................... 32
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ...............................................32
3.1.2. Tỷ lệ mắc trứng cá do thuốc .................................................... 34
3.1.3. Nguyên nhân gây trứng cá do thuốc ........................................ 35
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN..... 39
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng....................................................................39
3.2.2. Kiến thức của bệnh nhân khi mắc bệnh về da ......................... 43
3.2.3. Các yếu tố liên quan ................................................................ 45

Chương 4 - BÀN LUẬN............................................................................. 48
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....... 40
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ...............................................48
4.1.2. Tỷ lệ mắc trứng cá-trứng cá do thuốc .......................................50
4.1.3. Nguyên nhân gây trứng cá do thuốc ........................................ 51
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRỨNG CÁ

DO THUỐC............................................................................... 56
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ...................................................................56
4.2.2. Kiến thức của bệnh nhân khi bệnh về da ................................. 61
4.2.3. Các yếu tố liên quan .................................................................62

Chương 5 - KẾT LUẬN..............................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỤC LỤC CÁC BẢNG (27 bảng)

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

3.1: Phân bố giới tính
3.2: Trình độ học vấn
3.3: Phân bố nghề nghiệp
3.4: Phân bố địa dư
3.5: Tỷ lệ bệnh trứng cá/bệnh da chung
3.6: Tỷ lệ trứng cá do thuốc/trứng cá
3.7: Phân bố can thiệp ban đầu
3.8: Phân bố đường dùng thuốc
3.9: Phân bố nguyên nhân sử dụng thuốc bôi
3.10:
Phân bố tên thuốc bôi
3.11:
Phân bố lượng thuốc bôi
3.12:
Lý do dùng thuốc uống/tiêm/hít

3.13:
Tên thuốc uống/tiêm/hít
3.14:
liều lượng thuốc uống/tiêm/hít


Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

3.15:
3.16:
3.17:
3.18:
3.19:
3.20:
3.21:
3.22:
3.23:
3.24:
3.25:


Phân bố tổn thương cơ bản
Phân bố triệu chứng cơ năng
Phân bố mức độ nặng của bệnh
Phân bố thời gian xuất hiện tổn thương
Phân bố thời gian mắc bệnh
Phân bố các thói quen khi xuất hiện trứng cá
Ảnh hưởng tâm lý
Xét nghiệm Demodex
Nơi khám chữa bệnh khi bị trứng cá/bệnh da chung
Phân bố lý do không đi khám bác sĩ
Phân bố nguồn thông tin cung cấp kiến thức cho bệnh

nhân
Bảng 3.26:
Bảng 3.27:
Bảng 3.28:

Phân bố hiểu biết về tác hại của thuốc đã dùng
Mối liên quan giữa giới tính và mức độ nặng của bệnh
Mối liên quan giữa đường dùng thuốc và mức độ nặng của

bệnh
Bảng 3.29:

Mối liên quan giữa liều lượng thuốc bôi và mức độ nặng

của bệnh
Bảng 3.30:

Mối liên quan giữa liều lượng thuốc bôi và thời gian xuất


hiện bệnh của nhóm betamethasone
Bảng 3.31:
Mối liên quan giữa liều lượng thuốc bôi và mức độ nặng
của nhóm betamethasone dipropionate
Bảng 3.32:
Mối liên quan giữa liều lượng thuốc bôi và thời gian xuất
hiện bệnh của nhóm dexamethasone acetate
Bảng 3.33:
Mối liên quan giữa liều lượng thuốc bôi và mức độ nặng
của nhóm dexamethasone acetate
Bảng 3.34:
Liên quan giữa phân loại da và mức độ nặng của bệnh


MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ (8 biểu đồ)
Biểu
Biểu
Biểu
Biểu

đồ
đồ
đồ
đồ

3.1:
3.2:
3.3:
3.4:


Phân bố theo tuổi
Lý do đến khám
Phân bố theo vị trí tổn thương
Phân bố phân loại da


11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá là một bệnh da thường gặp, chiếm tỷ lệ khá cao ở nhóm thanh
thiếu niên. Bệnh liên quan đến nang lông tuyến bã. Căn nguyên sinh bệnh
học của bệnh rất phong phú trong đó phải kể đến 4 yếu tố then chốt: (1)
sản xuất chất bã quá mức, (2) sừng hóa cổ nang lông, (3) sự có mặt và
tăng cường hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes ( P. acnes),
(4) viêm [1]
Bệnh trứng cá chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: gia đình, nghề
nghiệp, tâm lý, thời tiết, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt ảnh hưởng đến sự phát
sinh, phát triển hay nặng thêm bệnh trứng cá. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Thanh Nhàn [2], Nguyễn Thị Minh Hằng [3] chothấy bệnh trứng cá khởi đầu
ở tuổi dậy thì, tăng dần theo tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 15-24 và sau đó bắt đầu
thuyên giảm.
Về lâm sàng, hầu hết các trường hợp trứng cá đều có những tổn thương đa
dạng: sẩn viêm, sẩn đầu đen, đầu trắng, mụn mủ, cục cộm cứng dưới da. Mặc
dù diễn biến của bệnh trứng cá có thể tự khỏi nhưng một số di chứng có thể
tồn tại suốt đời sẹo lõm, sẹo lồi [4].
Tuy không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh trứng cá có thể kéo
dài, đặc biệt có sẹo lõm, sẹo lồi làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khiến
người bệnh mất tự tin, mặc cảm, hoang mang lo lắng, ảnh hưởng đến năng
suất làm việc, thậm chí chất lượng cuộc sống của người bệnh [5], [6], [7].

Ở Việt Nam, do thói quen tự sử dụng thuốc/tự mua thuốc ở hiệu thuốc/tự
điều trị do mách bảo của bạn bè, gia đình với các mục đích làm trắng da,
dưỡng da, điều trị nám, thậm chí điều trị cả những bệnh lí ngoài da như viêm
da cơ địa, vảy nến, viêm da dầu… rất phổ biến. Chính vì thói quen đó, đã xuất
hiện nhiều trường hợp các biến chứng do thuốc, đặc biệt biến chứng do dùng


12

thuốc có corticoid. Một trong các biến chứng ngoài da thường gặp nhất là
trứng cá do bôi thuốc corticoid. Theo thống kê sơ bộ tại Bệnh viện Da liễu
Trung ương cho thấy trứng cá do thuốc chiếm khoảng 2-3 %/tổng số bệnh
nhân trứng cá đến khám.
Do trứng cá là bệnh rất phổ biến nên từ trước đến nay có rất nhiều nghiên
cứu về bệnh trứng cá, trong đó tập trung vào các nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh,
đặc điểm lâm sàng, các phương pháp điều trị, thậm chí về chất lượng cuộc sống
người bệnh. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến hình thái lâm sàng
trứng cá do thuốc. Chính vì lí do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đặc điểm lâm
sàng và các yếu tố liên quan đến trứng cá do thuốc” với 2 mục tiêu
1. Khảo sát tỷ lệ mắc và các nguyên nhân gây trứng cá do thuốc tại
Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 3-8/2014.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến trứng cá do
thuốc.


13

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.


BỆNH TRỨNG CÁ
1.1.1.

Khái niệm về bệnh trứng cá

Bệnh trứng cá là bệnh da thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc
điểm lâm sàng của bệnh đa dạng với các hình thái tổn thương: nhân trứng cá
(nhân trắng, nhân đen), mụn mủ, nang và sẹo lồi, sẹo lõm ở nhiều mức độ
khác nhau. Vị trí khu trú tổn thương nổi bật là mặt, lưng, ngực. Bệnh thường
tiến triển từng đợt, dai dẳng, giảm dần sau tuổi 20 nhưng cũng có trường hợp
bệnh kéo dài đến tuổi 30, 40, thậm chí 50 [8].
1.1.2.

Lịch sử nghiên cứu bệnh trứng cá

Các thầy thuốc La mã cổ đại được xem là những người đi tiên phong trong
nghiên cứu và điều trị bệnh trứng cá.
- Giai đoạn từ năm 27 trước công nguyên đến năm 393 sau công nguyên,
người ta cho rằng khi trộn lưu huỳnh vào nước khoáng để tắm, rửa có tác dụng
làm giảm vi khuẩn và giúp các lỗ nang lông được thông thoáng. Dù rằng
phương cách này chưa là phương pháp hoàn hảo, nhưng khá hiệu quả.
- Năm 1873, William H. Scheussler, nhà hóa sinh người Đức phát hiện ra
trong con người có 12 chất khoáng được gọi là muối mô hóa sinh
(biochemical tissue salt). Bất kỳ sự thiếu hụt nào của muối mô hóa sinh có thể
dẫn đến bệnh tật trong đó có trứng cá. Khi được bổ sung muối thì trứng cá sẽ
cải thiện.
- Những năm 1920, benzoyl peroxide được sử dụng phổ biến để điều trị
trứng cá từ nhẹ đến trung bình vì có tác dụng diệt khuẩn, thuốc có nhiều dạng
khác nhau như gel, kem, chất tẩy trang.



14

- Những năm 1950, Tetracycline được xem là kháng sinh có hiệu quả
trong điều trị trứng cá nhờ tác dụng kháng viêm.
- Từ 1960-1980, Vitamin A acid (Retin A, Roaccutan) được xem là thuốc
rất hiệu quả trong điều trị trứng cá kháng trị. Thuốc có tác dụng làm giảm bài
tiết chất bã, giảm sừng hóa cổ nang lông, từ đó gián tiếp diệt vi khuẩn P.
acnes và giảm hiện tượng viêm. Thuốc được sử dụng ở cả dạng bôi và dạng
uống.
- Những năm 1990, Laser đã được ứng dụng trong điều trị trứng cá và đặc
biệt hiệu quả đối với dạng trứng cá cục và nang. Tuy nhiên chi phí tốn kém.
Ngoài ra, các thủ thuật lột da bằng hóa chất cũng mang lại kết quả khả quan.
- Trị liệu ánh sáng xanh đã được triển khai vào những năm 2000. Nhiều
nhóm nghiên cứu khác nhau ở Mỹ và Châu Âu đã nhận thấy việc sử dụng nguồn
sáng cường độ cao hẹp đã cải thiện điều trị và dự phòng bệnh trứng cá.
- Một số kế hoạch phát triển trong tương lai
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đang thử nghiệm các thuốc chủng
ngừa trứng cá viêm, hy vọng sẽ phát triển trong tương lai. Liệu pháp vi khuẩn sẽ
khắc phục những vấn đề thường gặp khi sử dụng kháng sinh, phổ biến là đề
kháng kháng sinh [9].
1.1.3.

Giải phẫu và sinh lí tuyến bã

1.1.3.1.

Giải phẫu


Da có 3 loại tuyến: tuyến bã, tuyến mồ hôi và tuyến sữa. Tuyến bã là một
trong những phần phụ của da. Ở người, tuyến bã phân bố đều khắp cơ thể trừ
lòng bàn tay chân và tập trung chủ yếu ở lưng và ngực. Mật độ tuyến bã cao
nhất là ở da đầu, trán, má và cằm, có thể đạt đến 400-900 tuyến/cm2. Ngược
lại, cẳng chân bụng và cánh tay mật độ tập trung ít.


15

Tuyến bã gắn vào nang lông ở những nơi có nang lông, tiết ra chất bã đổ
vào nang lông nhờ có ống dẫn. Một số nơi, tuyến bã không phải là phần phụ của
nang lông ví dụ như tuyến Meibomian ở mí mắt, tuyến Tyson ở quy đầu [10].
Tuyến bã là một tuyến toàn hủy đơn thùy hoặc đa thùy, gồm tuyến chùm
nang chia nhánh, nang tuyến bã có đường kính từ 0,2-2mm. Tế bào biểu bì lót
bên trong ống tuyến là sự tiếp tục của tế bào biểu bì trên bề mặt da. Tế bào
tuyến bã có 2 loại là tế bào tuyến ít biệt hóa và tế bào chế tiết. Tế bào tuyến ít
biệt hóa nằm sát màng đáy và có khả năng phân chia, chứa nhiều ARN và các
loại men esterase, phosphatase. Tế bào chế tiết nằm phía trong có kích thước
lớn, khi chưa trưởng thành phân bố xung quanh các thùy tuyến có hình dẹt.
Càng trưởng thành các tế bào này càng di chuyển vào trung tâm của tuyến,
hoàn thành quá trình biệt hóa và chuẩn bị vỡ ra. Tế bào chế tiết của tuyến bã
trong bào tương chứa nhiều hạt mỡ. Các hạt mỡ dần phát triển chiếm thể tích
tế bào, tế bào mất bào quan, mất nhân trở thành hạt mỡ.
Tuyến bã tiết ra chất bã và được đào thải toàn bộ.
1.1.3.2.

Chất bã

Chất bã là chất vô khuẩn được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã và một phần ở
thượng bì, tiết ra trên bề mặt da làm dẻo hóa màng sừng, có tác dụng giữ độ

ẩm cho da và như là lớp bảo vệ da chống lại vi khuẩn. Một vài acid béo tự do
làm giảm đáng kể sự phát triển các vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus
aureus trong thực nghiệm, bản thân các acid béo tự do này hay các chất sinh
ra qua quá trình thủy phân các acid béo này cũng có tác dụng kìm nấm.
Thành phần chủ yếu của chất bã là acid béo dưới dạng este hỗn hợp:


Squalene (C30H50): chiếm 15%, là một hydrocacbon không bão hòa, chỉ có ở
da người với nồng độ ổn định.



Triglyceride: chiếm 60%, là este của glycerin và các acid béo chuỗi dài.


16



Cires: chiếm 25%, là những este đơn và kép của những acid béo chuỗi dài
cũng như ester cholesterol được tổng hợp.
Kết hợp Triglyceride, Cire và Cholesterol sẽ tạo thành lớp lipid ở bề mặt
da, mức độ lớp lipid da bề mặt thay đổi tùy từng vị trí cơ thể.

1.1.3.3.

Sinh lý tuyến bã

Hoạt động của tuyến bã chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó lớn
nhất là hormon sinh dục nam, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

khác. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc mới sinh do androgen mẹ truyền qua
nhau thai, bất hoạt ở trẻ em từ 2-6 tuổi, sau 9 tuổi thì tăng hoạt động trở lại
và đạt đỉnh cao ở tuổi dậy thì sau đó thì giảm dần, khoảng 40 tuổi đối với
nữ và 50 tuổi đối với nam. Hoạt động tuyến bã theo nhịp ngày đêm: tuyến
bã hoạt động mạnh và bài tiết nhiều chất bã nhất là cuối giờ sáng và đầu
giờ chiều, giảm tiết bã nhất là vào cuối giờ chiều [10].
1.1.4.

Sinh bệnh học trứng cá

1.1.4.1.

Tăng tiết chất bã

Trong bệnh trứng cá có sự tiết chất bã quá nhiều. Một trong những thành
phần của chất bã là triglyceride, có vai trò thúc đẩy trong sinh bệnh học bệnh
trứng cá. Triglyceride bị phá hủy thành các acid béo tự do tạo điều kiện thuận
lợi cho vi khuẩn phát triển và lan tràn P. acnes gây nên hiện tượng viêm. P.
acnes có khả năng làm đáp ứng quá mẫn chậm gia tăng và kéo dài. Hiệu quả
điều hòa miễn dịch tại da này cũng có tác dụng bảo vệ những bệnh nhân trứng
cá ít khi mắc bệnh bạch cầu và u hắc tố so với các đối tượng khác [11].
Các cơ quan bài tiết tiết androgen
- Ở nam giới: tinh hoàn tiết dihydrotestosterone (DHT), androstenedione
và nhiều nhất là testosterone (T). Chất này do tế bào Leydig ở trẻ sơ sinh nam
và nam giới sau tuổi trưởng thành tiết ra. Ngoài ra, tuyến thượng thận cũng có
tiết 5 loại androgen khác nhau nhưng đặc tính hướng sinh dục nam rất thấp.


17


- Ở nữ giới: testosterone khoảng 30% và delta-4 androsterone khoảng
70% là 2 androgene mạnh, do buồng trứng và tuyến thượng thận sản xuất.
Sau khi được bài tiết, testosterone sẽ gắn với albumin huyết tương hoặc
liên kết bền vững với betaglobulin gọi là globulin mang hocmon sinh dục
(SHBG: Sexual Hormon Binding Globulin).
Tại tuyến bã testosteron chuyển thành DHT nhờ men 5α reductase. DHT
là chất kích thích các tuyến bã hoạt động, ở người bị trứng cá mạnh gấp 20
lần so với người bình thường.
Trung bình người bình thường tiết ra 1mg chất bã/10cm 2/3giờ, vùng bị
trứng cá nặng 3,28mg/10cm2/3giờ, vùng trứng cá vừa là 3mg/10cm 2/3giờ,
trứng cá nhẹ 2,2mg/10cm2/3giờ.
Các hormon khác cũng có ảnh hưởng đến hoạt động tuyến bã:
- Hormon Corticoid thượng thận gây tăng tiết chất bã vì vậy gây bệnh trứng
cá ở những bệnh lí cần điều trị thuốc corticoid.
- Hormon thùy trước tuyến yên ACTH gây tăng trọng lượng tuyến bã,
tăng tạo lipid ở các tế bào tuyến bã.
- Vai trò của kích dục tố, kích thích tố giáp trạng trong việc làm tăng hoạt
động tuyến bã cũng đã được chứng minh.
Tóm lại: tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là
hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát
triển thể tích làm bài tiết chất bã tăng lên nhiều lần.
1.1.4.2.

Tăng sừng hóa cổ nang lông tuyến bã

Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại
làm cho chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến
bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá (quá trình hình thành nhân
trứng cá trung bình là 30 ngày). Nếu có bội nhiễm sẽ gây viêm nhiễm, có mủ,



18

có thể lây sang các tuyến bã khác hình thành nên các sẩn viêm, mụn mủ,
nang…
Các cơ chế tăng sừng hóa cổ nang lông tuyến bã
- Tác động của Androgen: Androgen đóng vai trò chính trong sự hình
thành

nhân

mụn.

Dihydrotestosterone

(DHT),

testosterone

(T)



Dehydroepiandrosterone (DHEA) được sản xuất từ tuyến sinh dục, tuyến
thượng thận và bản thân tế bào biểu bì của ống tuyến bã làm tăng sừng hóa cổ
nang lông thông qua các thụ thể. Tế bào biểu bì có hệ enzyme đầy đủ và cần
thiết để chuyển cholesterol thành DHT. Bất thường chuyển hóa Androgen ở
các tế bào biểu bì đoạn cổ nang lông có thể dẫn đến sự tăng sinh và biệt hóa
bất thường, sau cùng dẫn đến sự hình thành vi nhân mụn [1].
- Thay đổi của lipid: Các thành phần lipid khác trên bề mặt da như

squalene, squalene peroxides, oleic acid, peroxides của oleic làm tăng quá
trình sừng hóa cổ nang lông tuyến bã góp phần làm tăng nhân trứng cá. Ngoài
ra với sự hiện diện của vi khuẩn tại chỗ làm phóng thích các acid béo từ các
triglycerid của chất bã, đây cũng là yếu tố hình thành nhân trứng cá.
- Vai trò của cytokin: các cytokin làm cho quá trình sừng hóa cổ nang lông
tuyến bã với nhịp độ luân chuyển tế bào tăng, tạo ra khối sừng ở cổ nang lông
làm hẹp đường thoát của các chất bã… Nghiên cứu cho thấy các cytokin có
ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành nhân trứng cá. IL - 1α điều chỉnh sự
sừng hóa của biểu bì và có thể liên quan đến sự sinh ra tình trạng viêm ở nhân
trứng cá. IL - 1α có thể dẫn đến sự hình thành các vi nhân mụn. IL - 1α hoạt
hóa tế bào biểu bì lớp đáy bằng cách bộc lộ keratin 16, do đó sự hoạt hóa
keratin chỉ là thứ phát do sự tăng hoạt của tế bào biểu bì [1].
- Giảm linoleic acid: linoleic acid là một acid béo thiết yếu trong da và
thường giảm đi trên người bị bệnh trứng cá. Mức độ thấp của linoleic acid có
thể gây tăng sinh tế bào sừng ở nang lông, tăng tính thấm của hàng rào các


19

nhân mụn đối với các chất trung gian gây viêm và giảm chức năng của hàng
rào da và sản xuất các cytokin tiền viêm [12].
1.1.4.3.

Vai trò của vi khuẩn

Một số vi sinh vật tham gia vào sinh bệnh học của bệnh trứng cá như
pityrosporum ovale hay pityrosporum orbicular, demodex, tụ cầu, P. acnes...
Trong số đó, P. acnes là vi khuẩn quan trọng nhất trong sinh bệnh học trứng
cá. P. acnes là vi khuẩn gram (+), kị khí, phát triển tốt ở pH từ 5-5,6 với nhiệt
độ 30-37oC. P. acnes cư trú bình thường trên da, nói chung vô hại. Nhưng khi

các lỗ nang lông bị ứ lại các chất nhờn và tế bào chết, sẽ tạo nên môi trường
kỵ khí và P. acnes có thể phát triển và trở nên gây bệnh.
Người bình thường thì P. acnes ít được tìm thấy, nhưng những người bị
trứng cá trung bình thì có khoảng 114.800 P. acnes/cm2.
Các sản phẩm được tiết ra từ P. acnes như lipase, protease, hyaluronidase
và một số chất hóa hướng động bạch cầu. Lipase thủy phân triglycerid thành acid
béo tự do, đây là chất kích thích khởi đầu sinh nhân trứng cá. Metalloproteases,
hyaluronidases, neuraminidases, lecithinases, phospholipases, phosphatases,
proteinases, RNAses, prostaglandins và leukotriens là các enzyme do P. acnes
trực tiếp hay gián tiếp tiết ra làm vỡ thành nang lông. Bản thân các mảnh vỡ màng
tế bào vi khuẩn P. acnes đóng vai trò như một siêu kháng nguyên làm phóng thích
các cytokin tiền viêm thông qua phản ứng miễn dịch viêm. Các chất hóa hướng
động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm vào thành nang lông và yếu nang
lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào lớp trung bì [1].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy P. acnes gắn vào các thụ thể trên bề mặt
tế bào bạch cầu đa nhân và bạch cầu đơn nhân dẫn đến giải phóng nhiều cytokin
có khả năng gây viêm như: IL-1, IL-8, IL-12, yếu tố hoại tử u (TNF). Tuy nhiên,
trong một nghiên cứu khác vào năm 2012, Shaheen B, Gonzalez M. khảo sát các
tiêu chí vi sinh và thực nghiệm tại các tổn thương viêm và các nhân mụn, các tác


20

giả này không tìm thấy P. acnes tại đơn vị nang lông bã. Họ đưa ra giả thuyết
sự phát triển của tổn thương trứng cá viêm phụ thuộc vào sự mất cân bằng
giữa con đường kháng viêm và tiền viêm chứ không phải do P. acnes khởi
động viêm [13].
1.1.4.4.

Tình trạng viêm


Hình thành phản ứng viêm với sự tham gia của các yếu tố: vi khuẩn (nhất
là P. acnes), bạch cầu, enzym, các cytokin tiền viêm, TNF-α... hình thành nên
các tổn thương viêm như sẩn, mụn mủ, cục, nang. Các biểu hiện của trứng cá
do P. acnes gây ra các phản ứng viêm không những khi vi khuẩn còn sống và
ngay cả khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn chết cũng
có thể kích thích gây nên phản ứng viêm.
Hình1.1 Vai trò của P. acnes trong cơ chế bệnh sinh của trứng cá thường [14]

1. Sự tiết chất bã và bít lỗ nang lông làm hạn chế cung cấp oxy
2.

Hàm lượng lipid cao và nồng độ oxy thấp tạo môi trường phát triển tối ưu
cho P. acnes

3.

P. acnes cư trú trên bề mặt da bị thu hút bởi môi trường tối ưu bên trong
nang lông kèm lượng lipid phong phú. Tại đây P. acnes nhân lên nhanh chóng
gây ra đáp ứng viêm khu trú. Nếu hệ miễn dịch không thể giết và loại bỏ vi


21

khuẩn một cách hiệu quả, sự tồn tại phản ứng viêm dẫn đến sự hình thành
nang và mụn mủ, cuối cùng là hình thành các vết sẹo [15].
1.1.5.

Các thể bệnh trứng cá


1.1.5.1.

Trứng cá thông thường (acne vulgaris)

Bệnh hay gặp nhất ở tuổi dậy thì nhưng vẫn gặp ở thanh niên. Hình ảnh
lâm sàng thay đổi tùy theo từng người và từ vùng này sang vùng khác. Tổn
thương đa dạng với nhiều tổn thương cơ bản: cồi mụn hay nhân đen; nang
nhỏ hay nhân trắng, sẩn viêm đỏ, mụn mủ nông hay sâu, cục viêm hoặc không;
cuối cùng là sẹo với nhiều hình thái khác nhau. Các dạng thương tổn này có thể
xuất hiện trên cùng một bệnh nhân. Vị trí thương tổn gặp ở vùng mặt, cổ, ngực
và lưng [16], [17].
1.1.5.2.

Trứng cá mạch lươn (Acne conglobata)

Một dạng trứng cá nặng, hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trưởng
thành, chủ yếu ở nam đặc biệt ở quanh lứa tuổi 16. Đây là dạng trứng cá có
phối hợp nhiều loại tổn thương: cục, nang và áp xe.
Vị trí tổn thương: mặt, cổ, ngực, lưng và vai.
Các tổn thương viêm căng, lan rộng kèm mủ nông sâu tạo thành các
đường dò, cầu da. Bệnh tiến triển dai dẳng hiếm khi lành tự nhiên.
Nguyên nhân tiên phát của bệnh trứng cá mạch lươn chưa rõ. Hiếm hơn
có thể gặp thể này trong các trường hợp khiếm khuyết nhiễm sắc thể
karyotype XXY. Chưa có bằng chứng có mối liên quan giữa bệnh trứng cá
bọc với HLA [16].
Điều trị rất khó, isotretinoin uống là lựa chọn đầu tay. Ngoài ra có thể
dùng kháng sinh uống, tại chỗ, tiêm corticoid trong tổn thương, đôi khi phải
phẫu thuật.
1.1.5.3.


Trứng cá tối cấp (Acne fulminans)

Hay gặp ở người nam, tuổi từ 13-17; còn gọi là trứng cá sốt loét và sốt cấp
tính, là dạng nặng nhất kèm theo triệu chứng toàn thân.


22

Lâm sàng: sự xuất hiện đột ngột các tổn thương trứng cá nang nặng và
kèm theo loét, biểu hiện chủ yếu ở thân mình và mông, ít khi biểu hiện ở mặt.
Các triệu chứng khác kết hợp: sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp toàn thân, tăng
bạch cầu nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ lắng máu cao. Tổn
thương loét thường để lại sẹo lồi [18].
Điều trị bằng liệu pháp corticoid, kháng sinh liều cao, isotretinoin và
không đáp ứng nếu dùng liệu pháp kháng sinh đơn thuần.
1.1.5.4.

Trứng cá cơ học (Acne mechanica)

Từ này phản ánh trứng cá xảy ra tại vị trí chấn thương cơ học và/cọ sát lập
lại gây tắc nghẽn lối ra của nang lông-tuyến bã dẫn đến sự hình thành cồi
mụn. Ví dụ áo len cổ cao gây cọ sát vùng cổ có thể dẫn đến mụn trứng cá khu
trú do băng kín da [11].
1.1.5.5.

Trứng cá do thuốc (Acne iatrogenic/Drug-induced

acne/acneiform eruptions)
Nhiều thuốc có khả năng gây trứng cá, trong đó hay gặp nhất là các
thuốc corticoid. Bệnh thường thoái lui khi ngưng sử dụng thuốc (sẽ đề cập ở

mục 1.2).
1.1.5.6.

Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis nuchae)

Trứng cá sẹo lồi là một dạng của viêm nang lông mạn tính mà bệnh cảnh
là các sẩn chắc, mụn mủ trên nền nang lông, dẫn đến các tổn thương sẹo lồi.
Nguyên nhân sinh bệnh chưa rõ. Bệnh thường xảy ra ở nam với tỷ lệ
nam/nữ: 20/1, độ tuổi 14-25, thường ở người da màu. Ở các vùng tổn thương,
thấy tóc bị gãy, mọc thành chùm hay rụng.
Các thương tổn sớm là các sẩn nang lông hình vòm, mụn mủ ít gặp.
Vị trí tổn thương thường khu trú ở gáy, rìa chân tóc, có thể dẫn đến rụng
tóc có sẹo [19].


23

1.1.5.7.

Trứng cá sơ sinh (Neonatal Acne)

Trứng cá sơ sinh: có thể gặp với tỷ lệ lên đến 20% trẻ mới sinh, các tổn
thương có 2 dạng: một là các sẩn viêm nhỏ, hai là nhân mở hoặc tổn thương
dạng cục nang, xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 0-6 tuần tuổi, phân bố ở má, cằm và
trán. Thường biến mất sau 3-6 tháng không để lại dấu vết.
Trong trường hợp tổn thương bất thường, cần khai thác tiền sử dùng thuốc
trong thời gian mang thai của mẹ để loại trừ trứng cá do thuốc (ví dụ:
phenytoin hoặc lithium) [4].
1.1.5.8.


Trứng cá muộn ở phụ nữ

Bệnh trứng cá ở phụ nữ tuổi 30-40, thường có các dấu hiệu cường
androgene: hói tóc, rụng tóc do androgene. Cần định lượng: testosterone toàn
phần, 17 OH progesterone, delta 4 androstenedione.
Thương tổn cơ bản: tổn thương viêm (sẩn, mụn mủ, cục) chiếm ưu thế,
nhân trứng cá ít.
Vị trí phân bố thường ở má, cằm, quanh miệng. Đây là dạng trứng cá dai
dẳng và đáp ứng kém với điều trị [4].
1.1.6.

Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá

Bệnh trứng cá liên quan với nhiều yếu tố. Các yếu tố này có thể làm khởi
phát bệnh và cũng có thể là bệnh nặng thêm.
- Tuổi: Bệnh trứng cá thường khởi phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên, 90% ở
lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh thuyên giảm dần. Đôi khi bệnh khởi phát muộn hơn.
- Giới: Nữ bị bệnh trứng cá nhiều hơn nhưng các hình thái lâm sàng biểu
hiện ở nam nặng hơn so với nữ giới.
- Yếu tố gia đình: Có liên quan đến bệnh trứng cá. Andrew đã có nhận xét
là yếu tố di truyền đã được khẳng định trong vai trò sinh bệnh học trứng cá
[4]. Theo Phạm Văn Hiển, nếu bố mẹ bị bệnh trứng cá thì 45% con trai của họ
trứng cá ở tuổi đi học [20].


24

- Yếu tố nghề nghiệp: Làm việc trong môi trường nóng, tiếp xúc dầu mỡ
làm bệnh nặng hơn
- Yếu tố thời tiết: Liên quan đến bệnh với khí hậu nóng ẩm, hanh khô.

- Yếu tố chủng tộc: Người da vàng và da đen ít bị hơn người da trắng.
- Yếu tố thức ăn: Việc thức ăn ngọt (socola, đường...), đồ uống có tính
chất kích thích (rượu, bia, cà phê ...) có gây ra bệnh trứng cá không vẫn đang
còn được tranh luận.
- Yếu tố nội tiết: Những người bị bệnh nội tiết như cường giáp, Cushing...
thường hay bị bệnh trứng cá.
- Yếu tố thần kinh: Khi bị lo lắng, căng thẳng... sẽ làm trứng cá nặng lên.
1.1.7.

Phân loại mức độ bệnh của trứng cá thông thường

Có nhiều cách phân loại:
1.1.7.1. Phân loại theo giáo trình Học Viện Quân Y (2001)
- Mức độ nhẹ: dưới 50 nhân trứng cá, sẩn
- Mức độ vừa: 50-100 nhân trứng cá, sẩn
- Mức độ nặng: 100-200 nhân trứng cá, sẩn [21]

1.1.7.2. Phân loại theo Karen McKoy 2013
- Mức độ nhẹ:

+ <20 thương tổn không viêm, hoặc
+ <15 thương tổn viêm, hoặc
+ Tổng số thương tổn <30

- Mức độ trung bình:

+ 20-100 thương tổn không viêm, hoặc
+ 15-50 thương tổn viêm, hoặc
+ Tổng số thương tổn 30-125


- Mức độ nặng:

+ >5 nốt/cục, hoặc
+ >100 thương tổn không viêm, hoặc
+ >50 thương tổn viêm, hoặc
+ Tổng số thương tổn >125 [22]

2.

TRỨNG CÁ DO THUỐC
Nhiều thuốc có thể gây trứng cá hay gây phát ban dạng trứng cá như hormon


25

androgen làm tăng hoạt động và làm phì đại tuyến bã, corticoid tại chỗ hay toàn
thân, thuốc chống lao, thuốc chống động kinh, thuốc ức chế miễn dịch...
Các thương tổn trứng cá này có thể tiên phát do trong quá trình điều trị các
bệnh lí ngoài da, nội khoa, bệnh lí ác tính..bệnh nhân dùng các nhóm thuốc
gây bệnh như corticoid, thuốc chống lao, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống
trầm cảm hoặc thứ phát do bệnh nhân dùng corticoid để điều trị mụn trứng cá
gây phát ban dạng trứng cá trên nền trứng cá có sẵn.
1.2.1.
Các nhóm thuốc hay gây trứng cá
+ Danazol
+ Testosterone
+ Progestins
+ Glucocorticoids
+ Lithium
+ Isoniazid

+ Phenytoin
+ Vitamin B2, B6 và B12
+ Halogen
+ Chất ức chế EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) [23]
+ Ức chế miễn dịch (azathioprine, cyclophosphamide…) [4]
Nguyên nhân sử dụng thuốc
3.1.1.1. Sử dụng corticoid trong điều trị một số bệnh da
1.2.2.

Thuốc bôi chứa corticoid được xem là thuốc điều trị hiệu quả các bệnh
viêm da, bệnh da gây ngứa và có khả năng ức chế sự phân chia tế bào. Thuốc
được phân loại 7 nhóm từ mạnh nhất đến yếu nhất như sau [24].


×