Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Đánh giá khúc xạ ở trẻ đẻ non không mắc bệnh võng mạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 77 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo tổ chức y tế thế giới mỗi năm có khoảng mười lăm triệu trẻ đẻ non
trên toàn thế giới và con số này có xu hướng ngày càng gia tăng [1]. Liu.Li và
cộng sự (2015) ước tính có khoảng một triệu trẻ dưới 5 tuổi chết do sinh non
[2]. Số trẻ còn lại phải đối mặt với những tàn tật như không có khả năng học
tập, vấn đề về thị giác và nghe [1].
Vấn đề về thị giác ở trẻ đẻ non là một vấn đề cần được quan tâm bởi đây
là những vấn đề xuất hiện sớm có thể gây giảm hoặc mất thị lực, ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống và khả năng học tập trong suốt cuộc đời của trẻ.
Ngoài bệnh võng mạc trẻ đẻ non, tật khúc xạ cũng là một vấn đề thường gặp,
gây giảm thị lực và một số bệnh khác như lác, nhược thị nếu không được chẩn
đoán và điều trị kịp thời [3], [4].
Trong nhóm trẻ đẻ non, những trẻ được khám và phát hiện có bệnh võng
mạc trẻ đẻ non thường được khám định kỳ và theo dõi chức năng thị giác.
Những trẻ không có bệnh võng mạc trẻ đẻ non thường ít được đi khám và theo
dõi hơn. Tuy nhiên, theo Ouyang và cộng sự (2015), trẻ đẻ non có bệnh võng
mạc trẻ đẻ non và không có bệnh võng mạc đều có tỷ lệ cận thị và loạn thị cao
hơn so với những trẻ được sinh ra đủ tháng [5]. Do vậy, những trẻ này cũng cần
được quan tâm về vấn đề khúc xạ. Điều này sẽ mang lại những cơ hội tốt hơn để
trẻ phát triển một cách toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trẻ ở lứa tuổi 5 đến 7 tuổi là những trẻ đang trong bước đầu của quá
trình học tập. Chức năng thị giác tốt giúp trẻ nhận biết tốt hơn, tăng khả năng
tiếp thu kiến thức. Trẻ cũng sẽ tự tin hơn trong các hoạt động thể lực và hòa


2

đồng với bạn bè. Điều này sẽ tạo ra cho trẻ những cơ hội tốt hơn trong sự
nghiệp và cuộc sống sau này.


Tại Việt Nam, từ năm 2001, trẻ đẻ non đã được khám sàng lọc bệnh
võng mạc. Một số tác giả đã nghiên cứu về khúc xạ của trẻ đẻ non có và
không mắc bệnh võng mạc. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về
tình trạng khúc xạ của những trẻ không mắc bệnh võng mạc trẻ đẻ non ở độ
tuổi 5 đến 7. Nhằm đánh giá chức năng thị giác một cách lâu dài trên những
trẻ đẻ non, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá khúc xạ ở trẻ đẻ non
không mắc bệnh võng mạc” nhằm 2 mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tình trạng khúc xạ trên những trẻ đẻ non không mắc bệnh võng
mạc.

2.

Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng khúc xạ ở trẻ đẻ non
không mắc bệnh võng mạc.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Phát triển của các thành phần liên quan đến khúc xạ sau sinh.
Nhãn cầu của trẻ sơ sinh có sự tương đồng so với nhãn cầu của người
trưởng thành. Tuy nhiên, để đạt được cấu trúc như mắt của người trưởng
thành, nhãn cầu của trẻ sơ sinh cần có sự thay đổi về hầu hết các thành phần
như: chiều dài trục nhãn cầu, hình dạng giác mạc, màu sắc mống mắt, đáp
ứng của đồng tử, thể thủy tinh, võng mạc, thần kinh, khúc xạ,... Những thay
đổi này diễn ra mạnh mẽ nhất trong năm đầu tiên của cuộc đời.
1.1.1. Giác mạc

Sau khi sinh, giác mạc thay đổi cả về hình dạng đại thể và cấu trúc mô
học dẫn đến sự thay đổi về độ trong, đường kính, độ dày, độ cong và khúc
xạ. Ở trẻ đẻ non, đường kính giác mạc có liên quan chặt chẽ với cân nặng
của trẻ. Có thể ước tính đường kính giác mạc qua cân nặng của trẻ đẻ non
theo công thức:
ĐKGM = 6.3 + 0.0015 P (cân nặng của trẻ tính bằng gram) [6].
Ở trẻ đẻ đủ tháng, đường kính ngang của giác mạc từ 9.0 đến 10.5 mm,
trung bình là 9.8 mm. Đường kính đứng của giác mạc thường lớn hơn
đường kính ngang với kích thước từ 9.9 đến 10.5 mm, trung bình là 10.4
mm. Trong năm đầu sau sinh, đường kính ngang giác mạc tăng dần đến
11-12 mm. Theo nghiên cứu của Sridhar và cộng sự năm 2018, đường
kính giác mạc ngang trung bình của người trưởng thành, nữ: 11.64 ± 0.47


4

mm, nam: 11.77 ± 0.37 mm [7].
Đường kính giác mạc tăng thường song hành với sự thay đổi độ cong
giác mạc. Để đạt được chính thị, sự thay đổi độ cong giác mạc phải cân bằng
với sự thay đổi của thủy tinh thể và chiều dài trục nhãn cầu. Độ cong của giác
mạc ở trẻ sơ sinh thường lớn hơn ở người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh non
tháng có tuổi thai khi sinh dưới 32 tuần, khúc xạ giác mạc trung bình là
63.3±3.3 D ở mặt phẳng ngang và 57.3±2.6 D ở mặt phẳng đứng. Giá trị này
giảm xuống còn 54.0±3.0 D và 50.7±2.4 D ở trẻ có tuổi thai khi sinh 36 tuần.
Độ cong giác mạc tiếp tục giảm 1 cách nhanh chóng sau 2 đến 4 tuần đầu sau
sinh ở những trẻ sinh đủ tháng, và sau đó giảm chậm sau 8 tuần sau sinh.
Khúc xạ giác mạc đo được ở trẻ sơ sinh đủ tháng thay đổi trong khoảng từ
47.00 đến 48.06 D. Trong 1 nghiên cứu trên 4881 trẻ trong độ tuổi từ 6 tới 14,
khúc xạ giác mạc ở mặt phẳng ngang gần như không thay đổi, nhưng khúc xạ
ở mặt phảng đứng thì có giảm nhẹ theo tuổi.

Sự thay đổi của giác mạc diễn ra trong năm đầu tiên sau sinh bao gồm:
sự tăng đường kính, tăng độ dẹt, tăng độ mỏng và tăng độ trong suốt. Đi kèm
với sự tăng đường kính giác mạc, diện tích bề mặt giác mạc cũng tăng lên từ
102 mm² sau sinh lên 130 mm² khi trẻ 20 tháng. Bán kính cong giác mạc tăng
làm tăng độ dẹt của giác mạc. Độ dày của giác mạc cũng được ghi nhận là cao
hơn ở trẻ sơ sinh. Độ dày giác mạc trung tâm đo bằng bản đồ giác mạc ở trẻ
sơ sinh là 0.96 mm, độ dày giác mạc chu biên là 1.2 mm. 6 tháng sau sinh, độ
dày giác mạc trung tâm đo được là 0.52 mm. Độ dày giác mạc cao ở trẻ sơ
sinh giải thích cho hiện tượng đục giác mạc nhẹ ở một số trẻ sơ sinh khỏe
mạnh, không có bất thường lớp biểu mô giác mạc. Giác mạc mỏng hơn cũng


5

làm tăng độ trong suốt của giác mạc [6].
Tại thời điểm khi sinh ở những trẻ đủ tháng, theo Rozema và cộng sự
(2018), giác mạc có bán kính cong mặt trước là 6.93±0.27 mm, Bán kính
cong mặt sau là 5.71±0.23 mm, độ dày giác mạc trung tâm 570.1±47.7µm
[8]. Theo tác giả Gul và cộng sự (2014), độ dày giác mạc của trẻ từ 1-12 tuổi
trung bình là 556 µm, trong đó nhóm trẻ 1-2 tuổi là 556 µm, 6-7 tuổi là 565
µm và 9-10 tuổi là 555 µm [9]. Có thể thấy độ dày trung tâm giác mạc thay
đổi không nhiều trong quá trình phát triển của trẻ trên 1 tuổi. Theo kết quả
nghiên cứu của Fledelius và cộng sự (1986), nghiên cứu sự thay đổi độ cong
giác mạc trong quá trình phát triển và trưởng thành, bán kính cong giác mạc
của trẻ từ 5-7 tuổi ở nữ là 7.69±0,.9 mm, ở nam là 7.9±0.22mm. Bán kính này
ở trẻ 11-13 tuổi là 7.79±0.31mm và 7.98±0,23mm [10]. Như vậy, bán kính
cong giác mạc tăng lên trong quá trình phát triển của trẻ, điều này đồng nghĩa
với độ dẹt của giác mạc tăng lên. Theo Gordon và cộng sự (1985), công suất
giác mạc tại thời điểm trẻ khi sinh có tuổi thai 39-40 tuần là 51.2±1,1 D [.1].
Cũng theo tác giả này, công suất giác mạc ở thời điểm trẻ 1 tuổi là 45,3±1.2

D, giảm xuống còn 43.2±0.7 D vào thời điểm trẻ 4-5 tuổi, sau đó lại tăng lên
44.2±1.6 D ở thời điểm 7-9 tuổi và đạt được công suất không đổi sau 10 tuổi
là 43.5±1.2 D. Sự thay đổi công suất giác mạc có thể nghĩ đến là do sự thay
đổi độ cong giác mạc nhiều hơn là do sự thay đổi độ dày giác mạc.
1.1.2. Độ sâu tiền phòng
Tiền phòng là một khoang chứa thủy dịch, nằm giữa giác mạc ở phía
trước, mống mắt và thủy tinh thể ở phía sau. Độ sâu tiền phòng được tính
bằng khoảng cách từ mặt sau giác mạc đến mặt trước thể thủy tinh. Độ


6

sâu tiền phòng ở phần trung tâm khoảng 3-5mm, càng gần rìa độ sâu tiền
phòng càng giảm dần. Độ sâu tiền phòng thay đổi theo tuổi, tình trạng
khúc xạ của mắt. Người lớn tuổi, độ sâu tiền phòng giảm dần do thể tích
của thể thủy tinh tăng lên.
Độ sâu tiền phòng được cho là không ảnh hưởng nhiều đến khúc xạ của
nhãn cầu nhưng có tham gia một phần vào quá trình chính thị hóa của nhãn
cầu thông qua sự bù đắp cho sự gia tăng chiều dài trục nhãn cầu. Độ sâu tiền
phòng thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ và tiếp tục thay đổi trong suốt
cuộc đời. Độ sâu tiền phòng cũng khác nhau ở những người có tật khúc xạ
khác nhau. Theo Bhardwaj và cộng sự (2013) sự thay đổi này được thể hiện
qua bảng sau [12]:
Bảng 1.1. Thay đổi của độ sâu tiền phòng theo tuổi và tật khúc xạ
Độ tuổi
(tuổi)

Chính thị

Cận thị


Viễn thị

Loạn thị

Nam nữ

Nam nữ

Nam nữ

Nam nữ

0-10

3.16

3.22

3.44 3.46

2.98 2.97

3.06

3.12

11-20

3.04


3.06

3.41 3.57

2.79 2.90

3.05

3.93

21-40

2.86

2.89

3.40 3.29

2.55 2.61

3.02

3.03

41-60

2.77

2.73


3.24 3.18

2.59 2.57

2.91

2.61

Theo tác giả này độ sâu tiền phòng giảm đi theo tuổi. Mắt cận thị có độ
sâu tiền phòng cao hơn mắt chính thị và viễn thị.
Nghiên cứu của tác giả Đường Thị Anh Thơ và cộng sự (2008) cho kết
quả: độ sâu tiền phòng trung bình của những mắt cận thị là 3,68±0,22 mm,
mắt viễn thị là 3,29±0,27 mm, khác biệt có ý nghĩa thống kê [13].
1.1.3. Thể thủy tinh


7

Trong quá trình phôi thai, thể thủy tinh được nuôi dưỡng nhờ lớp mạch
thể thủy tinh (tunica vasculosa lentis). Lớp mạch này sẽ thoái triển hoàn toàn
sau tuần thứ 35 của thai kỳ. Ở trẻ sơ sinh 27 đến 28 tuần tuổi, toàn bộ lớp vỏ
ngoài của thể thủy tinh còn được bao phủ bởi mạch máu. Từ tuần thứ 29 đến
30 của thai kỳ, mạch máu trung tâm của lớp mạch này bắt đầu teo. Từ tuần 31
đến 32, mạch máu trung tâm thể thủy tinh vẫn còn quan sát được với một lớp
mạch mỏng bao quanh thể thủy tinh. Từ tuần 33 đến 34, chỉ một lớp mạch
mỏng bao quanh vùng chu vi thể thủy tinh. Sự phát triển của thể thủy tinh có
thể chia ra thành hai giai đoạn là giai đoạn trước sinh và sau sinh. Giai đoạn
trước sinh, thể thủy tinh có tốc độ phát triển nhanh chóng, đạt khối lượng
khoảng 149 mg. Giai đoạn sau sinh, thể thủy tinh tiếp tục phát triển trong suốt

cuộc đời. Tuy nhiên, từ sau 6 đến 9 tháng sau sinh, thể thủy tinh phát triển với
tốc độ rất chậm, tăng khoảng 1.38 mg 1 năm [6].
Thể thủy tinh là thấu kính hai mặt lồi. Trẻ sơ sinh có bán kính cong mặt
trước là 5mm, bán kính cong mặt sau là 4 mm. Công suất hội tụ của thể thủy
tinh ở trẻ sơ sinh khoảng +34 D. Trong giai đoạn phát triển về sau, thể thủy
tinh dẹt dần và ổn định với bán kính mặt trước dài đến 10 mm và mặt sau là
6mm. Vì thế công suất hội tụ của thể thủy tinh cũng giảm xuống còn khoảng
+16 đến +20 D. Sự giảm sút của thể thủy tinh về độ cong và chỉ số khúc xạ
trong quá trình phát triển sẽ làm thay đổi khúc xạ nhãn cầu, bù đắp cho sự gia
tăng chiều dài trục nhãn cầu. Sự mỏng đi của thể thủy tinh có thể giải thích do
sự phát tiển của nhãn cầu, chu vi nhãn cầu tăng, đặc biệt là vùng thể mi sẽ
kéo căng các sợi thể thủy tinh một cách thụ động. Thể thủy tinh có đặc
điểm quan trọng là có thể thay đổi độ tụ thông qua điều tiết. Khi điều tiết,


8

công suất thể thủy tinh thay đổi từ +19 đến +33 D do tính chất co giãn của
mô thể thủy tinh [4].
Theo Rozema và cộng sự (2018), trẻ sau sinh đủ tháng có bán kính cong
mặt trước thể thủy tinh là 5,63±0,38 mm, bán kính cong mặt sau là 3,86±0,26
mm, độ dày thể thủy tinh là 3,66±0,11 mm, công suất thể thủy tinh là
49,34±3,27 D [8]. Theo Gordon và cộng sự (1985), công suất thể thủy tinh
sau sinh (39 tuần) là 34,4±2,3 D, sau 1 tuổi thể thủy tinh có công suất giảm
xuống còn 28,7±1,0 D, công suất này tiếp tục giảm xuống còn 20,9±0,6 D khi
trẻ 4-5 tuổi, và ổn định ở mức khoảng 18,9 D sau 10 tuổi tới 36 tuổi [11].
Thể thủy tinh có hiện tượng dẹt dần trong 3 năm đầu đời. Điều này có
thể là do chu vi thể thủy tinh tăng cùng với sự tăng kích thước của nhãn cầu
và kéo dẹt thể thủy tinh, làm giảm độ dày của nó. Bán kính cong mặt trước và
mặt sau thể thủy tinh tăng khoảng 1.0 và 0.2 mm khi tới tuổi thiếu niên. Tốc

độ tăng bán kính cong của mặt trước và mặt sau thể thủy tinh là khác nhau.
Khi 6 tuổi, độ dày thể thủy tinh thay đổi từ 3.50 đến 3.60 tùy thuộc vào từng
chủng tộc. Thể thủy tinh thường giảm độ dày cho tới khi 11 đến 12 tuổi, sau
đó lại tăng dần [14].
Về khả năng điều tiết của mắt, ở người trẻ mắt chính thị, khi nhìn xa thì
ảnh hiện đúng trên võng mạc. Khi nhìn vật ở gần, nhờ khả năng điều tiết của
mắt mà ảnh của vật vẫn được duy trì trên võng mạc, do đó mắt luôn nhìn rõ ở
cả khoảng cách xa và gần. Khả năng điều tiết của mắt là nhờ sự thay đổi công
suất khúc xạ của thể thủy tinh. Khi mắt điều tiết, thể thủy tinh vồng lên hơn,
do đó tăng độ tụ của mắt. Theo Helmholtz, khi mắt điều tiết các cơ thể mi co
sẽ làm cho vòng thể mi ngắn lại, do đó làm giảm sức căng của dây Zinn lên


9

bao thể thủy tinh. Sự giảm độ căng của bao thể thủy tinh làm cho chất thể
thủy tinh trong bao biến dạng, vồng lên ở phần trung tâm, dẹt hơn ở gần xích
đạo. Mặt trước thể thủy tinh vồng lên nhiều hơn so với mặt sau. Cùng với sự
vồng lên của thể thủy tinh còn có hiện tượng co đồng tử, mống mắt xê dịch về
phía trước [15].
Lực điều tiết ảnh hưởng đến công suất khúc xạ của thể thủy tinh và thay
đổi theo tuổi, càng ít tuổi lực điều tiết càng mạnh. Các tác giả đều thừa nhận
có sự thay đổi của khúc xạ trước và sau tra thuốc liệt điều tiết, sau liệt điều
tiết độ viễn thị thường được bộc lộ cao hơn.
1.1.4. Chiều dài trục nhãn cầu.
Trọng lượng nhãn cầu của trẻ sơ sinh đủ tháng thay đổi trong khoảng 2.3
đến 3.4 g [14]. Ở người trưởng thành, trọng lượng này là 7.5g. Thể tích của
nhãn cầu ở trẻ sơ sinh đủ tháng là từ 2.20 đến 3.2cm³. Chiều dài trục nhãn cầu
ở trẻ sơ sinh khoảng 16,8 đến 17,5 mm. Trục nhãn cầu tăng nhiều nhất trong
năm đầu tiên. Trunng bình tăng từ 2.5 đến 3.8 mm trong năm đầu, và đạt kích

thước trung bình khoảng 20.7 mm. Tốc độ tăng của trục nhãn cầu sẽ giảm dần
trong các năm tiếp theo. Sau năm thứ 2 trục nhãn cầu đạt trung bình 21.5mm,
và năm thứ 3 là 21.9 mm. Những năm tiếp theo, mỗi năm tăng khoảng
0.4mm. đến khi trẻ 5 tuổi, chiều dài trục nhãn cầu đạt kích thước gần như kích
thước của người trưởng thành. Từ tuổi thứ 5 đến 15, chiều dài trục nhãn cầu
tăng dưới 1mm. Chiều dài trục nhãn cầu của trẻ thiếu niên ở nữ thường ngắn
hơn ở nam, với kích thước 23.92 và 24.36 mm [14].

Chiều dài trục nhãn cầu ở trẻ sơ sinh non tháng thay đổi rất nhiều, liên


10

quan tới tuổi thai khi sinh và cân nặng khi sinh. Theo nghiên cứu của Tucker
và cộng sự (năm 1992), chiều dài trục nhãn cầu của trẻ đẻ non có tuổi thai khi
sinh 25 tuần là 12.6 mm [16]. Theo nghiên cứu của O’Brien và cộng sự,
chiều dài trục nhãn cầu của trẻ đẻ non ở tuổi thai 33 tuần là 15.38 mm, 37
tuần là 15.98 mm, 40 tuần là 16.73 mm [17].
Trục nhãn cầu được tính bằng khoảng cách từ tâm mặt trước giác mạc tới
điểm xa nhất nằm trên lớp biểu mô sắc tố võng mạc [12]. Phần lớn các
nghiên cứu đều đưa ra số liệu độ dài trục nhãn cầu ở vào khoảng 23.5 đến
24.5 mm ở người trưởng thành có mắt chính thị. Theo Curtin chiều dài trục
nhãn cầu là yếu tố quyết định và có sự liên quan rõ nét nhất đến tình trạng tật
khúc xạ. Ở mắt chính thị, khi chiều dài trục nhãn cầu thay đổi 1mm sẽ làm
thay đổi công suất khúc xạ 3 D. Tuy nhiên sự thay đổi này không tuyến tính, ở
mắt cận thị nặng, khi thay đổi 1mm chiều dài chỉ làm thay đổi khúc xạ 2 D.
Trong khi đó ở mắt viễn thị có thể làm thay đổi đến 3 D [4].
Theo Rozema và cộng sự (2018), chiều dài trục nhãn cầu ở trẻ sơ sinh là
16.53±0.48 mm. Nghiên cứu của Pennie và cộng sự (2001), chiều dài trục
nhãn cầu khi sinh là 17.01±0.41 mm, khi trẻ 27 tháng tuổi là 19.07±0.75 mm

[18]. Theo Gordon và cộng sự (1985), chiều dài trục nhãn cầu tăng nhiều nhất
trong 2 năm đầu, trong 3 đến 4 năm tiếp theo mỗi năm tăng khoảng 0,4 mm,
sau 6 tuổi chiều dài trục nhãn cầu chỉ kém người trưởng thành khoảng 1 mm,
chiều dài này dường như không tăng sau tuổi thứ 10 đến 15 [11].
Người ta có nhiều cách khác nhau để đánh giá tình trạng khúc xạ dựa
vào chiều dài trục nhãn cầu. Năm 1994, Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa
mức độ loạn thị và chiều dài trục nhãn cầu ở những mắt loạn thị Theodore và


11

Rolene đã nêu mối quan hệ giữa chiều dài trục nhãn cầu và bán kính độ cong
giác mạc, biểu hiện bằng chỉ số AL/CR (AL: chiều dài trục nhãn cầu, CR: bán
kính độ cong giác mạc). Tỷ số này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá tình
trạng khúc xạ. Mắt chính thị có chỉ số khoảng 2.9, nếu nó vượt quá 3.0 thì có
khả năng trục nhãn cầu đã dài ra [19].
1.2. Phát triển khúc xạ của mắt và quá trình chính thị hóa
Tình trạng khúc xạ của mắt được xác định bởi công suất giác mạc, công
suất thủy tinh thể, độ sâu tiền phòng và chiều dài trục nhãn cầu. Chiều dài trục
nhãn cầu thay đổi trung bình từ 16.8 mm khi sinh đến 23.6 mm ở người
trưởng thành. Song song với quá trình đó, giác mạc và thể thủy tinh dẹt dần,
làm giảm công suất hội tụ từ 51.2 D (giác mạc), và 34.4 D (thể thủy tinh) khi
sinh xuống còn 43.5 D và 18.8 D khi trưởng thành. Những thay đổi này diễn
ra mạnh mẽ nhất ở những năm đầu đời, do đó khúc xạ của trẻ nhỏ thường có
sự thay đổi trong quá trình phát triển.
Trẻ đẻ non thường được ghi nhận có khúc xạ cận thị hơn so với trẻ sinh
đủ tháng, đặc biệt là những trẻ có bệnh võng mạc. Trẻ sinh đủ tháng, khúc xạ
trung bình là +0.62±2.24 D [6].
Theo Zorema và cộng sự (2017), khúc xạ của trẻ khi sinh trung bình là
2.78±0.93 D [8]. Theo Sheng và cộng sự (2015) trẻ sơ sinh có khúc xạ phân

bố trong một khoảng rộng từ -12 D đến +12 D, với giá trị trung bình từ +1 D
đến +2.50 D và phân bố theo quy luật chuẩn. Trong năm đầu tiên sau sinh,
trong quá trình chính thị hóa, trục nhãn cầu tăng lên một cách đáng kể, cả giác
mạc và thể thủy tinh đều giảm công suất khúc xạ bằng cách tăng độ dẹt [20].
Việc tăng chiều dài trục nhãn cầu phù hợp với sự giảm công suất khúc xạ giúp


12

nhãn cầu đạt được tình trạng chính thị. Độ viễn thị của nhãn cầu giảm dần từ
sau sinh tới hết năm thứ 3. Sau năm thứ 3, trục nhãn cầu và độ sâu tiền phòng
tiếp tục tăng, công suất thủy tinh thể giảm một cách đáng kể, tuy nhiên công
suất giác mạc thay đổi rất ít. Trong quá trình đó, bán kính cong giác mạc tăng
lên đồng nghĩa với công suất giác mạc giảm, công suất thể thủy tinh giảm và
kích thước bán phần trước (tính từ giác mạc tới mặt sau thể thủy tinh) tăng
lên. Theo Brown (1939) tình trạng viễn thị tiếp tục tăng đến độ 7 tuổi và sau
đó giảm dần trong giai đoạn về sau. Độ loạn thị cũng giảm một cách đáng kể
trong những năm đầu sau sinh. Quá trình chính thị hóa có thể đạt được vào
năm thứ 6 sau sinh [4] [21].
Loạn thị phổ biến ở trẻ nhỏ hơn ở người trưởng thành. Loạn thị nghịch
(trục loạn thị 90 gặp nhiều hơn và thấy ở 71% đối tượng ngiên cứu, 21% có
loạn thị thuận, và 8% có loạn thị chéo. Nghiên cứu theo dõi lâu dài trên nhóm
đối tượng nghiên cứu thấy tỷ lệ loạn thị giảm theo tuổi, với sự thay đổi nhiều
nhất là trong 2 năm đầu sau sinh. Cũng có sự thay đổi trục loạn thị, ở tuổi thứ
6, loạn thị thuận chiếm đa số [6].
Quá trình chính thị hóa là sự tác động qua lại giữa các yếu tố liên quan
đến khúc xạ của mắt để đạt được tình trạng chính thị. Quá trình này vừa có
tính chủ động, vừa thụ động [4], [20]. Quá trình chính thị vẫn chưa được biết
một cách rõ ràng nhưng có một điểm nổi bật là khả năng kiểm soát của mắt để
duy trì một tình trạng khúc xạ gần sát tình trạng chính thị cho dù các thành

phần cấu tạo quang hệ mắt chịu nhiều biến đổi trong khi cơ thể phát triển. Có
hai yếu tố được xem là có ảnh hường đến sự chính thị hóa đó là tính di truyền
và môi trường. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của môi trường lên tật khúc xạ


13

phần lớn là dẫn đến cận thị. Sự phát triển của chiều dài trục nhãn cầu được bù
đắp bằng cách giảm công suất khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh để ngăn
cản sự hình thành tật khúc xạ.
Theo Kenneth W. Wright, trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời, trục
nhãn cầu dài ra làm giảm độ viễn thị của mắt. Ảnh được hội tụ ngày càng rõ
ràng trên võng mạc qua một quá trình được gọi là quá trình chính thị hóa.
Theo tác giả, trẻ được sinh ra đã có viễn thị với trục nhãn cầu ngắn. Hình ảnh
hội tụ mờ trên võng mạc đã kích thích sự dài ra của trục nhãn cầu, cho đến khi
hình ảnh được hội tụ rõ ràng trên võng mạc. Tác giả cũng cho rằng chiều dài
trục nhãn cầu tăng chủ yếu do sự kích thích từ hình ảnh trên võng mạc qua
các phản ứng hóa học, và dường như không chịu ảnh hưởng từ sự tiếp nhận
hình ảnh thị giác thông qua hệ thần kinh [6]. Quinn và cộng sự cho rằng, sự
tiếp xúc với ánh sáng một cách thụ động vào ban đêm có thể gây ra cận thị
cho trẻ. Theo tác giả, sự tiếp xúc với ánh sáng một cách thụ động khi ngủ có
thể tạo ra hình ảnh mờ trên võng mạc (20% ánh sáng vẫn có thể đi qua mi vào
nhãn cầu khi nhắm mắt), do đó kích thích làm tăng chiều dài trục nhãn cầu.
Điều này cho thấy, cả yếu tố di truyền và môi trường đều ảnh hưởng tới quá
trình chính thị hóa và hình thành tật khúc xạ.
1.3. Các tật khúc xạ của mắt
Mắt chính thị là mắt bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi và không có điều
tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ được hội tụ trên võng mạc.
Khi mắt bị tật khúc xạ thì một vật ở vô cực sẽ tạo thành hình ảnh trong mắt ở
trước hoặc sau võng mạc. Tật khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị.

1.3.1. Cận thị


14

Cận thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa (6m hoặc hơn) hội tụ ở trước
võng mạc của một mắt không điều tiết.
Cận thị có thể do trục nhãn cầu dài hơn bình thường (cận thị trục), hoặc
do công suất khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh hoặc cả hai cao hơn
bình thường (cận thị do khúc xạ).
Để điều chỉnh tật cận thị, bệnh nhân cần đeo một kính phân kỳ, giúp ảnh
của vật hội tụ đúng trên võng mạc [22].
1.3.2. Viễn thị
Viễn thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa (6m hoặc hơn) hội tụ sau
võng mạc ở một mắt không điều tiết.
Viễn thị có thể do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường (viễn thị do trục),
hoặc do công suất khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh hoặc cả hai thấp
hơn bình thường (viễn thị do khúc xạ).
Để chỉnh tật viễn thị, bệnh nhân cần đeo một kính hội tụ, giúp ảnh của
vật hiện đúng trên võng mạc [22].
1.3.3. Loạn thị
Loạn thị là khi mắt có công suất khúc xạ khác nhau ở các kinh tuyến
khác nhau. Điều này làm cho ánh sáng đi vào mắt hội tụ ở các vị trí khác
nhau, chứ không phải một điểm.
Nguyên nhân của loạn thị là do các bề mặt của giác mạc và thể thủy tinh
không có độ cong đều nhau ở tất cả các kinh tuyến. Bề mặt khúc xạ của mắt
loạn thị giống như bề mặt của một quả bóng bầu dục. Mặt loạn thị có 2 kinh
tuyến: một kinh tuyến cong hơn, một kinh tuyến dẹt hơn [22].
Để chỉnh tật loạn thị, bệnh nhân cần đeo kính loạn thị. Có 2 loại kính



15

loạn thị đó là kính trụ và kính cầu trụ. Kính trụ có công suất ở một kinh tuyến,
trong khi kinh tuyến khác không có công suất, kính này được dùng cho người
loạn thị đơn thuần. Kính cầu trụ có thể xem như một kính trụ phối hợp với
một kính cầu. Nó có công suất khác nhau ở các kinh tuyến khác nhau.
1.3.4. Lệch khúc xạ 2 mắt
Lệch khúc xạ là khi có sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt từ 1 D trở lên.
Nguyên nhân:
Do lệch trục: khi có sự khác nhau về chiều dài trục nhãn cầu hai mắt,
trục nhãn cầu tăng 1mm thường gây cận thị 3 D.
Do khác nhau về khúc xạ: Khi có sự khác nhau về chỉ số khúc xạ của
mắt do sự khác nhau về độ cong giác mạc, công suất thủy tinh thể.
Phân loại:
Một mắt chính thị, mắt kia có tật khúc xạ.
Hai mắt đều có cùng loại tật khúc xạ nhưng khác nhau về mức độ.
Cả hai mắt đều có tật khúc xạ nhưng khác nhau về tật: một mắt cận thị,
một mắt viễn thị (lệch khúc xạ hai mắt đối kháng)
Lệch khúc xạ loạn thị hỗn hợp.
Hậu quả của lệch khúc xạ: nếu không được phát hiện sớm, lệch khúc xạ
có thể dẫn tới những rối loạn thị giác 2 mắt, gây nhược thị, lác. Tình trạng tổn
hại thị giác hai mắt và nhược thị tùy thuộc vào tính chất của bất đồng khúc xạ.
Trường hợp bất đồng khúc xạ lớn sẽ dẫn tới nhược thị sâu ở mắt có tật khúc
xạ lớn hơn và gây mất thị giác hai mắt. Trường hợp bất đồng khúc xạ nhẹ,
mắt vẫn có khả năng duy trì thị giác hai mắt trong tình trạng lác ẩn và nhược
thị cũng ít xảy ra. Trường hợp loạn thị hỗn hợp do vẫn sử dụng đều hai mắt


16


trong các thời điểm khác nhau nên không gây nhược thị nhưng vẫn gây tổn
hại thị giác hai mắt [23].
1.4. Tật khúc xạ ở trẻ đẻ non
Tình trạng khúc xạ ở trẻ đẻ non có sự khác biệt so với trẻ đẻ đủ tháng.
Hầu hết trẻ đẻ đủ tháng cho thấy trẻ mới sinh ra đều viễn thị hoặc chính thị, tỷ
lệ cận thị rất thấp. Những trẻ mới sinh có viễn thị nhẹ khi lớn lên thường trở
thành chính thị hoặc cận thị, những trẻ viễn thị nặng thì vẫn còn viễn thị
nhưng mức độ nhẹ hơn. Độ loạn thị trong năm đầu tiên có tỷ lệ cao sau đó giảm
dần, ở trẻ sơ sinh chủ yếu là loạn thị nghịch, sau 5 tuổi chuyển thành loạn thị
thuận. Đến độ tuổi trên 6, 80% loạn thị dưới 0,25 D, 12% loạn thị từ 0,25-0,75 D
và 5% trên 0,75 D, chủ yếu là loạn thị thuận, chỉ có 3 % loạn thị ngược.
Theo Pennie và cộng sự (2001), khúc xạ cầu ở trẻ thay đổi sau đẻ như sau:
Bảng 1.2. Thay đổi khúc xạ cầu ở trẻ đủ tháng sau sinh
Tuổi trung bình (tuần)

Khúc xạ cầu tương đương (D)

4.3±0.9

2.81±0.94

14.0±1.9

2.74±1.46

27.3±1.7

1.91±1.31


40.0±1.9

1.76±1.5

53.1±1.6

1.50±1.42

Theo tác giả, phần lớn đối tượng nghiên cứu có tật viễn thị sau đó giảm
dần tới chính thị sau năm đầu tiên. Độ loạn thị trong nhóm đối tượng nhiên
cứu của tác giả đều dưới 2,0 D, và sau năm thứ nhất, độ loạn thị của trẻ đều
giảm xuống dưới 1 D [18].
Tuy nhiên tình trạng khúc xạ ở trẻ đẻ non có khác biệt so với trẻ đủ


17

tháng. Theo Gordon và cộng sự (1985), trẻ sinh ra từ tuổi thai 30-35 tuần tuổi
có các chỉ số như sau:
Bảng 1.3. Các chỉ số sinh học và khúc xạ khi sinh ở trẻ đẻ non
Tuổi thai
khi sinh

CDTNC(mm
)

KXGM(D)

KX TTT(D)


KXCTĐ(D)

30-35

15.1±0.9

53.6±2.5

31.9±0.5

-1.0±0.9

35-39

16.1±0.6

52.6±1.9

28.4±1.1

0.3±1.6

39-41

16.8±0.6

51.2±1.1

27.7±1.6


0.4±1.5

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả, trẻ đẻ non có chiều dài trục nhãn
cầu ngắn hơn trẻ sinh đủ tháng, khúc xạ giác mạc cao hơn, công suất thể thủy
tinh cũng cao hơn. Do đó khúc xạ nhãn cầu cũng cận thị hơn so với trẻ sinh
đủ tháng [11].
Nghiên cứu của Ozdemir và cộng sự (2015) cũng cho kết quả trẻ đẻ non
nhẹ cân có khúc xạ cầu thấp, và khúc xạ nhãn cầu tăng khi tuổi sau khi sinh
của trẻ tăng. Tuy nhiên, độ loạn thị không có mối liên quan với tuổi thai khi
sinh, tuổi của trẻ sau sinh và cân nặng của trẻ khi sinh [24].
Nghiên cứu của Yokrat Ton và cộng sự (2004) trên 390 trẻ đẻ non
không mắc bệnh võng mạc trẻ đẻ non ở độ tuổi từ 2 tuần đến 6 tháng, kết quả
cho thấy có 347 trẻ (89%) có tật khúc xạ, 43 trẻ (11%) có hai mắt chính thị.
Tỷ lệ trẻ có tật cận thị là 11.9%, trẻ có tật loạn thị là 24.4%, khúc xạ cầu
tương đương trung bình là +1.56±1.82 D, chỉ số khúc xạ nhãn cầu có mối liên
quan thuận với tuổi của trẻ sau sinh. Khúc xạ cầu tương đương trung bình của
trẻ dưới 1 tháng tuổi là 1.24 D, tăng lên 2.50 D ở trẻ 4 đến 6 tháng tuổi. Tật khúc
xạ không có mối liên quan đến tuổi thai và cân nặng của trẻ khi sinh [25].


18

Hsieh và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 109 trẻ, bao gồm 74 trẻ đẻ non
và 35 trẻ đẻ đủ tháng, trong số trẻ đẻ non có trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non
đã được laser, trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non chưa tới ngưỡng và trẻ không
có bệnh võng mạc. Nghiên cứu tiến cứu theo dõi trong 2 năm tại các thời
điểm trẻ 6 tháng và 24 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
Bảng 1.4. Khúc xạ của trẻ đẻ non ở độ tuổi 6 tháng và 24 tháng sau sinh
Độ tuổi


Đối tượng

KXCTĐ

Độ loạn thị

Độ lệch KX

6 tháng

BVM có laser

-0.72

-1.26

0.82

BVM CTN

+0.35

-1.33

0.55

Không BVM

+0.78


-0.98

0.35

Trẻ đủ tháng

+1.60

-5.59

0.57

BVM có laser

-1.21

-1.80

1.02

BVM CTN

+0.38

-0.94

0.32

Không BVM


+0.35

-0.51

0.31

Trẻ đủ tháng

+0.72

-0.59

0.50

24 tháng

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn giữa khúc xạ của trẻ đẻ
non có bệnh võng mạc có can thiệp laser với các nhóm còn lại. Trong khi trẻ
có bệnh võng mạc trẻ đẻ non có can thiệp laser có tật cận thị, các nhóm còn
lại có tình trạng viễn thị. Tại thời điểm khi sinh, mức độ viễn thị của của
nhóm có bệnh võng mạc trẻ đẻ non chưa tới ngưỡng và không có bệnh võng
mạc thấp hơn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ đủ tháng.
Tại thời điểm 24 tháng, độ viễn thị của nhóm có bệnh võng mạc trẻ đẻ non
chưa tới ngưỡng và không có bệnh võng mạc thấp hơn nhóm trẻ đẻ đủ tháng,


19

nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [26].
Nghiên cứu của Tian và cộng sự (2015) trên 1164 trẻ đẻ đủ tháng và

1191 trẻ đẻ non không có bệnh võng mạc trẻ đẻ non ở độ tuổi 0 đến 6, kết
quả cho thấy tỷ lệ trẻ cận thị ở nhóm trẻ đẻ non không có bệnh võng mạc
trẻ đẻ non cao hơn nhóm trẻ đẻ đủ tháng, quá trình chính thị hóa cũng
diễn ra sớm hơn [27].
Zhu và cộng sự năm 2017 đã nghiên cứu trên 126 trẻ, trong đó có 29 trẻ
đẻ non có bệnh võng mạc, 52 trẻ đẻ non không có bệnh võng mạc, 45 trẻ đẻ
đủ tháng ở độ tuổi trung bình là 6.35±0.33. Kết quả cho thấy, trong nhóm trẻ
đẻ non không có bệnh võng mạc tỷ lệ cận thị là 6.73%, viễn thị là 30.76%,
loạn thị là 30.76%. Tỷ lệ mắt cận thị và loạn thị trong nhóm trẻ đẻ non không
có bệnh võng mạc thấp hơn nhóm trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non nhưng cao
hơn nhóm trẻ đẻ đủ tháng. Về chỉ số khúc xạ cầu tương đương trong nhóm trẻ
đẻ non không có bệnh võng mạc là +1.44±0.94D. Chiều dài trục nhãn cầu
trong nhóm trẻ đẻ non có và không có bệnh võng mạc thấp hơn nhóm trẻ đẻ
đủ tháng. Tuổi thai khi sinh có quan hệ nghịch với độ loạn thị (p<0.05), quan
hệ thuận với chiều dài trục nhãn cầu. Cân nặng của trẻ khi sinh có quan hệ
nghịch với độ loạn thị (p<0.01), khúc xạ giác mạc (p=0.01), quan hệ thuận với
chiều dài trục nhãn cầu (p=0.01) và khúc xạ cầu tương đương (p=0.039) [28].
Nghiên cứu trên 132 trẻ, trong đó có 31 trẻ đẻ non có bệnh võng mạc, 59
trẻ đẻ non không có bệnh võng mạc và 42 trẻ đẻ đủ tháng ở độ tuổi 3 đến 4.
Ouyang và cộng sự (2015) đã đưa ra kết quả: trong nhóm trẻ đẻ non không có
bệnh võng mạc, tỷ lệ cận thị là 0%, viễn thị là 28.81%, loạn thị là 28.81%. tỷ
lệ loạn thị thấp hơn nhóm có bệnh võng mạc nhưng cao hơn nhóm chứng.


20

Khúc xạ cầu tương trong nhóm không có bệnh võng mạc là +1.54±0.08D.
Khúc xạ giác mạc trong nhóm trẻ đẻ non cao hơn nhóm chứng, thể thủy tinh
mỏng hơn và chiều dài trục nhãn cầu ngắn hơn nhóm chứng. Tuổi thai khi
sinh và cân nặng của trẻ khi sinh quan hệ nghịch với độ loạn thị, quan hệ

thuận với chiều dài trục nhãn cầu [5].
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy trẻ đẻ non
không có bệnh võng mạc có nguy cơ cận thị cao hơn trẻ sinh ra đủ tháng cả ở
thời điểm mới sinh và sau sinh. Cân nặng và tuổi thai khi sinh có mối liên
quan với tình trạng khúc xạ của nhãn cầu.
Ngoài sự khác biệt về tình trạng khúc xạ của trẻ đẻ non so với trẻ đẻ đủ
tháng, một số tác giả còn nhận thấy trẻ đẻ non có liên quan đến các tổn hại
của nhãn cầu khác như lác, nhược thị và rung giật nhãn cầu.
Tác giả Nguyễn Văn Huy và cộng sự (2014) nghiên cứu khúc xạ của 196
trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non, trong đó bao gồm cả những trẻ cần được
điều trị và những trẻ có bệnh võng mạc trẻ đẻ non tự thoái triển. Kết quả cho
thấy: Tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ đẻ non có và không có bệnh võng mạc là 94,11%,
trong đó cận thị chiếm tỷ lệ 66.57%, viễn thị 27.54%, loạn thị: 47.59%, lệch
khúc xạ: 26.40%. Chỉ số khúc xạ cầu tương đương trung bình của nghiên cứu:
-2.81 ± 4.16D dao động từ -16.5D đến +5D. Tỷ lệ lác chiếm 16.32 %. Cận thị,
cận thị cao và mức độ cận thị có mối liên quan chặt chẽ với cân nặng và tuổi
thai lúc sinh, bệnh điều trị hay không điều trị tự thoái triển và mức độ thoái
triển của bệnh. Viễn thị cao và mức độ viễn thị không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với cân nặng và tuổi thai lúc sinh, bệnh điều trị hay không
điều trị tự thoái triển và mức độ thoái triển của bệnh. Loạn thị có mối liên


21

quan chặt chẽ với cân nặng và tuổi thai lúc sinh, bệnh điều trị hay không điều
trị tự thoái triển và mức độ thoái triển của bệnh. Trong khi đó tỷ lệ loạn thị
cao và mức độ loạn thị có liên quan với mức độ thoái triển của bệnh. Lệch
khúc xạ không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với cân nặng và tuổi thai
lúc sinh, nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhóm bệnh điều trị và không điều
trị. Tỷ lệ lệch khúc xạ ở nhóm điều trị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm

không điều trị bệnh tự thoái triển.


22

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7 năm 2018 tới tháng 9 năm 2019
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Mắt Trẻ Em bệnh viện Mắt Trung Ương.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Nhóm đối tượng nghiên cứu: trẻ đẻ non có tuổi thai khi sinh ≤37 tuần,
không có bệnh võng mạc, tuổi hiện tại từ 5 đến 7 tuổi, bao gồm cả những trẻ
có lác hoặc nhược thị.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những trẻ có các bệnh khác ở mắt ngoài tật khúc xạ như: đục thủy tinh
thể, tồn lưu ống động mạch, sẹo giác mạc,…
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu không đối chứng.
2.4. Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:


23

n=
Trong đó:

=1.96, với mức α=0.05
p: tỷ lệ trẻ có tật khúc xạ ở những trẻ đẻ non không có bệnh võng mạc,
ước tính 0.46% (theo Tian và cộng sự) [27]
ε: 0.2 (ước tính sai số giữa tham số mẫu và tham số quần thể)
Kết quả: n=112.7, lấy thêm 10% cỡ mẫu, cỡ mẫu nghiên cứu là 120 trẻ.
Phương pháp lựa chọn đối tượng: Những trẻ đẻ non đã khám sàng lọc
bệnh võng mạc trẻ đẻ non tại khoa Mắt Trẻ Em bệnh viện Mắt Trung Ương
(có danh sách theo dõi tại khoa), có độ tuổi 5-7 tuổi, được chọn một cách
ngẫu nhiên đến khi đủ 120 trẻ.
2.5. Phương tiện nghiên cứu
- Bảng thị lực Logmar, bộ thử kính.

- Thuốc liệt điều tiết Cyclogyl 1%, thuốc tê bề mặt Alcain 0,5%.
- Sinh hiển vi khám mắt.
- Kính soi đáy mắt gián tiếp Volk.
- Máy soi bóng đồng tử Keeller.


24

- Máy đo khúc xạ tự động.
- Máy đo khúc xạ giác mạc Javal.
- Máy siêu âm A: A Scan RxP occuscan của hãng Alcon.

- Sổ theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ non tại khoa Mắt Trẻ Em bệnh viện
Mắt Trung Ương.
- Bệnh án nghiên cứu.


25


2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Thông tin chung

Mục tiêu 1

Mục tiêu 2

Tên biến số

Định nghĩa

Kỹ thuật

Công cụ

Tuổi

Năm

Phỏng vấn

Bệnh án

Giới

Nam, nữ


Phỏng vấn

nghiên cứu

Thị lực

Số thập phân

Khám lâm
Bảng thử thị lực
sàng

Lác

Có, không

Khám lâm Máy soi đáy mắt
sàng
trực tiếp

Máy soi bóng
Khám lâm
đồng tử
Chỉ số khúc
sàng
Số thập phân
xạ
Máy đo khúc xạ
Đo đạc
tự động

Bệnh án

Tuổi thai
khi sinh

Tuần

Phỏng vấn

Cân nặng
khi sinh

Gram

Phỏng vấn

Khúc xạ
giác mạc

Số thập phân

Đo đạc

Máy Javal

Độ sâu tiền
Số thập phân
phòng

Đo đạc


Máy siêu âm A

Chiều dày
Số thập phân
thể thủy tinh

Đo đạc

Máy siêu âm A

Đo đạc

Máy siêu âm A

Chiều dài
trục nhãn
cầu
2.7. Quy trình nghiên cứu

Số thập phân

nghiên cứu
Bệnh án
nghiên cứu

Từ danh sách bệnh nhân đến khám và theo dõi bệnh võng mạc trẻ đẻ
non, chúng tôi chọn ngẫu nhiên ra 120 trẻ không có bệnh võng mạc trẻ đẻ



×