Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ một số yếu tố LIÊN QUANĐẾN THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM và SO SÁNH kết QUẢ CHUYỂN PHÔI tươi – ĐÔNG LẠNH tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.49 KB, 77 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
-----***-----

NGUYN TH LINH LAN

ĐáNH GIá MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN
ĐếN THụ TINH TRONG ốNG NGHIệM Và SO
SáNH
KếT QUả CHUYểN PHÔI TƯƠI ĐÔNG LạNH
TạI BệNH VIệN ĐạI HọC Y Hà NộI

KHểA LUN TT NGHIP BC S A KHOA
KHểA 2010 - 2016

NNgi hng dn khoa hc:
TSgi hng dn khoa hc:
TS. NGUYN MNH H


HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt
tình và quý báu từ thầy cô, các anh chị, bạn bè và gia đình.
Lời cảm ơn đầu tiên - cũng là lời cảm ơn sâu sắc nhất em xin gửi tới
TS. Nguyễn Mạnh Hà, chủ nhiệm Bộ môn Mô - phôi, trường Đại học Y Hà
Nội. Thầy là người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận. Không chỉ sửa chữa từ những sai sót nhỏ nhất, đưa em


vào con đường khoa học, thầy còn là nguồn động lực, là nguồn động viên em
trong suốt quá trình học tập năm thứ sáu.
Lời cảm ơn thứ hai xin gửi tới toàn thể các thầy cô trong Bộ môn Mô
phôi, các anh chị trong Trung tâm hỗ trợ sinh sản và Công nghệ Mô ghép
-Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã rất nhiệt tình tạo điều kiện và dành thời gian
giúp đỡ em trong quá trình học tập tại Trung tâm để khóa luận có thể tiến
hành thuận lợi.
Cám ơn những người bạn, người em đã hết lòng quan tâm, động viên
tinh thần để mình có thể hoàn thành khóa luận này.
Và lời biết ơn cuối cùng, con xin gửi tới gia đình thân yêu, đã luôn cổ
vũ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con trong mọi hoàn cảnh!
.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Linh Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Linh Lan, sinh viên tổ 20 lớp Y6E, trường Đại học
Y Hà Nội, xin cam đoan:
Khóa luận này do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Mạnh Hà. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn
toàn chính xác, trung thực và khách quan. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách
nhiệm về cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Linh Lan


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN

3

1.1. THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM 3
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................3
1.1.2. Các chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm............................................3
1.1.3. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm................................................5
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TTTON

7

1.2.1. Tuổi vợ..............................................................................................8
1.2.2. Nồng độ FSH đầu chu kỳ kinh..........................................................9
1.2.3. Số lượng nang trứng thứ cấp.............................................................9
1.2.4. Nồng độ hormon AMH.....................................................................10
1.2.5. Số lượng và chất lượng phôi chuyển vào buồng tử cung................11

1.2.6. Độ dày niêm mạc tử cung...............................................................12
1.3. ĐÔNG LẠNH PHÔI

13

1.3.1. Nguyên tắc trữ lạnh mô - tế bào......................................................13
1.3.2. Các phương pháp đông lạnh phôi...................................................14
1.3.3. Xu hướng hiện nay..........................................................................17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lọc........................................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................20
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU

20

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................20
2.2.2. Phương pháp tiến hành và thu thập số liệu.....................................21
2.3. CÁC CHỈ SỐ, BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

21

2.3.1. Các chỉ số về đặc điểm đối tượng nghiên cứu................................21
2.3.2. Các chỉ số về kết quả TTTON.........................................................21



2.3.3. Các chỉ số về đặc điểm đông - rã phôi................................................21
2.3.4. Các tiêu chuẩn có liên quan đến nghiên cứu...................................22
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 24
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

24

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

25

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
3.1.1. Đặc điểm tuổi vợ và thời gian vô sinh............................................25
3.1.2. Loại vô sinh.....................................................................................26
3.1.3. Nguyên nhân vô sinh.......................................................................26
3.1.4. Tiền sử điều trị................................................................................27
3.1.5. Một số xét nghiệm cơ bản đầu kỳ kinh...........................................28
3.1.6. Tinh dịch đồ....................................................................................29
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG
ỐNG NGHIỆM

29

3.2.1 Tuổi vợ và tỷ lệ có thai.....................................................................29
3.2.2. Thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai....................................................30
3.2.3. Loại vô sinh và tỷ lệ có thai............................................................30
3.2.4. Nguyên nhân vô sinh và tỷ lệ có thai..............................................31
3.2.5. Một số xét nghiệm đầu kỳ kinh và tỷ lệ có thai..............................32
3.2.6. Loại tinh dịch đồ và tỷ lệ có thai.....................................................33
3.2.7. Số lượng - chất lượng phôi chuyển và tỷ lệ có thai........................34

3.3. KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TƯƠI – ĐÔNG LẠNH VÀ ĐẶC ĐIỂM
RÃ PHÔI TẠI TRUNG TÂM 35
3.3.1. Noãn, noãn thụ tinh, phôi thu được.................................................35
3.3.2. Chất lượng phôi thu được...............................................................35
3.3.3. Ngày chuyển phôi...........................................................................36
3.3.4. Số phôi chuyển và chất lượng phôi chuyển....................................36
3.3.5. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ có thai..........................................................38
3.3.6. Một số đặc điểm rã phôi tại trung tâm............................................38


Chương 4: BÀN LUẬN 40
4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40
4.1.1. Tuổi vợ............................................................................................40
4.1.2. Loại vô sinh và thời gian vô sinh....................................................40
4.1.3. Nguyên nhân vô sinh, tiền sử điều trị, tinh dịch đồ........................41
4.1.4. Các xét nghiệm đầu kỳ kinh............................................................42
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG
ỐNG NGHIỆM

43

4.2.1. Tuổi vợ, thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai.......................................43
4.2.2. Loại vô sinh, nguyên nhân vô sinh và tỷ lệ có thai.........................44
4.2.3. FSH, AMH, AFC và tỷ lệ có thai....................................................45
4.2.4. Tinh dịch đồ và tỷ lệ có thai............................................................46
4.2.5. Số lượng - chất lượng phôi chuyển và tỷ lệ có thai........................47
4.2.6. Hạn chế của nghiên cứu..................................................................48
4.3. KẾT QUẢ CHUYỂN PHÔI TƯƠI - ĐÔNG LẠNH VÀ ĐẶC ĐIỂM RÃ
PHÔI TẠI TRUNG TÂM 48
4.3.1. Số noãn thu được, tỷ lệ thụ tinh......................................................48

4.3.2. Số phôi và chất lượng phôi thu được..............................................49
4.3.3. Đặc điểm chuyển phôi.....................................................................50
4.3.4. Tỷ lệ có thai.....................................................................................51
4.3.5. Một số đặc điểm rã phôi tại Trung tâm...........................................52
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AFC

: Antral Follicle Count / Số nang trứng thứ cấp

AMH

: Anti-mullerian Hormone / Hormon kháng ống cận trung thận

CPA

: Cryoprotective agents / Chất bảo quản lạnh

FSH

: Follicle Stimulating Hormone / Hormon kích nang trứng

HTSS

: Hỗ trợ sinh sản


ICSI

: Intra Cytoplasmic Sperm Injection / Tiêm tinh trùng vào bào
tương noãn

KTBT

: Kích thích buồng trứng

TTTON

: Thụ tinh trong ống nghiệm


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1:

So sánh giữa đông chậm và thủy tinh hóa...................................16

Bảng 2.1:

Đồng thuận về hệ thống đánh giá phôi ở giai đoạn phân chia....23

Bảng 2.2:

Bảng tính thống kê giữa yếu tố tác động tỷ lệ có thai sinh hóa...24

Bảng 3.1:


Đặc điểm tuổi vợ và thời gian vô sinh........................................25

Bảng 3.2:

Tiền sử điều trị vô sinh................................................................27

Bảng 3.3:

Một số xét nghiệm cơ bản đầu kỳ kinh.......................................28

Bảng 3.4:

Tuổi vợ và tỷ lệ có thai................................................................29

Bảng 3.5:

Thời gian vô sinh và tỷ lệ có thai................................................30

Bảng 3.6:

Loại vô sinh và tỷ lệ có thai........................................................30

Bảng 3.7:

Nguyên nhân vô sinh và tỷ lệ có thai..........................................31

Bảng 3.8:

FSH đầu kỳ kinh và tỷ lệ có thai.................................................32


Bảng 3.9:

AMH đầu kỳ kinh và tỷ lệ có thai...............................................32

Bảng 3.10: AFC và tỷ lệ có thai.....................................................................33
Bảng 3.11: Loại tinh dịch đồ và tỷ lệ có thai.................................................33
Bảng 3.12: Số phôi chuyển và tỷ lệ có thai...................................................34
Bảng 3.13: Số phôi độ I chuyển và tỷ lệ có thai............................................34
Bảng 3.14: Noãn, noãn thụ tinh, phôi thu được.............................................35
Bảng 3.15: Chất lượng phôi thu được............................................................35
Bảng 3.16: Ngày chuyển phôi........................................................................36
Bảng 3.17: Số phôi chuyển trong các chu kỳ................................................36
Bảng 3.18: Số phôi chuyển trung bình và chất lượng phôi chuyển...............37
Bảng 3.19: Đặc điểm phôi trữ lạnh................................................................38
Bảng 3.20: Đặc điểm phôi rã nuôi qua đêm..................................................39


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:

Loại vô sinh.............................................................................26

Biểu đồ 3.2:

Nguyên nhân vô sinh...............................................................26

Biểu đồ 3.3:

Tinh dịch đồ............................................................................29


Biểu đồ 3.4:

Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ có thai...................................................38

Biểu đồ 3.5:

Chất lượng phôi trước đông - sau rã - chuyển phôi................39

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn.................................................7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị vô sinh không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực Y học mà còn là
vấn đề xã hội quan tâm đặc biệt. Quyền được sinh sản là quyền bình đẳng của
mỗi người và con cái là kết quả tình yêu cha mẹ, mỗi một cặp vợ chồng hiếm
muộn đều chịu nhiều áp lực tâm lý và sức ép này nặng nề hơn nữa từ những
gia đình và xã hội còn trong hệ tư tưởng truyền thống Á Đông rất coi trọng
việc nối dõi tông đường như Việt Nam. Do đó, điều trị vô sinh là một công
việc mang nhiều tính nhân văn. Hiện nay, công nghệ hỗ trợ sinh sản (HTSS)
đã và đang phát triển mạnh mẽ và thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đóng
vai trò quan trọng.
Trải qua 38 năm kể từ khi em bé đầu tiên trên thế giới ra đời, phương
pháp TTTON có rất nhiều bước tiến. Quy trình TTTON đã phát triển rộng
khắp các trung tâm HTSS. Tuy nhiên, một chu kỳ TTTON gồm nhiều bước
khác nhau và thành công có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như dự trữ
buồng trứng, nội mạc tử cung, hệ miễn dịch của người vợ, phác đồ kích thích

buồng trứng (KTBT), chất lượng noãn - phôi, kỹ thuật chuyển phôi, đông rã
phôi…hay những vấn đề còn được khai phá rất ít như tâm lý, gen-di truyền.
Đã có rất nhiều nghiên cứu và hiện tại các trung tâm HTSS đều vẫn đang cố
gắng tiếp tục khám phá, tìm tòi ra những kỹ thuật hỗ trợ, những yếu tố mang
lại hiệu quả cao hơn cho TTTON vì mục đích duy nhất là đem tới hạnh phúc
làm cha mẹ cho ngày càng nhiều các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Chuyển phôi là bước cuối cùng trong một chu kỳ TTTON. Hiện nay có
hai hình thức chuyển phôi là chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh.
Chuyển phôi tươi thực hiện trong cùng chu kỳ KTBT. Đông lạnh phôi và
chuyển phôi đông lạnh được chỉ định trong các trường hợp chu kỳ có quá kích
buồng trứng, niêm mạc tử cung không đảm bảo hay những chu kỳ xin - cho
noãn, người nhận vì một lý do nào đó chưa thể chuyển phôi ngay .


2

Chuyển phôi đông lạnh sử dụng từ nguồn phôi trữ, bệnh nhân không
cần phải đi qua một chu kỳ TTTON đầy đủ do vậy tiết kiệm được chi phí, thời
gian và sự chuẩn bị nội mạc tử cung cũng tốt hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra
rằng chuyển phôi đông lạnh đem lại tỷ lệ thành công cao và vượt trội hơn so
với chuyển phôi tươi thông thường (tăng 25-50% cơ hội mang thai) , ,. Phụ nữ
mang thai với phôi trữ lạnh có xu hướng sinh ra những đứa con khỏe mạnh và
ít biến chứng hơn so với chuyển phôi tươi. Chu kỳ chuyển phôi đông lạnh
giảm nguy cơ chảy máu trong thai kỳ, giảm nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân là
những nghiên cứu tiếp tục chứng minh tính hiệu quả hơn của chuyển phôi
đông lạnh ,.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô
ghép - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả
thụ tinh trong ống nghiệm? Kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông
lạnh có giống với các nhận định trên? Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:

“Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thụ tinh trong ống nghiệm và so
sánh kết quả chuyển phôi tươi - đông lạnh tại Bệnh viện Đại học Y Hà
Nội”. Kết quả đạt được sẽ làm cơ sở để tư vấn và điều trị hiệu quả hơn cho
các cặp vợ chồng hiếm muộn tại Trung tâm.
Đề tài có các mục tiêu sau:
1. Bước đầu đánh giá một số yếu tố liên quan đến thụ tinh trong ống
nghiệm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 03 năm 2015 đến tháng 03 năm 2016.
2. So sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
1.1.1. Định nghĩa
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh
trùng cho thụ tinh với noãn ở ngoài cơ thể. Phôi được nuôi vài ngày trong đĩa
nuôi cấy, sau đó chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh
để sử dụng sau .
1.1.2. Các chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm
Sinh lý thụ thai bình thường diễn ra như sau: (1) sự phát triển nang
noãn và phóng noãn, (2) có sự sản xuất tinh trùng đảm bảo chất lượng, (3)
tinh trùng di chuyển trong cơ quan sinh dục nữ và gặp được noãn, (4) sự thụ
tinh, làm tổ và phát triển tại tử cung .
Khi có rối loạn bất kỳ khâu nào trong quá trình trên như bất thường tinh
trùng, rối loạn phóng noãn hay bất thường yếu tố vòi tử cung - tử cung đều có
thể dẫn tới vô sinh và có thể lựa chọn TTTON. Dưới đây là một số chỉ định
chính của kỹ thuật HTSS này.

* Vô sinh do tắc vòi tử cung
Đây là một trong nguyên nhân phổ biến trong điều trị hiếm muộn. Tắc
vòi thường là hậu quả sau viêm nhiễm sinh dục, mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục, vệ sinh trong kỳ kinh không sạch sẽ hay sau nạo phá thai
nhiều lần - không an toàn. Các tình trạng trên là nguy cơ cho vi khuẩn xâm
nhập tới vòi tử cung, gây phản ứng viêm và để lại sẹo, quá trình này có thể thể
tiến triển âm thầm, tái phát dẫn tới tắc vòi. Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục tại Việt
Nam khá phổ biến, người phụ nữ có thể mắc nhiều lần mà không để ý hay
điều trị không đầy đủ và tới khi vô sinh mới phát hiện vòi tử cung đã tắc.


4

* Vô sinh do bất thường về phóng noãn
Thông thường, mỗi vòng kinh, buồng trứng người phụ nữ sẽ có một
noãn đạt tới trưởng thành và được phóng vào vòi tử cung. Rối loạn phóng
noãn là hiện tượng trứng rụng không đều đặn, dẫn tới khó khăn cho quá trình
thụ thai. Nguyên nhân do yếu tố nội tiết hoặc chức năng buồng trứng. Hội
chứng buồng trứng đa nang thường gặp nhất, xảy ra ở khoảng 4-18% phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản .
* Vô sinh do lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng có tổ chức tuyến, đệm hay tổ chức
giống nội mac tử cung ở ngoài buồng tử cung. Bệnh có tính chất lành tính,
thường gặp trong độ tuổi sinh sản và tổ chức lạc nội mạc tử cung chịu ảnh
hưởng của nội tiết sinh dục như nội mạc tử cung bình thường trong vòng
kinh. Khi các tổ chức này nằm trong tiểu khung, gây phản ứng viêm, dính
phần phụ và phúc mạc sẽ ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng - vòi tử cung.
* Vô sinh do yếu tố tinh trùng
Yếu tố tinh trùng vai trò quan trọng trong sự thành công của thụ tinh tự
nhiên. Hiện nay, vô sinh nam chiểm tỷ lệ khoảng 40%, tương đương với nữ

giới. Các nguyên nhân vô sinh nam thường gặp là bất thường về tinh dịch đồ,
giãn tĩnh mạch thừng tinh và suy tinh hoàn .
* Vô sinh không rõ nguyên nhân
Vô sinh không rõ nguyên nhân thường được đưa ra khi bệnh nhân có
chu kỳ phóng noãn, chụp tử cung - vòi trứng, xét nghiệm tinh dịch đồ đều
bình thường và không có tiền sử đau dính hố chậu hay lạc nội mạc tử cung.
Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân TTTON phụ thuộc vào đặc điểm bệnh
nhân tại từng trung tâm HTSS. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013,
chỉ định TTTON theo thứ tự giảm dần là: tắc vòi tử cung (40,4%), do chồng
(29,1%), vô sinh không rõ nguyên nhân (21,5%), rối loạn phóng noãn (0,5%),
lạc nội mạc tử cung (0,1%).


5

* Các chỉ định khác TTTON
Mang thai hộ: trước đây, yếu tố bất thường tử cung là chống chỉ định
TTTON. Hiện tại với luật mang thai hộ (hiệu lực ngày 01/01/2015), các
trường hợp bất thường tử cung vẫn có cơ hội có con từ chính noãn của mình.
Đứa trẻ sẽ là kết quả của noãn người vợ và tinh trùng người chồng được
TTTON , sau đó cấy vào tử cung người phụ nữ mang thai hộ .
Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD/Preimplantation genetic diagnosis):
những người phụ nữ nguy cơ cao mang thai bất thường như lớn tuổi (< 40
tuổi), tiền sử sinh con bất thường, tiền sử gia đình, tiền sử sẩy thai nhiều lần
hay tiền sử tiếp xúc phóng xạ lựa chọn TTTON sau đó tiến hành chẩn đoán di
truyền tiền làm tổ sẽ giúp các bà mẹ này có thể sinh ra những đứa con khỏe
mạnh .
1.1.3. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm
* Thăm khám cặp vợ chồng và làm xét nghiệm cần thiết
Cặp vợ chồng sẽ làm hồ sơ hiếm muộn bao gồm khám phụ khoa và

làm các xét nghiệm (Pap’s, siêu âm, xét nghiệm máu cơ bản, tinh dịch đồ,
nội tiết tố…).
Trong đó, quan trọng nhất là các xét nghiệm đánh giá khả năng dự trữ
buồng trứng (dựa vào nội tiết, siêu âm đếm nang thứ cấp đầu chu kỳ kinh).
* Kích thích buồng trứng
Hiện nay có rất nhiều phác đồ KTBT, phổ biến gồm phác đồ GnRH
agonist (ngắn, dài) và phác đồ GnRH antagonist. Việc lựa chọn phác đồ nào là
phụ thuộc vào bác sỹ khi cân nhắc giữa mục đích cần đạt của KTBT là tạo ra
nhiều nang noãn cho TTTON (trong mỗi chu kỳ tự nhiên chỉ có 1 nang noãn
chín và được phóng vào vòi tử cung), kiểm soát được quá trình rụng trứng và
vẫn đem lại nhiều nhất có thể sự thuận lợi cho bệnh nhân (chi phí, thời gian,
tâm lý).


6

Phác đồ GnRH antagonist (với ưu điểm sử dụng lượng thuốc thấp và
thời gian ngắn hơn so với các phác đồ khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả KTBT)
đang được sử dụng chủ yếu tại nhiều trung tâm HTSS.
* Theo dõi sự phát triển của nang noãn
Trong thời gian KTBT, bác sỹ sẽ hẹn người vợ khám lại nhiều lần để
làm các xét nghiệm nội tiết và siêu âm nang noãn. Mục đích là giúp cho việc
điều chỉnh thuốc phù hợp với kích thước và số lượng nang noãn đang phát
triển. Khi nang lớn nhất có kích thước khoảng 18 mm và nội mạc tử cung
thuận lợi cho việc làm tổ của phôi (thường dày hơn 8 mm), người vợ sẽ được
tiêm hCG để kích thích rụng trứng.
* Hút noãn
Tùy theo phác đồ KTBT, thời gian chọc hút noãn sau tiêm hCG được
khuyến cáo khác nhau. Đối với phác đồ GnRH antagonist, thời gian này là 3537giờ. Chọc hút quá sớm có thể thu được số lượng nang noãn ít hơn, trong
khi chọc hút muộn trứng có thể đã rụng/thoái hóa.

Sau khi chọc hút, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp…trong 2-3giờ
tại trung tâm HTSS và được sử dụng progesteron hỗ trợ pha hoàng thể. Cùng
buổi sáng này, mẫu tinh trùng của người chồng được lấy và chuẩn bị tinh
trùng bằng phương pháp lọc rửa.
* Tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn (ICSI/Intracytoplasmic sperm injection)
Đây là kỹ thuật có sự hỗ trợ của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi đảo
ngược. Noãn sau khi chọc hút và nuôi trong tủ ấm khoảng 3 giờ, sẽ được tiêm
thẳng một tinh trùng vào bào tương để thụ tinh . Kỹ thuật này đặc biệt hiệu
quả đối với những người chồng tinh trùng quá yếu, quá dị dạng hoặc phải lấy
từ mào tinh/ tinh hoàn vì số lượng tinh trùng tốt quá ít. Với ICSI chỉ cần một
tinh trùng tốt cho một noãn. Hầu hết các trung tâm HTSS đều đã sử dụng
ICSI thay cho TTTON cổ điển.


7

Hình 1.1: Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn
* Chuyển phôi vào buồng tử cung
Đánh giá thụ tinh sau ICSI khoảng 16 - 18 giờ. Chuyển phôi vào buồng
tử cung được tiến hành 2, 3 hoặc 5 ngày sau chọc hút noãn. Phôi được đưa
vào buồng tử cung và đặt tại vị trí làm tổ thuận lợi dưới sự hướng dẫn của
siêu âm. Nếu phôi dư đạt chất lượng sẽ được trữ lại .
Sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng progesteron hỗ trợ pha
hoàng thể. Việc bổ sung này sẽ giúp nội mạc chuẩn bị tốt để đón nhận phôi
làm tổ. Xét nghiệm β hCG 14 ngày sau chuyển phôi xác định có thai khi
β hCG ≥ 25 IU/L .
1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TTTON
Một chu kỳ TTTON phải qua rất nhiều bước và cũng có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng tới kết quả của chu kỳ này. Các yếu tố này có thể là:
* Về phía người vợ: khả năng dự trữ buồng trứng hay các yếu tố về tử

cung và nội mạc cho sự chấp nhận phôi làm tổ…
* Về kỹ thuật trong TTTON: lựa chọn phác đồ KTBT, số phôi chuyển
và chất lượng phôi chuyển, kỹ thuật chuyển phôi, đông rã phôi, sự chuẩn bị
niêm mạc tử cung cho người vợ…
* Các kỹ thuật mới trong TTTON có thể mang tới thành công tốt hơn:
chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, hỗ trợ phôi thoát màng…
* Và nhiều yếu tố cần tìm hiểu khác: tâm lý, gen - di truyền…


8

1.2.1. Tuổi vợ
Tuổi vợ là yếu tố được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu tìm hiểu
ảnh hưởng tới kết quả TTTON ,,. Hoạt động sinh sản của người phụ nữ khác
nam giới ở chức năng sinh sản của họ chỉ có thể diễn ra trong một khoảng
thời gian có hạn. Khi còn là bào thai ở 20 tuần, hai buồng trứng có khoảng
1,5-2 triệu nang noãn nguyên thủy, số nang này sau đó giảm rất nhanh theo
thời gian. Khi em bé gái ra đời số lượng nang noãn đã giảm tới 200 000-300
000, tới tuổi dậy thì còn 20 000-30 000. Trong suốt cả cuộc đời người phụ nữ
do quá trình tuyển chọn và thoái hóa, chỉ có 400-450 nang noãn chín và
phóng noãn . Tuổi càng cao chức năng buồng trứng càng giảm biểu hiện bằng
giảm sự nhạy cảm với các hormon hướng sinh dục. Hơn nữa, chất lượng noãn
- phôi cũng giảm đi, nguy cơ tai biến thai sản và sinh ra trẻ bất thường nhiễm
sắc thể cao hơn.
Do vậy, người vợ lớn tuổi là một yếu tố tiên lượng kém về kết quả
của điều trị . Tuy nhiên có sự dao động lớn giữa những người phụ nữ trong
cùng một độ tuổi về dự trữ và đáp ứng buồng trứng, ví dụ như giảm dự trữ
buồng trứng vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi ,. Tuổi vợ đơn thuần không
thể giúp tiên đoán đáp ứng buồng trứng đặc biệt các trường hợp phụ nữ có
hội chứng buồng trứng đa nang hay có các yếu tố làm giảm dự trữ buồng

trứng như lạc nội mạc tử cung, tiền sử phẫu thuật trên buồng trứng ,.
Đi cùng với tuổi là thời gian vô sinh. Thời gian vô sinh càng dài thì tỷ
lệ có thai càng giảm. Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trên đối
tượng thực hiện TTTON năm 2013 ở nhóm thời gian vô sinh < 5 năm tỷ lệ có
thai là 49,5%; giảm xuống 44,7% với nhóm thời gian vô sinh 5-10 năm và
còn 37% ở nhóm trên 10 năm .
1.2.2. Nồng độ FSH đầu chu kỳ kinh (Follicle Stimulating Hormone
/hormon kích nang trứng)


9

FSH là nội tiết tố được giải phóng từ thùy trước tuyến yên có vai trò
kích thích sự phát triển của nang noãn. Khi số lượng nang noãn giảm, cơ chế
phản hồi ngược âm tính xuất hiện kích thích FSH giải phóng nhiều hơn dẫn
tới tăng nồng độ hormon này trong máu. Tuổi và nồng độ FSH đầu chu kỳ
kinh là những yếu tố tiên lượng giảm dự trữ buồng trứng được biết từ lâu. Giá
trị xét nghiệm FSH vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là không có giá trị tiên đoán
trong trường hợp đáp ứng buồng trứng nhiều và có nguy cơ quá kích. Hơn
nữa, độ chính xác của xét nghiệm không cao và việc định lượng hormon phải
được thực hiện ở ngày 2-3 chu kỳ kinh .
Nhiều ngưỡng giá trị nồng độ FSH khác nhau được đề ra tùy theo tác giả
và hệ thống xét nghiệm. Bancsi và cộng sự nghiên cứu trên 135 phụ nữ
TTTON lần đầu, trong đó có 5% bệnh nhân có nồng độ FSH cơ bản ngày 3
trên 15 IU/L, những bệnh nhân này có tỷ lệ thất bại cao gấp 3,9 lần nhóm
FSH ngày 3 dưới 15 IU/L . Nghiên cứu của Watt trên 175 chu kỳ TTTON với
nhóm phụ nữ trên 40 tuổi nhận thấy rằng không có trường hợp nào có thai khi
FSH ngày 3 trên 11,1 IU/L . Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hợi tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2010 tỷ lệ có thai của nhóm FSH dưới 6
IU/L cao gấp 1,2 lần nhóm FSH trên 6 IU/L .

1.2.3. Số lượng nang trứng thứ cấp (AFC/Antral Follicle Count)
Số nang thứ cấp được xác định bằng siêu âm đầu dò âm đạo vào ngày
2-3 của chu kỳ kinh. Đó là những nang trứng có kích thước từ 2-10 mm. Đếm
và ghi nhận kết quả ở cả hai buồng trứng. Buồng trứng là cơ quan sinh nang
noãn và cũng là nơi noãn trưởng thành, vì vậy đây được xem là một phương
tiện khảo sát đơn giản, không xâm phạm và được nghiên cứu cho thấy có mối
tương quan với tuổi vợ và số lượng noãn thu được .
Nhược điểm của kỹ thuật thực hiện này là phụ thuộc vào nhận xét chủ quan
bởi người thực hiện siêu âm và khuynh hướng sai số nhiều hơn khi AFC cao.


10

1.2.4.

Nồng

độ

hormon

AMH

(Anti

Mullerian

Hormone/hormon kháng ống cận trung thận)
AMH là một chất được sản xuất bởi các tế bào hạt ở nang noãn của
buồng trứng. AMH được sản xuất ở những nang thứ cấp, nang nhỏ, giảm sản

xuất và ngừng khi nang noãn lớn. Khi nồng độ AMH giảm thì dự trữ buồng
trứng giảm hay mãn kinh. Nồng độ AMH cao sẽ đáp ứng tốt hơn với KTBT
trong TTTON, chọc hút được nhiều noãn và tỷ lệ thành công cao hơn. Hơn
nữa, xét nghiệm có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào vì nồng độ AMH không
thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
Điểm hạn chế là nồng độ AMH không phản ánh được chất lượng noãn và
những trường hợp buồng trứng đa nang AMH cũng cao. Ngưỡng giá trị của
AMH để tiên đoán đáp ứng buồng trứng kém hay nguy cơ quá kích buồng trứng
từ các nghiên cứu vẫn còn rất khác biệt. Hơn nữa, nồng độ AMH thay đổi tùy
theo chủng tộc, tình trạng hút thuốc, uống rượu hay béo phì của bệnh nhân .
Các yếu tố kể trên như tuổi, FSH, AFC và AMH là những yếu tố giúp
cho việc đánh giá dự trữ buồng trứng nhưng mỗi yếu tố đều có mức giá trị và
hạn chế riêng. Cũng bởi vậy, khi đánh giá về đáp ứng kém buồng trứng với
KTBT tiêu chuẩn giữa các trung tâm rất khác nhau, có nơi dựa trên số noãn
thu được, có nơi chọn số nang phát triển hay hủy chu kỳ điều trị… Năm 2011,
Hiệp hội Sinh sản người và Phôi học châu Âu đã đưa ra đồng thuận về tiêu
chuẩn chẩn đoán đáp ứng kém (tiêu chuẩn Bologna) khi có ≥ 2/3 tiêu chuẩn
gồm: (1) tuổi người phụ nữ lớn (≥ 40 tuổi) hay có bất kỳ nguy cơ nào khác
của đáp ứng kém, (2) tiền sử có đáp ứng kém (≤ 3 nang noãn với phác đồ kích
thích buồng trứng cổ điển), (3) bất thường xét nghiệm AFC < 5 - 7 nang hay
AMH < 0,5 - 1,1 ng/ml .
Năm 2014, Vương Thị Ngọc Lan thực hiện nghiên cứu so sánh giá trị
dự đoán của các xét nghiệm AMH, FSH và AFC trong đáp ứng kém với


11

KTBT và xác định ngưỡng của các xét nghiệm này. Kết quả ghi nhận cả 3 xét
nghiệm đều có giá trị dự đoán đáp ứng kém. Trong 3 xét nghiệm, AMH có giá
trị tốt nhất kế đến là AFC và cuối cùng là FSH. Giá trị ngưỡng dự đoán đáp

ứng kém là: AMH ≤ 1,25 ng/ml; FSH >8,9 IU/L; AFC ≤ 5 nang .
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn dựa theo tiêu chuẩn Bologna
và đánh giá của Vương Thị Ngọc Lan để xét các đối tượng có dự đoán đáp
ứng kém và không đáp ứng kém với KTBT có ảnh hưởng tới kết quả TTTON
hay không.
1.2.5. Số lượng và chất lượng phôi chuyển vào buồng tử cung
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huy (2004), số phôi chuyển có ảnh
hưởng tới tỷ lệ có thai lâm sàng: bệnh nhân có số lượng phôi chuyển càng
nhiều thì tỷ lệ có thai lâm sàng càng cao .
Kết quả nghiên cứu của Veleva (2013) khi chuyển 2 phôi tỷ lệ có thai
lâm sàng tăng 1,45 lần so với chuyển 1 phôi .
Năm 2007, Yeung thấy rằng tỷ lệ thai lâm sàng và thai tiến triển có sự
khác biệt thống kê giữa nhóm chuyển 1 phôi so với chuyển ≥ 2 phôi, trong khi
chuyển 2 hay 3 phôi tỷ lệ lâm sàng không có sự khác biệt (tỷ lệ thai lâm sàng
ở nhóm chuyển 1, 2 và 3 phôi lần lượt là 21%, 37% và 39%). Hơn nữa, khi
chuyển phôi có chất lượng tốt thì tỷ lệ có thai tiến triển cao hơn nhóm không
có phôi tốt để chuyển .
Nguyễn Thị Minh nghiên cứu 192 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2006 ghi nhận tỷ lệ có thai giảm khi chất
lượng phôi chuyển giảm. Với những trường hợp chuyển ít nhất 2 phôi tốt tỷ lệ
có thai đạt 46,9% cao hơn trường hợp chuyển 1 phôi tốt (34,4%), tỷ lệ giảm
mạnh khi bệnh nhân chuyển phôi có chất lượng trung bình (25%) và giảm rõ
rệt khi bệnh nhân chỉ có phôi xấu để chuyển (8,3%) .
Sự gia tăng tỷ lệ có thai dường như tỷ lệ thuận với số phôi và chất
lượng phôi chuyển. Tuy nhiên, “nghệ thuật” là chuyển bao nhiêu phôi để giữ


12

được cân bằng giữa tỷ lệ có thai và nguy cơ đa thai. Trong trường hợp bệnh

nhân lớn tuổi, đã từng thất bại với chu kỳ TTTON trước thường được chuyển
nhiều phôi hơn còn hiện nay xu hướng là giảm số lượng phôi chuyển vào
buồng tử cung.
1.2.6. Độ dày niêm mạc tử cung
Chất lượng niêm mạc tử cung để sẵn sàng đón trứng là một yếu tố
quan trọng trong thành công TTTON. Việc đánh giá chất lượng niêm mạc tử
cung trực tiếp trước khi chuyển phôi gặp nhiều khó khăn. Đo độ dày niêm
mạc tử là phương pháp đánh giá gián tiếp chất lượng niêm mạc tử cung một
cách đơn giản.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ thai lâm sàng trên đối tượng
chuyển phôi đông lạnh, Vũ Thị Minh Phương (2015) chia độ dày niêm mạc tử
cung thành hai nhóm lấy mốc là 10 mm. Tỷ lệ có thai ở nhóm niêm mạc tử
cung < 10 mm là 25,9%; trong khi nhóm ≥ 10 mm tỷ lệ có có thai đạt 30,6%.
Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 .
Nghiên cứu Weissman (1999) trên 809 chu kỳ chuyển phôi chia thành
hai nhóm gồm 680 chu kỳ có độ dày niêm mạc tử cung 7-14 mm và nhóm còn
lại gồm 37 chu kỳ có độ dày > 14 mm. Kết quả nhóm có độ dày > 14mm có tỷ
lệ làm tổ và có thai lâm sàng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có độ
dày 7-14 mm (3% so với 15% và 8,1% so với 29,7%) .
Một số tác giả khác không thấy rằng độ dày niêm mạc tử cung có ý
nghĩa với kết quả thai ,.
So với chuyển phôi tươi, chuyển phôi đông lạnh có ưu điểm về sự chủ
động chuẩn bị nội mạc tử cung sao cho thích hợp và thuận tiện nhất để đạt độ
dày niêm mạc tử cung tối ưu.
1.3. ĐÔNG LẠNH PHÔI


13

Trữ lạnh phôi là kỹ thuật trong đó phôi được đông lạnh và lưu giữ trong

môi trường bảo quản lạnh. Khi người phụ nữ sẵn sàng để mang thai, phôi sẽ
được rã đông và chuyển vào buồng tử cung.
Trữ lạnh phôi chỉ định trong các trường hợp: phôi dư thừa sau khi
chuyển phôi, bệnh nhân có nguy cơ quá kích buồng trứng hoặc bị quá kích
buồng trứng, các trường hợp cho nhận noãn mà chưa chuẩn bị tốt niêm mạc tử
cung hoặc niêm mạc tử cung không thuận lợi .
1.3.1. Nguyên tắc trữ lạnh mô - tế bào
Nguyên tắc trữ lạnh là làm giảm nhiệt độ của môi trường chứa mẫu tế
bào xuống nhiệt độ rất thấp, thường là -77°K (độ Kelvin) hoặc -196 oC (nhiệt
độ sôi của ni-tơ lỏng). Ở nhiệt độ này, hầu hết các hoạt động sinh học bên
trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa và hoạt động trao đổi chất bị
ngừng lại. Nhờ đó, tế bào sống ở dạng tiềm sinh và được bào quản trong thời
gian rất dài .
* Nguyên nhân gây tổn thương tế bào khi làm lạnh: quá trình đông rã tế
bào sẽ gây ra một số thay đổi trong môi trường và tế bào, có ảnh hưởng tới
cấu trúc và chức năng mô được bảo quản, trong đó có hai hiện tượng được
quan tâm hàng đầu:
 Hình thành tinh thể đá: nước trong môi trường khi ở nhiệt độ -10°C đến
-15°C sẽ dần kết tinh thành những tinh thể đá. Hiện tượng này xảy ra
do môi trường có pha chất hòa tan cũng như chất bảo quản lạnh có
nhiệt độ đông đá thấp hơn bình thường. Những tinh thể đá hình thành
bên trong cũng như sát bên ngoài tế bào có khả năng gây tổn thương cơ
học lên màng tế bào và các bào quan.
 Tăng nồng độ các chất hòa tan trong môi trường: đây là hậu quả của sự
hình thành tinh thể đá. Khi chuyển sang dạng tinh thể, nước ở thể lỏng
giảm đi. Dẫn tới nồng độ các chất hòa tan tăng lên làm tăng áp lực thẩm


14


thấu bên ngoài tế bào, kéo nước từ bên trong tế bào ra ngoài và làm tổn
thương màng tế bào.
Ngoài ra, một số hiện tượng khác: giảm độ hòa tan khí trong môi trường,
tăng nhiệt độ tiềm ẩn, thay đổi pH và áp suất thẩm thấu của dung dịch.
* Sử dụng chất bảo quản lạnh (CPA/cryoprotective agents)
Nếu làm lạnh càng chậm thì giảm được sự hình thành tinh thể nước đá
bên trong tế bào, giảm tổn thương bào quan. Tuy nhiên nếu thời gian tiếp xúc
với môi trường có nồng độ chất hòa tan càng dài thì tế bào cũng dễ tổn
thương. Để giải quyết mâu thuẫn này, chất bảo quản lạnh được đưa vào sử
dụng và chia làm hai loại:
 Loại có khả năng thẩm thấu qua màng tế bào: CPA có khả năng xâm
nhập và thay chỗ cho nước bên trong tế bào, giúp làm giảm sự hình
thành tinh thể nước đá bên trong tế bào đưa tới giảm tổn thương tế bào,
cũng nhờ đó hạn chế sự gia tăng nồng độ chất hòa tan. Hiện nay thường
sử dụng: glycerol; dimethyl sulfoxide (DMSO); 1,2-propanediol (hay
propylene glycol- PrOH) và 1,2-ethanediol (hay ethylen glycol).
 Loại không có khả năng thấm qua màng tế bào: làm đối trọng, có tác
dụng làm giảm áp lực thẩm thấu bên ngoài tế bào đồng thời giúp quá
trình khử nước bên trong tế bào xảy ra nhanh. Một số chất: sucrose,
trehalose, glucose, galactose.
1.3.2. Các phương pháp đông lạnh phôi
Một chương trình đông lạnh - rã đông bao gồm các công đoạn chính:
(1) tiếp xúc với môi trường có chất bảo quản lạnh, (2) hạ nhiệt độ, (3) lưu trữ,
(4) rã đông và (5) loại bỏ CPA để đưa tế bào về điều kiện sinh lý.
Dựa vào nồng độ CPA được sử dụng và tốc độ hạ nhiệt trong quá trình
đông lạnh, người ta chia kỹ thuật trữ lạnh phôi thành 2 phương pháp là hạ
nhiệt độ chậm và thủy tinh hóa.


15


1.3.2.1. Đông chậm (slow freezing)
Trong phương pháp này, mẫu tế bào được làm lạnh với tốc độ hạ nhiệt
chậm (1-3°C/phút) từ nhiệt độ sinh lý xuống, quá trình xâm nhập và loại bỏ
các chất bảo vệ đông lạnh được diễn ra qua nhiều bước nhỏ.
CPA có khả năng thẩm thấu thường được sử dụng trong đông lạnh
chậm là PROH (1,2 - propanediol), DMSO (dimethyl sulphoxide) hay glycerol.
Loại CPA không có khả năng thẩm thấu dùng kết hợp với CPA có khả năng
thẩm thấu trong trữ lạnh chậm thường sử dụng nhất nhất hiện nay là sucrose.
Giai đoạn trữ phôi của phương pháp hạ nhiệt độ chậm được thực hiện
khi cho phôi tiếp xúc với môi trường có nồng độ CPA tăng dần để rút bớt
nước khỏi tế bào. Tất cả thao tác đều được thực hiện ở nhiệt độ phòng. Sau
khi kết thúc thời gian trao đổi với môi trường chứa CPA, phôi được đặt trong
cọng rạ và đưa vào máy hạ nhiệt độ theo chương trình. Kết thúc chương trình
hạ nhiệt, cọng rạ chứa phôi được lấy ra khỏi máy và nhanh chóng chuyển vào
bình lưu trữ .
Với phác đồ này, quá trình mất nước cần được diễn ra từ từ để hạn chế
sự thành lập tinh thể nước đá, đòi hỏi mất nhiều thời gian và hệ thống hạ nhiệt
theo chương trình.
1.3.2.2. Thủy tinh hóa (vitrification)
Thủy tinh hóa là kỹ thuật đông lạnh cực nhanh, được dựa trên sự tiếp
xúc trực tiếp giữa môi trường thủy tinh hóa có chứa phôi với ni-tơ lỏng. Trong
quá trình thủy tinh hóa, tế bào và môi trường bao quanh đông đặc trực tiếp
thành trạng thái như thủy tinh mà không hình thành các tinh thể nước đá.
Loại CPA có khả năng thẩm thấu được sử dụng phổ biến trong thủy
tinh hóa hiện nay là ethylene glycol (EG) kết hợp với DMSO. Sucrose được
xem là thành phần CPA không có khả năng thẩm thấu chuẩn và được sử dụng
nhiều nhất hiện nay. Ngoài hai loại CPA chính được sử dụng trong hỗn hợp



16

thủy tinh hóa, một số hợp chất cao phân tử (polymer) cũng được thêm vào để
tăng áp suất thẩm thấu của môi trường trong pha khử nước tế bào.
Các dụng cụ chứa phôi trong kỹ thuật thủy tinh hóa có thể chia làm hai
nhóm: có tiếp xúc trực tiếp với ni-tơ lỏng (hệ thống hở) và không tiếp xúc
trực tiếp với ni-tơ lỏng (hệ thống đóng). Hiệu quả đông lạnh của hai hệ thống
là tương đương. Tuy nhiên, hệ thống hở có hạn chế là có nguy cơ lây nhiễm
giữa các mẫu trữ với nhau thông qua ni-tơ lỏng đã nhiễm khuẩn do các dụng
cụ chứa trong hệ thống này tiếp xúc trực tiếp phôi với ni-tơ lỏng. Sử dụng hệ
thống đóng giúp cô lập hoàn toàn môi trường chứa phôi với ni-tơ lỏng trong
suốt quá trình thủy tinh hóa và lưu giữ mẫu.
Giai đoạn đông lạnh của phương pháp thủy tinh hóa gồm hai giai đoạn
chính là giai đoạn cân bằng và giai đoạn thủy tinh hóa. Đầu tiên, phôi được
cân bằng với môi trường có chứa CPA có nồng độ rất cao để khử toàn bộ
nước bên trong tế bào. Sau đó, phôi được cho vào những dụng cụ chứa, toàn
bộ mẫu được nhúng trực tiếp trong ni-tơ lỏng và chuyển vào bình lưu trữ,
không qua quá trình hạ nhiệt độ theo từng bước như trong đông chậm.
Thời gian cho toàn bộ quy trình đông lạnh chỉ tốn 15-20 phút, nồng độ các
chất bảo quản cao (5-7M) và tốc độ hạ nhiệt nhanh (2000-2500°C/phút) .
Có thể so sánh về đặc điểm kỹ thuật của hai phương pháp bằng bảng
dưới đây:
Bảng 1.1: So sánh giữa đông chậm và thủy tinh hóa
Đặc điểm
Đông chậm
Thủy tinh hóa
Thời gian hoàn tất
Khoảng 2h
15-20 phút
Hệ thống hạ nhiệt độ bằng hơi ni-tơ lỏng Cần  chi phí cao

Không cần
Lượng ni-tơ lỏng sử dụng cho 1 lần
Khoảng 10 lít
Khoảng 0,5 lít
thực hiện
Nồng độ CPA
Thấp hơn
Cao hơn: 5-7M
1.3.3. Xu hướng hiện nay: thủy tinh hóa và chuyển phôi đông lạnh


×