Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT GLUCOSE máu và một số yếu tố NGUY cơ ở BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN TUỆ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.48 KB, 101 trang )

B GIO DC V O TO

B Y Tấ

TRNG I HOC Y H NI

NGUYấN THI HNG LOAN

ĐáNH GIá THựC TRạNG KIểM SOáT GLUCOSE MáU
Và một số YếU Tố NGUY CƠ ở BệNH NHÂN ĐáI
THáO ĐƯờNG TYPE 2 ĐIềU TRị NGOạI TRú TạI
BệNH VIệN TUệ TĩNH
Chuyờn nganh

: Ni - Ni tit

Ma sụ

: CK. 62722015

LUN VN CHUYấN KHOA CP II
Ngi hng dõn khoa hoc:
PGS.TS. Nguyờn Khoa Diờu Võn

H NI 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Đảng Ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo
sau đại học, Bộ môn Nội tổng hợp - Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc


Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Y dược
học cổ truyền Việt Nam. Tập thể Bộ môn nội, Tập thể khoa Nội tiết- chuyển
hóa- Bệnh Viện Tuệ Tĩnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được đi
học,nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Khoa
Diệu Vân, nguyên trưởng khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai, người thầy
kính mến đã dành nhiều thời gian và công sức để trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn .
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới các thầy cô trong Hội
đồng khoa học chấm đề cương và các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn,
đã đóng góp, chỉ bảo cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ tận tình của các anh
chị em đồng nghiệp, bạn bè trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin dành trọn tình yêu thương và biết ơn sâu sắc tới bố
mẹ tôi, chồng, con, anh, chị em đã luôn bên cạnh tôi động viên giúp đỡ để tôi
có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019
Học viên


Nguyễn Thị Hồng Loan

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Hồng Loan, học viên lớp Chuyên khoa II- khóa 31Trường Đại Học Y Hà Nội, chuyên nghành Nội- nội tiết, xin cam đoan.
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân.

2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bô ở Việt Nam.
3. Các sô liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực,khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Loan


DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT

ADA

: American Diabetes Association (Hội ĐTĐ Hoa Kỳ)

BMI

: Body Mass Index (Chỉ sô khôi cơ thể)

BN

: Bệnh nhân

BHYT

: Bảo hiểm Y tế

CT


: Cholesterol toàn phần

DCCT

: Diabetes Control and Complication Trial
(Thử nghiệm về kiểm soát bệnh ĐTĐ và biến chứng)

DPP-4

: Dipeptidyl Peptidase 4

ĐTĐ

: Đái tháo đường

GLP-1

: Glucagon Like Peptid 1

HA

: Huyết áp

HDL-C

: Hight Density Lipoprotein – Cholesterol
(Lipoprotein tỷ trọng phân tử cao – Cholesterol)

HATT: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

IDF

: International Diabetes Federation (Liên đoàn ĐTĐ quôc tế)

LDL-C

: Low Density Lipoprotein – Cholesterol
(Lipoprotein tỷ trọng phân tử thấp – Cholesterol)

TCYTTG

: Tổ chức y tế thế giới

THA

: Tăng huyết áp

TG

: Triglycerid

UKPDS

: United Kingdom Prospective Diabetes Study
(Nghiên cứu tiến cứu ĐTĐ tại Anh)


VLDL

: Very low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

WHR

: Waist Hips Ratio (Tỷ sô eo/hông)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐTĐ..............................................................3
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học.........................................................................3
1.1.2. Định nghĩa ĐTĐ................................................................................4
1.1.3. Phân loại ĐTĐ..................................................................................4
1.1.4. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ................................5
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ..............................................................6
1.1.6. Đái tháo đường typ2- Đặc điểm sinh lý bệnh...................................7
1.1.7. Các yếu tô nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ2...........................................8
1.2. KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ......................10
1.2.1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát glucose máu...........................10
1.2.2. Mục tiêu kiểm soát glucose máu và các yếu tô nguy cơ.................11
1.2.3. Các biện pháp kiểm soát glucose máu............................................13
1.2.4. Các yếu tô liên quan tới việc kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ..20
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM....22

1.3.1. Trên thế giới....................................................................................22
1.3.2. Tại Việt Nam...................................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............28
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trư..........................................................................29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................29
2.3.1. Quy trình nghiên cứu......................................................................30
2.3.2. Các thông sô nghiên cứu.................................................................32


2.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU. . .33
2.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường.............................................33
2.4.2. Phân độ chỉ sô BMI.........................................................................33
2.4.3. Đánh giá chỉ sô vòng eo, vòng hông...............................................34
2.4.4. Đánh giá tình trạng THA................................................................34
2.4.5. Đánh giá rôi loạn lipid máu.............................................................34
2.4.6. Đánh giá tình trạng kiểm soát glucose máu....................................35
2.4.7. Đánh giá sự tuân thủ điều trị của người bệnh.................................35
2.5. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................36
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.............................36
Chương 3: KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................38
3.1.1. Đặc điểm chung..............................................................................38
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đôi tượng nghiên cứu.....40
3.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY
CƠ Ở BN ĐTĐ.........................................................................................42
3.2.1. Kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1C.....................................42
3.2.2. Kết quả kiểm soát lipid máu:..........................................................43

3.2.3. Kết quả kiểm soát huyết áp.............................................................44
3.2.4. Kiểm soát BMI................................................................................45
3.2.5. Mức độ kiểm soát đa yếu tô:...........................................................46
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU.47
3.3.1. Chế độ ăn và luyện tập....................................................................47
3.3.2. Chế độ dùng thuôc:.........................................................................48
3.3.3. Sự tuân thủ điều trị..........................................................................52
3.3.4. Tự theo dõi glucose máu tại nhà.....................................................54
3.3.5. Khám bệnh định kỳ.........................................................................54
3.3.6. Một sô yếu tô liên quan khác..........................................................55


Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................60
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................60
4.1.1. Tuổi và giới.....................................................................................60
4.1.2. Trình độ học vấn.............................................................................62
4.1.3. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ...............................................................62
4.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT GLCUOSE MÁU VÀ CÁC YẾU TỐ
NGUY CƠ................................................................................................63
4.2.1. Kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói...........................................63
4.2.2. Kết quả kiểm soát HbA1C..............................................................64
4.2.3. Kết quả kiểm soát HA.....................................................................65
4.2.4. Kết quả kiểm soát lipid máu...........................................................66
4.2.5. Kiểm soát BMI, tỷ sô vòng eo/vòng hông......................................68
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIỆC KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU..70
4.3.1. Chế độ ăn và luyện tập....................................................................70
4.3.2. Dùng thuôc hạ đường máu và sự tuân thủ điều trị..........................71
4.3.3. Tự theo dõi đường máu tại nhà.......................................................74
4.3.4. Tuổi và giới.....................................................................................74
4.3.5. Thời gian bị bệnh............................................................................75

KÊT LUẬN....................................................................................................76
KIÊN NGHỊ...................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng thành không có thai.....12
Bảng 2.1. Đánh giá BMI của WHO đề nghị cho khu vực châu Á-Thái
Bình Dương..................................................................................33
Bảng 2.2. Chỉ tiêu đánh giá RLLP máu theo tiêu chuẩn của Hội tim mạch
Việt Nam......................................................................................34
Bảng 2.3. Mục tiêu kiểm soát các chỉ sô của BN ĐTĐ typ 2 theo Hội Nội tiết
ĐTĐ Việt Nam- 2018....................................................................35
Bảng 3.1. Phân bô BN theo nhóm tuổi............................................................38
Bảng 3.2. Phân bô BN theo thời gian phát hiện bệnh:....................................40
Bảng 3.3. Một sô đặc điểm lâm sàng chính của nhóm BN nghiên cứu..........41
Bảng 3.4. Một sô đặc điểm cận lâm sàng chính..............................................42
Bảng 3.5. Giá trị Glucose máu lúc đói và HbA1C trung bình........................42
Bảng 3.6. Rôi loạn các thành phần lipid máu..................................................43
Bảng 3.7. Kiểm soát lipid máu ở BN ĐTĐ.....................................................44
Bảng 3.8. Huyết áp trung bình của ĐTNC......................................................44
Bảng 3.9. Mức độ kiểm soát huyết áp.............................................................45
Bảng 3.10. Phân loại BMI của nhóm BN nghiên cứu.....................................45
Bảng 3.11. Phân loại đặc điểm béo trung tâm theo giới tính..........................46
Bảng 3.12. Thực hiện chê độ ăn và luyện tập.................................................47
Bảng 3.13. Môi liên quan giữa thực hiện chế độ ăn với kiểm soát glucose máu
lúc đói và HbA1C.........................................................................47
Bảng 3.14. Môi liên quan giữa Glucose máu lúc đói và HbA1C với tập luyện....48
Bảng 3.15. Tần suất các nhóm thuôc được sử dụng........................................48

Bảng 3.16. Tỷ lệ dùng phôi hợp thuôc............................................................49
Bảng 3.17. Tỷ lệ BN dùng đơn trị liệu............................................................50


Bảng 3.18. Tỷ lệ BN dùng đa trị liệu..............................................................50
Bảng 3.19. Môi liên quan giữa kiểm soát glucose máu lúc đói với đơn trị liệu
và đa trị liệu...................................................................................51
Bảng 3.20. Môi liên quan giữa kiểm soát HbA1C với đơn trị liệu và đa trị liệu...51
Bảng 3.21. Tỷ lệ BN điều trị thuôc thường xuyên..........................................52
Bảng 3.22. Môi liên quan giữa Glucose máu lúc đói và HbA1C với điều trị
thuôc thường xuyên.......................................................................52
Bảng 3.23. Môi liên quan giữa điều trị thuôc thường xuyên với kiểm soát
lipid máu......................................................................................53
Bảng 3.24. Môi liên quan giữa điều trị thuôc thường xuyên với kiểm soát HA...53
Bảng 3.25. Theo dõi glucose máu tại nhà.......................................................54
Bảng 3.26. Môi liên quan giữa khám định kỳ và mức kiểm soát glucose máu.......55
Bảng 3.27. Liên quan giữa kiểm soát đa yếu tô và giới tính...........................55
Bảng 3.28. Liên quan giữa kiểm soát đường máu với tuổi.............................56
Bảng 3.29. Liên quan giữa kiểm soát lipid máu, HA với tuổi.........................57
Bảng 3.30. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và thời gian phát hiện bệnh. .58
Bảng 3.31. Liên quan giữa các chỉ sô lipid, HA, thời gian phát hiện bệnh.....59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bô bệnh nhân theo giới.......................................................39
Biểu đồ 3.2. Phân bô bệnh nhân theo trình độ học vấn...................................39
Biểu đồ 3.3. Kiểm soát Glucose máu và HbA1C............................................43
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ BN đạt mục tiêu các chỉ sô Glucose máu, HbA1C, HDL-C,
LDL-C, HA theo Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam............................46
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ BN có khám định kỳ..........................................................54



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh rôi loạn chuyển hóa mạn tính, đã và đang được
toàn xã hội quan tâm, bởi sự phổ biến của bệnh và hậu quả nặng nề của các
biến chứng. Theo ước tính mới nhất của Hiệp hội ĐTĐ Quôc tế (IDF), tỷ lệ
hiện mắc ĐTĐ là 8,8% dân sô trưởng thành trên toàn thế giới. Sô lượng người
mắc bệnh ĐTĐ năm 2015 có hơn 415 triệu, dự kiến đến năm 2040 con sô này
sẽ là 642 triệu [1], cao hơn nhiều so với các ước tính trước đây.
Bệnh ĐTĐ, trong đó chủ yếu là ĐTĐ type 2 chiếm 85%-95% tổng sô
BN ĐTĐ, gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm[2]. Các biến chứng này
không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sông, làm tăng gánh nặng về chi phí
điều trị, ảnh hưởng nặng nề tới an ninh, an toàn xã hội, mà còn là một trong các
nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu cho
thấy hơn 50% BN ĐTĐ type2 đã có biến chứng tại thời điểm chẩn đoán. Các
biến chứng thường gặp như: bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ,
Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, cắt đoạn chi, suy thận và mù lòa… Đó cũng chính là
những nguyên nhân thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ ở BN ĐTĐ [2] [3]
Việc kiểm soát tôt glucose máu, làm giảm tỷ lệ biến chứng, nâng cao
chất lượng cuộc sông của người bệnh ĐTĐ, là mục tiêu hàng đầu của các bác sỹ
chuyên nghành Nội tiết- ĐTĐ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng kiểm soát
tôt mức glucose máu không chỉ làm chậm thời điểm khởi phát, mà còn làm giảm
mức độ nặng của các biến chứng mạn tính do ĐTĐ, đặc biệt là các biến chứng vi
mạch [3]. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và các biến chứng
ĐTĐ (DCCT: Diabetes Control and Complicasion Trial,1993) đã chứng minh rõ
ràng ưu thế của phương pháp điều trị tích cực, các biến chứng vi mạnh đã
giảm một cách có ý nghĩa.[4] Nghiên cứu tiến cứu về ĐTĐ của Vương Quôc
Anh (UKPDS- United Kingdom Prospective Diabetes Study, 1998) ) thấy



2

rằng biến chứng vi mạch giảm 25% ở những bệnh nhân điều trị tích cực so
với điều trị thông thường [5]. Trong các nghiên cứu này các tác giả ngoài việc
nhấn mạnh vai trò kiểm soát chặt chẽ glucose máu còn chứng minh việc cần
thiết phải quản lý các tổn thương đi kèm như tăng huyết áp, rôi loạn lipid
máu…là điều kiện bắt buộc giúp phòng ngưa và giảm tỷ lệ biến chứng mạch
máu ở người bệnh ĐTĐ.
Tại Việt Nam đã có một sô nghiên cứu đánh giá thực trạng kiểm soát
glucose máu và các yếu tô liên quan ở BN ĐTĐ typ2. Nhưng các nghiên cứu
này được thực hiện tại các bệnh viện khác nhau, mô hình bệnh tật khác nhau,
hệ thông quản lý khác nhau nên kết quả cũng rất khác nhau.
Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thuộc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
được thành lập năm 2006. Trước đây Bệnh viện chủ yếu khám chữa bệnh theo
phương pháp y học cổ truyền. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển,
bệnh viện Tuệ Tĩnh đã được công nhận là bệnh viện đa khoa, với nhiệm vụ
đặc thù khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Hiện
Bệnh viên đang quản lý gần 600 bệnh nhân ĐTĐ điều trị ngoại trú. Tuy vậy
cho tới nay Bệnh viện chưa có một nghiên cứu nào về việc kiểm soát glucose
máu và các yếu tô liên quan ở những bệnh nhân này. Để có kế hoạch phát
triển và quản lý tôt hơn BN ĐTĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục tiêu sau:
1.

Đánh giá thực trạng kiểm soát glucose máu và một số yếu tố nguy cơ ở
bệnh nhân ĐTĐ type2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

2.


Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu ở nhóm
bệnh nhân nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐTĐ
1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học
Những năm cuôi thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, ĐTĐ là bệnh không lây
phát triển nhanh nhất, và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc
thứ năm ở các nước phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong sô này đa sô là
ĐTĐ type2, Theo thông kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) bệnh ĐTĐ
type2 chiếm khoảng 85%-95% tổng sô người mắc ĐTĐ.[3]
Theo một thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quôc tê (IDF): Năm
1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ; Năm 1995 có 135 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ 4,0 % dân sô toàn cầu; Năm 2000 có 151
triệu người mắc bệnh ĐTĐ; Năm 2006 có 246 triệu người mắc bệnh ĐTĐ[3].
Theo thông báo mới đây nhất: Năm 2015 có 415 triệu người mắc bệnh ĐTĐ,
và dự báo đến năm 2040 con sô mắc bệnh ĐTĐ sẽ lên tới 642 triệu người.[1].
Tại Việt Nam: Điều tra năm 1991 tại một sô vùng lân cận Hà Nội tỷ lệ
ĐTĐ vào khoảng 1,1%, tại Huế 0,96%. Điều tra cơ bản năm 1992 tại một sô
quận nội thành thành phô Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 2,52%[6]
Năm 2001, điều tra dịch tễ bệnh ĐTĐ của Việt Nam được tiến hành ở 4
thành phô lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phô Hồ Chí Minh. Đôi
tượng điều tra là lứa tuổi tư 30 đến 64. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 4,0%;
tỷ lệ rôi loạn dung nạp glucose là 5,1%; tỷ lệ các yếu tô nguy cơ dẫn đến
ĐTĐ là 38,5%, và có tới 64,9% sô người mắc bệnh ĐTĐ không được phát

hiện và không được hướng dẫn điều trị [3]


4

Năm 2004, điều tra của Bệnh Viện Nội tiết Trung ương được tiến hành
trên phạm vi toàn quôc cho thấy: tỷ lệ bệnh ĐTĐ chung cho cả nước là 2,7%.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ khu vực thành phô 4,4%, khu vực đồng bằng 2,7%, khu
vực trung du 2,2% và khu vực miền núi là 2,1%[7]
Theo thông kê năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam là 5% dân sô
(khoảng 4,5 triệu người) và 7,2% tại các thành phô lớn. Mới đây nhất, năm
2012, Nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho thấy: tỷ lệ hiện
mắc ĐTĐ trên toàn quôc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa
được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Ở độ tuổi 50-59 chiếm 7,5%, độ
tuổi 60-69 chiếm 9,9%[8], [9]
1.1.2. Định nghĩa ĐTĐ
ĐTĐ là bệnh rôi loạn chuyển hóa mạn tính, bệnh có cơ chế bệnh sinh
phức tạp. Đã có nhiều tổ chức đưa ra các định nghĩa bệnh ĐTĐ khác nhau,
song chưa thỏa mãn đầy đủ đặc tính của bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2006, thì ĐTĐ “là một hội chứng có
đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu, do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất
hoàn toàn insulin hoặc là có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và/hoặc
giảm hoạt động của insulin”[3], [10]
1.1.3. Phân loại ĐTĐ:[11],[12]
Dựa vào cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
và Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 1997 đã chia các thể sau:
- ĐTĐ typ1(hay còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc Insulin- Insulin dependent
diabetic mellitus –IDDM) “ Là hậu quả của quá trình hủy hoại tế bào beta của
đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa,
ngăn ngưa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôm mê và tử vong”



5

- ĐTĐ typ2: (hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc vào insulin- Non
Insuin dependent diabetic mellitus- NIDDM), Có kháng insulin hoặc thiếu hụt
insulin hoặc cả hai
- ĐTĐ thai kỳ: “Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng
không dung nạp carbohydrate được phát hiện lần đầu khi mang thai”
- Các thể đặc biệt khác:
+ Khiếm khuyết chức năng tế bào beta do gen (MODY)
+ Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen: Kháng insulin typ A,…
+ Bệnh lý của tụy ngoại tiết: Viêm tụy, bệnh u đầu tụy, bệnh lý xơ- sỏi tụy…
+ Do các bệnh nội tiết khác: Hội chứng Cushing, U tiết Glucagon…
+ Do Glucocorticoid…
+ Nguyên nhân do nhiễm trùng
+ Các hội chứng về gen khác: Hội chứng Down, hội chứng Klinefelter…
1.1.4. Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ[12],[13]:
Chẩn đoán bệnh ĐTĐ có thể dựa vào nồng độ glucose huyết tương lúc
đói (FPG- Fasting plasma glucose), hoặc 2 giờ sau khi uông 75 g glucose
(OGTT- oral glucose tolerance test), hoặc dựa vào tiêu chuẩn HbA1C
 Định lượng glucose huyết tương:
- Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG): bệnh nhân được
lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sau khi đã nhịn ăn tư 8-14 giờ để định
lượng glucose
- Xét nghiệm glucose sau 2 giờ uông 75 g đường (anhydrite) hoặc 82,5
g đường monohydrate. Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ĐTĐ.


6


 Xét nghiệm HbA1C:
- Xét nghiệm HbA1C theo phương pháp sắc ký lỏng cao áp được xem
là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ
- HbA1C có một sô thuận lợi hơn xét nghiệm glucose huyết tương lúc
đói và sau 2 giờ làm nghiệm pháp như: bệnh nhân không phải nhịn đói, ổn
định hơn, ít bị nhiễu do bị stress hoặc mắc các bệnh khác. Tuy nhiên HbA1C
cũng có những bất lợi: Độ nhạy thấp hơn, giá thành đắt hơn, đòi hỏi kỹ thuật
cao, nên không triển khai được xét nghiệm này ở một sô vùng nhất định. Mặt
khác theo dữ liệu của NHANES (National Health and Nutrition Examinnation
Survey) cho thấy: so với điểm cắt glucose khi đói ≥7,0mmol/l(126mg/dl), với
điểm cắt HbA1C≥6,5% (48mmol/mol) đã bỏ sót 1/3 trường hợp bệnh ĐTĐ
không được chẩn đoán[13]
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ:[3]
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo WHO-IDF- 2012 dựa vào các tiêu chí sau:
+ Mức glucose huyết tương lúc đói (FPG) ≥ 7,0 mmol/L(126mg/dl).
Đói là khi người bệnh nhin ăn ít nhất 8 giờ. Hoặc
+ Mức glucose huyết tương≥11,1mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2h sau
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uông. Hoặc
+ HbA1c ≥ 6,5% (48mmol/l) (Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng
cao áp). Hoặc
+ Có các triệu chứng của ĐTĐ (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời
điểm bất kỳ ≥11,1mmol/l (200mg/dl)


7

1.1.6. Đái tháo đường typ2- Đặc điểm sinh lý bệnh:[3]
ĐTĐ typ2 trước đây gọi là “ĐTĐ không phụ thuộc insulin” hoặc “ĐTĐ xảy
ra ở người lớn”, chiếm 90-95% bệnh ĐTĐ

Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh ĐTĐ typ2 là có sự tương tác giữa yếu
tô gen và yếu tô môi trường trong cơ chế bệnh sinh. Có hai cơ chế cơ bản trong
bệnh sinh của ĐTĐ type 2 đó là sự đề kháng insulin và rôi loạn tiết insulin.
Nhiều tác giả đã đặt câu hỏi Kháng insulin có trước hay rôi loạn tiết insulin có
trước? Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều ủng hộ
quan điểm kháng insulin xuất hiện trước sự thiếu hụt insulin.
- Rôi loạn tiết insulin: Trong điều kiện sinh lý glucose máu được duy trì
do sự cân bằng giữa độ nhạy cảm insulin và bài tiết insulin. Khi độ nhạy cảm
insulin giảm, bài tiết insulin sẽ tăng để duy trì nồng độ glucose máu. Nhưng
nếu bài tiết insulin tăng cao vẫn không đáp ứng được sự giảm độ nhạy cảm
insulin sẽ dẫn đến rôi loạn dung nạp glucose. Bệnh ĐTĐ typ2 chỉ biểu hiện
lâm sàng khi tế bào beta đảo tụy bị tổn thương không còn khả năng đưa
glucose máu về giới hạn bình thường
- Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy cảm của cơ quan
đích với insulin, được coi là khiếm khuyết ban đầu hoặc khiếm khuyết chính
trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ2
Kháng insulin xuất hiện khi lượng insulin bình thường do tuyến tụy tiết
ra không đủ đáp ứng chức năng của các tế bào trong cơ thể. Để duy trì nồng
độ glucose máu bình thường, tế bào beta phải tăng tiết thêm insulin bù trư
hiện tượng kháng insulin và hậu quả là làm tăng nồng độ insulin máu. Nên
kháng insulin được coi là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến suy kiệt khả năng bài
tiết insulin của tuyến tụy.


8

1.1.7. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ2
Béo phì, THA và RLLP máu là 3 yếu tô nguy cơ chính của ĐTĐ. Đây là
nhân tô chính thúc đẩy làm xuất hiện bệnh, đồng thời làm cho bệnh nặng lên.
BMI và vòng eo

Quá cân và béo phì tư lâu đã được xác định là yếu tô nguy cơ của bệnh
ĐTĐ týp 2. Do ăn uông nhiều năng lượng, ít vận động thể lực do đó nguy cơ
người béo phì ngày càng tăng.
Béo phì và kháng Insulin có liên quan chặt chẽ với nhau. Người có BMI
càng cao thì khả năng kháng Insulin càng cao, tình trạng rôi loạn lipid máu
càng tăng. Béo trung tâm liên quan đến tăng nồng độ acid béo tự do trong
máu làm kích thích gan tăng sản xuất và bài tiết VLDL dẫn đến tăng
triglyceride máu[6],[14].
Béo trung tâm có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin do
thiếu hụt sau thụ thể trong tác dụng của insulin dẫn đến sự thiếu insulin tương
đôi do giảm sô lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu mô cơ, mô mỡ). Do
tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới giảm tính thấm màng
tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình photphoryl hóa và
oxy hóa glucose, làm chậm quá trình chuyển hóa hydratcacbon thành mỡ,
giảm tổng hợp glucose ở gan, tăng tân tạo đường mới và ĐTĐ xuất hiện.
Ở các nước phương Tây 80% - 90% BN ĐTĐ type 2 có thưa cân hoặc
béo phì. Các nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam cũng cho thấy có môi liên
quan rõ rệt giữa quá cân, béo phì với nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ type 2 [3][16].
Tuy nhiên, tỷ lệ quá cân, béo phì trên BN ĐTĐ ở Việt Nam thấp hơn nhiều so
với các nước phương Tây. Béo phì, đặc biệt là béo phì dạng nam là một yếu tô


9

nguy cơ xơ vữa động mạch và ĐTĐ. Ở người béo phì nguy cơ mắc bệnh tim
mạch cao gấp 1,7 lần, nguy cơ THA gấp 2 lần và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2
tăng gấp 3 lần so với người có cân nặng bình thường. ĐTĐ, THA và béo phì
nằm trong bệnh cảnh chung của hội chứng chuyển hóa. Khi BN ĐTĐ có THA
và béo phì thì nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch không chỉ tăng gấp đôi
mà tăng theo cấp sô nhân[17].

Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý rất thường gặp ở BN ĐTĐ typ2. THA còn làm
tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch, thận… và tử vong sớm lên 2-4 lần
so với người không bị ĐTĐ[12],[18]. THA là yếu tô nguy cơ chính gây ra cả
biến chứng mach máu lớn và mạch máu nhỏ. Trong ĐTĐ typ1, THA thường
là kết quả của bệnh thận ĐTĐ, còn trong ĐTĐ typ2 có thể gặp sau tổn thương
thận như ĐTĐ typ1,nhưng có thể gặp cùng lúc và có thể trước cả ĐTĐ cùng
với các yếu tô nguy cơ tim mạch khác. Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức
độ THA và các biến chứng của ĐTĐ, tuy nhiên với ngưỡng HA nào thì chưa
rõ. [12]. Vì vậy, phát hiện và kiểm soát tôt THA ở BN ĐTĐ nói chung và
ĐTĐ typ2 là rất quan trọng.
Rối loạn Lipid máu:
Các rôi loạn chuyển hóa lipid huyết thanh làm tăng nguy cơ xơ vữa động
mạch ở BN ĐTĐ, thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, tăng nguy cơ
biến cô tim mạch ở BN ĐTĐ. Người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ rôi loạn
chuyển hóa lipid cao gấp 2 - 3 lần người không bị mắc bệnh ĐTĐ [13].
Những thay đổi thường gặp là tăng triglyceride (TG), giảm HDL–C, tăng
LDL– C nhỏ đậm đặc.


10

Tăng TG thường gặp ở BN ĐTĐ týp 2 có béo phì, béo bụng, do tăng
lượng glucose máu và acid béo tự do về gan dẫn đến tăng sản xuất quá mức
VLDL triglycerid. Ngoài ra, ở BN ĐTĐ týp 2 thường có khiếm khuyết trong
sự thanh thải VLDL cùng với tình trạng đề kháng insulin, tăng glucose máu
làm giảm tác dụng của enzyme lipoprotein lipase là enzyme đóng vai trò quan
trọng trong chuyển hóa TG [12],[19].
Giảm HDL-C là một yếu tô nguy cơ của bệnh mạch vành ở BN ĐTĐ. Ở
BN ĐTĐ thường có sự gia tăng thanh thải nồng độ HDL - C. Tăng hoạt tính

của enzyme lipase cũng dẫn đến giảm hình thành HDL - C [17]. Nhiều nghiên
cứu cho thấy khi HDL < 0,9 mmol/l thì nguy cơ bệnh mạch vành tăng cao.
Ở BN ĐTĐ týp 2 do tình trạng kháng insulin nên thường tăng LDL nhỏ
đậm đặc có vai trò trong hình thành xơ vữa động mạch [12].
Các yếu tố nguy cơ khác
- Những người tư 45 tuổi trở lên
- Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ
- Phụ nữ có tiền sử đẻ con > 4 kg
- Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
- Tiền sử gia đình có bô, mẹ, anh, chị, em ruột bị ĐTĐ
- Những người có cuộc sông tĩnh tại, ít hoạt động thể lực
- Tiền sử bệnh tim mạch
- Đã tưng được chẩn đoán tiền ĐTĐ
1.2. KIỂM SOÁT GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ
1.2.1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát glucose máu
Tăng glucose máu là nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng mạn
tính của ĐTĐ, đặc biệt là các biến chứng mạch máu. Tăng glucose máu làm


11

thay đổi chuyển hóa lipoprotein ở gan và ở ngoại biên tư đó gây tăng
triglyceride, giảm HDL-C gây lắng đọng lipid ở mạch máu kèm sự oxy hóa.
Tăng glucose máu thúc đẩy bệnh thận mạn ở ĐTĐ typ2. Chức năng nội mạc bị
ảnh hưởng khi glucose máu tăng cao, làm giảm và ức chế hoạt động của NO,
giảm sự giãn mạch ở BN ĐTĐ. Nồng độ glucose máu cao dẫn đến sự hình thành
quá nhiều các gôc tự do, chúng có thể làm tổn thương mạch máu gây thiếu máu
nuôi dưỡng tế bào thần kinh, dẫn đến các bệnh lý về thần kinh ĐTĐ.[12]
Như vậy việc kiểm soát tôt glucose máu có làm giảm được các biến
chứng mạn tính ở BN ĐTĐ hay không?

Gần đây đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy môi liên quan giữa việc
kiểm soát glucose máu và sự giảm tiến triển của biến chứng mạn tính ở BN
ĐTĐ. Kiểm soát chặt glucose máu, một trong những yếu tô quan trọng
tham gia vào cơ chế bệnh sinh của các biến chứng ĐTĐ đã giúp cải thiện rõ
rệt tiến triển của các biến chứng. Tuy nhiên chưa có một tiêu chuẩn cụ thể
để kiểm soát chặt glucose máu cho tưng loại biến chứng. Các nhà nghiên
cứu đều khuyến cáo cần kiểm soát chặt glucose máu bằng bất cứ phương
pháp nào, điều quan trọng là đưa glucose máu càng về gần mức sinh lý thì
càng làm giảm nguy cơ biến chứng [6],[3],[20].
1.2.2. Mục tiêu kiểm soát glucose máu và các yếu tố nguy cơ:
Trong các khuyến cáo năm 2017, các chuyên gia của ADA đã đề cập đến
việc thay đổi mục tiêu glucose máu cho tưng cá nhân, hay nói cách khác là cá
thể hóa mục tiêu điều trị. Các hướng dẫn khuyến cáo đạt mục tiêu HbA1C
gần bình thường nhất có thể mà vẫn đảm bảo an toàn. Đôi với BN ĐTĐ
trưởng thành không có thai, mục tiêu HbA1C< 7,0% (53mmol/mol) và


12

glucose máu tĩnh mạch lúc đói tư 4,4-7,2mmol/l (80-130mg/dl), glucose máu
sau ăn <10,0mmol/L (180mg/dl) là phù hợp. Tuy nhiên mục tiêu HbA1c có
thể thay đổi tư 6,5%-8,0% tùy theo các yếu tô như: tuổi, thời gian mắc bệnh,
các bệnh mắc kèm theo, biến chứng mạch máu, khả năng dễ dàng đạt được
glucose máu bình thường và nguy cơ hạ glucose máu[20].
Tháng 3/2018, Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam đưa ra khuyến cáo mục tiêu
kiểm soát glucose máu cho BN ĐTĐ Việt Nam cũng tương tự ADA 2017[12].
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho BN ĐTĐ ở người trưởng
thành không có thai
Mục tiêu
HbA1C


Chỉ số
<7,0%

Glucose huyết tương mao 80-130mg/dl (4,4-7,2mmol/L)
mạch lúc đói
Đỉnh glucose huyết tương <180mg/dl (10,0mmol/L)
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp

Tâm
thu<140mmHg,
tâm
trương
<90mmHg. Nếu đã có biến chứng thận:
HA<130/85-80mmHg

Lipid máu

LDL-C <100mg/dl (2,6mmol/L), nếu chưa
có biến chứng tim mạch
LDL-C <70mg/dl(1,8mmol/L), nếu đã có
bệnh tim mạch
Triglycerid<150mg/dl (1,7mmol/L)
HDL-C> 40mg/dl (1,0mmo/L) ở nam và
>50mg/dl (1,3mmol/L) ở nữ
(Nguồn:Diabetes care-2017)

Mục tiêu điều trị có thể khác nhau tùy tưng tình trạng BN. Mục tiêu có
thể chặt chẽ hơn HbA1c <6,5% ở những đôi tượng trẻ tuổi, thời gian mắc bệnh



13

ngắn, kỳ vọng sông dài hơn, không có bệnh lý tim mạch, không có dấu hiệu của
hạ glucose máu, BN tuân thủ điều trị. Ngược lại mục tiêu điều trị có thể ít
nghiêm ngặt hơn (HbA1c<8,0%), phù hợp với những BN lớn tuổi, thời gian mắc
bệnh dài, biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý đi
kèm, có tiền sử hạ glucose máu trầm trọng, kỳ vọng sông ngắn hơn [20]
* Đánh giá về việc kiểm soát glucose máu:
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần trong năm ở những BN đáp
ứng mục tiêu điều trị và những người có glucose máu được kiểm soát ổn định
- Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi
liệu pháp điều trị hoặc những người không đáp ứng mục tiêu về glucose huyết
- Thực hiện xét nghiệm HbA1C tại thời điểm người bệnh đến khám,
chữa bệnh để tạo cơ hội cho việc thay đổi điều trị kịp thời.
1.2.3. Các biện pháp kiểm soát glucose máu:
Khi nói đến ĐTĐ người ta thường nghĩ ngay đến các biến chứng mà
ĐTĐ gây ra, đặc biệt là bệnh lý tim mạch. Vì vậy bên cạnh việc kiểm soát
glucose máu phải kiểm soát cả các yếu tô nguy cơ như: tăng huyết áp, Rôi
loạn lipid máu, kiểm soát cân nặng… là hết sức cần thiết để phòng trách các
biến chứng mạn tính ở BN ĐTĐ[12].
Để quản lý tôt bệnh ĐTĐ, người bệnh cũng như nhân viên y tế cần phải
có kiến thức nhất định về bệnh ĐTĐ, biết cách theo dõi các biến chứng và
quản lý các bệnh kèm theo, nhằm chăm sóc tôt nhất cho người bệnh ĐTĐ
Liệu pháp dinh dưỡng:
Trong điều trị ĐTĐ, chế độ ăn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ở
nhiều BN ĐTĐ typ2 chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với tăng cường hoạt



14

động thể lực cũng đủ kiểm soát tôt glucose máu, không cần dùng thuôc hạ
glucose máu trong giai đoạn đầu của điều trị. Chế độ ăn còn ảnh hưởng đến
các yếu tô nguy cơ tim mạch như THA, rôi loạn lipid máu và béo phì. Khi áp
dụng chế độ ăn cần phù hợp với tưng bệnh nhân và phải thỏa mãn một sô yếu
tô cơ bản sau đây[22] [23][24]:
- Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muôi khoáng và nước với khôi
lượng hợp lý.
+ Thành phần carbohydrate (chất bột, đường): Chiếm 45 - 65% tổng sô
calo/ngày. Gồm các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở (nên chọn gạo lứt,
bánh mỳ đen, ngũ côc xay xát rôi).
+ Lipid: Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ là
25 – 35%. Nên dùng các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần
thiết như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu đậu nành. Hạn chế mỡ động
vật, các món ăn rán.
+ Protid: chiếm 15 – 20% tổng sô calo hàng ngày, tương ứng 0,8 – 1,2
g/kg cân nặng. Khi suy thận giảm xuông 0,6g/kg/ngày.
+ Chất xơ: ≥ 5g chất xơ/khẩu phần ăn. Nên ăn đa dạng các loại rau như
khoai lang, rau muông, rau cải…Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay
sinh tô, nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
- Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.
Cân nặng lý tưởng được tính theo công thức:
Cân nặng lý tưởng = (chiều cao)2 x 22.
- Phân bô bữa ăn: 3 bữa chính, hoặc 3 bữa chính và 2 bữa phụ (nếu tiêm
nhiều mũi insulin). Ăn một bữa trước khi đi ngủ nếu tiêm mũi insulin trước ngủ
nhằm tránh hạ đường huyết ban đêm và tránh tăng đường huyết sau ăn nhiều.


15


Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực và luyện tập đóng vai trò quan trọng trong điều trị
ĐTĐ týp 2. Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin, nhằm cải
thiện kiểm soát mức glucose và có thể giảm cân [3],[25]. Mặc dù chế độ
ăn có vai trò quan trọng hơn trong việc làm giảm cân ở giai đoạn đầu,
nhưng việc phôi hợp cả chế độ ăn và hoạt động thể lực sẽ giúp duy trì cân
nặng đã đạt được và ngăn ngưa tăng cân trở lại. Hoạt động thể lực không
những làm hạ glucose máu mà còn làm giảm HA, cải thiện nồng độ LDLC, HDL-C và TG máu[26]
BN tập tăng dần cho đến khi đạt thời gian ít nhất 30 phút/ ngày và 5
ngày/ tuần. Tuy nhiên đôi với BN ĐTĐ typ2 cần phải tầm soát các biến chứng
trước khi lên kế hoạch tập luyện. Bởi có khoảng 50% BN ĐTĐ typ2 có biến
chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán. Những BN có nguy cơ cao nên được
khuyến khích bắt đầu với những giai đoạn ngắn, tập luyện cường độ thấp sau
đó tư tư tăng cường độ và thời gian.
Điều trị bằng chế độ ăn và hoạt động thể lực là hai biện pháp điều trị phôi
hợp cơ bản xuyên suôt liệu trình điều trị với các biện pháp điều trị bằng thuôc.
Biện pháp dùng thuốc hạ glucose máu
Theo khuyến cáo của WHO 2002 [27], IDF 2005 [28] nên điều trị
bằng thuôc khi chế độ ăn luyện tập và công tác giáo dục không giúp người
bệnh đạt được mục tiêu điều trị. Tùy thuộc vào nồng độ glucose máu, cân
nặng của BN, tình trạng các biến chứng cấp tính để lựa chọn phác đồ đơn
trị liệu hay phôi hợp.


×