Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

NGHIÊN cứu kết QUẢ điều TRỊ BỆNH TRỨNG cá THÔNG THƯỜNG BẰNG DUNG DỊCH LAHA ACNE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.29 KB, 50 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI NGUYấN

L THANH H

NGHIÊN CứU KếT QUả ĐIềU TRị BệNH
TRứNG Cá THÔNG THƯờNG BằNG DUNG
DịCH LAHA ACNE

CNG LUN VN CHUYấN KHOA II


THI NGUYấN - 2019
B GIO DC V O TO

B Y T

I HC Y DC THI NGUYấN

L THANH H

NGHIÊN CứU KếT QUả ĐIềU TRị BệNH
TRứNG Cá THÔNG THƯờNG BằNG DUNG
DịCH LAHA ACNE
Chuyờn ngnh : Da liu
Mó s

:



CNG LUN VN CHUYấN KHOA II

Ngi hng dn khoa hc:
PGS TS Nguyn Quý Thỏi


THÁI NGUYÊN - 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
ĐC
g
NC
n
N
MIC
TB
YHCT
YHHĐ
WHO

Tiếng Việt
nhóm đối chứng
Gam
nhóm nghiên cứu
Số lượng bệnh nhân
Tổng số bệnh nhân trong nhóm
Nồng độ ức chế tối thiểu của
kháng sinh đối với vi khuẩn
Trung bình

Y học cổ truyền
Y học hiện đại
Tổ chức Y tế thế giới

Tiếng Anh

Minimal Inhibitory Concentration

World Health Organization


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá (Acne) là một bệnh da thường gặp ở mọi lứa tuổi bất kể giới
tính màu da hay chủng tộc (12), nhưng gặp chủ yếu tuổi 15-20. Tại Việt nam
tới 90% người bị bệnh trứng cá 20-30 hoặc muộn hơn [6]. Bệnh trứng cá gây
nên do hiện tượng tăng tiết chất bã, dày sừng cổ nang lông tuyến bã, vai trò
của vi khuẩn, nấm...trogn đó vai trò quan trong là P. acne (ngày nay là C.acne)

kèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lông tuyến bã. Biểu hiện trên lâm sàng
với nhiều hình thái khác nhau tùy thuộc vào mức độ viêm, sự tăng tiết và ứ
đọng trong tổ chức tuyến bã. Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung
ương số lượt bệnh nhân trứng cá đến khám chiếm 13.6% tổng số bệnh nhân
da trong thời gian 3 năm từ 2007 đến 2009 [25].
Bệnh thường xuất hiện ở mặt, lưng, ngực, tiến triển từng đợt dai dẳng,
tuy không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh kéo dài, đặc biệt để lại
các di chứng : sẹo lõm, sẹo lồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ
làm cho người bệnh mất tự tin, mặc cảm, hoang mang lo lắng, ảnh hưởng
đến năng xuất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh (Nguyễn
Tất Thắng 2011, Chia C.Y et al 2005; Mallon E et al 1999)).
Chẩn đoán bệnh trứng cá trên lâm sàng không khó nhưng việc điều trị ổn
định lâu dài vẫn đang là vấn đề nan giải. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh
trứng cá khác nhau: thuốc tại chỗ (diferin, eryfluid....), thuốc toàn thân (kháng
sinh, isotretinoin...), vật lý trị liệu, các biện pháp laser và ánh sáng [35], lăn
kim RF, lột da bằng hóa chất…đạt kết quả khá tốt nhưng giá thành rất cao,
bệnh tiến triển kéo dài gây tốn kém, khó khăn về kinh tế, điều đó là lí do
khiến cho việc điều trị bệnh trứng cá giảm hiệu quả [3], [2], [12]. Việc sử
dụng mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc tràn ngập thi trường Việt Nam
qua những quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, hệ lụy là kháng thuốc, tăng
nặng mức độ bệnh, bùng phát trứng cá… gây khó khăn trong điều trị.


8

Việt nam, với nguồn dược liệu khá phong phú, các cây thuốc, vị thuốc, bài
thuốc điều trị các bệnh nội khoa nói chung và bệnh trứng cá nói riêng đã được lưu
giữ trong các y văn cổ còn chưa được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi.
Một số vị thuốc như Xuyên tâm liên, Kim ngân hoa , lô hội, Hoàng bá...
từ lâu đã được biết đến là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn diụ da (chữa mụn

nhọt, sẩn ngứa...) được người dân sử dụng hàng ngày[21]. Các nghiên cứu về
thuốc đông dược điều trị trứng cá đã có nhưng còn rất ít, tác dụng hiệp đồng
của thuốc hoàn toàn từ thảo dược trên một bệnh trứng cá chưa được nghiên
cứu kỹ lưỡng, hệ thống và hoàn chỉnh.
Tại Viện nghiên cứu Tuệ Tĩnh kết hợp viện Dược liệu Trung ương, gần
đây đã nghiên cứu hoa cây Kim ngân, thân cây Hoàng bá, thạch lô hội, cho ra
sản phẩm dung dịch Laha Acne đã được nghiên thành phần chính, cơ chế tác
dụng ức chế vị khuẩn, độc cấp, bán trường diễn và kích ứng da. Sản phẩm đã
đạt tiêu chuẩn cơ sở và được sử dụng trên người. Đây là sản phẩm đông được
được phối hợp 3 loại cây có ở Việt Nam, có tác dụng chống viêm, ức chế vi
khuẩn...Để đánh giá kết quả của Laha Acne trên bệnh trứng cá thông thường,
chúng tôi hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh trứng cá
thể thông thường bằng dung dịch Laha Acne”
Với 2 mục tiêu:
1.

Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá
điều trị tại Khoa Da liễu Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viên Y Dược học
Cổ truyền Việt nam tháng 5/2019 đến tháng 5/ 2020

2.

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân trứng cá thông thường thể nhẹ
và vừa bằng dung dịch Laha Acne.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cương bệnh trứng cá
1.1.1. Định nghĩa
Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và
viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.
Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn,
sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang... khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như
mặt, lưng, ngực [39].
Trứng cá không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên do tồn tại dai dẳng,
mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt làm giảm tính thẩm mỹ nên ảnh
hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [5].
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của ba yếu tố chính. Đó là
tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn
Propionibacterium acnes [5].


Tăng tiết chất bã: Sự bài tiết của chất bã chịu tác động của các hormone, đặc
biệt là hormone sinh dục nam trong đó Testosteron có hiệu lực chủ yếu ở
da và tuyến bã. Ở bệnh nhân trứng cá người ta thấy rằng SHBG giảm,
điều đó chứng tỏ lượng Testosteron tự do đi vào tuyến bã nhiều. Ở tuyến
bã Testosteron chuyển thành DihydroTestosteron (DHT) nhờ men 5αReductase. DHT kích thích tế bào tuyến bã hoạt động mạnh và phát triển
thể tích tuyến bã, kể cả các tuyến bã không hoạt động, dẫn tới sự bài tiết
chất bã tăng lên rất nhiều so với bình thường. Nồng độ Androgen tăng cao
hơn ở bệnh nhân trứng cá so với người không bị bệnh nhưng vẫn trong
giới hạn bình thường [42], [36], [10], [26].


10

Ngoài ra hoạt động của tuyến bã còn chịu sự tác động của một số

Hormon khác: Corticoid thượng thận làm tăng tiết chất bã. Estrogen đối
kháng trực tiếp với tác động của Testosteron, ức chế sinh dục sản Androgen
bằng con đường phản hồi âm tính giải phóng Gonadotrophin từ tuyến yên và
điều hòa gen ức chế sự phát triển tuyến bã và sản xuất lipid [36].
Người ta đã nghiên cứu tính chỉ số chất bã và xác định: Trung bình
người thường tiết ra 1,00mg chất bã/10cm2/3h, vùng bị trứng cá nặng
3,28mg/10cm2/3h, trứng cá vừa 3,00mg/10cm2/3h, trứng cá nhẹ 2,20mg/10cm2/3h
[16]. Bệnh nhân bị trứng cá sản xuất nhiều chất bã hơn người không bị trứng
cá mặc dù chất lượng chất bã thì tương tự nhau [42], [36].


Sừng hóa cổ nang lông: Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất
tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong
lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại thành nhân mụn trứng cá [6].



Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionnibecterium acnes: Bình thường
Propionnibecterium acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông
bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kị khí khiến vi khuẩn
này có thể phát triển và gây bệnh [6].
Bệnh trứng cá liên quan với nhiều yếu tố. Các yếu tố này có thể làm khởi
phát bệnh và cũng có thể làm bệnh nặng thêm:
- Tuổi: Bệnh trứng cá thường khởi phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên, 90% ở lứa
tuổi 13-19, sau đó bệnh thuyên giảm dần. Đôi khi bệnh khởi phát muộn hơn ở tuổi
20-30, thậm chí 50-59 [6].
- Giới: đa số các tác giả đều thấy nữ bị bệnh trứng cá nhiều hơn nam nhưng
các hình thái lâm sàng biểu hiện ở nam nặng hơn so với nữ giới [10], [5].
- Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goudlen
cứ 10 người bị bệnh trứng cá thì 5 người có tiền sử gia đình. Theo Phạm Văn

Hiển, nếu bố mẹ bị bệnh trứng cá thì 45% con trai của họ bị trứng cá ở tuổi đi
học [5]. Có 47,17 bệnh nhân TCTT có bố hoặc mẹ hoặc anh chị, em trong gia
đình bị trứng cá [43].


11

- Yếu tố nghề nghiệp: tiếp xúc dầu mỡ, tiếp xúc với ánh nắng nhiều…
làm tăng khả năng bị bệnh [6], [2].
- Yếu tố thời tiết: Khí hậu nóng ẩm, hay hanh khô cũng liên quan đến
bệnh trứng cá. Ở khí hậu nóng ẩm, chính yếu tố nhiệt độ làm tăng sản xuất
chất bã dẫn đến bệnh trứng cá. Cunliffe đã chứng minh chỉ số tiết bã tỷ lệ
thuận với nhiệt độ của da: Khi nhiệt độ của da tăng lên 1 0C thì sự bài tiết
chất bã tăng lên 10%. Trong điều kiện khí hậu hanh khô, lớp thượng bì
thường khô cứng, nứt nẻ, đây là yếu tố gây cản trở sự đào thải của chất
bã, đồng thời da bị tổn thương nứt nẻ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển [41].
- Yếu tố chủng tộc: người da vàng và da trắng bị bệnh trứng cá nhiều
hơn người da đen [36].
- Yếu tố thức ăn: thức ăn ngọt (socola, đường, bơ...), đồ uống có tính
chất kích thích (rượu, bia, cafe...) có liên quan đến bệnh [2].
- Yếu tố nội tiết: Một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh
buồng trứng đa nang…làm tăng khả năng mắc trứng cá [37].
- Yếu tố thần kinh: Những căng thẳng thần kinh, lo lắng trong cuộc sống
cũng có thể gây bệnh hoặc làm nặng bệnh. Ngoài ra thì chính bệnh trứng cá mà
bệnh nhân mắc cũng tạo nên yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu [42], [24], [23], [36].
- Yếu tố thuốc: Một số loại thuốc làm tăng khả năng mắc trứng cá, trong
đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc nhóm halogen, androgen
(testosteron), lithium...[41].
- Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng

phương pháp…[6].
1.1.3. Triệu chứng
1.1.3.1.Trứng cá thể thông thường
Trứng cá thông thường (TCTT) là thể bệnh trứng cá hay gặp nhất,
thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Tiến triển của bệnh thường giảm


12

thậm chí khỏi hẳn sau tuổi 25- 30. Nhưng trên thực tế, dưới tác động của các
yếu tố như: thuốc bôi, thuốc uống, thức ăn, yếu tố cơ học, những vấn đề về
tâm lý đã làm bệnh tiến triển dai dẳng kéo dài và chuyển sang các thể nặng
khác. Tổn thương lâm sàng của bệnh rất đa dạng như nhân trứng cá, sẩn đỏ,
mụn mủ, cục, nang, có thể là áp xe nông, sâu…Dựa trên lâm sàng người ta
chia tổn thương cơ bản của trứng cá thông thường ra làm 2 loại:
Các thương tổn không viêm:
- Vi nhân trứng cá: là các nhân trứng cá rất nhỏ, bắt đầu mới hình thành,
rất khó phát hiện trên lâm sàng, chủ yếu là nhờ sinh thiết [36].
- Nhân kín hay nhân đầu trắng: do chất bã và lá sừng tích tụ, kích thước
nhỏ có màu trắng hay hồng nhạt, hơi gồ cao và không có lỗ mở trên mặt da.
Tổn thương này có thể tự thoát ra tự nhiên, ít gây tổn thương trầm trọng hoặc
chuyển thành nhân đầu đen [31], [36], [6], [7].
- Nhân mở hay nhân đầu đen: tổn thương do kén bã (chất lipit) kết hợp
với những lá sừng của thành nang lông bám chặt vào nang lông làm gồ cao
trên mặt da và làm nang lông giãn rộng. Đầu nhân trứng cá có màu đen là
do hiện tượng oxy hóa chất keratin. Loại nhân trứng cá này có thể thoát ra
tự nhiên, ít gây tổn thương trầm trọng, tuy nhiên có thể bị viêm và thành
mụn mủ trong vài tuần. Trích nặn sẽ lấy được nhân có dạng sợi miến màu
trắng ngà [31], [36], [6], [33].
Các thương tổn viêm:

- Tùy vào tình trạng viêm nhiễm mà trên lâm sàng biểu hiện nhiều hình
thái tổn thương khác nhau. Đặc điểm chung của loại tổn thương này là viêm
nhiễm ở trung bì với các biểu hiện lâm sàng là sẩn viêm, mụn mủ, cục, nang...
Tổn thương viêm nông:
- Sẩn viêm đỏ (papules): Các nang lông bị giãn rộng và vít chặt lại, vùng kế
cận tuyến bã xuất hiện phản ứng viêm nhẹ. Bệnh xuất hiện những đợt sẩn đỏ hình
nón, gồ lên mặt da, sờ thấy được, mềm hơi đau, kích thước < 5mm đường kính.


13

- Mụn mủ (pustules): Sau khi tạo sẩn, một sẩn có mụn mủ ở trên tạo
thành trứng cá sẩn mụn mủ, mụn mủ sẽ khô đét lại hoặc vỡ ra, đồng thời sẩn
cũng xẹp xuống và biến mất. Đó là trứng cá mụn mủ nông.
Tổn thương viêm sâu:
- Cục (Nodules) : Hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới
trung bì sâu tạo thành các cục khu trú dưới trung bì có đường kính > 5mm và
< 1cm, gây đau, sưng, đỏ, hơi tím, có mủ.
- Nang (Cysts): Tập hợp 2-3 cục, quá trình viêm hóa mủ hình thành khối
chứa chất sền sệt màu vàng lẫn máu, kích thước > 1cm.
- Dát và sẹo: Quá trình tiến triển bệnh các tổn thương thuyên giảm để lại các
dát đỏ, dát thâm, tổn thương có viêm nhiều, sâu và hóa mủ có thể để lại sẹo. Sẹo
có thể là sẹo teo tạo vết lõm sâu, cũng có thể là sẹo lồi hoặc sẹo quá phát.
Ngoài các tổn thương trên, ở những bệnh nhân trứng cá thông thường
người ta còn thấy tình trạng da dầu với các biểu hiện da mặt nhờn, bóng mỡ,
các lỗ chân lông giãn rộng, rụng tóc da đầu [34], [40], [30].
1.1.3.2.Các thể lâm sàng trứng cá nặng
- Trứng cá dạng cục, dạng kén.
- Trứng cá bọc.
- Trứng cá tối cấp (còn gọi là trứng cá bọc cấp tính,trứng cá có sốt và loét).

1.1.3.3.Các thể lâm sàng khác
- Trứng cá trẻ sơ sinh.
- Trứng cá do thuốc.
- Trứng cá muộn ở phụ nữ.
- Trứng cá do hóa chất [6].
1.1.4. Chẩn đoán và điều trị
1.1.4.1.Chẩn đoán
Có nhiều phương pháp khác nhau phân mức độ trầm trọng của trứng cá
thông thường đã được đưa ra: khám lâm sàng và đếm tổn thương hoặc sử dụng


14

công nghệ phức tạp như quang học huỳnh quang, quang học phân cực ánh sáng,
kính hiển vi quang học video và định lượng mức độ sản xuất tuyến bã.
Những phương pháp phổ biến nhất hiện đang được sử dụng là:


Hệ thống cho điểm phân độ toàn cầu (GAGS): được đưa ra bởi Doshi
và các cộng sự vào 1997 [36]: Nó là một trong những hệ thống được sử dụng
phổ biến nhất trong thực hành lâm sàng. Phương pháp xem xét 6 khu vực (5
khu trên mặt, một ở phần trên của lưng/ngực). Mỗi khu vực này gắn với một
thừa số nhân từ 1 đến 3: 1 điểm cho mũi, cằm; 2 điểm cho vùng trán, má trái,
má phải; 3 điểm cho vùng ngực và lưng trên.
Tổn thương trầm trọng nhất ở mỗi vùng sẽ được phân mức theo thang
điểm này: 1 nếu nhiều hơn 1 mụn trứng cá, 2 nếu nhiều hơn 1 sẩn, 3 nếu
nhiều hơn 1 mủ, 4 nếu nhiều hơn 1 cục. Nếu vùng nào không có mụn thì số
điểm là 0. Điểm này sẽ được nhân với thừa số nhân của vùng đó. Tổng điểm
của cả 6 vùng sẽ cho ta điểm GS. Mụn được xếp loại tổng hợp trong bảng.
Bảng 1.1. Phân mức độ nặng bệnh trứng cá của GAGS

Nhẹ
Trung bình

19 ≤ GS ≤ 30

Nặng

31≤ GS ≤38

Rất nặng


1≤GS≤18

GS ≥ 38

Phân loại theo Karen McCoy 2008 [31]
- Mức độ nhẹ: <20 tổn thương không viêm, hoặc < 15 tổn thương viêm,
hoặc tổng số lượng tổn thương <30.
- Mức độ vừa: 20-100 tổn thương không viêm, hoặc 15-50 tổn thương viêm,
hoặc 30-125 tổng số lượng tổn thương hoặc <5 tổn thương mụn mủ, cục.
- Mức độ nặng: > 100 tổn thương không viêm, hoặc >50 tổn thương
viêm, hoặc >125 tổng số lượng tổn thương, >5 nốt mụn mủ/cục hoặc


15

1.1.4.2. Điều trị
Hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, chủ yếu là sử dụng các loại
kháng sinh và retinoid dùng tại chỗ và dùng toàn thân, đồng thời phát triển

các kỹ thuật mới, các định hướng phối hợp trị liệu làm rút ngắn chu trình điều
trị và giúp cải thiện về mặt thẩm mỹ, hạn chế các tác dụng phụ và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Để điều trị trứng cá cần phải đồng thời tấn công vào các mục tiêu:
- Chống tiết nhiều chất bã.
- Chống dày sừng cổ tuyến bã.
- Chống nhiễm khuẩn [6].
Điều trị tại chỗ thường được khuyến cáo cho các trường hợp từ nhẹ đến
trung bình. Có thể sử dụng các thuốc như Retinoid hoặc Benzoyl peroxide;
các thuốc tróc lột da và chống da nhờn cũng là một phương pháp hữu hiệu
làm cho các nhân trứng cá thoát đi được và đỡ bệnh. Thành phần thường có
lưu huỳnh (sulfur), Salicylic acid, resorcinol và benzoyl peroxid loại 10% (biệt
dược kem Fostex). Các kháng sinh có tác dụng diệt P.acnes và chống viêm trực
tiếp thông qua sự hóa ứng động của bạch cầu trung tính. Một số thuốc có tác
dụng ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn như Acid azelaic [6], [7].
Điều trị toàn thân được chỉ định cho bệnh nhân bị trứng cá từ trung
bình đến nặng hoặc điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả và trong những
trường hợp trứng cá có thể để lại sẹo [33]. Các phương pháp được lựa
chọn được chỉ định dựa vào tình trạng của bệnh mà không phụ thuộc vào
tuổi tác người bệnh [34].
Kháng sinh được lựa chọn chủ yếulà nhóm có tác dụng làm giảm số
lượng vi sinh vật P. acnes (Doxycylin: 100mg/ngày x 30 ngày sau đó
50mg/ngày x 2-3 tháng hoặc Tetracylin: 1,5g x 8 ngày hoặc 0,25g/ngày (hoặc
cho đến khi khỏi)) [40]. Trường hợp không có chỉ định của nhóm cycline, có
thể dùng kháng sinh nhóm macrolide thay thế.


16

Sử dụng Isotretinoin (sinh tổng hợp của retinoid (13-cis retinoic acid)

[30] có tác dụng ức chế bã nhờn, giảm kích cỡ tuyến dẫn đến giảm mức sản
xuất bã nhờn, ức chế sự tăng vi khuẩn P. acnes trong nang lông và các nhân tố
gây viêm) có hiệu quả cao trong điều trị trứng cá nhưng thường gây nhiều tác
dụng không mong muốn và tốn kém [30], do đó, thuốc thường được chỉ định
dùng cho các trường hợp trứng cá nặng, dai dẳng (trứng cá viêm tấy, nang
bọc, ngóc ngách). Liều lượng hằng ngày được tính toán dựa trên cân nặng của
bệnh nhân trong phạm vi 0,5 - 1mg/kg/ngày, nhưng tổng liều lượng bệnh nhân
uống trong suốt quá trình điều trị có thể là yếu tố quyết định đến kết quả lâu
dài. Để phòng ngừa tái phát tổng liều được khuyến cáo là vào khoảng giữa
100 và 150mg/kg.Với những bệnh nhân bị suy thận thì ban đầu nên sử dụng
liều thấp hơn, khoảng 10mg/ngày. Uống chung với steroid khi mới bắt đầu
điều trị có thể có hiệu quả với tình trạng mụn nặng và ngăn ngừa tình trạng
mụn nặng lên. Ở các bệnh nhân nữ cần phải sử dụng biện pháp tránh thai bởi
tác dụng gây quái thai của isotretinoin [41]. Liệu pháp hormone chỉ được
khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân nữ bị trứng cá.
Các nhóm thuốc khác như: Vitamin B2, biotin, bepanthen, kẽm cũng có
tác dụng tốt trong điều trị trứng cá thông thường [6].
Điều trị khác:
Điều trị ngoại khoa: Lấy bỏ nhân, chích rạch các ổ nhỏ hay mới đây là
nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Em về hiệu quả doxycycline kết hợp giải
phóng mụn mủ bằng đốt điện cao tần đối với trứng cá thông thường thể nặng
và vừa [9].
Điều trị bằng ánh sáng, laser
Ánh sáng hữu hình quang phổ hẹp: Ánh sáng xanh bước sóng 400450nm, ánh sáng đỏ: bước sóng 632-660nm làm giảm P.acnes [36].
Ánh sáng hữu hình quang phổ rộng: IPL bước sóng 515-1200nm, quang
đông trị liệu [2]


17


Laser: Laser KPT (potassium-tianyl-phosphate): có bước sóng 532nm,
PDL (pulse dye laser): laser màu xung có bước sóng 585nm hoặc 595nm,
Laser Diode có bước sóng 1450nm [36] .
1.2. Tổng quan về dung dịch Laha Acne
Dung dịch Laha Acne là sản phẩm được bào chế từ 5 loại cây gồm Kim
ngân, Lô hội, sài đất, hạ khô thảo và ba bet.
1.2.1. Vài nét về cây thuốc nghiên cứu
1.2.1.1. Kim ngân
- Danh pháp quốc tế và tên khoa học: Kim ngân dùng làm thuốc lần đầu
tiên được ghi trong sách Danh y biệt lục. Thuốc có nhiều tên gọi như Ngân
hoa, kim ngân hoa, nhẫn đông, song hoa [4], [18]. Nhị hoa là hoa của cây
Kim ngân (nhẫn đông - Lonicera japonica Thumb) thuộc họ cây cơm cháy
(Caprifoliaceae). Ngoài ra còn có các tên gọi khác như nhẫn đông đằng, uyên
ương đằng, lộ y đằng, lão ông tu, tả triền đằng, thông linh thảo [24]. Cây Kim
ngân mọc hoang tại nhiều vùng núi ở miền bắc nước ta [4], [18], [19].
Cây Kim ngân cho hai vị thuốc [19]:
+ Hoa Kim ngân hay Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) là hoa phơi hay
sấy khô của cây Kim ngân.
+ Cành và lá Kim ngân (Caulis cum folium Lonicerae)là cành và lá
phơi hay sấy khô của cây kim ngân.
- Thành phần hóa học: Hiện nay hoạt chất của Kim ngân chưa được xác
định chính xác[4]. Theo Tăng Quảng Phương, trong hoa Kim ngân có
inozit (hay inozitol) chừng 1%. Theo Thang Đằng Hán, hoạt chất của Kim
ngân là một chất có trạng thái dầu, không bay hơi, có thể tan trong nước và
trong các dung môi hữu cơ [4]. Năm 1961, một số nhà nghiên cứu Nhật Bản
cho biết trong Kim ngân có một glucozit gọi là lonixerin có cấu tạo luteolin 7 - rhamnoza. Nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi thấy trong Kim ngân có nhiều
saponozit [19]. Trần Văn Kỳ nghiên cứu thấy ngoài các thành phần trên, trong
Kim ngân còn có tannin [18].



18

- Tác dụng dược lý: 1) Tác dụng kháng sinh: Kim ngân có tác dụng ức
chế rất mạnh đối với tụ cầu khuẩn và vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga,
nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác [4]. 2) Tác dụng tăng
đường huyết. 3) Tác dụng ngăn chặn Shock phản vệ [19]. 4) Tác dụng chống
viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của
bạch cầu [4] . 5) Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6
của cà phê. 6) Làm hạ cholesterol máu. 7) Tăng bài tiết dịch vị và dịch mật. 8)
Tác dụng lợi tiểu. 9) Tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng [4]. 10) Tác dụng điều
trị dị ứng. 11) Tác dụng điều trị thấp khớp [18], [19].
- Độc tính: Nghiên cứu của Đỗ Tất lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí
Hiếu (2009) cho thấy chuột nhắt trắng uống liên tục 7 ngày với liều gấp 150
lần liều điều trị cho người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận
không thay đổi gì đặc biệt [19].
- Liều dùng: Uống dùng liều 12 - 40gam.
Dùng tươi hoặc đắp ngoài lượng nhiều hơn và tùy tình hình bệnh lý.
1.2.1.2. Lô hội
- Danh pháp quốc tế và tên khoa học: Aloe Vera L, var. Chinensis
(Haw.) Berger. Thuộc họ Hành tỏi Liliaceae [20].
Còn được gọi là lưu hội, nha đam, nha đảm.
- Thành phần hóa học:
+ Tinh dầu màu vàng.
+ Nhựa 12-13% .
+ Hoạt chất chủ yếu là Aloin, vị đắng có tác dụng tẩy.
+ Ngoài Aloin còn có isoaloin, B-aloin, aloe-emodin, aloinoside A, B.
- Tác dụng dược lý :
+ Liều nhỏ 0,05- 0,1g lô hội là một vị thuốc kích thích tiêu hóa vì nó
kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột.
+ Tác dụng tẩy xổ : Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại

trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết.


19

+ Gel lô hội có tác dụng kháng sinh, làm săn da, làm đông kết dịch rỉ.
- Độc tính : Thạch lô hội hầu như không có độc. Nhưng nếu sử dụng vỏ
lá lô hội thì có độc tính, uống liều cao > 8g/ngày có thể bị ngộ độc biểu hiện
như ỉa lỏng, mạch chậm, giảm nhiệt độ…[21].
- Liều dùng : Thach 10-15g .
Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, người mắc bệnh trĩ.
1.2.1.3. Hoàng bá.
-

Danh pháp quốc tế và tên khoa học
Tên khoa học: (Oroxylon indicum Vent.), họ Chùm ớt (Bignoniaceae).
Bộ phạn dùng: Vị thuốc là vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây cho hai
vị thuốc:
-Vỏ thân (Cortec Oroxyli) là vỏ thân phơi hay sấy khô của cây.

- Hạt (Semen Oroxyli) là hạt phơi khô hay sấy khô của cây.
- Vị đắng, tính mát
- Thành phần hóa học: flavinoid, alcaloid.
- Tác dụng dược lý
+ Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Tăng cường miễn dịch.
Kháng khuẩn.
Nghiên cứu của Đỗ Tất lợi cho thấy độc tính của vỏ núc nác rất thấp:
LD50 của vỏ thân cây đối với chuột nhắt trắng là 23ml dịch chiết vỏ núc nác
100% trên 1kg thể trọng.
- Liều dùng

Ngày 8 – 16g, dạng thuốc sắc, hoàn tán. 1,5-3g hạt, 8-16g vỏ thân, dạng
thuốc sắc. Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. Dùng ngoài nấu nước rửa
hoặc dùng cao bôi.
Ở nước ta Viện Dược liệu trung ương đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ
hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm
viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên


20

1.2.2. Thành phần của bài thuốc dung dịch Laha Acne
Laha Acne được bào chế theo đúng tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV và
tiêu chuẩn cơ sở (Loại bỏ tạp chất, làm sạch, thực hiện quy trình chiết ngấm
kiệt, dung môi Ethanol 70 o để trong 2 giờ cho dược liệu trương nở hoàn
toàn. Cho dược liệu vào bình ngấm kiệt, đổ dung môi vào bình ngâm lạnh
trong thời gian 10 ngày. Rút dịch chiết, loại bỏ tạp chất bảo quản trong lọ
kín ở ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ 2 – 8 độ C).
- Liều lượng dược liệu cho mỗi lọ dung dịch Laha Acne: 30 ml gồm:
Kim ngân hoa 5 g
Lô hội 3 g
Hoàng bá: 5g
Tá dược vừa đủ
- Dạng bào chế: Thuốc được sử dụng dưới dạng dung dịch chiết đóng
chai tại Khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn Viện dược liệu Trung ương.
- Sản phẩm chỉ dùng ngoài da và bảo quản dưới 300C và tránh ánh sáng.
- Cách dùng: bôi một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị.
- Thời gian điều trị 60 ngày liên tiếp
- Nguồn thuốc được cung cấp tại khoa Khoa Hóa phân tích – Tiêu chuẩn
Viện dược liệu Trung ương theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam IV.
1.2.3. Cơ chế tác dụng và cách sử dụng dung dịch Laha Acne

1.2.3.1. Cơ chế tác dụng
- Chống viêm
- Ức chế vi khuẩn
- Nhanh liền tổn thương
1.2.3.2. Cách sử dụng
Bôi tổn thương trứng cá 2-3 lần/ngày
1.2.3. Dạng bào chế
Dung dịch, đóng lọ 30ml


21

1.4. Tình hình nghiên cứu về trứng cá thông thường tại Việt Nam
Nguyễn Hữu Sáu-2011, khi nghiên cứu tình hình, đặc điểm bệnh trứng
cá tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tiến hành từ tháng 1/2007 đến tháng
12/2009 trên 64076 bệnh nhân đến khám nhận thấy, trứng cá thông thường
chiếm tới 13.6% tổng số bệnh nhân mắc bệnh da, bệnh thường gặp ở nữ nhiều
hơn nam (63% và 37%), trứng cá chủ yếu gặp ở lứa tuổi 16 đến 26 chiếm
74.4%, trong đó 66% là học sinh và sinh viên, thể hay gặp nhất là trứng cá
thông thường (57.9%) và trứng cá bọc (38.6%) [24] .
Võ Nguyễn Thúy Anh, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Văn Minh-2009,
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở
phụ nữ trưởng thành cho kết quả: 187 trường hợp bệnh nhân nữ bị mụn trứng
cá ở tuổi trưởng thành được khảo sát. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là
33,08 tuổi (thay đổi từ 25 đến 55). Đa số bệnh nhân bị mụn trứng cá từ độ tuổi
thiếu niên (65,2%), tuy nhiên, mụn trứng cá khởi phát muộn được thấy trong
34,8% trường hợp. Dạng lâm sàng trứng cá sẩn-mụn mủ và trứng cá nhân có tỷ
lệ lần lượt là 56,2% và 30,5%. Vị trí sang thương chiếm ưu thế ở vùng má và
cằm (tỷ lệ lần lượt là 91,9% và 79,1%). 90,8% trường hợp có độ nặng bệnh từ
nhẹ đến trung bình. 29,4% bệnh nhân có tiền căn người trong gia đình (liên quan

mức độ 1) bị mụn trứng cá. Những bệnh nhân mụn kéo dài có tỷ lệ người trong
gia đình bị mụn cao hơn nhóm mụn khởi phát muộn. Các bệnh nhân mụn kéo
dài có tuổi bắt đầu có kinh sớm hơn nhóm mụn khởi phát muộn [1].
Huỳnh Văn Bá-2010 khi đánh giá hiệu quả điều trị của isotretinoin ở
bệnh nhân trứng cá có sử dụng corticoid bôi, nghiên cứu so sánh hiệu quả
điều trị trứng cá bằng isotretinoin uống với liều 0.3 - 0.4mg/kg/ngày và
doxycyclin liều 100mg × 2 lần/ngày, trong 10 tuần. Kết quả cho thấy:
isotretinoin có hiệu quả hơn doxycyclin trong điều trị bệnh nhân trứng cá có
sử dụng corticoid bôi. Đặc biệt hiệu quả trên một số biểu hiện kèm theo do
hậu quả của corticoid: 41.7% trường hợp phát ban dạng trứng cá; 94.4%


22

trường hợp trứng cá đỏ; 89.5% trường hợp viêm da quanh miệng giảm trên
20% các tổn thương viêm nhiễm sau 4 tuần điều trị; 83.3% trường hợp có
demodex dương tính đáp ứng tốt với điều trị [3].
Võ Quang Đỉnh (2002): Kết quả điều trị và sự đề kháng của vi khuẩn
trong điều trị tại chỗ mụn trứng cá bằng gel erythromycin 2% [8]. Phạm Văn
Hiển-2002 “Nhận thức về trứng cá thông thường”, Hội thảo khoa học chuyên
đề trứng cá tại thành phố Hồ Chí Minh [13]. Trần Hậu Khang-2011 “Phác đồ
điều trị bệnh trứng cá”, tạp chí Da liễu học Việt Nam số 4, 6/2011 [15]
Nghiên cứu ứng dụng y học cổ truyền điều trị bệnh trứng cá thông
thường chưa nhiều nhưng cũng đã có một số tác giả như Trần Thái Hà- 2001
đánh giá tác dụng điều trị bệnh trứng cá thông thường của Kem con ong, cho
kết quả tốt 6,67%, khá 53,5; riêng với tổn thương nhân cho kết quả tốt
11,54% [11]. Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Minh Long (2010) khi nghiên
cứu hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng bôi kem lô hội AL - 04
cho 35 bệnh nhân thể từ nhẹ đến trung bình cho kết quả: sau 8 tuần điều trị
bằng uống Doxyciclin và bôi kem lô hội AL - 04, cho kết quả tốt là 17.15%;

khá là 34.28%; vừa là 40% và kém là 8.57% [27].
Nguyễn Thị Hiền-2013 khi đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc “Tỳ
bà thanh phế ẩm” đối với bệnh trứng cá thể thông thường cho thấy: Bài thuốc
có tác dụng điều trị trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng sau 60 ngày
đạt hiệu quả tốt là 3.3%; khá là 60% và trung bình là 30%. Nghiên cứu cũng
ghi nhận 6.7% trường hợp bệnh nhân có kết quả kém (p <0.05). Thuốc có ưu
điểm hơn nhóm chứng có sử dụng Acnotin là không xuất hiện các tác dụng
không mong muốn trên bệnh nhân nghiên cứu, 100% bệnh nhân yên tâm với
phương pháp điều trị, không có trường hợp nào xuất hiện dị ứng, thuốc không
có độc tính với gan, thận [24].
Trên thực tế lâm sàng y học cổ truyền còn có nhiều bài thuốc hay, nhiều
phương pháp điều trị có hiệu quả bệnh trứng cá thông thường nhưng chưa


23

được nghiên cứu, thống kê đầy đủ. Bởi vậy, các nghiên cứu ứng dụng YHCT
điều trị, điều trị hỗ trợ bệnh trứng cá cần được quan tâm, thực hiện nhiều hơn.
Một số nghiên cứu đánh giá tác dụng đơn độc hoặc phối hợp với các
phương pháp khác điều trị bệnh trứng cá của kim ngân hoa [22], sài đất, lô hôị
[27], ba bét lùn [14] và đã thu được một số kết quả như:
- Xác định được nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao Kim ngân hoa với
một số chủng vi khuẩn như S. aureus (tụ cầu vàng), S. faecalis (liên cầu), S.
Pneumonia (phế cầu) [22] .
- Đánh giá được sau 8 tuần điều trị bằng uống Doxycyclin và bôi kem lô
hội AL - 04, cho kết quả tốt là 17.15%; khá là 34.28%; vừa là 40% và kém là
8.57% [27].
- Ba bét lùn dịch chiết nước 20%, 40% và dịch chiết cồn 10% có tác
dụng làm giảm tình trạng viêm kiểu trứng cá trên tai chuột cống trắng gây ra
bởi vi khuẩn p.acnes, dịch chiết Ba bét lùn dạng cặn tổng và ethylacetat đều

cho kết quả nang lông, tuyến bã trở về bình thường sau 2 tuần, kết quả này
tương đương với Locacid 0,05% và Oxy-5 [14].


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tương nghiêncứu
Bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh trững cá thông thường điều trị tại
Học viện Y học truyền Trung ương.
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân ≥15 tuổi.
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh trứng cá thông thường mức
độ vừa và trung bình theo phân độ bệnh theo Karen Macoy (2008).
- Bệnh nhân đã dừng sử dụng các thuốc điều trị trứng cá thông thường,
mỹ phẩm trong thời gian ít nhất 10 ngày trước khi tham gia vào nghiên cứu.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Bệnh nhân < 15 tuổi.
- Bệnh nhân được chẩn đoán là trứng cá thuộc các thể không phải là
trứng cá thông thường như trứng cá mạch lươn, trứng cá do thuốc, trứng cá kê
hoại tử...
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Bệnh nhân dị ứng với Kim ngân hoa, Lô hội, Hoàng bá.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Chất liệu nghiên cứu
2.2.1. Dung dịch Laha-acne
- Thành phần gồm 3 thành phần: Kim ngân hoa 5 g, Lô hội 3 g, hoàng bá

5g), lọ 30ml
- Sản phẩm chỉ dùng ngoài da và bảo quản dưới 300C và tránh ánh sáng.


25

- Cách dùng: bôi một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị.
- Nơi sản xuất Viện nghiên cứu Tuệ Tĩnh, nhà cung cấp khoa Khoa Hóa
phân tích – Tiêu chuẩn Viện dược liệu Trung ương theo tiêu chuẩn dược điển
Việt Nam IV.
2.2.2. Eryfluid
- Thành phần: Erythromycin 4% (4g/100ml) Ethanol 96%, macrogol
400, propylene glycol
- Dạng bào chế: dung dịch bôi ngoài da
- Trọng lượng: 30g
- Sản xuất bởi: Pierre Fabre Vietnam
- Tác dụng: Điều trị các dạng mụn trứng cá thông thường và các dạng
mụn trứng cá khác như mụn trứng cá do dùng thuốc như corticoid,
barbiturate…, mụn trứng cá do bệnh nghề nghiệp như tiếp xúc với tác nhân
gây nổi mụn trứng cá như dầu, hydrocarbure halogen…
- Cách dùng: Thoa thuốc hàng ngày, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sản phẩm chỉ dùng ngoài da và bảo quản dưới 250C và tránh ánh sáng.
2.2.3. Doxycyclin 100mg
Kháng sinh phổ rộng
Do khoa Dược Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt nam cấp
2.2.4. Vitacap
Thành phần các vitamin và yếu tố vi lượng. DoMega sản xuất và cung cấp
2.2.5. Gammaphil
Gammaphil do gamma chemicals PTE Việt Nam sản xuất và cung cấp

Đống lọ 120ml, 150ml và 500ml
2.2.6. Máy mọc sử dụng trong nghiên cứu
- Máy xét nghiệm sinh hóa Hitachi.
- Máy xét nghiệm huyết học H18Light


×