Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG và kết QUẢ điều TRỊ BỆNH VIÊM TUYẾN GIÁP bán cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.48 KB, 83 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH NGC HOA

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM
SàNG
Và KếT QUả ĐIềU TRị BệNH VIÊM TUYếN
GIáP BáN CấP

Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s : 60720140
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. NGUYN KHOA DIU VN
2. TS. Lấ QUANG TON


HÀ NỘI –2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Bộ môn Nội Tổng hợp – Trường
Đại học Y Hà Nội, người cô kính mến đã tận tình hướng dẫn, hết lòng tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập đến khi hoàn thành luận văn.


TS. Lê Quang Toàn – Trưởng Khoa Đái tháo đường – Bệnh viện Nội
tiết trung ương, người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học và Bộ môn Nội tổng hợp
Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo Khoa Nội tiết, anh chị bác sỹ, điều
dưỡng Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng khoa học đã
đóng góp những ý kiến vô cùng quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Ban giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương và anh chị bác sỹ, điều
dưỡng của Bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, quan tâm và giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Hoa


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Nguyễn Thị Ngọc Hoa, học viên Cao học chuyên ngành Nội
khoa, Khóa 26, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Nguyễn Khoa Diệu Vân và TS. Lê Quang Toàn.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận, chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Hoa


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Anti – TG:

Kháng thể khángThyroglobuline

Anti – TPO:

Kháng thể kháng Thyroid peroxidase

FT3:

Free Tri- iodothyronine

FT4:

Free Thyronin

I131:

Đồng vị phóng xạ I131


n:

Số lượng bệnh nhân

NĐG:

Nhiễm độc giáp

T3:

Tri-iodothyronine

T4:

Tetraiodothyronin

TG:

Thyroglobuline

TG-Ab:

Kháng thể khángThyroglobuline

TPO:

Men Thyroid peroxidase

TPO-Ab:


Kháng thể kháng Thyroid peroxidase

TSH:

Throid - Stimulating

TRAb:

Kháng thể kháng thụ thể TSH

VTG:

Viêm tuyến giáp


MỤC LỤC
ĐẶTVẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Tổng quan về tuyến giáp.........................................................................3
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp.........................................................................3
1.1.2. Sinh lý tuyến giáp.............................................................................4
1.2. Đại cương về viêm tuyến giáp..............................................................10
1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................10
1.2.2. Phân loại viêm tuyến giáp...............................................................10
1.3. Viêm tuyến giáp bán cấp.......................................................................11
1.3.1. Định nghĩa và dịch tễ học................................................................11
1.3.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh..................................................................11
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng......................................................................12
1.3.4. Cận lâm sàng...................................................................................13
1.3.5. Chẩn đoán.......................................................................................17

1.3.6. Tiến triển.........................................................................................19
Viêm tuyến giáp bán cấp diễn tiến như sau..............................................19
1.3.7. Điều trị............................................................................................19
1.3.8. Tiên lượng.......................................................................................20
1.4. Tình hình nghiên cứu viêm tuyến giáp bán cấp....................................20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........23
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................23
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................23
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.............................................................23
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.........................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................24
2.3.2. Chọn mẫu........................................................................................24
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................24


2.3.4. Tiến hành nghiên cứu......................................................................25
2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá..................................................................29
2.4. Phân tích và Xử lý số liệu.....................................................................31
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu y học...........................................................31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................33
3.1. Đặc điểm chung.....................................................................................33
3.1.1. Đặc điểm về tuổi.............................................................................33
3.2. Đặc điểm bệnh sử và lâm sàng..............................................................34
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng ban đầu............................................................38
3.4. Điều trị viêm giáp bán cấp....................................................................41
3.5. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng sau điều trị...................................42
3.5.1. Đặc điểm lâm sàng sau điều trị.......................................................43
3.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng sau điều trị.................................................45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................53

4.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................53
4.2. Đặc điểm bệnh trước khi đến viện........................................................53
4.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm tuyến giáp khi vào
viện......................................................................................................55
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng..........................................................................55
4.3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh viêm tuyến giáp khi vào viện....56
4.4. Điều trị viêm giáp bán cấp....................................................................59
4.4.1. Thuốc corticoid...............................................................................59
4.4.2. Thuốc phối hợp khác.......................................................................60
4.5 Nhận xét kết quả sau một đợt điều trị viêm giáp bán cấp.....................60
4.5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sau điều trị................................60
4.5.2. Mối liên quan giữa đau và tuyến giáp và nhiễm độc giáp sau điều trị
với một số yếu tố.............................................................................63
KẾT LUẬN....................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân độ bướu tuyến giáp theo tổ chức y tế thế giới năm 1994.......29
Bảng 3.1: Chẩn đoán và điều trị trước đến viện..............................................34
Bảng 3.2: Đặc điểm bệnh sử...........................................................................35
Bảng 3.3: Đặc điểm lâm sàng lúc đến khám ban đầu.....................................36
Bảng 3.4: Đặc điểm tuyến giáp khi thăm khám ban đầu.................................37
Bảng 3.5: Nồng độ FT4 và TSH huyết tương ban đầu....................................38
Bảng 3.6: Nồng độ kháng thể tuyến giáp huyết tương ban đầu......................38
Bảng 3.7: CRP huyết tương và tốc độ máu lắng ban đầu................................39
Bảng 3.8: Kết quả đo độ tập trung I131 tuyến giáp ban đầu.............................40
Bảng 3.9: Kết quả tế bào học tuyến giáp ban đầu...........................................41
Bảng 3.10. Liều và thời gian sử dụng medrol.................................................41

Bảng 3.11: Các thuốc đã sử dụng điều trị kèm theo........................................42
Bảng 3.12: Phân độ bướu cổ trước và sau điều trị..........................................43
Bảng 3.13: So sánh độ bướu cổ trước và sau điều trị......................................44
Bảng 3.14: So sánh mật độ tuyến giáp trước và sau điều trị...........................44
Bảng 3.15. Triệu chứng tác dụng phụ của thuốc điều trị................................45
Bảng 3.16. So sánh nồng độ FT4, TSH huyết tương trước và sau điều trị.....45
Bảng 3.17: So sánh phân bố nồng độ FT4 huyết tương trước và sau điều trị.....46


Bảng 3.18: So sánh phân bố nồng độ TSH huyết tương trước và sau điều trị....46
Bảng 3.19: So sánh chức năng tuyến giáp trước và sau điều trị.....................47
Bảng 3.20: So sánh nồng độ máu lắng và CRP trước và sau 6 tuần điều trị..........47
Bảng 3.21: So sánh hình ảnh tuyến giáp trên siêu âm trước và sau điều trị.........48
Bảng 3.22: So sánh thể tích tuyến giáp trước và sau điều trị..........................48
Bảng 3.23: Liên quan giữa triệu chứng đau tuyến giáp và một số đặc điểm sau
điều trị.........................................................................................50
Bảng 3.24: Liên quan giữa liều medrol và đau tuyến giáp sau điều trị...........51
Bảng 3.25: Liên quan giữa liều medrol và nhiễm độc giáp sau điều trị..........51
Bảng 3.26: Liên quan giữa nhiễm độc giáp và một số đặc điểm sau điều trị......52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu.............................................33
Biểu đồ 3.2: Phân bố về giới..........................................................................34
Biểu đồ 3.3: Vị trí giảm âm tuyến giáp trên siêu âm.....................................39
Biểu đồ 3.4: Vị trí giảm bắt xạ tuyến giáp trên xạ hình.................................40
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ sốt, triệu chứng nhiễm độc giáp và đau tuyến giáp trước
và sau điều trị............................................................................43
Biểu đồ 3.6: Kết quả điều trị theo đau và chức năng tuyến giáp...................49


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu tuyến giáp..........................................................................3


1

ĐẶTVẤN ĐỀ
Viêm tuyến giáp bán cấp được De Quervain mô tả từ năm 1904, do vậy
bệnh còn được gọi là viêm tuyến giáp De Quervain, các tên gọi khác là viêm
tuyến giáp bán mô hạt bán cấp, viêm giáp tế bào khổng lồ [1], [2], [3].
Trong các bệnh lý tuyến giáp, viêm tuyến giáp bán cấp ít gặp, nhưng là
viêm tuyến giáp gây đau hay gặp nhất, bệnh thường xảy ra sau nhiễm trùng
đường hô hấp trên, tỷ lệ gặp cao vào mùa hè, nguyên nhân được cho là do
virus nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng [1], [4], [5], [6]. Benbassat, C. A và
cộng sự tiến hành nghiên cứu 56 bệnh nhân từ 1999-2005 cho thấy tuổi trung
bình là 48,6 ± 12,70% là nữ, nồng độ FT4 đạt đỉnh trung bình là 43,7 ± 25,3,
31 bệnh nhân tiến triển thành suy giáp [7]. Cappelli, C và cộng sự nghiên cứu
từ năm 2010- 2011 cho thấy số bệnh nhân được chẩn đoán viêm tuyến giáp
bán cấp chiếm 0,3%, có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ là 6:1 [8].
Lê Huy Liệu nghiên cứu Bệnh viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain ở 23
trường hợp điều trị tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời
gian 1983-1990, cho thấy bệnh viêm tuyến giáp bán cấp chiếm tỷ lệ 1,9% các
bệnh tuyến giáp điều trị tại bệnh viện, tỷ lệ gặp chủ yếu là nữ (82,6%) so với
nam (17,4%) [9].
Các triệu chứng lâm sàng đa dạng, dễ khiến người bệnh đi khám ở các
chuyên khoa khác nhau. Triệu chứng bao gồm sưng đau vùng cổ, đau thường
xuyên, lan lên góc hàm, tai, có thể đau một hoặc hai bên tuyến giáp là dấu
hiệu lâm sàng chủ yếu, khởi đầu của viêm tuyến giáp bán cấp [5], [10]. Diễn
biến lâm sàng của bệnh thường qua bốn giai đoạn: nhiễm độc giáp, bình giáp,
suy giáp và phục hồi. Về cận lâm sàng, nồng độ hormon tuyến giáp và

hormon của tuyến yên kích thích tuyến giáp (TSH) tùy thuộc vào các giai
đoạn của bệnh, trong giai đoạn đầu các tế bào tuyến giáp phá huỷ, giải phóng
hormon FT3, FT4 và TSH hạ thấp; chỉ số máu lắng tăng cao; siêu âm tuyến giáp
thường giảm âm hai thùy, ít mạch máu; hấp thu Iod giảm do tế bào tuyến giáp bị


2

phá huỷ; mô bệnh học thấy tổ chức tuyến giáp bị xâm nhiễm bởi các bạch cầu đa
nhân, bạch cầu Lympho và các tế bào khổng lồ đa nhân [5]. Điều trị viêm tuyến
giáp giai đoạn cấp tính có thể dùng giảm đau, thuốc chống viêm không steroid
hoặc steroid; trường hợp suy giáp kéo dài có thể điều trị thay thế bằng Lthyroxin 50-100µg/ngày trong vài tuần hoặc vài tháng [1], [10].
Trong thực hành lâm sàng, bệnh cảnh lâm sàng của viêm tuyến giáp
bán cấp không đặc hiệu ít được để ý, triệu chứng cận lâm sàng không điển hình,
bệnh cảnh tương tự một số bệnh lý tuyến giáp, rất dễ nhầm với viêm tuyến giáp
cấp mủ hoặc viêm tuyến giáp Hashimoto và các trường hợp nhiễm độc giáp do
nguyên nhân khác. Trong khi phương pháp điều trị các bệnh lý này là hoàn toàn
khác biệt. Do đó, rất cần chẩn đoán xác định để quyết định phương pháp điều trị.
Đáp ứng sớm và lâu dài của các trường hợp bệnh với điều trị cũng khác nhau,
cần có điều chỉnh thuốc thích hợp trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, bệnh
nhân đi khám và điều trị theo nhiều chuyên khoa khác nhau.
Hơn nữa, mặc dù trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh viêm
tuyến giáp bán cấp, nhưng tại khu vực Đông Nam Á cũng như Việt Nam,
trong khi có nhiều nghiên cứu về bệnh lý tuyến giáp như Basedow, suy giáp,
viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto, thì viêm tuyến giáp bán cấp ít được
quan tâm và chưa có nhiều nghiên cứu. Dó đó, để góp phần tìm hiểu rõ về
cách tiếp cận và đáp ứng điều trị của bệnh viêm tuyến giáp bán cấp, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị bệnh viêm tuyến giáp bán cấp” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm tuyến giáp bán cấp

2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm tuyến giáp bán cấp.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tuyến giáp
1.1.1. Giải phẫu tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, nằm trước sụn
giáp, có hai thùy (thùy phải, thùy trái) và một eo tuyến nối giữa hai thùy. Eo
tuyến giáp nằm ở sụn nhẫn thứ II-IV của khí quản, một số trường hợp nằm
thấp tới sụn giáp. Các thùy bên nằm ở nửa dưới mặt bên của sụn giáp, sụn
nhẫn và khí quản, cực dưới xuống tới vòng sụn V – VI của khí quản. Thùy
phải thường to hơn thùy trái. Trọng lượng tuyến giáp lớn dần theo tuổi, ở
người trưởng thành trọng lượng tuyến giáp khoảng 20-25g, chiều dài mỗi
thùy từ cực trên đến cực dưới 3-7cm, chiều rộng 3-4cm, dày 1-2cm [11].

Hình 1.1: Giải phẫu tuyến giáp
(nguồn: Pearson Education, inc)


4

Đơn vị cấu tạo của tuyến giáp là nang giáp, là nơi tổng hợp và dự trữ
hormon tuyến giáp (T3, T4), tế bào cạnh nang (tế bào C) tiết ra Calcitonin có
tác dụng làm hạ calci máu. Nang giáp được cấu tạo bằng một lớp tế bào
tuyến, đáy tế bào tiếp xúc với mao mạch, đỉnh tế bào tiếp xúc với chất keo
trong lòng nang [12].
1.1.2. Sinh lý tuyến giáp

1.1.2.1. Sinh lý tổng hợp hormon tuyến giáp [12], [13]
Quá trình sinh tổng hợp hormon tuyến giáp trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn bắt Iod:
Iod trong thức ăn được đưa đến tế bào tuyến giáp nhờ cơ chế bơm Iod.
Nhờ vậy mà bình thường tuyến giáp có nồng độ iod cao gấp 30 lần trong máu.
+ Giai đoạn oxy hóa ion Iod:
Tại tuyến giáp ion Iod được oxy hóa thành dạng oxy hóa của Iod
nguyên tử nhờ men peroxidase (có trong tế bào tuyến giáp) và chất phối hợp
với men này là hydrogen peroxidase. Khi hydrogen peroxidase bị thiếu hụt
hoặc bị ức chế thì tuyến giáp tổng hợp rất ít hoặc không tổng hợp được
hormon T3, T4.
+ Giai đoạn tạo hormon giáp:
Iod nguyên tử ở dạng oxy hóa được gắn vào tyrosin để tạo thành
monoiodotyrosin (MIT), diiodotyrosin (DIT). Sau đó xảy ra ghép cặp giữa
các MIT và DIT để tạo thành hai hormon tuyến giáp là tri-iodothyronine (T3)
và tetraiodothyronine (T4), dưới dạng gắn trên phân tử thyroglobulin và được
dự trữ ở lòng nang giáp.
+ Giai đoạn giải phóng hormon tuyến giáp vào vòng tuần hoàn:
Thyroglobulin có gắn các hormon T3 và T4 được hấp thụ vào tế bào
nang giáp, bị thủy phân dưới tác dụng của men phân giải protein (Endo và
Exopeptidase) và giải phóng T3 và T4 đi vào máu. Ở trong máu phần lớn các


5

hormon giáp gắn với protein mang và vận chuyển là thyroxin – binding
globulin (TBG), transthyretin, albumin và prealbumin, ở dạng kết hợp này các
hormon này không có hoạt tính sinh học. Khoảng 0,03% T4 và 0,3% T3 trong
máu ở dạng tự do và có tác dụng sinh học. Tại mô ngoại vi, khoảng 20% T3
do tuyến giáp sản xuất, 80% còn lại tạo thành do khử một iod vòng ngoài của

T4, quá trình này xảy ra tại gan. Khử một iod ở vị trí vòng trong của T4 (5deiodinase) cũng xảy ra ở gan và ngoài gan tạo thành rT3 có hoạt tính sinh
học yếu, 99% rT3 lưu hành được tạo thành ở ngoại vi do khử một iod từ T4.
1.1.2.2. Điều hòa tổng hợp hormon tuyến giáp [12]
Hormon giáp được điều hòa bởi những cơ chế sau:
- Do nồng độ TSH của tuyến yên: TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3
và T4 còn TRH vùng dưới đồi lại điều hòa bài tiết TSH của tuyến yên (cơ chế
điều hòa ngược feedback). Do vậy, nếu TRH tăng tiết thì TSH tăng tiết, T3,
T4 sẽ được bài tiết nhiều, ngược lại nếu TRH giảm, dẫn đến nồng độ TSH
giảm, T3, T4 sẽ bài tiết ít.
- Cơ chế tự điều hòa: nồng độ iod vô cơ cao trong tuyến giáp sẽ ức chế
tổng hợp T3, T4 do nồng độ iod hữu cơ cao dẫn tới giảm thu nhận iod và làm
giảm tổng hợp T3, T4.
- T3 và T4 đều tham gia cơ chế feedback nhưng T3 chiếm ưu thế hơn.
- Khi bị lạnh hoặc stress, T3, T4 sẽ được kích thích tổng hợp nhiều hơn.
1.1.2.3. Tác dụng sinh lý của hormon tuyến giáp [12], [14]
Hormon giáp có hai tác dụng sinh học chủ yếu:
- Làm tăng tổng hợp protein ở tất cả các mô trong cơ thể: T3, T4 đi vào
trong tế bào, gắn vào receptor đặc hiệu ở nhân tế bào, kích thích tổng hợp
mRNA, làm tăng tổng hợp protein.
- T3 làm tăng tiêu thụ oxy do làm tăng hoạt động của bơm Na +- K+ATPase (bơm Na), chủ yếu ở các mô có nhiệm vụ tiêu thụ oxy cơ bản (ví dụ


6

mô gan, thận, tim, cơ vân), do vậy, làm tăng tiêu thụ oxy. T3 là hormon giáp
chính có tác dụng ở ngoại vi, mặc dù T4 cũng có tác dụng sinh học.
Tác dụng của tuyến giáp đối với cơ thể cụ thể như sau:
 Tác dụng lên sự phát triển cơ thể:
- Hormon tuyến giáp có tác dụng đặc biệt lên sự phát triển và hoàn
thiện chức năng cơ thể, chủ yếu trong thời kỳ lớn ở trẻ em, cụ thể:

+ Làm tăng tốc độ phát triển, đặc biệt kích thích phát triển hệ thống
xương dài, tổ chức thần kinh và tổ chức cơ. Khi trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự
phát triển xương, cơ và cơ quan nhanh hơn đồng thời sụn liên hợp cũng cốt
hóa sớm hơn.
+ Hormon tuyến giáp phối hợp với hormon tăng trưởng và các hormon
khác điều hòa sự phát triển cân đối, hài hòa của các cơ quan và cơ thể.
- Hormon tuyến giáp làm phát triển bộ não trong thời kỳ bào thai và
những năm đầu sau sinh. Nếu trong thời kỳ bào thai, lượng hormon tuyến
giáp không được bài tiết đầy đủ thì sự phát triển và trưởng thành của não sẽ
chậm lại, não sẽ nhỏ hơn bình thường, trí tuệ sẽ kém phát triển.
 Tác dụng lên chuyển hóa năng lượng:
- Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các
mô trong cơ thể: làm tăng tốc độ phản ứng hóa học, tiêu thụ oxy và tăng
chuyển hóa vật chất để cung cấp năng lượng. Mức chuyển hóa cơ sở có thể
tăng từ 60% đến 100% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài
tiết nhiều.
- T3 và T4 làm tăng số lượng và kích thước các ty lạp thể, làm tăng
tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
- Khi nồng độ hormon tuyến giáp cao, các ty lạp thể phồng to gây tình
trạng mất cân xứng giữa quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa, nên phần lớn


7

năng lượng không được tổng hợp dưới dạng ATP mà thải ra dưới dạng nhiệt
làm tăng nhiệt độ cơ thể.
- Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào: hormon tuyến giáp có tác dụng
hoạt hóa men Na+- K+ - ATPase, do đó làm tăng vận chuyển ion Na+, K+ qua
màng tế bào của một số mô. Vì quá trình này cần sử dụng năng lượng và tăng
sinh nhiệt, nên người ta cho rằng đây chính là một trong những cơ chế làm

tăng mức chuyển hóa cơ thể của hormon tuyến giáp.
 Tác dụng lên chuyển hóa glucid:
- Hormon tuyến giáp tác dụng lên hầu hết các dạng của quá trình
chuyển hóa glucid, bao gồm:
+ Tăng cường thoái hóa glucose ở tế bào.
+ Tăng phân giải glycogen thành glucose.
+ Tăng tân tạo đường từ acid béo và acid amin.
+ Tăng hấp thụ glucose ở ruột.
+ Tăng bài tiết insulin do đường máu tăng.
- Tất cả các tác dụng trên là do hormon tuyến giáp làm tăng hoạt hóa
các enzym chuyển hóa glucid trong tế bào.
- Do tác dụng trên nên hormon tuyến giáp làm tăng nhẹ nồng độ
glucose máu.
 Tác dụng lên chuyển hóa lipid:
- Hormon tuyến giáp làm tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ dự trữ, do
đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong máu, làm tăng oxy hóa acid béo
trong tế bào để tạo ra năng lượng.
- Hormon tuyến giáp làm giảm lượng cholesterol, phospholipid,
triglyceride ở huyết tương, mặc dù nó làm tăng acid béo tự do. Khi suy chức
năng tuyến giáp, nồng độ cholesterol, phospholipid, triglyceride ở huyết
tương tăng.


8

- Sự giảm nồng độ cholesterol máu là do hormon tuyến giáp làm tăng
tốc độ bài xuất cholesterol qua đường mật. Mặt khác, hormon tuyến giáp làm
tăng số lượng các rereptor gắn đặc hiệu với lipoprotein tỷ trọng thấp trên tế
bào gan, do đó làm tăng quá trình lấy cholesterol ra khỏi máu. Trường hợp
suy giáp kéo dài là điều kiện góp phần gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

 Tác dụng lên chuyển hóa protein:
- Hormon tuyến giáp vừa làm tăng tổng hợp protein vừa làm tăng thoái
hóa protein. Trong thời kỳ cơ thể đang phát triển, hormon tuyến giáp có tác
dụng tăng tổng hợp protein mạnh hơn do tăng sự sao chép ở nhân tế bào. Khi
hormon tuyến giáp gắn với thụ thể thích hợp trên gen của ADN, các thụ thể
được hoạt hóa và khởi đầu quá trình sao chép tạo ra các ARN thông tin, sau
đó diễn ra quá trình dịch mã ARN để tạo thành nhiều loại protein khác nhau
trong tế bào, đó là các protein enzym, protein cấu trúc, protein vận chuyển.
Kết quả là hoạt động của tế bào tăng và cơ thể phát triển.
- Ngược lại khi hormon tuyến giáp được bài tiết quá nhiều, cơ thể sẽ
gầy sút.
 Tác dụng lên chuyển hóa vitamin:
Hormon tuyến giáp làm tăng nồng độ và hoạt động của nhiều enzym
trong khi vitamin là thành phần cơ bản để cấu tạo enzym hoặc coenzym nên
khi nồng độ hormon tuyến giáp tăng làm tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin.
 Tác dụng lên hệ thống tim mạch:
- Tác dụng lên mạch máu và lưu lượng tim
+ Hormon tuyến giáp làm tăng chuyển hóa hầu hết các tế bào, do đó
làm tăng mức tiêu thụ oxy và tăng giải phóng các sản phẩm chuyển hóa.
Những sản phẩm này có tác dụng giãn mạch ở hầu hết các mô trong cơ
thể, làm tăng lượng máu đến cơ quan, đặc biệt lượng máu dưới da nên
tăng thải nhiệt.


9

+ Khi lượng máu tới mô tăng, lưu lượng tim cũng tăng, đôi khi tăng
60% so với bình thường, khi suy chức năng tuyến giáp thì lưu lượng tim có
thể giảm 50%.
- Tác dụng lên nhịp tim:

+ Hormon tuyến giáp làm tăng nhịp tim, tác dụng này do hormon tuyến
giáp kích thích trực tiếp lên tim, đồng thời gián tiếp qua hệ giao cảm, nên làm
tim đập nhanh và mạnh.
- Tác dụng lên huyết áp: trường hợp ưu năng tuyến giáp, huyết áp tâm
thu tăng từ 10-15mmHg, ngược lại huyết áp tâm trương giảm do giãn mạch
nhưng huyết áp trung bình không giảm.
 Tác dụng lên hệ thống thần kinh – cơ:
+ Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: hormon giáp có tác dụng lên
sự phát triển về kích thước, chức năng của não bộ và hệ thần kinh nói chung.
Ưu năng giáp, thần kinh ở trạng thái hưng phấn, lo lắng, thậm chí hoang
tưởng. Nhược năng giáp, có tư duy chậm chạp, nhược năng giáp xảy ra sau
khi sinh hoặc lúc nhỏ tuổi trí tuệ có thể kém phát triển, đần độn.
+ Tác dụng lên cơ: tăng nhẹ hormon giáp làm cơ tăng phản ứng, tăng
hormon giáp nhiều cơ trở nên yếu do tăng thoái hóa protein của cơ. Giảm
tổng hợp hormon tuyến giáp đáp ứng cơ chậm, yếu, thời gian giãn cơ chậm
sau khi co cơ.
 Tác dụng lên chức năng sinh dục:
- Tuyến giáp hoạt động bình thường thì cơ quan sinh dục phát triển và
hoạt động bình thường. Đối với nam giới, thiếu hormon tuyến giáp có thể mất
khả năng tình dục hoàn toàn, thừa hormon tuyến giáp gây bất lực. Đối với nữ
giới, thiếu hormon tuyến giáp thường gây rong kinh, đa kinh, thừa hormon
tuyến giáp gây thiểu kinh hoặc vô kinh và giảm dục tính.
 Tác dụng lên các tuyến nội tiết khác:


10

- Hormon tuyến giáp làm tăng mức bài tiết của phần lớn các tuyến nội
tiết khác (tăng nhu cầu bài tiết insulin của tuyến tụy, tăng bài tiết corticoid của
tuyến vỏ thượng thận), đồng thời cũng làm tăng nhu cầu sử dụng của các mô.

 Một số tác dụng khác:
- Tác dụng lên hô hấp: hormon tuyến giáp làm tăng sử dụng oxy và tạo
ra nhiều CO2 gây ra tăng nhịp và độ sâu của hô hấp.
- Hormon tuyến giáp làm tăng phân ly HbO2.
- Hormon tuyến giáp làm tăng bài tiết các dịch tiêu hóa và tăng vận
động của đường tiêu hóa, nếu thừa hormon tuyến giáp gây tiêu chảy, thiếu
hormon tuyến giáp gây táo bón.
1.2. Đại cương về viêm tuyến giáp
1.2.1. Định nghĩa
Viêm tuyến giáp hay viêm giáp là một bệnh lý gồm tình trạng thấm
nhuận các tế bào viêm hoặc mô xơ tại tuyến giáp. Viêm giáp thường xảy ra
trên một tuyến giáp trước đó bình thường hoặc đôi khi trên một bướu giáp đã
có sẵn gọi là viêm bướu giáp [15].
1.2.2. Phân loại viêm tuyến giáp
Phân loại viêm tuyến giáp sử dụng trên lâm sàng có thể dựa vào đợt
khởi phát của bệnh, diễn biến bệnh và khoảng thời gian bị bệnh. Về phương
diện lâm sàng, viêm tuyến giáp được chia nhiều thể loại như sau [11], [15]:
(1) Viêm tuyến giáp cấp tính.
(2) Viêm tuyến giáp bán cấp De Quervain.
(3) Viêm giáp lympho mạn (Hashimoto và các thể viêm giáp lympho mạn
khác).
(4) Viêm tuyến giáp yên lặng hoặc viêm giáp không đau.
(5) Viêm giáp mạn Riedel.
(6) Viêm giáp do chất phóng xạ và thuốc.


11

Hoặc viêm giáp được chia thành 2 nhóm [5]:
* Nhóm viêm giáp đau:

- Viêm giáp cấp
- Viêm giáp bán cấp De Quervain
- Viêm giáp do Pneumocystis carinii
- Viêm giáp do chất phóng xạ.
* Nhóm viêm tuyến giáp không đau:
- Viêm giáp lympho bán cấp
- Viêm giáp Hashimoto
- Viêm giáp lympho mạn khác
- Viêm giáp mạn sợi Riedel
- Viêm giáp không đau do thuốc.
1.3. Viêm tuyến giáp bán cấp
1.3.1. Định nghĩa và dịch tễ học
- Viêm tuyến giáp bán cấp còn được gọi là viêm tuyến giáp bán mô
hạt bán cấp, viêm tuyến giáp De Quervain, viêm giáp tế bào khổng lồ [1],
[6], [5] [16].
- Bệnh thường xảy ra sau nhiễm trùng đường hô hấp trên nghi do nhiễm
virust vài tuần, tỷ lệ gặp cao vào mùa hè, lứa tuổi trung niên hay gặp, phụ nữ
chiếm tỷ lệ cao hơn [1], [15].
1.3.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh
- Viêm tuyến bán cấp giáp u hạt bán cấp tính có nhiều khả năng là do
virutvirus nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng. Chưa xác định được rõ ràng mầm
bệnh là Coxsackievirutviruss, Adenovirutviruss, Echovirutviruss, virutvirus
Epstein- Barr, virus quai bị hay virus cúm. Hiệu giá kháng thể kháng virus
cúm, adenovirus, corsackie virus thường tăng và giảm sau vài tháng. Tuy
nhiên, không tìm thấy thể vùi của virus trong mô tuyến giáp và cấy cũng hiếm


12

khi cho kết quả dương tính. Triệu chứng làm nghĩ tới bệnh có nguyên nhân do

virutvirus là bệnh nhân mắc bệnh thành một nhóm có liên quan, có dấu hiệu
tiền triệu chung giống nhiễm virutvirus và có mùa mắc rõ rệt [17], [5], [18].
- Cũng có nghiên cứu thấy những người có HLABw35 thì hay bị mắc
bệnh này [19],[20], .
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh diễn tiến Trải qua bốn giai đoạn [1], [15]:
1.3.3.1. Giai đoạn 1, giai đoạn cấp tính: có thể kéo dài từ 1- 3 tháng.
- Đây là thời kỳ quá trình viêm gây phá hủy tổ chức và giải phóng
hormon dự trữ của tuyến giáp, giai đoạn này có các triệu chứng cơ bản:
+ Đau vùng tuyến giáp: trước khi đau vài tuần thường có các dấu hiệu
như đau cơ, sốt nhẹ, khó chịu và đau họng. Lúc đầu thường đau một bên, đau
lan lên tai, hàm dưới cùng bên, đau tăng khi nuốt, khi bệnh tiến triển đau có
thể lan sang cả bên đối diện.
+ Khám tuyến giáp: tuyến giáp sưng lớn gấp 2-3 lần, thường ở một bên,
có khi to cả hai bên, mật độ chắc, ấn đau.
+ Dấu hiệu nhiễm độc giáp: mạch nhanh, gầy sút cân, nóng bức…
1.3.3.2. Giai đoạn 2, giai đoạn bình giáp:
Giai đoạn bình giáp, tuyến giáp không đau. Tùy mức độ mô giáp bị phá
hủy bệnh nhân có thể duy trì bình giáp hoặc chuyển sang giai đoạn 3.
1.3.3.3. Giai đoạn 3, giai đoạn nhược giáp: thường kéo dài 2-3 tháng.
Đây là thời kỳ tuyến giáp đã giải phóng hết các hormon dự trữ, giai
đoạn này có biểu hiện tuyến giáp thường không đau, mật độ chắc.
1.3.3.4. Giai đoạn hồi phục: bắt đầu ngay sau giai đoạn nhược giáp
Đây là thời kỳ các cấu trúc tổ chức cũng như khả năng bài tiết hormon
của tuyến giáp dần dần được hồi phục, giai đoạn này có biểu hiện tuyến giáp
thu nhỏ, không đau; toàn trạng ở trạng thái bình giáp.


13


1.3.4. Cận lâm sàng
1.3.4.1. Siêu âm tuyến giáp [21], [22]
- Bình thường: nhu mô tuyến giáp có cấu trúc đồng nhất, tăng âm nhẹ
so với các cấu trúc cơ ức đòn chũm. Trong nhu mô tuyến có thể thấy các cấu
trúc ống mạch hình tròn, bầu dục có ranh giới rõ, có thành, làm nghiệm pháp
Valsava thấy thay đổi kích thước, đó là các mạch máu vào tuyến. Trên siêu âm
Doppler màu hoặc năng lượng sẽ nhận biết rõ các cấu trúc này. Ở người
trưởng thành, thể tích tuyến giáp trung bình khoảng từ 7-20 cm 3. Khi thể tích
tuyến giáp < 7cm3 được gọi là teo và khi thể tích tuyến giáp > 20cm 3 được gọi
là phì đại.
- Hình ảnh siêu âm viêm tuyến giáp bán cấp: thể hiện là những vùng
tổn thương giảm âm với nhiều mức độ khác nhau, thường tương ứng với vị
trí viêm, sưng và đau tuyến giáp , ở một thùy hoặc cả có ở hai thùy, ít khi
chỉ thấy ở một thùy . Hình ảnh của hai thùy tuyến giáp không cân đối với
hình ảnh bờ ngoài của tuyến giáp không đều.
- Hình ảnh siêu âm tuyến giáp của viêm giáp bán cấp cần phải phân biệt
với bệnh lý tuyến giáp như:
+ Hình ảnh siêu âm viêm tuyến giáp cấp tạo mủ: thể hiện là các ổ áp
xe trong tuyến giáp, thường gặp là hình khối đặc, có các âm mảnh bên trong,
có ranh giới rõ, có thể có khí bên trong nếu vi khuẩn sinh hơi.
+ Hình ảnh siêu âm bệnh Basedow: tuyến giáp thường phì đại lan tỏa
cả hai thùy, tăng thể tích, mật độ âm của hai thùy giảm đều, đôi khi thấy dưới
dạng giảm âm không đều đặc biệt khi đã được điều trị thì hay gặp mật độ âm
không đều.
+ Hình ảnh siêu âm viêm giáp mạn tính Hashimoto: tuyến giáp có đậm
độ âm giảm đồng nhất, có thể thấy các dải, vách xơ hóa tăng sinh. Có thể thấy
các ổ giảm âm rời rạc, rải rác trong nhu mô tuyến.


14


1.3.4.2. Đo độ tập trung I131tại tuyến giáp [21]
- Dùng đồng vị phóng xạ I 131, được sử dụng rộng rãi, cho biết tình
trạng bắt iod của tuyến giáp, đánh giá chức năng và tình trạng háo iod của
tuyến giáp.
- Có thể đo độ tập trung I 131 ở các thời điểm 2, 4, 6, 12, 24, 48 giờ,
nhưng trong thực tế thường đo ở 2 thời điểm là 2 giờ và 24 giờ.
- Giai đoạn cấp tính của viêm tuyến giáp bán cấp độ tập trung I 131 giảm
hoặc rất thấp, giai đoạn nhược giáp nói chung vẫn giảm, giai đoạn hồi phục
độ tập trung I131 tăng nhẹ do tăng khả năng giữ iod của tổ chức tuyến giáp
đang tái tạo [23].
1.3.4.3. Xạ hình tuyến giáp
- Cho biết mức hấp thu chất phóng xạ từ tuyến giáp, hình dạng, kích
thước, vị trí, trọng lượng, cấu trúc và chức năng tuyến giáp.
- Viêm tuyến giáp bán cấp: phân bố phóng xạ tại tuyến ít hoặc không có.
1.3.4.4. Tế bào tuyến giáp [5], [24]
- Chọc hút tế bào tuyến giáp được tiến hành dưới hướng dẫn của siêu
âm. Thường tiến hành bằng kim nhỏ, sau khi có kết quả siêu âm và kết quả
định lượng hormon tuyến giáp.
- Trong viêm giáp bán cấp tế bào học thường có sự xuất hiện của các
bạch cầu lympho, đại thực bào và tế bào khổng lồ đa nhân. Khác với viêm
tuyến giáp cấp là thâm nhiễm tế bào viêm, bạch cầu trung tính, thoái hóa bạch
cầu hạt. Khác với viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng thâm nhiễm
lympho nặng và có các tế bào Hurthle hay Askanazy trên tiêu bản.
1.3.4.5. Mô bệnh học [24], [25]
- Thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh và mức độ lan rộng của quá
trình viêm. Trên tiêu bản có hình ảnh tổn thương cũ và mới phối hợp. Tại các


15


vùng bị tổn thương, các nang bị thâm nhiễm bởi tế bào một nhân thực bào,
chất keo bị mất đi nhiều, lớp biểu bì đổi chỗ, màng đáy rách từng mảng.
- Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng là có các mô hạt trong đó có các tế
bào khổng lồ đa nhân nằm rải rác bao quanh các nang tuyến giáp bị thoái hóa.
Các nang tuyến còn lại bị chìm trong mô xơ và viêm nhiễm xen kẽ với mức
độ khác nhau tùy giai đoạn bệnh. Các thương tổn nói trên có thể tự thoái biến.
1.3.4.6. Nồng độ tuyến giáp huyết thanh [21], [13], [14].
- Là xét nghiệm có độ chính xác cao, ngoài phương pháp định lượng
miễn dịch phóng xạ (Radio Immuno Assay – RIA) còn có thể định lượng
bằng phương pháp miễn dịch enzym men như ELISA, hóa phát quang.
- Nồng độ T3, T4 huyết thanh bình thường ở người trưởng thành tương
ứng là 1-3nmol/l và 50-150nmol/l. Chỉ có một phần rất nhỏ 0,02-0,04% lượng
T4 và 0,3-0,4% lượng T3 là ở dạng tự do (FT3 và FT4) và chính các dạng tự
do này mới là dạng hoạt động.
- Nồng độ T3 (FT3), T4 (FT4) và TSH thay đổi tùy theo giai đoạn
bệnh. Trong nhiễm độc giáp, FT3, FT4 tăng, TSH giảm. Tuy nhiên, có khi chỉ
tăng một trong hai chỉ số hormon giáp trên, trường hợp chỉ tăng T4 gọi là
nhiễm độc giáp T4, trường hợp chỉ tăng T3 gọi là nhiễm độc T3. Trong giai
đoạn suy giáp TSH tăng, FT3, FT4 giảm. Trường hợp TSH tăng, FT4 bình
thường được gọi là suy giáp dưới lâm sàng, TSH tăng, FT4 và FT3 giảm được
gọi là suy giáp lâm sàng [26].
- Trong viêm tuyến giáp bán cấp: giai đoạn cấp tính có thể tăng nhẹ
nồng độ hormon FT3, FT4 và nồng độ TSH giảm; giai đoạn nhược giáp, nồng
độ FT3, FT4 có thể giảm, TSH tăng nhẹ; giai đoạn hồi phục, nồng độ hormon
tuyến giáp trở về bình thường.


×