Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.58 KB, 19 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phân tích tài chính là một công cụ quản lý quan trọng nhằm giúp các nhà quản
trị nhận thức, đánh giá được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính của doanh
nghiệp mình. Trên cơ sở những đánh giá đó nhà quản trị sẽ có được những căn cứ
khoa học và thực tiễn cho các quyết định tài chính hiện tại và trong tương lai. Vì
vậy công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu
trên cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn.
Đối với công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, công tác phân tích tài chính vẫn
còn có những vướng mắc về nội dung, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân
tích làm hạn chế tác động tích cực của công cụ này. Vì vậy, đòi hỏi đặt ra là phải có
sự thay đổi về chất trong nội dung cũng như phương pháp phân tích nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ thực trạng và những đòi hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện
nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa
Bình Minh” làm luận văn thạc sỹ.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài
chính trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính
tại công ty Cổ phần nhựa Bình Minh
Chương 3: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại Công
ty cổ phần nhựa Bình Minh
Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài
chínhtrong doanh nghiệp. Tác giả đã thực hiện khái quát hóa nội dung phân tích
tình hình tài chính, vai trò, nội dung, phương pháp phân tích và tổ chức phân tích tài
chính trong cách doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của phân tích kinh doanh, là
quá trình thu thập, xử lý các thông tin kế toán, nhằm xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so


sánh tài chính hiện hành với quá khứ, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá


ii

tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá về tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng
như rủi ro trong tương lai.
Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính bao gồm: hệ
thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm (Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết
minh báo cáo tài chính), các thông tin sản xuất của doanh nghiệp không có trong
báo cáo tài chính (số lượng sản phẩm, khách hàng, sản lượng sản xuất,…) và các
thông tin về môi trường hoạt động, kết quả hoạt động và tình hình của các đối thủ
cạnh tranh để có thể so sánh, đánh giá và đưa ra các kết luận phân tích một cách
chính xác.
Về phương pháp phân tích được tác giả đề cập đến bao gồm:Phương pháp
chi tiết, Phương pháp so sánh, Phương pháp liên hệ cân đối, Phương pháp loại trừ,
ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp Dupont, phương
pháp đồ thị và phương pháp kết hợp.
Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
-

Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: là việc xem xét và đưa

ra các nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó đánh giá
được thực trạng tài chính, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp để biết được doanh
nghiệp hoạt động có khả quan hay không. Phương pháp so sánh được áp dụng phổ
biến trong quá trình phân tích.
-


Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động: tác giả đưa ra phương trình

cân bằng tài chính, mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản và
một số trường hợp cân bằng tài chính trong doanh nghiệp.
-

Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: xem xét tình hình các

khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp để đánh giá được chất lượng hoạt động
tài chính cũng như việc chấp hành các kỷ luật thanh toán. Các chỉ tiêu sử dụng như
là: tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả, số vòng quay các khoản phải
thu, thời gian 1 vòng quay khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả, thời
gian 1 vòng quay khoản phải trả….
-

Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: các chỉ tiêu thường được

sử dụng như: hiệu quả sử dụng của TSCĐ, hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn,


iii

hiệu quả sử dụng của tài sản dài hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời
của doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu….
-

Phân tích tính rủi ro tài chính của doanh nghiệp: ngoài việc phân tích khả

năng thanh toán, khi phân tích rủi ro tài chính, tác giả còn đề cập đến ảnh hưởng của
cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời tính trên vốn CSH hay mức lợi nhuận trên mỗi cổ

phiếu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và khả năng chi trả
lãi vay của doanh nghiệp.
Sau phần trình bày cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,
trong chương 2 tác giả trình bày thực trạng phân tích tài chính trong Công ty. Nội
dung phân tích bao gồm:
- Phân tích khái quát tình hình tài chính:
Để thực hiện đánh giá khái quát tình hình tài chính, công ty thường tiến hành
phân tích chủ yếu các chỉ tiêu: hệ số tài trợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh
toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Năm 2009, hệ số tài trợ của công ty giảm so với năm trước 0,04, trong khihệ
số tự tài trợ của công ty tăng lên cao 0,29, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo và mức độ
độc lập về tài chính của công ty tăng nhiềuso với năm trước.Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát giảm 1,68 và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cũng giảm 0,67
chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty giảm so với năm trước. Tuy nhiên, hệ số
khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức cao (>1) nên mức độ đảm bảo về mặt
thanh toán vẫn được duy trì.Suất sinh lời của VCSH năm 2009 có sự tăng trưởng
mạnh, gấp đôi so với năm trước. Đánh giá chung, hoạt động của công ty cao hơn,
tốt hơn năm trước.
- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
Năm 2009, TTS của công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm thể hiện
sự lớn mạnh trong hoạt động của công ty. Trong khi TTS thực hiện đầu năm 2009 là
566 tỷ thì đến cuối năm 2009 đã tăng thêm 258,3 tỷvàđạt 566 tỷtương ứng với mức
tăng trưởng 45,62% so với đầu năm. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, công ty đã
biến đổi không ngừng, tổng tài sản tăng vượt trội so với thời điểm cuối năm trước.
Trong đó, TS ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, 66,76% trong TTS của Công ty
và đạt 550,3 tỷ tăng 208,3 tỷ tương ứng tăng trưởng 60,93% so với thực hiện đầu
năm (341,9 tỷ). Tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên chủ yếu là do Tiền và các


iv


khoản tương đương tiền tăng 76,2 tỷ đồng, gấp 4 lần so với thời điểm đầu năm,
trong đó mức tăng của các khoản tương đương tiền lên tới 55,9 tỷ đồng so với thời
điểm đầu năm. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44 tỷ đồng – là do công
ty thực hiện cho các công ty khác mượn Nguyên vật liệu 5,6 tỷ đồng. Hàng tồn kho
tăng 80 tỷ đồng chủ yếu tập trung ở Hàng hóa sản xuất với mức tăng so với đầu
năm là (12 tỷ đồng), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng thêm 9 tỷ đồng. Các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4 tỷ là do công ty đầu tư vào Quỹ đầu tư
Chứng khoán Bản Việt (180 chứng chỉ quỹ) và Công ty cổ phần nhựa Tân Tiến
(20.000 cổ phiếu mệnh giá 100.000 đồng). Với kết quả như vậy, tổng tài sản ngắn
hạn của công ty tăng cao so với đầu năm trước.
Tài sản dài hạn đạt 274 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33.24% trong tổng tài sản
của công ty, tăng 22,98% tương ứng mức tăng là 49,9 tỷ đồng so với cuối năm
trước. Trong đó, tài sản cố định tăng thêm 48 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 22% so
với đầu năm. Trong năm công ty đã thực hiện mua sắm thêm các máy móc thiết bị,
phương tiền vận tải và dụng cụ quản lý mới với tổng mức tăng thêm là 91 tỷ đồng.
Ngoài ra, tài sản dài hạn tăng thêm còn do công ty tăng cường các khoản đầu tư tài
chính từ 6,5 tỷ đầu năm lên 8,2 tỷ vào thời điểm cuối năm do không phải trích phần
dự phòng đầu tư tài chính dài hạn.
Về cơ cấu nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn của Công ty tăng 258 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 45,62%
so với cuối năm trước. Nguyên nhân là do Vốn chủ sở hữu có sự tăng lên đáng kể
189 tỷ đồng và nợ phải trả cũng tăng thêm 69 tỷ đồng.Trong đó, Vốn CSH chiếm tỷ
trọng lớn hơn nhiều so với nợ phải trả: đầu năm chiếm 86,28%, đến cuối năm thì
giảm xuống 82,19% nhưng về số tuyệt đối thì vốn chủ sở hữu tăng thêm 189 tỷ
đồng. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu tăng là do trả cổ tức bằng cổ phiếu và bổ sung
cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên năm 2009 là 107.180 cổ phiếu. Trong
khi vốn CSH tăng mạnh thì Nợ phải trả có sự tăng thêm không đáng kể: 69 tỷ đồng,
tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn tăng 68,8 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốn: tăng từ 13,72% vào thời điểm đầu năm lên 17,81% cuối năm

2009. Xét về mặt kết cấu thì hệ số nợ của công ty (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn)
tăng lên 4,09%.


v

Qua đó cho thấy, hoạt động của công ty năm 2009 đã tăng mạnh về quy mô
so với năm 2008. Hoạt động của công ty nhìn chung được đánh giá là ổn định và
độc lập về mặt tài chính.
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
+ Phân tích tình hình công nợ phải thu:Tổng các khoản phải thu của Công ty
cuối năm tăng 44,3 tỷ đồng tương ứng tăng 49% so với thời điểm đầu năm, đây đều
là các khoản phải thu ngắn hạn, không có các khoản phải thu dài hạn là do đặc điểm
hoạt động trong ngành sản xuất ống nhựa cũng như các ngành sản xuất khác thì các
khoản phải thu từ khách hàng chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn theo chu kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm. Trong đó, phải thu từ khách hàng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phải thu của Công ty qua các năm, đầu năm chiếm tỷ
trọng 90,16% thì đã tăng lên 94,61% vào thời điểm cuối năm, tương ứng tăng thêm
46 tỷ đồng với tỷ lệ tăng thêm là 56,37%. Cùng với sự tăng lên của các khoản phải
thu từ khách hàng thì mức trích dự phòng phải thu khó đòi cũng tăng 334 triệu đồng
so với thời điểm đầu năm 2009. Như vậy, các khoản phải thu khách hàng có ảnh
hưởng lớn đến các khoản phải thu của công ty. Đặc biệt trong năm 2009 khi công ty
thực hiện mua sắm thêm các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh với 8 máy ép phun, 33 bộ khung phụ tùng để tăng cường sản xuất ống nhựa
uPVC nên tổng sản lượng tiêu thụ lên tới 39.000 tấn sản phẩm.
+ Phân tích công nợ phải trả:Tổng nợ phải trả của công ty năm 2009 tăng 89
tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 89% so với thực hiện đầu năm. Trong đó, nợ phải
trả ngắn hạn tăng mạnh: 69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,5% trong tổng nợ phải trả
của Công ty. Nợ phải trả dài hạn chỉ tăng 283 triệu, chiếm tỷ trọng nhỏ 0,5% trong
tổng nợ phải trả của Công ty. Nợ phải trả ngắn hạn của Công ty tăng lên chủ yếu là

do khoản phải trả người bán tăng 98 tỷ. Đây là khoản mà công ty mua bổ sung thêm
các tài sản, nguyên vật liệu mới phục vụ cho mở rộng hoạt động sản xuất trong năm
2009.
Như vậy, với cơ cấu nợ phải trả như trên, chủ yếu tập trung vào các khoản nợ
ngắn hạn thì hoạt động của công ty sẽ gặp những áp lực lớn khi khách hàng yêu cầu
thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn.
+ Phân tích khả năng thanh toán:


vi

Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty năm 2009
Chỉ tiêu

Đầu năm

Cuối năm

Chênh lệch

1. Hệ số thanh toán tổng quát

7,29

5,61

-1,68

2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn


4,45

3,77

-0,67

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

0,41

0,77

0,36

Qua bảng số liệu các kết quả thực hiện năm 2009 cho thấy, hệ số thanh toán
tổng quát của công ty giảm 1,68 so với thực hiện đầu năm. Chứng tỏ khả năng thanh
toán các khoản nợ phải trả bằng tài sản của công ty giảm so với cuối năm trước.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện cho thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công
ty lớn (> rất nhiều so với 1) nên công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của
mình và tình hình tài chính vẫn được giữ vững và ổn định trong năm.
Hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mặc dù giảm so với đầu
năm 0,67 nhưng tổng giá trị của các tài sản ngắn hạn hiện có tại công ty vẫn gấp
nhiều lần so với tổng số nợ ngắn hạn của công ty phải trả. Do vậy, công ty vẫn đảm
bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn và ổn
định về mặt tài chính.
Trong khi hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn giảm so với đầu năm thì Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty
lại có xu hướng ngược lại, tăng 0,36 so với đầu năm và đạt 0,77 vào cuối năm 2009.
Nếu kết quả của hệ số thanh toán nhanh năm 2008 là 0,41<0,5 thì đến cuối năm
2009 hệ số này đã tăng lên 0,77 (>0,5) nên công ty đảm bảo được mức độ thanh

toán trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty là cao và đáp
ứng được các yêu cầu đặt ra nên tình hình tài chính của công ty được đánh giá là ổn
định và không có nhiều nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
-

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Cùng với việc đánh giá khái quát tình hình tài chính, công ty còn thực hiện

đánh giá,phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đểthấy được những chuyển biến
tích cực trong hoạt động của công ty và cung cấp những thông tin cần thiết cho các
nhà quản trị, các nhà quản lý cũng như cổ đông thấy được những biến chuyển tích


vii

cực hay tiêu cực trong hoạt động.Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty chủ yếu thông qua các số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
bảng cân đối kế toán và so sánh kết quả thực hiện qua 2 năm 2008, 2009 một số chỉ
tiêu: Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE), suất sinh lời của tài sản (ROA), suất
sinh lời của doanh thu hoạt động (ROS). Ngoài ra, cán bộ phân tích còn thực hiện
so sánh kết quả thực hiện của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh để có được các thông tin về mức độ tăng trưởng hay giảm sút so với thực
hiện năm trước.
Phân tích các số liệu thực hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2009:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 324,6 tỷ đồng,
tương ứng mức tăng trưởng 39% so với năm trước. Có được kết quả như vậy là do
công ty đã thực hiện mở rộng quy mô và sản lượng sản xuất cung ứng ra thị trường,
giá vốn hàng bán tăng 27,2% tương ứng tăng thêm 172,6 tỷ đồng. Đồng thời, chi

phí nguyên vật liệu đầu vào đã giảm 18% so với năm 2008.
- Cùng với việc tăng mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì
doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng mạnh 155% so với cuối năm
trước. Nguyên nhân là do năm 2009 kinh tế đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định
và có nhiều biến chuyển tích cực so với năm 2008. Chi phí hoạt động tài chính cũng
giảm đáng kể ( giảm 20 tỷ đồng) nên thu nhập thuần từ hoạt động tài chính năm
2009 tăng mạnh, ≈ 31 tỷ đồng, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty năm 2009.
- Cùng với việc nâng cao các phương thức bán hàng nhanh gọn và hiệu quả thì
chi phí bán hàng của công ty giảm so với năm trước. Mức giảm mặc dù nhỏ (205
triệu) nhưng với quy mô bán hàng tăng thêm thì đây là một trong những kết quả
đáng khích lệ trong hoạt động của công ty.
Như vậy, với kết quả đạt được từ các hoạt động thì lợi nhuận sau thuế của
công ty đã tăng 154 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 160,5% so với năm trước.
Sau khi tính toán thì kết quả EPS năm 2009 tăng trưởng vượt bậc và mạnh
mẽ so với năm 2008 và đạt 7.246 đồng/cổ phiếu, tăng 4.318 đồng so với năm 2008.
Nguyên nhân là do trong khi số cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ bình quân chỉ
tăng 1.27.684 cô phiếu, tương ứng tăng 5,27% thì Lợi nhuận sau thuế của công ty


viii

tăng 160% so với năm trước. Đây là một kết quả cao, chứng tỏ hiệu quả hoạt động
của công ty trong năm 2009 tốt.
Với kết quả đạt được khả quan thì trong năm 2009 các chỉ số đã vượt mức so
với yêu cầu kế hoạch đặt ra của Đại Hội đồng cổ đông. Cụ thể như sau:
Bảng so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2009
Đơn vị: tỷ đồng, %
Năm 2009
Chênh lệch so kế hoạch
Chỉ tiêu

Kế hoạch Thực hiện
Số tiền
Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần về bán
820
1143
323
39,39%
hàng và cung cấp dịch vụ
105
285
180
171,43%
2.Lợi nhuận trước thuế
20%
15%
-5%
-25,00%
3.Cổ tức
Như vậy, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều đạt vượt mức kế hoạch
đặt ra với tỷ lệ rất cao chứng tỏ Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty đã có
những định hướng đúng đắn và kịp thời nắm bắt những chuyển biến trong nền kinh
tế đất nước, nhận thấy được khả năng phục hồi trong năm 2009 để tiếp tục nâng cao
hiệu suất và quy mô sản xuất của công ty đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đồng thời, cùng với việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty còn thực hiện phân tích các chỉ tiêu
phản ánh suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản và so sánh kết quả
thực hiện qua các năm.
Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động và suất sinh lời năm 2009
Chỉ tiêu

1. Vòng quay Tổng tài sản
2. Vòng quay vốn lưu động
3. Vòng quay các khoản phải thu
4. Vòng quaycác khoản phải trả
5. Vòng quay hàng tồn kho
6. Suất sinh lời của doanh thu (ROS)
7. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
8. Suất sinh lời của vốn CSH (ROE)

31/12/2008 31/12/2009
1,45
2,40
6,66
10,68
3,88
0,12
0,18
0,21

1,39
2,08
10,16
10,18
3,52
0,22
0,36
0,43

Chênh lệch
-0,06

-0,32
3,50
-0,49
-0,36
0,10
0,18
0,22


ix

Qua các chỉ tiêu tính toán trên bảng thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động của công ty đều tăng hơn so với năm trước:
Suất sinh lời của tài sản tăng gấp 2 lần so với năm trước và đạt 36%. Suất
sinh lời của Doanh thu cũng đạt cao (22%), tăng 10% so với năm trước. Suất
sinh lời của Vốn chủ sở hữu đạt 43%, tăng 22% so với năm 2008. Như vậy, hiệu
quả hoạt động của công ty là cao và đạt mức tốt so với thời điểm năm trước.
Chứng tỏ đường lối và những chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo công ty
trong năm vừa qua.
Số vòng quay các khoản phải thu tăng mạnh, tăng 3,5 vòn, chứng tỏ thời gian
để thu từ khách hàng ngày càng ngắn, càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công
ty. Vòng quay của Tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải
trả, vòng quay vốn lưu động mặc dù giảm so với năm trước nhưng mức giảm không
đánh kể nên hiệu quả hoạt động của công ty được đánh giá cao.
Sau khi nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty,
tác giải đưa ra các nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính tại công ty còn một
số hạn chế và bất cập như: phương pháp phân tích chưa thực sự phong phú, chủ
yếu tập trung vào phương pháp so sánh nên đôi khi không đánh giá được mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích; hệ thống chỉ tiêu phân tích còn chưa đầy
đủ, quá trình phân tích còn ít sử dụng các thông tin phi tài chính, việc tổ chức

chưa khép kín và đồng bộ…
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phân tích tình hình tài chính, tác
giả đưa ra một số biện pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty:
+ Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh:Khi thực hiện phân tíchcần xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản để thấy được tính cân bằng tài chính trong hoạt động của Công ty.Sự
ổn định về nguồn tài trợ tài sản thể hiện sự cân bằng về tài chính của Công ty.
Vốn hoạt động thuần của Công ty là 406.468 triệu đồng, chứng tỏ nguồn tài
trợ thường xuyên không những đủ trang trải cho tài sản dài hạn mà còn dùng để tài
trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Qua đó thể hiện cân bằng trong hoạt động tài
chính của công ty là an toàn và bền vững.


x

Vốn hoạt động thuần của công ty lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của công
ty cao. Tuy nhiên, công ty cần theo sõi sự biến động của từng loại tài sản và từng
nguồn tài trợ cũng như vốn hoạt động thuần trong một số năm liên tiếp trước đó để
có căn cứ để đánh giá tính ổn định và bền vững trong cân bằng về mặt tài chính.
Đồng thời, tác giả còn đưa ra đánh giá vốn hoạt động thuần qua 3 năm liên
tiếp từ 2007-2009, vốn hoạt động thuần của Công ty đều lớn hơn 0 và toàn bộ tài
sản dài hạn của công ty đều được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên và tài sản
ngắn hạn đảm bảo được cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vốn hoạt động
thuần của Công ty có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định. Trong khi năm 2008, vốn
hoạt động thuần của công ty giảm 3,1% so với năm 2007, nhưng đếm mă, 2009 vốn
hoạt động thuần tăng 52,6%.

Nguồn tài trợ tài sản của công ty năm 2009
Đơn vị: triệu đồng
- Tài sản cố

Tài sản định
- Đầu tư tài
dài
chính dài hạn
hạn:
273.994 - Tài sản dài
hạn khác
- Tiền và
tương đương
Tổng
tiền
tài sản:
824.250
- Đầu tư tài
Tài sản chính ngắn hạn
ngắn
- Phải thu ngắn
hạn:
550.256 hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn
hạn khác

- Nguồn vốn
265.581
CSH
8.155

- Nợ dài hạn


677.423

1.038

257
94.337

- Vay và nợ
ngắn hạn

11.260

17.400

- Phải trả người
bán

111.254

- Các khoản
chiếm dụng ngắn
269.551 hạn khác
134.653

Nguồn tài
trợ thường
xuyên:
678.462

Nguồn tài

trợ tạm thời:
145.788

Tổng
nguồn
vốn tài
trợ:
824.250

23.274

34.315

Bên cạnh việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh thì công ty cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu phản ánh mức độ
cân bằng về mặt tài chính để có được những nhận xét chính xác và toàn diện hơn về
tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của công ty.


xi

Số liệu phân tích các chỉ tiêu cân bằng tài chính của Công ty năm 2009
Chỉ tiêu

Đầu năm

Cuối năm

Chênh lệch


1. Hệ số tài trợ thường xuyên

0,864

0,823

-0,041

2. Hệ số tài trợ tạm thời

0,136

0,177

0,041

3. Hệ số Vốn CSH so với nguồn tài
trợ thường xuyên

0,998

0,998

0,000

4. Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên
so với tài sản dài hạn

2,183


2,476

0,293

5. Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với
nợ ngắn hạn

4,446

3,774

-0,672

Qua số liệu tại bảng, hệ số tài trợ thường xuyên mặc dù tăng về số tuyệt đối
nhưng trong tương quan so sánh với tổng nguồn vốn thì lại giảm 4,1% so với năm
trước. Tuy nhiên, nguồn tài trợ thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn (>80%) nên vẫn thể hiện được tính cân bằng và ổn định về mặt tài chính
của Công ty.Tương ứng với việc giảm đi của hệ số tài trợ thường xuyên thì hệ số
tài trợ tạm thời tăng tương ứng 4,1% so với thời điểm đầu năm.
Tỷ trọng nguồn vốn CSH trong nguồn tài trợ thường xuyên không thay đổi
qua 2 năm và đều chiếm tỷ trọng 99,8%. Chứng tỏ hầu hết tài sản dài hạn của công
ty đều được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, qua đó thể hiện tính độc lập cao về
mặt tài chính trong hoạt động của Công ty.Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với
tài sản dài hạn tăng 29, 3% so với thời điểm đầu năm và đều lớn hơn rất nhiều so
với 1. Chứng tỏ mức độ ổn định về mặt tài chính của công ty cao và ngày càng ổn
định hơn.Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn mặc dù giảm so với đầu
năm nhưng vẫn ở mức cao.
Như vậy, nhìn chung hoạt động tài chính của Công ty được đảm bảo cân
bằng và bền vững. Từ đó tạo điều kiện cho quá trình hoạt động của công ty một
cách ổn định, tránh gặp phải những khó khăn trong thanh toán.

+ Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua nghiên cứu, mặc dù các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của
công ty đã được phân tích khá cụ thể và rõ ràng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả


xii

như Suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của nguồn vốn, suất sinh lời của doanh
thu... nhưng công ty vẫn chưa đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của từng
loại tài sản: tài sản cố định, tài sản ngắn hạn để thấy được hiệu quả hoạt động
trong từng loại tài sản.
Phân tích hiệu quả của tài sản cố định:
Để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của tài sản cố định, công ty cần phải phân
tích các chỉ tiêu: sức sản xuất của tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định,
sức hao phí của tài sản cố định.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2009
Năm 2008

So sánh năm 2009
so 2008
Năm 2009
Tăng/Giảm
Tỷ lệ %
462.388
124.294
36,76%

Chỉ tiêu

Đơn vị


1. Giá trị còn lại TSCĐ
2. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3. Lợi nhuận sau thuế
4. Sức sản xuất của TSCĐ
5. Sức sinh lời của TSCĐ
6. Sức hao phí của TSCĐ

Triệu đồng

338.094

Triệu đồng

820.964

1.143.154

322.190

39,25%

Triệu đồng
(4) = (2)/(1)
(5) = (3)/(1)
(6) = (1)/(2)

95.923
2,43

0,28
0,41

249.919
2,47
0,54
0,40

153.996
0,04
0,26
-0,01

160,54%
1,81%
90,51%
-1,78%

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2009, công ty đầu tư vào TSCĐ tăng 36,76%
so với năm 2008, tương ứng tăng 124.294 triệu đồng TSCĐ.
Cùng với sự tăng lên về TSCĐ thì quy mô sản xuất của công ty cũng tăng
theo và Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty cũng tăng thêm
322.190 triệu đồng, tương ứng tăng lên 39.25%.Doanh thu tăng thêm, trong khi chi
phí không có nhiều biến đổi quá lớn thì Lợi nhuận hoạt động của công ty cũng tăng
mạnh, 154 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng mức tăng trưởng lên tới 160% so
với cuối năm 2008.Với kết quả đạt được của Doanh thu thì sức sản xuất của Tài sản
cố định tăng 0,04 so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế tăng thêm nhiều thì sức sinh
lời của TSCĐ tăng 0,26 so với năm 2008. Trong khi sức sản xuất và sức sinh lời của
TSCĐ đều tăng thêm, sức hao phí của TSCĐ lại giảm 0,01, tương ứng giảm 1,78%.
Mức giảm của sức hao phí tuy không nhỏ nhưng đã chứng tỏ hiệu quả hoạt động

của Công ty trong năm 2009. Hiệu quả từ hoạt động sản xuất và lợi nhuận đều tăng
lên, mức hao phí giảm đi thể hiện các nhà quản lý của Công ty đã có những quyết


xiii

sách hợp lý trong việc đẩy mạnh hoạt động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
đầu tư thêm máy móc thiết bị để nâng cao được hiệu quả hoạt động. Đây là chính
sách hợp lý của Ban lãnh đạo công ty thể hiện được vai trò to lớn trong việc đẩy
mạnh hoạt động, đưa Công ty lớn mạnh không ngừng.
Phân tích hiệu quả của tài sản ngắn hạn:
Để phân tích hiệu quả của tài sản ngắn hạn, cần phải thực hiện tính toán các
chỉ tiêu: số vòng quay của tài sản ngắn hạn, thời gian 1 vòng quay, hệ số đảm nhiệm
của tài sản ngắn hạn để có được các thông tin cần thiết đưa ra những nhận định hợp
lý trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Số liệu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công tynăm 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Đơn vị

1. Tài sản ngắn hạn bình quân
2. Tổng số luân chuyển thuần
3. Số vòng quay của TS NH
4. Thời gian kỳ phân tích
5. Thời gian 1 vòng quay TS
ngắn hạn
6. Hệ số đảm nhiệm TS ngắn hạn

Triệu đồng

Triệu đồng
(3)=(2)/(1)
Ngày

Năm
Năm
2008
2009
345.465
446.095
824.835 1.148.856
2,39
2,58
360
360

So sánh năm 2009/2008
Tăng/Giảm
Tỷ lệ %
100.629
29,13%
324.020
39,28%
0,19
7,86%
-

(5) =(4)/(3)

150,78


139,79

-10,99

(6) = (1)/(2)

0,42

0,39

-0,03

-7,29%
-7,29%

Qua số liệu đánh giá của công ty nhận thấy:
+ Tài sản ngắn hạn bình quân của Công ty năm 2009 tăng mạnh 29,13% so
với năm 2008, tương ứng mức tăng 100.629 triệu đồng.
+ Tổng số luân chuyển thuần trong năm tăng 324.020 triệu đồng, tương ứng
với mức tăng 39,28% so với năm trước.
+ Cùng với việc tăng thêm của TS ngắn hạn bình quân và Tổng số luân
chuyển thuần thì số vòng quay của Tài sản ngắn hạn tăng nhỏ so với năm trước, từ
2,39 vòng lên 2,58 vòng. Số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng lên dẫn đến thời gian
1 vòng quay của TS ngắn hạn giảm đi 11 ngày.
+ Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn cho biết để tạo ra một đồng luân chuyển
tiền thuần thì mất bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bình quân. Chỉ tiêu này năm
2009 giảm 0,03 so với năm 2008.



xiv

Như vậy, qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
Công ty rất tốt. Nếu công ty tiếp tục giữ vững được các chỉ số này hoặc thay đổi
theo chiều hướng tốt hơn sẽ mang lại hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
+ Hoàn thiện nội dung phân tích đánh giá lưu chuyển tiền tệ:Nhằm đánh giá
toàn diện hoạt động tài chính, công ty cần phải phân tích, đáng giá các chỉ tiêu trong
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy được dòng tiền thay đổi trong năm như thế nào.
Song song với việc lập bảng so sánh sự chuyển biến của dòng tiền từ các hoạt động
sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải thực hiện phân tích các tỷ trọng của tiền
tạo ra từ các hoạt động kinh doanh, tài chính và đầu tư như thế nào. Từ những đánh
giá đó, công ty lên được kế hoạch dự trữ tiền cho các hoạt động phù hợp hơn, đảm
bảo hiệu quả hoạt động hơn.
Một số chỉ tiêu phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009 Chênh lệch
1. Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động
9,466
3,163
-6,303
kinh doanh
2. Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động
-11,149
-1,179
9,970
đầu tư
2. Tỷ trọng tiền tạo ra từ hoạt động
2,682

-0,984
-3,667
tài chính
Tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ tăng 66 tỷ đồng, tương ứng mức tăng
trưởng 657,7% so với thực hiện năm 2008 và đạt 76,2 tỷ đồng. Mức lưu chuyển tiền
thuần tăng lên là do các nguyên nhân:
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên 153,2% tương ứng
tăng thêm 145,8 tỷ đồng. Tỷ trọng từ hoạt động kinh doanh năm 2009 chiếm tỷ
trọng 316% trong tổng lưu chuyển tiền thuần. Các hoạt động đầu tư và tài chính đều
bị âm nên làm cho tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty bị giảm.
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư mặc dù tăng 22,3 tỷ so với
năm 2008 nhưng tổng chi tiền vẫn nhỏ hơn tổng thu do các khoản đầu tư của
Công ty thường là các khoản đầu tư vào cổ phiếu của công ty khác và chưa
chuyển đối thành tiền.
+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính cũng bị âm 75 tỷ đồng là do mức
thu từ phát hành cổ phiếu chưa đủ đáp ứng các khoản chi trả nợ vay và trái phiếu.


xv

Như vậy, tiền lưu chuyển trong kỳ của công ty chủ yếu tập trung từ hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các hoạt động đầu tư và tài chính chưa mang lại hiệu quả
cho Công ty.
+ Hoàn thiện phân tích rủi ro tài chính trong hoạt động của công ty:
Trong phân tích hoạt động tài chính của công ty thì việc phân tích rủi ro tài
chính là một vấn đề vô cùng quan trọng giúp cho Công ty biết được mức độ rủi ro
trong hoạt động của mình như thế nào và tầm ảnh hưởng đến đâu trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Bên cạnh việc thực hiện đánh giá các chỉ tiêu về tình hình khả năng thanh
toán, phân tích tình hình thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả thì công ty cần

phân tích thêm chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn và quá hạn, hệ số chi
trả lãi vay và tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả để thấy được
mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán công ty như thế nào.
Bảng chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính của Công ty năm 2009
Chỉ tiêu
1. Hệ số khả năng thanh toán nợ đến
hạn và quá hạn
2. Hệ số chi trả lãi vay
3. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với
các khoản nợ phải trả

2008

2009

Chênh lệch

0,236

0,647

0,411

12,151

128,918

116,767

1,164


0,917

-0,247

Qua bảng số liệu thì Hệ số thanh toán nợ đến hạn và quá hạn của công ty
bằng tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2009 là 0,65 (>0,5%), tăng 0,41
so với cuối năm 2008 chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là tốt và đảm bảo
được khả năng chi trả khi đến hạn.
Hệ số chi trả lãi vay của Công ty cao hơn rất nhiều lần so với 1 và năm 2009
có sự tăng trưởng mạnh so với 2008 chứng tỏ công ty tự chủ được về mặt tài chính,
các khoản vay của công ty không nhiều. Và thực tế cho thấy, các khoản vay của
công ty đều được thế chấp bằng các tài khoản tại ngân hàng nên tính chủ động cao
và không bị phụ thuộc về mặt tài chính.
Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2009 giảm
0,247 so với năm 2008 và các khoản phải thu của công ty chỉ đáp ứng được 91,7%


xvi

tổng các khoản nợ phải trả. Như vậy, tình hình tài chính của công ty nhìn chung
được đánh giá là ổn định và phù hợp.
Như vậy, qua đánh giá nhận thấy các dấu hiệu dẫn đến rủi ro về mặt
tài chính của công ty là chưa cao, tình hình hoạt động tài chính của công ty
khá ổn định.
-

Hoàn thiện phương pháp phân tích tình hình tài chính
Tại công ty, phương pháp chủ yếu để thực hiện phân tích tài chính là phương


pháp so sánh. Do vậy, việc vận dụng các phương pháp đánh giá mới sẽ giúp cho
công ty có được những nhận định chuẩn xác và đúng đắn hơn về tình hình hoạt
động của công ty.
+ Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích:Hiện nay, công ty mới chỉ áp
dụng phương pháp phân tích truyền thống nên những con số tính toán được và
những nhận xét rút ra chưa phản ánh được hết ý nghĩa của từng con số từng chỉ tiêu.
Vì vậy, công ty nên vận dụng thêm phương pháp Dupont trong phân tích các chỉ
tiêu tài chính.Cụ thể hóa tác giả đưa ra việc áp dụng phương pháp này trong phân
tích suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE) ta dựa vào mối quan hệ giữa ROE và
ROA (suất sinh lời của tài sản) và ROS (suất sinh lời của doanh thu) để thực hiện
phân tích. Cụ thể hóa năm 2009 như sau:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của VốnCSH năm 2009
Năm 2008

Năm 2009

So sánh năm 2009
so 2008
Tăng/Giảm Tỷ lệ %
163.256
30,69%
127.918
28,12%
322.189,70
39,25%
153.996,27 160,54%
0,02
2,01%
0,10
6,54%


Chỉ tiêu

Đơn vị

1. Tổng tài sản bình quân
2. Vốn chủ sở hữu BQ
3. Doanh thu thuần
4. Lợi nhuận sau thuế
5.Hệ số tài sản trên VCSH
6. Số vòng quay của TS

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
(5) =(1)/ (2)
(6) = (3)/(1)

531.874
454.971
820.964
95.923
1,17
1,54

695.130
582.890
1.143.154
249.919

1,19
1,64

7. Suất sinh lời của doanh
thu (ROS)

(7)=(4)/(3)

0,12

0,22

0,10

87,11%

8. Suất sinh lời của tài sản
(ROA)

(8)=(4)/(1)

0,18

0,36

0,18

99,35%

9. Suất sinh lời của vốn

CSH (ROE)

(9)=(4)/(2)

0,21

0,43

0,22

103,36%


xvii

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ROE của công ty năm 2009 tăng 0,22 so với
năm 2008, tương ứng tăng trưởng 103,4%. Như vậy, cuối năm 2009, 1 đồng vốn
chủ sở hữu tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,22 đồng so với thực hiện cuối năm
2008. Nguyên nhân của sự biện động này là so tác động của suất sinh lời của doanh
thu (tăng 0,1) so với năm 2008 và hệ số tài sản trên vốn CSH (tăng 0,02) và số vòng
quay của tài sản (tăng 0,1). Suất sinh lời của tài sản (ROA) tăng lên 0,18 và đạt 0,36
tại thời điểm cuối năm 2009 là do hệ số tài sản trên vốn CSH tăng và suất sinh lời
của doanh thu tăng lên (0,1). Suất sinh lời của doanh thu tăng bên cạnh sự tăng lên
của hệ số tài sản trên vốn CSH thì còn do suất sinh lời của tài sản (ROA) cũng tăng
lên 0,18 so với thực hiện cuối năm trước.
+ Hoàn thiện phương pháp phân tích xu hướng: khi thực hiện phân tích xu
hướng, công ty cần lựa chọn một số chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau để có được
kết quả phân tích có ý nghĩa thiết thực.Khi thực hiện phân tích biến động của doanh
thu thuần trong quan hệ với xu hướng biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận thì sẽ đưa ra được một cách nhìn

tổng quan và chuẩn xác hơn trong đánh giá:
Bảng phân tích xu hướng của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của
Công ty năm 2009
Chỉ tiêu
2008/2007 (%)
2009/2007 (%)
1. Doanh thu thuần
120,73%
168,11%
2. Giá vốn hàng bán
117,83%
149,92%
3. Lợi nhuận gộp
131,74%
237,05%
4. Chi phí bán hàng
129,69%
128,64%
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
140,96%
145,68%
6. Lợi nhuận sau thuế
99,91%
260,31%
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp
có xu hướng tăng lên qua các năm. Các loại chi phí cũng tăng lên nhưng mức độ
tăng không đáng kể. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 lại giảm
sút so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 lại có sự tăng trưởng vượt bậc, 260% so
với thực hiện năm 2007.
+ Áp dụng phương pháp vẽ đồ thị trong phân tích tài chính: Ngoài ra, cùng với

phương pháp phân tích xu hướng, công ty nên áp dụng phương pháp vẽ đồ thị để có


xviii

được cái nhìn trực quan và phân tích sâu hơn đối với xu hướng phát triển cũng như
đánh giá kỳ vọng trong tương lai của doanh thu trong năm tới.Cụ thể, tác giả thực
hiện đánh giá chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế phụ thuộc vào Giá vốn hàng bán và
Doanh thu bán hàng qua các năm từ 2005-2009.
Sơ đồ biến động của LNTT, Doanh thu bán hàng và Giá vốn hàng bán qua các
năm 2005-2009
1,400,000
1,200,000
Doanh thu

1,000,000
800,000

GVHB

600,000

LNTT

400,000

GVHB

200,000
0

2005

2006

2007

2008

2009

Như vậy, qua biểu đồ ta thấy trong khi doanh thu bán hàng tăng đều qua các
năm (trung bình 28,8%) thì giá vốn hàng bán của công ty tăng và giảm không đồng
đều. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các
nước: Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore… và giá cả thường biến động thất
thường và không nằm trong tầm kiểm soát. Mặt khác biến động về tỷ giá trong
những năm vừa qua có tác động không nhỏ đến giá nguyên vật liệu đầu vào của
công ty dẫn đến giá vốn hàng bán có sự tăng giảm không đồng đều. Từ đó dẫn tới
lợi nhuận của công ty tăng trưởng không đồng đều qua các năm.Do vậy, công ty cần
phải có những chiến lược dự báo để có chính sách dự trữ hàng hóa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất.
Để thực hiện các giải pháp nêu trên, tác giả đưa ra các điều kiện để thực hiện
đối với Nhà nước, Hiệp hội ngành nhựa và bản thân công ty.
-

Nhà nước: Hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán hiện hành nhằm

giảm bớt tính “cứng”, tăng độ “mở” và gần với chuẩn mực quốc tế hơn. Nếu chuẩn
mực và chế độ kế toán càng gần với quốc tế thì hệ thống phân tích báo cáo tài chính
cũng như các chỉ tiêu phân tích sẽ sát với thông lệ và có thể so sánh với các doanh
nghiệp quốc tế.



xix

-

Về phía Hiệp hội các doanh nghiệp ngành Nhựa: cần có những biện pháp

hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nắm bắt các thông tin cần thiết về mức hoạt
động trung bình ngành hay các thông số về mặt kỹ thuật cũng như thị trường hoạt
động và xu thế phát triển của ngành trong thời gian tới.
-

Về phía công ty: Tổ chức công tác phân tích tài chính của công ty một

cách khoa học, đầy đủ và hợp lý:Thành lập ban phân tích gồm các chuyên gia phân
tích và các cán bộ có kinh nghiệm về tài chính; Cần quy định cụ thể chức năng,
quyền và trách nhiệm của ban phân tích và từng thành viên; Đào tạo đội ngũ cán bộ
phân tích tài chính về các mảng chuyên môn nghiệp vụ trong công ty, đặc biệt là về
tài chính kế toán và những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực này…
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng phân tích tình hình tài
chính tại Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, được sự hướng dẫn của PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quang, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện công tác
phân tích tình hình tài chính tại công ty. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến
đóng góp để bài luận văn được hoàn thiện hơn.



×