Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí an toàn lao động trong xây dựng công trình HH6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mai Linh

i


LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Mạnh, người đã
hướng dẫn trực tiếp và vạch ra những định hướng khoa học cho luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Nhà trường, các thầy cô giáo trong Khoa Công trình, Phòng đào
tạo Đại học và sau Đại học về sự giúp đỡ trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp trong công ty đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tác giả trong
quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, các anh em trong gia
đình đã động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017

HỌC VIÊN

Nguyễn Mai Linh

ii


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG .................................................................................................... 3
1.1. Khái quát chung về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng ..................4
1.1.1. Mục đích của công tác quản lý an toàn lao động ..................................................4
1.1.2. Yêu cầu của công tác quản lý an toàn lao động ....................................................4
1.1.3. Vai trò của công tác quản lý an toàn lao động ......................................................8
1.2. Điều kiện lao động và chủ thể quản lý an toàn lao động trong xây dựng ................9
1.2.1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng ............................................................9
1.2.2. Các chủ thể quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng ......................10
1.3. Tình hình đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động ........................................................12
1.3.1. Hoạt động thông tin, truyền thông về an toàn lao động ......................................14
1.3.2. Hoạt động giáo dục, đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động ............................16
1.3.3. Hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa sản phẩm thuộc lĩnh vực an
toàn lao động .........................................................................................................17
1.4. Tình trạng vi phạm quy định về an toàn lao động ..................................................18
Kết luận chương 1 .........................................................................................................20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG .................................................................................................. 22
2.1. Cơ sở pháp lý về an toàn lao động trong xây dựng ................................................22
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Việt Nam liên quan đến an toàn lao động ..............22
2.1.2. Quy định về an toàn lao động thi công nhà cao tầng ..........................................23
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác an toàn lao động thi công nhà cao tầng .......26
2.2.1. Thiết kế và thi công công trình ............................................................................26
2.2.2. Do kỹ thuật thi công nhà cao tầng .......................................................................27
2.2.3. Tổ chức thực hiện ................................................................................................27
2.2.4. Môi trường và điều kiện làm việc .......................................................................28
2.2.5. Bản thân người lao động .....................................................................................28
2.3. Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng nhà cao tầng ........................................28
2.3.1. Kỹ thuật an toàn lao động trong tổ chức công trường xây dựng .........................28
2.3.2. Kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng nhà cao tầng ......................................31

2.3.3. An toàn lao động khi sử dụng máy, thiết bị thi công xây dựng ..........................51
iii


2.3.4. Vệ sinh trên công trường xây dựng ..................................................................... 54
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN
TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH HH6 - THE GOLDEN AN
KHÁNH
............................................................................................................ 57
3.1. Giới thiệu về công trình HH6 - The Golden An Khánh .......................................... 57
3.1.2. Vị trí dự án .......................................................................................................... 58
3.1.3. Quy mô dự án The Golden An Khánh ................................................................ 59
3.2. Thực trạng về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng nhà cao tầng .... 60
3.2.1. Công tác lập biện pháp an toàn lao động ............................................................ 60
3.2.2. Công tác tập huấn về an toàn lao động ............................................................... 63
3.2.3. Công tác trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động ................................. 65
3.2.4. Công tác đảm bảo kỹ thuật an toàn lao động ...................................................... 67
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong quá
trình xây dựng công trình HH6 - The Golden An Khánh................................................ 70
3.3.1. Các nguy cơ gây mất an toàn lao động tại công trường HH6 ............................. 70
3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật ......................................................................................... 71
3.3.3. Các giải pháp về tổ chức ..................................................................................... 93
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 98

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1 - 1: Công nhân trên công trường lao động........................................................... 4
Hình 1 - 2: Sơ đồ quản lý an toàn lao động ................................................................... 12
Hình 1 - 3: Công trình xây dựng ở phố Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội .......................... 19
Hình 2 - 1: Dùng máy xúc gầu nghịch để phá, dỡ công trình ....................................... 32
Hình 2 - 2: Minh họa cách xếp vật liệu xây dựng đúng phương pháp .......................... 34
Hình 2 - 3: Gia cố thành hố đào thẳng đứng ................................................................. 36
Hình 2 - 4: Bố trí đường vận chuyển trên mép hố đào .................................................. 38
Hình 2 - 5: Dựng thang hợp lý – góc nghiêng 750 ........................................................ 42
Hình 2 - 6: Đầu thang được buộc cố định hoặc tì chắc chắn vào công trình ................ 43
Hình 2 - 7: Chân giáo được kê ổn định lên các tấm gỗ ................................................. 45
Hình 2 - 8: Phương tiện bảo hộ cá nhân phòng điện giật .............................................. 49
Hình 2 - 9: Dây xích và dây cáp bị hỏng cần phải thay thế........................................... 51
Hình 2 - 10: Cần trục bánh lốp bị lật do cẩu quá tải...................................................... 52
Hình 2 - 11: Thực hiện khóa máy khi không sử dụng ................................................... 54
Hình 2 - 12: Công trường có nhiều gỗ phế liệu ............................................................. 55
Hình 3 - 1: Chung cư The Golden An Khánh – Phối cảnh dự án ................................. 57
Hình 3 - 2: Vị trí dự án .................................................................................................. 58
Hình 3 - 3: Vị trí dự án – lô HH6 .................................................................................. 59
Hình 3 - 4: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động tại một số công trường ........... 64
Hình 3 - 5: Người lao động được chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ lao động trên CTXD .. 66
Hình 3 - 6: Vụ tai nạn sập giàn giáo tại khu kinh tế Vũng Áng năm 2015 ................... 68
Hình 3 - 7: Một số công trường dung phương pháp Top-Down ................................... 72
Hình 3 - 8: Điều kiện làm việc khó khăn theo phương pháp Top-Down ...................... 74
Hình 3 - 9: Sơ đồ quản lý ATLĐ cho công tác hố móng .............................................. 75
Hình 3 - 10: Hệ thống giàn giáo sẽ được sử dụng tại dự án HH6 ................................. 77
v


Hình 3 - 11: Sơ đồ quản lý ATLĐ cho công tác sử dụng giàn giáo .............................. 78
Hình 3 - 12: Sử dụng đai an toàn khi làm việc trên giàn giáo....................................... 80

Hình 3 - 13: Sơ đồ quản lý ATLĐ cho công tác sử dụng vận thăng và cần trục tháp .. 81
Hình 3 - 14: Các thiết bị vận tải phục vụ thi công trên cao........................................... 83
Hình 3 - 15: Sơ đồ quản lý ATLĐ khi sử dụng điện ..................................................... 85
Hình 3 - 16: An toàn cho trạm biến áp .......................................................................... 86
Hình 3 - 17: An toàn cho các thiết bị chiếu sáng .......................................................... 87
Hình 3 - 18: Biện pháp an toàn khi hàn điện................................................................. 88
Hình 3 - 19: Các thiết bị sử dụng điện cầm tay trên CTXD.......................................... 89
Hình 3 - 20: Sơ đồ quản lý ATLĐ đối với công tác PCCC .......................................... 91
Hình 3 - 21: Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản ............................................ 92
Hình 3 - 22: Phòng lưu trữ vật liệu dễ cháy .................................................................. 93
Hình 3 - 23: Sơ đồ quản lý An toàn lao động trên công trường HH6 ........................... 94

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 - 1: Kết quả tổng hợp sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương trong việc
phổ biến thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động năm 2011-2015 [4] ........ 15
Bảng 1 - 2: Một số kết quả huấn luyện an toàn vệ sinh lao động từ 2011-2014 [4] ..... 16
Bảng 1 - 3: Số lượng máy, thiết bị được kiểm định giai đoạn 2010-2015 .................... 17
Bảng 2 - 1: Hệ thanh chống cho hố đào ........................................................................ 36
Bảng 2 - 2: Góc nghiêng của mái đào không chống ..................................................... 38
Bảng 3 - 1: Bảng quy định trách nhiệm của từng thành viên trong ban quản lý AT .... 96

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Chữ viết tắt


Diễn giải

ATLĐ

An toàn lao động

ATLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ&PCCN

An toàn lao động – phòng cháy chữa cháy

BHLĐ

Bảo hộ lao động

CĐT

Chủ đầu tư

CTXD

Công trường xây dựng

CTQG

Chương trình Quốc gia


DN

Doanh nghiệp

DCĐCT

Dụng cụ điện cầm tay

ĐVTC

Đơn vị thi công

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

NLĐ

Người lao động

HTX

Hợp tác xã

HH6

HH6 – The Golden An Khánh

KTTC


Kỹ thuật thi công

QLDA

Quản lý dự án

TNLĐ

Tai nạn lao động

TC

Thi công

XD

Xây dựng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, cùng với đó là sự phát
triển không ngừng của ngành xây dựng, hiện nay các công trình xây dựng trên toàn
quốc phát triển mạnh mẽ nên an toàn lao động trong xây dựng đang ngày càng được
quan tâm. Với đặc thù ngành nghề, thi công xây dựng công trình là một nghề có rất
nhiều rủi ro, mức độ nguy hiểm cao, vì vậy đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng
là một công tác bắt buộc trong quá trình thi công xây dựng công trình. Trách nhiệm
ngăn ngừa hạn chế tại nạn là trách nhiệm của toàn xã hội, là một công tác mang tính

nhân văn. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao động tại các công trình
xây dựng hiện chưa được chú trọng đúng mức.
Dự án Chung cư cao tầng, dịch vụ thương mại HH6 - THE GOLDEN AN KHÁNH là
một công trình lớn quy mô bao gồm 03 tòa nhà: 18T1, 18T2, 40T. Tòa nhà 18T1 và
18T2 cao 18 tầng, tòa nhà 40T cao 40 tầng, thuộc khu đất 33 ha có chức năng hỗn hợp
chung cư cao tầng và văn phòng, thương mại dịch vụ trong quần thể 288,8 ha của khu
đô thị Nam An Khánh. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn lao động là một công tác
quan trọng và chiếm chi phí lớn. Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm quản lý công
tác này một cách hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình HH6 The Golden An Khánh” là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về an toàn lao động và nghiên cứu thực tiễn công tác
quản lý an toàn lao động các dự án đầu tư xây dựng công trình để đề xuất một số giải
pháp về tổ chức thực hiện và giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng công tác
quản lý an toàn lao động đối với công trình HH6 - The Golden An Khánh dưới góc độ
Quản lý Nhà nước về ATLĐ.
3. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận

1


Nghiên cứu những công trình khoa học, tài liệu đã công bố về công tác an toàn trong
xây dựng.
Các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động trong xây dựng.
b. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra khảo sát;
phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh; phương pháp chuyên gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Dự án xây dựng Chung cư cao tầng, dịch vụ thương
mại HH6 - The Golden An Khánh.
b. Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý an toàn lao động trong giai đoạn thi công công trình ở Dự án xây
dựng Chung cư cao tầng, dịch vụ thương mại HH6 - The Golden An Khánh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Để kiểm soát và đảm bảo An toàn lao động và Môi trường trong xây dựng phải dựa
vào bản kế hoạch xây dựng. Chủ đầu tư phải căn cứ vào bản kế hoạch để đảm bảo An
toàn lao động và Môi trường xây dựng đồng thời phân công cho các đơn vị chuyên
trách, đơn vị phối hợp và các cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể theo dõi, giám sát quá
trình thi công, đôn đốc thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn lao động và môi trường.
Quá trình theo dõi, đôn đốc, giám sát trong thời gian thi công về mặt an toàn lao động
và môi trường là một quá trình tổ chức khoa học và thực tế.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài luận văn mà học viên nghiên cứu được vận dụng cụ thể vào công tác quản lý An
toàn lao động xây dựng cho dự án HH6 - The Golden An Khánh, qua đó nhằm đề xuất
một số vấn đề tăng cường công tác quản lý An toàn vệ sinh lao động cho các dự án đầu
tư xây dựng. Vì vậy, nôi dụng luận văn của học viên vừa mang ý nghĩa khoa học vừa
mang ý nghĩa thực tế.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO
ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển về kinh tế, xã hội, cùng với đó là sự phát
triển không ngừng của ngành xây dựng, hiện nay các công trình xây dựng trên toàn
quốc phát triển mạnh mẽ nên an toàn lao động trong xây dựng đang ngày càng được

quan tâm. Nhưng lĩnh vực xây dựng cơ bản luôn được coi là ngành có nguy cơ cao về
tai nạn lao động và thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng. Trong những năm
gần đây, số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng xảy ra tại Việt Nam đang ngày
càng gia tăng về mức độ nghiệm trọng, chỉ tính riêng từ đầu năm 2015 đến nay đã có
hàng chục vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã được ghi nhận, chưa kể còn nhiều vụ
nhỏ lẻ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho người lao
động tại các công trình xây dựng hiện chưa được chú trọng đúng mức.
Trong thời gian gần đây đã có một số vụ tai nạn lao động xảy ra trên các công trình
đang xây dựng báo hiệu một vấn đề đáng được quan tâm, tai nạn lao động đã trở thành
mối lo thường trực đối với nhiều công trình xây dựng, đáng tiếc hơn việc khắc phục sự
cố an toàn lao động gặp nhiều khó khăn và bài học rút ra từ đó chưa được coi trọng.
Đằng sau mỗi vụ tai nạn lao động, không chỉ là thiệt hại về tài sản cho cá nhân, tổ
chức mà còn là những nỗi đau mất người thân, để lại nhiều hệ lụy cho xã hội.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên nhân dẫn đến các vụ
tai nạn lao động là do có khoảng 80% công nhân ngành xây dựng là lao động tự do,
lao động phổ thông, phần nhiều chưa được đào tạo bài bản về an toàn lao động. Và
một nguyên nhân quan trọng nữa đó là các nhà thầu xây dựng chưa thực sự quan tâm
đúng mức tới công tác an toàn lao động cho chính những người lao động mà mình sử
dụng. Vì vậy, trong chương 1 của luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về các vấn
đề tổng quan trong công tác quản lý an toàn lao động ở lĩnh vực xây dựng.

3


1.1. Khái quát chung về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng
1.1.1. Mục đích của công tác quản lý an toàn lao động
− Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận
lợi và tiện nghi nhất;
− Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, bảo vệ
sức khỏe, an toàn về tính mạng cho người lao động;

− Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người
lao động;
− Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động;
− Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người
lao động;
− Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hình 1 - 1: Công nhân trên công trường lao động
1.1.2. Yêu cầu của công tác quản lý an toàn lao động
1.1.2.1. Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động
An toàn lao động là có liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe, tính mạng của người lao
động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo
hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi
phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ
lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình,
4


quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có
nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh
tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ
thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu.
Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động,
vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận
như các chế định khác.
a. Yêu cầu chung đối với công trường xây dựng
Điều 3, Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 [1] của Bộ Xây dựng: Quy
định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, công trường xây dựng
phải đảm bảo các yêu cầu sau:

− Tổng mặt bằng công trường xây dựng phải được thiết kế và phê duyệt theo quy
định, phù hợp với địa điểm xây dựng, diện tích mặt bằng công trường, điều kiện khí
hậu tự nhiên nơi xây dựng, đảm bảo thuận lợi cho công tác thi công, an toàn cho
người, máy và thiết bị trên công trường và khu vực xung quanh chịu ảnh hưởng của thi
công xây dựng.
− Vật tư, vật liệu phải được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp đúng theo thiết kế tổng mặt
bằng được phê duyệt. Không được để các vật tư, vật liệu và các chướng ngại vật cản
trở đường giao thông, đường thoát hiểm, lối ra vào chữa cháy. Kho chứa vật liệu dễ
cháy, nổ không được bố trí gần nơi thi công và lán trại. Vật liệu thải phải được dọn
sạch, đổ đúng nơi quy định. Hệ thống thoát nước phải thường xuyên được thông thoát
bảo đảm mặt bằng công trường luôn khô ráo.
− Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng [2]. Tại
cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, treo nội quy làm việc. Các
biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn phải được phổ biến và công khai trên
công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên
công trường như đường hào, hố móng, hố ga phải có rào chắn, biển cảnh báo và hướng
dẫn đề phòng tai nạn; ban đêm phải có đèn tín hiệu.
− An toàn về điện:
5


+ Hệ thống lưới điện động lực và lưới điện chiếu sáng trên công trường phải riêng rẽ;
có cầu dao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt điện một phần hay toàn bộ khu
vực thi công;
+ Người lao động, máy và thiết bị thi công trên công trường phải được bảo đảm an
toàn về điện. Các thiết bị điện phải được cách điện an toàn trong quá trình thi công xây
dựng;
+ Những người tham gia thi công xây dựng phải được hướng dẫn về kỹ thuật an toàn
điện, biết sơ cứu người bị điện giật khi xảy ra tai nạn về điện.
− An toàn về cháy, nổ:

+ Tổng thầu hoặc chủ đầu tư (trường hợp không có tổng thầu) phải thành lập ban chỉ
huy phòng chống cháy, nổ tại công trường, có quy chế hoạt động và phân công, phân
cấp cụ thể;
+ Phương án phòng chống cháy, nổ phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Nhà thầu phải tổ chức đội phòng chống cháy, nổ, có phân công, phân cấp và kèm theo
quy chế hoạt động;
+ Trên công trường phải bố trí các thiết bị chữa cháy cục bộ. Tại các vị trí dễ xảy ra
cháy phải có biển báo cấm lửa và lắp đặt các thiết bị chữa cháy và thiết bị báo động,
đảm bảo khi xảy ra cháy kịp thời phát hiện để ứng phó;
− Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
− Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài hoặc những công trình có sự tham gia của
nhà thầu nước ngoài thì các quy định về an toàn lao động phải được thể hiện bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
b. Yêu cầu khi thi công xây dựng
Điều 4, Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng [1]: Quy
định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, khi thi công xây dựng
phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
− Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt, trong
biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn lao động cho
người lao động và máy, thiết bị thi công đối với từng công việc. Trong thiết kế biện
pháp thi công phải có thuyết minh hướng dẫn về kỹ thuật và các chỉ dẫn thực hiện.
6


− Thi công xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế được duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu
chuẩn, quy trình kỹ thuật. Đối với những công việc có yêu cầu phụ thuộc vào chất
lượng của công việc trước đó, thì chỉ được thi công khi công việc trước đó đã được
nghiệm thu đảm bảo chất lượng theo quy định.
− Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc đột
xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường.

− Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận
theo quy định. Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực
hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được huấn luyện
an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định;
− Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm
định, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động
trên công trường. Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện
pháp đảm bảo an toàn.
Trường hợp khi hoạt động, thiết bị thi công vượt khỏi phạm vi mặt bằng công trường
thì chủ đầu tư phải phê duyệt biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và
công trình trong, ngoài công trường chịu ảnh hưởng của thi công xây dựng.
Trường hợp do điều kiện thi công, thiết bị phải đặt ở ngoài phạm vi công trường và
trong thời gian không hoạt động nếu các thiết bị thi công vươn ra khỏi phạm vi công
trường thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của địa phương.
Những người khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải được khám sức
khỏe, huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo
quy định của pháp luật về lao động.
1.1.2.2. Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động
An toàn lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
An toàn lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng lao động mà còn của cả
người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao
động...
7


Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động thì ở đó phải có an toàn lao
động.
1.1.2.3. Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc
thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động

Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy
chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích của
người lao động của tổ chức công đoàn.
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham gia
với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động cũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong phạm
vi đơn vị cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền
giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về an
toàn lao động, vệ sinh lao động...
Tôn trọng các quyền của công đoàn và đảm bảo để công đoàn làm tròn trách nhiệm
của mình trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động là trách nhiệm của người
sử dụng lao động và các bên hữu quan.
1.1.3. Vai trò của công tác quản lý an toàn lao động
1.1.3.1. Vai trò về mặt chính trị
Làm tốt công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng sẽ góp phần vào
việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất.
Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động.
Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.
1.1.3.2. Vai trò về mặt pháp lý
An toàn lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải
pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều được thể chế hoá bằng các
quy định luật pháp. Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như
người lao động thực hiện.
8


1.1.3.3. Vai trò về mặt khoa học
Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và
có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biện

pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi
trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn
chế tai nạn lao động xảy ra.
Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học
về an toàn lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch.
1.1.3.4. Vai trò về tính quần chúng
Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các
yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm tham gia vào việc thực
hiện các nhiệm vụ của công tác an toàn lao động.
Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội
thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải
thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.2. Điều kiện lao động và chủ thể quản lý an toàn lao động trong xây dựng
1.2.1. Điều kiện lao động trong ngành xây dựng
Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: công việc thường được tiến hành ngoài
trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi, do
đó điều kiện lao động của công nhân có những đặc điểm sau:
- Chỗ làm việc của công nhân luôn thay đổi ngay trong phạm vi một công trình, phụ
thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao động cũng thay đổi theo.
- Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi công đất,
bê tông, vận chuyển vật liệu...), mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn
9


công việc và công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao động
thấp, yếu tố rủi ro còn nhiều.
- Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều công

việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở
sâu dưới đất, dưới nước,... nên có nhiều nguy cơ tai nạn.
- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi, khí độc, tiếng
ồn...) nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí hậu, thời tiết
như nắng gắt, mưa gió... làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động.
- Do địa bàn luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ,
công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức. Chính những yếu tố đó cũng
là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn cho
người lao động.
- Người lao động chưa được đào tạo một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc,
xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động.
Qua phân tích như trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây dựng có nhiều
khó khăn phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện
điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
1.2.2. Các chủ thể quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
− Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn
dự án đầu tư xây dựng. Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công
trình, chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm [1]:
+ Thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các
quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường.
+ Lựa chọn Nhà thầu có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo
quy định của pháp luật về xây dựng.
+ Tạm dừng thi công và yêu cầu Nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm
quy định về an toàn lao động của nhà thầu. Nếu nhà thầu không khắc phục thì Chủ đầu
tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng.
10


+ Phối hợp với Nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động,
đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án,

công trình theo quy định của pháp luật về lao động.
− Ban Quản lý dự án: Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do Chủ đầu tư giao và
quyền hạn do Chủ đầu tư ủy quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Chủ
đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền.
− Tư vấn: là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây
dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng.
Theo Điều 7 Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010, Bộ Xây dựng, 2010
[1]: Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, Ban quản lý dự
án hoặc Tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm:
+ Giám sát việc thực hiện của Nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp
đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi
công xây dựng.
+ Thông báo cho Chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá
trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp.
+ Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục
khi Nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường.
− Nhà thầu: là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng. Những tổ chức, cá
nhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng. Theo Điều 6,
Thông tư số 22/2010/TT- BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây dựng [1]: Quy định về an
toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, Nhà thầu thi công xây dựng công
trình bao gồm cả tổng thầu, nhà thầu chính và nhà thầu phụ trên công trường có trách
nhiệm:
+ Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp
bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra
thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an
toàn lao động cho phù hợp.

11



+ Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn
được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đồng
thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
+ Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công
trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá
nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công.
+ Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và
người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định.
+ Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được
phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.
+ Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản
khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường.
+ Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm
đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định.
− Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người sử
dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các
hoạt động an toàn, vệ sinh lao động.
Chủ đầu tư

Hình 1 - 2: S
ơ đồ
quản
lý an
toàn
lao
động

Ban QLDA

Tư vấn TK


Bộ phận
ATLĐ

Bộ phận
ATLĐ

Nhà thầu
Bộ phận
ATLĐ

1.3. T
ình
hình
đảm
bảo kỹ thuật an toàn lao động

Cán bộ ATLĐ

Trong những năm gần đây, công tác bảo hộ lao động đã được Nhà nước, các bộ ngành,
đoàn thể và doanh nghiệp quan tâm đầu tư nên nhận thức của người lao động ngày
12


càng được nâng lên rõ rệt. Cùng với những thành tựu đã đạt được về phát triển kinh tế
và xã hội đất nước, công tác an toàn lao động cũng có những chuyển biến tích cực, các
cơ sở có nhiều sáng tạo, cải tiến hợp lý hoá sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho
người lao động, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế
độ, chính sách về an toàn lao động cho người lao động được ban hành tương đối đầy

đủ và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Bộ máy tổ chức
và cán bộ làm công tác an toàn lao động bước đầu được củng cố từ cơ quan quản lý
nhà nước đến các doanh nghiệp, trong đó nổi bật là việc thành lập được Hội đồng
Quốc gia về an toàn lao động sau 10 năm triển khai Bộ luật Lao động và việc phát
triển mạng lưới an toàn – vệ sinh viên với hơn 153 nghìn người [3].
Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi mới, đa dạng hóa dưới nhiều hình thức: Mỗi
năm có trên 15 nghìn cuốn sách, 8 vạn tranh áp phích và 50 vạn tờ rơi về an toàn vệ
sinh lao động được phát hành; nhiều phóng sự, phim chuyên đề và các buổi tọa đàm,
các chương trình giải trí với chủ đề an toàn vệ sinh lao động... được xây dựng và phát
trên truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam. Website an toàn vệ sinh lao động của Việt
Nam đã có hơn 1 triệu lượt người khai thác thông tin. Đặc biệt, Tuần lễ Quốc gia về an
toàn vệ sinh lao động hàng năm đã trở thành ngày hội của đông đảo người sử dụng lao
động và người lao động trong cả nước. Hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
đã có những chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương pháp huấn luyện. Số
người được huấn luyện năm sau cao hơn năm trước, từ năm 2000-2004, trung bình
mỗi năm huấn luyện cho trên 70 nghìn lượt cán bộ quản lý, trên 15 nghìn lượt chủ
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trên 700 nghìn lượt cán bộ làm công tác an
toàn lao động, y tế tại doanh nghiệp và hàng triệu người lao động. Công tác nghiên cứu
khoa học kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động đã được chú trọng và đẩy mạnh ở các
bộ, ngành và các doanh nghiệp lớn. Từ năm 2000-2004, gần 100 đề tài và dự án cấp
nhà nước và cấp bộ đã được nghiên cứu, ứng dụng, triển khai phục vụ sản xuất. Các
hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn lao động đã được tăng cường và mở rộng với các
nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Cộng hoà Liên bang Đức và các tổ chức quốc
tế ILO, WTO, WB, ADB..., thu hút hơn 100 tỷ đồng viện trợ không hoàn lại và các hỗ

13


trợ kỹ thuật khác, giúp Việt Nam giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ
doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế [3].

Đối với công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng cũng đạt được nhiều thành tựu
to lớn, các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ,như quần áo mũ
cho người lao động. các nhà thầu xây dựng ngày càng trang bị đầy đủ vật tư, giàn giáo.
Máy công trình, người lao động tránh làm việc trực tiếp với công việc nặng nhọc, giảm
thiểu khả năng gây tai nạn [3].
1.3.1. Hoạt động thông tin, truyền thông về an toàn lao động
1.3.1.1. Hoạt động thông tin, truyền thông về ATLĐ ở các cấp quản lý và các tổ chức
Giai đoạn 2010-2015, công tác thông tin tuyên truyền về an toàn lao động được Đảng,
Nhà nước, Chính phủ ngày càng quan tâm, thể chế trong một số chính sách, văn bản
quan trọng như: Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CT ngày
13/9/2013 về đẩy mạnh [4] trong đó Ban Bí thư đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới nội dung,
hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm an
toàn vệ sinh lao động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân” là một trong những nhiệm
vụ hàng đầu nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2281/QĐ-TTg phê duyệt CTQG về an toàn vệ
sinh lao động giai đoạn 2010-2015 [3], trong đó có Dự án 3: “Tuyên truyền, giáo dục,
huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao
động, thuộc Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 20112015”.
Tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các hoạt động thông tin, tuyên truyền về
an toàn vệ sinh lao động ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh triển khai rộng khắp
trong phạm vi cả nước dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số
kết quả và hình thức tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động phổ biến:
- Tuyên truyền qua hệ thống truyền thông đại chúng;
- Các hoạt động in, phát hành ấn phẩm tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động;
14


- Các hoạt động tuyên truyền tư vấn trực tiếp tới các doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác
xã, bà con nông dân.

Bảng 1 - 1: Kết quả tổng hợp sự tham gia của các Bộ, ngành và địa phương trong việc
phổ biến thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động năm 2011-2015 [3]

STT

Số làng
nghề được
phổ biến
thông tin

Số HTX
được phổ
biến thông
tin

Làng

HTX

DN

DN

2.413

22.242

12.522

1.166


Số DN ứng dụng
Số DN VN
được phổ biến hiệu quả hệ thống
quản lý
thông tin

A

Bộ, ngành Trung ương

1

Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội

3

0

2.740

633

2

Bộ Xây dựng

0


0

0

20

3

Bộ Công thương

0

0

0

0

4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn

0

0

50

0


5

Bộ Y tế

0

0

0

0

6

Bộ Quốc phòng

0

0

0

54

7

Bộ Giáo dục và Đào tạo

0


0

0

0

8

Bộ Thông tin truyền thông

0

0

0

0

9

Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam

0

0

8355


82

10

Liên
minh
Việt Nam

2100

22.242

500

0

11

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

310

0

630

377

12


Hội Nông dân Việt Nam

0

0

247

0

B

Địa phương

2.781

6.020

144.891

6.437

C

Tổng cộng

5.194

28.262


157.413

7.603

Hợp

tác



- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về an toàn vệ sinh lao động qua internet,
các trang web;
- Các hoạt động phong trào, các hội nghị, hội thảo, hội thi, tập huấn về thông tin tuyên
truyền an toàn vệ sinh lao động.
1.3.1.2. Hoạt động thông tin tuyên truyền ở cấp doanh nghiệp, cơ sở
Tại các cấp doanh nghiệp, cơ sở thường chú trọng triển khai các nhóm hoạt động
thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động như:
15


− Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia về an toàn vệ sinh lao động tại
cấp doanh nghiệp, cơ sở;
− Thông tin, phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
qua tập huấn, phổ biến thông tin cho người lao động;
− Tổ chức tuyên truyền, phát hiện các nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động đối
với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động;
− Tổ chức các hoạt động đào tạo, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ về an toàn vệ sinh
lao động cho người lao động; tổ chức tư vấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin về an
toàn vệ sinh lao động cho người lao động;
− Tổ chức các hội thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, ký giao ước thi đua giữa

các phân xưởng, tổ đội trong tháng hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động;
− Các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, chia sẻ kinh nghiệm về an toàn vệ sinh
lao động cho người lao động.
1.3.2. Hoạt động giáo dục, đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động
Bình quân từ 2011 đến năm 2014, mỗi năm có trên 46.000 người làm các nghề, công
việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động; 46.000 người làm các nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 25.000 cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh
lao động tại doanh nghiệp được huấn luyện và hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao
động. Riêng huấn luyện cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh
nghiệp, khoảng trên 24.000 người mỗi năm.
Bảng 1 - 2: Một số kết quả huấn luyện an toàn vệ sinh lao động từ 2011-2014 [3]
TT

Đối tượng huấn luyện

1

Thực hiện
2011

2012

2013

2014

Người sử dụng lao động, cán bộ
AT,VSLĐ

10.835


40.332

33.019

19.640

2

Người lao động làm nghề nặng nhọc,
độc hại nguy hiểm

31.737

60.876

64.623

35.431

3

Người làm nghề, công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về AT,VSLĐ

39.952

53.016

60.085


28.248

Từ 2011- 2015, người làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
ngành lao động từ cấp Trung ương đến cấp xã, phường đều được huấn luyện ít nhất 01
16


lần, tổng số lượt huấn luyện là 35.597 người (Năm 2011 huấn luyện 8.162 người; năm
2012 huấn luyện 11.823 người; năm 2013 là 10.741 người làm công tác quản lý nhà
nước về an toàn vệ sinh lao động năm 2014 là 4.894 người).
1.3.3. Hoạt động kiểm định, kiểm tra chất lượng hàng hóa sản phẩm thuộc lĩnh vực
an toàn lao động
Đến năm 2015, Cục An toàn lao động - Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã chỉ
định được 57 tổ chức kiểm định và cấp chứng chỉ được cho 609 kiểm định viên; hoạt
động huấn luyện nghiệp vụ cho kiểm định viên cũng đang được triển khai thực hiện.
Chất lượng công tác kiểm định kỹ thuật các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động đang từng bước được cải thiện [5].
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, do vậy
số lượng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt được đưa vào sản xuất ngày càng lớn.
Theo số liệu từ các tổ chức kiểm định, các Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội báo cáo
tình hình kiểm định các máy, thiết bị trong giai đoạn 2010-2015 là:
Bảng 1 - 3: Số lượng máy, thiết bị được kiểm định giai đoạn 2010-2015 [5]
Đơn
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
vị
Số lượng máy,
thiết bị được
kiểm định


Bộ

693.847

457.607

1.331.825

1.819.385

2.323.348 2.547.819

Theo số liệu điều tra, khảo sát từ 2000 doanh nghiệp phân bố trên 10 tỉnh, thành phố
của Cục An toàn lao động, Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội năm 2012 có 983
doanh nghiệp có sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp được điều tra. Cơ cấu doanh nghiệp sử dụng máy,
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phân chia theo ngành nghề kinh tế,
ngành khai khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhấn là 71,7%; đứng thứ 2 là ngành sản xuất kim
loại chiếm 63,1%; ngành xử lý rác thải, nước thải chiếm 23,9%. Cơ cấu doanh nghiệp
sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phân chia theo loại
hình doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất là 82,1%; doanh
nghiệp FDI chiếm 81,6 %; khối hợp tác xã chiếm 8,7 % [5].

17


×