Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Báo cáo tốt nghiệp ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ NGỌC YÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 45 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

A LÊM

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ NGỌC YÊU

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐỀ TÀI
ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN XÃ NGỌC YÊU

GVHD

: Th.S TRẦN TRUNG

SVTH

: A LÊM

LỚP

: K915LK2


MSSV

: 15152380107079

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
Đánh giá về Báo cáo thực tập tốt nghiệp: …….. /10 điểm


MỤC LUC


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô
giáo trường Đại học phân hiệu Đà Nẵng tại Kon Tum nói chung cùng với thầy cô khoa
Sư phạm Và Dự bị đại học nói riêng, đã tạo điều kiện cho em được học tập. Em cũng xin
cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến
thức bổ ích để thực hiện hoàn thành chương trình 04 năm Đại học và cũng như có được
hành trang vững vàng cho tương lai.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Trần Trung – Trường Đại Học
Kinh tế Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Do giới hạn
kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự
chỉ dẫn và đóng góp của thầy để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, các Ban ngành trong
đơn vị thực tập đã tạo điều kiện cho em được thực tập, cảm ơn các anh, chị, cô, chú trong
cơ quan đơn vị đã luôn giúp đỡ em để em hoàn thành đợt thực tập. Đặc biệt, em xin cảm
ơn anh Ngô Đức Hạnh công chức công tác tại Tư Pháp- Hộ tịch xã đã luôn quan tâm, chỉ
dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn !

Kon Tum, tháng 6 năm 2019
Sinh viên thực hiện

A Lêm


5


DANH MUC TỪ VIẾT TẮT
UBND - Uỷ Ban nhân dân
HĐND – Hội Đồng nhân dân
ĐKKS – Đăng ký khai sinh
ĐKKH – Đăng ký kết hôn
ĐKKT – Đăng ký khai tử

PHẦN MỞ ĐẦU

6


Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi
quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Để
quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều hướng
đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về đặc điểm
nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu
trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Do đó, việc tổ chức phục vụ người dân
đăng ký hộ tịch thuận tiện, kịp thời, chính xác còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn,
đó là sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với công dân của mình. Đối với mỗi cá
nhân, đăng ký hộ tịch là cách thức để thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản, như:
quyền được đăng ký khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn, quyền nuôi con nuôi
hoặc được nhận làm con nuôi…Công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng
quan trọng của nó trong tiến trình phát triển xã hội.
Thực tập tốt nghiệp là công việc rất quan trọng đối với tất cả sinh viên năm cuối
nói chung và sinh viên ngành Quản lý nhà nước nói riêng. Đây là dịp để sinh viên tiếp
cận với thực tế, vận dụng những kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng thực hành

nghiệp vụ. không những giúp trau dồi, củng cố kiến thức đã học mà còn giúp tu bổ thêm
những vốn kiến thức mới, mặt khác đây cũng là một dịp giúp sinh viên rèn luyện tác
phong của một cán bộ Tư pháp-hộ tịch trong tương lai của xã Ngọc yêu.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong xã
hội. Hiên nay ngành Tư pháp đã được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng, cho
đến nay đã trở thành một ngành chủ chốt, một công tác không thể tách rời trong các cơ
quan Nhà nước. Chính vì lẽ đó mà công tác Tư pháp luôn đòi hỏi người cán bộ làm công
tác này phải không ngừng học hỏi từ lý thuyết đi đến thực hành để nâng cao trình độ hiểu
biết, rèn luyện tính năng xử lý nhanh chóng, chính xác và kịp thời.

1. Lý do chọn đề tài báo cáo
Vấn đề công tác quản lý và đăng ký hộ tịch là biện pháp nhằm đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của mỗi công dân, là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền đi khai sinh, khai tử, kết
hôn, ly hôn và nhận con nuôi….thay đổi cải cách hành chính hộ tịch. Vì thế cần được bảo
đảm các yêu cầu chung của điều kiện hộ tịch như là: Tính chính xác, đầy đủ, chặt chẽ,
khách quan, nhanh chóng theo quy định của Pháp luật.
Bởi lý do đó mà tôi chọn đề tài: “Đăng ký và quản lý hộ tịch tại ủy ban nhân
dân cấp xã” để làm rõ chuyên đề báo cáo thực tập của mình.

7


2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện đăng ký các sự kiện về hộ tịch của các hộ gia đình trên
địa bàn xã Ngọc yêu
3. Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, phạm vi về thời gian)
3.1. Phạm vi về không gian: Ngiên cứu tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã
Ngọc Yêu, Huyện Tu Mơ Rông,tỉnh Kon Tum.
3.2. Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu công tác đăng ký và quản lý Hộ
tịch tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Ngọc yêu giai đoạn năm 2018 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Sử dụng phương pháp thống kê: Số liệu được lấy từ các nguồn: Sổ đăng ký và
quản lý hộ tịch, sổ đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử của Tư pháp-Hộ tịch xã; lấy từ báo
cáo của UBND xã Ngọc Yêu, sách báo, Internet.
- Sử dụng phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh các số liệu
về đăng ký khai sinh giữa các năm.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục báo cáo trên được thiết
kế thành 3 chương như sau đây:
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Thực trạng về hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy Ban nhân
dân xã Ngọc Yêu
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đăng
ký và quản lý hộ tịch

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỄN KINH TẾ CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN XÃ NGỌC YÊU
1.1 Lịch sử hình thành xã Ngọc Yêu
Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu là một trong những địa bàn xã nằm trong vùng
sâu, vùng xa thuộc Huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum quốc gia Việt Nam và được thành
lập năm 2001 với diện tích tự nhiên là 21.730 và 4.018 nhân khẩu theo tờ trình Ủy Ban
nhân tỉnh Kon Tum tờ trình số 57/TT – UB ngày 22/11/2000 về việc đề nghị chia tách

8



thành lập xã thuộc huyện Đăk Glei và Huyện Đăk Tô. Cho đến thời điểm hiện nay trên
toàn địa bàn xã có là 1500 nhân khâu với tổng số hộ là 406 hộ.
- Địa chỉ: tại thôn BaTu 2, xã Ngọc Yêu, huyện TuMơRông tỉnh Kon Tum.
-

Số điện thoại: 0978033035
Email:
Vị trí địa lý: 14◦52’41’’B 108◦5’3’’Đ
Diện tích: 126km2
Dân số: 1500 người
Mã hành chính: 23413
Lĩnh vực hoạt động: quản lý hành chính Nhà nước
1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Từ năm 2010 đến nay nền kinh tế của xã Ngọc Yêu phát triển lên một bước mới,
đời sống nhân dân từng bước phát triển nhờ sự phát triển của xã hội và sự quan tâm của
Nhà nước về đời sống của nhân dân, cũng như đời sống người dân phát triển nhờ vào
nguồn thu nhập của mình.
+ Về sản xuất trong công nghiệp và nông nghiệp
Năm 2010 đến nay, toàn xã có trên 287/ha cây cà phê xứ lạnh và đã có khoảng
110 /ha cho năng suất bình quân 8 tấn/ha. Vào năm 2019, đã trồng mới trên 80/ha cây Cà
phê, đã ra kế hoạch giao trồng thêm cây cà phê là 270/ha, cây bời lời là 280/ha, cây đẳng
sâm là 50/ha …Đất trồng cây lương thực được chia làm 2 vụ là vụ Đông và vụ xuân cũng
nhờ vậy mà đã đạt được nâng suất cao và góp phần giải quyết lương thực thực phẩm của
người dân trên địa bàn cụ thể :
Về cây Ngô đã trồng được 13 ha/17ha kế hoạch gieo trồng. Đạt được 6.705882%
kế hoạch.
Về cây lúa đã trồng được 104 ha/101 ha đạt được 95.4% kê hoạch
Về cây sắn ( Mì) đã trồng được 151 ha/ 159.7 ha đạt được 108.1% kế hoạch
Về cây bo bo đã trồng được 36 ha/36 ha đạt được 100% kế hoạch.
+ Về chăn nuôi: Trên địa bàn xã hiện có khoảng 1.081.7con gia súc, gia cầm trong

đó, đàn trâu 406/400 con đạt 101.5% kế hoạch, đàn bò 425/423 con đạt 100.5% kế hoạch,
đàn heo trên hai tháng tuổi 248/244 con đạt 101.6% kế hoạch , đàn gia cầm 2.700/2.740
con đạt 98.5% kế hoạch, ao cá là 0.9ha thực hiện được là 1.145 đạt được 1.272% kế
hoạch.
+ Về dân số: Tính đến 31 tháng 12 năm 2018 đến nay toàn xã hiện có 406 hộ ,
1.500 nhân khẩu, có 313 hộ chưa thoát nghèo.

9


- Về công tác giảm nghèo: Trong năm 2019 đến nay, xã Ngọc Yêu gồm có 406 hộ
trong đó hộ chưa thực sự thoát nghèo có 313 hộ nghèo.
- Về y tế: Có 01 trạm y tế xã với 5 nhân lực, trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 04
nhân viên y tá, y sỹ, có 03 giường bệnh. Về cơ bản cơ sở y tế đảm bảo khám chữa bệnh
ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
- Về giáo dục: Toàn xã hiện có 03 cấp trường học, gồm có 01 trường Mầm non tại
trung tâm xã; 01 trường Mầm Non tại thông Ngọc Đo; O1 trường Mầm Non tại thôn
Long Láy 2; 01 trường Mầm Non tại thôn Ba Tu 1; 02 cấp trường tại trung tâm xã : 01
trường tiểu học; 01 trường trung học cơ sở.
- Về quốc phòng, an ninh: Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến
hết sức phức tạp do sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước
chống phá Đảng và chế độ ta. Tuy nhiên, trong năm 2018 được sự lãnh đạo của Đảng bộ,
sự chỉ đạo điều hành của Chính quyền xã nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo ổn định.
Những thành tựu bước đầu tuy chưa vững chắc nhưng là cơ sở để xã Ngọc Yêu
tiến lên giàu đẹp, vững mạnh bên cạnh những thành tựu đã đạt được Đảng bộ và nhân
dân xã Ngọc Yêu cần cố gắng phát huy những thành tựu bước đầu đó để cùng huyện, tỉnh
và cả nước vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3 Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của

Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên (Khoản 1, khoản 2 Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng
nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã (Điều 30, Luật tổ chức chính quyền địa phương
2015)
Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. Quyết
định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do
cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa
phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phương ở xã. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm
chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã

10


hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã (Điều 31, Luật tổ chức chính quyền địa
phương 2015)
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã. (Điều 35, Luật tổ
chức chính quyền địa phương 2015)
1.4 Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu
+ Tại Điều 30, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Chính
quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và
Ủy ban nhân dân xã;

+ Tại Điều 31, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Tổ chức
và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. Quyết định những vấn
đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp
huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
+ Tại Điều 35, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định: Xây dựng,
trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4
Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Tổ
chức thực hiện ngân sách địa phương. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà
nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
+ Tại Điều 34, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cơ cấu tổ chức của
Ủy ban nhân dân xã: Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách
quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ
tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch
1.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu

11


Tại Điều 36 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định thì: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:
+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban
nhân dân xã
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác,
phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của
cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã
theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc
và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật
+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
+ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp
dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp
luật
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
1.6 Đội ngũ nhân sự của Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu
a) Số lượng nhân sự
Thực tế khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu là chủ yếu nhưng cơ cấu tổ
chức cấp xã hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng. Chưa rõ ràng ở chỗ phân bố nơi làm
việc, biên chế, kinh phí, hoạt động..... của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và
của chính quyền còn chung nhau, biên chế của cơ quan bao gồm cả Đảng ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận và các Đoàn thể. Biên chế của cơ quan theo
quy định tại Nghị định số 112/2012/NĐ-CP, ngày 05/12/2012 của Chính phủ về cán bộ,
12


công chức xã, phường thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/9/2009 của Chính

phủ về số lượng cán bộ công chức, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã. Hiện xã
Ngọc yêu gồm có 23 cán bộ, công chức sau:
* Cán bộ
1. Huyện Ủy viên Bí thư Đảng Ủy: 01 người
2. Phó bí thư Đảng ủy: 02 người (01 Phó kiêm Chủ tịch UBND, 01 Phó kiêm chủ
tịch HĐND)
3. Phó Chủ tịch HĐND: 01 người
4. Phó Chủ tịch UBND: 01 người
5. Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc: 01 người
6. Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
7. Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ: 01 người
8. Chủ tịch Hội cựu chiến binh: 01 người
9. Chủ tịch Hội nông dân: 01 người
* Công chức
1. Chỉ huy trưởng Quân sự xã: 01 người
2. Trưởng công an xã: 01 (Tăng cường công an chính quy)
3. Văn phòng-thống kê: 03 người
4. Địa chính-xây dựng: 01 người
5. Tài chính-kế toán: 01người
6. Văn hóa xã hội: 01 người
7. Tư pháp-hộ tịch: 02 người
b) Chất lượng nhân sự
+ Trình độ học vấn:tốt nghiệp Trung học phổ thông có 15 người; Trung học cơ sở:
04 người.
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 09 người, chiếm ; Trung cấp: 15 người; chưa qua
đào tạo 04 người.

13



+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người; Trung cấp: 15 người; Chưa qua đào
tạo: 04 người.
+ Cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số: 18 người.
1.7 Trang thiết bị và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu
a) Trang thiết bị làm việc
Trang thiết bị làm việc của Ủy ban nhân dân xã hiện nay đã được quan tâm đầu tư
mới, sửa chữa những thiết bị hư hỏng, cũ kỹ, lạc hậu để thay thế trang thiết bị mới có
chất lượng, hiệu quả cao, cụ thể gồm có: 01 máy Photocoppy đặt tại phòng Tư pháp – Hộ
tịch, 02 máy photocopy đặt tai Văn phòng, 10 máy tính xách tay và 18 máy tính để bàn,
18 máy in, 250 bàn ghế làm việc, hội họp, 15 tủ đựng, bảo quản tài liệu cơ quan.
b) Công sở xã Ngọc Yêu
Xã Ngọc Yêu được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng mới vào năm 2016
với Trụ sở làm việc gồm 02 tầng khang trang, 12 phòng làm việc, 02 nhà hội trường hội
họp chung của xã, 01 nhà làm việc của Công an, 01 nhà làm việc của Quân sự xã, 03
phòng ngủ lại cho cán bộ, công chức nhà xa, 01 nhà bếp nấu ăn chung, 01 sân bóng
chuyền, 01 sân bóng đá, 01 khu để xe.
1.8 Sơ đồ tổ chức hành chính xã Ngọc Yêu

CHỦ TỊCH UBND
PHÓ CHỦ TỊCH UBND

PHÓ CHỦ TỊCH UBND

KHỐI KINH TẾ

KHỐI VĂN HÓA – XÃ HỘI

Văn phòng thống kê – Tổng
hợp
Công an


Tài
chính-

Lao động
TB&XH

Quân sự

Địa chính
– xây

Tư pháp –
Hộ tịch

CÁC ĐƠN VỊ, THÔN XÓM TRỰC THUỘC

Trạm Y tế xã
Trường PTDTBT THCS xã
Trường Tiểu học
Trường Mầu non

Các thôn
14


1.9 Văn bản quy định nội quy, quy chế của Ủy ban nhân dân Ngọc Yêu
+ Quyết định số: 123/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
huyện Tu Mơ Rông về việc Ban hành quy chế làm việc của UBND huyện Nhiệm kỳ
2016-2021.

+ Nghị quyết số: 01/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân xã Ngọc Yêu khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021 về việc đề nghị phê chuẩn chức danh Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã khóa x, nhiệm kỳ 2016-2021;
+ Quyết định số: 02/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
xã Ngọc Yêu về việc Ban hành quy chế làm việc của UBND xã Nhiệm kỳ 2016-2021.
Nội dung thực tập
2.1 Giới thiệu về chủ đề và nội dung mà tôi hướng tới trong đợt thực tập năm cuối
Nội dung mà tôi hướng tới trong đợt thực tập này là: Đăng ký và quản lý hộ tịch
tại Ủy ban nhân dân xã Ngọc Yêu.
Tại đơn vị thực tập, tôi được cán bộ hướng dẫn thực tập giao cho tôi làm công việc
sau:
- Chứng thực các giấy tờ bản sao từ bản chính.
- Cấp trích lục các giấy tờ hộ tịch như: trích lục khai sinh, trích lục kết hôn, trích lục khai
tử.
a. Mô tả công việc sinh viên đang thực tập
Công việc của tôi mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần đến hết thời gian thực
tập tai đơn vị thực tâp là phô tô, chứng thực các giấy tờ bản sao từ bản chính như giấy
khai sinh, hộ khẩu, bằng tốt nghiệp và các loại giấy tờ khác…cấp các giấy tờ trích lục
các sự kiện hộ tịch như trích lục giấy khai sinh, giấy kết hôn, giấy khai tử. Ngoài làm tại
bộ phận tư pháp – hộ tịch, tôi được phân công giúp việc cho bên Văn phòng để ghi chép
công văn đến và công văn đi, đóng tập các tài liệu biên bản họp và các biên bản khác.
Lập kế hoạch Ngày hưởng ứng pháp luật quý I của xã Ngọc Yêu năm 2019. Đi rà soát
lại dân số tại thôn Ngọc Đo với đồng chí Phạm Duy Linh.
II.

Tình hình thực tế tại đơn viêc thực tập: Do địa bàn xã nằm trong vùng sâu vùng
xa, đại đa số người dân bản địa là dân tộc thiểu số cho nên việc tiếp thu và tiếp cận
pháp luật còn hạn chế. Cũng bởi vậy mà ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực tập.

15



Về cơ sở vật chất thì còn thiếu thốn nhiều cũng bởi vậy mà làm ảnh hưởng không
nhỏ tới tiến độ công việc như photo, đánh văn bản, lập kế hoạch…
Công việc trên lý thuyết ở giảng đường khác xa so với thực tế tại nơi tôi được đi
thực tập. Nó khác là ở chỗ lý thuyết cho chúng ta nền tảng cơ bản chứ nó không thể cho
chúng ta tiếp cận thực tế được. Nhưng với thực hành là đưa chúng ta đụng chạm với
thực tiễn hơn , được tiếp cận và giúp đỡ người dân trong quá trình đi thực tập, được làm
quen với môi trường làm việc thực sự, thấy được rằng tinh thần và trách nhiệm càng lơn,
làm việc phải có tính chính xác cao, phải làm đúng tiến độ, phải luôn tuân thủ các quy
định của đơn vị thực tập. Không những vậy mà còn được gần gũi dân, được nghe dân
trình bày các ý kiến, kiến nghị trong bởi họp giao ban tại đơn vị thực tập. Tuy nhiện, lý
thuyết là nền tảng không thể thiếu của thực tiễn. Cũng từ đó mà chúng ta đã nắm được,
biết được, hiểu được và xác định đươc mình sẽ làm gì khi bước vào công việc thực tiễn.
Do địa bàn xa nên máy móc, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc đi thực
tập cũng ảnh hưởng không nhỏ, ví dụ trong việc phô tô còn hay bị trực trặc, mạng
internet còn chưa được hoàn thiện, đường đi lại còn gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh hưởng
tới tiến độ công việc như là sửa chữa thiệt bị bị hư hỏng, mạng internet yêu ảnh hưởng
đến việc kiểm tra công văn đến, công văn đi, nhập vào máy tính để nhập hồ sơ hộ tịch…
nên việc đưa ra các giải pháp khắc phục rất khó khăn.
b. Quá trình thực hiện của sinh viên và tình hình thực hiện tại đơn vị
- Kế hoạch của sinh viên: tôi lập kế hoạch cho công việc thực tập của tôi từ thứ 2 đến thứ

6 hàng tuần.
Tôi luôn thực hiện tốt công việc được cán bộ hướng dẫn thực tập giao, luôn chấp hành
quy định, nội quy của đơn vị, luôn có thái độ hành vi ứng xử đúng mực.
- Thuận lợi của tôi tại đơn vị thực tập là luôn được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban
lãnh đạo cũng như cán bộ hướng dẫn thực tập.
- Khó khăn là địa bàn xa, vật chất thiếu thốn, đại đa số là dân tộc thiểu số, việc tiếp cận
pháp luật còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thực tập.

c.
Kết quả đạt được
-

Trong quá trinh thực tập tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc đúng tiến độ, làm
việc có trách nhiệm . Mục tiêu đề ra đầu tiên của tôi là chỉ làm việc ở bộ phận Tư Phap –
Hộ tịch nhưng khi đến thực tế lại được tiếp cận và làm việc bên Văn phòng.
2.2 Tự đánh giá của bản thân
- So với kết quả với mục tiêu môn học đề ra cũng như công việc mà cán bộ hướng dẫn

-

giao, tôi thấy tôi tiếp thu công việc tại đơn vị thực tập đạt 80% - 90% công việc thực tế
tôi được tiếp cận và làm quen.
Trong thời gian thực tập đã giúp tôi học được cách vận dụng từ lý thuyết đến với thực
tiễn. Giúp tôi có kỹ năng hành nghề tốt hơn, vững chắc hơn, tự tin hơn trong mọi công
16


việc được giao. Giúp tôi học được cách ứng xử đúng đắn, ứng xử có văn hóa và đặc biệt
hơn nữa là giúp cho tôi được hoàn thành đợt thực tập quan trọng này cũng như là môi
trường làm việc thực tiễn.
2.3 Kiến nghị, đề xuất
- Tôi có kiến nghị, đề xuất với nhà trường là cho sinh viên được đi thực tập trong thời gian
học nhiều hơn để được tiếp cận và làm việc có hiệu quả hơn sau khi tốt nghiệp. Còn với
bên đơn vị thực tập thì hãy phân công cho viên làm nhiều công việc khác nhau để dễ
dàng làm quen và xử lý khi gặp sau này.
- Nguyện vọng của tôi sau khi tốt nghiệp là sẽ viết sinh đơn xin vào cơ quan hành chính
Nhà nước.
Kết luận chương 1

Trên đây là những thông tin, số liệu,về tình hình phát triển kinh tế – xã hội tại xã
Ngọc Yêu, từ các số liệu và thông tin thu thập được cho thấy xã Ngọc Yêu luôn có
những bước không ngừng phát triển trong các lĩnh vực chủ yếu như chăn nuôi, trồng trọt
lúa nước mang lại thu nhập khác cho bà con nơi đây. Bên cận đó là nhờ sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng, chủ trương của Nhà nước mà việc giảm thiểu nhiều rủi ro trong công tác
và quản lý hộ tịch trên địa bàn xã. Qua đợt thực tập năm cuối tại đơn vị tôi thấy được sự
cải tiến hơn trong việc sử dụng các thiết bị máy móc để làm việc thay cho sự ghi chép
bằng tay như việc ghi số định danh và nhập thông tin vào máy tính của một các nhân khi
tới cơ quan ĐKKS, ĐKKH, ĐKKT…Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hạn chế của
nó như là máy tính tại đơn vị hay hư hỏng, chạy chương trình chậm, internet yếu khiến
việc đăng nhập vào tốn nhiều thời gian và làm chậm tiến độ công việc.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN XÃ NGỌC YÊU
I.
I.1.

Cơ sở lý luận về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Các khái niệm về hộ tịch
I.1.1. Về góc độ ngôn ngữ
Xét từ góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép, thuộc nhóm danh
từ. Nếu tìm hiểu riêng từng từ đơn thì có thể thấy, các từ điển tiếng Việt hiện nay khá
thống nhất trong cách hiểu về từng từ đơn này. Theo đó, từ “hộ”- khi sử dụng là danh từ
có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là “dân cư” hoặc
“nhà ở”, hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn ở với
nhau”. Tương tự, từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ đăng ký quan hệ lệ thuộc”.
Tuy nhiên, việc tổ hợp hai từ đơn này thành danh từ “hộ tịch” thì các từ điển Hán – Việt
của nhiều tác giả, trong cách giải nghĩa từ “hộ tịch” có sự tương đồng và những khía cạnh
khác biệt. Chẳng hạn như:


17


“Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch quán
của từng người”1;
“Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người trong sự quản lý của pháp luật
theo đơn vị hộ”2;
“Hộ tịch: Quyên sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi người trong
một địa phường”3;
“Hộ tịch: Sổ của cơ quan chính quyền đăng ký cư dân trong địa phương mình
theo đơn vị hộ”4;
“Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của mộtngười thuộc sự quản lý của pháp
luật”5;
“Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơi
mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền
cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần”6;
Như vậy, nghĩa của từ “hộ tịch” xét về góc độ ngôn ngữ còn tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau.
1.2.1 Khía cạnh pháp lý
Các Nhà xây dựng pháp luật đã sử dụng khái niệm này với tư cách là một thuật
ngữ chuyên ngành và định nghĩa trong văn bản. Bộ luật dân sự năm 2015 không có định
nghĩa về đăng ký hộ tịch, không định nghĩa về hộ tịch, đến Nghị định số 158/2005/NĐCP ngày 27/12/2015 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, có định nghĩa về hộ tịch và định
nghĩa này được ghi nhận lại ở Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính
phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tại Điều 1 Nghị định 123 qui định: “Nghị định này
quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và
sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn
chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ,
trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực
biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở

nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu
tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn,
hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền
nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch
làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.”.
1.2 Khái niệm về đăng ký hộ tịch.
Theo Bộ luật Dân sự năm 1995, Điều 54 qui định: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, nuôi
con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự kiện
khác theo qui định của pháp luật”. Khái niệm về đăng ký hộ tịch tiếp tục được ghi nhận ở
18


Nghị định số 83/1998/NĐ - CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ
tịch. “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha,
mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm
sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc
sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký
hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc những sự kiện khác theo qui định
của pháp luật”. Nhưng đến Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không qui định khái niệm này,
tách riêng ra theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày15/11/2015 của Chính phủ về đăng ký
và quản lý hộ tịch. Ở Nghị định 158/2005/NĐ-CP, các nhà làm luật sử dụng phương pháp
liệt kê khá chi tiết các sự kiện hộ tịch, làm cho Điều Khoản trong Nghị định trở nên dài
dòng và khái niệm về đăng ký hộ tịch tiếp tục được ghi nhận lại ở Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nghị
định này được ban hành thay thế Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Khái niệm về đăng ký

hộ tịch ở Nghị định số 123/2015/NĐ-CP được trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý hơn ở Nghị
định số 158/2005/NĐ-CP. Ví dụ 1: Các sự kiện ở Nghị định số 158/2005/NĐ-CP như:
thay đổi họ, tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đêm, ngày, tháng, năm sinh; đăng ký
khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;
được thay thế bằng cụm từ thay đổi, cải chính bổ sung, điều chỉnh hộ tịch ở Nghị
định 123/2015/NĐ-CP. Ví dụ 2: So với Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì Nghị định số
123/NĐ-CP có sự bổ sung thêm vấn đề “đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em
chưa xác định được cha mẹ” . Từ thực tế hiện nay cho thấy vấn đề xác này là những vấn
đề đáng quan tâm. Có những người khi sinh ra đã không thể xác định được cha mẹ. Việc
bổ sung qui định mới về vấn đề này trong nghị định có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiên
thuận lợi cho cá nhân này tham gia các mối quan hệ gia đình và xã hội. Khi định nghĩa về
đăng ký hộ tịch ở Nghị định 123/2015/NĐ-CP đồng thời đã phân biệt thành hai nhóm
hành vi có tính chất khác nhau rõ ràng:
- Hành vi xác nhận các sự kiện: sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận
cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính;
xác định lại dân tộc. Đối với các sự kiện hộ tịch nói trên cơ quan đăng ký hộ tịch
xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc, đồng thời cấp
cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó. Chẳng hạn như: Giấy khai sinh, Giấy
chứng nhận kết hôn, Giấy báo tử…Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã
làm phát sinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký. Chỉ sau khi được đăng
ký, các sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của
cá nhân.
19


- Hành vi ghi vào sổ hộ tịch các việc: ly hôn; xác định cha, mẹ, con; thay đổi
quốc tịch; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi; thì cơ quan đăng
ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền như: Bản án hoặc quyết định cho ly hôn của Tòa án thì ghi chú việc đó vào sổ
hộ tịch. Điểm khác biệt giữa hành vi xác nhận với hành vi ghi vào sổ hộ tịch thì hành vi

ghi vào sổ hộ tịch nó không làm phát sinh hiệu lực pháp lý. Mà hiệu lực pháp lý đã phát
sinh từ lúc cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định – căn cứ cho việc ghi vào sổ hộ
tịch.
Như vậy, đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc
ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. ( Khoản 2 Điều 3 Luật
Hộ tịch 2014).
1.3 Khái niệm về quản lý hộ tịch.
Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta được tổ chức theo
nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Theo đó, tương ứng với mỗi cơ
quan quản lý có thẩm quyền chung của một cấp hành chính có một cơ quan chuyên ngành
cùng cấp có nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý có thẩm quyền chung đó thực hiện việc quản
lý hộ tịch. Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành chính
tư pháp. Những cơ quan có thẩm quyền trong quản lý hộ tịch gồm có: Chính phủ - cơ
quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta; Bộ Tư pháp; Bộ ngoại giao; Cơ quan
đại diện ngoại giao, lãnh sự của việt nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã và
công chức tư pháp - hộ tịch. Vì vậy, quản lý hộ tịch là nhiện vụ quan trọng, thường xuyên
của chính quyền cáccấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở
đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần
xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch
hóa gia đình.
1.4 Vai trò của quản lý hộ tịch.
Nếu như hoạt động quản lý dân cư được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong
tổng thể hoạt động quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch, với các lợi ích của nó được coi là
khâu nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Mặt khác, hoạt động quản lý
hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…và tổ chức thực hiện có hiệu quả các
chính sách đó. Thông tin về hộ tịch ngày càng đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ là nguồn tài

sản thông tin hết sức quý giá hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách xã hội
một cách chính xác, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội.
Ví dụ: Trên địa bàn một đơn vị xã, khi cần triển khai các chính sách cộng đồng liên
quan đến dân cư về: chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phổ cập giáo dục, thống kê số
lượng thanh niên trong tuổi đoàn, hôn nhân và gia đình,…thì chính quyền thường căn cứ
20


vào các sổ hộ tịch đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn….để xác định đối tượng và triển
khai các biện pháp phù hợp với đặc điểm dân cư trong xã.
Thứ hai, hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sự tôn trọng
của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân như:
quyền đối với họ và tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền được khai
sinh, quyền được khai tử, quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền được nuôi con nuôi và
được nhận làm con nuôi, quyền đối với quốc tịch…đã được ghi nhận trong Hiến pháp
năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2005 và đến Bộ luật dân sự năm 2015 tiếp tục khẳng định
lại.Ở phương diện này, một mặt, đăng ký hộ tịch chính là để người dân thực hiện, hưởng
thụ các quyền nhân thân đó, mặt khác, các thông tin về căn cước của mỗi cá nhân thể
hiện trên giấy tờ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…) là sự khẳng định có
giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó, các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác có thể đánh giá người đó có hoặc không có khả năng, điều kiện tham gia vào
các quan hệ pháp luật nhất định. Ví dụ: Một đứa trẻ được sinh ra, được cơ quan đăng ký
hộ tịch có thẩm quyền xác lập cho đứa trẻ đó có một Giấy khai sinh. Kể từ thời điểm đó,
đứa trẻ được pháp luật bảo vệ các yếu tố nhân thân riêng biệt được xác định trên giấy
khai sinh. Đã đánh dấu điểm khởi đầu của hoạt động quản lý Nhà nước đối với
từng người dân, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho mọi mối quan hệ giữa công dân với
Nhà nước.
Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc đảm bảo trật tự xã hội.
Một hệ thống hộ tịch chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho việc truy nguyên nguồn gốc cá nhân
được thực hiện một cách dễ dàng. Các giấy tờ về hộ tịch được thực hiện theo thủ tục chặt

chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước về vị thế của một cá nhân trong
gia đình và xã hội. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong hoạt động tư pháp, khi cần xác
định năng lực hành vi và năng lực pháp luật của một cá nhân, các cơ quan tiến hành tố
tụng luôn cần đến Giấy khai sinh của cá nhân đó bởi Giấy khai sinh thể hiện đầy đủ
thông tin về cá nhân như: ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha
mẹ, nghề nghiệp cha mẹ….của cá nhân đó. Từ sự phân tích trên cho thấy, sự cần thiết của
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa rất quan trọng cho việc phát triển các mặt
đời sống xã hội của một quốc gia. Để từ đó xây dựng nên một hệ thống quản lý hộ tịch
thật hiệu quả nhằm phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước ta hiện nay.
1.5 Mục đích, ý nghĩa của đăng ký và quản lý hộ tịch.
Nghị định 123/2015 NĐ – CP tại Điều 1 quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ
tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống
nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị
bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết
hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về
cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp
21


huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam
đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn,
khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một
số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Vì vậy, đăng ký và quản lý hộ tịch có ý nghĩa rất quan
trọng xét theo hai phương diện chủ yếu sau đây:
Về Phương diện bảo hộ các quyền nhân thân của cá nhân:Việc đăng ký hộ tịch là công
việc giúp cho công dân có các giấy tờ xác nhận của Nhà nước về hộ tịch, trên cơ sở đó
Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ đó. Ví dụ: Việc kết hôn của hai người nếu
đã được đăng ký tại cơ quan hộ tịch có thẩm quyền thì họ được Nhà nước công nhận là

vợ - chồng, quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình của họ được Nhà nước bảo hộ. Mọi
hành vi xâm phạm đến quan hệ hôn nhân và gia đình này sẽ bị Nhà nước xử lý.
Về đăng ký hộ tịch là phương thức để Nhà nước quản lý dân cư đồng thời phục vụ
cho các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực quan trọng khác khác như: an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội, giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình…Các số liệu
thống kê về hộ tịch là rất cần thiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạch định chính
sách kinh tế - xã hội… Chính vì vậy, đăng ký hộ tịch vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của
mỗi người.
1.6 Mối liên hệ giữa “đăng ký hộ tịch” và “đăng ký hộ khẩu

Thực tế cho thấy, người dân còn nhầm lẫn giữa khái niệm “hộ tịch” và “hộ
khẩu” cũng như giữa hoạt động “đăng ký hộ tịch” và “đăng ký hộ khẩu”. Đăng ký và
quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú
của một công dân, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lý xã
hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đăng ký và quản lý hộ khẩu là thực
hiện những công việc sau đây: đăng ký và quản lý thường trú; đăng ký và quản lý tạm
trú; đăng ký và quản lý tạm vắng; đăng ký bổ sung, điều chỉnh, đính chính những thay
đổi khác về hộ khẩu, nhân khẩu; kiểm tra và xử lý các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ
khẩu. Theo pháp luật hiện hành của Việt nam thì nhiệm vụ quản lý hộ tịch là hoạt động
chuyên môn của ngành Tư pháp, còn hoạt động quản lý hộ khẩu là hoạt động chuyên
môn của ngành Công an. Mặc dù có sự phân biệt khá rõ ràng như trên nhưng trong đời
sống thực tế của mỗi cá nhân, các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu có mối quan hệ mật thiết.
Trong đó, hoạt động đăng ký hộ tịch luôn là cơ sở, căn cứ làm phái sinh hoạt động đăng
ký hộ khẩu. Ví dụ: Sau khi đã kết hôn, người vợ muốn chuyển hộ khẩu về nơi cư trú
của chồng thì một trong những giấy tờ cần có làm căn cứ để thực hiện việc chuyển
hộ khẩu là Giấy chứng nhận kết hôn. Ngược lại, trong thủ tục đăng ký hộ tịch (khai sinh,
khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi,…) các giấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác
nhận tạm trú có thời hạn) luôn là loại giấy tờ quan trọng cần có trong hồ sơ đăng ký hộ
tịch. Vai trò quan trọng của giấy tờ hộ khẩu trong hoạt động đăng ký hộ tịch thể hiện ở


22


chỗ nó là căn cứ để xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo qui định của
pháp luật.
II.

Thực trạng hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch tại UBND xã Ngọc Yêu
II.1.
Đăng ký khai sinh

Thẩm quyền đăng ký khai sinh được nêu rõ tại điều 13 Luật hộ tịch 2014 quy định “Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai
sinh”.

II.2.

Theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày
sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ
không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá
nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.
Như vậy, thời hạn đăng ký khai sinh trong thời gian 60 ngày là phù hợp tuy nhiên
trên thực tế có nhiều trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ còn rất nhiều trường
hợp đăng ký quá hạn với nhiều lý do là điều kiện còn khó khăn, đi làm ăn xa, đi lại còn
gặp khó khăn dẫn đến đăng ký khai sinh quá hạn gây nhiều khó khăn cho công tác quản
lý khai sinh và quản lý dân số cho UBND xã nhưng không hề có vấn đề xử phạt hành
chính theo luật định.
Ví dụ cụ thể như trường hợp chị Y Bung cư trú tại thôn Ngọc Đo sinh con tại Y tế
xã đã có giấy xác nhận của tế xã về ngày chị sinh con là ngày 02/01/2019. Trong vòng 60
theo quy định của Luật Hộ tịch 2014 thì chị phải tới cơ quan để ĐKKS cho con. Nhưng

sau 60 ngày thì chị mới tới cơ quan để ĐKKS cho con em mình. Như vậy, chị Y Bung
này đã ĐKKS quá hạn cho con, điều này đã khiến cho việc tiến hành các thủ tục thống kê
về dân số trở nên trễ tiến độ và khó khăn hơn. Ngoài chị Y Bung ra thì còn nhiều trường
hợp khác nữa.
Đăng ký kết hôn
Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy đinh; “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.
Tại điều 18 Luật hộ tịch 2014 đã quy định rõ về độ tuổi đủ điều kiện kêt hôn, các
thủ tục, giấy tờ cần mang trước khi tơi cơ quan để đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, có lẽ do
chưa am hiểu nhiều về luật nên người dân ở đây đi ĐKKH quá hạn, lúc tới cơ quan để
ĐKKH thì lại không mang theo đầy đủ các giấy tờ hoặc mang các giấy tờ không khớp
nhau ví dụ như:
Anh A Trại thôn Ba Tu 3 tới cơ quan để ĐKKH với chị Y Ben thì trong chứng
minh dân anh này ghi sinh năm 1997 còn trong sổ hộ khẩu và giấy khai sinh ghi là sinh
năm 1996 cũng vì thế mà việc tiến hành thủ tục cấp giấy chứng nhận kết hôn thường làm
quá hạn do phải đi sửa lại chứng minh nhân dân hoặc phải sửa năm sinh trong sổ hộ khẩu
và cải chính lại giấy khai sinh và còn nhiều trường hợp khác nữa…khiến cho việc đăng
ký trở nên phức tạp và khó khăn.
23


Đăng ký khai tử
Điều 32 luật Hộ tịch 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng
của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư
trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát
hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử”.
II.3.

Khoản 1 Điều 33 Luật Họ tịch 2014 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết

có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì
đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử”. Trường hợp
này thì người dân hay đi DKKT quá hạn với lý do là bận, người thì bảo là do không biết
viết, không biết đọc nên ngại không dám tới cơ quan để ĐKKT,rồi bảo làm từ sáng tới tối
mới về được, rồi lại bảo không có phương tiện đi lại ví dụ như trường hợp chị Y Phún cư
trú tại thôn Tam Rin đi đến cơ quan để ĐKKT cho chồng là A Hốt, trong giấy chứng
minh A Hốt thì ghi năm sinh là 1983, hộ khẩu ghi là 1980 với lại chị không biết đọc chữ,
không biết viết khiến cho việc ghi lại thông tin trở nên lâu,tôi phải ghi giùm chị...chính vì
vậy mà công tác Tư pháp – Hộ tịch gặp nhiều khó khăn.
Thành tựu đạt được và hạn chế
3.1 Thành tựu
Qua gần 04 năm triển khai thi hành Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi
hành, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã đạt được những kết quả quan trọng, như:
Đã triển khai thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh điện tử có kết nối với hệ thống cấp số
định danh cá nhân để cấp số định danh cá nhân cho trẻ em ngay khi được.
Thực hiện tốt quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình
không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú như trước đây, tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn cơ quan đăng ký sự kiện hộ tịch của mình.
Hệ thống cơ quan quản lý, đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ Trung ương đến cơ
sở được củng cố, kiện toàn, có kế hoạch đào tạo bảo đảm tiêu chuẩn chuyên môn luật,
công chức làm công tác hộ tịch được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo chương trình bồi
dưỡng chính thức đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
Yêu cầu đăng ký hộ tịch của người dân cơ bản được giải quyết kịp thời; Trình tự, thủ tục
đăng ký hộ tịch được cải cách mạnh mẽ, đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không
cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hộ tịch đã được quan tâm triển khai ở
nhiều địa phương, cơ sở dữ liệu hộ tịch được hình thành với hệ thống cơ sở dữ liệu hộ
tịch điện tử kết hợp với sổ đăng ký hộ tịch được lưu trữ, thống kê thường xuyên.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch ngày càng được coi trọng, nhận thức của
người dân về vai trò, ý nghĩa của công tác đăng ký hộ tịch được nâng cao.

3.2 Hạn chế
III.

-

-

-

-

-

24


Mặc dù Luật Hộ tịch đã nhanh chóng được triển khai, áp dụng đồng bộ, thống nhất
trên cả nước và thực tế tại các địa bàn khác nói chung và đia bàn xã Ngọc Yêu nói riêng
thì ngoài bên mặt đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng thực tiễn giải quyết cho
thấy, các việc hộ tịch luôn phát sinh hết sức đa dạng, phức tạp, nhiều trường hợp tuy là
các sự kiện hộ tịch thường xuyên xảy ra như việc sinh, việc đăng ký khai sinh qua hạn,
tảo hôn,nữ sinh con chưa đủ tuổi sinh con, việc xác nhận tình trạng hôn nhân, việc tử,
việc thay đổi họ, tên…còn gặp nhiều khó khan cho công chức Hộ tịch – Tư pháp cụ thể:
+ Việc tảo hôn: việc tảo hôn diễn ra nhiều trên các địa bàn huyện Tu Mơ Rông nói
chung và địa bàn xã Ngọc Yêu nói riêng, năm 2018 đến năm 2019 trên toàn xã có hơn 10
trường hợp tảo hơn, đa số người dân ở đây lập gia đình từ 15 tuổi đến 17 tuổi đối với nữ,
từ 16 đến 19 tuổi đối với nam và cụ thể tại từng thôn như sau:
1)
2)
3)

4)
5)
6)

Thôn Long láy 3 có 05 trường hợp tảo hôn
Thông long láy 2 có 02 trường hợp tảo hôn
Thôn Ngọc đo có 01 trường hợp tảo hôn
Thôn long láy 1 có 01 trường hợp tảo hôn
Thôn Ba tu 1 có 03 trường hợp tảo hôn
Thôn Tam Rin có 01 trường hợp tảo hôn

+ Đăng ký khai sinh: do am hiểu về pháp luật con hạn hẹp nên cũng từ việc lập
gia đình sớm mà nhiều người dân đã ngại ngần không dám tới cơ quan để ĐKKS cho con
em mình dẫn đến con khi sinh ra đã gần tới tuổi đi học mẫu giáo mà vẫn chưa có giấy
khai sinh. Từ đó, dẫn đến hệ lụy là ĐKKS quá hạn, dẫn đến trẻ thất học nhiều vì thiếu
giấy khai sinh và thiếu đi tên cha đẻ trong GKS.
+ Đăng ký kết hôn: cũng từ hệ lụy trên nên việc ĐKKH và làm thủ tục tách khẩu
thường làm sau khi mà cặp vợ chồng đã có con và đã đủ độ tuổi kết hôn.
+ Đăng ký khai tử: đa phần là bà con đăng ký quá hạn.
Trong năm 2019 này trường hợp ĐKKH, ĐKKS,ĐKKT đúng hạn gồm có những
trường sau: ĐKKS có 18 trường hợp; ĐKKH có 07 trường hợp: ĐKKT có 05 trường hợp.
Tuy rằng, Ban lãnh đạo cũng như bên Hộ tịch đã đôn đốc bà con nhiều lần nên đi
đăng ký khai sinh cho con đúng hạn, nên kết hôn khi đủ độ tuổi là nam phải đủ 20 tuổi,
nữ đủ 18. Với dân số khoảng 1500 người mà tỷ lệ người có học thức là rất thấp cũng bởi
vậy mà việc tiếp cận pháp luật và tuân thủ pháp luật của người dân còn hạn chế với lại
đại đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, để công việc này thuận lợi và tình trạng này hạn
chế đi thì rất là khó khăn

25



×