Sáng kiến kinh nghiệm
MỤC LỤC:
Nội dung Trang
A. Đặt vấn đề:
B. Giải quyết vấn đề
1/ Cơ sở lý luận:
2/ Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ Văn ở
Trường THCS hiện nay.
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề.
4. Hiệu quả của SKKN.
C. Kết luận:
* Tài liệu tham khảo
2
3
3
4
5
8
8
10
Lê Xuân Thanh Hà. Trường THCS Khoá Bảo
1
Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI NHẰM KÍCH THÍCH
HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
CỦA HỌC SINH THCS
A. Đặt vấn đề:
Trong thời đại khoa học công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ như vũ bão, đất
nước ta đang chuyển mình trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc
mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác đòi hỏi phải có một nghệ thuật giao
tiếp mà ngôn ngữ là phương tiện quan trọng, là cẩm nang để con người tồn tại và
phát triển. Bản chất văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Tiếng mẹ đẻ là chất liệu xây
dựng nên tác phẩm văn học. Vì thế muốn hiểu và cảm thụ tác phẩm văn chương
phải thông qua ngôn từ.
Nhìn ra thế giới, con người phải có khả năng tiếp thu với khối lượng tri thức khổng
lồ của nhân loại đang ngày càng tăng lên vùn vụt. Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới
phương pháp dạy học đang là một vấn đề hết sức cấp thiết, có xu thế toàn cầu. Giáo
dục Việt Nam đang tiếp cận với những thành tựu mới của lý luận dạy học hiện đại
để đưa nền giáo dục của nước nhà ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Nhìn lại thực tế giáo dục Việt Nam trong những năm qua,kết quả tuyển sinh vào
lớp 10 cũng như tuyển sinh vào đại học, cao đẳng môn ngữ văn đạt điểm cao rất ít,
phần lớn dưới trung bình, thậm chí điểm 0 cũng rất nhiều.Trong đó, nhiều bài văn
của học sinh khiến người chấm dở khóc dở cười vì những sai sót quá cơ bản như
sai chính tả, sai kiến thức, suy diễn theo cảm tính, viết mà không hiểu những gì
mình đã viết... Điều đó đã phần nào phản ánh thực trạng dạy - học Văn trong
trường phổ thông (cả THCS và THPT) đang ở mức đáng báo động đòi hỏi các nhà
quản lý giáo dục cần đưa ra những giải pháp thích hợp để đổi mới quy trình dạy và
học môn Văn hiện nay.
Trong thực tế, ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong nhà trường phổ
thông gắn bó hữu cơ với nhau và có tính tích hợp tương tác lẫn nhau trong một bộ
môn khoa học – nghệ thuật là Ngữ văn. Hơn nữa, việc học tập môn Ngữ Văn không
chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức khoa học đơn thuần của bộ môn mà thông
qua nội dung của từng bài học học sinh còn được cung cấp và rèn luyện các kỹ
năng sống cơ bản, giúp các em có một vốn sống để tiếp xúc với xã hội ngày càng
phát triểm mạnh mẽ.
Vì những lý do vừa nêu trên, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến
của cá nhân về vấn đề "Áp dụng phương pháp đổi mới nhằm kích thích hứng thú
học tập môn Ngữ Văn của học sinh THCS". Để các thầy cô giáo và các bậc phụ
huynh và các em học sinh tham khảo, hy vọng rằng, nó sẽ góp được một phần nhỏ
Lê Xuân Thanh Hà. Trường THCS Khoá Bảo
2
Sáng kiến kinh nghiệm
bé vào việc lấy lại hứng thú học văn cho học sinh, góp phần vào việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
B. Giải quyết vấn đề:
1/ Cơ sở lý luận:
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học không có sự hạ thấp vai trò của
giáo viên mà ngược lại giáo viên chính là người tổ chức, thiết kế, điều hành giờ
học. Đây là phương pháp hạn chế tối đa lối dạy lý thuyết một chiều, chuyển quá
trình thuyết giảng của giáo viên thành những cuộc trao đổi, đàm thoại giữa thầy và
trò, giữa học sinh và học sinh nhằm giúp các em tự tìm hiểu và đánh giá được mức
độ tìm hiểu bài học của mình.
Dạy tích cực- học tích cực: Trước hết, giáo viên phải biết thiết kế, tổ chức
cho học sinh thực hiện các hoạt dộng học tập Ngữ văn nhằm phát triển tư duy ngôn
ngữ, rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn
chương. Thường xuyên điều chỉnh các hoạt động học tập của học sinh, động viên
và luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực, chủ dộng sáng tạo trong quá
trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản. Song song đó, giáo viên phải biết sử
dụng và hướng dẫn học sinh sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học và ứng dụng
CNTT để khai thác và vận dụng kiến thức ngữ văn có hiệu quả. Bằng mọi cách
giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng học tập tích cực, chủ
động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của
thực tiễn. Trong giảng dạy cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương mà học sinh đã có.
Về phía học sinh, đòi hỏi các em luôn tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các
hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình
cảm đúng đắn. Có thể mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân
trước các vấn đề của bộ môn Ngữ văn, trước tập thể. Đánh giá và tự đánh giá các
quan niệm của bản thân, của nhóm. Tích cực, sáng tạo trong vận dụng kiến thức,
kỹ năng để giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập của
bộ môn. Học sinh biết chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn
phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. Biết sưu tầm và tìm hiểu
các tài liệu liên quan đến bộ môn bằng nhiều hình thức khác nhau. Có ý thức sử
dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng CNTT để học tập bộ môn Ngữ Văn có hiệu
quả.
Để đảm bảo tính khoa học cho các giờ học Ngữ văn thì sự vận dụng các phương
pháp dạy học phải thực sự linh hoạt sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học không
có nghĩa là giáo viên từ bỏ phương pháp dạy học truyền thống để độc tôn cải tiến
hoặc áp dụng máy móc những phương pháp dạy học từ các nước khác. Cũng không
thể hiểu một cách chung chung về đổi mới phương pháp dạy học là thầy giảng một
nửa còn một nửa học sinh tự làm lấy. Sự vận dụng các phương pháp dạy học phải
đi từ cái học sinh đã có đến cái học sinh cần có, từ kiến thức thực tiễn của học sinh
đến tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống. So với cách dạy
Lê Xuân Thanh Hà. Trường THCS Khoá Bảo
3
Sáng kiến kinh nghiệm
truyền thống, sự vận dụng các phương pháp dạy học trong giờ Ngữ văn đã có sự
thay đổi cơ bản về chất: Từ thông báo, tái hiện sang tổ chức cho học sinh tiếp cận,
cảm thụ; từ dạy học theo tính chất tĩnh sang tính chất động
2/ Thực trạng của việc dạy học môn Ngữ Văn ở Trường THCS hiện nay:
a/ Thuận lợi:
- Giáo dục nói chung và việc học môn Ngữ Văn trong thời gian gần đây đã thực sự
nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, của các bậc phụ huynh học sinh.
-Chỉ đạo của BGH, chuyên môn nhà trường luôn sát sao và chặt chẽ về công tác đổi
mới PPDH, thường xuyên tổ chức dự giờ, góp ý, xây dựng giờ dạy chuẩn để GV
học tập rút kinh nghiệm
- Các phương tiện dạy học hiện đại đã được tiếp cận và đưa vào phục vụ giảng dạy
trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hệ thống sách tham khảo và các nội dung tham khảo trên các kênh thông tin rất
đa dạng và phong phú được cập nhật thường xuyên, liên tục hàng giờ.
- Hệ thống các phương pháp, kỹ thuật dạy học, các nội dung lồng ghép trong giảng
dạy môn Ngữ Văn đã được lãnh đạo các cấp tổ chức tập huấn kịp thời cho giáo
viên,nhằm áp dụng vào thực tế giảng dạy một cách thống nhất trong toàn hệ thống
giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ngữ Văn đa số đã được đào tạo đạt
chuẩn và trên chuẩn. Có trình độ và kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy
học hiện đại khá thành thạo.
b/ Khó khăn:
Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực
hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như
mong muốn. Một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến
thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và biết nhắc lại
đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến
thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của
mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến
thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho người học con đường tích cực chủ động
để thu nhận kiến thức. Do đó, có những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một
giờ diễn thuyết, thậm chí giáo viên còn đọc chậm cho học sinh chép lại những gì có
sẵn ở giáo án. Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ý
của người học. Một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn
chương.
Hơn nữa, không ít giáo viên đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan
điểm và lý luận phương pháp dạy học Văn mới. Vấn đề quan điểm và lý luận
phương pháp dạy học Văn mới chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ
mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Một số các giáo trình
tài liệu về phương pháp dạy học Văn còn mang bệnh lý thuyết và sách vở hoặc chịu
tác động từ các phương pháp dạy học của nước ngoài. Nhiều giáo viên còn mơ hồ
Lê Xuân Thanh Hà. Trường THCS Khoá Bảo
4
Sáng kiến kinh nghiệm
trước những khối lý luận phương pháp dạy học chung chung áp dụng lúc nào cũng
đúng không chỉ cho riêng bộ môn Văn mà cả các bộ môn khác.
Ngoài ra, sự thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng
cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học,
nhất là văn học nước ngoài... cho giáo viên ở nhiều trường học đã khiến cho việc áp
dụng phương pháp dạy học mới gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học
chay. Đó là chưa kể đến đời sống giáo viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn gặp rất
nhiều khó khăn chưa thể chuyên tâm cho việc giảng dạy. Số giáo viên chưa đạt
chuẩn vẫn còn nhiều lại thiếu tâm huyết với nghề nên đã có những ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình dạy học văn.
Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi
nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa
phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã
thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen
suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm
chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Người học chưa có hào hứng và
chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi
phải nói và viết, học sinh cảm thấy khá khó khăn.
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:
Qua thực trạng dạy - học môn Ngữ Văn hiện nay và kết quả khảo sát, đánh
giá năng lực học sinh, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể về sự đổi mới
phương pháp dạy học kích thích hứng thú học tập môn Ngữ Văn nhằm nâng cao
chất lượng dạy - học bộ môn. Cụ thể như sau:
a. Biện pháp chung:
* Đối với giáo viên:
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực sáng tạo của tất cả các đối tượng học sinh.
- Nắm vững nội dung bài học và năng lực học tập bộ môn của học sinh để từ đó xây
dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ
động học tập; bồi dưỡng và phát triển năng lực, bản sắc các nhân của mỗi học sinh.
- Hướng dẫn, giúp đỡ học sinh sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập và hệ thống các
sách tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả linh hoạt hơn, đồng thời phải uốn
nắn, hướng dẫn cách tự học, tự đọc.
- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức học tập (dạy học theo nhóm,
dạy học theo góc, dạy học đồng loạt, dạy học theo dự án...)
- Tăng cường sử dụng và khai thác triển để hiệu quả các các thiết bị dạy học hiện
có; sưu tầm, làm theo các thiết bị phục vụ bộ môn; đồng thời tích cực ứng dụng
công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.
Ví dụ khi dạy bài Phong cách Hồ Chí Minh tôi đã sử dụng CNTT để giới thiệu một
số tranh ảnh, một số đoạn phim giới thiệu về cuộc đời và phong cách văn hoá của
Bác.
Lê Xuân Thanh Hà. Trường THCS Khoá Bảo
5
Sáng kiến kinh nghiệm
Hoặc khi dạy bài "Truyện Kiều của Nguyễn Du" GV giới thiệu thêm cho HS về
nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cua tác giả bằng những câu thơ trong tác
phẩm đi kèm để chú thích cho một số tranh minh hoạ về các nhân vật điển hình
trong truyện
- Chính diện xây dựng theo lối lý tưởng hoá
+ Chị em Thuý Kiều
+ Từ Hải: Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
- Phản diện theo lối hiện thực hoá :
+ Tú Bà : Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.
+Sở Khanh: Tường đông lay động bóng cành
Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo tinh thần điểm nhấn của sở đồng
thời tạo động lực cho học sinh học tập nghiêm túc, đạt kết quả như mong muốn.
* Đối với học sinh:
- Quá trình học tập phải vận dụng thành thạo cả 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc,
viết.
+ Nghe:
Phân biệt được các phụ âm, nguyên âm, vần dễ lẫn lộn.
Hiểu nội dung các bài đã học.
Nắm rõ ý nghĩa của câu, đoạn văn mang tính nghệ thuật.
+ Nói:
Nói to, rõ ràng, lưu loát, phát âm chính xác.
Nói mạnh dạn trước tập thể .
Kể lại được các câu chuyện được học, được đọc.
+ Đọc:
Đọc đúng, trôi chảy.
Đọc diễn cảm các bài văn, bài thơ.
Đọc phân vai, đọc sáng tạo.
Đọc để hiểu và cảm nhận nội dung văn bản.
+ Viết:
Viết rõ ràng, đúng quy cách.
Viết được bài văn đoạn văn đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức.
Trình bày lôgíc, khoa học.
Lưu ý: Mỗi bài học Ngữ Văn ở Trường THCS thường dựa vào một văn bản
chung để khai thác, các nội dung ở cả 3 phần được xây dựng dựa trên nguyên tắc
tích hợp. Vì thế, nó có mối quan hệ gắn kết với nhau, làm sáng tỏ cho nhau.
b. Các biện pháp cụ thể:
*Các phương pháp dạy học có thể áp dụng khi dạy phần văn bản:
Các văn bản trong chương trình Ngữ Văn THCS đều được chọn lọc rất kỹ và là
những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Nó giúp học sinh nhận thức cuộc
Lê Xuân Thanh Hà. Trường THCS Khoá Bảo
6