Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Báo cáo HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MÔ RAI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

A KHẺ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN XÃ MÔ RAI, HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KON TUM

KonTum, Tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN XÃ MÔ RAI, HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :TRẦN TRUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: A KHẺ
LỚP
: K915LK2
MSSV
:
15152380107075



KonTum, Tháng 6 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập, nghiên cứu, rèn luyện tại Trường Phân hiệu Đại học Đà
Nẵng tại Kon Tum, bằng sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, sự dạy dỗ tận tình của các
Thầy, Cô giáo nhà trường, của cơ quan thực tập, sự động viện giúp đỡ của bạn bè và
người thân mà em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô
giáo trường Đại học phân hiệu Đà Nẵng tại Kon Tum nói chung cùng với thầy cô khoa
Sư phạm Và Dự bị đại học nói riêng, đã tạo điều kiện cho em được học tập. Em cũng xin
cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến
thức bổ ích để thực hiện hoàn thành chương trình 04 năm Đại học và cũng như có được
hành trang vững vàng cho tương lai.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Trần Trung – Trường Đại Học
Kinh tế Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, các Ban ngành trong
đơn vị thực tập đã tạo điều kiện cho em được thực tập, cảm ơn các anh, chị, cô, chú trong
cơ quan đơn vị đã luôn giúp đỡ em để em hoàn thành đợt thực tập. Đặc biệt, em xin cảm
ơn chú chị Y Đậu và chú A Tý công chức Tư Pháp - Hộ tịch xã, anh Nguyễn Thành
Biên công chức Văn phòng thống kê xã đã luôn quan tâm, giúp đỡ, cung cấp những
thông tin cần thiết phục vụ đề tài.
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên chuyên đề khó
tránh khỏt những thiếu sót. Kính móng sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo viên và bạn
bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Kon Tum, Tháng 6 năm 2019
Sinh viên thực hiện

A KHẺ


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
ST
Sa Thầy
KT
Kon Tum
MR
Mô Rai
HP
Hiến pháp
L
Luật
LT
Làng Tang
LK
Lầng Kênh
LL
Làng Le
VN

Việt Nam
QT
Quốc tịch
KSBC

Khai sinh bản chính

TLKS
SĐKKS

Trích lục khai sinh
Sổ đăng ký khai sinh

MN

Mầm non

TH
THCS
RM
GR

Tiểu học
Trung học cơ sở
Rơ Măm
Gia Rai

5



PHẦN MỞ ĐẦU
Khi chúng ta sinh ra ai cũng được cha, mẹ đặt tên cho mình. Việc làm đầu tiên đó
rất quan trọng đối với những ai làm cha làm mẹ, là niềm hạnh phúc lớn lao khi đi đăng ký
khai sinh cho con mình. Cái tên không chỉ đơn thuần để gọi mà nó sẽ mang tầm ảnh
hưởng rất lớn khi người đó làm nên được điều kỳ diệu. Ngay từ giấy phút đầu tiên ấy
chúng ta đã đặt kỳ vọng sau này đứa bé lớn lên sẽ có ích cho gia đình và xã hội. Từ đó
người cán bộ Tư pháp phải có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ hướng dẫn giúp cho
mọi người hiểu một cách thấu đáo nhất khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
đến đăng ký khai sinh.
Thực tập tốt nghiệp là công việc rất quan trọng đối với tất cả sinh viên năm cuối
nói chung và sinh viên ngành Quản lý nhà nước nói riêng. Đây là dịp để sinh viên tiếp
cận với thực tế, vận dụng những kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng thực hành
nghiệp vụ. không những giúp trau dồi, củng cố kiến thức đã học mà còn giúp tu bổ thêm
những vốn kiến thức mới, mặt khác đây cũng là một dịp giúp sinh viên rèn luyện tác
phong của một cán bộ Tư pháp - hộ tịch trong tương lai của xã Mô Rai.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong xã
hội. Hiên nay ngành Tư pháp đã được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng, cho
đến nay đã trở thành một ngành chủ chốt, một công tác không thể tách rời trong các cơ
quan Nhà nước. Chính vì lẽ đó mà công tác Tư pháp luôn đòi hỏi người cán bộ làm công
tác này phải không ngững học hỏi từ lý thuyết đi đến thực hành để nâng cao trình độ hiểu
biết, rèn luyện tính năng xử lý nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
1. Lý do chọn đề tài báo cáo
Vấn đề công tác quản lý và đăng ký hộ tịch là biện pháp nhằm đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của mỗi công dân, là cơ sở để cá nhân thực hiện quyền đi khai sinh, khai tử, kết
hôn, ly hôn và nhận con nuôi….thay đổi cải cách hành chính hộ tịch. Vì thế cần được bảo
đảm các yêu cầu chung của điều kiện hộ tịch như là: Tính chính xác, đầy đủ, chặt chẽ,
khách quan, nhanh chóng theo quy định của Pháp luật.
Bởi lý do đó mà tôi chọn đề tài: Hoạt động đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân
dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” để làm rõ chuyên đề báo cáo thực tập
của mình

2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện đăng ký khai sinh của các hộ gia đình, cha mẹ cho con
em mình khi sinh ra trên địa bàn xã Mô Rai
3. Phạm vi nghiên cứu (Phạm vi về không gian, phạm vi về thời gian)
3.1. Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
3.2. Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mô Rai
giai đoạn năm 2018
6


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã sử dụng các phương pháp sau:
- Sử dụng phương pháp thống kê: Số liệu được lấy từ các nguồn: Sổ đăng ký và
quản lý hộ tịch, sổ đăng ký khai sinh của Tư pháp-Hộ tịch xã; lấy từ báo cáo của UBND
xã Mô Rai, sách báo, Internet.
- Sử dụng phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh các số liệu
về đăng ký khai sinh giữa các năm.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Sử dụng phương pháp này để
thu thập thông tin liên quan từ các lãnh đạo UBND, Công an, Tư pháp, Đồn biên phòng
và lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện
5. Mục tiêu, nhiệmvụ
5.1.Mục tiêu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân
(UBND) xã Mô Rai, xác định mức độ kết quả công tác của việc đăng ký khai sinh trên
địa bàn xã.
5.2. Nhiệm vụ
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả công tác Tư pháp - Hộ tịch nói
chung và công tác đăng ký khai sinh trên địa bàn xã nói riêng.

+ Đánh giá công tác hoạt động đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã
Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
+ Nghiên cứu thực tiễn về việc đăng ký khai sinh hiện nay của các bậc cha, mẹ
cho con em mình khi sinh ra
6. Bố cục báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục báo cáo trên được thiết
kế thành 3 chương như sau đây:
Chương 1: Khái quát chung về Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh
Kon Tum.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Mô
Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về đăng ký khai
sinh tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

7


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MÔ RAI, HUYỆN SA
THẦY, TỈNH KON TUM
1.1. Khái quát chung về xã Mô Rai
1.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Xã Mô Rai được thành lập theo Quyết định số 254-CP, ngày 10-10-1978 của Hội
đồng Chính phủ, huyện Đăk Tô được chia thành 2 huyện: Đăk Tô và Sa Thầy. huyện Sa
Thầy gồm có 11 xã: Rờ Kơi, Mô Rai, Bờ Y, Đăk Xú, Sa Loong, Sa Nhơn, Sa Nghĩa, Sa
Bình, Ya Xiêr, Ya Ly.
- Mô Rai nằm ở phía Tây Nam của huyện Sa Thầy chạy dọc theo Quốc Lộ 14c,
cách huyện Sa Thầy khoảng 70 km, cách huyện IA H’DRai, tỉnh Kon Tum khoảng 40
km, có đường biên giới dài hơn 21 km, gồm 5 cột mốc biên giới (mốc 7,8,9,10,11).
- Xã Mô Rai tiếp giáp với các đơn vị sau: Phía Bắc giáp xã Rờ Kơi, huyện Sa

Thầy và huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; Phía Tây giáp hai nước bạn Lào và Căm-PuChia; Phía Đông giáp xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum và Phía Nam giáp xã Ia
Dom, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum.
- Xã Mô Rai có diện tích tự nhiên sau khi chia tách huyện mới Ia H’Đrai là
58.391,79 ha. Trong đó: Diện tích Đất nông nghiệp: 48.976,0 ha; Diện tich Đất lâm
nghiệp: 55.009,2 ha; Diện tích Đất chưa sử dụng: 6.033,2 ha.
1.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội xã Mô Rai
Từ năm 2009 đến nay nền kinh tế của xã Mô Rai phát triển lên một bước mới, đời
sống nhân dân từng bước phát triển nhờ sự phát triển của xã hội và sự quan tâm của Nhà
nước về đời sống của nhân dân, cũng như đời sống người dân phát triển nhờ vào nguồn
thu nhập của mình.
+ Về sản xuất: Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng là 7.561,1ha, đạt 98,8% kế
hoạch, trong đó: Cây hàng năm là: 1.733,4 ha (Cây lương thực 417 ha, Cây chất bột
1.185 ha, Cây thực phẩm 8 ha, cây mía 123,41 ha). Cây lâu năm: 5.827,7 ha, đạt 129%
(cao su tiểu điền 444,9ha, cao su doanh nghiệp 4.981,1 ha). Cây lâm nghiệp thực hiện là
234 ha (cây bời lời đỏ 152 ha, cây điều 82 ha) đã mang lại thu nhập ổn định cho người
dân nơi đây. Đất trồng cây nông nghiệp đã được nâng cao và góp phần giải quyết lương
thực thực phẩm của nhân dân trên địa bàn.
+ Về chăn nuôi: Trên địa bàn xã hiện có khoảng 17.641 con gia súc, gia cầm trong
đó, đàn trâu 54 con, đàn bò 1.257 con, đàn heo trên hai tháng tuổi 1.501 con, đàn gia cầm
14.300 con, đàn dê 529 con.
+ Về dân số: Tính đến 31 tháng 12 năm 2018 toàn xã hiện có 1.370 hộ, 4.966 nhân
khẩu, trong đó, nữ 2.407 người, chiếm 48,46%, lao động: 2.861 người , chiếm 57,61%,
trong đó, dân tộc kinh 1.392 người, chiếm 28,03%, Xê đăng 47 người chiếm 0.94%; Gia
Rai 2.115 người, chiếm 42,58%; Ba Na 04 người, chiếm 0.08 %; Giẻ Triêng 15 người,
chiếm 0.30 %; Rơ Măm 570 người, chiếm 11.47%; Thái 568 người, chiếm 11.43%;
Mường 297 người, chiếm 5.98%.
8


- Về tác giảm nghèo: Trong năm 2018, xã Mô Rai gồm có 379 hộ, với 1.230 nhân

khẩu thuộc diện hộ nghèo, chiếm 27,66%; 311 hộ với 1.033 khẩu thuộc diện hộ cận
nghèo chiếm 22,70%.
- Về y tế: Có 01 trạm y tế xã với 6 nhân lực, trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 05
nhân viên y tá, y sỹ, có 03 giường bệnh và 01 bệnh xá công ty 78, binh đoàn 15 gồm 15
nhân lực, trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 06 phòng bệnh. Về cơ bản cơ sở y tế đảm bảo
khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.
- Về giáo dục: Toàn xã hiện có 04 cấp trường học, 53 lớp với 1220 học sinh, gồm
có 01 trường Mầm non; 01 trường tiểu học; 02 trường trung học cơ sở và 01 trường trung
học phổ thông.
- Về quốc phòng, an ninh: Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội còn diễn biến
hết sức phức tạp do sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước
chống phá Đảng và chế độ ta. Tuy nhiên, trong năm 2018 được sự lãnh đạo của Đảng bộ,
sự chỉ đạo điều hành của Chính quyền xã nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội được đảm bảo, tình hình biên giới được ổn định.
Những thành tựu bước đầu tuy chưa vững chắc nhưng là cơ sở để xã Mô Rai tiến
lên giàu đẹp, vững mạnh bên cạnh những thành tựu đã đạt được Đảng bộ và nhân dân xã
Mô Rai cần cố gắng phát huy những thành tựu bước đầu đó để cùng huyện, tỉnh và cả
nước vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2. Khái quát chung về Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
1.2.1. Vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của
Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên (Khoản 1, khoản 2 Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).
Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng
nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã (Điều 30, Luật tổ chức chính quyền địa phương
2015)
Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. Quyết
định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do

cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa
phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa
phương ở xã. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm
chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã (Điều 31, Luật tổ chức chính quyền địa
phương 2015)
9


Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ
quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã. (Điều 35, Luật tổ
chức chính quyền địa phương 2015)
1.2.2. Hệ thống văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mô Rai
a) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy
ban nhân dân xã Mô Rai
+ Tại Điều 30, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Chính
quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và
Ủy ban nhân dân xã;
+ Tại Điều 31, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Tổ chức
và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã. Quyết định những vấn
đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy
định khác của pháp luật có liên quan. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên ủy quyền. Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp
huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.

+ Tại Điều 35, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định: Xây dựng,
trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4
Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. Tổ
chức thực hiện ngân sách địa phương. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà
nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.
+ Tại Điều 34, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cơ cấu tổ chức
của Ủy ban nhân dân xã: Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ
trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai
Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
b) Văn bản quy định nội quy, quy chế của Ủy ban nhân dân (UBND) xã Mô Rai
+ Quyết định số: 123/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
huyện Sa Thầy về việc Ban hành quy chế làm việc của UBND huyện Nhiệm kỳ 20162021.
10


+ Nghị quyết số: 01/NQ-HĐND ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân xã Mô Rai khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021 về việc đề nghị phê chuẩn chức danh Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã khóa x, nhiệm kỳ 2016-2021;
+ Quyết định số: 05/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
xã Mô Rai về việc Ban hành quy chế làm việc của UBND xã Nhiệm kỳ 2016-2021.
c) Văn bản quy định quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công việc
của Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
+ Thông báo số: 07/TB-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân
xã về việc thông báo phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
và Ủy viên Ủy ban nhân dân xã Nhiệm kỳ 2016-2021.
1.2.3. Tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
a) Cơ cấu tổ chức của UBND xã

Chủ tịch


Phó chủ tịch
Khối kinh tế

Phó chủ tịch
Khối văn hóa – xã hội

Văn phòng
Thống kê – tổng hợp

Công an

Quân sự

TB -XHTư pháp hộ tịchThủy sản
Địa chính xâyTài
dựng
chính kế toán

b) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
Tại Điều 36 của Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định thì: Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền
hạn sau đây:

11


+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban
nhân dân xã
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân

và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác,
phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của
cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã
theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc
và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật
+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
+ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp
dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp
luật
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
1.2.4. Đội ngũ nhân sự của Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
a) Số lượng nhân sự
Thực tế khảo sát tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai là chủ yếu nhưng cơ cấu tổ chức
cấp xã hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng. Chưa rõ ràng ở chỗ phân bố nơi làm việc,
biên chế, kinh phí, hoạt động..... của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và của
chính quyền còn chung nhau, biên chế của cơ quan bao gồm cả Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận và các Đoàn thể. Biên chế của cơ quan theo quy
định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, ngày 10 tháng 10 năm 2003; Nghị định số
112/2012/NĐ-CP, ngày 05/12/2012 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường thị
trấn; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/9/2009 của Chính phủ về số lượng cán bộ
công chức, cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã. Hiện xã Mô Rai gồm có 23 cán
bộ, công chức sau:

* Cán bộ
12


1. Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch HĐND: 01 người
2. Phó bí thư Đảng ủy: 03 người (01 Phó kiêm Chủ tịch UBND, 01 Phó phụ trách
khối đoàn thể và 01 Phó phụ trách Ủy ban kiểm tra)
3. Phó Chủ tịch HĐND: 01 người
4. Phó Chủ tịch UBND: 02 người
5. Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc: 01 người
6. Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: 01 người
7. Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ: 01 người
8. Chủ tịch Hội cựu chiến binh: 01 người
9. Chủ tịch Hội nông dân: 01 người
* Công chức
1. Chỉ huy trưởng Quân sự xã: 01 người
2. Trưởng công an xã: 01 người (Tăng cường công an chính quy)
3. Văn phòng-thống kê: 02 người
4. Địa chính-xây dựng: 02 người
5. Tài chính-kế toán: 02 người
6. Văn hóa xã hội: 02 người
7. Tư pháp-hộ tịch: 02 người
b) Chất lượng nhân sự
+ Trình độ học vấn: có 20 người tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 86,95%,
Trung học cơ sở: 03 người, chiếm 13,04%.
+ Trình độ chuyên môn: Đại học: 08 người, chiếm 53,33%; Trung cấp: 11 người,
chiếm 47,82%; chưa qua đào tạo 04 người, chiếm 17,39%.
+ Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 01 người, chiếm 4,34%; Trung cấp: 15 người,
chiếm 65,21%; Chưa qua đào tạo: 07 người, chiếm 46,66%.
+ Cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số: 18 người, chiếm 78,26%.

1.2.5. Trang thiết bị và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
a) Trang thiết bị làm việc
Trang thiết bị làm việc của Ủy ban nhân dân xã hiện nay đã được quan tâm đầu tư
mới, sửa chữa những thiết bị hư hỏng, cũ kỹ, lạc hậu để thay thế trang thiết bị mới có
chất lượng, hiệu quả cao, cụ thể gồm có: 01 máy Photocoppy, 01 máy office, 23 máy tính
xách tay và máy tính để bàn, 23 máy in, 250 bàn ghế làm việc, hội họp, 15 tủ đựng, bảo
quản tài liệu cơ quan.
b) Công sở
Xã Mô Rai được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng mới Trụ sở làm việc
gồm 02 tầng khang trang, 13 phòng làm việc, 01 nhà hội trường hội họp chung của xã, 01
nhà làm việc của Công an, 01 nhà làm việc của Quân sự xã.
c) Tài chính
- Tổng thu Ngân sách nhà nước huyện giao thực hiện năm 2018: 5.010.794.938
đồng
13


-Tổng chi ngân sách xã năm 2018: 4.733.828.931 đồng, đạt 94,47 % so với dự
toán năm (gồm chi lương, phụ cấp, chi khác từ tháng 1 đến tháng 12/2018).
- Trên địa bàn xã có 03 doanh nghiệp xăng dầu, nhà máy chế biến mũ cao su, công
ty quốc phòng 78, hơn 115 cơ sở mua bán hàng tạp hóa, mỗi năm tăng thu nhập khoảng
hơn hàng nghìn tỷ đồng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong Chương 1 này, tôi đã khái quát về Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, huyện sa
Thầy, tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó, tôi còn nêu cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, cơ sở
trang thiết bị của UBND xã. Đồng thời, tôi còn nêu lên chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch
UBND xã Mô Rai.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN

NHÂN DÂN XÃ MÔ RAI, HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM
2.1.Cơ sở lý luận của hoạt động đăng ký khai sinh
2.1.1. Cơ sở lý luận
a) Quyền được đăng ký khai sinh
Tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 6 của Luật hộ tịch 2014 quy định quyền được
đăng ký khai sinh như sau:
+ Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền,
nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài
thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có
quy định khác.
+ Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ
quan đăng ký hộ tịch. Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ
tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền..
Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu
đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp
luật.
b) Khái niệm về đăng ký khai sinh và quản lý khai sinh
+ Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá
nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc
tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó. Hộ
tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân
thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

14


+ Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào
Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

c) Nguyên tắc đăng ký khai sinh và quản lý khai sinh
Nguyên tắc đăng ký khai sinh và quản lý khai sinh được quy định tại các khoản
1,2,3 và khoản 4 Điều 5 của Luật hộ tịch 2014, đó là:
+ Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
+ Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực,
khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định
của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ
lý do. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì
được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết
được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
+ Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm
quyền theo quy định của Luật hộ tịch. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan
đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân
không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp
xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc
đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.
+ Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời,
đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
+ Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch,
xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là
thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
+ Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.
d) Giá trị pháp lý của giấy khai sinh
+ Khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy
định thì: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân; Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân
có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê
quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp
nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người
đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều
chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

e) Ý nghĩa của hoạt động đăng ký khai sinh
Hoạt động đăng ký khai sinh có vai trò to lớn đối với Nhà nước, xã hội và
bản thân mỗi cá nhân. Đăng ký khai sinh là một loại sự kiện đăng ký hộ tịch, là sự kiện
đăng ký đầu tiên có liên quan đến nhân thân của một người từ khi mới sinh ra.
Hoạt động đăng ký khai sinh là một lĩnh vực trong công tác đăng ký hộ
tịch, đăng ký khai sinh có vai trò ý nghĩa rất quan trọng đối với công dân và đối
với Nhà nước, đăng ký khai sinh tạo mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
15


Thứ nhất, vai trò của đăng ký khai sinh đối với việc quản lý nhà nước:
Nhà nước đăng ký khai sinh cho công dân là để Nhà nước quản lý về mặt pháp
lý từng người dân, qua đó quản lý toàn bộ dân cư trong cả nước, nắm bắt được
biến động tự nhiên về dân cư. Nhà nước quản lý con người, thống kê được dân
số, tình hình tăng dân số giúp Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số
và kế hoạch hóa gia đình. Ví dụ: Giấy khai sinh dùng để xác định cha và
mẹ đẻ của một cá nhân, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc
phân chia di sản thừa kế trong trường hợp người chết không để lại di chúc, phân
chia tài sản theo pháp luật, hay Giấy khai sinh dùng để hỗ trợ cho cơ quan tiến
hành tố tụng trong việc xác định tuổi của một người để áp dụng chính sách trong tố tụng
cho phù hợp…
Thứ hai, vai trò của đăng ký khai sinh đối với công dân: Đăng ký khai
sinh là quyền của mỗi người được pháp luật quốc tế ghi nhận, đồng thời cũng
được ghi nhận trong pháp luật của quốc gia. Đăng ký khai sinh có vai trò, ý
nghĩa là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của một người được
sinh ra, thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp Giấy khai sinh, là cơ sở
xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình; là một trong
những chứng cứ pháp lý tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và
công dân và có giá trị chứng minh đối với các mối quan hệ khác trong xã hội ví
dụ như truy nhận cha, mẹ con, thừa kế di sản, học tập…

Thứ ba, đối với xã hội: Hoạt động đăng ký khai sinh ngày càng khẳng định vị trí,
vai trò trong tiến trình xây dựng một xã hội phát triển và được Chính phủ xác định là một
trong những lĩnh vực trong tâm trong xây dựng nền hành chính phục vụ. Thể hiện sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các cấp chính quyền tới người dân mà ở
đây là những mầm non – chủ nhân tương lai của đất nước.
Thứ tư, đối với bản thân công dân: Đây là quyền cơ bản của công dân được pháp
luật bảo vệ và quy định rõ tại Điều 29 Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt NamCông dân được hưởng quyền, lợi ích chính đáng của mình thông qua
hệ thống chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đồng thời đó cũng là căn cứ làm phát
sinh các nghĩa vụ khác của công dân với Nhà nước và xã hội.
Đặc biệt với trẻ em cha mẹ mất sớm nếu không có công tác đăng ký và quản
lý đăng ký khai sinh thì rất có thể em đó sẽ không biết cha mẹ mình là ai, tên tuổi, năm
sinh thế nào, như thế rất thiệt thòi cho đứa trẻ.
Việc quản lý đăng ký khai sinh đó cũng tạo thuận lợi khi cá nhân đánh mất các
giấy tờ thù thân khác hay muốn cấp lại giấy khai sinh bản gốc hay bản sao căn cứ vào hồ
sơ lưu trữ công chức Tư pháp-hộ tịch sẽ giải quyết đơn giản hơn.
f) Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Tại điểm a, b, c và d, khoản 1, Điều 7 và Điều 13 của Luật Hộ tịch 2014 quy định
thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
16


+ Đăng ký sự kiện hộ tịch khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; khai tử
cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
+ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông
tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
+ Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Thay đổi quốc tịch; Xác định cha, mẹ, con; Xác định lại giới tính; Nuôi con nuôi, chấm
dứt việc nuôi con nuôi; Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
Công nhận giám hộ; Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất

hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch
khác theo quy định của pháp luật.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng
ký khai sinh.
g) Trách nhiệm đăng ký khai sinh
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 của Luật hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng
ký khai sinh như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách
nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho
con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng
trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Người đi đăng ký khai sinh có trách
nhiệm phải khai báo chính xác các thông tin liên quan đến việc khai sinh như: Họ, tên,
chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; Quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ,
con).
h) Trách nhiệm của công chức Tư pháp-Hộ tịch ở xã về đăng ký khai sinh
Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai
sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện
đăng ký khai sinh lưu động.
Công chức Tư pháp-Hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với các quy định
của pháp luật hiện hành như vấn đề xác định về họ, tên, chữ đêm; dân tộc; Quốc tịch;
ngày, tháng, năm, sinh, Quê quán, nơi sinh, quan hệ….. để ghi vào Giấy khai sinh và Sổ
đăng ký khai sinh, tránh tình trạng đăng ký sai, sót hoặc không chính xác.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
a) Nội dung đăng ký khai sinh
Nội dung đăng ký khai sinh được quy định tại điểm a, b,c khoản 1, khoản 2, khoản
3 của Điều 14 Luật hộ tịch 2014 gồm:
+ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính;
ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; Thông tin của cha, mẹ
người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư
trú; Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
+ Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện

theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
17


+ Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch
cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan
đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Chính
phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
b) Thủ tục đăng ký khai sinh
Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3,
Điều 16 của Luật hộ tịch 2014 như sau:
+ Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh
cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của
người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy
cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác
nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em
sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định
pháp luật.
+ Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy
thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh
theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công
chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
+ Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em
chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
c) Thời hạn đăng ký khai sinh
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký

khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc
bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách
nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Người đi đăng ký khai sinh có trách nhiệm phải khai
báo chính xác các thông tin liên quan đến việc khai sinh như: Họ, tên, chữ đệm, ngày,
tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; Quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con).
d) Đăng ký khai sinh quá hạn
- Khái niệm: Đăng ký khai sinh quá hạn là việc sinh chưa đăng ký khai sinh trong
thời hạn là 60 ngày kể từ ngày sinh con thì phải đăng ký khai sinh theo thủ tục đăng ký
khai sinh quá hạn.
- Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh là
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú
của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh. Nếu không xác định được nơi cư trú của
người mẹ thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký
khai sinh. Trong trường hợp không xác định nơi cư trú của người mẹ và người cha thì Ủy
18


ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư
trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó thực hiện việc đăng ký khai sinh quá
hạn.
- Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn: Người đi đăng ký khai sinh phải nộp các
giấy tờ theo quy định:
+ Giấy chứng sinh theo mẫu quy định và xuất trình giấy kết hôn của cha mẹ trẻ em
(nếu cha mẹ của trẻ có có giấy đăng ký kết hôn). Giấy chứng sinh do cơ quan y tế nơi trẻ
em sinh ra cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng
văn bản xác nhận của người làm chứng. Trường hợp không có người làm chứng thì người
đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật. Trường hợp cán bộ tư pháphộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình
giấy chứng nhận kết hôn. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ cán bộ tư pháp-hộ tịch ghi vào
sổ đăng ký theo từng loại việc và bản chính giấy khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của
sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “đăng ký quá hạn”.
+ Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày.
Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: sổ hộ khẩu,
giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên mà
trong các hồ sơ, giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm
sinh, dân tộc, Quốc tịch, quê quán thì đăng ký theo nội dung đó.
+ Trường hợp họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, Quốc tịch, quê
quán trong hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ,
giấy tờ được lập đầu tiên, trong trường hợp địa danh đã được thay đổi thì phần khai về
quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
+ Trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn cho người đã thành niên mà một bên
hoặc cả hai bên cha, mẹ đẻ đã chết thì căn cứ vào những giấy tờ cá nhân có ghi về quan
hệ cha, mẹ, con do đương sự xuất trình thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải xác minh, làm rõ
trước khi đăng ký.
+ Khi đăng ký khai sinh quá hạn cho cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ đang
công tác trong lĩnh vực vũ trang thì người đó phải nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân
như: Sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý
lịch Đảng viên. Trường hợp vì lý do bí mật mà cơ quan, đơn vị của người đó không sao
chụp bản lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên thì phải có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị về những nội dung khai sinh của người đó như: họ tên, giới tính, ngày, tháng, năm
sinh, dân tộc, Quốc tịch, quê quán, quan hệ cha, mẹ con đã ghi trong hồ sơ cá nhân do cơ
quan, đơn vị quản lý.
e) Đăng ký lại khai sinh
- Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 24 của Luật hộ tịch 2014 quy định điều
kiện đăng ký lại khai sinh như sau:
19


+ Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của

Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ
tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
+ Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ
bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
+ Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng
ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
- Khoản 1, khoản 2 Điều 25 của Luật hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền đăng ký
lại khai sinh như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết
hôn.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại
khai tử.
- Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 26 của Luật hộ tịch
2014 quy định thủ tục đăng ký lại khai sinh như sau:
+ Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã
đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh; Bản sao
toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các
thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó; Trường hợp người yêu cầu đăng
ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ
trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn
bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người
đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán;
quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp
- hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định
của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự
quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực
hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì
công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy

ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ
tịch tại địa phương.Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề
nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh
và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về
việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy
đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng
ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
20


+ Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ
thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai
về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.
+ Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy
tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu
hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác
định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu
tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ
trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
quy định.
f) Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung khai sinh
+ Tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 của Luật hộ tịch 2014 quy định phạm vi thay đổi,
cải chính, bổ sung khai sinh: Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung
khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự. Thay đổi thông tin
về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy
định của Luật nuôi con nuôi.
+ Tại Điều 27 của Luật hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải
chính, bổ sung khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc
nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho

người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
+ Tại khoản 1, khoản 2 Điều 28 của Luật hộ tịch 2014 quy định Thủ tục đăng ký
thay đổi, cải chính hộ tịch: Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai
theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy
việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và
pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu
cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng
nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào
Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày
làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch
trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao
trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ
tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân
dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại
giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
21


+ Tại Điều 29 của Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục bổ sung hộ tịch như sau:
Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ
quan đăng ký hộ tịch. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này,
nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ
sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công
chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội
dung bổ sung.
g) Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện khai sinh đã đăng ký
+ Bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện khai sinh đã đăng ký là bản sao do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định căn cứ vào sổ hộ tịch về sự kiện khai sinh
hiện đang lưu trữ để cấp bản sao trích lục cho người có yêu cầu.
+ Nguyên tắc ghi bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ hộ tịch phải ghi theo đúng
nội dung đã đăng ký trong sổ khai sinh. Trường hợp sổ khai sinh đã ghi chú việc thay đổi,
cải chính thì bản sao trích lục giấy khai sinh từ sổ khai sinh được ghi theo nội dung đã
được ghi chú.
h) Sổ hộ tịch và sửa chữa sai sót do ghi chép
- Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Điều 11 của Nghị 123/2015/NĐ-CP ngày
15/11/2015 của Chính phủ quy định về lập, khóa Sổ hộ tịch như sau:
+ Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việc hộ tịch được đăng ký.
+ Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghi những việc hộ tịch được
đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31
tháng 12 của năm đó.
+ Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm công tác hộ tịch phải khóa
Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng số việc hộ tịch đã đăng ký của năm
trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuối cùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức
danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
- Tại Điều 12 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Lưu trữ Sổ hộ tịch:
+ Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa Sổ hộ
tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch để chuyển lưu tại cơ quan
quản lý hộ tịch cấp trên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung về Bộ Ngoại
giao.
+ Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng
quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của

từng quyển.
+ Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật
về lưu trữ.
22


+ Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ
tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ,
bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
- Tại Điều 13, Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc ghi vào
Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch:
+ Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy
định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản
sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày,
tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ
quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1
Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản
kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung
thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ
tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng;
Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
+ Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà
không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện
thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ
tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ
tịch sai lệch theo quy định của pháp luật.
Trong khi đăng ký khai sinh, nếu có sai sót do ghi chép trong sổ đăng ký khai sinh
thì Công chức Tư pháp-hộ tịch phải trực tiếp gạch bỏ phần sai sót, viết lại dưới dòng phía
dưới, không được sửa đè lên chữ cũ, không được tẩy xóa để viết lại. cột ghi chú của sổ

đăng ký khai sinh phải ghi rõ nội dung sửa, họ, tên, chữ ký người đã sửa, ngày, tháng
năm sửa chữa. Công chức Tư pháp-hộ tịch đóng dấu vào phần đã sửa chữa, nếu có sai sót
trong giấy khai sinh thì hủy giấy khai sinh đó và viết lại giấy khai sinh khác. Nghiêm cấm
việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệnh nội dung đã ghi trong sổ đăng ký khai
sinh, giấy khai sinh.
2.2. Thực trạng hoạt động đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai, huyện
Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
2.2.1. Tình hình đăng ký khai sinh từ khi triển khai Luật Hộ tịch năm 2015 đến
nay
- Đăng ký khai sinh
+ Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Điều 13 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định: Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Tại điểm a, khoản 1, Điều 7 của Luật hộ tịch 2014 quy định UBND cấp xã: Đăng
ký sự kiện hộ tịch khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; khai tử cho công dân
Việt Nam cư trú ở trong nước
23


Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký
khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức
đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Như vậy, công dân có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai
thì thuộc thẩm quyền đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã Mô Rai.
Nhận xét
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em tại địa phương (Nơi thường trú hoặc tạm trú)
của người mẹ, cha là rất phù hợp vì giảm bớt thủ tục lên tuyến trên và tiết kiệm thời gian

đi lại và tốn kém nhiều chi phí của người dân.
+ Thời hạn đi đăng ký khai sinh
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký
khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc
bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách
nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Người đi đăng ký khai sinh có trách nhiệm phải khai
báo chính xác các thông tin liên quan đến việc khai sinh như: Họ, tên, chữ đệm, ngày,
tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; Quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con).
Tuy nhiên do điều kiện thực tế đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn và do hiện
nay cơ cấu tổ chức bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” một dấu UBND xã Mô Rai
đã tạo được mọi điều kiện thuân lợi cho nhân dân trong việc đăng ký khai sinh thủ tục
hiện nay đơn giản và được giải quyết nhanh chóng trong ngày.
Nhận xét
Thời hạn đăng ký khai sinh trong thời gian 60 ngày là phù hợp tuy nhiên trên thực
tế có nhiều trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ còn rất nhiều trường hợp đăng
ký quá hạn với nhiều lý do là điều kiện còn khó khăn, đi làm ăn xa, đi lại còn gặp khó
khăn dẫn đến đăng ký khai sinh quá hạn gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý khai
sinh và quản lý dân số cho UBND xã nhưng không hề có vấn đề xử phạt hành chính theo
luật định.
+ Thủ tục đăng ký khai sinh
Trên thực tế thì nhiều cơ quan cấp xã thường áp dụng vào khoản 1, khoản 2 và
khoản 3, Điều 16 của Luật hộ tịch 2014 để thực hiện các thủ tục trình tự để cấp các loại
giấy tờ Hộ tịch cho người dân.
Giấy tờ phải nộp
Người đi đăng ký khai sinh phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy chứng
sinh do cơ sở y tế (Bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh…), nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ
em sinh tại nhà thì được thay thế bằng các loại giấy tờ như: Giấy cam đoan, giấy xác
nhận….
Giấy tờ phải xuất trình
24



Người đăng ký khai sinh phải xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ
em (Nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn). Nếu công chức Tư pháp hộ tịch biết rõ
quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em hoặc trường hợp có con ngoài giá thú thì không bắt
buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Xuất trình thêm các loại giấy tờ như: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
của người đi đănh ký khai sinh. Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn để làm
căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh.
Nhân xét
Trên thực tế trong quá trình đăng ký khai sinh thủ tục hành chính còn nhiều vì
trong quá trình khai sinh nếu Công chức Tư pháp hộ tịch đã biết rõ quan hệ hôn nhân của
đương sự thì đâu cần phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn hay sổ hộ khẩu thường trú
để làm gì cho thêm phức tạp, công chức Tư pháp đã biết rõ về quan hệ nhân thân của
đương sự thì không cần phải xuất trình các loại giấy tờ không có liên quan.
+ Trình tự đăng ký khai sinh
Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Tiếp nhận và kiểm tra các loại giấy tờ mà người đi đăng ký khai sinh phải nộp và
xuất trình.
Xem xét việc đăng ký khai sinh có đúng thẩm quyền hay không.
Nếu giấy tờ hợp lệ và việc đăng ký khai sinh là đúng thẩm quyền thì tiến hành
đăng ký khai sinh cho đương sự.
Bước 2 Công chức Tư pháp hộ tịch yêu cầu đương sự khai báo về những nội dung
sẽ ghi trong các biểu mẫu tờ khai đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.
Bước 3 Trình thủ trưởng đơn vị ký, đóng dấu và người đi đăng ký khai sinh được
cấp một bản chính khai sinh không tính phí, số lượng trích lục bản sao giấy khai sinh
được cấp theo yêu cầu của đương sự nhưng có tính phí theo quy định.
Bước 4 Trả lại các giấy tờ mà đương sự đã xuất trình, lưu tờ khai và giấy chứng
sinh hoặc giấy tờ thay thế giấy chứng sinh và các biểu mẫu cần thiết có liên quan mà
đương sự đã nộp lưu một bản sao trích lục giấy khai sinh của đương sự.

Ví dụ: Ngày 27/6/2015 anh A Thái sinh năm 1988, thôn làng Le đến UBND xã
Mô Rai đăng ký khai sinh cho con và dự định đặc tên cho con là A Bảo sinh ngày 28
tháng 01 năm 2015, Công chức Tư pháp xã tiếp nhận xem xét thấy đúng thẩm quyền
đăng ký khai sinh đã tiến hành khai sinh, Công chức tư pháp xác định đây là trường hợp
quá hạn đăng ký, Công chức tư pháp nhắc nhở đương sự và tiến hành đăng ký khai sinh.
Công chức tư pháp yêu cầu đương sự xuất trình sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân
dân và nộp giấy chứng sinh hoặc các loại giấy tờ khác thay thế giấy chứng sinh và công
chức tư pháp tiến hành làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.
Công chức tư pháp yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ rõ ràng về đương sự cho
công chức Tư pháp.
Trên góc phải của bản chính giấy khai sinh phải ghi đầy đủ
Số: 35/2015
25


×