Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên , tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

MAI NGỌC QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG SẢN XUÂT VÀ TIÊU THỤ CHÈ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Lớp
Khoa
Chuyên ngành
Giảng viên hướng dẫn
Khóa

: Chính quy
: K47 - KTNN
: Kinh Tế & PTNT
: Kinh Tế Nông Nghiệp
: TS. Nguyễn Thị Yến
: 2015 – 2019

Thái Nguyên năm 2019



ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––––

MAI NGỌC QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG SẢN XUÂT VÀ TIÊU THỤ CHÈ CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN THÀNH
PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
Lớp
Khoa
Chuyên ngành
Giảng viên hướng dẫn
Khóa

: Chính quy
: K47 - KTNN
: Kinh Tế & PTNT
: Kinh Tế Nông Nghiệp
: TS. Nguyễn Thị Yến
: 2015 – 2019

Thái Nguyên năm 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ
chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phúc Xuân TP Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên “ là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi, các
kết quả nghiên cứu được trı̀nh bày trong báo cáo là trung thực, khách quan và
các số liệu trong bài báo cáo được thu nhập thưc tế có nguồn gốc rõ ràng đáng
tin cậy.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tôi
luôn chấp hành đúng mọi quy định của nơi thực tập.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên

Mai Ngọc Quỳnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan và
các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kı́nh trọng tới tất cả các tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trı̀nh nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Yến đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình chu đáo trong suốt
quá trı̀nh nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và

Phá t triển nông thôn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo, các cán
bộ quản lí của Chi Cục Thống kê TP Thái Nguyên cùng toàn thể người dân
trên địa bàn xã Phúc Xuân đã tao điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong viêc
thu thập thông tin phục vụ đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân trong gia
đıǹ h đã tạo điều kiện, động viên , giúp đỡ tôi trong quá trıǹ h học tập, nghiên
cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn !


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Rủi ro và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp.................. 15
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 ......... 23
Bảng 2.3. Cơ cấu xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2009 và năm 2012 ............. 24
Bảng 2.4. Đánh giá các khó khăn trong sản xuất của hộ trồng chè ................ 28
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phúc Xuân ..................................... 39
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Phúc Xuân từ năm
2015 – 2017 .................................................................................................... 45
Bảng 4.3. Đánh giá mức độ tiêu thụ chè của các hộ sản xuất trên địa bàn xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 47
Bảng 4.4. Tổng hợp giá trị tăng thêm từ sản xuất kinh doanh chè ................. 47
Bảng 4.5. Các loại rủi ro thường gặp trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Phúc Xuân............................................................... 48
Bảng 4.6. Tần suất xuất hiện rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ
nông dân .......................................................................................................... 49
Bảng 4.7. Các loại rủi ro về sâu bệnh thường gặp của các hộ sản xuất chè tại

xã Phúc Xuân .................................................................................................. 50
Bảng 4.8. Rủi ro sâu bệnh gây thiệt hại nhất cho hộ sản xuất chè trên địa bàn
xã Phúc Xuân .................................................................................................. 51
Bảng 4.9. Các loại rủi ro thiên tai thường gặp của các hộ sản xuất chè tại xã
Phúc Xuân ....................................................................................................... 52
Bảng 4.11. Các loại rủi ro về kĩ thuât thường gặp của các hộ sản xuất chè tại
xã Phúc Xuân .................................................................................................. 54
Bảng 4.12. Rủi ro kĩ thuật gây thiệt hại nhất cho hộ sản xuất chè trên địa bàn
xã Phúc Xuân .................................................................................................. 54


iv

Bảng 4.13. Các loại rủi ro về thị trường thường gặp của các hộ sản xuất chè
trên địa bàn xã Phúc Xuân .............................................................................. 55
Bảng 4.14. Rủi ro về giá tiêu thụ chè của các hộ nông dân ............................ 56
Bảng 4.15. Mức độ thiệt hại nghiêm trọng nhất đối với hộ sản xuất, tiêu thụ
chè tại xã Phúc Xuân ....................................................................................... 58
Bảng 4.16. Đánh giá mức độ thiệt hại rủi ro do thiên tai gây ảnh hưởng đến
sản xuất chè trên địa bàn xã Phúc Xuân.......................................................... 59
Bảng 4.17. Đánh giá mức độ thiệt hại rủi ro do kĩ thuật gây ảnh hướng đến
sản xuất chè trên địa bàn xã Phúc Xuân.......................................................... 60
Bảng 4.18. Đánh giá mức độ thiệt hại rủi ro do sâu bệnh đến sản xuất chè trên
địa bàn xã Phúc Xuân ...................................................................................... 61


v

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Biểu đồ ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất .................................. 13

Hình 2.2: Biểu đồ các chiến lược và phương pháp ứng phó với rủi ro........... 19
Hình 2.3. Chè Phúc Xuân - Thái Nguyên ....................................................... 29
Hình 4.1. Bản đồ thành phố Thái nguyên và khu vực xã Phúc Xuân ............. 37
Hình 5.1: Đồ thị định hướng cơ cấu giống chè tỉnh Thái Nguyên năm 2020....... 66


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CC

Cơ cấu

TP

Thành phố

SL

Số lượng


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ....................................................................... v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi

MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học ........................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm về rủi ro ....................................................... 4
2.1.2 Nhận diện rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 9
2.1.3 Phân loại rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 12
2.1.4 Các bước phân tích rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè ............. 16
2.1.5 Nội dung rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 20
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ...............................................................................21
2.2.1 Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam ..................... 21
2.2.2 Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè ở xã Phúc Xuân , TP
Thái Nguyên ................................................................................ 28
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..32
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................32


viii

3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................32
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 32
3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu .................................................. 33
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................35
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 36
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân TP

Thái Nguyên ................................................................................................. 36
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 36
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 40
4.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè của hộ tại địa bàn xã
Phúc Xuân .................................................................................... 43
4.2.Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ tại xã Phúc Xuân ..........44
4.2.1 Tình hình sản xuất chè tại xã Phúc Xuân................................... 44
4.2.2 Tình hình tiêu thụ chè ............................................................. 47
4.3 Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại xã Phúc Xuân 48
4.3.1 Rủi ro trong sản xuất .............................................................. 49
4.3.2 Rủi ro thị trường .................................................................... 55
4.3.3 Rủi ro chính sách ................................................................... 57
4.4 Mức độ thiệt hại rủi ro ....................................................................................58
PHẦN V. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO .................................... 63
5.1. Quan điểm mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ chè
theo hướng phát triển bền vững ...........................................................................63
5.2 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè
tại xã Phúc Xuân .....................................................................................................64
5.2.1 Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất................................. 64
5.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ.................................. 75
5.3 Kết luận .............................................................................................................75


ix

5.4 Kiến nghị ...........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79
Tài liệu tiếng việt ....................................................................................................79
Tài liệu web .............................................................................................................79
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 81

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT CHÈ .................................................... 81


1

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao,nó có vị trí
quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế , văn hóa của con
người. Ngoài tác dụng giải khát chè còn có nhiều tác dụng khác như kích
thích thần kinh làm cho thần kinh minh mẫn , tăng cường hoạt động của cơ
thê , nâng cao năng lực làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể …
Thái Nguyên là một trong nhung tỉnh có khí hậu và điều kiện tự nhiên
thích hợp cho cây chè phát triển . Hiện nay diện tích trồng chè ngày càng
được mở rộng hơn và việc trồng chè đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp
phần thu nhập đời sông cho người dân tại đây. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên
đã được tôn vinh là “đệ nhất danh trà” của đất nước. Chè Thái Nguyên nổi
tiếng khắp trong và ngoài nước với hương vị đậm đà, khác biệt mà không nơi
nào có được. Thực tế cho thấy những năm qua chè Thái Nguyên luôn được thị
trường trong và ngoài nước chấp nhận, sản phẩm chè có giá trị xuất khẩu cao,
nhu cầu tiêu thụ lớn. Về môi trường chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi
trọc, chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành chè là một trong
những ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh hiện nay. Trong tỉnh có rất nhiều
vùng trồng chè trọng điểm như La Bằng, Tân Cương, Trại Cài, Phổ Yên...
Theo thống kê của tỉnh Thái Nguyên, từ đầu năm đến nay lượng chè
xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn chỉ đạt hơn 1.500 tấn, bằng
khoảng 20% kế hoạch xuất khẩu của cả năm và giảm 20% so với cùng kỳ.
Trừ những vùng chè đặc sản chuyên sản xuất chè xanh phục vụ nội tiêu
như Tân Cương, La Bằng, Trại Cài...; ở các vùng chè nguyên liệu khác, việc
sản xuất cũng như tiêu thụ chè trong thời gian qua gặp không ít khó khăn.

Phúc Xuân là xã ở phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã nằm ven tỉnh
lộ 253 từ trung tâm thành phố đến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp với Hồ Núi


2

Cốc ở phía tây nam và cách không xa khu du lịch trên hồ, cách trung tâm
thành phố Thái Nguyên khoáng 25km . Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cả
về sản xuất, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm chè, người dân vẫn chưa
khai thác hết thế mạnh, vai trò và giá trị của cây chè. Mặc dù quỹ đất trồng
chè hàng trăm ha, năng suất chè có thể đạt tới 90-120 tạ/ha . Song cây chè chi
đóng góp phần tỉ lệ nhỏ giá trị ngành trồng trọt. Mặt khác người sản xuất còn
lạc hậu chưa thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường , cơ cấu giống chè còn
hạn chế có rất ít những giống chè có năng suất chất lượng cao, đặc biệt rủi ro
trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân, cũng như khí hậu thời tiết
thay đổi, sâu bệnh diễn ra phức tạp . Xuất phát từ những thực tế trên cần phải
đánh giá đúng thực trạng để thấy rõ rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè để từ
đó đề ra các giải pháp, kiến nghị phát triển sản xuất và tiêu thụ chè . Do đó
em đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong sản
xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phúc Xuân,
thành phố Thái nguyên , tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đánh giá và phân tích những rủi ro thường gặp
trong sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại xã Phúc Xuân, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu
thụ chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Phúc Xuân TP Thái Nguyên, tỉnh
Thái Nguyên.
- Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản.

 Đánh giá thực trạng rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè của hộ nông
dân trên địa bàn xã Phúc Xuân.


3

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ chè
tại xã Phúc Xuân.
 Định hướng đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong
sản xuất và tiêu thụ chè tại xã Phúc Xuân .
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học
- Quá trình thực hiện đề tài là cơ hội để củng cố, áp dụng kiến thức đã
học trong nhà trường vào thực tiễn, đồng thời nâng cao kiến thức, năng lực và
kỹ năng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Là căn cứ khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2 .Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhận thấy rõ các loại rủi ro trong
sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân
- Làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến rủi ro trong
sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ nông dân


4

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm về rủi ro
a) Một số khái niệm
- Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu như ai cũng có thể biết đến

phạm trù này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi
ro. Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những định
nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, có
thể kế đến như:
Allan Willett cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc
xuất hiện một biến cố không mong đợi", quan điểm này nhận được sự ủng hộ
của một số học giả như Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup,
Anghell,...
Trong một nghiên cứu của JohnHaynes, và được nhắc lại một lần nữa
trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là : “
khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường
được bằng xác suất”.
Tuy nhiên, quan điểm được xem là hiện đại và nhận được sự đồng tình
cao là của Frank H. Knight khi ông cho rằng : “ Rủi ro là sự không chắc chắn
có thể đo lường được”. Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia cũng có đề cập đến quan điểm này.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó
cùng đề cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không
chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả
năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và
kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro.”


5

- Quan điểm về rủi ro
Kết quả sản xuất trong nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các chiến lược
quản lí rủi ro. Vì vậy khi nghiên cứu rủi ro trong nghiệp cần xem xét các quan
điểm của người sản xuất đối với các vấn đề rủi ro. Có ba quan điểm liên quan
đến thái độ của người sản xuất trong ứng xử với rủi ro:

+ Quan điểm thận trọng - né tránh rủi ro (Risk – averse)
Theo quan điểm này, người sản xuất thường tìm cách né tránh rủi ro vì
họ cho rằng khi rủi ro xảy ra sẽ làm giảm thu nhập. Sự thận trọng trong các
quyết định sản xuất có thể hạn chế được các rủi ro nhưng cũng có thể làm mất
đi cơ hội có được mức thu nhập lớn hơn.
+ Quan điểm trung hòa (Risk – neutral):
Theo quan điểm này người sản xuất có sự kết hợp giữa thận trọng và
mạo hiểm. Sự thận trọng được đặt ra khi rủi ro đủ lớn để gây ra những nguy
hiểm cho hoạt động sản xuất. Hạn chế rủi ro là nguyên tắc quan trọng nhưng
họ không quá thận trọng tới mức hoàn toàn chỉ tìm cách chống lại rủi ro. Đôi
khi họ cũng chấp nhận mạo hiểm để đạt được một cơ hội tốt hơn.
+ Quan điểm mạo hiểm (Risk – taker):
Trong khi một số người thận trọng với rủi ro thì một số người khác lại
chấp nhận sự rủi ro. Họ cho rằng những hoạt động có rủi ro lớn thường có cơ
hội để tạo ra các khoản thu nhập và lợi nhuận cao.
- Khái niệm sản xuất và tiêu thụ
+ Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để ra sử dụng hay trao đổi
trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm
thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra
sản phẩm?


6

+Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.

Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được
quản lí bằng các hình thức khác nhau.
b) Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của cây chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan
trọng trong đời sống sinh hoạt, kinh tế và văn hóa của con người. Tuy nhiên
chè là cây trồng đòi hỏi kĩ thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc tới thu
hoạch và bảo quản, chế biến. Để sản xuất chè bền vững cần quan tâm đến
những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ chè gặp phải.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chính, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất
lượng chè. Tại một số vùng đất trồng chè thường có độ cao từ 500m đến
800m so với mặt nước biển, chè được trồng tại các vùng đất cao có hương vị
ngon hơn, chất lượng tốt hơn so với chè được trồng tại các vùng đất thấp. Độ
dốc đất chè không quá 30 độ, đất càng dốc thì xói mòn càng lớn, đất nghèo
dinh dưỡng chè sống không được lâu. Bình thường một cây chè có đủ dinh
dưỡng sẽ sống được khoảng từ 30 đến 50 năm. Chè là một loại cây lấy gỗ, dễ
ăn sâu vì vậy tầng đất phải dày tối thiểu 50cm, cây chè ưa các loại đất thịt, đất
pha cát vì đây là loại đất dễ hút nước nhưng cũng dễ thoát nước do chè là loại
cây cần ẩm nhưng sợ úng. Độ chua pH thích hợp cho cây chè phát triển bình
thường là 4,5 - 5,5 nếu độ pH dưới 3 lá chè sẽ có màu xanh thẫm có cây bị


7

chết, nếu độ pH 7,5 chè ít lá, màu lá vàng cằn không cho năng suất và chất
lượng tốt. Đế chè phát triển tốt cho năng suất cao thì phải trồng những vùng
đất giàu mùn, có độ sâu, chua và thoát nước.
+ Điều kiện về khí hậu

Theo các tài liệu nghiên cứu thì yêu cầu tổng lượng nước mưa bình
quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1500 mm và mưa phân bố đều
trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kì chè sinh
trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh
trưởng không tốt. Độ ẩm không khí từ 70% - 90%, độ ẩm đất từ 70% - 80%.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây chè. Chè
ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C và trên 40 độ C, nhiệt độ
thích hợp để sinh trưởng là từ 22 đến 28 độ C. Mùa đông cây chè ngừng sinh
trưởng mùa xuân phát triển trở lại. Tuy nhiên các giống chè khác nhâu thì sự
chống trọi với thời tiết cũng khác nhau. Cây chè vốn là cây ưa các vùng sinh
thái ẩm ướt, các vùng cận nhiệt đới.
- Nhóm nhân tố kinh tế kĩ thuật
+ Giống chè
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đén năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống chè là tiền đề năng suất,
chất lượng chè thời kì dài 30-40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi
trọng. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu
giống hợp lí, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống.
Ở Việt Nam ta đã chọn được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp chọn lọc
cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3... Đây là một số giống chè khá tốt, tập
trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và đang
được sủ dụng ngày càng nhiều.


8

Bên cạnh đặc tính của giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có hai phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp
trồng chè cành đến nay được phổ biến và áp dụng rộng rãi dần dần trở thành

biện pháp chủ yếu và rộng rãi nhất.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật
 Tủ cỏ rác và tưới nước: tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữ
được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè
sẽ tăng từ 25-40%.
 Đốn chè: là biện pháp kĩ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất
lượng chè. Ngoài phương pháp đốn thì thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng chè. Thường tiến hành đốn chè vào thời kì cây chè ngừng
sinh trưởng, không ra búp từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 1hangf năm nhưng
tập trung chủ yếu vào tháng 1.
 Bón phân: chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh
dưỡng rất đa dạng, nó có thể sống ở nơi đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở
nơi đất cằn cỗi mà vẫn có thể cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn được
năng suất cao, chất lượng được nâng cao thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón
phân cho chè là biên pháp kinh tế kĩ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và
chất lượng chè, nhưng nếu bón phân không hợp lí sẽ làm cho năng suất không
tăng lên được mà thậm chí còn giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá
cáo hoặc bón các loại phân theo tỉ lệ không hợp lí sẽ làm giảm chất Tanin hòa
tan của chè, làm tăng hợp chất Nito dẫn tới làm giảm chất lượng chè. Vì vậy
bón phân cần phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối
các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như đạm, lân, kali sao cho phù hợp.


9

2.1.2 Nhận diện rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Quản lí rủi ro trong nông nghiệp là khái niệm mới được đưa vào sử
dụng trong những năm gần đây. Trước hết cần phải phân biệt quản lí rủi ro và
khắc phục rủi ro. Quản lí rủi ro đề cập đến vấn đề điều chỉnh trong sản xuất

và sử dụng nguồn lực trước khi xảy ra các biến cố về sản xuất tức là trước khi
rủi ro xảy ra. Quản lí rủi ro không chỉ bao hàm ý chống rủi ro mà còn bao
hàm cả ý về lập kế hoạch nhằm thích ứng với rủi ro. Do đó để nhận biết các
rủi ro và có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro ta phải thực hiện
quản lí rủi ro. Quản lí rủi ro là việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra các biện
pháp đối với cả hai mặt tích cực cũng như tiêu cực của rủi ro. Việc xác định
và đưa ra các biện pháp xử lí rủi ro là tâm điểm hoạt động quản lí rủi ro. Thực
hiện quản lí rủi ro sẽ giúp cho tổ chức đánh giá được khả năng tác động tích
cực và tiêu cực cũng như các hoạt động không mong muốn đến toàn thể hoạt
động của tổ chức.
Quản trị rủi ro trong nông nghiệp là áp dụng một cách hệ thống các
phương pháp, các chính sách và các hành động nhằm xác định, phân tích,
đánh giá, xử lí và theo dõi kiểm tra rủi ro. Quản trị rủi ro có thể chia thành
nhiều bước, thông thường được chia thành những bước sau:
+ Xác định bối cảnh và phạm vi quản trị rủi ro. Bước này liên quan đến
việc đưa ra bối cảnh và xác định các tham số của rủi ro hoặc miền rủi ro.
Phạm vi quản trị rủi ro có thể là thuộc phạm vi quản trị chiến lược, phạm vi tổ
chức hoặc khía cạnh khác. Ví dụ một nông trại gia đình thì những người có
liên quan trước tiên là gia đình sau đò là những người khác như người tiêu
dùng sản phẩm của nông trại đó, mà những người này họ cần được cung cấp
sản phẩm an toàn và giá cả hợp lí. Trong các tổ chức trong nông nghiệp,
những người có liên quan là người sản xuất, những người luôn tìm kiếm
những phương pháp canh tác tiến bộ; người tiêu dùng, người có thể hưởng lợi


10

từ hiệu quả sản xuất mang lại; người đóng thuế là người có lợi tức nếu họ bù
được mọi khoản chi phí của mình.
+ Xác định rủi ro cần quản trị ở đây quan trọng là tiếp cận một cách hệ

thống để bảo đảm không bỏ sót một loại rủi ro nào, vì vậy cần liệt kê các tác
động yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của một tổ chức. Cụ thể
là cần cân nhắc cái gì có thể xảy ra, xảy ra như thế nào và tại sao lại xảy ra,
nó ảnh hưởng đến tổ chức như thế nào. Không phải rủi ro nào cũng có thể
tưởng tượng nó xảy ra như thế nào, có những rủi ro bất thường không thể
tưởng tượng được, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra và
không có hại gì nếu nó xảy ra.
+ Phân tích rủi ro. Trong quản trị rủi ro hiện nay, người ta chia quá
trình phân tích rủi ro thành 2 bước:
Cân nhắc khả năng xảy ra và đánh giá hậu quả của nó. Bước thứ nhất
gọi là phân tích không chính thức, ở bước này sẽ trình bày một cách tổng quát
hậu quả của rủi ro. Mục đích của phân tích không chính thức là để phân chia
các sự kiện ra thành loại có sác xuất xảy ra nhỏ hoặc tác động của nó không
lớn, đối với những loại rủi ro này cần phân tích hết sức cẩn thận và hệ thống.
Bước thứ hai gọi là phân tích chính thức. Có hai trường hợp phân tích
chính thức cần phải tính đến dưới đây:
Thứ nhất đối với những quyết định nhanh thì cần có chiến lược nhạy
cảm, ích lợi từ những quyết định riêng biệt có thể không lớn, nhưng ích lợi
tích lũy qua nhiều quyết định có thể làm thay đổi thời gian và nỗ lực ban đầu.
Ví dụ, xây dựng chiến lược điều trị bệnh viêm vú ở bò sữa, những bệnh khó
chuẩn đoán chắc chắn khi điều trị sẽ phát sinh nhiều chi phí, vì vậy thực hiên
một chiến lược quản lí dịch bệnh tốt là vấn đề nhạy cảm. Trường hợp phân
tích quyết định nhanh này có thể ứng dụng ra đối với quản lí dichk vụ khuyến
nông ở khía cạnh tiếp thu các biện pháp canh tác mới. Ví dụ chọn chiến lược


11

trông khoai tây ở vùng giá lạnh, người ta biết rằng năng suất khoai tây có thể
được cải thiện nếu trồng sớm, nhưng rõ ràng trồng sớm sẽ gặp phải cái giá

lạnh mùa xuân người cán bộ khuyến nông có thể sử dụng tài liệu ghi chép
thời tiết để phân tích và quyết định đơn giản để xây dựng các khuyến cáo
hướng dẫn người nông dân trông khoai tây ở nơi đó.
Trường hợp hai, đối với quyết định rất quan trọng, ví dụ quyết định đầu
tư lớn một nông dân có thể thấy rất có giá trị nếu đầu tư mua một trang trại
khác để mở rộng quy mô kinh doanh đáp ứng mục tiêu dài hạn, nhưng nếu
đầu tư thì đòi hỏi một lượng tiền vay lớn và có thể dẫn đến phá sản nếu rủi ro
xảy ra ngoài tầm kiểm soát và không theo kế hoạch.
+ Đánh giá rủi ro có liên quan tới vấn đề xác định các rủi ro hoạt động
quản trị rủi ro hiện tại không còn phù hợp và phải điều chỉnh trong tương lai.
Chúng ta có thể thấy các công ty lớn hoặc tổ chức lớn như tổ chức của nhà
nước thì thái độ đối với rủi ro là trung tính, trừ những rủi ro có tính chất sống
còn, nhưng đối với nông dân nghèo ở các nước đang phát triển thì họ lại có
thái độ rất né tránh hoặc không chấp nhận rủi ro.
+ Quản lí rủi ro nghĩa là xác định miền lựa chọn để xử lí các rủi ro
thông thường, sau đó đánh giá các lựa chọn nó, chọn lựa cho phù hợp nhất và
thực hiện nó.
Nhìn chung một số rủi ro có thể tránh được, ví dụ như các rủi ro đầu tư
có thể tránh được bằng cách không đầu tư, như vậy sẽ để mất cơ hội kiếm lời
qua đầu tư. Có những rủi ro có thể quản lí được bằng cách hạn chế khả năng
xảy ra, hoặc giới hạn tối đa hậu quả xấu.
+ Theo dõi giám sát
Mặc dù kế hoạch quản trị rủi ro được xây dựng, duy trì và thực hiện
nhưng những phương án lựa chọn đều được dựa trên những thông tin không
hoàn hảo, vì vậy có những phương án có thể không thỏa mãn. Theo dõi giám


12

sát là cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch chắc chắn đang được thực hiện và

nhằm phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết và điều chỉnh trong tương lai.
Nếu có điều chỉnh ở một hoặc nhiều bước thì cần phải làm lại các bước khác
cho phù hợp.
2.1.3 Phân loại rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Trong sản xuất nông ngiệp, hộ sản xuất và tiêu thụ thường đối mặt với
nhiều loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Những yếu tố rủi ro
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất ở mức độ khác nhau. Theo Huirne và
Hardaker rủi ro trong nông nghiệp có thể chia làm hai loại là rủi ro kinh
doanh (rủi ro sản xuất, rủi ro thị trường, rủi ro thể chế, rủi ro cá nhân) và rủi
ro tài chính. Theo Baquet rủi ro trong nông nghiệp có thể chia làm 5 loại là
rủi ro năng suất; rủi ro giá cả; rủi ro tài chính; rủi ro pháp lý và môi trường
kinh doanh và rủi ro liên quan đến nguồn lực và khả năng của gia đình. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp có thể
phân thành những loại sau:
- Rủi ro sản xuất
Hoạt động sản xuất nông nghiệp có đối tượng là những cơ thể sống,
chu kỳ sản xuất dài và tiến hành ngoài trời. Kết quả và hiệu quả sản xuất chịu
tác động lớn của điều kiện tự nhiên cũng như quá trình sinh trưởng phát triển
của cây trồng, vật nuôi. Do tác động của các yếu tố không kiểm soát này mà
thậm chí sử dụng cùng một số lượng và chất lượng đầu vào như nhau nhưng
kết quả sản xuất vẫn khác nhau qua các năm. Vì vậy, trong sản xuất nông
nghiệp rủi ro sản xuất là điều không tránh khỏi. Rủi ro sản xuất bao gồm rủi
ro không dự đoán trước của điều kiện thời tiết, rủi ro do sâu bệnh hại, rủi ro
liên quan đến áp dụng kỹ thuật sản xuất. Những yếu tố rủi ro này ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sản xuất.


13

- Rủi ro do thời tiết

Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất chè nói riêng. . Mưa bão ảnh hưởng đến sinh trưởng và
năng suất. Sương muối, hạn hán hay thời gian xuất hiện mưa trong năm ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất. Ngoài ra, thời tiết khí hậu biến đổi tạo điều
kiện cho sâu bệnh hại chè bùng phát.
- Rủi ro do sâu bệnh
Sâu bệnh hại là một vấn đề cực kỳ khó khăn mà người sản xuất phải
đối đầu khi trồng chè. Mức độ lây lan và ảnh hưởng của các loại sâu bệnh hại
không giống nhau. Một số loài sâu bệnh hại nguy hiểm có thể gây nên sự hủy
diệt cả vườn chè . ví dụ như bệnh rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện hại chè,
mọn đục chè,...
Năng suất
Điều kiện thuận lợi
Điều kiện bình thường
Điều kiện không thuận lợi
Đầu vào
Hình 2.1: Biểu đồ ảnh hưởng của rủi ro đến năng suất
(Nguồn: Quản lý rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp)
Rủi ro do kỹ thuật sản xuất:
Liên quan đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào, chăm sóc, thu hoạch.
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào đúng theo yêu cầu kỹ thuật cả về mặt số
lượng lẫn cách thức sử dụng có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng


14

suất chè. Tuy nhiên, các hộ sản xuất thường không tuân thủ đúng các yêu cầu
kỹ thuật mà thường đầu tư theo điều kiện tài chính của gia đình.
Hoạt động chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành, tạo tán có tác dụng góp
phần thúc đẩy sự tăng trưởng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Kỹ

thuật chăm sóc cây chè có ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Hoạt động thu hoạch bao gồm các phương tiện phục vụ thu hái, sấy,
sàng lọc tạp chất, phân loại, đóng gói và bảo quản có tác dụng góp phần nâng
cao và đảm bảo cho chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng do tác động của
các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
Rủi ro thị trường
Khi nghiên cứu về rủi ro, Hardaker và Huirne chỉ ra rằng, rủi ro thị
trường liên quan đến biến động về giá đầu vào và giá đầu ra. Biến động giá là
nguyên nhân quan trọng gây nên rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Giá nông
sản có thể thay đổi qua từng năm và đặc biệt là biến động lớn theo mùa vụ sản
xuất trong năm. Rủi ro này có thể lường trước được nếu chu kỳ sản xuất là rất
ngắn và giá không kịp thay đổi. Nhưng sản xuất nông nghiệp thường có chu
kỳ dài từ 3 – 4 tháng và thậm chí có những hoạt động kéo dài trong nhiều
năm, các quyết định sản xuất phải có trước khi hoạt động sản xuất diễn ra.
Giá bán sản phẩm đầu ra không được biết trước ở thời điểm ra quyết định.
Mặt khác, lượng cung nông sản chịu ảnh hưởng bởi quyết định của người sản
xuất và các điều kiện thời tiết, dịch bệnh xảy ra năm đó. Cầu nông sản cũng
có thể biến động. Với những thay đổi của lượng cung, cầu trên thị trường và
thời gian sản xuất dài đủ để giá nông sản có thể thay đổi. Giá nông sản thay
đổi do vô số lý do mà người sản xuất không thể kiểm soát. Chính điều này
gây ra rủi ro. Việt Nam dù đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè
nhưng giá chè Việt Nam vẫn khó tăng mạnh vì nước ta vẫn xuất khẩu chè
nguyên liệu là chủ yếu. Ngoài ra cây chè cũng đang phải đối mặt với sự xâm


×