Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích phương pháp khấu trừ thuế GTGT (ưu điểm và nhược điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.54 KB, 3 trang )

Bài tập môn Luật thuế
Đề: Anh (chị) hãy chọn một nội dung tâm đắc nhất trong môn học Luật thuế và phân tích
nội dung đó.
Bài làm phân tích phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng (ưu điểm và nhược
điểm)
Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng
hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Từ định nghĩa
đó của thuế giá trị gia tăng thì Luật thuế giá trị gia tăng quy định hai phương pháp tính
thuế giá trị gia tăng, bao gồm: Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp
tính trực tiếp trên doanh thu. Bài làm này sẽ phân tích phương pháp khấu trừ thuế giá trị
gia tăng.
Theo phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng: số thuế phải nộp được tính theo
phần thuế chênh lệnh qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Phương pháp này phản ánh rõ bản chất của thuế GTGT là đánh vào phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình lưu thông, ở khâu nào có giá trị tăng thêm thì sẽ
đánh thuế ngay vào khâu đó. Theo đó:
[Số thuế GTGT phải nộp] = [số thuế GTGT đầu ra] – [số thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ]
Trong đó:
+ Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên
hóa đơn GTGT.
+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT
mua hàng hóa, dịch vụ và đáp ứng điều kiện ở Điều 12 Luật thuế GTGT. Nhìn chung thì
số thuế GTGT được khấu trừ là phần thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; còn phần thuế của hàng hoá dịch vụ
sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT sẽ không
được khấu trừ. Quy định này nhằm đảm bảo sẽ có người chịu thuế, đảm bảo thu được
thuế cho Nhà nước.
Số thuế GTGT ở đầu ra xuất hiện ở khâu bán ra và được cấu thành trong giá bán. Số thuế
GTGT đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế
đã trả để nhận được hàng hoá, dịch vụ.




Ưu điểm: do hoá đơn GTGT là căn cứ để xác định thuế đầu ra và thuế đầu vào nên điều
kiện tiên quyết để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế để tính thuế GTGT là các cơ sở
kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ (Khoản 2 Điều 10 Luật thuế GTGT). Với những
đặc điểm trên khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế sẽ có ưu điểm là:
- Thứ nhất, đối với các chủ thể kinh doanh, khi áp dụng phương pháp này các chủ thể có
thể được khấu trừ thuế đầu vào nếu đáp ứng điều kiện được khấu trừ theo Điều 12 Luật
thuế GTGT.
- Thứ hai, đối với Nhà nước, phương pháp này sẽ giúp Nhà nước quản lý và thu thuế dễ
dàng hơn. Vì các chủ thể nếu muốn được khấu trừ thuế đầu vào thì các chủ thể sẽ phải
thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, các chủ
thể phải xuất đúng hoá đơn giá trị gia tăng, bởi thuế đầu ra của người này là thuế đầu vào
của người kia nên nếu xuất hoá đơn sai sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của một trong các bên.
Do đó sẽ hình thành nên sự giám sát giữa các chủ thể với nhau, từ đó giảm bớt sức ép
quản lý cho các cơ quan thuế. Đồng thời nó còn giúp cho việc thu thuế được dễ dàng hơn
do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trên hoá đơn thuế GTGT.
- Thứ ba, việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là cơ sở để nhà nước hoàn thuế cho
các chủ thể thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 0% theo
Khoản 1 Điều 8 Luật thuế GTGT. Do thuế suất là 0% nên số thuế GTGT đầu ra luôn
bằng 0, do đó áp dụng công thức: [Số thuế GTGT phải nộp] = [số thuế GTGT đầu ra] –
[số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ] thì số thuế GTGT phải nộp sẽ là một số âm nên
được sẽ được hoàn lại thuế.
Từ đó giúp cho Nhà nước nước khuyến khích được các chủ thể thực hiện xuất khẩu theo
ý muốn của Nhà nước, đồng thời cũng giúp tăng sức cạnh tranh tranh của háng hoá Việt
Nam trên thị trường nước ngoài.
- Thứ tư, khi áp dụng phương pháp khấu trừ sẽ tránh được hiện tượng trùng thuế bởi giá
tính thuế GTGT đầu ra là giá chưa có thuế giá trị gia tăng (Theo Điều 7 Luật thuế
GTGT).

Nhược điểm:
- Thứ nhất, do áp dụng phương phương pháp khấu trừ thuế sẽ được khấu trừ thuế đầu
vào nên sẽ dẫn đến việc một số chủ thể có thể làm khống hoá đơn, chứng từ để được khấu
trừ thuế đầu vào dẫn đến thất thu thuế. Chẳng hạn như trong trường hợp hàng hoá đầu
vào là hàng không phải chịu thuế GTGT theo Điều 5 Luật thuế GTGT, nhưng khi xuất
bán ra thì các doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế GTGT thuế suất 10%, do đó để
được khấu trừ thì các doanh nghiệp đã mua hoá đơn GTGT để làm cơ sở khấu trừ.


- Thứ hai, việc áp dụng phương pháp khấu trừ sẽ khó quản lý được việc xuất hoá đơn
GTGT ở khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Đó là khi hàng hoá,
dịch vụ được bán cho người tiêu dùng, vì người tiêu dùng thường không quan tâm đến
hoá đơn GTGT do họ không được khấu trừ thuế đầu vào và họ không có nghĩa vụ nộp
thuế GTGT nên các doanh nghiệp có thể lợi dụng việc này gian lận số thuế GTGT ở đầu
ra để giảm được số thuế phải nộp.
- Thứ ba, trong một số trường hợp việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ
gặp khó khăn. Đó là khi hàng hoá, dịch vụ đầu vào được sử dụng đồng thời cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế
GTGT. Ví dụ như trong cùng một cơ sở kinh doanh sẽ khó xác định được phần điện nào
được sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và phần nào là
cho hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế.
- Thứ tư, đối với các chủ thể thì gặp áp lực trong việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn,
chứng từ.
Với những ưu điểm trên cho thấy phương pháp khấu trừ thuế là một phương pháp
phù hợp để tính thuế GTGT, nó phản ảnh đúng bản chất của thuế GTGT, do những ưu
điểm đó thì phương pháp này cần được đảm bảo các điều kiện để tiếp tục được thực hiện
trong việc thu thuế GTGT. Trong đó việc quản lý tốt hoá đơn GTGT là mấu chốt trong
việc thu thuế theo phương pháp này, quản lý tốt hoá đơn GTGT sẽ khắc phục được những
nhược điểm kể trên, từ đó sẽ giúp cho việc thu thuế GTGT theo phương pháp này được
đảm bảo thực hiện đúng.




×